Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Phát triển kĩ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5 thông qua phương pháp luyện theo mẫu theo chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thu Vân

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THEO MẪU
(Theo chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thu Vân

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THEO MẪU
(Theo chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn 2018)
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ XUÂN YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
theo yêu cầu học tập. Các số liệu, kết quả và những kết luận nghiên cứu được trình
bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

Trần Thị Thu Vân


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được cơng trình nghiên cứu “Phát triển kĩ năng viết văn tả
người cho HS lớp 5 thông qua phương pháp luyện theo mẫu (theo chương trình
giáo dục phổ thơng Ngữ văn 2018)”, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình
của quý thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè và HS.
Trước hết, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin bày tỏ lời cảm ơn của
mình tới TS. Nguyễn Thị Xuân Yến, người đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn sự dạy dỗ, giúp đỡ của quý thầy cơ giáo và Phịng Sau Đại học
của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh trong suốt 2 năm qua, giúp tơi có
được những kiến thức, kĩ năng, phương pháp nghiên cứu để có thể thực hiện được
luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Thầy cô, HS
các trường tiểu học: Trường Trung - Tiểu học Pétrus Ký, Trường Tiểu học Bình
Qưới, Trường Tiểu học Tương Bình Hiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thành

luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã quan tâm,
chia sẻ, động viên tôi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt q trình thực hiện luận
văn.

Tác giả

Trần Thị Thu Vân


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI CHO HS LỚP 5 THÔNG
QUA PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THEO MẪU................................. 11
1.1. Viết văn tả người ............................................................................................... 11
1.1.1. Văn tả người ............................................................................................... 11
1.1.2. Kĩ năng viết văn ......................................................................................... 14
1.2. Phương pháp luyện theo mẫu và dạy học theo mẫu cho HS tiểu học ............... 30
1.2.1. Khái niệm về “mẫu” và mẫu ngôn ngữ ...................................................... 30
1.2.2. Phương pháp luyện theo mẫu ..................................................................... 32
1.2.3. Vai trò ý nghĩa của việc dạy học theo mẫu ................................................ 34
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 5 đối với quá trình tạo lập ngơn bản, văn
bản và mơ phỏng, bắt chước ngôn ngữ..................................................................... 36
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 5 đối với quá trình tạo lập văn bản ...... 36

1.3.2. Đặc điểm tâm lý của HS lớp 5 đối với vấn đề mô phỏng, bắt chước
ngôn ngữ .................................................................................................... 38
1.4. Dạy học văn tả người lớp 5 theo Chương trình giáo dục phổ thơng mơn
Ngữ văn 2018 ........................................................................................................... 39
1.4.1. Mục tiêu dạy học văn tả người lớp 5.......................................................... 39
1.4.2. Nội dung giáo dục ...................................................................................... 40
1.4.3. Định hướng về PPDH-kiểm tra đánh giá ................................................... 41
1.5. Thực trạng viết văn tả người của HS lớp 5 ....................................................... 42
1.5.1. Thực trạng dạy học viết văn theo mẫu ....................................................... 42
1.5.2. Thực trạng viết văn tả người của HS lớp 5 nhìn từ sản phẩm học tập ....... 62
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 69
Chương 2. XÂY DỰNG NGUỒN NGỮ LIỆU DẠY HỌC VĂN TẢ
NGƯỜI CHO HỌC SINH LỚP 5 ĐỂ THỰC HIỆN
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THEO MẪU ........................................ 71


2.1. Các nguyên tắc xây dựng................................................................................... 71
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học tạo lập văn bản miêu tả người ..... 71
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu rèn kĩ năng viết văn tả người thông qua
luyện tập .................................................................................................... 72
2.1.3. Nguyên tắc tích lũy và phát triển ............................................................... 72
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng và sáng tạo, khơng rập khn
theo mẫu .................................................................................................... 73
2.2. Các tiêu chí xây dựng ngữ liệu .......................................................................... 73
2.2.1. Đảm bảo mục tiêu rèn các kĩ năng viết văn tả người ................................. 74
2.2.2. Đảm bảo đa dạng và phong phú về hình thức, nội dung văn bản .............. 74
2.2.3. Đảm bảo sự phù hợp với khả năng ngôn ngữ, vốn sống của HS lớp 5 ...... 74
2.2.4. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm nhận thức, cảm xúc của HS lớp 5 ...... 75
2.3. Quy trình và cách thức sử dụng ......................................................................... 75
2.4. Định hướng triển khai........................................................................................ 79

2.4.1. Nhóm mẫu rèn kĩ năng chuẩn bị cho việc sản sinh văn bản ...................... 84
2.4.2. Nhóm kĩ năng viết văn bản ........................................................................ 95
2.4.3. Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả ................................................................ 118
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 128
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 129
3.1. Khái quát về thực nghiệm................................................................................ 129
3.1.1. Nguyên tắc thực nghiệm .......................................................................... 129
3.1.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 129
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 130
3.1.4. Quá trình thực nghiệm ............................................................................. 130
3.1.5. Thời gian, mục đích, phạm vi, đối tượng thực nghiệm ............................ 131
3.2. Kết quả thực nghiệm, nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm ...................... 133
3.2.1. Đề kiểm tra ............................................................................................... 133
3.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 133
3.2.3. Kết quả sau thực nghiệm .......................................................................... 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 149
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung viết tắt

Chữ viết tắt của nội dung viết tắt

Giáo viên

:

GV


Học sinh

:

HS

Tập làm văn

:

TLV

Sách giáo khoa

:

SGK

Thực nghiệm

:

TN

Đối chứng

:

ĐC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.

