Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

PHÁP LỒNG GHÉP THƠ CA TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 7 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.98 KB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
1



MỤC LỤC


Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Nội dung đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5
Chương I: Cơ sở lí luận 5
1. Cơ sở pháp lí 5
2. Cơ sở lí luận 6
3. Cơ sở thực tiễn 6
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 6
1. Khái quát phạm vị nghiên cứu 6
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 6
2.1.Thuận lợi 6
2.2.Khó khăn 7
3. Nguyên nhân thực trạng 7
3.1. Nguyên nhân khách quan 7


3.2. Nguyên nhân chủ quan 7
Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 8
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 8
2. Các giải pháp chủ yếu 8
3. Tổ chức triển khai phương pháp 9
3.1. Vào bài bằng thơ ca, câu đố 9
3.2. Sử dụng câu đố về nhân vật lịch sử 10
3.3. Sử dụng đoạn trích dẫn 14
3.4. Sử dụng thơ ca để củng cố 14
4.Kết quả 23
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
1. Kết luận 25
2. Đề xuất, Kiến nghị 25


Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
2



CHUYÊN ĐỀ: BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP THƠ CA
TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ 7
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử, để khắc sâu, để nhớ lâu các sự kiện
lịch sử người giáo viên lịch sử cũng cần quan tâm các môn học lân cận hỗ trợ cho bài học
lịch sử. Ví như một câu thơ, một đoạn thơ hay một câu trích dẫn…để các em sống lại
trong cái tinh thần lịch sử không khí của lịch sử đương thời . Trong khi một bản đồ, trận

đánh, một mô hình, một bức tranh vẽõ một bức ảnh chụp…chỉ mới thỏa mãn được một
phần . Để khắc sâu, để lắng đọng, để trở thành tri thức học sinh còn khao khát một cái gì
đó chạm đến tâm linh lắng vào tiềm thức, các em có thể tìm lại sự kiện lịch sử trong kho
sách vở. Nhưng còn cái thần thái của lịch sửû, cái không khí lịch sử hào hùng, cái tâm
huyết… Cái mà học sinh cũng đang chờ đợi ở giáo viên dạy môn lịch sửû.
Người giáo viên dạy lịch sử phải biết sử dụng đến kiến thức các môn lân cận như địa
lí, giáo dục công dân song người giáo viên lịch sử có thể sử dụng cả văn học và các
nguyên lí về sản xuất thậm chí cả môn vật lí, hóa học…Những bộ môn lân cận sẽ làm
phong phú thêm tri thức học sinh về bộ môn lịch sử và chính bộ môn lịch sử sẽ giúp
chính các bộ môn khác. Người giáo viên lịch sử cần quan tâm tới sự tác động lẫn nhau
của môn học.
Vì vậy trong quá trình dạy học lịch sử phải biết kết hợp một số câu trích dẫn, một câu
văn, câu thơ… để miêu tả, để tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân
vật, một cuộc cách mạng, một cuộc đấu tranh…điều đó làm cho giờ học lịch sử sống
động hơn, hấp dẫn học sinh hơn, học sinh sẽ yêu thích, hứng thú, say mê học tập môn
lịch sử và sẽ làm bớt đị sự khô khan của giờ học môn lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần nâng cao hứng thú trong giờ học, giúp các em nhớ lâu bài học
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức
- Tìm ra phương pháp tối ưu trong việc dạy và học bộ môn lịch sử bậc Trung học cơ sở
3. Đối tượng nghiên cứu:
Toàn thể học sinh khối 7 trường THCS Tôn Đức Thắng
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu phương pháp lồng ghép thơ, ca trong giảng dạy, áp dụng vào từng bài
học cụ thể để nâng cao hiệu quả hơn trong công tác dạy và học bộ môn lịch sử ở khối 7
- Đưa ra những nguyên tắc chung trong việc lồng ghép thơ ca
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài Tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối
chiếu, so sánh kết quả
6. Nội dung đề tài:

Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
3

- Đề tài nghiên cứu: “ Biện pháp lồng ghép thơ ca trong giảng dạy lịch sử 7”
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở pháp lí:
- Theo nghị quyết TW 2 khóa 8 và căn cứ chỉ thị 32/1999 CT-BGD và ĐT của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nội dung đẩy mạnh cuộc vận động về đổi mới phương
pháp dạy học, tạo sự chuyển biến trong giảng dạy, học tập, thực hiện nghiêm chỉnh
chương trình kế hoạch dạy học
- Chỉ đạo của Vụ trung học phổ thông về việc dạy học Lịch sử: “Dạy học môn lịch sử
cần tập trung giảm tới mức tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, thụ động, đồng thời
tăng cường các yêu cầu phân tích, giải thích, phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của
học sinh”; và nhất là từ khi có quyết định của chính phủ ban hành “Chống tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giaó dục”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, thì việc nâng cao hứng thú trong các bài dạy, giúp các em nhớ được những bài
thơ hay đọng lại cho các em nhớ lâu trong giờ học, bài học càng trở nên cần thiết và
quan trọng hơn.
- Căn cứ vào nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc Hội về việc thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông.
- Căn cứ vào các văn bản triển khai, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của Sở
Giáo Dục Đào Tạo Phú Yên, Phòng Giáo Dục Huyện Đông Hòa.
- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử trung
học cơ sở.
2. Cơ sở lí luận:
- Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những
hiểu biết về quá khứ học sinh có thể hiểu rõ truyền thống dân tộc; tự hào với những thành

tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng đắn đối với sự
phát triển hợp quy luật của tương lai trong Nghị quyết ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ hai khóa VIII (tháng 2/ 1997)đã khẳng định vai trò của môn lịch sử, cùng cáùc
môn khoa học xã hội khác trong công tác giáo dục
- Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những vấn đề xảy ra trong quá khứ nên trong quá
trình giảng dạy để học sinh nắm bắt những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh
những lời nói sinh động giáo viên phải lực chọn các phương pháp dạy khác nhau để đạt
hiệu quả cao trong truyền thụ.
- Ngày nay Nhà nước quan tâm đến giáo dục, Luật giáo dục cũng đã xác định “phương
pháp giáo dục phải phát huy tính cực của học sinh , bồi dưỡng năng lực học tập có lòng
say mê học tập, có ý thức vươn lên "
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của việc dạy ở trường
phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Đối với môn lịch sử chức năng mà cung cấp
những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
4

