Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời kì dịch bệnh và một số ý kiến pháp lý.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.72 KB, 18 trang )

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG
ĐỀ BÀI SỐ 02
Thực trạng hoạt động điều hành chính sách tiền tệ
của NHNN trong thời kì dịch bệnh và một số ý kiến
pháp lý.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
1


I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN...............................................1
1. Khái niệm hoạt động Chính sách tiền tệ của NHNN....................1
2. Mục tiêu hoạt động Chính sách tiền tệ của NHNN.......................2

II.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN..................................2
1. Chủ thể hoạt động điều hành Chính sách tiền tệ..........................2
2. Các cơng cụ của hoạt động điều hành Chính sách tiền tệ............3

III.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA NHNN TRONG THỜI KÌ DỊCH BỆNH............................4


1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động điều hành Chính
sách tiền tệ của NHNN trong thời kì dịch bệnh............................4
2. Những bất cập trong hoạt động điều hành Chính sách tiền tệ
của NHNN trong thời kì dịch bệnh...............................................10

IV.

MỘT SỐ Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN
TRONG THỜI KÌ DỊCH BỆNH.......................................................12

KẾT LUẬN....................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................15

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSTT
NHNN

Chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước

NHCSXH
TCTD
ĐBSCL

Ngân hàng chính sách xã hội
Tổ chức tín dụng

Đồng bằng Sông Cửu Long

3


MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế của nhà nước trong
nền kinh tế thị trường. Trước bối cảnh dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, chỉ đạo hệ thống ngân
hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản
xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, bởi vậy, trong
bài tiểu luận này em xin được trình bày về đề tài số 02. Trong q trình làm
bài có thể có những sai sót, em rất mong các thầy cơ có thể bỏ qua cho em và
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ để em học thêm được
nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thiện tốt hơn về nhận thức của mình đối với
mơn Luật Ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN.

1.

Khái niệm hoạt động Chính sách tiền tệ của NHNN.
Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN Việt Nam năm 2010 đã quy định: Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng
trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các cơng cụ của hoạt động tín
dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển. Định nghĩa Chính sách tiền tệ quốc gia được quy
định tại Khoản 1 Điều 3 Luật NHNN Việt Nam năm 2010: Chính sách tiền tệ
quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện
bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực
hiện mục tiêu đề ra. Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính
sách kinh tế - tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế
1


làm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
nâng cao đời sống của nhân dân.
2. Mục tiêu hoạt động Chính sách tiền tệ của NHNN.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nhằm hướng đến 03
mục tiêu: ổn định tiền tệ, ổn định sức mua đối ngoại của đồng nội tệ và tăng
trưởng kinh tế.
 Ổn định tiền tệ đồng nghĩa với việc ổn định sức mua đối nội của đồng tiền.
Sức mua đối đối nội của đồng tiền là giá trị đồng nội tệ so với giá cả hàng
hóa dịch vụ trên thị trường nội địa. Sức mua đối nội của đồng tiền và giá
cả hàng hóa dịch vụ khi biến đổi sẽ ngược chiều nhau. Nói cách khác, khi
sức mua của đồng nội địa tăng đồng nghĩa với giá hàng hóa dịch vụ giảm,
ngược lại sức mua đối nội giảm tức là hàng giá hành hóa tăng so với giá trị
đồng nội tệ hay đồng nội tệ bị mất giá. Cả hai trường hợp nếu vượt quá
giới hạn của nó sẽ dẫn đến lạm phát hoặc thiểu phát và tất yếu là ảnh
hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội.
 Trái lại, sức mua đối ngoại ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và thanh
toán quốc tế, được thể hiện qua tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái liên hệ mật
thiết tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu cũng như cán cân thanh toán

quốc tế. Ổn định được tỷ giá hối đối góp phần ổn định sức mua của đồng
nội tệ, ổn định hoạt động kinh tế. Có thể nói tăng trưởng kinh tế chính là
đích đến của tồn bộ chính sách tiền tệ. Bởi lẽ, ổn định giá trị tiền cũng
chính là góp phần ổn định kinh tế. Bước tiếp theo là phải đảm bảo cho hoạt
động kinh tế được tăng nhanh về giá trị trên cơ sở tăng tổng sản phẩm
quốc dân. 1
II.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN.

