Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH QUẢN TRỊ

MÔN HỌC
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(CII)

GVHD : TS. NGÔ QUANG HUÂN

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03/2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................1
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP. HCM.........2
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.............................................................................................2
1.2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.............................................................................................................4
1.3. Định hướng phát triển.................................................................................................................................5

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT TP. HCM..........................................................................................................................6
2.1. Phân tích tỷ lệ..............................................................................................................................................6
....................................................................................................................................................................... 6
2.1.1. Tỷ lệ thanh khoản.................................................................................................................................7
2.1.2. Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động.......................................................................................................8
2.1.3. Tỷ lệ tài trợ...........................................................................................................................................9


2.1.4. Đánh giá khả năng sinh lời của Công ty..............................................................................................10
2.1.5. Đánh giá theo góc độ thị trường........................................................................................................12
2.2. Phân tích cơ cấu........................................................................................................................................12
2.2.1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán...............................................................................................................12
2.2.2. Cơ cấu báo cáo lời lỗ..........................................................................................................................17
2.3. Mô hình chỉ số Z........................................................................................................................................18
2.4. Phân tích hòa vốn......................................................................................................................................19
2.5. Các đòn bẩy tài chính................................................................................................................................19
2.5.1 Đòn bẩy định phí – DOL.......................................................................................................................20
2.5.2 Đòn bẩy tài chính – DFL.......................................................................................................................20
2.5.3 Đòn bẩy tổng thể – DTL.......................................................................................................................20


2.6. Kết luận.....................................................................................................................................................21


I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT TP. HCM
Tên giao dịch:

Công ty cồ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh
GCNĐKDN số:
0302483177
Tại 31/12/2014, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiềm toán năm 2014:
Vốn điều lệ thực góp:
1.867.549.040.000 đồng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1.867.549.040.000 đồng
Tính đến 31/03/2015:
Vốn điều lệ đăng ký:

1.953.169.040.000 đồng
Vốn điều lệ thực góp:
1.952.909.040.000 đồng
Địa chỉ:
50 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại:
(84)(8)3914-1904
Số fax:
(84X8)3914-1910
Website:
www.cii.com.vn
Mã cổ phiếu:
CII
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những tiền đề quan trọng để thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của Tp.Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành trong cả nước. CII
vinh dự được góp sức vào quá trình đó.
Trước nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật ngày càng gia
tăng của thành phố Hồ Chí Minh, trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn
tín dụng vẫn còn hạn chế, tháng 12/2001 Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật
Tp.HCM (CII) đã được thành lập với ba cổ đông sáng lập là Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh (HIFU), nay là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phổ
Hồ Chí Minh (HFIC), Công ty Sản xuất Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ XNK
Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh (VYC) và Công ty cổ phần Đầu tư và
Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh (IMVESCO).
Với tư cách là một tổ chức đầu tư tài chính, hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần đại chúng, việc ra đời của CII đã góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN


Page 2


phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước, thông qua việc hình thành một kênh huy động vốn
trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, cũng như vốn nhàn rỗi trong dân và các thành
phần kinh tế khác. Để mở rộng khả năng huy động vốn, ngày 18/05/2006, Công ty đã
niêm yết 30 triệu cổ phiếu lần đầu tiên trên Sở Giao dịch Chứng Khoán Tp.HCM
(HOSE).
Trong quá trình hoạt dộng của công ty, nếu như năm 2011, Công ty CII đã phát
hành thành công 40 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho tập đoàn Goldman Sachs, đánh
dấu một bước phát triển mới của CII trong việc huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài,
thì năm 2012, công ty CII ghi nhận một bước tiến mới bằng sự gia nhập của nhà đầu tư
chiến lược Ayala Corporation khi chính thức trở thành một trong những cổ đông lớn cùa
công ty, góp phần thúc đẩy thực hiện chiến lược phát triển hệ thống quản trị quốc tế.
Bước sang năm 2013, với tốc độ tăng tnrờng cao và danh mục dự án tiếp tục dài
thêm, mô hình quán trị ban đầu bắt đầu không còn phù hợp, CII đã và đang thực hiện
chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn đồng thời thực hiện tái cấu
trúc lại tài chính.
Bên cạnh việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, CII cũng thành công trong
việc phát hành trái phiếu như:
- Năm 2006, CII đã phát hành thành công 131,5 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi ra
công chúng và toàn bộ số lượng trái phiếu này đã được chuyến đổi thành cổ phiếu vào
năm 2009 theo đúng phương án phát hành.
- Năm 2007, CII đã phát hành riêng lẻ 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp cho
các tố chức đẩu tư, thời hạn 7 năm, lãi suất 10,3%/năm.
- Tháng 1 năm 2011, Công ty đã hoàn tất việc phát hành riêng lẻ 25 triệu USD trái
phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư do Goldman Sachs Asset Management quản lý và
71,079 tỷ trái phiếu chuyến đổi cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM
(HFIC).