Các nhóm kĩ năng dựa trên các giai đoạn sản sinh văn bản ................. 17
Các nhóm kĩ năng dựa trên lí thuyết hoạt động lời nói. ....................... 18
Bảng thơng tin khảo sát GV, PH, HS ................................................... 44
Thâm niên công tác và thâm nhiên dạy lớp 5 của GV .......................... 44
Trình độ của GV ................................................................................... 45

Bảng 1.6.

Bảng thống kê thời gian hướng dẫn con làm bài tập của một số
nhóm ngành nghề .................................................................................. 46

Bảng 1.7.

Bảng thống kê nhận thức của GV về phương pháp dạy học văn
tả người. ................................................................................................ 47

Bảng 1.8.

Bảng thống kê nhận thức của GV về phương pháp luyện

Bảng 1.9.


theo mẫu. ............................................................................................... 47
Bảng thống kê nhận thức của GV về cách xử lí khi có HS sao

chép văn mẫu. ....................................................................................... 49
Bảng 1.10. Bảng thống kê nhận thức về mục đích dùng văn mẫu của PH, HS ...... 50
Bảng 1.11. Bảng thống kê nhận thức của PH về tác dụng của văn mẫu đối với
việc học văn của trẻ. ............................................................................. 51
Bảng 1.12. Bảng thống kê lí do thích học văn tả người của HS ............................. 52
Bảng 1.13. Bảng thống kê lí do khơng thích học văn tả người của HS .................. 53
Bảng 1.14. Bảng thống kê nhận thức của GV về những khó khăn trong dạy
học văn tả người. ................................................................................... 54
Bảng 1.15. Bảng thống kê tình hình sử dụng văn mẫu của HS, PH lớp 5. ............. 55
Bảng 1.16. Bảng thống kê nhận thức của GV, PH về cách lựa chọn văn mẫu. ...... 57
Bảng 1.17. Bảng thống kê mức độ sử dụng các hình thức dạy học theo mẫu
trong văn tả người. ................................................................................ 58
Bảng 1.18. Bảng thống kê cách triển khai mẫu GV đã sử dụng khi tổ chức dạy
học văn tả người cho HS lớp 5. ............................................................ 59
Bảng 1.19. Bảng thống kê những giải pháp của GV, PH lớp 5 trong quá trình
dạy TLV tả người. ................................................................................. 61
Bảng 1.20.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Kết quả khảo sát bài viết văn tả người của HS ..................................... 63
Các bài lựa chọn thực nghiệm ............................................................ 129
Thông tin lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ..................................... 132
So sánh kĩ năng viết văn giữa 2 nhóm TN và ĐC .............................. 132

Kết quả đánh giá bài văn tả người thân của lớp TN và ĐC sau TN ... 135


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.

Mức độ nhận thức của GV về phương pháp luyện theo mẫu ........... 48

Biểu đồ 1.2.

Nhận thức của PH về tác dụng của văn mẫu đối với việc học
văn của trẻ......................................................................................... 51

Biểu đồ 1.3.

Lí do thích học văn tả người của HS ................................................ 52

Biểu đồ 1.4.

Lí do khơng thích học văn tả người của HS ..................................... 53

Biểu đồ 1.5.

Mức độ nhận thức của GV về những khó khăn trong dạy học
văn tả người. ..................................................................................... 54

Biểu đồ 1.6.

Tình hình sử dụng văn mẫu của GV, HS, PH lớp 5 ......................... 56


Biểu đồ 1.7.

Mức độ nhận thức của GV, PH về cách lựa chọn văn mẫu.............. 57

Biểu đồ 1.8.

Các cách triển khai mẫu GV đã sử dụng khi tổ chức dạy học
văn tả người cho HS lớp 5. ............................................................... 60

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá bài văn tả người thân của lớp TN và ĐC sau
TN ................................................................................................... 135


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kĩ năng viết đoạn văn, văn bản là một trong những kĩ năng mang tính chất
thực hành tổng hợp và sáng tạo. Khác với các kĩ năng đọc, nói, nghe, kĩ năng viết
đoạn văn, văn bản hình thành cho người học năng lực sử dụng các kiến thức tổng
hợp và kĩ năng tiếng Việt vốn có, đặc biệt là rèn cho học sinh (HS) kĩ năng sản sinh
văn bản.
Trong hệ thống các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, luyện theo
mẫu là phương pháp dạy học tiếng phổ biến, giúp HS có nhiều cơ hội luyện tập theo
những khuôn khổ nhất định, hình thành thói quen dùng ngơn ngữ đúng ngay từ đầu.
Phần lớn hoạt động dạy học tiếng đều cần đến mẫu, thông qua mẫu giáo viên (GV)
hướng HS đến các quy tắc cụ thể, có tác dụng hướng dẫn thực hành. Do vậy,
phương pháp luyện theo mẫu chiếm một ưu thế nhất định trong rèn kĩ năng cho HS
nói chung và kĩ năng viết đoạn văn, văn bản nói riêng.
Kế thừa và phát huy những ưu điểm cả về nội dung lẫn phương pháp của
chương trình trước, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 nêu rõ:

“vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm
của các chương trình mơn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.”
Chương trình tiếp tục với mục đích dạy viết “rèn tư duy và cách viết, qua đó giáo
dục phẩm chất và phát triển nhân cách HS” thông qua dạy viết đoạn văn, văn bản.
Đồng thời, Chương trình cũng nêu rõ yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết đoạn văn, văn
bản của HS lớp 5 “viết được bài tả người có sử dụng so sánh, nhân hóa và những từ
ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả” giúp người học sau khi
học xong có thể tái hiện lại hình ảnh người được tả thơng qua ngoại hình, cử chỉ,
điệu bộ,… dưới góc nhìn của người quan sát một cách chân thực.
Trên thực tế, việc dạy - học văn miêu tả hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập.
Thứ nhất, trong quá trình giảng dạy, một số GV còn nhầm lẫn giữa phương pháp
luyện theo mẫu với các phương pháp dạy học khác, chưa nắm rõ các bước tiến hành
của phương pháp dẫn đến dùng mẫu chưa đúng. Thứ hai, kiến thức của HS về đối
tượng, miêu tả còn hạn chế dẫn đến khi làm bài nhiều HS không hề nắm được đặc