1.

Chủ thể hoạt động điều hành Chính sách tiền tệ.

1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam.

2


Ngân hàng trung ương có quyền phát hành đồng tiền quốc gia, do đó
chính nó phải là chủ thể đảm bảo sức mua ổn định cho đồng tiền quốc gia
thông qua việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách tiền tệ quốc
gia là những tư tưởng chỉ đạo nhằm đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu về
tiền tệ để nền kinh tế xã hội của quốc gia ấy phát triển ổn định và bền vững. 2
Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông
qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách

tiền tệ quốc gia. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng
năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc
sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách
tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.3
2. Các cơng cụ của hoạt động điều hành Chính sách tiền tệ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà nước có trách
nhiệm xây dựng và trình Chính phủ các dự án chính sách tiền tệ, kế hoạch
cung ứng tiền bổ sung hàng năm, trên cơ sở quy luật cung cầu lưu thông tiền
tệ, thực hiện đưa thêm tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền từ lưu thông ra.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện
pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy
định của Chính phủ. Các cơng cụ để ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái,
nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác đã được pháp luật quy định tại
Luật ngân hàng nhà nước năm 2010.
 Thứ nhất, về công cụ tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng
của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện
thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước quy định và thực
hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức như Cho vay

2
3

Trần Vũ Hải (2010), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

3


có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá; Các

hình thức tái cấp vốn khác.
 Thứ hai, về công cụ lãi suất. Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền
tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn
biến bất thường, Ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất
áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách
hàng, các quan hệ tín dụng khác.
 Thứ ba, về cơng cụ tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước. Ngân hàng nhà nước cơng bố tỷ giá hối đối, quyết định
chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
 Thứ tư, về công cụ dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức
tín dụng phải gửi tại Ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
 Thứ năm, về công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở
là nghiệp vụ Ngân hàng nhà nước thực hiện thông qua việc mua, bán giấy
tờ có giá đối với tổ chức tín dụng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.4
III.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA NHNN TRONG THỜI KÌ DỊCH BỆNH.

1.

Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động điều hành Chính
sách tiền tệ của NHNN trong thời kì dịch bệnh.
Với sự chủ động, linh hoạt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng


Chính phủ, ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính
sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mơ. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng điều
4

Võ Đình Tồn (2016), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an
nhân dân.

4


hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả
tích cực trên các mặt hoạt động.
Thứ nhất, tạo điều kiện để TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ
TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh
tế.
NHNN đã điều hành các giải pháp tín dụng phù hợp, đảm bảo cung ứng
vốn cho nền kinh tế, tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu
tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp
pháp của người dân. Với hệ thống các chỉ đạo và giải pháp đồng bộ của
NHNN, tín dụng tồn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so với
cùng kỳ năm 2020.
Các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19; tổ chức các Chương
trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các địa phương trên cả nước;
Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo chỉ đạo của
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ví dụ: NHNN thực hiện tái cấp vốn đối với TCTD sau khi TCTD cho
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) vay; đồng thời tháo gỡ khó khăn
trong việc thu mua lúa gạo tại khu vực đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL).

Hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao
động. NHNN cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%/năm, không tài sản bảo đảm
đối với NHCSXH để cho vay người sử dụng lao động trả lương ngừng việc
cho người lao động, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, hàng nghìn lượt
người lao động đã được hỗ trợ trả lương trong thời gian ngừng việc từ các
chương trình cho vay này.5
Ví dụ: Tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam
(Vietnam Airlines - VNA) theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ
5

Nguyễn Thị Hồng, Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng giúp kiểm soát lạm phát, ổnđịnh
kinh tế vĩ mơ, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, Tạp chí cộng sản.

