Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học tìm hiểu các phương tiện phi ngô ngữ trong đọc hiểu văn bản thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.8 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


PHAN PHƯỚC NHIỀU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGƠN NGỮ
TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠNG TIN

Chun ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Ngữ văn

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC


TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ TRONG
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN

GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Chi
SV thực hiện: Phan Phước Nhiều
MSSV: 44.01.601.033

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh
trung học tìm hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thơng
tin” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các kết quả và số liệu nghiên
cứu trong khóa luận này hồn tồn trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kì
các cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
nếu có xảy ra sự sai sót nào.
Người cam đoan

Phan Phước Nhiều


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ThS Lê Thị Ngọc Chi, giảng viên tổ Lí
luận và Phương pháp dạy học Ngữ văn, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và hỗ trợ tơi một cách nhiệt tình trong suốt
q trình thực hiện khóa luận này. Đồng thời, xin trân trọng cám ơn Ban Giám
hiệu, các cơ sở, văn phịng đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể được học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa luận của mình.
Tơi xin cảm ơn cơ Huỳnh Thị Kim Ngân, giáo viên trường THPT Nguyễn Du

(Quận 10, TP HCM) và tập thể lớp 10A6 đã tạo điều kiện để tôi có thể tiến hành
thực nghiệm khóa luận cũng như đã có những ý kiến, nhận xét quý báu về một số
nội dung và kết quả thực nghiệm của đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln ủng hộ, động viên trong
suốt q trình thực hiện khóa luận này.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
0.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
0.2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 3
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 13
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 13
0.5. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 14
0.6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 14
0.7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 15
0.8. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 16
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TÌM HIỂU
PHƯƠNG TIỆN PHI NGƠN NGỮ TRONG Q TRÌNH ĐỌC HIỂU VĂN
BẢN THƠNG TIN ............................................................................................ 17
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 17
1.1.1. Phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp .......................................... 17
1.1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 17
1.1.1.2. Phân loại ....................................................................................... 20
1.1.2. Văn bản thông tin ................................................................................ 24
1.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 24
1.1.2.2. Đặc điểm của văn bản thông tin ................................................... 27
1.1.3. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin ............................ 34

1.1.3.1. Một số phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản thơng
tin ............................................................................................................... 34
1.1.3.2. Vai trị của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin... 40
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 44
1.2.1. Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu VBTT có sự kết hợp phương tiện phi ngơn
ngữ trong Chương trình Ngữ văn 2018 ........................................................ 44


1.2.1.1. Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu VBTT có sự kết hợp các phương tiện
phi ngôn ngữ ở cấp THCS ......................................................................... 45
1.2.1.2. Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu VBTT có sự kết hợp các phương tiện
phi ngơn ngữ ở cấp THPT ......................................................................... 47
1.2.2. Định hướng về phương pháp dạy đọc trong Chương trình Ngữ văn 2018
....................................................................................................................... 48
1.2.3. Xu hướng quốc tế về việc dạy học các phương tiện phi ngôn ngữ trong
đọc hiểu văn bản thông tin ............................................................................ 51
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 58
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGƠN NGỮ TRONG Q TRÌNH
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN .............................................................. 59
2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp............................................................. 59
2.1.1. Bám sát đặc điểm của VBTT và đặc điểm của phương tiện phi ngôn
ngữ trong VBTT............................................................................................ 59
2.1.2. Đảm bảo mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình Ngữ văn 2018
về dạy đọc hiểu văn bản thơng tin có sử dụng các phương tiện phi ngơn ngữ
....................................................................................................................... 59
2.1.3. Phối hợp linh hoạt nhiều biện pháp trong hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phương tiện phi ngơn ngữ ............................................................................. 60
2.1.4. Kết hợp dạy đọc, viết, nói và nghe trong quá trình hướng dẫn học sinh
tìm hiểu phương tiện phi ngôn ngữ............................................................... 61

2.2. Một số biện pháp đề xuất hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương tiện phi
ngơn ngữ trong văn bản thông tin .................................................................... 62
2.2.1. Biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết các phương tiện phi ngôn ngữ
trong văn bản thông tin ................................................................................. 62
2.2.1.1. Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh liên hệ kiến thức nền về
phương tiện phi ngôn ngữ .......................................................................... 63


2.2.1.3. Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh nhận biết các phương tiện phi
ngôn ngữ trong văn bản thông tin ............................................................. 67
2.2.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu thông tin từ các phương tiện
phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin ........................................................... 70
2.2.2.1. Sử dụng phiếu học tập hướng dẫn học sinh “đọc” và theo dõi quá
trình “đọc” thông tin từ các phương tiện phi ngôn ngữ ........................... 70
2.2.2.2. Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh xác định thông tin được biểu
đạt từ phương tiện phi ngôn ngữ ............................................................... 76
2.2.3. Biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiệu quả biểu đạt của các
phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin ...................................... 82
2.2.3.1. Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trị của các
phương tiện phi ngơn ngữ được sử dụng trong văn bản ........................... 83
2.2.3.2. Sử dụng bài tập hướng dẫn học sinh khái quát vai trò của các
phương tiện phi ngôn ngữ .......................................................................... 88
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 96
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 98
3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 98
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ......................................................... 98
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 98
3.2.2. Thời gian thực nghiệm ........................................................................ 99
3.3. Cách thức thực nghiệm ............................................................................. 99
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................ 100

3.4.1. Kết quả từ bài kiểm tra trước khi tiến hành dạy thực nghiệm .......... 100
3.4.2. Kết quả từ tiết dạy thực nghiệm........................................................ 102
3.4.2.1. Mô tả kế hoạch bài dạy thực nghiệm .......................................... 102
3.4.2.2. Phân tích kết quả bài dạy thực nghiệm ...................................... 104
3.4.2.3. Phỏng vấn GV về tiết dạy thực nghiệm ...................................... 106
3.4.3. Kết quả từ bài kiểm tra sau khi tiến hành dạy thực nghiệm ............. 108
3.5. Đề xuất biện pháp khắc phục .................................................................. 110


Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 111
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 116
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 126


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Giải thích

1

CT

Chương trình

2


PC

Phẩm chất

3

NL

Năng lực

4

YCCĐ

u cầu cần đạt

5

PPDH

Phương pháp dạy học

6

GV

Giáo viên

7


HS

Học sinh

8

SGK

Sách giáo khoa

9

THCS

Trung học cơ sở

10

THPT

Trung học phổ thông

11

PT

Phương tiện

12


VB

Văn bản

13

VBTT

Văn bản thông tin

14

VBTM

Văn bản thuyết minh

15

PHT

Phiếu học tập

16

KHBD

Kế hoạch bài dạy

17


KT

Kiểm tra


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại các phương tiện giao tiếp của Hargie ................. 22
Bảng 1.2: Các hình thức kết cấu VBTT trong Sách giáo khoa của Hoa Kỳ....... 32
Bảng 1.3: Một số PT phi ngôn ngữ tiêu biểu được sử dụng trong VBTT .......... 38
Bảng 1.4: Một số kiểu PT phi ngôn ngữ tiêu biểu được sử dụng trong VBTT ở
dạng in ................................................................................................................. 38
Bảng 1.5: Hệ thống YCCĐ về tìm hiểu PT phi ngôn ngữ trong đọc hiểu VBTT
cấp THCS ............................................................................................................ 45
Bảng 1.6: Hệ thống YCCĐ về tìm hiểu PT phi ngôn ngữ trong đọc hiểu VBTT
cấp THPT ............................................................................................................ 47
Bảng 1.7: Một số biểu hiện của kĩ năng đọc hiểu PT phi ngôn ngữ trong VBTT
............................................................................................................................. 51
Bảng 1.8: Một số tiêu chuẩn về tìm hiểu PT phi ngơn ngữ đối với đọc hiểu VBTT
của CCSS............................................................................................................. 56
Bảng 2.1: Một số câu hỏi gợi ý nhằm hướng dẫn HS liên hệ kiến thức nền về PT
phi ngôn ngữ ........................................................................................................ 64
Bảng 2.2: Một số câu hỏi gợi ý nhằm hướng dẫn HS xác định thông tin được biểu
đạt từ PT phi ngôn ngữ ........................................................................................ 79
Bảng 2.3: Một số câu hỏi gợi ý nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu vai trị của PT phi
ngơn ngữ trong VBTT ......................................................................................... 85
Bảng 2.4: Bảng kiểm đánh giá kỹ năng sử dụng PT phi ngôn ngữ trong tạo lập
VB của HS ........................................................................................................... 92
Bảng 2.5: So sánh VBTT chỉ sử dụng PT ngơn ngữ và VBTT có sử dụng kết hợp
với PT phi ngôn ngữ ............................................................................................ 95

Bảng 2.6: Một số biện pháp đề xuất hướng dẫn HS tìm hiểu PT phi ngơn ngữ
trong q trình đọc hiểu VBTT ........................................................................... 97
Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra đánh giá NL đọc hiểu PT phi ngôn ngữ trước và
sau khi dạy thực nghiệm.................................................................................... 100


Bảng 3.2: Một số biện pháp hướng dẫn HS đọc hiểu PT phi ngôn ngữ được sử
dụng trong KHBD thực nghiệm ........................................................................ 102
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Ảnh chụp trang báo Thể thao và văn hóa – Cuối tuần, số 53, 30/12/2016
(VBTT dạng in) ................................................................................................... 35
Hình 1.2: Một số hình ảnh minh họa cho VB “Hạ Long: Đường đến “ngôi vương”
du lịch Việt khơng cịn xa ................................................................................... 36
Hình 1.3: Hình ảnh minh họa VB “Người Mạ quay về với nhà dài” ................. 37
Hình 1.4: Hình ảnh minh họa VB “Khi đại dương ngập ngụa rác nhựa” ........... 43
Hình 2.1: PT phi ngơn ngữ (hình ảnh) trong VB “Khi đại dương ngập ngụa rác
nhựa” ................................................................................................................... 76
Hình 2.2: PT phi ngơn ngữ (biểu đồ) trong VB “Khi đại dương ngập ngụa rác
nhựa” ................................................................................................................... 81
Hình 2.3: PT phi ngơn ngữ (hình ảnh) trong VB “Căn nguyên lũ lụt, sạt lở đất”
............................................................................................................................. 87
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ .................. 24
Sơ đồ 1.2: Khái qt hóa vai trị của PT phi ngơn ngữ trong VBTT .................. 40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả bài kiểm tra của HS trước khi tiến hành dạy thực nghiệm ...
........................................................................................................................... 101
Biểu đồ 3.2: Kết quả bài kiểm tra của HS sau khi tiến hành dạy thực nghiệm ......
........................................................................................................................... 109
Biểu đồ 3.3: Tần số điểm của HS qua các bài kiểm tra trước và sau khi dạy thực

nghiệm ............................................................................................................... 110