những sự kiện lịch sử liên quan chặt chẽ với hiểu biết tri thức về nhiều môn khoa học xã
hội và nhân văn và cả khoa học tự nhiên là yêu cầu quan trọng
- Việc dạy học liên môn đòi hỏi giáo viên lịch sử không chỉ có kiến thức vững vàng về
bộ môn mà còn phải nắm nội dung chương trình các môn học ở trường phổ thông như:
Địa lí, Giaó dục công dân, văn học, đặc biệt là một số câu văn, câu thơ, câu trích dẫn…có
liên quan đến sự kiện lịch sử. Người dạy phải đề ra những phương pháp, hình thức giảng
dạy phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức
lịch sử, biết nhận xét, đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai đoạn lịch sử… Tạo
nên hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì vậy việc sử
dụng câu văn, thơ, câu trích dẫn để lồng ghép trong giảng dạy có vai trò quan trọng trong
quá trình giảng dạy lịch sử.

3. Cơ sở thực tiễn:
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở bậc THCS tôi thấy Lịch sử là một môn học
khô khan ít sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên dẫn đến việc học sinh rất thụ động
và hầu như sự yêu thích của học sinh đối với bộ môn rất ít.
- Học sinh chưa thực sự yêu thích bộ môn bởi trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên
chưa có phương pháp phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học
sinh. Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp
chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
- Khả năng nắm bắt, đánh giá, trình bày sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu
hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Xuất phát từ thực tế đó nên kết quả học tập của các em chưa cao qua kì thi học sinh giỏi
hàng năm. Vì vậy việc lồng ghép các phương pháp trong quá trình giảng dạy giúp các em
có một sự yêu thích và say mê môn Lịch sử là thật sự cần thiết.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh trường THCS Tôn Đức Thắng
2. Thực trạng của địa bàn nghiên cứu:
2.1/ Thuận lợi:
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử.
- Khả năng nắm bắt sử liệu tốt, biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử.
- Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử khá đồng đều ở khối các lớp, tham gia đầy đủ các
chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng tổ chức.
- Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương
pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện
pháp nâng cao chất lượng tốt nghiệp và đội ngũ học sinh giỏi các cấp.
2.2/ Khó khăn:
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
5


- Nhìn chung trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến
việc học tập của con em mình
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch sử là môn
phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
3.1/ Nguyên nhân khách quan:
- Công tác giảng dạy tại trường THCS Tôn Đức Thắng là vùng dân cư nông thôn, học
sinh chưa thật sự chăm học, trình độ học sinh không đồng đều.
- Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp của
Trường THCS Tôn Đức Thắng tôi thấy trong tiết học lịch sử hầu như giáo viên chỉ tường
thuật sự kiện lịch sử cho học sinh làm cho giờ học trở nên cứng nhắc và khô khan, làm
cho học sinh chán nản và thậm chí không yêu thích bộ môn lịch sử, dẫn đến kết quả của
bộ môn chưa cao.
- Trong quá trình thiết kế giáo án để giảng dạy các bài lịch sử, một số giaó viên ít chú ý
đến việc lồng ghép thơ ca . Khai thác kiến thức truyền thống như hôm nay: hỏi - trả lời,
nhận xét – so sánh, phân tích – đối chiếu…
- Mặc khác, khi giảng dạy giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của thơ ca, mà
đây là cách khai thác kiến thức giúp cho học sinh mau thuộc, nhớ bài học
3.2/ Nguyên nhân chủ quan:
- Phương tiện dạy học như máy chiếu đã qua sử dụng nhiều lần nên máy không được rõ
- Đồ dùng dạy học đã cũ nên không rõ; mặt khác trong trận lũ lụt vừa rồi cũng đã hư
hỏng rất nhiều nhưng nhà trường chưa đủ điều kiện để cấp lại để tiện cho việc giảng dạy
hiệu quả.
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch sử là môn
phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.





CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
6

Để khắc phục thực trạng nói trên, để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử
người giáo viên phải biết sưu tầm tài liệu, tranh ảnh… đặc biệt những câu thơ, câu
văn…những câu trích dẫn để phục vụ tiết học lịch sử không bị khô khan
Theo tôi, để các em ham thích môn lịch sử và thuộc sử Việt nhiều hơn sử …Tàu, thì
ngoài lối dạy có hồn, thổi tinh thần yêu nước vào lòng các em học sinh của thầy, cô còn
phải cho các em tham quan các lăng tẩm, đền đài, miếu mạo thờ các vị anh hùng dân tộc
trong các buổi ngoại khóa, để các em có những phút giây lắng đọng, mặc khải với những
chiến công của các thế hệ cha, ông. Kết hợp với các nhà Bảo tàng lịch sử đưa các em về
quá khứ với các trận chiến bảo vệ Tổ quốc của cả dân tộc Việt Nam; từ đó,các em sẽ có
những nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử để thi cho tốt, dần dần các em sẽ thấy yêu sử Việt,
và cảm thấy sử Việt gắn bó máu thịt với mình, các em sẽ nghe tiếng vó ngựa Quang
Trung, sẽ nghe tiếng sóng Rạch Gầm – Xoài mút, sẽ thấy cờ Việt Nam thấm đỏ máu anh
hùng trong từng bài Lịch sử các em học hôm nay. Hãy suy nghĩ và hành động đi, đừng để
năm nào chúng ta cũng buồn lòng vì điểm thấp ở môn Lịch sử Việt Nam của các em,
cháu chúng ta!
Xuất phát từ những nguyên nhân và thực trạng trên đã làm cho việc dạy học Lịch sử
gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao. Sau đây là biện pháp , phương pháp
để giúp quá trình dạy và học Lịch sử ở các khối lớp đạt hiệu quả cao hơn.
2. Các giải pháp chủ yếu:
- Như chúng ta đã biết hiện nay việc áp dụng chuẩn kiến thức kĩ năng vào quá trình
giảng dạy từng bộ môn đã tạo cho chúng ta rất nhiều thuận lợi tuy nhiên bên cạnh đó việc
áp dụng những chuẩn kiến thức này vào thực tế nó đòi hỏi sự linh hoạt và khéo léo như