5


tướng Chính phủ: NHNN đã ban hành các quyết định tái cấp vốn tối đa 4.000
tỷ đồng cho 03 TCTD sau khi các TCTD này cho VNA vay; đến ngày
27/12/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn 3.862,6 tỷ đồng đối với 03
TCTD này.
Thực hiện các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh tốn cho
người dân, doanh nghiệp với tổng số phí dịch vụ thanh tốn mà NHNN và
Napas giảm để hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng. Nhờ
đó, TCTD tiếp tục giảm, miễn phí dịch vụ thanh tốn cho khách hàng; tăng
cường các ứng dụng chuyển đổi số, phát triển thanh tốn khơng dùng tiền
mặt, theo đó, bên cạnh các phương thức thanh tốn qua POS, ATM, chuyển
khoản, Internet, mã QR thì từ năm 2021, NHNN tiếp tục cho phép các ngân
hàng mở tài khoản trực tuyến thông qua công nghệ eKYC, triển khai thí điểm
dùng tài khoản viễn thơng thanh tốn hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ
(Mobile-Money)...

Thứ hai, đảm bảo thanh khoản thơng suốt trên thị trường tiền tệ, duy
trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng
lãi suất cho vay của TCTD giảm.
NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa
tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng
thời, hàng ngày NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát
tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ đó, lãi
suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp, giảm chi phí vốn
đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho
vay.
Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm
lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng
trung ương giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021,
NHNN duy trì các mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi
dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả là, đến cuối tháng 11 năm 2021, lãi suất
6


huy động và cho vay VND bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng
0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/
năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên
theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là
4,5%/năm). 6
Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu
cầu sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất
lượng.
NHNN chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp
với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ, góp
phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng

kinh tế sau dịch. Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD
có năng lực tài chính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an
tồn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo
TCTD tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh
vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực
tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Cơng tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu dược triển
khai quyết liệt, hiệu quả. Theo đó, trước tình hình phức tạp của dịch Covid19, NHNN đã chỉ đạo các TCTD đánh giá thực trạng nợ xấu để xây dựng kế
hoạch xử lý nợ xấu bảo đảm phù hợp với diễn biến dịch bệnh; đồng thời tiếp
tục tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng, hạn
chế phát sinh nợ xấu mới.
6

/>
7


Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm sốt chặt chẽ. Các TCTD đã
triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín dụng suy
yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn
các năm trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019,
tăng 11,62% so cùng kỳ 2019. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập
trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng
trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2020, hỗ trợ tích cực q
trình tái cơ cấu ngành nơng nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng
cơng nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động
sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN.

Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ.
NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù
hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ
giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của
USD trên thị trường thế giới. Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới
nổi và đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá
khá lớn so với USD (Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đôla Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định.
Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với
cuối năm 2020. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu
ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp
thời. 7
Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách
hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp, cả nước thực hiện
giãn cách tăng cường, trên cơ sở bám sát các chủ trương, chính sách của
7

Nguyễn Thị Hồng (2021), Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng giúp kiểm soát lạm phát,
ổnđịnh kinh tế vĩ mơ, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, Tạp chí cộng sản.

8


Đảng, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã chủ động xây dựng và thực hiện kế
hoạch truyền thông phù hợp, hiệu quả nhằm góp phần minh bạch hóa thơng
tin, ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát. Đặc biệt, NHNN triển khai các
chương trình truyền thơng giáo dục tài chính trên truyền hình.
Ví dụ: Chương trình “Tay hịm chìa khóa” đã hướng dẫn người dân tiếp
cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (tiết kiệm, vay vốn, các kỹ
năng về thanh tốn) được cơng chúng đón nhận tích cực, tạo sự lan tỏa trong