MỞ ĐẦU
0.1. Lí do chọn đề tài
PT phi ngơn ngữ có một vai trị quan trọng trong hoạt động giao tiếp nói chung
và trong dạy học tiếp nhận VB trong nhà trường nói riêng. Bên cạnh ngơn ngữ,
PT phi ngơn ngữ được xem như một phương tiện giao tiếp quan trọng của con
người. Theo đó, các PT phi ngơn ngữ phát huy được tính hiệu quả trong cả hai
hình thức giao tiếp, thơng qua VB dạng nói và dạng viết. Hall tuyên bố rằng 60%
trong số toàn bộ giao tiếp của con người thuộc về phi ngôn từ (Hall, 1959, trích
dẫn trong Nguyễn Quang, 2007). Trong thời đại khoa học kĩ thuật tiến bộ hiện
nay, người ta thường xuyên phải tiếp xúc với các VB ở dạng đa phương tiện, PT
phi ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng giúp con người có thể gửi đi những
thơng điệp mà ngơn ngữ khó có thể mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, PT phi ngơn
ngữ cũng có vai trị quan trọng trong hoạt động giao tiếp thông qua VB trong nhà
trường. HS thường xuyên tiếp xúc với các VB viết có sử dụng PT phi ngơn ngữ,
do đó GV cần phải cung cấp tri thức và hướng dẫn cách thức tiếp nhận các PT phi
ngôn ngữ trong VB cho HS.
VBTT là một loại VB có vị trí quan trọng trong CT Ngữ văn 2018. Nếu như
trong CT hiện hành, HS được dạy đọc chủ yếu hai loại VB chính: VB văn học và
VB nhật dụng thì với CT Ngữ văn 2018 có sự khác biệt nhất định, HS được hướng
dẫn đọc hiểu đối với ba loại VB gồm VB văn học, VB thơng tin và VB nghị luận.
Trong đó, VBTT khơng phải là loại VB mới mẻ hoàn toàn, các VB cung cấp tri
thức đọc hiểu về tác giả, tác phẩm (Tiểu dẫn) trong SGK của CT hiện hành thực
chất là một dạng VBTT; tuy nhiên, CT hiện hành vẫn chưa xác định các mục tiêu
cụ thể đối với việc dạy HS đọc các VB này. VBTT trong CT Ngữ văn 2018 được
đưa vào giảng dạy như một loại VB độc lập, tương đương với VB văn học và VB
nghị luận với các YCCĐ cụ thể theo từng cấp lớp. Bên cạnh đó, CT cũng xác định
rõ thời lượng dành nhiều hơn cho dạy đọc VB văn học, tuy nhiên không vì vậy

mà VBTT trở nên kém quan trọng trong dạy đọc hiểu. Việc chú trọng dạy HS đọc
VBTT trong CT Ngữ văn theo định hướng NL nhằm đáp ứng xu thế chung của
1


thế giới. VBTT được yêu cầu dạy ở tất cả các cấp lớp với mức độ phân bố có sự
tăng dần từ cấp Tiểu học đến THPT. Trong cuộc sống, HS thường xuyên tiếp xúc
với nhiều dạng VBTT khác nhau, dạy đọc VBTT trong nhà trường góp phần rèn
luyện kĩ năng đọc cho HS, từ đó có thể vận dụng vào tiếp nhận và tạo lập VB này
trong cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, đọc
VBTT giúp HS sớm hình thành những kĩ năng cần thiết đối với VBTT, đáp ứng
thực tiễn hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Theo đó, đọc VBTT giúp HS có
thể “chuyển hóa các thơng tin hoặc kiến thức trong văn bản thành tri thức của
mình với mục đích sử dụng trong học tập và đời sống hoặc làm tư liệu cho mai
sau” (Vũ Thị Thu Hương, 2019, tr.26).
Theo định hướng của CT Ngữ văn 2018, việc dạy học đọc hiểu nói chung được
dựa trên đặc trưng của loại VB, bao gồm: đọc hiểu nội dung và đọc hiểu hình
thức. Đối với VBTT, các phương tiện phi ngơn ngữ được sử dụng trong VB là một
trong những yếu tố hình thức nổi bật cần được tìm hiểu. CT Ngữ văn 2018 chú
trọng vào hướng dẫn HS cách đọc VB theo đặc trưng riêng của từng loại VB, với
các YCCĐ cụ thể về đọc hiểu nội dung và hình thức. Hình thức của VBTT có
phần đặc biệt so với các VB khác, bên cạnh các yếu tố như nhan đề, sapo, đề mục,
chữ in đậm,…thì PT phi ngơn ngữ được xem như một yếu tố hình thức thường
được sử dụng trong VBTT. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu các PT phi
ngơn ngữ trong q trình đọc hiểu. Thơng qua khai thác các thơng tin và vai trị
của hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,… HS sẽ tiếp nhận VB một cách hiệu quả hơn.
Thực tiễn nghiên cứu về các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTT có sử dụng các
phương tiện phi ngơn ngữ trong nước cịn hạn chế, nhiều vấn đề chưa được làm
rõ. Cho đến nay, ở Việt Nam, nghiên cứu về VBTT và việc dạy đọc hiểu cũng
như tạo lập VBTT vẫn là một vấn đề tương đối mới mẻ. Các nghiên cứu về biện

pháp dạy đọc hiểu VBTT, đặc biệt là các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu các
PT phi ngơn ngữ trong VBTT cịn hạn chế về số lượng. Bên cạnh đó, một số vấn
đề về PT phi ngôn ngữ và phân loại PT phi ngơn ngữ trong VB dạng nói và viết
còn chưa được phân biệt rạch ròi ngay trong định nghĩa.
2


Từ những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp
hướng dẫn học sinh trung học tìm hiểu các phương tiện phi ngơn ngữ trong
đọc hiểu văn bản thông tin” để làm đề tài nghiên cứu của khóa luận.
0.2. Lịch sử nghiên cứu
Nhằm hỗ trợ cho việc xác định các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cho đề
tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học tìm hiểu các phương tiện phi
ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thông tin”, người viết chủ yếu tìm hiểu các
nghiên cứu, bao gồm ở Việt Nam và nước ngoài, xoay quanh hai vấn đề chính:
PT phi ngơn ngữ và hướng dẫn HS tìm hiểu các PT phi ngôn ngữ trong đọc hiểu
VBTT.
0.2.1. Nghiên cứu về phương tiện phi ngơn ngữ
• Một số nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về PT phi ngôn ngữ chỉ mới xuất hiện những
năm gần đây và dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Trong đó, chủ yếu
là tìm hiểu PT phi ngơn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Huỳnh Văn Sơn (2016)
trong “Giáo trình tâm lí học giao tiếp” đã thể hiện quan điểm của mình về PT phi
ngơn ngữ trong q trình làm rõ đặc điểm giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi
ngôn ngữ. Theo tác giả, cùng với ngôn ngữ, các PT phi ngôn ngữ là một PT được
sử dụng phổ biến trong hoạt động giao tiếp và chủ yếu bao gồm các ngôn ngữ cơ
thể. Cùng nghiên cứu về PT phi ngôn ngữ gắn với hoạt động giao tiếp và các hiện
tượng tâm lí trong giao tiếp, Chu Văn Đức (2005) đã đồng nhất giữa PT phi ngôn
ngữ và ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, nếu dựa trên cơ sở này, thì vai trị của PT phi
ngơn ngữ đối với hình thức giao tiếp gián tiếp rõ ràng bị phủ nhận hoàn toàn.