2
điểm đối tượng mình đang tả và đã viết khơng chân thực, dẫn đến việc viết rập
khn. Tình trạng HS chỉ có thể tả những gì GV đã hướng dẫn mà không thể tả
những đối tượng khác là phổ biến. Người ta đổ lỗi cho GV, cho chương trình, cho
sách giáo khoa (SGK), cho áp lực điểm số… và cho văn mẫu. Một số người cho
rằng, việc cho HS đọc văn mẫu chính là “bóp nghẹt cảm xúc” của các em. Văn mẫu
làm HS nói dối, khiến các em "tự nhiên" với những lời "nói dối" trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề một cách khách quan hơn, ta sẽ thấy rằng văn mẫu
khơng có lỗi. Phương pháp "Luyện tập theo mẫu” là một trong những phương pháp
dạy học ngôn ngữ cơ bản, việc dạy làm văn theo mẫu chính là việc tn thủ phương
pháp đó. Mỗi một bài văn mẫu có chất lượng sẽ là một bức tranh bằng ngôn từ của
cuộc sống, giúp các em trải nghiệm. Đề cập đến phương pháp này, chương trình
giáo dục phổ thông 2018 đã đặt phương pháp luyện theo mẫu ở vị trí đầu tiên trong
các phương pháp dạy học viết. Chương trình cũng xác định các yêu cầu cần đạt về

kĩ năng viết đoạn văn, văn bản bao gồm quy trình viết và thực hành viết. Từ đó thấy
rằng luyện theo mẫu đóng một vai trị nhất định trong việc dạy học văn của trẻ.
Vậy thế nào là “luyện tập theo mẫu?”, “Cần dạy học thế nào để không bị rập
khuôn theo “mẫu?”, “Bằng cách nào để người dạy, người học hiểu đúng về mẫu”,
“GV tạo mẫu và hướng dẫn người học sử dụng mẫu ra sao để mang lại kết quả
mong đợi?”. Để giải đáp những băn khoăn này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Phát triển kĩ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5 thơng qua phương pháp
luyện theo mẫu (Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều bài nghiên cứu ở trong nước đã bàn luận và có những kết luận về dạy
học văn miêu tả. Cụ thể như sau: Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, Lê
Phương Nga, Nguyễn Trí, Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả của
Nguyễn Trí, Luyện văn miêu tả ở Tiểu học của Vũ Khắc Tuân. Các bài viết đã đề
cập đến khái niệm, đặc điểm và đối tượng, phân bố thời lượng dạy học văn miêu tả
trong nhà trường tiểu học hiện nay.
Cùng với tầm quan trọng trong dạy học văn miêu tả, thì yếu tố quan trọng giúp
phát triển các kĩ năng viết văn, đó chính là những phương pháp mà GV sử dụng.


3
Đáng kể như các cơng trình nghiên cứu: Phương pháp dạy học tiếng Việt, Lê A (chủ
biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Tốn, Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn
từ tiểu học của Hồng Hịa Bình, Nguyễn Minh Thuyết, Phương pháp dạy học tiếng
Việt (2 tập) do nhóm tác giả Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga biên soạn,
Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới (Nguyễn Trí). Các tác
giả đã cung cấp những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học: đối tượng, nhiệm vụ của
phương pháp dạy học tiếng Việt, các nguyên tắc dạy học tiếng Việt, cơ sở lí luận và
thực tiễn của việc xây dựng phương pháp dạy học tiếng Việt, sử dụng thiết bị và đồ
dùng để dạy học tiếng Việt,…
Đối với phương pháp rèn luyện theo mẫu, các giáo trình nghiên cứu về

phương pháp dạy học tiếng Việt đã xem đó là một trong những phương pháp đặc
thù trong dạy học tiếng. Đáng chú ý là trong giáo trình Phương pháp dạy học tiếng
việt của Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Tốn. Nhóm tác giả đã
trình bày về một số phương pháp mang tính đặc thù cho việc dạy học tiếng Việt
trong nhà trường như phương pháp phân tích ngơn ngữ, phương pháp luyện theo
mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp,…Mỗi phương pháp đều được trình bày cụ
thể về bản chất, đặc trưng, các thao tác, quy trình thực hiện, phạm vi có thể áp dụng.
Về bản chất của phương pháp luyện theo mẫu, theo các tác giả, “đó là phương pháp
mà thầy giáo chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn HS
phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chước mẫu đó một cách
sáng tạo vào lời nói của mình”. Các bước cụ thể thực hiện phương pháp này mà
giáo trình đã nêu gồm: cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói; GV hướng dẫn
HS phân tích mẫu theo một số yêu cầu; HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của
mình; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Giáo trình cũng nhấn mạnh đến tính khả
thi của các phương pháp trong thực tế dạy học. Mỗi phương pháp có đặc thù và chỗ
mạnh riêng, GV phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo mới thu được kết quả mong
muốn.
Với cơng trình nghiên cứu Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học,
tác giả Hồng Hịa Bình – Nguyễn Minh Thuyết đã trình bày khá rõ về phương
pháp luyện theo mẫu. Theo tác giả: “Rèn luyện theo mẫu là vận dụng kiến thức, kỹ


