Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Pháp luật quốc tế về sức khỏe và việt nam: Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE VÀ
VIỆT NAM

THỪA THIÊN HUẾ, THÁNG 05 NĂM 2021
1


MỤC LỤC

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
NGUY HIỂM CHO NGƯỜI THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRONG MỐI TƯƠNG
QUAN SO SÁNH VỚI LUẬT HÌNH SỰ TRUNG QUỐC ............................................... 4
Nguyễn Thị Hồng Trinh
Nguyễn Viết Tú
Trịnh Tuấn Anh
TIẾP CẬN DỰA TRÊN QUYỀN TRONG XÂY DỰNG, THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ
SỨC KHOẺ Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 13
Lê Ngọc Phú
Bùi Thị Quỳnh Trang
THỰC TIỄN THỰC THI TẠI VIỆT NAM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
THEO QUY ĐỊNH TẠI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ
VĂN HÓA 1966 (ICESCR) .............................................................................................. 24
Trần Thị Diệu Hương
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VỀ SỨC KHỎE ................. 33
TRONG BỐI CẢNH COVID-19 HIỆN NAY .................................................................. 33
ThS. Nguyễn Thị Hạnh
QUYỀN SỐNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................. 38


ThS. Lê Khắc Đại
BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG BÍ MẬT RIÊNG TƯCỦA NGƯỜI NHIỄM
COVID19 – TỪ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................ 46
Nguyễn Lưu Lan Phương
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ NHIỄM
COVID-19 ......................................................................................................................... 57
ThS. Trần Ngọc Thúy
GĨC NHÌN TỪ QUYỀN CON NGƯỜI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 .............................................. 66
Nguyễn Hữu Khánh Linh
2


CƠ CHẾ TIẾP CẬN VÀ NGHĨA VỤ CHIA SẺ BẰNG SÁNG CHẾ VACCINE PHỊNG
COVID – 19: MỘT GĨC NHÌN PHÁP LÝ ..................................................................... 74
Trần Chí Thành
Bùi Thị Quỳnh Trang
QUYỀN CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NHÌN TỪ ĐẠI DỊCH COVID 19 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................ 82
ThS. Nguyễn Thị Hà

3


HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN
NHIỄM NGUY HIỂM CHO NGƯỜI THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRONG
MỐI TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI LUẬT HÌNH SỰ TRUNG QUỐC
Nguyễn Thị Hồng Trinh*
Nguyễn Viết Tú**

Trịnh Tuấn Anh***
1. Quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo
Luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc
Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định tại Điều
240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là một trong hai điều luật quy định nội
dung liên quan đến hành vi lây lan dịch bệnh (Điều 240, và 241).
* Khách thể của tội phạm
Khách thể trực tiếp của Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
là sự an tồn về tính mạng, sức khỏe của con người trong tình trạng dịch bệnh. BLHS năm
1999 và 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đều quy định tội này vào Chương các tội phạm
về môi trường.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì “Bệnh truyền
nhiễm” được hiểu là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật
sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm1. Bệnh truyền nhiễm được phân loại thành
03 nhóm: (i) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây
truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh, ví dụ
bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô la (Ebola)…vvv2; (ii) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây
truyền nhanh và có thể gây tử vong, ví dụ ệnh do vi rút A-đê-nơ (Adeno); bệnh do vi rút
*

TS, Trường Đại học Luật, Đại học Huế

**

NCS, Đại học Vân Nam, Trung Quốc (Yunnan University, China)

