Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN RỦI RO CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN RỦI RO CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS PHAN ĐÌNH KHƠI

CẦN THƠ, 2020


i

TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp đối với
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sóc Trăng”. Do học viên Nguyễn Thị Kim Tuyến thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Đình Khôi. Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng
chấm luận văn thông qua ngày ………………………..

Ủy viên

Ủy viên – Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép học viên xin được cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại học
Tây Đô đã truyền đạt các kiến thức cho học viên trong thời gian vừa qua.

Học viên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Đình Khơi đã tận tình hướng
dẫn học viên trong suốt thời kỳ làm Đề cương.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Ngân hang
BIDV chi nhánh Sóc Trăng đã giúp đỡ, chia sẽ, hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu
và thu thập dữ liệu cho Luận văn.
Sau cùng, học viên xin được trân trọng cảm ơn gia đình ln động viên, giúp đỡ
về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù học viên đã có nhiều cố gắng để hồn thiện bài nghiên cứu này nhưng
vẫn khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, học viên mong nhận được những ý kiến
đóng góp q báu của Hội đồng.
Xin kính chúc Q Thầy cơ lời chúc sức khoẻ và thành đạt.
Chân thành cảm ơn.
Trân trọng./
Cần Thơ, ngày …… tháng ….. năm 2020.
Tác giả thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Kim Tuyến


i

TÓM TẮT
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng. Từ đó, đề ra một số giải
pháp góp phần hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng.
Lấy ngẫu nhiên 250 hồ sơ vay của khách hàng cá nhân và sử dụng các chỉ tiêu
để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng vay tại ngân hàng.
Trong phạm vi bài viết, tác giả phân loại mức độ rủi ro theo phân loại tại thơng

tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy mơ hình
Logit đa thức, rủi ro trong cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Sóc Trăng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, số
tiền cho vay, thời hạn và lãi suất. Từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm hạn chế
rủi ro.


ii

ABSTRACT
The general objective of the topic is to assess the current situation and analyze
the factors affecting the risk of unsecured consumer loans for individual customers at
joint stock commercial banks for investment and development of Vietnam Branch Soc
Trang. Since then, proposing a number of solutions to contribute to curbing the risks of
unsecured consumer loans at joint stock commercial banks for investment and
development of Vietnam Squirrel Branch.
Randomly took 250 loan profiles of individual customers and used criteria to
accurately assess the risk level of borrowers at banks.
In the scope of the article, the author classifies the level of risks according to the
classification in Circular 02/2013 / TT-NHNN, January, 21rst 2013. The results of
regression analysis show that the polynomial Logit model, the risk in unsecured
consumer lending at the Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam, the branch of the moon squirrel is influenced by the
following factors: age , income, occupation, loan amount, habh period and interest
rate. From there, propose a number of suitable solutions to limit risks.


iii

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày …… tháng ….. năm 2020.
Tác giả thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Kim Tuyến


ii

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3 Đối ư ng

h

i nghi n cứ ......................................................................3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
1.4
1.5 C

ngh a c a đề


i.................................................................................................3

c

n ................................................................................................ 3

n

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................4
2.1 Cơ sở lý lu n .............................................................................................................4
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại ................................................................ 4
2.1.2 Khái quát về tín dụng cá nhân............................................................................7
2.1.3 Lược khảo tài liệu ............................................................................................ 17
2.2 Phương há nghi n cứu và phân tích số liệu ...................................................27
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu .........................................................................................27
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu và phân tích số liệu .................................................28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH SÓC TRĂNG................................................................................................ 36
3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân h ng TMCP Đầ

ư

Phá

iển Việt Nam

chi nhánh Sóc T ng ................................................................................................ 36
3.1.1 Lịch sử hình thành .........................................................................................36

3.1.2 Chức năng hoạt động .....................................................................................37
3.1.3 Mạng lưới Phịng giao dịch ...........................................................................38
3.1.4 Mơ hình tổ chức ............................................................................................. 39
3.2 Qui trình tín dụng tiêu dùng tín ch p t i BIDV ..............................................40
3.3 Thực tr ng ho