4
năng đã học hoặc mơ hình đã biết vào thực hành nhằm củng cố, nâng cao kiến
thức, kỹ năng”. Các tác giả cũng hướng dẫn biện pháp phân tích theo mẫu và xây
dựng hai loại bài tập theo mẫu: bài tập nhận diện đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ và
bài tập tạo lập văn bản.
Hay trong giáo trình “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Hoàng Thị
Tuyết (2016) khi nói về dạy học thể loại tập làm văn (TLV) ở tiểu học, tác giả
khẳng định: “Học lí thuyết về về cách làm một thể loại văn thông qua bài hoặc đoạn

văn mẫu là học kinh nghiệm của người làm văn giỏi hơn.” Ở bài viết này, tác giả đã
chỉ rõ việc vận dụng phương pháp học theo mẫu nhìn từ chương trình tiểu học sau
năm 2000 và chương trình cải cách giáo dục, đồng thời đề cập một số hình thức dạy
học, các phương diện và tiến trình thực hiện phương pháp học lí thuyết thể loại làm
văn theo mẫu.
Từ bài viết “Dạy làm văn theo mẫu, nhìn từ tiểu học”, Lê Ngọc Tường Khanh
(2014) đã đề cập và phân tích thực tế sử dụng phương pháp luyện theo mẫu trong
dạy học TLV hiện nay và đề xuất một số cách thức cải tiến việc sử dụng phương
pháp này.
Cơng trình nghiên cứu “Kết hợp hai phương pháp giao tiếp và luyện theo mẫu
trong dạy học phân môn TLV ở tiểu học” của tác giả Ngô Quỳnh Liên đã khẳng
định vai trò của phương pháp luyện theo mẫu khi kết hợp với phương pháp giao tiếp
trong dạy học TLV ở tiểu học và đề xuất quy trình kết hợp hai phương pháp này.
Quan điểm về vai trò của dạy học văn mẫu và vấn đề rèn kĩ năng viết văn cho
HS cũng được nghiên cứu và bàn luận. Cụ thể, Lê Xuân Mậu cho rằng “Đã là học
một kĩ năng thì phải học theo mẫu, phải học làm theo một quy trình.” Đồng quan
điểm trên, Giáo sư Lê Phương Nga cũng viết “Dạy các tri thức Tiếng Việt, GV phải
hình rõ sản phẩm mẫu của quá trình dạy học: Một lời nói đúng chuẩn ngơn ngữ,
chuẩn văn hóa ra sao, một trang viết đúng chuẩn đẹp như thế nào, … một bài TLV
được viết cụ thể ra sao… Nếu không xác định được mục tiêu trên, chúng ta sẽ như
người đi khơng có hướng và khơng biết dẫn dắt HS đi đâu, bằng cách nào.”
Ngoài ra, để làm cơ sở tìm hiểu, sử dụng đạt hiệu quả phương pháp luyện theo
mẫu, bài viết cịn chú ý đến các cơng trình nghiên cứu về sự đổi mới trong phương


5
pháp giảng dạy tiếng Việt cũng như những áp lực đổi mới phương pháp dạy học
theo chương trình Ngữ văn 2018 như: Vấn đề lựa chọn phương pháp và phát triển
kĩ năng trong dạy tiếng (Vũ Văn Thi), Một số xu hướng lý thuyết của việc dạy học
tiếng mẹ đẻ trong nhà trường (Nguyễn Thị Thanh Bình),…

Bên cạnh đó, các tác giả ngoài nước cũng đề cập đến văn miêu tả. Theo Tara
(1998), văn bản miêu tả (Decriptive Writing) là “một thể loại văn bản phát triển
hình tượng thơng qua việc sử dụng từ/ cụm từ chỉ giác quan và các biện pháp tu từ.
Một văn bản miêu tả tốt làm cho người đọc liên tưởng đến những bài thơ hay, một
đoạn văn sống động, giúp người đọc hình dung rõ nét về khung cảnh rừng núi, bãi
biển hay một thành phố lớn trong những đoạn văn, đoạn thơ đó, làm cho học tin
các hoạt động, câu chuyện, cảm xúc của những đối tượng miêu tả là có thật.” John
Schacter nêu ra đặc trưng văn miêu tả tạo bởi các yếu tố: các chi tiết giác quan sống
động, ngôn ngữ chính xác, cụ thể bằng cách dùng các tính từ đặc biệt, danh từ, động
từ hoạt động, các so sánh, động từ mạnh, ngôn ngữ văn chương nghệ thuật (như lối
so sánh, ẩn dụ, cường điệu); bài văn miêu tả phải giàu cảm xúc bằng cách sử dụng
các tính từ chỉ cảm xúc. Hay Adam Bushnell, Rob Smith, David Waugh (2019)
trong Modelling exciting writing: A guide for primary teaching đã khẳng định “Để
dạy viết hiệu quả, giáo viên phải có khả năng viết mẫu cho trẻ một cách hiệu quả.
Trẻ phải nắm vững quy trình viết, tái hiện, chỉnh sửa và viết những tác phẩm cuối
cùng.”
Mặc dù các giáo trình, các tài liệu và các bài viết trên không đề cập trực tiếp
đến vấn đề mà đề tài quan tâm nhưng chính các cơng trình trên là những định
hướng, những gợi ý quý báu giúp người thực hiện xây dựng và đưa ra các nguồn
tìm kiếm văn mẫu đáng tin cậy. Từ đó, chúng tơi triển khai các chiến lược dạy học
viết văn miêu tả thông qua phương pháp luyện theo mẫu nhằm phát triển, rèn luyện
kĩ năng viết văn, dần hình thành cho HS thói quen phân tích và học theo mẫu.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Xây dựng được nguồn ngữ liệu mẫu dùng để dạy học văn tả người có tính
khoa học, tính sư phạm, tính khả thi;