Ngoài ra, trong “Kĩ năng giao tiếp (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, chất lượng
cao)”, Nguyễn Thị Trường Hân (2020) sử dụng thuật ngữ “ngôn ngữ không lời”
để chỉ các PT phi ngôn ngữ và cho rằng: “Ngôn ngữ không lời là phương tiện giao
tiếp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới” (Nguyễn Thị Trường Hân, 2020,
tr.9). Đóng góp nổi bật của tác giả này chính là chỉ ra được một số vai trị quan
trọng của ngơn ngữ khơng lời như: Thể hiện tốt thái độ của người nói; thể hiện
3


thái độ của người nghe và sự tiếp nhận thông tin; đạt được kiến thức về các phân
tầng lớp người trong xã hội; nhận biết được tình trạng của một người; truyền đạt
thông điệp chung đến tất cả mọi người;…
Nghiên cứu PT phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp ở các lĩnh vực khác
cũng mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Tác giả Nguyễn Minh Thuý trong
bài viết “Giao tiếp phi ngôn từ trong hoạt động du lịch” cũng xem xét các PT phi
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp (giao tiếp phi ngôn từ) với sự chi phối của các
thành tố tương tự như trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ. Dựa trên quan điểm
của các tác giả khác, Nguyễn Minh Thuý cũng giới hạn các PT phi ngôn ngữ là
các yếu tố cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ. Đồng thời, tác giả này cũng lưu ý
đến q trình tiếp nhận các PT phi ngơn ngữ trong giao tiếp: “Chúng ta không chỉ
xem xét diễn giải một hiện tố phi ngôn từ hay một cử chỉ đơn lẻ mà phải xem xét
chúng trong mối tương giao với một loạt các yếu tố thời gian, không gian, quan
hệ, đề tài trao đổi,…” (Nguyễn Minh Thuý, 2013, tr.73).
Nguyễn Thanh Sơn (2019) trong “Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc
sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa tiếng Nga,
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế” đã nghiên cứu và vận dụng các PT phi
ngôn ngữ trong dạy học tiếng Nga. Qua đó, tác giả nhận thấy được sự hiệu quả
của nó mang lại, chủ yếu thơng qua ngơn ngữ cơ thể trong dạy học và các PT trực
quan trong dạy học như hình ảnh, phim ngắn. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu nghiên
cứu tác động của việc áp dụng hành vi phi ngôn ngữ trong dạy học tiếng Nga cũng

như cách áp dụng PT phi ngôn ngữ hiệu quả trong giao tiếp. Trong “Chủ đề “giao
tiếp phi ngôn ngữ” trong một số giáo trình giảng dạy tiếng Đức”, Vũ Thị Thu An
(2019) đã cung cấp được một số nội dung cơ bản về giao tiếp phi ngôn ngữ, trên
cơ sở đó tìm hiểu về chủ đề “giao tiếp phi ngơn ngữ” trong hai giáo trình Tangram
aktuell 3 và studio d B1. Qua bài viết, tác giả này đã thể hiện được sự chi phối
của các PT phi ngôn ngữ như ngơn ngữ cơ thể có sự ảnh hưởng đến việc giao tiếp
liên văn hóa.
Nguyễn Quang (2007) đã tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp phi
4


ngơn ngữ trên thế giới, qua đó cũng thể hiện được ý kiến của mình về các PT được
sử dụng (PT phi ngôn ngữ). Tác giả đã xác định phạm vi các yếu tố này thuộc về
hai kênh (ngôn thanh và phi ngôn thanh) bao gồm các yếu tố cận ngôn và ngoại
ngôn. Đồng thời, tác giả cũng thừa nhận hiệu quả của các PT phi ngôn ngữ trong
việc biểu lộ tình cảm, thái độ và quan hệ của các đối tượng giao tiếp. Đặc điểm
và lưu ý khi sử dụng các PT này trong “giao tiếp nội văn hóa” và “giao tiếp liên
văn hóa” cũng được tác giả bàn luận rất rõ ràng. Theo đó, việc sử dụng các PT
phi ngơn ngữ trong giao tiếp liên văn hóa là vấn đề cần được cân nhắc bởi “giao
tiếp phi ngôn từ văn hóa là hành vi theo nguyên tắc (rule-governed). Các quy tắc
này khống chế cả các yếu tố ngôn từ và phi ngôn từ của các thông điệp được
truyền tải” (Nguyễn Quang, 2007, tr.79).
Như vậy, qua tìm hiểu một số nghiên cứu về PT phi ngôn ngữ ở trong nước, đa
phần các tác giả đều thống nhất PT phi ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động giao
tiếp chủ yếu là ngơn ngữ cơ thể. Trong đó, nghiên cứu của Nguyễn Quang (2007)
có đóng góp nổi bật về việc xác định các PT phi ngôn ngữ thông qua hệ thống
phân loại của mình (gồm các đặc tính ngơn thanh, ngơn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật
thể và ngôn ngữ không gian). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc
xem xét các PT phi ngơn ngữ trong hình thức giao tiếp phổ biến, giao tiếp trực
tiếp, mà chưa bao qt đến hình thức giao tiếp gián tiếp thơng qua VB viết. Mặc