việc yêu cầu đi kèm theo những nội dung bài học câu thơ, ca. Để đáp ứng những vấn đề
nêu trên trong bài viết này tôi chỉ đi sâu vào gốc độ, một khía cạnh của vấn đề là việc sử
dụng câu thơ, câu văn, đoạn trích dẫn… để giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở
Trường Trung học cơ sở trong chương trình Lịch sử lớp 7
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Đầu năm học tổ chuyên môn sẽ phân công mỗi giáo viên giảng dạy theo từng
khối lớp phải sử dụng thơ, ca theo thứ tự từng bài trong chương của chương trình.
+ Bước 2: Cuối mỗi học kì giáo viên trong tổ cùng nhau trao đổi những thơ, ca đã sưu
tầm được, đôi khi giáo viên cũng cần phải chọn những mẫu chuyện hay, đúng trọng tâm
để làm ngân hàng tư liệu cho tổ.
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
7

+ Ngoài ra giáo viên có thể khuyến khích, động viên học sinh cùng sưu tầm và có hình
thức khen thưởng phù hợp.
Như vậy qua thời gian mỗi giáo viên sẽ có những nguồn tư liệu quí về những câu thơ, ca
phù hợp theo khối lớp mình dạy và góp phần làm cho bài giảng phong phú về kiến thức,
tiết học sinh động và học sinh sẽ hứng thú trong học tập
- Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì bên cạnh những câu
thơ, ca sinh động chúng ta có thể tìm nhũng hình ảnh tương ứng với nội dung như chuyện
kể từ nhiều nguồn khác nhau từ mạng internet. Và song song với nó chúng ta sẽ lựa chọn
những hình thức sử dụng hình ảnh phù hợp với điều kiện thực tế hiện có. Chúng ta có thể
sử dụng hình ảnh đi kèm trực tiếp hoặc có thể dùng dưới hình thức là những tấm hình
photo để tạo sự hứng thú cho tiết học, tạo sự yêu thích bộ môn cho học sinh.
3. Tổ chức triển khai phương pháp:
- Sau đây tôi xin giới thiệu một vài những câu thơ và hình ảnh mà tôi đã sưu tầm
được và áp dụng trong quá trình giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 7. Vì chương trình
khá dài nên tôi xin nêu ra đây những câu thơ và hình ảnh mang tính chất tiêu biểu áp

dụng cho chương trình giảng dạy Lịch sử lớp 7. Khi tôi áp dụng biện pháp lồng ghép thơ
ca này vào quá trình giảng dạy thì học sinh rất thích và hứng thú với tiết học. Cụ thể như
sau:
3.1.Vào bài bằng thơ ca, câu đố:
Không phải tiết học nào cũng mở đầu bằng thơ, ca câu đố, nhưng đối với bài học có thể
vận dụng mở bài bằng thơ mà bỏ qua thì thật là đáng tiếc. Lồng ghép câu đố bằng thơ ca
vào đúng nội dung từ đầu bài học sẽ giúp học sinh hứng thú, nhớ lâu và chú ý học tập
hơn.
* Khi giảng dạy bài 8 “Nước ta buổi đầu độc lập” phần 3
“Cờ lau tập trận thiếu thời,
Lớn lên Vạn Thắng khắp trời danh uy.
Hoa Lư nên bóng quốc kì,
Trường An nay hãy còn ghi ơn người?”
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
8

(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
(Học sinh sẽ trả lời ngay là Đinh Bộ Lĩnh). Để giải đáp những nội dung trong câu đố này
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần 3…”
* Khi dạy bài 10 “ Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước”
“ Đây Thăng Long đất sắp tròn nghìn tuổi
Rồng bay lên ngày tháng tốt tâu vua
Lý Công Uẩn mắt nhìn thần nhìn nước non mở hội
Bốn phương trời Đại Việt lập kinh đô
("Thăng Long nghìn tuổi" của nhà thơ Huy Cận)
Học sinh sẽ biết ngay đó là Lý Công Uẩn, người sáng lập ra triều Lý. Để giải đáp những
nội dung trong câu đố này chúng ta cùng tìm hiểu bài 10…”
* Khi dạy bài 14: “ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế

kỉ XIII)
Vào thế kỉ XIII, quân Mông Cổ rất hùng mạnh và hiếu chiến. Sức mạnh của một thế
lực xâm lược đang sung sức qua đoạn thơ của nhà thơ Acmenia: “Không còn một dòng
sông, một con suối nào không tràn đầy nước mắt chúng ta, không còn một ngọn núi, một
cánh đồng nào không bị quân Tác – ta giày xéo”
Trước sức mạnh xâm lược của quân Mông Cổ, quân dân nhà Trần đã chuẩn bị kháng
chiến như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2…
3.2. Sử dụng câu đố về nhân vật lịch sử:
Sử dụng câu đố về nhân vật sẽ giúp các em nhớ lâu về nhân vật và học thuộc một cách
dễ dàng, làm cho các em hứng thú hơn trong học tập
* Khi dạy bài 10 “ Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước”
Một tên vua càn rỡ, dâm đãng, tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng
căm giận :
“ Ai là kẻ hôn quân bạo ngược,
Cố giết anh để được làm vua.
Ngày đêm yến tiệc say sưa
Đứng ngồi chẳng được, nằm bừa trên ngai? ”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
(Học sinh sẽ trả lời ngay đó là vua Lê Long Đỉnh)
Sau khi vua Lê Long Đỉnh qua đời, các tăng sư và đại thần tôn người có học, có đức và
có uy tín lên ngôi vua:

“Vua nào xuống chiếu dời đô
Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
(Học sinh sẽ biết ngay đó là Lý Công Uẩn)
* Khi giảng dạy bài 11 “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 –
1077)
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng


Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
9

Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, ai là người đã tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối
phó với quân xâm lược:
“ Đố ai đánh Tống, bình Chiêm.
Ba ngày phá vỡ Khâm, Liêm hai thành.
Ung Châu đổ nát tan tành.
Mở đầu bắc phạt, uy danh vang lừng.
Hay: “ Khiêm, Ung, Liêm, Tống – quân vỡ mật,
Phá Chiêm Thành mới thật là gan.
Tướng nào tài đức vẹn toàn,
Bảy mươi tạ thế, vua ban phúc thần”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
(Học sinh sẽ trả lời ngay, đó là Lý Thường Kiệt)
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về
dân tộc ta. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững. Trong khí thế
vươn lên của dân tộc để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Tìm hiểu người đã
viết nên bài thơ bất hủ :
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Dịch là: “ Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)
( Khi đọc câu thơ lên học sinh sẽ biết ngay đó là bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường

Kiệt )
Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh quyết định số phận của quân Tống xâm lược.
Đây cũng là mộ trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc. Người chỉ huy trận đánh thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi là niềm tự
hào của dân tộc:
“ Tuổi già nhưng sức chẳng già,
Vung gươm Bắc tiến: quân nhà Tống tan.
Xuôi Nam: Chiêm quốc kinh hoàng,
Thơ thần một áng: lời vàng còn ghi? ”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
(Học sinh cũng trả lời được ngay đó là nhà quân sự tài ba Lý Thường Kiệt)
* Khi dạy bài 12 “Đời sống kinh tế, văn hóa”
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
10

Khi nói đến văn hóa, giáo dục thời Lý; nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa thi để
tuyển chọn nhân tài.
“ Từ bảy tuổi đã lên ngôi
Việc dân việc nước trọn đời lo toan
Mở trường thi chọn văn quan
Lập Quốc tử giám luyện hàng danh nhân ”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
(Học sinh sẽ biết ngay, đó là Vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Văn Miếu, mở nhiều khoa
thi để tuyển chọn nhân tài )
* Khi dạy bài 14: “ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế
kỉ XIII)
Tháng 1- 1258, 3 vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào
xâm lược Đại Việt. Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, người đứng ra thề trước mặt vua Trần:

“ Hỏi ai thề trước mặt vua,
Đầu thần chưa rụng thì chưa nên hàng.
Một lời quyết chiến hô vang,
Phá quân Mông Cổ, chận đàng xâm lăng ”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
( Học sinh sẽ trả lời được ngay là Thái sư Trần Thủ Độ)
Sau khi biết tin quân Nguyên mượn đường đánh Champa nhưng chỉ là tìm kế xâm
lược Đại Việt, vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế
đánh giặc.Vì tuổi còn nhỏ nên không được dự hội nghị nên tức đến nỗi trên tay cầm quả
cam bóp nát lúc nào không hay biết:
“ Ai người bóp nát quả cam
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân
Phá cường địch, báo hoàng ân
Dựng nền cờ nghĩa xả thân diệt thù”
Hay:
“ Bậc anh hùng tài không đợi tuổi,
Sáu chữ cờ giong ruổi khắp nơi.
Đánh cho quân giặc tơi bời,
Chương Dương, Hàm Tử rạng ngời chiến công ”
“Đố ai trẻ tuổi cao tài
Cờ đề sáu chữ chưa phai nét vàng”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
(Học sinh sẽ biết ngay đó là Trần Quốc Toản)
Cuộc chiến lần thứ hai, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Chúng
kéo vào Thăng Long, ta đã thực hiện “Vườn không nhà trống” nên gây khó khăn cho
quân giặc. Sau đó Thoát Hoan chỉ huy một lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công lớn xuống
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
11


phiá Nam, Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa tạo thế “gọng kìm” hòng
tiêu diệt quân ta. Quân ta chiến đấu anh dũng, nhiều tấm gương hi sinh như:
“ Tước vương đất Bắc nào thèm,
Mà quân xâm lược hầu đem dụ người.
Dù quỷ Nam vẫn vui tươi,
Đền ơn Tổ quốc thỏa đời làm trai? ”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
( Gíao viên cho học sinh biết, tấm gương hi sinh ấy đó chính là Trần Bình Trọng. Mặc dù
bị giặc bắt dụ hàng ông đã nó: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn là làm Vương đất Bắc)
Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên, giải phóng đất nước đã tới:
“ Đố ai nổi sóng sông Rừng?
Đã vui Hàm Tử, lại mừng Chương Dương.
Vân Đồn cướp sạch binh lương,
Nội Bàng mai phục, chặn đường giặc lui? ”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
( Học sinh sẽ biết ngay đó là Hưng Đạo Vương và danh tướng Trần Khánh Dư)
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi, quân giặc hốt hoảng
tháo chạy về nước:
“Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương”
(Sưu tầm)
( Học sinh trả lời ngay đó chính là Thoát Hoan. Thoát Hoan chạy thoát về nước chui vào
đồng bắt quân lính khiêng chạy )
* Khi dạy bài 15 “Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần”
Người thầy giáo tiêu biểu thời Trần . Từ nhỏ ông đã bộc lộ những đức tính cao quý
như ham học, cương trực, liêm khiết. Thời Trần Dụ Tông, chính sự nhà Trần đổ nát, quan
lại nhũng nhiễu dân chúng, tham lam, bè phái. Ồng dâng sớ lên vua xin chém đầu 7 tên
nịnh thần gây rối loạn triều chính. Vua không nghe , ông từ quan về Chí Linh dạy học,
viết sách, làm thơ :
“ Muốn cho nước mạnh dân giàu,

Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân.
Mũ cao áo rộng không cần,
Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình? ”
(Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát)
( Học sinh sẽ trả lời được ngay đó là Vạn thế niên biểu – thầy giáo Chu Văn An)


* Bài 19: “ Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427”
“ Đố ai vì nghĩa quên mình,
Hoàng bào đổi mặc quân Minh bị lừa.
Ngày nay nhắc chuyện ngày xưa,
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
12