6
- Chỉ ra được một số định hướng sử dụng mẫu gắn với từng kĩ năng viết văn
miêu tả, góp phần giúp HS lớp 5 phát triển kĩ năng viết văn tả người.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành các nhiệm vụ sau đây:
(1) Nghiên cứu những vấn đề về lí luận liên quan đến đề tài; Tìm hiểu thực
tiễn dạy và học văn tả người của HS lớp 5;
(2) Xây dựng nguồn ngữ liệu mẫu dùng để dạy học văn tả người;
(3) Nghiên cứu các định hướng sử dụng mẫu gắn với từng kĩ năng viết văn
miêu tả phát triển kĩ năng viết văn tả người cho HS lớp 5 thông qua hoạt động dạy
học;
(4) Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và tác động của sử
dụng mẫu gắn với từng kĩ năng viết văn miêu tả phát triển kĩ năng viết văn tả người
cho HS lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu, tơi sử
dụng các phương pháp chủ yếu sau:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Phương pháp hồi cứu tư liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để tìm hiểu, phân
tích các tài liệu về dạy học TLV nói chung; thực trạng khả năng viết văn miêu tả
của HS lớp 5; tâm sinh lí học trẻ em, phương pháp luyện theo mẫu; các cơng trình
nghiên cứu, bài báo khoa học phân tích, đánh giá về khả năng viết của HS tiểu học
làm căn cứ để xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm sắp xếp các tài liệu khoa
học thành một hệ thống với các mảng chính có liên quan trực tiếp đến đề tài. Trên
cơ sở đó, xây dựng ngữ liệu và đề xuất các kĩ thuật triển khai cụ thể cho phương
pháp luyện theo mẫu phát triển kĩ năng viết văn miêu tả cho HS. Mặt khác, việc
phân loại và hệ thống này sẽ góp phần giúp cho người thực hiện nắm vững hơn
những vấn đề liên quan đến đề tài, dễ dàng khi tìm kiến thơng tin, kiến thức khoa
học phục vụ cho đề tài.



7
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra
Mục đích: khảo sát ý kiến GV, HS về khả năng viết văn miêu tả ở trường tiểu
học hiện nay để thấy được thực trạng của vấn đề; tìm hiểu sự phù hợp và cần thiết
của các văn bản thực nghiệm. Lắng nghe và ghi nhận những đề xuất, giải pháp từ
GV về việc phát triển kĩ năng viết văn tả người cho HS thông qua phương pháp
luyện tập theo mẫu.
Đối tượng: Nhóm HS thực nghiệm, GV chủ nhiệm
Cách thực hiện: Quy trình điều tra, phỏng vấn sẽ bao gồm:
- Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn GV chủ nhiệm và nhóm HS thực nghiệm.
- Tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến GV chủ nhiệm, lấy ý kiến của HS và
phỏng vấn GV chủ nhiệm.
- Thu lại các phiếu đã phát và tổng hợp.
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng mẫu gắn với từng
kĩ năng viết văn miêu tả nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra.
Mơ hình thực nghiệm: thực nghiệm có tác động
Chúng tơi sẽ tiến hành thực nghiệm trên hai nhóm HS ở lớp 5 (nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng) tương đồng nhau về các mặt như: trình độ - thâm niên
công tác của GV, mức độ phát triển nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện giáo
dục của trẻ. Ngồi ra, chúng tơi cịn tiến hành đo đầu vào thực nghiệm để đảm bảo
trẻ ở hai nhóm có kĩ năng viết văn như nhau. Hai nhóm sẽ được sử dụng chung một
ngữ liệu giảng dạy nhưng có sự khác biệt về phương pháp tác động.
Tác động và đo kết quả ở cả hai nhóm sau khi thực nghiệm.
Kiểm nghiệm số liệu: Kết quả thực nghiệm được phân tích và tổng hợp theo
các tiêu chí đánh giá, xếp loại cho HS cả về định lượng và định tính.
Về mặt định tính: phân tích và đánh giá kết quả các tư liệu thu thập được dựa
vào phiếu điều tra, các biên bản quá trình thực nghiệm, các biên bản ghi chép, trao
đổi với GV dạy thực nghiệm.



8
Về mặt định lượng: đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu bằng một số
công thức thống kê tốn học như: tính %, tính trung bình mẫu,…
5.3. Phương pháp thống kê, mơ tả
Mục đích: Thống kê, phân loại, so sánh hệ thống các cứ liệu đã thu thập được
để tiện cho việc phân tích, đánh giá và rút ra kết luận, một số đề nghị trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Đối tượng: Các phiếu lượng giá, phiếu thăm dị, phỏng vấn.
Cách thực hiện:
Quy trình thống kê thơng tin sẽ gồm các bước:
- Thu nhận lại các phiếu đã phát.
- Tiến hành thống kê thông tin bằng các cơng thức tốn học hỗ trợ của Excel
và mạng Internet.
- Rút ra kết luận từ những con số thống kê.
Ngoài ra, nhóm các phương pháp này cũng được sử dụng trong đề tài ở quá
trình khảo sát, phỏng vấn GV lớp 5 về khả năng học tập và tiếp thu văn tả người của
HS lớp 5. Ý kiến của các GV lớp, những thông tin ghi nhận được trong nhật kí thực
nghiệm cũng sẽ được phân tích để thấy rõ những vấn đề mà đề tài quan tâm, góp
phần kiểm chứng sự phù hợp, hiệu quả của việc sử dụng mẫu gắn với từng kĩ năng
viết văn miêu tả như những điều chưa phù hợp mà đề tài cần điều chỉnh.
5.4. Vấn đề đảm bảo tính khách quan và tính đạo đức trong nghiên cứu
Việc nghiên cứu và thực nghiệm sử dụng mẫu gắn với từng kĩ năng viết văn
miêu tả triển khai cụ thể cho phương pháp luyện theo mẫu cho HS lớp 5 được thực
hiện trên nguyên tắc tơn trọng các đối tượng tham gia vào q trình nghiên cứu.
Chúng tơi đảm bảo giữ bí mật về các đối tượng đã cung cấp thông tin, chỉ sử dụng
những thơng tin được cung cấp vào mục đích nghiên cứu, tuyệt đối khơng sử dụng
các thơng tin đó vào bất kì trường hợp nào khác (nếu khơng có sự chấp thuận của
đối tượng nghiên cứu). Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, các đối tượng tham