dù vậy, các nghiên cứu đã bước đầu nhận thức được vai trò cũng như giá trị biểu
đạt tình cảm, cảm xúc của các PT thuộc ngơn ngữ cơ thể trong hoạt động giao
tiếp.
• Một số nghiên cứu ở nước ngồi
Về PT phi ngơn ngữ, một số nghiên cứu của các nước khác trên thế giới cũng
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Tiêu biểu có tài liệu Nonverbal
Communication: Third Edition của Miller (1981), theo tác giả việc sử dụng PT
phi ngôn ngữ trong giao tiếp là thực sự cần thiết bởi vai trò của chúng trong một
số trường hợp giao tiếp mà ngơn ngữ khó mang lại hiệu quả, với một số hình thức
như nét mặt, mắt, ngữ điệu giọng nói, tiếp xúc (va chạm), tư thế và chuyển động
5


cơ thể, trang phục và không gian. Hai tác giả Ambady và Rosenthal (1998) cũng
nghiên cứu về hình thức giao tiếp phi ngơn ngữ (Nonverbal Communication), theo
đó, các PT phi ngơn ngữ được xem như các tín hiệu liên quan đến truyền đạt thông
tin cũng như việc tiếp nhận thông tin (Ambady & Rosenthal, 1998). Các tác giả
này cũng liệt kê một số kênh giao tiếp cơ bản như khuôn mặt, cơ thể, cử chỉ, giọng
nói và đặc biệt nhấn mạnh hai kỹ năng quan trọng trong giao tiếp phi ngơn ngữ
chính là kĩ năng mã hóa (encoding skills) và kĩ năng giải mã (decoding skills).
Nói về mã trong hoạt động giao tiếp phi ngôn ngữ, Burgoon, Guerrero và Floyd
(2016) trình bày rõ ràng hơn: “Mã là tập hợp các tín hiệu thường được truyền qua
một phương tiện hoặc kênh cụ thể” và vì vậy nên “Các mã giao tiếp phi ngôn ngữ
được xác định bởi giác quan của con người hoặc các giác quan mà chúng kích
thích” (Burgoon, Guerrero & Floyd, 2016, tr.19). Như vậy, PT phi ngôn ngữ qua
các nghiên cứu trên có thể được xem như các phương thức (modes) hoặc thậm chí
là mã giao tiếp phi ngôn ngữ (Nonverbal communication codes) được sử dụng
trong hoạt động giao tiếp,
Việc con người ngày càng được tiếp xúc với các VB đa phương thức là cơ sở
cho một số nghiên cứu khác bắt đầu tìm hiểu về các PT phi ngôn từ trong VB viết.

Nổi bật nhất là tài liệu “Reading Images, The Grammar of Visual Design” của
Kress và van Leeuwen (1996, 2006), hai tác giả này đã dựa trên lí thuyết về kí
hiệu học và các chức năng ngôn ngữ của Halliday cho rằng các thiết kế trực quan,
đặc biệt là hình ảnh trong VB, là một đơn vị thuộc kí hiệu học và nó hồn tồn có
ý nghĩa (ngữ pháp và ngữ nghĩa). Trong một nghiên cứu khác, “Multimodality, A
social semiotic approach to contemporary communication”, Kress (2010) có định
nghĩa rõ hơn về PT giao tiếp, trong đó điểm khu biệt PT phi ngôn ngữ với PT
ngôn ngữ chính là các PT ngoại trừ chữ viết: “Phương thức (mode) là một nguồn
tài nguyên kí hiệu học được định hình về mặt xã hội và văn hóa để tạo ý nghĩa.
Hình ảnh, chữ viết, bố cục, âm nhạc, cử chỉ, lời nói, hình ảnh, chuyển động, nhạc
phim và các đối tượng 3D là ví dụ về các phương thức được sử dụng trong trình
bày và giao tiếp” (Kress, 2010, tr.79).
6


Các cơng trình nghiên cứu khác như Norman (2010), Jing Liu (2013), Serafini
(2011),… chủ yếu dựa trên quan điểm của Kress và Leeuwen và chỉ chú trọng vào
các PT trực quan được sử dụng trong VB đa phương thức. Trong đó, Norman
(2010) có đóng góp quan trọng qua việc trình bày 6 chức năng phổ biến của đồ
họa bao gồm: trang trí (decoration), diễn tả (representation), tổ chức
(organization), giải thích (interpretation), chuyển đổi (transformation) và mở
rộng (extension).
Bên cạnh các hình ảnh trực quan, O’Brien, Anstey và Bull (2013) đã liệt kê
năm hệ thống kí hiệu học, ngoại trừ ngơn ngữ và trực quan cịn có âm thanh, cử
chỉ chuyển động và khơng gian. Như vậy, có thể thấy các PT phi ngơn ngữ mà tác
giả này đề xuất hồn tồn có thể được sử dụng trong cả hình thức giao tiếp trực
tiếp và giao tiếp gián tiếp. Chia và Chan (2017), “Re-defining “Reading” in 21st
Century: Accessing Multimodal Texts” cũng phân loại và mơ tả các phương thức
kí hiệu học thành có thể xem như một “phương tiện” để GV và HS đọc, nghe,
xem và hiểu các loại VB khác nhau, bao gồm: ngơn ngữ, lời nói, audio, hình ảnh

trực quan, không gian và chuyển động (Chia & Chan, 2017). Tuy nhiên, có thể
thấy các phương thức kí hiệu học của O’Brien, Anstey và Bull là phù hợp nhất, vì
ngơn ngữ có thể được tồn tại ở dạng viết và dạng lời nói, vì vậy mà một số PT phi
ngơn ngữ có thể bao gồm các PT thuộc trực quan, âm thanh, cử chỉ chuyển động
và khơng gian. Như vậy, có thể thấy qua một số nghiên cứu thuộc phạm vi nước
ngồi, vấn đề về PT phi ngơn ngữ được nghiên cứu một cách kỹ càng hơn. Các
tác giả đã bắt đầu xem xét đến các PT thuộc về phạm vi của kí hiệu học, bên cạnh
đó, các PT phi ngơn ngữ được đề xuất cũng hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được vấn
đề tiếp nhận và tạo lập VB trong các hình thức giao tiếp hiện nay.
Tóm lại, qua tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước về PT phi ngôn
ngữ, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu đều đã giới hạn được phạm vi của PT
phi ngôn ngữ, từ đó trình bày hệ thống phân loại các PT phi ngôn ngữ. Đồng thời,
các nghiên cứu cũng đã khái quát được một số vai trò của PT phi ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp (bao gồm cả giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp).
7