- Tháng 4 năm 2011, Công ty đã hoàn tất việc phát hành riêng lẻ 15 triệu USD trái
phiếu chuyển đồi cho các nhà đầu tư do Goldman Sachs Asset Management quản lý.
- Tháng 4 năm 2013, Công ty đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 1.000 tỳ đồng trái
phiếu doanh nghiệp để đầu tư dự án cầu Sài Gòn 2.
- Tháng 2 năm 2014, Công ty đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 650 tỷ đồng trái phiếu
doanh nghiệp để tăng quy mô vốn hoạt động và tái cấu trúc nợ vay của công ty.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 3


- Tháng 6 năm 2014, Công ty đã hoàn tất phát hành cho cổ đông hiện hữu
1.081.846 triệu đồng trái phiếu chuyến đổi CII41401 để đầu tư vào Công ty cổ phần Xây
dựng Hạ tầng CII, hoàn trả nợ gốc và lãi trái phiếu phát hành năm 2007, đầu tư Dự án
BOT cao ốc 152 Điện Biên Phủ và bổ sung vốn hoạt động của Công ty.
Ngoài ra, Công ty cũng xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng để
huy động vốn vay dài hạn và ngăn hạn. Đặc biệt, trong năm 2014, CII đã triên khai tôt
hợp tác toàn diện với Ngân hàng Vietinbank nhằm nâng cao tiềm lực về tài chính cho
quá trình phát triển săp tới.
1.2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
Hoạt động kinh doanh cốt lõi của CII là đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh
các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị như cầu đường giao thông và xử lý, cung cấp nước
sạch theo phương thức nhận chuyển nhượng quyền thu phí giao thông, hợp đồng xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – sở hữu - kinh doanh
(BOO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
Các công trình tiêu biểu cho năng lực đầu tư, quản lý và vận hành dự án của CII
có thể kể đến là dự án cầu đường Bình Triệu, dự án cầu Sài Gòn 2, dự án mở rộng Xa lộ
Hà Nội, dự án Liên tỉnh lộ 25B, dự án nhà máy BOO Nước Thủ Đức, dự án nhà máy
BOO nước Đồng Tâm…

Bên cạnh đó, hoạt động thu phí là hoạt động truyền thống và ổn định của CII. Năm
2014, hoạt động này mang về cho CII 546 tỷ đồng (đạt 97,3% chi tiêu kế hoạch và tăng
56% so với cùng kì năm 2013). Hiện tại, CII đang thu phí tại 3 điểm:
- Trạm Xa lộ Hà Nội;
- Trạm Bình Triệu;
- Trạm Cam Thịnh, nay là trạm Thành Hải.
Sau hơn 13 năm hoạt động, hoạt động thu phí cùa CII đã đi vào ổn dịnh, từng
bước chuyên nghiệp hóa và đã tạo ra được thương hiệu trong lĩnh vực thu phí giao thông.
Điều này không những tạo ra nguồn thu nhập ổn định, tạo uy tín cho công ty để mở rộng
hoạt động đầu tư mà còn khẳng định thành công của một chủ trương lớn của thành phố
trong việc xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn của công chúng.
Hiện nay, Công ty CII vẫn đang tập trung đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng ở khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh và đang nghiên cứu để mở rộng đầu tư dự án ở các tỉnh
miền Trung và miền Nam.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 4