động kinh doanh c a BIDV chi nhánh Sóc T ng giai đo n

2017-2019 ..................................................................................................................41


iii

3.4 Thực tr ng cho vay và trả n vay tiêu dùng tín ch

đối với khách hàng cá

nhân t i BIDV chi nhánh Sóc T ng ......................................................................42
3.4.1 Doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân................42
3.4.2 Doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp ...........44
3.4.3 Doanh số dư nợ đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp ............45
3.4.4 Nợ quá hạn và nợ xấu của khách hàng cá nhân vay tín dụng tín chấp ..........46
3.4.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp phân theo một số chỉ tiêu tính đến hết năm
2019 ........................................................................................................................47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................51
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................51
4.1.1 Cơ cấu mẫu theo mức độ rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách
hàng cá nhân ...........................................................................................................51
4.1.2 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp
đối với khách hàng cá nhân ....................................................................................52

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến r i ro cho vay tín ch p dối với khách hàng cá
nhân t i BIDV chi nhánh Sóc T ng ......................................................................55
4.3 Một số khuyến nghị góp phần h n chế r i ro trong cho vay tiêu dùng tín
ch p t i Ngân h ng Đầ

ư

Phá

iển Sóc T ng ............................................60

4.3.1 Một số khuyến nghị dựa trên kết quả phân tích ............................................60
4.3.2 Một số khuyến nghị khác nhằm hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp ..62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ......................................................64
5.1 Kết lu n ...............................................................................................................64
5.2 Khuyến nghị .......................................................................................................65
5.2.1 Đối với ngân hàng ........................................................................................65
5.2.2 Đối với cán bộ làm công tác thẩm định ........................................................66
5.3 H n chế

đề xu t nghiên cứu tiếp theo .........................................................66

5.3.1 Những mặt hạn chế .......................................................................................66
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 68
PHỤ LỤC .....................................................................................................................70


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung và kết quả từ các nghiên cứu liên quan ............................ 23
Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trả nợ của khách hàng cá nhân ............................ 30
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Sóc Trăng giai
đoạn 2017-2019 .............................................................................................................41
Bảng 3.2: Doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại BIDV
chi nhánh Sóc trăng giai đoạn 2017-2019 .....................................................................43
Bảng 3.3: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại
BIDV chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 .........................................................44
Bảng 3.4: Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại BIDV chi
nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 ..........................................................................45
Bảng 3.5: Dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại
BIDV chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 .........................................................46
Bảng 4.1: Mức độ rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng ..................51
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp
đối với khách hàng cá nhân ........................................................................................... 52
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng của mơ hình hồi qui Logit đa thức .................................56


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh ......................................................................39
Hình 3.2 Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp phân theo độ tuổi......................................47
Hình 3.3 Dư nợ phân theo ngành nghề ..........................................................................48
Hình 3.4 Dư nợ phân theo kỳ hạn .................................................................................49


vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
BIDV

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu long

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HĐQT

: Hội đồng quản trị

KHCN

: Khách hàng cá nhân

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước


NHTM

: Ngân hàng thương mại



: Quyết định

RRTD

: Rủi ro tín dụng

TCTD

: tổ chức tín dụng

TTg

: Thủ tướng


1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong các ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động tín dụng đóng một vai trò
quan trọng và mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng. Với sự phát triển rất mạnh mẽ
của nền kinh tế thì khơng chỉ riêng ngành ngân hàng mà tất cả các ngành khác đều
tiềm ẩn rủi ro cao. Tín dụng là hoạt động huy động và cho vay do đó liên quan đến tất