0.2.2. Nghiên cứu về việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương tiện phi
ngôn ngữ trong dạy đọc hiểu văn bản thơng tin
• Một số nghiên cứu trong nước
Sự xuất hiện các quan điểm khác nhau về VBTT trên thế giới kể từ nghiên cứu
của Duke (2000) đã thúc đẩy việc nghiên cứu ở Việt nam trở nên mạnh mẽ hơn.
CT Ngữ văn theo định hướng phát triển PC, NL (gọi tắt là CT Ngữ văn 2018) xác
định yêu cầu đọc hiểu đối với một số loại VB, trong đó, VBTT có một vị trí quan
trọng. Trong “Phác thảo Chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng
lực”, Bùi Mạnh Hùng xác định: “VB thông tin được hiểu theo nghĩa rộng của
thuật ngữ này, bao gồm cả những hình thức giao tiếp phi ngơn ngữ như tranh
ảnh, biểu đồ, logo, ma trận, phù hiệu,…” (Bùi Mạnh Hùng, 2014, tr.30-31). Ngồi
ra, một số tác giả khác cũng có những đóng góp quan trọng trong việc làm rõ các
đặc điểm của VBTT nhằm hướng đến việc dạy đọc hiểu trong nhà trường như

Dương Thị Hồng Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Nam (2015) với bài viết “Văn bản và
việc phân chia các loại văn bản”; Trịnh Thị Lan (2017) với “Ngôn ngữ học văn
bản và việc dạy đọc hiểu văn bản thông tin ở trường phổ thông”; Nguyễn Thị
Ngọc Thuý (2019) với “Vấn đề khái niệm và định hướng dạy học văn bản thơng
tin trong một số chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới” và Vũ Thị
Thu Hương (2019) với “Văn bản thông tin và vấn đề phát triển năng lực dạy học
đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học”;…Điểm thống nhất
của các nghiên cứu trên đó là đồng thời thừa nhận mục đích chính của VBTT
nhằm cung cấp thơng tin về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống tự nhiên, xã
hội. Bên cạnh đó, VB này cũng được chú ý bởi những đặc điểm riêng về nội dung
và hình thức.
Nghiên cứu về dạy đọc hiểu VBTT trong nhà trường cũng có những đóng góp
quan trọng; tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu vẫn cịn hạn chế do tính mới mẻ
của đối tượng. Trong bài viết “Định hướng về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin
trong các môn học ở trường phổ thơng”, Phạm Thị Thu Hiền (2020) đã trình bày
quan điểm về dạy các VB được xem là VBTT trong CT hiện hành:
8


“Nhiều bài học trong SGK môn Ngữ văn được biên soạn dưới dạng các VBTT
(như các bài nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ, các bài hướng dẫn HS kĩ năng
viết, các bài có chủ đề về các vấn đề xã hội,…), nhưng khi dạy các bài này, GV
chưa coi đó là VB mà HS cần đọc, khơng u cầu HS sử dụng các chiến thuật, kĩ
năng đọc VB để nhận biết, phân tích, đánh giá và sử dụng thơng tin đó” (Phạm
Thị Thu Hiền, 2020, tr.33).

Ngồi ra, tác giả này đã trình bày một cách khái quát về các định hướng dạy
đọc hiểu VBTT trong nhà trường ở các khía cạnh gồm: mục tiêu đọc hiểu, chuẩn
đọc hiểu, VB đọc hiểu, PPDH đọc hiểu. Trong đó, PPDH đọc hiểu được tác giả
đề cập một cách chung chung, đó là các “PPDH bộ mơn” mà GV có thể sử dụng.

Hai cơng trình nghiên cứu của Lã Thị Thanh Huyền (2018) và Ngô Thị Tiệp
(2020) về dạy đọc hiểu VBTT trong nhà trường THCS cũng trình bày được một
số đề xuất trong việc giúp HS hiểu được nội dung của VBTT; mặc dù vậy, các
nghiên cứu vẫn chưa tập trung vào việc tìm hiểu các PT phi ngơn ngữ đối với các
VBTT có sử dụng kết hợp phương thức thể hiện khác nhau ngồi PT ngơn ngữ.
Đỗ Ngọc Thống (2018) qua tài liệu “Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn
trung học cơ sở” cũng định hướng tổ chức cho HS đọc hiểu VBTT: xem xét đặc
điểm hình thức, nội dung và đánh giá về hình thức, nội dung của VB. Trong đó,
về hình thức, tác giả nhấn mạnh về yêu cầu đối với việc nghiên cứu các tranh ảnh,
biểu đồ, đồ thị, bản đồ,…Trong “Dạy đọc hiểu văn bản thông tin ở tiểu học”, Đỗ
Xuân Thảo (2021) cũng có cùng quan điểm: Việc dạy VBTT cần chú ý đến các
đặc điểm thuộc về hình thức của VB (các yếu tố hình thức ấy bao gồm cả các PT
phi ngơn ngữ); đồng thời, tìm hiểu vai trị, tác dụng của chúng trong việc thể hiện
nội dung thông tin (Đỗ Xuân Thảo, 2021, tr.1).
Trần Thị Ngọc (2016, 2017, 2020, 2021) là tác giả có nhiều đóng góp quan
trọng, tồn diện về VBTT1 và dạy đọc hiểu VBTT trong môn Ngữ văn. Trong bài
viết “Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ

Trong các nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng thuật ngữ “VB đa phương thức thuộc lĩnh
vực thơng tin” để nói về VBTT có kết hợp nhiều phương thức thể hiện khác nhau và thường
gọi tắt là “VB đa phương thức”.
1