1.3. Định hướng phát triển
 Tầm nhìn
Phát triển Công ty thành một tập đoàn đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư
phát triển cơ sờ hạ tầng, trong đó chú trọng các dự án thuộc ngành nước; từng bước tham
gia đầu tư các dự án lớn Iheo hình thức PPP thu phí giao thông; theo đuổi mục tiêu “Phát
triển bền vững” để có chiến lược phù hợp với từng dự án, từng đối tác.
Bên cạnh những hoạt động đầu tư chính, công ty vẫn tiếp tục công tác tái cấu trúc
công ty thông qua việc thành lập thêm công ty CP Đầu tư cầu đường CII trên cơ sở tái
cấu trúc công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia. Như vậy đến nay, hệ thống CII Group bao gồm:
Công ty CP Đầu tư Cầu Đường CII (CII Bridge & Road), Công ty TNHH MTV Dịch vụ

Hạ tầng (CII Service), Công ty CP Xây dựng Hạ Tầng CII (CII E&C).
 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty
Tham gia quá trình xã hội hoá lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó đặc biệt là đầu tư xây dựng hệ thống
giao thông đô thị.
Góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị
thông qua việc hình thành một công cụ tài chính có năng lực huy động vốn của thành
phố, một đơn vị chuyên ngành đầu tư phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng.
Hình thành một kênh huy động vốn đầu tư mới, huy động vốn đầu tư trung và dài hạn
của các tổ chức tài chính, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tế
để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.
 Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Công ty sẽ phát triển thành một tập đoàn tài chính đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Ngoài những lĩnh vực đã đầu tư như cầu đường giao thông, sản xuất nước sạch, hạ tầng
khu công nghiệp, Công ty sẽ mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực như: thoát nước, bãi đậu
xe, xử lý rác...
Với việc tái cấu trúc CII, Công ty đã phân chia lại hoạt động của mình tập trung vào 5
mảng chính bao gồm cầu và đường, nước, thi công xây dựng, bất động sản, và dịch vụ.
Theo đó, CII sẽ trở thành CII Holdings, quản lý 5 công ty con chuyên biệt trong từng lĩnh
vực bao gồm CII Bridge & Road, CII Water, CII E&C, CII Land, và CII Service. Những
công ty con này sẽ đầu tư và quản lý những dự án theo lĩnh vực chuyên môn của nó.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 5


II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT TP. HCM
2.1. Phân tích tỷ lệ


GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 6


2.1.1. Tỷ lệ thanh khoản

Tỷ lệ lưu động – CR: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của Công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể
sử dụng để thanh toán. Cụ thể năm 2014, cứ 1 đồng nợ của công ty sẽ có 1.26 đồng tài sản lưu động có thể thanh toán.
Trong 5 năm gần đây (2010-2014), tỷ số này liên tục tăng giảm vì nợ ngắn hạn của Công ty tăng giảm nhanh từ năm 2010
đến 2014, năm 2014 giảm 1.99% so với năm 2013, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 66.92%. Nợ ngắn hạn giảm chậm,
còn tài sản ngắn hạn tăng nhanh, tỷ lệ lưu động tăng cho thấy dấu hiệu khởi sắc tài chính xảy ra đối với Công ty. Tuy nhiên,
con số 1.26 > 1 cho thấy giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tình hình thanh khoản của Công ty là tốt nhưng Công ty vẫn phải cẩn trọng hơn bằng cách chủ động tăng tài sản ngắn hạn
thông qua khoản tiền hoặc tương đương tiền,…để giữ xu hướng đang tăng dần của tỷ lệ lưu động.
Tỷ lệ thanh toán nhanh – QR: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có
thể huy động ngay để thanh toán. Cụ thể năm 2014, 1.04 ~ 1 cho thấy tài sản có tính thanh khoản của Công ty xấp xỉ tương
đương giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh thấp hơn so với khả năng thanh toán hiện hành (tỷ lệ lưu động), cho thấy
Công ty có nhiều hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho năm 2014 tăng 19,37% so với năm 2013 và chiếm tỷ lệ 17,28% trong
tài sản ngắn hạn. Việc giải quyết hàng tồn kho cần được tiến hành nhanh, nếu không Công ty sẽ khó khăn với các khoản nợ
đến hạn hoặc nhiều chủ nợ cùng yêu cầu thanh toán một lúc.
GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 7