gia có quyền từ chối cung cấp chứng cứ, thông tin.
Khi tiến hành khảo sát, thực nghiệm, kiểm tra sau thực nghiệm, các kết quả
thu được sẽ được ghi nhận lại làm cơ sở để nghiên cứu. Kết quả thu được là hoàn


9
tồn khách quan, khơng chỉnh sửa theo ý muốn của tác giả. Mặc khác, chúng tôi
cam kết không đánh giá, phê phán kĩ năng làm văn của đối tượng nghiên cứu cũng
như so sánh hoạt động dạy ở lớp này so với lớp khác.
6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học văn tả người thông qua phương
pháp luyện tập theo mẫu.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học văn tả người.
- Phạm vi nghiên cứu:
a) Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Như tên đề tài, nghiên cứu này giới hạn ở hoạt động dạy học văn tả người cho
HS lớp 5 thông qua phương pháp luyện theo mẫu.
b) Phạm vi khảo sát thực trạng và thực nghiệm tài liệu
b.1. Phạm vi khảo sát thực trạng: GV, PH, HS của 03 trường tiểu học trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một/ thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
b.2. Phạm vi thực nghiệm tài liệu: 24 HS lớp 5 tại Trường Tiểu học Pétrus Ký,
thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận của đề tài: Hệ thống hóa cơ sở lí luận những vấn đề cơ bản về
dạy học văn tả người cho HS lớp 5 thông qua phương pháp luyện tập theo mẫu.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá thực tiễn
việc sử dụng mẫu gắn với từng kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 5 thông qua
phương pháp luyện theo mẫu; Bổ sung nguồn ngữ liệu mẫu và những định hướng sử
dụng mẫu nhằm phát triển kĩ năng viết văn tả người cho HS lớp 5.
8. Giả thuyết khoa học

Nếu việc sử dụng mẫu gắn với từng kĩ năng viết văn tả người được triển khai
cụ thể, đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT mơn Ngữ văn 2018
thì sẽ góp phần cải thiện kĩ năng viết văn tả người cho HS lớp 5.

9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục; phần
nội dung của luận văn gồm 3 chương:


10
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề phát triển kĩ năng viết văn tả
người cho HS lớp 5 thông qua phương pháp luyện theo mẫu.
Chương 2. Xây dựng nguồn ngữ liệu dạy học văn tả người cho HS lớp 5 để
thực hiện phương pháp luyện theo mẫu.
Chương 3. Tiến trình và kết quả thực nghiệm.


11

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ
NĂNG VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI CHO HS LỚP 5 THÔNG QUA PHƯƠNG
PHÁP LUYỆN THEO MẪU
1.1. Viết văn tả người
1.1.1. Văn tả người
* Văn miêu tả
Bàn về miêu tả, từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu
tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác
có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.”
Văn miêu tả giúp người đọc có hình dung cụ thể về hình ảnh của sự vật thông qua
những lời nhận xét tinh tế, những rung động trong cảm xúc của người viết làm cho

những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Hay trong SGK TV 4 có định nghĩa miêu tả là: “vẽ lại bằng lời những đặc
điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung
ra các đối tượng ấy” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007). Bằng việc sử dụng ngôn ngữ,
người viết văn miêu tả “vẽ” lại đối tượng một cách cụ thể, sinh động làm cho đối
tượng đó như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe. Muốn làm được điều đó,
người viết cần phải có năng lực quan sát, nhận xét, trí tưởng tượng phong phú và
tâm hồn nhạy cảm trước đối tượng được miêu tả.
Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học”
(Nguyễn Trí, 1993), tác giả cho rằng: “Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện
tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể.”
* Đặc điểm của văn miêu tả:
Văn miêu tả có một số đặc trưng cơ bản như tính sinh động, tạo hình; tính
sáng tạo; tính chân thực; giàu hình ảnh, cảm xúc. Những đặc trưng này làm nên sự
khác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu văn bản khác.
- Tính chân thực
Bất kì đối tượng nào cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy, để tái hiện lại đối
tượng đó, văn miêu tả cần đảm bảo tính chân thực. Bàn về tính chân thực, Từ điển
thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa:


12
“Tính chân thực là khái niệm chỉ phẩm chất làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của
văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học và đối
tượng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống,
giữa sáng tạo nghệ thuật và quy luật tất yếu của lịch sử.” Trong văn miêu tả, mặc
dù người viết được phép tưởng tượng, sáng tạo để tìm ra những cái mới nhưng
không phải bịa ra những điều khơng có, viết theo ý muốn tự phát của cá nhân mà
phải dựa trên hiện thực, đúng với bản chất đối tượng miêu tả. Muốn làm được điều
này, người viết cần phải quan sát đối tượng thật kĩ và lựa chọn những chi tiết phù