Hăm hai, hăm mốt, nắng mưa không nhòa? ”
Hay: “ Ai người mặc đổi áo vua,
Cầm quân ra trận đánh lừa giặc Minh.
Vì đại nghĩa phải hi sinh
Tấm gương trung nghĩa hiển vinh đời đời ”
( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
(Học sinh sẽ trả lời được ngay đó là Lê Lai, “Lê Lai liều mình cứu chúa”
3.3. Sử dụng đoạn trích dẫn:
Không phải bài nào chúng ta cũng áp dụng phương pháp này, nhưng sử dụng một
phương pháp học sinh sẽ thấy nhàm chán. Xưa nay chúng ta hiếm khi dùng phương pháp
này nhưng cách vào bài này cũng đã gây cho học sinh bất ngờ
Ví dụ: Khi dạy bài 10 “ Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước”
Gíao viên đọc đoạn chữ: “Thuở nhỏ ông làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Văn, theo
học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan cho nhà Lê, giữ đến chức Điện

tiền chỉ huy sứ; là người có đức, có tài được triều Lê trọng dụng”:
“ Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa? ”
( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
* Khi dạy bài 18 “ Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống
quân Minh đầu thế kỉ XV”
Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp đất nước ta;
thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân tàn bạo: “Trương Phụ đia đến đâu là
giết hại, hoặc thây chất thành núi, hoặc moi ruột quấn vào cây, rán thịt người lấy mỡ,
hoặc nướng đốt làm trò chơi…”
“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi ”
( Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
3.4. Sử dụng thơ ca để củng cố:
* Khi dạy bài 12 “Đời sống kinh tế, văn hóa”
Nông nghiệp ở thời Lý phát triển. Em hãy đọc câu thơ trong dân gian truyền tụng nói
về thời Lý mùa màng bội thu. Học sinh sẽ đọc ngay:
“ Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn ”
* Khi dạy bài 14: “ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ
XIII)
Năm 1285, vua Trần mở Hội nghị mời các bậc phụ lão có uy tín trong nước về Thăng
Long họp để bàn kế đánh giặc:
“ Khắp nơi bô lão về đây,
Lòng già chí trẻ giơ tay thề nguyền.
Muôn lời quyết chiến vang lên,
Hội gì đoàn kết, giặc Nguyên tan tành? ”
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
13


( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
( Học sinh sẽ trả lời ngay đó là Hội nghị Diên Hồng)
Tháng chạp năm Giáp Thân 1284, trước thềm điện Diên Hồng, Thượng hoàng Trần
Thánh Tông đã triệu họp các phụ lão trong nước để bàn chuyện nên hòa hay nên chiến
trước nguy cơ giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai. Gíao viên có thể hát bài hát Hội
nghị Diên Hồng cho học sinh nghe:
Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển
Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu
Gây oán nghìn thu
Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân
Hỡi đâu tứ dân!
Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
Ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới
Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn hương
Theo gió bay khắp miền sông núi réo đời.
Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương
Giống anh hùng nâng cao chí lớn
Giống anh hùng đua sức tráng cường.
Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan
Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân! ”
( Bài hát “Hội nghị Diên Hồng” lời Việt Tiên – Nhạc Lưu Hữu Phước)
Quyết tâm đồng lòng chống giặc phương Bắc ngoại xâm ngày nào vẫn còn ghi lại như
một dấu son của lịch sử dân tộc, và là một bài học vô giá cho Tổ quốc như Hồ Chủ tịch
đã từng đúc kết: Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Trong cuộc kháng chiến lần hai (1285) vô cùng gay go, ác liệt nhưng thất bại của
quân thù vì thế càng nhục nhã hơn và thắng lợi của ta lại càng vang dội. Hàm Tử,

Chương Dương, Tây Kết qua cuộc kháng chiến này đã được ghi vào lịch sử.
Ba lần kháng chiến thắng lợi ta đã tiêu diệt hàng chục vạn quân xâm lược, làm cho
kẻ thù phải khiếp sợ, không dám xâm lược nước ta. Với tâm trạng bi đát của người lính
già trong quân đội Nguyên đã từng nếm mùi thất bại:
“Lính già từng trải mùi chinh chiến
Nghe nói Nam chinh ủ mặt mày”
(Thơ Nguyễn Trung Ngạn )
Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên giành thắng lợi, Thượng hoàng Trần
Thánh Tông và Trần Nhân Tông cùng đại quân trở về kinh đô Thăng Long để tổ chức ăn
mừng đại thắng, Trần Quang Khải đã cảm khái mà viết rằng:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
14

Cầm Hồ Hàm Tử Quan
Thái Bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang sang”.
Dịch thơ: “Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu”
(Trần Quang Khải – Tụng giá hoàn kinh sư – Phò giá về kinh – Bản dịch
thơ của Trần Trọng Kim)
Dịch nghĩa: “Cướp giáo giặc ở bến đò Chương Dương
Bắt giặc Hồ ở cửa Hàm Tử
Thái Bình rồi nên dốc hết sức
Muôn đời vẫn có non sông này”
( Học sinh sẽ biết ngay, giặc Hồ trong bài thơ trên là giặc Mông – Nguyên). Sau đó giáo

viên giải thích thêm cho học sinh hiểu. “Hồ” ở đây là từ do người Trung Quốc xưa dùng
để chỉ các dân tộc thiểu số và ngoại tộc ở phí Bắc với thái độ khinh miệt, ở dây dùng để
chỉ giặc Mông Nguyên )
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đập tan tham vọng và ý
chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền
quốc gia của dân tộc
Vào ngày 9-4-1288 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên hoàn toàn thắng lợi. Vua Nhân
Tông làm lễ tế mừng, nền độc lập của Tổ quốc được giữ vững, đập tan tư tưởng của đế
chế Mông - Nguyên:
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
(Trích thơ Trần Nhân Tông)
( Học sinh trả lời sau đó giáo viên giải thích thêm cho học sinh hiểu. Lúc này nền độc lập
của Tổ quốc được giữ vững, đập tan tư tưởng của đế chế Mông – Nguyên )
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên không thể tách rời chiến lược,
chiến thuật đúng đắn của vương triều Trần và các danh tướng. Trần Hưng Đạo là linh hồn
của những chiến công hiển hách nhất ở thế kỉ XIII:
“Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương
Âu châu cảnh nội vô Mông kị tung hoành thiên vạn lí
Thiên sinh thử tương tài ư Tống thất
Trung Quốc sử tiền Nguyên triều đô hộ nhất bách niên”
Dịch nghĩa: “Nếu dân Việt mà sinh ra ở phương Bắc thì các nước châu Âu đâu đến nỗi
bị vó ngựa Mông Cổ chà đạp hàng ngàn dặm. Ví thử trời sinh bậc thiên tài ở nhà Tống thì
lịch sử Trung Quốc trước đây làm gì có chuyện bị nhà Nguyên đô hộ 100 năm”
Ví dụ: Khi dạy bài 16 “Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV”
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
15


Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp,
không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi…làm cho đời sống nhân
dân hết sức cơ cực. Để mô tả tình cảnh dân chúng lúc bấy giờ Gíao viên có thể đọc những
câu thơ sau:
“Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu?
…Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cạn nữa rồi…”
(Thơ Nguyễn Phi Khanh)
* Bài 19: “Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427”
Vì thương trăm họ bị quân Minh đày đọa, Lê Lợi đã khôn khéo tập hợp anh hùng hào
kiệt, ẩn nhẫn chờ thời cơ để dựng cờ cứu nước cứu dân.
“ Xạ hương dẫu ở trong rừng,
Khi thơm bưng bít mấy tầng cũng thơm.”
Trước khi để lại danh thơm muôn thuở cho nước nhà, Lê Lợi là xạ hương đặc biệt của
núi rừng Lam Sơn đó chăng? Nếu không, trăm họ ở khắp bốn phương làm sao biết được
tìm đến mà tụ nghĩa?
Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn, lực lượng còn non yếu, nghĩa quân
gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Nhưng với chủ trương đúng đắn của bộ chỉ huy, buộc
tướng giặc phải đầu hàng, hạ thành Đông Quan:
“ Đố ai gian khổ chẳng lùi,
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay.
Mười năm bình định ra tay,
Thành Đông Quan mất vía bầy Vương Thông? ”
( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
Trong gian khổ có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm:
“Lên yên khoác chiếc hoàng bào,
Phất cờ lệnh, tiến quân vào vòng vây.
Bỏ mình ở lại chốn đây.
Cứu vua, cứu nước tràn đầy hi sinh.”

( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
Nghĩa quân Lam Sơn bước vào cuộc chiến đấu, một mất một còn với quân thù tương
quan lực lượng vô cùng chênh lệch, từ tay không mà xây dựng lực lượng. Lúc mới khởi
sự quân không quá 2000 người, đó là lúc:
“ Cơm không đủ ăn hai bữa
Áo không phân biệt đôi”
Hay “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội”
(Bình Ngô đại cáo)
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
16

Nhưng nghĩa quân vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi của cuộc chiến đấu vì độc lập
dân tộc.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Không đầy một tháng Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn
quân tiếp viện của quân Minh. Đó là một chiến thắng hết sức oanh liệt và triệt đểå. Cả
chiến dịch là một đoàn tiến công liên tục, chủ động với lối đánh cực kì mưu trí, sáng tạo
của nghệ thuật quân sự “Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều” và với khí thế dũng cảm
vô song.
“Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chiêm muôn
Lỗ kiến xoi, đê vỡ phá tung
Gió mạnh thổi, lá khô trút sạch”
Điều đó chứng tỏ rằng vào thế kỉ thứ XV, dân tộc Việt Nam là một dân tộc trưởng
thành, có ý thức dân tộc sâu sắc, có sức sống phi thường và năng lực sáng tạo phong phú.

Đó là một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đã có
năm thế kỉ sống độc lập hoàn toàn với tư cách là một quốc gia tiên tiến, không một thế
lực xâm lược nào có thể khuất phục nổi:
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc – Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần… bao đời dựng nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Song hào kiệt đời nào cũng có”
( Trích Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)
Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân ta đã đặt phục binh
ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông
thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy
lội để tiêu diệt. Kết quả trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn; Vương
Thông bị tháo chạy về Đông Quan; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc
Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Câu thơ nói về sự thất bại thảm hại của quân Minh
trong trận Tốt Động – Chúc Động, học sinh sẽ biết ngay là hai câu thơ:
“ Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.”
(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết
chiến đấu. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược,
chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
17


“ Làm trai việc lớn phải lo,
Ngàn thu danh tiếng thơm tho dự phần,
Quyết lòng vì nước, vì dân
Lẽ đâu chịu nhục làm thân tôi đòi? ”
( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
Đất nước được giải phóng hoàn toàn, Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo. Đây là một
áng hùng ca tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc từ những ngày
đầu gian khổ ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động – Chúc Động, Chi
Lăng – Xương Giang
“ Nam quan bái biệt cha già.
Trở về nợ nước thù nhà lo toan
Lam Sơn góp lưỡi gươm vàng
Bình Ngô đại cáo, giang sơn thu về? ”
Hay: “ Từng phen khóc lóc theo cha,
Rồi đem nợ nước tình nhà ra cân.
Núi Lam tìm giúp minh quân,
Bình Ngô đại cáo bút thần ra tay?
( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
Tuyên truyền khi quân Lam Sơn giành thắng lợi là nhờ chiếc gươm thần của Rùa vàng
“ Can trường kháng chiến mười năm
Anh hùng áo vải nhiều lần khốn nguy
Gian lao nào có quản gì
Gươm thần trả lại chính vì quốc dân”
( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
* Bài 25 “Phong trào Tây Sơn” phần III “ Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh”
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu, cuộc sống của
người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính
quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của Lía đã bùng lên và dập tắt
trong hoàn cảnh đó. Nhân dân miền Trung đã có bài cac dao về chàng Lía; học sinh sẽ
đọc ngay đó là:

“Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
Chiều chiều én liệng Truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”
Sau khi đánh tan quân xâm lược Xiêm và tiêu diệt học Trịnh ở Đàng Ngoài, trên
đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An. Sau khi Tây Sơn
rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi loạn của con cháu học
Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh.
Gíao viên đọc câu thơ chứng tỏ sự lộng quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh, muốn xây
dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn:
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
18

“ Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.”
(Trích thơ Nguyễn Hữu Chỉnh)
* Khi dạy “Phong trào Tây Sơn” phần IV, mục 2 “Tây Sơn đại phá quân Thanh
năm 1789”
Khi giáo viên trình bày trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy
theo kế hoạch của Ngô Thì Nhậm rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến Tam
Điệp – Biện Sơn. Để học sinh hiểu được vị trí Tam Điệp giáo viên dẫn hai câu thơ của
Ngô Thì Sĩ:
“Đoạn trụ quần sơn nhãn giới khoan
Ngư đồng thiên khổng cửa trùng quan”
(Đứng nhìn rạng núi mênh mông
Cửa trời miệng đó trấn hùng một phương)
Trước khi xuất phát Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố: “Nay hãy làm lễ ăn
Tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang xuân, ngày mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn.

Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không?”. Trước đó, trong lời dụ tướng sĩ,
Quang Trung cũng đã nói lên quyết tâm sắt đá đánh tan quân ngoại xâm để bảo vệ nền
độc lập dân tộc :
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
(Trích Hiểu dụ tướng sĩ – Quang Trung)
Sau khi đánh tan quân xâm lược Thanh, trưa mùng 5 Tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung
trong bộ chiến bào xạm đen mùi thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng
Long giữa muôn tiếng reo hò:
“Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh…”
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong
kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc
gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ
nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu
tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó là sự
lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân góp phần quan
trọng vào thắng lợi:
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Xua quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
19


Ba hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm vĩnh hiển, sử xanh còn truyền”
( Trích 1001 câu đố vui của Bảo Vân – Nguyên Cát )
Sau khi đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi đất nước. Ngày 16 – 9 – 1972, Quang Trung đột
ngột từ trần. Công chúa Lê Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của Quang Trung:
“Mà nay áo vải cờ đào,
Gíup dân dựng nước, xiết bao công trình”
* Khi dạy bài 27 “Chế độ phong kiến nhà Nguyễn’
Gíao viên có thể khái quát tình cảnh xơ xác của đời sống xã hội trong thời nhà Nguyễn
như:
“Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướp tướp
Ngày thê lương nặng giọt mưa sa
Đèn con con gon chiếc chiếu lôi thôi
Đêm tịch mịch soi chung vừng trăng tỏ”
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày; không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà
Nguyễn, Nông Văn Vân và một số tù trưởng đã tập hợp dân chúng nổi dậy. Nông Văn
Vân đã truyền hịch tố cáo vua Nguyễn (Minh Mạng)
“Mười năm đức chính có chi !
Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh
Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán
Tiếng oan hào kêu dậy đất không lung !”
* Khi dạy bài 28 “Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu
thế kỉ XIX ”.
Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở nước ta càng phát triển rực rỡ: tục ngữ,
ca dao. Giáo viên cho học sinh đọc một số câu ca dao, tục ngữ:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Gíao viên có thể đọc một số câu trong Truyện Kiều cho học sinh nghe:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Với ngôn từ bình dị, Hồ Xuân Hương đã trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son
sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa thương cảm sâu sắc cho phân phận chìm
nổi của người phụ nữ, học sinh sẽ biết ngày đó là bài “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương)
“Qủa cau nho nhỏ miếng tràu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
20

Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Hay: “Chinh phụ ngâm khúc” (Đoàn Thị Điểm). Với lập trường nhân đạo sâu sắc triệt
để, Chinh Phụ Ngâm đi vào chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn một phụ nữ phương Đông
và khắc hoạ nên một bức tranh về thế giới tâm hồn kì diệu ấy. Không một ai không cảm
thán trước vẻ đẹp vô ngần về tình cảm, sự thuần khiết và cao quí về đức hạnh, sự mẫn tuệ
và sự khả ái của nàng. Vẻ đẹp tuyệt vời của tâm hồn người con gái Việt Nam chúng ta đã
gặp trong ca dao, dân ca, truyện nôm khuyết danh. ở Chinh Phụ Ngâm, chúng ta gặp lại
vẻ đẹp ấy nhưng đã được nâng cao hơn một bậc đáng kể nhờ sự gia công của văn chương
bác học.
“ Con thơ măng sữa vả đương phù trì.
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm ”
Trong lĩnh vực nghệ thuật: Tranh dân gian đậm đà bản chất dân tộc, nổi tiếng nhất là
dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). Các em thấy, Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với dân ca

quan họ mà còn biết đến với làng tranh Đông Hồ. Thi sĩ Hoàng Cầm đã từng viết trong
“Bên kia sông Đuống”
“Tranh Đông Hồ gà lơn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Giấy in tranh Đông Hồ nổi tiếng đã đi vào ca dao:
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng mái với anh thì về
Làng mái có lịch có lề
Có sông tắm mát, có nghề làm tranh”
Khi giới thiệu một số dòng tranh Đông Hồ: Hứng dừa
“Khen ai khéo tạc nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”
Tranh dân gian: “Chăn trâu thổi sáo”
“ Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ”
Gíao viên cho học sinh hiểu được qua bức tranh dân gian. Tranh Đông Hồ nổi tiếng,
đậm đà bản sắc dân tộc, đã đi vào cuộc sống người dân Việt Nam bằng những bức tranh
Về lĩnh vực kiến trúc: Độc đáo, tinh xảo như chùa Tây Phương
Nói đến chùa Tây Phương Gíao viên nói đến 18 pho tượng La Hán trong chùa Tây
Phương; 18 pho tượng là 18 cá thể, mỗi người một dáng vẻ, một tư thế, ai nấy có cuộc
sống riêng biệt. Các nghệ nhân xưa đã thả hồn vào bức tượng cho ta thấy những người đã
đắc đạo mà lòng vẫn nặng nỗi đau trần thế. Khi vãn cảnh chùa Tây Phương năm 1960,
Cù Huy Cận đã sáng tác bài “Các vị La Hán chùa Tây Phương”, trong đó những đoạn mà
đọc lên ta cảm thấy được hình ảnh những vị La Hán, tuy đắc đạo mà lòng vẫn tranh ngâm
suy nghĩ về những khổ đau quằn quại của chúng sinh
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
21


“ Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là sứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương
Các vị ngồi đây trông lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại…”
4. Kết quả:
- Khi ứng dụng, lồng ghép phương pháp này vào việc giảng dạy tôi đạt được kết quả như
sau:
+ Học sinh hứng thú hơn với bộ môn và tiết học. Tạo sự sinh động cho tiết học, kích
thích được tối đa khả năng tư duy của học sinh.
+ Chất lượng kết quả học tập đươc nâng cao so với khi chưa ứng dụng phương pháp này.