2.1.2. Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
II
1


2
3

Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt
động
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản


hiệu
TAT

Trong đó, tổng doanh thu ròng

TNS

Vòng quay tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân

IT
ACP

Năm 2010
0.20
703,607,85
8,840
0.36
702.00

Năm 2011

0.16
793,233,40
4,687
0.23
807.84

Năm 2012

Năm 2013

0.16
1,081,856,573,
886
0.40
823.68

0.13
1,012,120,9
89,183
0.74
167.76

Năm 2014
0.36
3,235,135,97
9,771
4.40
103.73

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản – TAT: cho biết 1 đơn vị tài sản của Công ty tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong 1

năm. Năm 2010 – 2014, hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty nhỏ hơn 1, đến năm 2014 thì tỷ số này tăng mạnh bằng
0.36, điều này cho thấy Công ty đang khởi sắc trong sử dụng vốn hiệu quả.
Vòng quay tồn kho – IT: cho biết bình quân hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu. Chỉ số vòng
quay tồn kho qua 4 năm gần nhất của Công ty có xu hướng tăng dần, lượng tồn kho của Công ty tăng đều, nhưng tới năm
2014 giá vốn hàng bán tăng đột biến. Việc thời gian giải tỏa hàng tồn kho cao sẽ làm ứ đọng vốn, làm cho khả năng chuyển
hóa thành tiền của hàng tồn kho thấp. Bên cạnh đó, chi phí hàng tồn kho sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Vì
thế cần có chính sách hàng tồn kho hợp lý để tạo được doanh thu cao cho Công ty.
Kỳ thu tiền bình quân: cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho 1 khoản phải thu. Vòng quay
khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp. Con số ngày được kéo dài hơn từ năm 2010 tới 2012 nhưng lại
rút ngắn hơn ở năm 2014, Công ty mất khoảng hơn 103 ngày để thu lại các khoản thu của mình. Để có khả năng chuyển các
khoản phải thu thành tiền mặt nhanh, giảm vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần có
chính sách thu nợ chặt chẽ hơn và cần có chính sách bán hàng sao cho giảm tối thiểu việc mua nợ của khách hàng.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 8


2.1.3. Tỷ lệ tài trợ
III
1
2
3

Các tỷ lệ tài trợ
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ lệ thanh toán lãi vay
Trong đó, thu nhập trước
thuế và lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ

Trong đó, lợi nhuận trước
thuế, lãi vay và khấu hao
Thanh toán tiền thuê

Kí hiệu
D/A
ICR
EBIT
EBITD
A

Năm 2010
0.59
5.25
569,543,597,57
1
4.39
1,362,554,881,93
4
5,724,834,67
6

Năm 2011
0.75
1.84
297,682,087,
978
0.90
404,071,973,
688

7,646,233,
776

Năm 2012
0.75
5.10
779,403,91
3,645
3.28
908,065,49
9,887
10,038,70
2,388

Năm 2013
0.75
2.00
325,486,5
41,127
-0.60
(442,629,2
71,444)
9,892,2
24,858

Năm 2014
0.64
3.60
831,533,44
4,997

1.34
1,124,769,73
8,661
9,892,2
24,858

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản – D/A: phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho biết mức độ sử dụng
nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
CII có tỷ số này khá cao, đến năm 2013 là 75%, và năm 2014 giảm xuống mức 64%, tức trong năm 2014 có 64% giá trị tài
sản của Công ty là tài trợ từ nợ vay. Doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính, tiết kiệm được thuế từ
việc sử dụng nợ. Nhưng cũng cần phải kiểm soát con số này, nếu tiếp tục để tăng lại sẽ cho thấy khả năng tự chủ tài chính
thấp và khả năng còn được vay nợ là không cao.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay – ICR: phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tỷ lệ này có xu hướng giảm từ năm 2012 do chí phí lãi vay có khuynh hướng tăng, chi phí lãi vay 2014
cao hơn năm 2013 khoảng 41,83%, trong khi tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2014 cao hơn 2013 khoảng 155,47%. Tỷ lệ
thanh toán lãi vay không thấp, cho thấy Công ty vẫn đang tạo ra lợi nhuận hơn nhiều so với chi phí lãi vay.Tỷ lệ này có xu
hướng tăng, đòi hỏi Công ty phải xem xét, kiểm soát chặt chẽ vấn đề vốn vay và cần đẩy mạnh chiến lược kinh doanh để
tăng cường lợi nhuận.
Tỷ lệ khả năng trả nợ: năm 2014 cho biết cứ mỗi đồng nợ phải trả thì Công ty chỉ có 1.34 đồng có thể trả nợ. Nguồn
để trả nợ bao gồm doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế. Thông thường nợ gốc sẽ được trang trãi từ doanh thu, khấu
hao, trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả lãi vay. Tỷ số này báo động tình trạng khó khăn cho Công ty, Công
ty phải kiểm soát nợ vay, tăng lợi nhuận để tăng khả năng trả nợ.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 9


2.1.4. Đánh giá khả năng sinh lời của Công ty
IV

1
2
3
4
5

Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ
Doanh lợi ròng
Sức sinh lợi cơ bản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


hiệu
GPM
NPM
BEP
ROA
ROE

Năm 2010
0.88
0.54
0.16
0.11
0.26

Năm 2011
0.84

0.16
0.06
0.03
0.10

Năm 2012
0.71
0.45
0.12
0.07
0.29

Năm 2013
0.67
0.12
0.04
0.01
0.06

Năm 2014
0.20
0.17
0.09
0.06
0.17

Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ - GPM: phản ánh tỷ trọng của lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
trong doanh thu. Tỷ trọng này giảm dần từ 2010 đến 2014, trong đó có sự ảnh hưởng của việc giá vốn có xu hướng tăng dần
qua các năm.
Doanh lợi ròng – NPM: năm 2014 cho thấy cứ 100 đồng doanh thu mang lại cho Công ty 17 đồng lợi nhuận. Tỷ số

này có xu hướng tăng trở lại từ sau năm 2012 chứng tỏ có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh, Công ty đang tích cực
đẩy mạnh để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển lợi nhuận của Công ty.
Sức sinh lợi cơ bản – BEP: trong 5 năm qua có sự thay đổi tăng giảm, có xu hướng tăng qua hai năm 2013 và 2014.
Vậy Công ty cũng cần đẩy mạnh hơn hoạt động kinh doanh để có sự tăng trưởng tỷ số này, không cho phép khả năng sinh
lợi giảm hoặc không tăng trưởng sẽ khó thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 10


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA: trong năm 2014 cho thấy doanh nghiệp phải bỏ ra 100 đồng tài sản nếu
muốn thu về 6 đồng lợi nhuận. Nhìn chung tình hình Công ty có xu hướng khả quan do tỷ số này tăng trở lại trong hai năm
2013 và 2014 sau khi 3 năm trước đó đều có tăng giảm biến động. Vấn đề đặt ra là phải giữ mức ổn định và dần tăng
trưởng, không cho phép tỷ số này lại giảm.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE: phản ánh bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty tạo
ra được 17 đồng lợi nhuân dành cho cổ đông trong năm 2014. Công ty cũng có tỷ suất tăng giảm lên xuống qua các năm
2010 – 2014 giống ROA. Nhưng có xu hướng tăng mạnh từ năm 2013 qua năm 2014 hơn nếu so sánh xu hướng của ROA.
Có được thành quả này là nhờ vào việc duy trì lợi nhuận, thu hút được các nhà đầu tư.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 11


2.1.5. Đánh giá theo góc độ thị trường
V
1
2


Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị
trường
Tỷ lệ P/E
Trong đó, EPS
Tỷ lệ P/B
Trong đó, giá trị sổ sách của 1 cổ
phiếu