hợp để có cái nhìn tồn diện, đa chiều. Ngồi ra, tính chân thực cịn được thể hiện
qua cách cảm nhận và cách nghĩ của người viết. Song hiện nay, HS chưa thật sự đặt
tình cảm, suy nghĩ của mình vào đối tượng miêu tả dẫn đến hiện trạng các bài văn
rập khuôn giống nhau hay tệ hơn là sao chép văn mẫu một cách thiếu chọn lọc.
- Tính sinh động và tạo hình
Đây là phẩm chất của một bài miêu tả hay. Người viết dùng từ làm cho sự vật,
đồ vật, con người… được miêu tả hiện lên qua từng câu, từng dòng như trong một
cuộc sống thực, tưởng như có thể cầm nắm được, có thể nhìn, ngắm được hoặc sờ
được như Gorki từng nói: “Dùng từ để “tơ điểm” cho người và vật là một việc. Tả
họ một cách sinh động, cụ thể đến nỗi người tay muốn lấy tay sờ như người ta
thường muốn sờ mó các nhân vật trong Chiến tranh và hịa bình của Lép Tơn –xtơi,
đó là một việc khác.” Nếu bỏ đi tính sinh động, tạo hình, bài văn miêu tả sẽ trở nên
mờ nhạt, vô vị. Tuy nhiên, người viết cần phải chọn lọc chi tiết để tránh tình trạng
miêu tả theo kiểu liệt kê, làm bài văn trở nên rườm rà, mất đi sức gợi tả, gợi cảm
vốn có.
- Tính sáng tạo
Sáng tạo là một trong những yếu tố cần có và được đánh giá cao trong mỗi bài
văn miêu tả. Một bài văn hay để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, người
nghe phải nêu lên được suy nghĩ, tình cảm của người viết ẩn sau mỗi tác phẩm.
Muốn làm được điều này, người viết không thể mang y nguyên hiện thực đời sống
vào văn miêu tả như Khrapchenkô khẳng định: “Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân
chính tuyệt nhiên khơng phải là sự minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư


13
tưởng khác, cho dù ấy là tư tưởng rất hay.” Rõ ràng, họ cần sáng tạo ra những hình
tượng độc đáo để thơng qua hình tượng ấy nêu lên suy nghĩ, tư tưởng của bản thân
làm cho tác phẩm trở nên có sức sống. Như vậy, trong q trình viết văn miêu tả,
người viết cần phải khơng ngừng tìm tịi sáng tạo ra những nét riêng biệt, độc đáo
cho bài văn của mình, có như thế bài viết mới thành cơng và đi vào lịng người đọc.

- Giàu hình ảnh, cảm xúc
Bằng việc uyển chuyển sử dụng các tính từ, động từ, phép nhân hóa, so sánh,
ẩn dụ, ngơn ngữ trong văn miêu tả giúp người viết bộc lộ cảm xúc, ấn tượng của
mình, phát họa hình ảnh con người một cách sinh động. Từ đó, bài văn trở nên lôi
cuốn người đọc, người nghe, khơi gợi trong họ những cảm xúc, tình cảm, ấn tượng,
hình ảnh về sự vật, đối tượng được nhắc đến. Chẳng hạn như bài “Bà tôi”, tác giả
Mác-xim Go-rơ-ki đã sử dụng ngôn ngữ rất đặc sắc:
Bà tơi ngồi cạnh tơi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa
xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa
một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tơi
dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm
cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đơi mắt ánh lên
những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp
nhăn, khn mặt của bà tơi hình như vẫn tươi trẻ.
(Bà tơi, TV5 tập 1, tr.122,123)
Sự phối hợp của các tính từ (màu sắc, phẩm chất…), động từ miêu tả hành
động khi đang ngồi chải tóc của người bà cùng biện pháp tu từ so sánh, ngôn ngữ
miêu tả trong tác phẩm Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki tỏa sáng lung linh trong lòng
người đọc, gợi lên trong lịng họ những cảm xúc, tình cảm về hình ảnh người bà
hiền từ, đáng kính.
* Văn tả người
Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, văn tả người là kiểu bài TLV tả về các nét
ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả. Đây
là kiểu bài yêu cầu HS dùng từ ngữ để tái hiện lại hình ảnh, tính cách của một con


14
người với các trạng thái và tính cách của người đó, nhằm giúp người đọc, người
nghe như đang được tận mắt nhìn thấy đối tượng được tả dần hiện ra qua từng con

chữ.
Về đối tượng miêu tả, văn tả người chú trọng miêu tả về những người thân
trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị,…) hay những người gần gũi, quen thuộc mà
người viết có dịp tiếp xúc (cơ giáo, thầy giáo, bạn bè…). Ngoài ra, đối tượng miêu
tả cũng có thể là những người xa lạ nhưng để lại ấn tượng sâu sắc đối với người tả.
Về nội dung miêu tả, bài văn tả người tập trung trên các khía cạnh sau:
 Tả chân dung nhân vật (tả nhiều về ngoại hình, tính cách…)
 Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi
tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc).
Khi miêu tả, người viết cần lựa chọn, tập trung tả về những nét ngoại hình tiêu
biểu, nổi bật, nét riêng biệt của đối tượng để tránh lan man và làm nổi bật lên đời
sống nội tâm, tình cảm, tính cách của người được tả. Ngoài ra, nhằm giúp người đọc
hiểu rõ hơn về người được miêu tả, người viết cũng cần cần bộc lộ những suy nghĩ,
tình cảm của mình và gắn đối tượng miêu tả vào những hoàn cảnh cụ thể góp phần
khắc họa rõ đời sống nội tâm và đời sống hoạt động của con người. Có như vậy, con
người hiện lên trong bài viết mới trở nên có hồn.
Về ngơn ngữ miêu tả, văn tả người sử dụng ngôn ngữ sống động, linh hoạt. Bài
văn tả người dùng nhiều lớp từ khác nhau (từ địa phương, biệt ngữ, từ mượn, thuật
ngữ v.v…), cùng với sự đa dạng về kiểu câu (câu đầy đủ, câu tỉnh lược, câu đặc
biệt…) và linh hoạt, mang nhiều hình ảnh trong từng đoạn văn.
1.1.2. Kĩ năng viết văn
1.1.2.1. Kĩ năng
Trong lí luận dạy học các nhà nghiên cứu cho rằng kĩ năng là biểu hiện mặt
năng lực của con người. Cụ thể:
Theo Lê A, Nguyễn Trí: “Kĩ năng được hiểu như một khả năng của con người
có thể hồn thành các nhiệm vụ trong những điều kiện mới dựa trên những tri thức
và kinh nghiệm đã được tích lũy và một loạt các kĩ xảo trong mối quan hệ mật thiết
với nhau. Trong quá trình lĩnh hội và sáng tạo văn bản, kĩ năng và kĩ xảo ln có