+ Với việc kết hợp đổi mới giảng dạy và áp dụng nhiều hình thức Lồng ghép thơ ca
trong lịch sử như đối với học sinh trường Trung học cơ sở Tôn Đức Thắng, trong năm
qua chất lượng học tập của học sinh nâng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2009 – 2010:
Gỉoi Khá TB Yếu Kém Tb trở
lên
Chất
lượng


số
SL TL

SL

TL SL


TL SL

TL SL

TL

SL TL
Đầu
năm
269

22 8.3

76 28.4

88 32.7

56 20.9

27 9.7

183

69.1

Cuối
năm
269


156

58 68 25.3

35 13 10 3.7 / / 259

96.3


Đặc biệt là số lượng học sinh giỏi bộ môn ngày càng tăng. Các em tự nguyện đăng kí
dự thi học sinh giỏi ngày càng đông
Năm học 2009 – 2010: 7 em dự thi giỏi cấp trường
Số lượng học sinh gỉoi cấp huyện: 07 em, cấp tỉnh: 5 em
Trong năm học 2010 – 2011 hiện đang bồi dưỡng 7 em để chuẩn bị dự thi cấp huyện
Như vậy từ thực tiễn có thể thấy nếu như học sinh được học bộ môn có ứng dụng “Biện
pháp lồng ghép thơ ca trong quá trình giảng dạy môn lịch sử”…, sách giáo khoa các
em sẽ nhớ lâu và nhớ chính xác hơn lối dạy chay, dạy suông, lý thuyết và thuyết trình dài
dòng. Bởi học sinh học môn có sự ứng dụng biện pháp lồng ghép thơ trong quá trình
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
22

giảng dạy môn lịch sử sẽ in sâu vào tâm trí các em hơn. Hơn nữa khi đọc những câu thơ
trên thì giáo viên đã kết hợp các kiến thức của bài đó chủ động trong bài giảng, còn học
sinh khi nghe những câu thơ như vậy các em đã phần nào tiếp cận đến kiến thức của bài
học, do đó các em sẽ làm chủ kiến thức của bài học và nhớ lâu, thuộc bài một cách dễ
dàng. Như vậy khi lên lớp học sinh sẽ làm chủ kiến thức và giờ học cho nên giờ học sẽ
nhẹ nhàng và hiệu quả, tránh gò bó, khô khan và ép buộc nặng nề. Tuy nhiên cũng không
nên quá lạm dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy vì nếu chúng ta qua tập trung

vào vấn đề những câu thơ, ca thì phần nội dung bài học cũng như là thời gian tiết học sẽ
khó được đảm bảo và việc truyền tải kiến thức giữa giáo viên với học sinh sẽ khó hoàn
thành.








PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Trong dạy học lịch ở trường trung học cơ sở ,tôi thấy giáo viên cần chú trọng việc sử
dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, bởi vì các tác phẩm văn học sẽ góp phần
quan trọng cho việc dạy học lịch sử , sinh động, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
Thơ, văn, đoạn trích là rất phong phú, song người giáo viên phải biết chọn lọc những
câu tiêu biểu, ăn khớp, phản ánh lịch sử có trong bài học, thì sẽ gây kích thích, hứng thú
phát triển tư duy lịch sử cho học sinh, nhất là phải tìm những đoạn văn, đoạn thơ, câu
trích dẫn…hòa nhập với sự kiện lịch sử, đưa sự kiện lịch sử ấy thấm nhuần vào trí nhớ và
tâm hồn của các em.
Dùng thơ, văn, đoạn trích…dù một chút thôi vào những lúc cần sẽ có tác dụng lớn lao
trong dạy học lịch sử. Chính một chút ấy đã đánh thức khơi lên biết bao hoài cảm về ước
mơ, góp phần cho việc hình thành nhân cách học sinh
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
23


Việc dạy học dùng thơ văn trong giảng dạy lịch sử là rất quan trọng, góp phần làm
phong phú thêm nội dung bài học.
Trên đây là những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn bản thân tôi trong quá trình dạy học
lịch sử, nó phần nào giải quyết những hạn chế của bộ môn. Tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện bài viết của tôi còn nhiều hạn chế rất mong các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến và đưa ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong dạy và học lịch sử để chúng
tội học hỏi để từng bước nâng cao chất lượng của giáo dục nói chung và phần môn lịch
sử nói riêng xứng đáng với câu nói của Bác:
“ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
2. Đề xuất, kiến nghị:
Hiện nay trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa các phương tiện dạy học cũng
đã từng bước được đổi mới song với đặc thù riêng của môn lịch sử bên cạnh những trang
thiết bị dạy học hiện đại thì một phần không thể thiếu đó là tranh ảnh, bản đồ và những tư
liệu tham khảo. Hiện nay đồ dùng cho môn lịch sử còn ít và thiếu, chưa đồng bộ, tài liệu
tham khảo cho môn học chưa có nhiều. Do đó tôi đề nghị với nhà trường tăng cường mua
sắm đồ dùng và trang thiết bị cho môn lịch sử cần thiết để cho việc đổi mới phương pháp
dạy học nói chung và đổi mới phương pháp môn môn lịch sử nói riêng được thực hiện tốt
hơn trong nhà trường.
Rất mong sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp để đề tài này ngày càng phong phú, hoàn
chỉnh hơn.
Hòa Thành, ngày 27 tháng 12 năm 2010
Người viết


LÊ THỊ THANH CHÂU

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
THCS chu kỳ III (2004-2007) (Chương trình bồi dưỡng

thường xuyên)
2. Sách “1ooo câu đố vui” của tác giả Bảo Vân – Nguyên Cát
(Nhà xuất bản trẻ)
2. Sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
lịch sử Trung học cơ sở” (Nhà xuất giáo dục Việt Nam)
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
24

4. Sách giáo khoa Lịch sử 7 (Nhà xuất bản giáo dục)
5. Sách giáo viên Lịch sử 7 (Nhà xuất bản giáo dục)





















PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

1. Đánh gía của hội đồng khoa học nhà trường:

Hội đồng khoa học trường THCS Tôn Đức Thắng thống nhất xếp loại:





Chủ tịch hội đồng khoa học trường
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Tôn Đức Thắng

Gíao viên: Lê Thị Thanh Châu
25

Hiệu trưởng







2. Đánh giá của hội đồng khoa học ngành:

Hội đồng khoa học huyện Đông Hòa thống nhất xếp loại:






Chủ tịch hội đồng khoa học ngành
Trưởng phòng

×