3

Tỷ số giá/dòng tiền
Trong đó, dòng tiền trên mỗi cổ phần

Kí hiệu

Năm 2010

P/E
EPS
P/B

0.77
9400.27
0.20

CFPS

0.32

0.25


Năm 2013

2.76
7054.51
0.82

27,
163.25
1.67

29,
154.99

Năm 2012

3.03
2834.25

36,
422.28

B
P/CF

Năm 2011

26.09
1429.81
1.55


23,
917.97
2.19

5,
139.36

6.64
6043.31
1.12

24,
025.13
(4.77)

8,
913.00

Năm 2014

35,
717.00
4.31

(7,
816.37)

9,
299.18


Tỷ số P/E: cho biết nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiều đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của Công ty. Tỷ số này
vào năm 2014 tương đối thấp, giới đầu tư kỳ vọng thấp về Công ty từ sau năm 2013 do lợi nhuận trên cổ phiếu có xu hướng
giảm. Tỷ số này năm 2014 giảm gần 4 lần so với năm 2013.
Tỷ số P/B: Tỷ số tăng liên tục qua các năm 2010 - 2013, nhưng có xu hướng chững lại và giảm xuống ở năm 2014,
tỷ số P/B là 1.12 cho thấy các nhà đầu tư đã đánh giá thấp hơn giá trị cổ phiếu của Công ty, đánh giá thấp về khả năng đầu
tư có lời tại CII.
 Nhận xét chung: Xét các tỷ số đánh giá khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật Tp. HCM
cho thấy được sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư có dấu hiệu chững lại khi qua năm 2014, ngoại trừ những năm trước đó 2010
– 2013 cổ phiếu của Công ty đã rất thu hút các nhà đầu tư với giá trị cổ phiếu cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Song các
tỷ lệ đánh giá khả năng thanh khoản, đánh giá hiệu quả hoạt động và tỷ lệ tài trợ đang có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2014,
Công ty đã tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính nhưng cần phải kiểm soát nợ vay, cần có chính sách hàng tồn kho
hợp lý, đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh để tăng khả năng thanh khoản và các khả năng thanh toán lãi vay, khả năng trả
nợ.
2.2. Phân tích cơ cấu
2.2.1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 12


STT

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

TÀI SẢN

2010


2011

2012

Page 13

2013

2014


A.
I
II
III
IV
V
B.
I
II
III
IV
V
VI

A
I
II
B
I

II
C

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
TÀI SẢN DÀI HẠN
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Lợi thế thương mại
TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí, quỹ khác
LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

25.13%

3.74%
6.24%
10.91%
3.69%
0.56%
74.87%
0.06%
35.50%
0.00%
38.66%
0.18%
0.45%
100%

33.12%
16.39%
4.39%
8.92%
2.80%
0.62%
66.88%
0.04%
42.61%
0.00%
23.32%
0.59%
0.32%
100%

21.06%

6.66%
2.39%
8.17%
3.09%
0.75%
78.94%
0.05%
53.24%
3.34%
20.82%
0.60%
0.88%
100%

22.47%
9.94%
1.90%
4.11%
5.43%
1.10%
77.53%
3.78%
50.27%
2.81%
17.95%
1.69%
1.02%
100%

33.28%

17.34%
0.01%
8.31%
5.75%
1.87%
66.72%
13.31%
27.51%
2.60%
20.12%
2.39%
0.78%
100%

