Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh và một số giải pháp giúp sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.48 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................4
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI, ĐẤT LÂM NGHIỆP................................................4
1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai.............................................................4
1.1 Khái niệm đất đai..........................................................................................4
1.2 Khái niệm đất lâm nghiệp.............................................................................8
1.2.1 Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp...........................................................9
II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM
NGHIỆP.................................................................................................................. 17
1 Khái niệm, vị trí và vai trò của đất đai trong lâm nghiệp..................................17
1.1 khái niệm quản lý và sử dụng đất đai..........................................................17
1.2 Vị trí và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế lâm nghiệp..............17
1.2.1 Vị trí của đất đai...................................................................................17
1.2.2 Đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.....................18
2.Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân...........................................20
3. Đặc điểm sản xuất lâm nghiệp..........................................................................21
4 Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp......................................................................23
4.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp................23
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp....................25
5 Cơ sở thực tiễn, căn cứ pháp lý để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp..26
5.1 Tình hình quản lý, sử dụng và giao đất lâm nghiệp ở các cấp.....................26
5.2 Kinh nghiệm sử dụng đất lâm nghiệp tại Việt Nam....................................31
5.3. Các căn cứ pháp lý để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.............34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN
BA CHẼ-TỈNH QUẢNG NINH...........................................................................37
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN BA CHẼ....................37


1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................37
1.1 Vị trí địa lý..................................................................................................37
1.2 Khí hậu, thời tiết.........................................................................................37
1.3 Thủy văn, hệ thống sơng ngịi.....................................................................39
SV: Vi Quỳnh Mai
Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

1.4.Hệ động thực vật, rừng...............................................................................40
2 Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................41
2.1 Dân số, lao động, dân tộc............................................................................41
2.2 Tài nguyên đất lâm nghiệp..........................................................................41
2.3.Cơ sở hạ tầng..............................................................................................42
II.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN BA CHẼ...............42
1 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất
đai của huyện Ba Chẽ...........................................................................................43
1.1 Ảnh hưởng của điều kiện địa hình địa lý....................................................43
1.2 Ảnh hưởng của khí hậu...............................................................................43
1.3 Ảnh hưởng của đất đai................................................................................44
1.4 Ảnh hưởng của tổ chức cộng đồng.............................................................44
1.5 Ảnh hưởng của phong tục tập quán.............................................................44
1.6 Ảnh hưởng của tổ chức tín dụng.................................................................45
1.7 Ảnh hưởng của các dự án trên địa bàn huyện.............................................45
1.8 Ảnh hưởng của yếu tố thị trường................................................................45
1.9 Ảnh hưởng của chính sách..........................................................................45
2 Hiện trạng sử dụng đất......................................................................................45
2.1 Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất.....................................................................45

3 Tình hình biến động đất đai huyện Ba Chẽ từ năm 2011-2014.........................49
4 Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ...........................55
4.1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp....................................................55
4.1.1 Tỉ lệ sử dụng đất lâm nghiệp................................................................55
4.1.2 Diện tích, năng suất của một số cây trồng chính của huyện..................57
4.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp với vấn đề xã hội và bền
vững.................................................................................................................58
CHƯƠNG III: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP CHO HUYỆN BA CHẼ...62
I NHỮNG HẠN CHẾ.............................................................................................62
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM
NGHIỆP CHO HUYỆN BA CHẼ...........................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................67

SV: Vi Quỳnh Mai
Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tiêu chuẩn sử dụng đất cho nông nghiệp và lâm nghiệp............................11
Bảng 2: Phân loại sử dụng đất Lâm nghiệp theo trạng thái thực bì tự nhiên................15
Bảng 3.Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Ba Chẽ tính đến 31/12/2014..................47
Bảng 4. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Ba Chẽ tính đến 1/1/2011.....................49
Bảng 5. So sánh diện tích đất lâm nghiệp năm 2011-2014......................................50
Bảng 6. phân bố đất theo từng vùng trên địa bàn huyện Ba Chẽ.............................51
Bảng 7: tỉ lệ sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Ba Chẽ giai đoạn 2011-2014..................55