cả các ngành nghề trong xã hội, điều đó cho thấy được sự rủi ro rất lớn đến hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước với
các NHTM nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro
đã trở nên vơ cùng cấp thiết.
Hiện nay, các ngân hàng đã chuyển dần việc hỗ trợ tín dụng cho các khách hàng
cá nhân nhỏ lẻ để phân tán rủi ro hay vì tập trung vốn cho các khách hàng lớn (khách
hàng doanh nghiệp) như trước đây. Trong các hình thức hỗ trợ tín dụng cho khách
hàng cá nhân nhỏ lẻ thì hình thức cho vay tín chấp đang được phát triển mạnh mẽ, vay
tín chấp là cách tuyệt vời để giải quyết các vấn đề chi tiêu cá nhân đối với khách hàng
cá nhân. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải cho các nhu cầu như: nhà
ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế, du lịch…Một thị trường tài chính tiêu dùng
phát triển sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Đối với người tiêu dùng, họ có cơ
hội tiếp cận các hàng hố dịch vụ cao cấp, đắt tiền mà với mức thu nhập tích luỹ hàng
tháng họ khó có khả năng chi trả ngay tại một thời điểm. Đối với các tổ chức tín dụng
(TCTD), hoạt động tín dụng tiêu dùng sẽ mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ.
Với đặc điểm đối tượng khách hàng này phân bổ rộng nên các TCTD dễ dàng trong
việc mở rộng cho vay. Đối với nền kinh tế và xã hội, tín dụng tiêu dùng giúp nâng cao
cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo
Ơng Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho
biết: Tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao cùng sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Nếu như những năm 2013 - 2014 tốc độ tăng tín dụng tiêu
dùng trung bình chỉ khoảng 15%/năm, thì giai đoạn 2015-2017 đã lên tới 61,3%/năm,
riêng năm 2018 khoảng 29,3% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tín dụng chung và
chiếm tỷ trọng khoảng 19,7% tổng dư nợ toàn hệ thống, ngoài ra Ơng cịn cho biết
thêm “Tín dụng tiêu dùng thúc đẩy tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
thông qua tác động lên tổng cầu. Những năm gần đây, tín dụng tiêu dùng đã tăng với


2


tốc độ cao gấp nhiều lần tốc độ tăng của cấu phần tiêu dùng cuối cùng trong GDP
(năm 2018 là 29% và 7% tương ứng), điều đó cho thấy tín dụng tiêu dùng đang là
công cụ quan trọng để hỗ trợ cấu phần tiêu dùng trong GDP” (Vân Anh, 2019). Khơng
nằm ngồi xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói
chung, BIDV Sóc Trăng nói riêng cũng đã và đang rất quan tâm việc tăng dư nợ tín
dụng tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng tín chấp đối với đối tượng khách hàng có nguồn
thu nhập ổn định từ lương.
Tuy nhiên, mở rộng tín dụng mà đặc biệt là tín dụng khơng tài sản đảm bảo chỉ
thực sự hiệu quả nếu kiểm soát được rủi ro, hạn chế thấp nhất nguy cơ nợ xấu. Chính
vì thế, vấn đề quản lý rủi ro để hạn chế nợ xấu là hết sức cần thiết, rủi ro khách hàng
không trả được nợ, trả nợ không đúng hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Tác giả chọn đề tài : “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay
tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu với
mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng không tài sản
đảm bảo tại BIDV Sóc Trăng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng; từ đó, đề ra một số giải
pháp góp phần hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp tại BIDV Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện 3 mục tiêu cụ thể như sau :
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng vay tiêu dùng tín chấp của các khách hàng cá
nhân tại BIDV Chi nhánh Sóc Trăng.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tiêu dùng tín chấp
tại BIDV Sóc Trăng.
Mục tiêu 3: Đưa ra một số khuyến nghị góp phần hạn chế rủi ro trong cho vay

tiêu dùng tín chấp tại BIDV Sóc Trăng.


3

1.3 Đối ư ng

h

i nghi n cứ

1.3.1 Đối ư ng nghi n cứ
- Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay
tiêu dùng tín chấp tại BIDV Chi nhánh Sóc Trăng.
- Đối tượng khảo sát: Hồ sơ vay của các khách hàng cá nhân vay tín chấp tại
BIDV Chi nhánh Sóc Trăng.
1.3.2 Ph

i nghi n cứ

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn dữ liệu
có sẵn tại BIDV Chi nhánh Sóc Trăng gồm các khách hàng vay tiêu dùng tín chấp cịn
dư nợ tại thời điểm 31/12/2019.
1.4