xã hội, giúp cộng đồng có hiểu biết tài chính tốt, góp phần hạn chế tín dụng
đen.
Trong cơng tác an sinh xã hội, từ đầu năm đến nay, ngành ngân hàng đã
dành hơn 5.000 tỷ đồng hỗ trợ triển khai các hoạt động an sinh xã hội trên
tồn quốc. Riêng cơng tác phịng, chống Covid-19, ngành ngân hàng đã ủng
hộ hơn 3.500 tỷ đồng với nhiều chương trình ý nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi
của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ví dụ: ủng hộ Quỹ phịng chống vắc xin của
Chính phủ hơn 700 tỷ đồng, ủng hộ 250 tỷ đồng cho chương trình “Sóng và
máy tính cho em” 8
Bên cạnh việc điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, NHNN chỉ đạo
TCTD đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển khai hàng loạt các giải
pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh
sửa để các biện pháp, chính sách hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn, dễ tiếp cận
và đi vào đời sống hơn, cụ thể:
Cũng trong năm 2021, NHNN đã ban hành nhiều kế hoạch, chương
trình hành động, chỉ thị triển khai, đặc biệt là rà soát và chỉnh sửa hành lang
pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng cơng
nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số. Nhờ đó, trong 10 tháng đầu năm 2021, giao
dịch qua POS tăng tương ứng 14,25% và 12,6% về số lượng và giá trị giao
dịch; qua kênh Internet tăng tương ứng 49,39% và 29,14%; qua kênh điện
8

/>
9


thoại di động tăng tương ứng 72,67% và 85,09%; thanh toán qua kênh QR
code tăng tương ứng 54,24% và 120,64% với hơn 90.000 điểm chấp nhận
thanh toán qua QR code... so với cùng kỳ năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư

01/2020 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm
nợ vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Chỉ thị 02
CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường
phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19;
tiết giảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy
mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đa dạng các chương trình, sản phẩm
tín dụng phù hợp và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng cơng
nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp mà vẫn tạo điều kiện cho khách hàng dễ
dàng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
2.

Những bất cập trong hoạt động điều hành Chính sách tiền tệ của
NHNN trong thời kì dịch bệnh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động điều hành chính sách

tiền tệ của NHNN vẫn cịn tồn tại một số bất cập như sau:
Thứ nhất, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính
sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn…
Trong khi đó, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu
dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục
tiêu điều hành CSTT, nhất là trong điều kiện CSTT đã được nới lỏng kéo dài
trong mấy năm qua. Mức lạm phát tăng cao kỷ lục tại nhiều nước, trong khi
phục hồi kinh tế còn chưa vững chắc. Xu hướng thu hẹp nới lỏng CSTT, tăng
lãi suất trở thành chủ đạo để ứng phó với nguy cơ lạm phát và rủi ro bất ổn tài
chính.

10



Thứ hai, dịch bệnh kéo dài và vẫn còn đang diễn biến phức tạp sẽ gây
ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Những khó khăn như vịng quay vốn chậm,
dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ
tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ (nếu tính cả dư nợ
của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thơng tư
01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng ở mức 7,31%). Đại
dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nguy hiểm và phức tạp với biến chủng Delta,
khiến tiến trình phục hồi kinh tế phân hóa rõ rệt giữa các nước phát triển đã
phổ quát vắc-xin với các nước đang, kém phát triển có tỷ lệ tiêm vắc-xin mức
thấp. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục là lực cản, đẩy giá
hàng hóa cơ bản (lương thực, thực phẩm, năng lượng) và chi phí sản xuất tăng
cao.
Thứ ba, việc mở rộng quy mơ tín dụng và thái q các chính sách hỗ
trợ thơng qua các chương trình, các gói tín dụng ưu đãi (cả về vốn và lãi suất)
nếu không được nhận diện đầy đủ, kịp thời và sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa
thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống trong trung - dài hạn…
Thứ tư, dù thị trường chứng khốn có bước phát triển nhưng việc cung
ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung - dài hạn) vẫn chủ yếu từ hệ
thống ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản (huy
động ngắn hạn cho vay trung - dài hạn), kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống
tổ chức tín dụng. Ngồi ra, việc kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ
(thực chất đã biến các khoản cho vay ngắn hạn thành trung dài hạn cũng như
tạm thời không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng) cũng sẽ tiềm
ẩn rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.
Thứ năm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho năng lực tài
chính của doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn. Bên
cạnh đó, việc thẩm định, giải ngân tín dụng, thực hiện thủ tục đăng ký giao
dịch bảo đảm, thủ tục xử lý nợ và việc trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng
11