SV: Vi Quỳnh Mai
Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Việt
Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là
12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất nông
lâm nghiệp. Như vậy, nghành lâm nghiệp đã và đang hoạt động quản lý và sản xuất
trên diện tích lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp
phân bố chủ yếu trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của
25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh
tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống cịn nhiều khó khăn.
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng và những
tiến bộ khoa học - kỹ thuật nói chung trong giai đoạn hiện nay đang làm phong phú,
đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vấn đề sử
dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đang là vấn
đề cấp thiết, có tầm quan trọng to lớn. Trong đó, trước hết nảy sinh một nhu cầu cần
có sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên lãnh thổ, xây dựng các cơ sở khoa
học cho việc sử dụng chúng hợp lý.
Hiện nay do sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất đai
nói chung và đất sản xuất nơng lâm nghiệp nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị
thối hóa, bạc mầu, ơ nhiễm chưa từng có do hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế
thiếu tính bền vững của con người, do phá rừng, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
v.v... dẫn đến nhiều diện tích đất bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa. Hiện hơn một nửa

tài nguyên rừng trên thế giới đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy
thối, trong khi đó trên một tỉ người nghèo đang sống chủ yếu dựa vào tài nguyên
rừng. Việt Nam với 3/4 lãnh thổ là đồi núi, đất lâm nghiệp chiếm 57% trong tổng số
26,2 triệu ha đất nông lâm nghiệp; là nơi cư trú, tạo sinh kế của 25 triệu dân, chủ
yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo. Các khu vực đồi núi có vai trị quan
trọng nhưng cũng là vùng dễ bị tổn hại của hệ sinh thái, đặc biệt nhạy cảm với biến
đổi khí hậu, nạn phá rừng và tập quán canh tác, khai thác tài ngun khơng bền
vững. “Suy thối đất đai vùng đồi núi là một trong những nguyên nhân chính dẫn
tới đói nghèo”
SV: Vi Quỳnh Mai

1

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

Vì vậy, hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, giữ gìn cân bằng sinh thái và đa
dạng sinh học, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính
tồn cầu.
Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá đúng mức
độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng hợp lý có hiệu quả cao theo
quan điểm bền vững, đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, xác định các loại
hình sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý và hiệu quả, làm cơ sở cho việc đề xuất quy
hoạch sử dụng đất là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của từng quốc gia và của
từng địa phương. Từ kết quả đánh giá tiềm năng đất đai phải đưa ra các giải pháp
mang tính chiến lược để tổ chức sử dụng đất lâu bền. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn
trên em tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh và một số giải pháp giúp sử dụng đất lâm
nghiệp hiệu quả ”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá, phân tích và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơng tác quản lý và vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Ba Chẽ từ đó đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng hiệu quả đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đồng thời xác định các các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của huyện. Thơng qua đó,
đề xuất những định hướng và giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất tạo nền tảng ổn định cho phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Tiến hành điều tra, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
Ba Chẽ. Làm rõ những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất trên cơ sở đó đánh
giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đồng thời đưa ra các quan điểm,
định hướng và những giải pháp khả thi, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất lâm nghiệp của huyện.

- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã huyện Ba Chẽ - tỉnh
Quảng Ninh.

SV: Vi Quỳnh Mai

2

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan


- Phân tích những điểm mạnh, thuận lợi, khó khăn, của sử dụng đất lâm
nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế,
thực hành có hiệu quả hơn.
Thấy được những khó khăn của người dân tại địa phương đang gặp phải từ đó
có thể đưa ra các giải pháp giúp họ khắc phục.
Cung cấp tài liệu thông tin cho các đối tượng đang và sẽ quan tâm về vấn đề
này.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà quản lý, các nhà chun mơn
có được những cơ sở chỉ đạo nhằm đưa ra các kế hoạch nhằm sử dụng đất có hiệu
quả.
Các hộ gia đình tại địa phương có được cơ sở và định hướng trong việc sử
dụng đất phù hợp với điều kiện gia đình và đáp ứng được nhu cầu thị trường.