ngh a c a đề

i


- Về mặt lý thuyết: Đề tài nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay
tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Sóc Trăng.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay đối với
khách hàng cá nhân để làm r các nguyên nhân của đề tài nghiên cứu, từ đó tác giải đề
xuất một số đề ra một số khuyến nghị góp phần hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tín
chấp tại BIDV Sóc Trăng.
1.5 C

c

n

n

Nội dung của đề tài được trình bày như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Sóc Trăng
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ L LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở ý


n

2.1.1 Tổng quan về Ngân h ng hương

i

2.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Theo Pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam năm 1990: “Ngân hàng thương mại là một
tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của
khách hàng (dân cư và các doanh nghiệp), có trách nhiệm hồn trả và sử dụng để cho
vay, thanh toán, chiết khấu”.
Theo Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997: “Ngân
hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động
ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này dể cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh
tốn. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm Ngân hàng
thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng
hợp tác xã và các loại hình ngân hàng khác”.
Theo Luật tổ chức tín dụng 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi và
cho các công ty và cá nhân vay lại và có cùng mục tiêu lợi nhuận như các doanh
nghiệp khác trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại gắn
liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể
kinh tế. Trong q trình đó, Ngân hàng thương mại thực hiện vai trị tham gia điều tiết
vĩ mơ đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối quan
hệ giữa Ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế, cá nhân về mặt tín dụng, tiền
mặt, các dịch vụ thanh tốn không dùng tiền mặt, đảm bảo hoạt động của ngân hàng và
nền kinh tế được bình thường.

2.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2013), chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng thương
mại gồm: Trung gian tài chính, trung gian thanh tốn và quản lý phương tiện thanh


5

toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Các chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng
thương mại được trình bày cụ thể như sau:
a. Chức năng làm trung gian tín dụng
Có thể nói ngân hàng là một xí nghiệp kinh doanh sản phẩm là đồng vốn. Ngân
hàng vừa là người “cung cấp” đồng thời cũng là người “tiêu thụ” đồng vốn của khách
hàng. Tất cả những hoạt động “mua, bán” này thường thông qua một số công cụ và
nghiệp vụ ngân hàng từ truyền thống cho đến hiện đại. Chính nhờ các nghiệp vụ đa
dạng do ngân hàng cung cấp mà nhiều nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại ra
đời, phát triển và gắn với chức năng trung gian tín dụng.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đã góp phần khắc phục các hạn
chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thế có tiền chưa sử dụng và chủ thể có
nhu cầu tiền tệ bổ sung. Với chức năng này Ngân hàng thương mại làm trung gian
chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu cho các chủ thể tham gia khơng có mối
liên hệ trực tiếp với nhau và điều này có vai trò to lớn đối với nền kinh tế. Một mặt,
ngân hàng tập trung hầu hết những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và biến nó từ
chỗ là phương tiện tích lũy thành nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Mặt khác, sử dụng
nguồn vốn này cung ứng cho nền kinh tế với tính ln chuyển của nó gấp nhiều lần.
Như vậy, Ngân hàng thương mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói
cách khác, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là ngân hàng tập hợp tài lực của khách
hàng này đem cho khách hàng khác vay lại.
Chức năng trung gian tín dụng được hình thành ngay từ lúc các Ngân hàng
thương mại hình thành. Ngày nay, thơng qua chức năng trung gian tín dụng, Ngân
hàng thương mại đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm

xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.
b. Chức năng trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán
Kế thừa và phát triển chức năng “thủ quỹ của các doanh nghiệp” nên hầu hết
Ngân hàng thương mại thực hiện nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền hàng hoá và
dịch vụ các cá nhân, doanh nghiệp theo lệnh của chủ tài khoản. Khách hàng sẽ mở tài
khoản tại các Ngân hàng thương mại và ra lệnh cho ngân hàng thực hiện các khoản chi
trả hoặc ủy nhiệm cho ngân hàng thu các khoản từ người mua. Như vậy, các doanh
nghiệp không phải thực hiện các công việc mất nhiều thời gian và công sức mà vẫn
không đảm bảo an toàn như đếm tiền, nhận tiền, trong quá trình thanh tốn với các đối
tác trong nền kinh tế.