9


văn”, Trần Thị Ngọc (2020a) nhấn mạnh việc cần phải khai thác mối quan hệ giữa
kênh chữ và kênh hình tĩnh, đồng thời HS cần “nêu được sự độc đáo của các hình
thức biểu đạt và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung, tư
tưởng,…” (Trần Thị Ngọc, 2020a, tr.25). Trong một bài viết khác, tác giả này đã

đề xuất sử dụng chiến thuật “Cộng tác ghi chú (thảo luận)” và “Câu hỏi kết nối
tổng hợp” nhằm khai thác các phương thức biểu đạt/ kênh trong VBTT (Trần Thị
Ngọc, 2020b). Tuy nhiên, việc đề xuất biện pháp chỉ dừng lại ở mức khái quát,
chưa có hướng dẫn, về yêu cầu cũng như cách thức thực hiện cụ thể. Cơng trình
nghiên cứu “Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong Chương trình Ngữ
văn trung học cơ sở” của Trần Thị Ngọc (2021) là một nghiên cứu mang lại nhiều
đóng góp và gần như đầy đủ nhất dựa trên sau các bài viết trước. Theo đó, các
biện pháp được đề xuất tổ chức trong dạy đọc hiểu VB đa phương thức như: Tìm
hiểu cách thể hiện thơng tin bằng nhiều kênh đa dạng; tìm hiểu bố cục của các
kênh biểu đạt,…
Như vậy, từ các nghiên cứu trong nước có thể thấy việc dạy HS tìm hiểu PT
phi ngôn ngữ trong VBTT thực chất là khai thác yếu tố hình thức của VB. Một số
nghiên cứu cũng bước đầu chú trọng vào việc tìm hiểu các vai trị, hiệu quả biểu
đạt của PT phi ngơn ngữ đối với VBTT.
• Một số nghiên cứu ở nước ngồi
Ở một số nước có nền giáo dục tiến bộ, sự ý thức về vai trò, hiệu quả biểu đạt
của các PT phi ngôn ngữ là cơ sở cho việc định hướng các biện pháp hướng dẫn
HS tìm hiểu các PT phi ngôn ngữ trong đọc hiểu VBTT ở nhà trường. Trong
nghiên cứu của mình, Liebfreund và Conradi (2016) đã tiến hành khảo sát HS tiểu
học và chú trọng vào việc rèn luyện cho HS một số kĩ năng trong quá trình đọc
hiểu VBTT (Liebfreund & Conradi, 2016), trong đó một số kĩ năng có thể được
sử dụng để hướng dẫn khai thác các PT phi ngôn ngữ như kĩ năng giải mã, kiến
thức nền tảng,…Bên cạnh đó, việc phát triển các kỹ năng đọc hiểu trực quan cho
HS trong quá trình đọc có thể được thể hiện qua việc yêu cầu HS “đọc hoặc giải
mã hình ảnh trực quan bằng cách thực hành các kĩ thuật phân tích thị giác” và
10


“viết hoặc mã hóa hình ảnh như một cơng cụ giao tiếp” (Heinich, Molenda, Rusell
& Smaldino, 1999, trích dẫn trong Westraadt, 2016). Hoạt động quan trọng trong

hướng dẫn HS tìm hiểu PT phi ngơn ngữ trong đọc hiểu VBTT cịn là hướng dẫn
HS quan sát.
Dự án “Viewing and Representing in the Middle Years” xem xét các phương
pháp giảng dạy và phản hồi của GV Canada theo yêu cầu của CT mới, trong đó
hướng dẫn HS quan sát các phương tiện là rất cần thiết “Quan sát là một q trình
tích cực tham gia và lĩnh hội các phương tiện trực quan như truyền hình, hình ảnh
quảng cáo, phim, sơ đồ, biểu tượng, ảnh, video, kịch, bản vẽ, điêu khắc và tranh
vẽ” (Begoray, 2002, tr.4).

Vấn đề hình thành và phát triển kỹ năng đọc hiểu trực quan cho HS thông qua
hướng dẫn tìm hiểu các PT phi ngơn ngữ trong VBTT cịn được cụ thể hóa thơng
qua sử dụng các chiến lược dạy đọc. Duke (2004) trong “The case for
Informational text” đã đề xuất 8 chiến lược đã qua thực nghiệm và nhận thấy có
hiệu quả trong đọc hiểu VBTT nói chung bao gồm:
• Theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết
• Kích hoạt và áp dụng các kiến thức nền có liên quan
• Đặt câu hỏi
• Think aloud
• Khám phá cấu trúc VB
• Đưa ra suy luận
• Thiết kế các trình bày trực quan
• Tóm tắt
(Duke, 2004, trích dẫn trong Knoenig, 2018)
Tương tự, Westraadt (2016) đã dựa trên các chiến lược nhận thức của một số
tác giả (Block, Grambrell & Pressley, 2002; Duke & Pearson (2002)) và xác định
các chiến lược có thể áp dụng cho phân tích nghệ thuật2: Kích hoạt kiến thức nền;

“Nghệ thuật” (“Art” hay “Visual art”) được tác giả sử dụng với nghĩa là các hình thức nghệ
thuật trực quan được tác giả/ nghệ sĩ thiết kế như ảnh chụp, tranh vẽ, đồ họa được thiết kế,…
2