SV: Vi Quỳnh Mai

3

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

Phần 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI, ĐẤT LÂM NGHIỆP
1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai
1.1 Khái niệm đất đai
Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là
nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất
nông, lâm nghiệp.
Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và
thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất
humic 5%, khơng khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số
lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công
nghiệp và lương thực). Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê như sau:
Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251
triệu ha đất khơng phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là
đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng
canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang
canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước
đang phát triển là 36%.
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thối nghiêm trọng do xói mịn,
rửa trơi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ơ nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện
nay 10% đất có tiềm năng nơng nghiệp bị sa mạc hố.
Ðất là một hệ sinh thái hồn chỉnh nên thường bị ơ nhiễm bởi các hoạt động
cuả con người. Ơ nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô
nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động
nông nghiệp, ô nhiễm nước và khơng khí từ các khu dân cư tập trung. Các tác nhân
gây ơ nhiễm có thể phân loại thành các tác nhân hoá học, sinh học và vật lý.

SV: Vi Quỳnh Mai


4

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

*Vai trò của đất đai
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, trải qua thời gian thì con
người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm
của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm
của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. Như Các Mác đã viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người,
là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu khơng có đất đai thì khơng có
bất kỳ một ngành sản xuất nào và con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải
vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nịi giống đến ngày nay. Trải qua một quá
trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự
nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993
của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi như sau:“Đất đai là tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân
dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như
ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trị quan trọng như đã nêu trên mà nó

cịn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu
và vốn đất đai mà một quốc gia có được, thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh
giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải,
quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu cho thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo
sự an tồn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động
con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con
người, vậy nên đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao
động của con người. Đất đai giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng… Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên
SV: Vi Quỳnh Mai

5

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

là hồn tồn có cơ sở. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của
các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vô
cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái
đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất qua các thế
hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, bảo
vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách
đối với mỗi một quốc gia. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội.
Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai lại có vị trí khác nhau. Trong cơng

nghiệp và các ngành khác ngồi nơng nghiệp, trừ cơng nghiệp khai khống, đất đai
nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái
lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai
là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nơng nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là
tư liệu lao động.
* Đặc điểm của đất đai
Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do tồn bộ diện tích bề mặt của trái
đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới
hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng lên. Do diện tích đất đai có
hạn nên người ta khơng thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên. Đặc
điểm này đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý cả về số lượng, chất
lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai
theo các thành phần kinh tế,...và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch
phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích bình qn
đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy vấn đề quản lý và
sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng hơn.
Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã
hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các đô thị,
xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp,...đều phải sử dụng đến
đất đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực,
tránh sự chồng chéo, lãng phí, cần coi trọng cơng tác quy hoạch và kế hoạch hóa sử
dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và
kế hoạch hóa đất đai.

SV: Vi Quỳnh Mai

6

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất
cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng
nơi nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng,
thời tiết, khí hậu, nước,...) và các điều kiện kinh tế như: kết cấu hạ tầng, kinh tế,
công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì
vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải
nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho thật phù hợp. Trong sản xuất nông
nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất
lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để kích thích
việc sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, Nhà nước đề ra những chính sách đầu tư,
thuế,... cho phù hợp với điều kiện đất đai ở các vùng trong nước.
Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó khơng
ngừng nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức thâm
canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ
phì nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao
độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên.
Đất đai có tính cố định vị trí, khơng thể di chuyển được, tính cố định vị trí
quyết định tính giới hạn về quy mơ theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu
tố mơi trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai khơng giống các hàng hóa khác có thể
sản sinh qua q trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn. Tuy nhiên, giá trị của đất
đai ở các vị trí khác nhau lại khơng giống nhau. Đất đai ở đơ thị có giá trị lớn hơn ở
nơng thơn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các
điều kiện cơ sở hạ tầng hồn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều
kiện kém hơn. Vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu

các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn. Vị trí đất đai
hoặc điều kiện đất đai khơng chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi
thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó cịn có ý nghĩa đối với
một quốc gia. Chẳng hạn như, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đơng Nam á,
chúng ta có biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển, cho
buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà các nước bạn
Lào,Campuchia khơng thể có được.