6

Chức năng làm trung gian thanh toán của Ngân hàng thương mại ngày nay khơng
chỉ đơn thuần và mang tính truyền thống như trước, mà cùng với sự phát triển của tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương
mại thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử trực tuyến với nhau nhanh chóng và chính
xác hơn, tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, thúc đẩy luân chuyển vốn và q trình
lưu thơng hàng hố ngày càng phát triển.
Đối với khách hàng thuộc các tầng lớp dân cư, việc mở tài khoản và ký gửi tiền
tại ngân hàng, ngoài việc được ngân hàng cung cấp một sổ check để thuận tiện việc chi
trả, còn được ngân hàng cung ứng một loạt dịch vụ đa dạng về tài chính có sinh lợi
khác như các chương trình khuyến mại về phí dịch vụ, liên kết thanh toán.
c. Chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng với những ưu thế của mình như hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng
khắp trong và ngoài nước, mối quan hệ với các khách hàng, hệ thống trang thiết bị
thông tin hiện đại về kho quỹ, nên có thể cung cấp các dịch vụ ngày càng đa dạng cho
khách hàng như: tư vấn tài chính và đầu tư cho doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ

phiếu, trái phiếu đảm bảo hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, dịch vụ cho thuê két sắt,
bảo quản an tồn vật có giá, lưu trữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, làm dịch
vụ thu lãi chứng khốn, chuyển lãi đó vào tài khoản cho khách hàng, từ đó hỗ trợ cho
Ngân hàng thương mại thực hiện tốt hơn hai chức năng nêu trên.
d. Chức năng tạo tiền (bút tệ hay tiền ghi sổ)
Quá trình tạo tiền của Ngân hàng thương mại được thực hiện thơng qua hoạt
động tín dụng và thanh tốn trong hệ thống ngân hàng và trong mối quan hệ chặt chẽ
với hệ thống ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia. Với một hệ thống ngân hàng
hoàn chỉnh, với một số lượng tiền gửi ban đầu là A và cùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhất
định thì các Ngân hàng thương mại có thể tạo một số lượng tiền ghi sổ lớn hơn lượng
tiền ban đầu gấp nhiều lần thông qua hệ số tạo tiền.
Như vậy, quá trình tạo tiền là hệ quả tổng hợp của hoạt động nhận tiền gửi, thanh
toán hộ và cho vay của các Ngân hàng thương mại ln ln có sự trợ giúp của Ngân
hàng Trung ương. Tuy nhiên, việc tạo tiền có khả năng làm cho các Ngân hàng thương
mại mất khả năng chi trả tiền mặt và lúc đó Ngân hàng Trung ương phải cho các Ngân
hàng thương mại vay để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Bằng việc tạo tiền trong khi
thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng thương mại đã thể hiện vai trị
của mình trong việc góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung
ương thơng qua chính sách tiền tệ.


7

2.1.1.3 Hoạt động của ngân hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một
số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản.
+ Hoạt động nhận tiền: Hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ
chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi

khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa
thuận (Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010).
Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân
hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động
được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.
+ Hoạt động cấp tín dụng: Hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức,
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao
thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Theo khoản 14
Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010).
Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay
cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách
hàng và ngân hàng đó.
+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Hoạt động cung ứng
dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán;
thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ
ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách hàng thơng qua tài
khoản của khách hàng (Theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010).
+ Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng,
theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun
tắc có hồn trả cả gốc và lãi (Khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010).
2.1.2 Khái quát về tín dụng cá nhân
2.1.2.1 Khái niệm tín dụng cá nhân
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định
với một khoản chi phí nhất định”.


8


Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thơng qua thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng
một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng
khác”.
Có nhiều cách định nghĩa nhưng tựu trung lại thì tín dụng ngân hàng chứa đựng
ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro.
Trên cơ sở định nghĩa “Tín dụng ngân hàng” nêu trên và trong phạm vi của luận
văn này, đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, vì vậy: Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà
trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình
cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định phải
hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh
doanh.
2.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân có một số đặc điểm như sau: Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số
lượng vay lớn. Các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt. Lãi
suất tín dụng cá nhân thường được ấn định tại một mức nhất định. Tín dụng cá nhân có
chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Bởi quy mô của mỗi
khoảnvay thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập
nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải
thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định
khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ (Đường Thị Thanh Hải, 2014).
Tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro cao. Rủi ro trong cho vay đối với KHCN cao
hơn cho vay doanh nghiệp bởi vì rủi ro về lãi suất. Đối với cho vay doanh nghiệp,

ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận là lãi suất được điều chỉnh theo
từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất
đối với cho vay doanh nghiệp sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân. Cho vay KHCN dễ
gặp rủi ro đạo đức. Khả năng hoàn trả vốn vay phụ thuộc vào thu nhập của người đi
vay. Tuy nhiên có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà khách hàng không


9

thể thực hiện trả nợ hoặc trì hỗn trả nợ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Lãi suất của các khoản tín
dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của NHTM. Điều này
xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong các loại
cho vay của NHTM.
2.1.2.3 Khái niệm về rủi ro tín dụng cá nhân
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay khơng thanh tốn được nợ theo
thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cũng với rủi ro lãi suất, rủi
ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng
(Nguyễn Minh Kiều, 2009).
Rủi ro tín dụng cũng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi
trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng.
Điều này gây ra sự cố, đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng
thanh khoản của ngân hàng (Greuning và Bratanovic, 2009).
Theo khoản 1 điều 2 quyết định số 493/QĐ – NHNN của Thống Đốc NHNN –
VN, đề cập khái niệm rủi ro như sau: “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng của
các tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ
chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết”.
Từ các định nghĩa chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng cá
nhân như sau: Rủi ro tín dụng cá nhân xảy ra khi người đi vay là các cá nhân trễ hẹn

hoặc tồi tệ hơn là khơng thanh tốn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn
gốc và lãi phát sinh.
2.1.2.4 Bản chất của rủi ro tín dụng cá nhân
Rủi ro tín dụng cá nhân diễn ra trong quá trình ngân hàng cấp tín dụng cho khách
hàng cá nhân. Khi thực hiện một tài trợ nào thì ngân hàng đều cố gắng phân tích các
yếu tố của người vay sao cho độ an tồn là cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ cho
vay khi thấy an tồn. Tuy nhiên, khơng một nhà kinh doanh ngân hàng nào tài ba có
thể dự đốn chính xác các vấn đề xảy ra. Khả hồn tiền vay của khách hàng có thể bị
thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng khơng có khả năng
thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy rủi ro tín dụng là khơng thể tránh khỏi,
là khách quan, chỉ có thể đề phịng, hạn chế chứ khơng thể loại trừ. Sau khi phân tích
kỹ khả năng có thể xảy ra rủi ro, ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro, như vậy chấp
nhận rủi ro cũng có nghĩa là mạo hiểm nhưng khơng phải liều lĩnh, thiếu cân nhắc tính


10

tốn. Do vậy rủi ro dự kiến ln được xác định trước trong chiến lược chung của ngân
hàng.
2.1.2.5 Đo lường rủi ro tín dụng
Theo thơng tư 02/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các
khoản cho vay của NHTM được phân thành 5 nhóm cụ thể như sau:
Nhóm 1 (N đ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi
đúng hạn.
+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
+ Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nhóm 2 (N cần chú ý) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
+ Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
+ Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nhóm 3 (N dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
+ Nợ gia hạn nợ lần đầu.
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng khơng có đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng theo quy
định của pháp luật.
Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tin dụng hoặc cơng ty con của
tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác
trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ
chức tín dụng nhận vốn góp.


11

Nợ khơng có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá
mức 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho
khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
Nợ cấp cho công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc cá nhân mà tổ
chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của
pháp luật.
Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt
giới hạn, theo quy định pháp luật.
Nợ có vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, trừ trường hợp được

phép giới hạn, theo quy định của pháp luật.
Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các
tỷ lệ bảo đảm an tồn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự
phịng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra
+ Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nhóm 4 (N nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần đầu.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
+ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60
ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60
ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
+ Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nhóm 5 (N có khả n ng

t vốn) bao gồm:

+ Nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu.