15
mối quan hệ biện chứng với nhau”. Theo đó, kĩ năng được hiểu là sự thành thạo,
tinh thông về các thao tác, động tác trong q trình hồn thành một cơng việc cụ thể
nào đó.
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành cho rằng: “Kĩ năng là khả
năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một
nhiệm vụ mới.”
Nguyễn Quang Uẩn thì cho rằng: “Kĩ năng là năng lực của con người biết vận
hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình.”
Qua các nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng muốn hình thành kĩ năng thì phải
có tri thức, kĩ năng được hình thành chính bởi những hành động có mục đích của
con người. Để có được kĩ năng, con người cần phải thực hiện hành động theo một
quy trình ở những điều kiện khác nhau cùng với sự tập luyện thường xun.
Riêng cơng trình nghiên cứu của Đặng Thành Hưng lại cho rằng kĩ năng chính
là hành động, cụ thể: “Kĩ năng là một hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri
thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí cá nhân
như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực của cá nhân...để đạt được mục tiêu đã
định theo chuẩn quy định.”
Đồng quan điểm trên, Xuân Thị Nguyệt Hà khẳng định: “Kĩ năng là một dạng
hành động có thật được thực hiện một cách tự giác, linh hoạt trong các hoàn cảnh
khác nhau, trên nền tảng tri thức và các điều kiện xã hội nhất định, có sự kiểm sốt
của ý thức, có kĩ thuật tiến hành và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, hồn cảnh
thực tế của cá nhân, nhằm thực hiện thành công một công việc theo mục tiêu xác
định.”
Kế thừa các quan điểm trên, dựa vào triết lí hoạt động, lí thuyết kiến tạo
những nghiên cứu của Đặng Thành Hưng, Xuân Thị Nguyệt Hà, chúng tôi hiểu kĩ
năng như sau: Kĩ năng là một dạng hành động có mục đích. Dựa trên nền tảng tri
thức đã tích lũy, con người chủ động thực hiện, điều tiết cho phù hợp trong những
điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.



16
1.1.2.2. Kĩ năng viết văn
Bàn về kĩ năng viết văn, Hoàng Thị Tuyết đã chỉ rõ 4 mặt gắn liền với kĩ năng
này.
Về mặt nhận thức, hoạt động làm văn là tiến trình HS nảy sinh ý nghĩ, hình
thành và tổ chức ý nghĩ của mình để trao đổi giao tiếp. Thơng thường, ta chỉ viết
được khi ta có có nhu cầu, cảm xúc và trong đầu nảy sinh những ý nghĩ một các liên
tục về vấn đề quan tâm. Đó là những ý nghĩ ban đầu của mỗi cá nhân chứ không
phải là những ý được cung cấp sẵn. Như vậy, khi HS có nhiều ý nghĩ muốn viết ra
và những suy nghĩ ấy được cụ thể, rõ ràng sẽ làm tăng khả năng diễn đạt bằng ngôn
ngữ và giúp cho việc viết trở nên có ý nghĩa hơn.
Về mặt sư phạm, làm văn là quá trình mỗi HS tích cực vận dụng kiến thức và
nhiều kĩ năng khác nhau để xây dựng chuỗi các ý nghĩ nhằm giải quyết vấn đề mà
đề bài làm văn đặt ra. Để viết được một bài văn tốt đòi hỏi HS cần vận dụng nhiều
kiến thức, kĩ năng khác nhau không chỉ của mơn Tiếng Việt mà cịn của những mơn
học khác như kĩ năng viết chính tả, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng sử dụng từ
ngữ, câu.... Bên cạnh đó, một bài văn hay khi HS thể hiện được tâm tư, tình cảm,
kinh nghiệm của mình vào bài viết. Chính vì vậy, trong q trình dạy học mơn
Tiếng Việt và các môn học khác, GV cần tập trung giáo dục HS cả về hai mặt: tri
thức-kĩ năng và tâm hồn.
Về mặt ngôn ngữ, làm văn là tạo lập các loại văn bản (theo những phong cách
–thể loại khác nhau) ở dạng nói hoặc dạng viết để giao tiếp. Sản phẩm viết chính là
phương tiện để giao tiếp với người khác. Nó khơng chỉ cung cấp thơng tin mà cịn
có tác động đối với người đọc, đòi hỏi người viết cần phải truyền tải sao cho người
đọc có thể hiểu, lĩnh hội được ý định của người viết. Chính vì vậy, GV cần gợi cho
HS nhu cầu, hoàn cảnh giao tiếp, cách tổ chức các đơn vị ngôn ngữ, kinh nghiệm
sống…để có thể tạo lập một văn bản thành cơng.
Về mặt đánh giá kết quả giáo dục, sản phẩm làm văn của HS là thước đo năng
lực sử dụng Tiếng Việt của các em. Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân

Yến cũng đã khẳng định: “Dạy TLV là dạy cho HS tạo lập ngôn bản – đơn vị cao
nhất, cuối cùng, đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ. Vì vậy, năng


×