2011
58.68%
15.43%
43.25%
39.65%
39.65%
0.00%
1.67%
100%

2012
74.92%
17.85%
57.08%
24.30%
24.30%

0.00%
0.78%
100%

2013
75.05%
26.52%
48.54%
22.24%
22.24%
0.00%
2.70%
100%

2013
75.10%
30.31%
44.80%
20.35%
20.35%
0.00%
4.55%
100%

2014
64.40%
26.36%
38.04%
29.67%
29.67%

0.00%
5.93%
100%

Page 14


Tài sản: tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản giảm qua các năm 2012 tới 2014, trong khi đó tỷ lệ tài sản ngắn hạn lại
tăng lên, đã thể hiện chính sách phân bổ nguồn lực của Công ty là tăng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng các khoản
phản thu ngắn hạn, tăng hàng tồn kho,… Giảm mức tài sản cố định từ 53.24% năm 2012, xuống còn 27.51% năm 2014.
Kiểm soát hợp lý vấn đề tăng tồn kho từ 2.8% năm 2011 lên 5.75% năm 2014, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng
giảm giảm qua các năm 2010 - 2013, và tăng lại 8.31% năm 2014 nên cần lưu ý để tránh và giảm rủi ro tài chính của Công
ty. Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền cao và có xu hướng tăng dần từ 2012 -2014 làm cho khả năng thanh khoản của
Công ty cao, tình trạng tốt cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 15


Nguồn vốn: tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng khi năm 2014 so với năm 2011, tỷ lệ nợ ngắn hạn có xu hướng giảm trong
năm 2014, trong khi đó nợ dài hạn giảm từ sau 2011 tới năm 2014. Công ty tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính nhưng cần có
chính sách ổn định tỷ lệ nợ trong những năm tới, đồng thời ổn định tăng khả năng thanh khoản để tăng cường thu hút các
nhà đầu tư.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 16



2.2.2. Cơ cấu báo cáo lời lỗ
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

CHỈ TIÊU
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận (lỗ) khác
Lợi nhuận (lỗ) từ các công ty liên doanh, liên kết
Tổng lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN

19

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2010
100.00%
0.00%
100%
12.14%
87.86%
254.43%
61.51%
54.75%
52.26%
12.11%
216.42%
0.86%

0.02%
0.84%
15.59%
232.85%
42.30%
0.00%
190.55%
0.00%

2011
100.00%
0.00%
100%
15.57%
84.43%
297.91%
248.77%
81.47%
50.83%
12.16%
70.59%
1.02%
0.29%
0.73%
-3.08%
68.24%
2.45%
0.00%
65.79%
0.00%


2012
100.01%
0.01%
100%
29.07%
70.93%
354.49%
100.04%
64.40%
43.10%
30.61%
251.67%
1.74%
2.44%
-0.70%
13.31%
264.28%
58.33%
0.00%
205.96%
0.00%

2013
101.69%
1.69%
100%
33.43%
66.57%
42.44%

35.20%
23.07%
36.24%
9.61%
27.96%
0.81%
1.06%
-0.24%
-4.71%
23.00%
6.19%
0.00%
16.81%
0.00%

2014
100.75%
0.75%
100%
80.48%
19.52%
23.95%
9.47%
8.87%
8.54%
4.50%
20.96%
0.17%
0.43%
-0.27%

2.34%
23.03%
2.15%
0.00%
20.88%
0.00%

Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty có xu hướng giảm qua 3 năm 2012 -2014. Các chi phí tài
chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, song tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng đáng kể nhưng mức lợi
nhuận cho Công ty có xu hướng tăng qua 2 năm 2013 và 2014. Mức giảm chi phí lãi vay nhanh cùng với các chi phí khác.
Cụ thể từ năm 2011 đến 2014, chi phí lãi vay giảm 89% chiếm 8.87% doanh thu, chi phí bán hàng giảm 83% chiếm 8.54%
doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ năm 2012 với 85% chiếm 4.5% doanh thu năm 2014, giá vốn tăng 6.6 lần
GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 17


và chiếm 80.48% doanh thu năm 2014, đem lại mức lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 20.88% doanh thu, tăng 24.21% so với
năm 2013.
Mặc dù, Công ty có giá vốn hàng bán tăng nhưng lợi nhuận có xu hướng tăng từ năm 2013 qua 2014, song cần kiểm
soát tốt chi phí lãi vay để giảm nguy cơ tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh.
2.3. Mô hình chỉ số Z