12

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lại lần thứ hai.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn.
+ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ
ngày có quyết định thu hồi.
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60
ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
+ Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cơng bố đặt
vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và
tài sản.
+ Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (05) mức theo cách
phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay
xấu nhất. Tỷ lệ nợ q hạn sẽ được tính theo cơng thức :
Tổng dư nợ các khoảng vay
từ nhóm 2 đến nhóm 5
Tỷ lệ nợ quá hạn =

x100%

Tổng dư nợ cho
vay
Rủi ro tín dụng sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay với nhóm 1 là những
khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất. Các
khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu và là tiêu chí để phản ánh rủi ro tín
dụng, các khoản nợ xấu càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại.
2.1.2.6 Quản lý rủi ro tín dụng
Để quản lý rủi ro, các ngân hàng thường dùng tài sản đảm bảo từ khách hàng,
nhưng đối với các khoản vay tín chấp, các khoản vay này không cần tài sản đảm bảo
nên việc sử dụng các khoản trích lập dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay
tín chấp nói riêng và các khoản cho vay nói chung là điều cần thiết. Theo Thông tư số

15/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỷ lệ trích lập dự phịng đối
với các nhóm từ 1 đến nhóm 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Và Số tiền dự
phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:


13

R = (A – C) x r
Trong đó:
R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích
A: số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Ngồi việc trích lập các khoản dự phịng để quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức
tín dụng cần phải có cơ chế chọn lọc khách hàng. Đầu tiên, đó là phải cho vay những
người đáng tin cậy. Điều này liên quan đến phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, uy tín
của người vay. Song, ngân hàng khơng thể tự mình có được đầy đủ các thơng tin này
nên cần đến các kênh cung cấp thông tin như đơn vị công tác, trung thâm thơng tin tín
dụng, đồng nghiệp…. Tiếp đến, năng lực của người vay. Người vay phải có khả năng
tài chính đủ để đảm bảo trả nợ (gốc lãi) đúng thời gian cam kết. Khả năng tài chính
của khách hàng là yếu tố quyết định trong cho vay khách hàng cá nhân. Khách hàng có
thể sử dụng rất nhiều nguồn thu nhập khác nhau để chứng minh năng lực tài chính và
trả nợ vay. Bên cạnh đó, lãi suất mà một cá nhân chấp nhận trả cũng là một trong các
cơ chế chọn lọc khách hàng. Theo Lê Khương Ninh (2004), những người đồng ý trả lãi
cao thường có rủi ro cao, bởi tự biết khả năng (xác suất trả nợ) của mình thấp nên chấp
nhận lãi suất cao. Như vậy, khi lãi suất tăng thì mức độ rủi ro (bình qn) của nhóm
những người đồng ý vay sẽ tăng (lựa chọn sai lầm). Tương tự, khi lãi suất (cũng như
các điều khoản trong hợp đồng tín dụng) thay đổi, cách thực sử dụng tiền vay của
người vay cũng thay đổi theo (động cơ lệch lạc).
Đối với cho vay tín chấp, bên cạnh một số yếu tố như: thu nhập, lịch sử quan hệ

tín dụng thì việc ngân hàng kiểm soát được nguồn thu thập trả nợ của người vay ln
rất quan trọng, nó giúp hạn chế khả năng sử dụng thu nhập trả nợ vào mục đích khác
làm phát sinh quá hạn. Ngoài ra, điều kiện trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa
bên đi vay (khách hàng) và bên cho vay (ngân hàng) cũng là một cách thức ràng buộc
mang tính pháp lý quan trọng. Hợp đồng luôn phải thể hiện r nghĩa vụ của bên vay:
trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn theo lịch đã cam kết tại các bảng kê rút vốn;
Cam kết hiện tại và trong thời gian vay vốn không dùng lương và các khoản thu nhập
khác để đảm bảo cho nghĩa vụ khác tại các Tổ chức tín dụng khác, khơng uỷ quyền
cho đơn vị cơng tác trích thu nhập hàng tháng trả nợ cho các tổ chức và cá nhân khác;
Thông báo trước cho Ngân hàng biết những thay đổi về tình hình cơng tác của bên vay
và đơn vị công tác trả thu nhập cho bên vay (đi nghĩa vụ quân sự, chuyển đơn vị công


×