SV: Vi Quỳnh Mai

7

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

Đất đai là một tài sản khơng hao mịn theo thời gian và giá trị đất đai ln có
xu hướng tăng lên theo thời gian.
Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và
phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nơng nghiệp thì
tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuả các loại cây, con
quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích
này nhưng lại khơng tốt cho mục đích khác.
Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người
tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc
sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất
đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử
dụng đất. Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của

tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa,
những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế - xã hội. Trong xã
hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế - xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn
trong xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất,
giữa nhà tư bản với công nhân...vv.
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều,
quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị
trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá
đặc biệt. Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến
động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư.
1.2 Khái niệm đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp nằm trong nhóm đất nơng nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên
hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh ni phục hồi rừng
(đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng),
đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất
đã giao để trồng rừng mới); bao gồm:
- Đất rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.

SV: Vi Quỳnh Mai

8

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan


Để có cơ sở quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp việc
phân loại sử dụng đất cần phải được tiến hành đầu tiên.
1.2.1 Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp
1.2.1.1 Hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc
Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai toàn quốc dựa trên hệ thống phân loại sử
dụng đất được quy định trong luật đất đai (1988, 1993, 2003).
Hệ thống phân loại sử dụng đất được chia làm 5 loại chính như sau:
- Đất nơng nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất chuyên dùng
- Đất khu dân cư
- Đất chưa sử dụng
Luật đất đai sửa đổi năm 1993, 2002, 2003 do sự thay đổi mạnh mẽ đất khu
dân cư nơng thơn và thành thị nên có phân chia đất khu dân cư thành 2 loại: đất khu
dân cư nông thôn và đất thành thị.
Với đất lâm nghiệp được xác định: Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng
trồng và đất được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp để trồng rừng, khoanh nuôi,
bảo vệ để phục hồi tự nhiên, ni dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm (luật
đất đai năm 1993).
Luật đất đai sửa đổi gần đây nhất được quốc hội thông qua (2003) trong phân
loại sử dụng đất được chia thành 3 nhóm đất:
- Nhóm đất nơng nghiệp.
- Nhóm đất phi nơng nghiệp.
- Nhóm đất chưa sử dụng.
Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại chính sau:
- Đất nơng nghiệp trồng cây hàng năm .
- Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm
- Đất rừng sản xuất.
SV: Vi Quỳnh Mai


9

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thủ sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác.
Như vậy, đất lâm nghiệp ở đây nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm 3
loại: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
12.1.2 Hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp
Quan điểm
Dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc việc phân loại sử dụng đất
lâm nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ, sử dụng và quy hoạch đất đai
của ngành. Hơn thế nữa sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước cũng có những thay đổi cơ bản theo từng giai đoạn nên quan điểm
phân loại sử dụng đất cũng có những thay đổi cho phù hợp.
a) Quan điểm phân chia đất nơng nghiệp, lâm nghiệp
Trước kia diện tích rừng che phủ còn lớn nên hầu hết đất lâm nghiệp được bao
phủ bởi rừng. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, sử dụng rừng và đất có nhiều biến
đổi nên nhiều diện tích rừng bị mất đi trở thành đất trống đồi núi trọc hoặc đất
hoang hoá. Những diện tích đất đó đã được sử dụng cho các mục đích khác nhau kể
cả lâm nghiệp, nơng nghiệp và các mục đích khác. Vì vậy, việc phân chia ranh giới
đất nơng , lâm nghiệp được hình thành. Quan điểm chung là những nơi đất dốc, bị
thối hố, sản xuất nơng nghiệp không hiệu quả sẽ là đất lâm nghiệp. Tiêu chuẩn

phân chia đất hướng nông, hướng lâm chủ yếu dựa vào độ dốc và độ dày tầng đất.
Năm 1975 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 278/QĐ ngày 11/7/1975
về quy định tiêu chuẩn sử dụng đất cho nông nghiệp và lâm nghiệp như sau:

SV: Vi Quỳnh Mai

10

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan
Bảng 1: Tiêu chuẩn sử dụng đất cho nông nghiệp và lâm nghiệp

Độ dốc
Theo độ
Theo %

Độ dày tầng đất (cm)

<15

<27

>35

15 - 18

27 - 33


>35

18 - 25

33 - 47

>35

>25

>47

Cho mọi độ dày

Cách sử dụng
Nông nghiệp, với ruộng bậc
thang tưới, tiêu.
Ruộng bậc thang theo đường
đồng mức
Nông lâm kết hợp, bãi chăn
nuôi, cây công nghiệp
Lâm nghiệp

Rõ ràng là tiêu chuẩn phân chia đất hướng lâm, hướng nông theo độ dốc như
trên theo quan điểm sử dụng đất hiện nay là không phù hợp, không phải tất cả các
độ dốc >250 đều là đất lâm nghiệp và ngược lại tất cả đất có độ dốc thấp hơn đều là
đất nông nghiệp (vùng cao nguyên, đồng bằng sông Cửu Long,…). Sử dụng đất
hiện nay theo hướng nông lâm ngư kết hợp là khuynh hướng chủ đạo. Nhiều diện
tích xây dựng rừng phịng hộ đầu nguồn đều gây trồng theo phương thức Nông lâm

kết hợp, lấy ngắn ni dài hoặc là dành một số diện tích nhất định cho người dân
sản xuất nông nghiệp. Những diện tích rừng sản xuất ở đồng bằng sơng Cửu Long
đối với rừng ngập mặn và rừng tràm đều thực hiện theo phương thức Lâm - Nông Ngư kết hợp theo mơ hình Rừng + ni trồng thuỷ sản (chủ yếu là tơm, cua, cá,..)
hoặc Rừng + Lúa + Cá… Ngồi ra những diện tích trồng cây phân tán đặc biệt ở
vùng đất bằng rất có ý nghĩa mơi trường và kinh tế.
Với quan điểm sử dụng đất hiện nay khi nói tới đất nơng nghiệp là bao hàm cả đất
lâm nghiệp như đã trình bày trên trong luật đất đai sửa đổi năm 2003.
Tóm lại, việc xác định đất đai cho mục tiêu sử dụng đất trong lâm, nông
nghiệp không thể cứng nhắc hoàn toàn dựa vào độ dốc hay độ dày tầng đất mà là
trên cơ sở phát triển bền vững, sử dụng đất theo hướng Nông lâm kết hợp. Việc xác
định hướng sử dụng đất cần linh hoạt và mềm dẻo tuỳ điều kiện nhưng phải đảm
bảo diện tích rừng nhất định cho mục tiêu “ an tồn sinh thái và phát triển bền vững
của vùng…”
b) Quan điểm phân chia đất lâm nghiệp khơng có rừng và đất chưa sử dụng
Trong hệ thống phân loại sử dụng đất tồn quốc từ trước tới nay đều khơng đề
cập tới đất lâm nghiệp khơng có rừng mà nằm trong nhóm đất chưa sử dụng và sẽ
được quy hoạch một phần lớn cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp
SV: Vi Quỳnh Mai

11

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

chỉ được hiểu là đất có rừng, tuy nhiên trong nhiều văn bản phân loại sử dụng đất
lâm nghiệp lại đề cập tới khái niệm đất lâm nghiệp khơng có rừng đặc biệt trong
việc kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.

Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991) như đã nêu trong chương I: Những
quy định chung có xác định đất lâm nghiệp gồm: (1). Đất có rừng; (2) Đất khơng có
rừng được quy hoạch để gây trồng rừng dưới đây gọi tắt là đất trồng rừng.
Luật đất đai sửa đổi năm 1993 như đã nêu trên đất lâm nghiệp bao gồm cả đất
có rừng và đất khơng có rừng. Thơng tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT và Tổng
Cục Địa chính số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 về “Hướng dẫn việc
giao đất, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp” tại điều 1
đã quy định như sau: Đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng - rừng tự nhiên và rừng
trồng - và đất chưa có rừng được quy hoạch để sử dụng vào mục đích Lâm nghiệp
như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nghiên cứu thí nghiệm.
Trong quyết định của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc cơng bố diện tích
rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc nă 2002 số 2490/QĐ/BNN-KL ngày 30/7/2003
đều có xác định diện tích đất trống đồi núi trọc chưa có rừng trong phạm vi tồn
quốc và cho từng tỉnh.
Tóm lại, trong quản lý, quy hoạch đất lâm nghiệp việc phân loại sử dụng đất
lâm nghiệp đề cập tới 2 loại: Đất có rừng và đất khơng có rừng. Đó cịn là cơ sở để
kiểm kê, đánh giá đất đai trong toàn quốc, từng vùng, từng tỉnh và trong quy hoạch
sử dụng đất đai. Sự phân loại như vậy hoàn toàn cần thiết.
c) Quan điểm tổng hợp phân loại sử dụng đất lâm nghiệp dựa trên nguồn gốc
hình thành rừng, mục tiêu sử dụng và trạng thái thực bì
Phân loại sử dụng đất nơng nghiệp chủ yếu dựa trên mục tiêu sử dụng đất vì
hầu hết đều là các loài cây được gây trồng (cây hàng năm, lâu năm…) cịn trên đất
lâm nghiệp ngồi rừng trồng chiếm diện tích khơng lớn cịn có một diện tích rất lớn
là rừng tự nhiên với các kiểu rừng khác nhau. Ngoài ra trên đất khơng có rừng cũng
tồn tại các trạng thái thực bì khác nhau làm cơ sở cho việc phân loại, sử dụng đất
lâm nghiệp một cách chi tiết hơn.
Tóm lại: Với đặc điểm đất lâm nghiệp là sự tồn tại sẵn có rừng tự nhiên với
các kiểu rừng khác nhau, mục tiêu sử dụng khác nhau nên việc phân loại sử dụng
đất lâm nghiệp phải dựa trên nhiều nhân tố và có phần phức tạp hơn, nghĩa là vừa
SV: Vi Quỳnh Mai


12

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

dựa trên trạng thái thực bì tự nhiên và gây trồng vừa dựa trên mục đích sử dụng của
rừng.
Các hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp
a) Hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp tổng quát nằm trong hệ thống
phân loại đất đai toàn quốc
Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp trước hết phải nằm trong hệ thống phân loại
sử dụng đất đai toàn quốc. Hệ thống phân loại đất lâm nghiệp đã có những thay đổi
theo từng giai đoạn và có hai hệ thống phân loại chủ yếu sau:
Đất lâm nghiệp được phân loại độc lập bao gồm: Đất có rừng tự nhiên, đất có
rừng trồng, đất được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp để trồng rừng, khoanh nuôi,
bảo vệ phục hồi rừng tự nhiên, ni dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm
(luật đất đai sửa đổi năm 1993).
Đất lâm nghiệp nằm trong nhóm đất nơng nghiệp: Tồn bộ đất đai Việt Nam
được chia thành 3 nhóm lớn: Nhóm đất nơng nghiệp; Nhóm đất phi nơng nghiệp;
Và nhóm đất chưa sử dụng. Đất lâm nghiệp chỉ bao gồm đất đã có rừng phân loại
theo mục tiêu sử dụng. Đó là đất có rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
(Luật đất đai sửa đổi năm 2003).
b) Các hệ thống phân loại chi tiết được sử dụng trong ngành lâm nghiệp
* Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp bổ sung trong hệ thống phân loại toàn
quốc
Dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc, phân loại sử dụng đất lâm

nghiệp đã được bổ sung nhằm phục vụ kiểm kê đất đai, đánh giá và quy hoạch sử
dụng đất lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất và trình độ quản lý đất
đai từ trung ương xuống địa phương
Quyết định gần đây nhất của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc cơng bố diện
tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002 số 2490/QĐ/BNN-KL ngày
30/7/2003 thể hiện hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp như sau:

SV: Vi Quỳnh Mai

13

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

I. Đất có rừng
A. Rừng tự nhiên.
- Rừng gỗ: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng tre nứa: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng hốn giao: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng ngập mặn: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng núi đá: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
B. Rừng trồng.
- Rừng trồng có trữ lượng: Rừng phịng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng trồng chưa có trữ lượng: Rừng phịng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản
xuất.
- Tre luồng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Cây đặc sản:Rừng phòng hộ rừng đặc dụng; rừng sản xuất.

II. Đất trống đồi núi khơng có rừng.
- Ia: Đất trống cỏ: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Ib: Đất cây bụi: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Ic: Đất cây bụi cây gỗ tái sinh rải rác, độ tàn che 0,1.
Núi đá khơng có rừng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
Như vậy trong hệ thống phân loại này, có cả đất lâm nghiệp khơng có rừng.
* Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết cho thiết kế kinh doanh rừng
dựa trên trạng thái thực bì tự nhiên
Nhằm thiết kế kinh doanh rừng Bộ Lâm nghiệp cũ đã ra quyết định kỹ thuật về
quy phạm thiết kế kinh doanh rừng số 682B/QĐKT ngày 1/8/1984 và Bộ Nông
nghiệp & PTNT đã tiếp tục sử dụng quy phạm này (cơng bố lại vào 5/2000). Trong
đó có đề cập tới hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp theo trạng thái thực bì tự
nhiên.

SV: Vi Quỳnh Mai

14

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

Bảng 2: Phân loại sử dụng đất Lâm nghiệp theo trạng thái thực bì tự nhiên
(Phân loại sử dụng đất Lâm nghiệp theo trạng thái tự nhiên – hệ thống phân
loại tự nhiên; Qui phạm thiết kế kinh doanh rừng do bộ Lâm nghiệp (cũ) ban hành
tại quyết định số 682 B/QĐKT ngày 1-8-1984, tái bản tháng5-2000).
TT
1

1.1
1.2
1.3
2

Hạng mục
Đất khơng có rừng
Đất trảng cỏ
Đất cây bụi
Đất cây bụi, có các gỗ tái sinh tự nhiên rải rác, các cây gỗ tái
sinh có độ tàn che £ 10%, với mật độ cây gỗ tái sinh £ 1000
cây/ha.
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên

Đất trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh tự nhiên, mật độ cây
gỗ tái sinh > 1000 cây/ha với độ tàn che > 10%
Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi, mật độ cây gỗ > 1000
2.2
cây/ha, với đường kính > 10 cm
3
Đất rừng tự nhiên bị tác động
3.1 Rừng tự nhiên bị tàn phá mạnh
3.1.1 Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 50 – 80 m3/ha
3.1.2 Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 80 – 120 m3/ha
3.1.3 Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 120 – 200 m3/ha
Rừng tự nhiên bị tác động ở mức trung bình, cịn có kết cấu 3
3.2
tầng cây, với trữ lượng gỗ: 200 – 300 m3/ha
Rừng tự nhiên bị tác động ít, rừng có cấu trúc 3 tầng cây, các
3.3 dấu vết rừng bị tàn phá khơng cịn thể hiện rõ, có trữ lượng gỗ:

300 – 400 m3/ha.
4
Đất rừng tự nhiên giàu hầu như chưa bị tác động
2.1

Ký hiệu
I
Ia
Ib
Ic
II
IIa
IIb
III
IIIa
IIIa1
IIIa2
IIIa3
IIIb
IIIc
IV

Hệ thống phân loại này mới chỉ đề cập tới các trạng thái rừng và thực bì tự
nhiên mà khơng đề cập tới rừng trồng nên cần được bổ sung hoàn chỉnh.
* Phân loại sử dụng đất Lâm nghiệp chi tiết theo chức năng của rừng
(mục đích sử dụng đất lâm nghiệp)
Hệ thống phân loại này được đề cập chi tiết trong quyết định 08/2001/QĐ-TTg
ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên”.