11


theo dõi sự hiểu biết; đặt câu hỏi; đưa ra suy luận; kết nối; tổng kết và đúc kết
suy luận; tổng hợp. Theo đó các chiến lược này cần được sử dụng một cách tuần
tự, bám sát quá trình bắt đầu từ trước khi đọc đến xử lý và trình bày kết luận thể
hiện sự hiểu biết.
Sử dụng câu hỏi trong hướng dẫn HS đọc hiểu VBTT cũng là một chiến lược
hiệu quả mà nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ. James và Carter
(2006) tập trung làm rõ các kiểu câu hỏi trong hướng dẫn HS hiểu VBTT như:
Câu hỏi đối ứng (REQUEST), Câu hỏi – Trả lời – Phản hồi (QAR), và đặt câu
hỏi cho tác giả (QtA). Bài viết “Visual Images Interpretive Strategies in
Multimodal Texts” của Jing Liu đã có nhiều đóng góp qua các chiến lược diễn
giải hình ảnh trong VB đa phương thức gồm: Chiến lược siêu diễn giải; chiến
lược tri giác; chiến lược phân tích và chiến lược văn hóa xã hội. Trong đó, cơng
cụ chính vẫn là câu hỏi nhằm khai thác những phản hồi và điều hướng HS tìm
hiểu hình ảnh trong VB. Cũng nghiên cứu về câu hỏi trong hướng dẫn HS đọc
hiểu các PT trực quan trong VB đa phương thức, Serafini (2011) bày tỏ quan điểm
về sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học, tập trung vào hướng dẫn HS phân tích
các yếu tố trong hình ảnh gồm bố cục, phối cảnh và biểu tượng trực quan. Ví dụ:
“Cái gì gây chú ý bạn đầu tiên khi quan sát?; màu sắc chủ đạo là gì? Chúng có
tác dụng gì đối với bạn trong tư cách là người đọc?; tác giả đang cố gắng thu hút
bạn về điều gì thơng qua các đường nét, màu sắc, độ tương phản, cử chỉ và ánh
sáng chủ đạo?...”. Như vậy, qua một số nghiên cứu có thể thấy việc sử dụng phối
hợp các chiến lược khác nhau trong dạy HS tìm hiểu các PT phi ngơn ngữ trong
đọc hiểu VBTT là vơ cùng quan trọng; trong đó, việc sử dụng câu hỏi mang lại
hiệu quả đặc biệt trong việc định hướng hoạt động nhận thức và theo dõi khả năng
hiểu của HS trong quá trình đọc các VBTT ở dạng đa phương thức.
Dựa trên kết quả của một số nghiên cứu trong và ngồi nước, người viết nhận

thấy tình hình nghiên cứu về PT phi ngơn ngữ và vấn đề dạy HS tìm hiểu PT phi
ngơn ngữ trong đọc hiểu VBTT trong nhà trường tồn tại một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, cho đến nay, PT phi ngôn ngữ đã trở thành một đối tượng được
12


nghiên cứu rộng rãi cả trong và ngoài trước (mặc dù số lượng nghiên cứu trong
nước vẫn còn hạn chế). Đồng thời, qua các nghiên cứu, có thể thấy PT này cũng
được xác định một số vai trò nổi bật như: Khả năng biểu nghĩa (mang thông tin)
và biểu đạt tình cảm, cảm xúc; khả năng tác động nhận thức, tâm lý đến đối tượng
tiếp nhận;…Tuy nhiên, một số tác giả chỉ đơn thuần chú trọng vào hiệu quả sử
dụng PT phi ngơn ngữ trong một hình thức giao tiếp chủ yếu (giao tiếp trực tiếp).
Thứ hai, việc dạy HS tìm hiểu các PT phi ngơn ngữ trong đọc hiểu VBTT đặt
ra vấn đề về sử dụng chiến lược đọc, theo đó, nhiều nghiên cứu cũng đề xuất được
một số chiến lược có thể mang lại hiệu quả cho giờ đọc hiểu VBTT có sự kết hợp
nhiều phương thức thể hiện khác nhau.
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi thực nghiệm nghiên cứu này nhằm đề xuất một số biện pháp hướng
dẫn HS tìm hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thông tin.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tơi tập trung vào những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở khoa học (cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn) làm căn
cứ đề xuất các biện pháp.
Thứ hai, đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện phi
ngôn ngữ trong đọc hiểu văn bản thông tin.
Thứ ba, thiết kế KHBD và tiến hành thực nghiệm. Qua đó đánh giá tính khả
thi của các biện pháp và đề xuất giải pháp điều chỉnh (nếu có).
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

0.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính là các
biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong đọc hiểu
VBTT.
0.4.2. Phạm vi nghiên cứu
13


Căn cứ trên đối tượng nghiên cứu, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của
đề tài và các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu PT phi ngôn ngữ trong đọc
hiểu VBTT mà chúng tôi sẽ đề xuất chủ yếu tập trung vào các YCCĐ về đọc hiểu
VBTT trong CT Ngữ văn 2018, thể hiện qua một số YCCĐ về đọc hiểu hình thức
(đối với cấp THPT) và liên hệ, so sánh, kết nối (đối với cấp THCS). Bên cạnh đó,
các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu về PT phi ngơn ngữ tập trung vào các khía
cạnh như nhận biết PT phi ngơn ngữ, đọc hiểu thơng tin từ PT phi ngơn ngữ và
tìm hiểu hiệu quả biểu đạt của các PT phi ngôn ngữ.
Thứ hai, phạm vi các VBTT được khai thác và tìm hiểu xoay quanh các dạng
VBTT mà CT Ngữ văn đã yêu cầu dạy HS đọc ở cấp THCS và THPT, tiêu biểu
như: VBTT thuật lại một sự kiện (Lớp 6); VB giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong
trò chơi, hoạt động (Lớp 7); VBTM giải thích một hiện tượng tự nhiên (Lớp 8);
VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử (Lớp 9), VBTT tổng
hợp: VBTM có lồng ghép một hay nhiều yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận (Lớp 10, 11, 12).
Thứ ba, phạm vi thực nghiệm các biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu PT phi
ngơn ngữ trong đọc hiểu VBTT mà chúng tôi giới hạn là đối tượng HS cấp THPT,
cụ thể là ở lớp 10.
0.5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về phương tiện phi ngôn
ngữ, văn bản thông tin và một số phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông

tin.
- Về mặt thực tiễn:
+ Đề xuất một số biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện phi ngôn
ngữ trong đọc hiểu VBTT.
+ Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
0.6. Giả thuyết nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học tìm
14


×