gặp khó khăn khi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, kể cả giãn cách cục
bộ.
Thứ sáu, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng đã được
chú trọng và hoàn thiện nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều quy định
tại các văn bản quy phạm, kể cả luật có nhiều bất cập, chồng chéo, nhất là
chưa có một hành lang pháp lý rõ ràng, đủ thẩm quyền trong việc cơ cấu lại
các TCTD… Việc chuyển đổi số đang đặt ra cho ngành ngân hàng nhiều
thách thức, đòi hỏi sự đồng bộ và phù hợp của các quy định và hành lang
pháp lý hiện hành để theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ và các
ứng dụng chuyển đổi số...9
IV.

MỘT SỐ Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN
TRONG THỜI KÌ DỊCH BỆNH.
Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ (đặc biệt là

lãi suất, tỷ giá) chủ động, linh hoạt phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị
trường và mục tiêu CSTT, đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định,
thơng suốt, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
theo chủ trương của Chính phủ.
Thứ hai, chỉ đạo TCTD tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi
suất cho vay, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tạo điều kiện cho khách hàng
vay mới phục hồi sản xuất - kinh doanh nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm
bảo chất lượng, an tồn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống
ngân hàng; NHNN cần tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín
dụng hiệu quả, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, đồng thời, kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm

ẩn rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng.
Thứ ba, NHNN cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động
ngân hàng và hoạt động thanh toán khơng dùng tiền mặt. Tiếp tục hồn thiện
9

/>
12


khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng, đáp ứng
yêu cầu đối với các mơ hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền
tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh tốn số. Ngành Ngân hàng cần
có nhiều giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, hiện đại hóa hệ thống
thanh toán và hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh áp dụng các hình thức giao
dịch “phi tiếp xúc”. Đây tiếp tục là định hướng mà ngành Ngân hàng đẩy
mạnh trong năm 2022 và những năm tới để vừa bắt kịp, vừa dẫn dắt quá trình
chuyển đổi số, hướng đến nền kinh tế số.
Thứ tư, NHNN cần quản lý chất lượng tín dụng, xem xét thực chất các
khoản nợ của khách hàng với số liệu nợ xấu thể hiện trong báo cáo tài chính
cơng bố cơng khai theo niên độ. Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan
tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh
cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu. về đảm bảo
an toàn hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu. Trong thời gian tới, NHNN tiếp
tục chỉ đạo hệ thống TCTD đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ
xấu, đặc biệt là sau khi Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu
giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trọng tâm là tiếp
tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các TCTD yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao
năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn hệ thống, đẩy mạnh
xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng
tín dụng, năng lực tài chính và bảo đảm an toàn hệ thống.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cơ cấu lại hệ thống các
tổ chức tín dụng trong đó tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; phát
triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội
địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức
tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó,
NHNN cũng cần tiếp tục hồn thiện thể chế pháp luật ngân hàng phù hợp với
13


thực tiễn nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phục
hồi sau dịch COVID-19.
KẾT LUẬN
Chính sách tiền tệ có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều tiết
khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thơng qua chính sách tiền
tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm sốt được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm
chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Thực tế hiện nay, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN bên cạnh những thành tựu thì vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập cần được
tiếp tục hồn thiện, góp phần thực hiện mục tiêu đã được đặt ra của chính
sách tiền tệ.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
2. Võ Đình Tồn (2016), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân.
3. Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật

Ngân hàng, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.
4. Trần Vũ Hải (2010), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb. Giáo
dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Hồng (2021), Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động
ngân hàng giúp kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần đưa
đất nước vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, Tạp chí Cộng sản.
6. Trần Thị Vân Anh (2020) Chính sách tiền tệ và tài khóa tại một số quốc
gia trong thời kỳ dịch COVID-19, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ,
/>7. />8. />9. />10. />11.Báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân – JICA (2020), Đánh giá các
chính sách ứng phó với Covid – 19 và các khuyến nghị.

15



×