SV: Vi Quỳnh Mai

15

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

-Phân loại tổng quát đất lâm nghiệp: trong chương I của quyết định đã nêu rõ
đất lâm nghiệp bao gồm:
+ Đất có rừng.
+ Đất chưa có rừng, đất khơng cịn rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy
hoạch cho mục đích lâm nghiệp.
-Phân loại chi tiết đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng:
Theo quyết định này thì rừng tự nhiên được chia thành 3 loại chính theo mục
đích sử dụng sau đây:
+ Rừng đặc dụng.
+ Rừng phòng hộ.
+ Rừng sản xuất.
1 Rừng đặc dụng được chia thành 2 loại như sau:
+Vườn quốc gia.
+Khu bảo tồn thiên nhiên
2 Rừng phòng hộ được chia thành 4 loại như sau:
+Rừng phòng hộ đầu nguồn.
+Rừng phịng hộ chống gió hại
+Rừng phịng hộ chắn sóng.
+Rừng phịng hộ mơi trường sinh thái – cảnh quan.
Trong các loại rừng phòng hộ lại được chia chi tiết thêm theo mức độ xung

yếu khác nhau:
Vùng rất xung yếu.
Vùng xung yếu.
3 Rừng sản xuất: Được chia thành 3 loại rừng theo sản phẩm đó là:
+Rừng gỗ.
+Rừng tre nứa.
+Rừng đặc sản.
SV: Vi Quỳnh Mai

16

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.S Võ Thị Hòa Loan

II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
LÂM NGHIỆP
1 Khái niệm, vị trí và vai trò của đất đai trong lâm nghiệp
1.1 khái niệm quản lý và sử dụng đất đai
Quản lý và sử dụng đất đai trong sản xuất lâm nghiệp là một vấn đề phức tạp,
liên quan đến nhiều yếu tố. Do vậy để quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả
là một vấn đề rất khó khăn. Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào hồn chỉnh và
chính xác. Xong có thể định nghĩa quản lý và sử dụng đất như sau: Quản lý và sử
dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ chức quản lý và sử dụng
đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất
đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Như vậy quản lý và sử dụng đất địi hỏi phải có một q trình nghiên cứu, lao

động sang tạo nhằm mục đích, ý nghĩa của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự
quản lý và sử dụng đất nhất định. Quản lý và sử dụng đất đai là quá trình hình thành
các quyết định nhằm tạo điều kiện để đưa đất đai vào sử dụng một cách có hiệu quả
và bền vững và đồng thời thực hiện hai chức năng: Thứ nhất là điều chỉnh các mối
qua hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích đạt
được hiệu quả cao nhất cho xã hội và thứ hai là bảo vệ đất đai và mơi trường sinh
thái.
1.2 Vị trí và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế lâm nghiệp
1.2.1 Vị trí của đất đai
- Trong lâm nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể
thay thế được
+ Đất đai với tư cách là đối tượng lao động: Khi con người sử dụng công cụ
lao động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng thơng qua: cày, bừa, cuốc, đập
đất...q trình đó làm thay đổi chất lượng đất, lúc đó đất đai đóng vai trị là đối
tượng lao động.
+ Đất đai với tư cách là tư liệu lao động: Trong quá trình lao động, con người
đã sử dụng công cụ tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý học, hố học, sinh
vật học và các thuộc tính khác của đất đai để tác động lên cây trồng lúc này đất như
là tư liệu lao động.
SV: Vi Quỳnh Mai

17

Lớp: Kinh tế tài nguyên 54



×