Các biến số trong mô hình chỉ số Z của Altman phản ánh khả năng thanh toán (X1), tuổi của doanh nghiệp và khả
năng tích lũy lợi nhuận (X2), khả năng sinh lợi (X3), cấu trúc tài chính (X4) và vòng quay vốn (X5). Chỉ số Z của CII năm
2012 khá tốt, giảm mạnh năm 2013 cảnh báo nguy cơ phá sản của Công ty, từ 1.04 năm 2012 giảm còn 0.86 năm 2013.
Tình hình khả quan năm 2014 đã giúp Công ty trở lại vùng an toàn, không rơi vào nguy cơ phá sản.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN


Page 18


2.4. Phân tích hòa vốn

Doanh thu thuần (S) > tổng chi phí (2014), trong đó Công ty đã tính định phí hạch toán cho khấu hao và dự phòng
dài hạn. Như vậy lãi trên báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty Cổ phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật Tp.HCM là lãi thật.
2.5. Các đòn bẩy tài chính

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 19


2.5.1 Đòn bẩy định phí – DOL
Đòn bẩy định phí cao tạo ra được lợi thế rất lớn cho Công ty, giúp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi đồng doanh thu tăng
thêm nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Nhìn chung, các Công ty không thích hoạt
động dưới điều kiện đòn bẩy định phí cao, vì chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi
nhuận. CII đang ổn định trong qui mô lớn, với doanh thu có dấu hiệu khởi sắc tốt thì đòn bẩy định phí lớn sẽ đẩy mạnh mức
gia tăng lợi nhuận. Do đó, DOL của Công ty có khuynh hướng tăng cao trở lại trong năm 2014 so với năm 2012.
2.5.2 Đòn bẩy tài chính – DFL
Đòn bẩy tài chính biểu thị mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu. Công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong
khi không thể lựa chọn đòn bẩy định phí. CII đã rất tận dụng nguồn lãi vay linh hoạt để đầu tư cho hoạt động của mình, tỷ
số này ổn định và tăng cao nhất 2.19 năm 2011 và thấp nhất 1.24 năm 2010 hoặc 2012. Trong tương lai, Công ty cần ổn
định chi phí lãi vay và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh để tăng EBIT.
2.5.3 Đòn bẩy tổng thể – DTL
Thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu với sự thay đổi của doanh thu. Trong năm 2014, DTL có
xu hướng tăng cao nếu so với 2012, Công ty cần có chủ trương kiểm soát tỷ số này.


GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 20


2.6. Kết luận
Điểm đáng chú ý của CII là chỉ số ROE, ROA và mô hình chỉ số Z có dấu hiệu khởi sắc đáng kể từ sau 2013.
Nguyên nhân từ năm 2013 qua 2014, CII duy trì đòn bẩy tài chính khá cao và tình hình Công ty đang trong giai đoạn tăng
trưởng tốt. Cổ phiếu CII tạo được sức hấp dẫn lớn trên thị trường với giá trị cao. Trong dài hạn, cổ phiếu của CII có tiềm
năng tăng trưởng tốt.
Hiện tại, thị phần và doanh thu của CII thuộc nhóm doanh thu hàng đầu ngành. Cùng với quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cầu đường, hạ tầng kỹ thuật, cung cấp nước sach và thu
phi giao thông nên tiềm năng tăng trưởng của CII là rất lớn.
Kết quả hoạt động kinh doanh của CII đem lại lợi nhuận tốt và có dấu hiệu tăng trưởng qua 2 năm gần đây. CII tiếp
tục ổn định và mở rộng qui mô hoạt động trong nước và liên doanh nước ngoài, nâng cao năng lực hoat động, cải thiện chất
lượng dịch vụ, dự án. CII sẽ tiếp tục duy trì đòn bẩy tài chính khá, đồng thời tránh tiềm ẩn rủi ro về tài chính. Nợ vay tiếp
tục có xu hướng giảm trong năm 2014.

GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 21


Tài liệu tham khảo
1. TS. Ngô Quang Huân (2016), Bài giảng Quản trị tài chính.
2. PGS, TS. Nguyễn Quang Thu (2013), Quản trị tài chính căn bản, NXB Kinh Tế TP.HCM.
3. Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán thuyết minh Công ty Cổ phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh năm
2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
4. Website:
http://cophieu68/vn




GVHD: TS. NGÔ QUANG HUÂN

Page 22



×