***

ThS, Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng


1

Khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

2

Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

4


gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh
cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp
(Amibe)…vvv3; (iii) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây
truyền khơng nhanh, ví dụ bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh
do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans)4.
BLHS Việt Nam quy định tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người chỉ
bao gồm các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, và B5.
* Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi trong mặt khách quan được thể hiện là: (i) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi
vùng có dịch bệnh động vật (trâu, bò, gà…vvv), thực vật (cây ăn trái, cây giống…vvv),
sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy
hiểm cho người (sản phẩm gia cầm gà, vịt bị nhiễm vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6…vvv là
các loại vi rút gia cầm nguy hiểm có tên khoa học Avian Influenza6). Đối với hành vi này,
khi xử lý cần xác định phạm vi “vùng có dịch”. Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm năm 2007 thì tùy thuộc vào phạm vi lây lan và mức độ nghiêm trọng của dịch
bệnh, người có thẩm quyền cơng bố dịch và vùng có dịch gồm: Chủ tịch UBND Cấp Tỉnh,
Bộ trưởng Bộ Y tế, hoặc TTCP.
(ii) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản
phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây

truyền cho người. Điển hình như dịch Sars năm 2003, Đại dịch Viêm đường hô hấp cấp
mới do vi rút Covid 19 bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc

3

Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

4

Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Phần các tội phạm”, Nxb. Hồng
Đức , tr.338
5

6

Interim Guidance about Avian Influenza A (H5N1) for U.S. Citizens Living Abroad from the U.S. Centers for
Disease Control and Prevention.

5


cuối năm 2019 đang bùng phát hơn 100 nước trên thế giới. Vi rút được xác định có nguồn
gốc từ lồi dơi và lây sang người7.
Đây là tội phạm có cấu thành vật chất. Tội phạm được coi là hành thành khi người
thực hiện một trong các hành vi nêu trên và phải gây ra hậy quả là “làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người”. Nếu người thực hiện những hành vi nói trên nhưng
khơng hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì chưa coi là
tội phạm8

* Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm này thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý, tức người phạm tội
nhận thức rõ hành vi do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó, hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra nhưng vì những động cơ
khác nhau mà vẫn thực hiện. Động cơ, mục đích khơng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm
này
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào đủ 16 tuổi trở lên có năng lực
TNHS. Tuy nhiên, do xuất phát từ đặc điểm của hành vi, ngoài chủ thể là bất kỳ ai đủ điều
kiện theo quy định của LHS thì chủ thể tội phạm này bao gồm cả chủ thể đặc biệt (tức là
những người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ thực hiện những hành vi nhất định
trong tổ chức công việc, trong kiểm tra hay thực hiện những biện pháp bảo đảm an tồn vệ
sinh mơi trường9) đối với trường hợp người có hành vi “cho phép đưa vào” lãnh thổ Việt
Nam hoặc “ cho phép đưa ra” khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động
vật, thực vật… vì chỉ có những người có chức trách, nhiệm vụ nhất định mới có thể có
quyền “ cho phép”.

Mạc Minh Quang, Ngô Ngọc Diễm (2020), “Bàn về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Nghề luật, Số 5, tr. 39-43
7

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam. Phần các tội phạm:, Nxb. Công an nhân dân
, tr.234
8

Nguyễn Ngọc Hịa (2018), “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, Phần
các tội phạm”, Nxb. Tư pháp. tr.143
9

6



Trong bối cảnh BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã quy định pháp nhân
thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm trong đó có một số tội
phạm về mơi trường. Tuy nhiên, đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người không truy cứu đối với pháp nhân thương mại.
Nghiên cứu LHS Trung Quốc thì tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người được quy định tại Mục 5 tội gây nguy hại cho vệ sinh công cộng bao gồm các
Điều luật 330,331,332. Cụ thể như sau:
Điều 33010: Người nào vi phạm quy định của Luật phịng chống bệnh truyền nhiễm,
có một trong các tình tiết sau, gây ra bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc truyền những
bệnh nguy hiêm thì bị phạt tù đến 7 năm hoặc cải tạo lao động; nếu gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 đến 7 năm:
(i) Nước ăn do các đơn vị cấp nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Nhà nước quy
định;
(ii) Xử lý những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như nước thải, chất thải, không đúng
theo yêu cầu vệ sinh của cơ quan phòng dịch y tế;
(iii) Cho phép những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, những người đang mang
mầm mống bệnh, những người bị nghi là mặc bệnh truyền nhiễm làm những công việc dễ
truyền nhiễm bệnh cho người khác mà cơ quan hành chính y tế Quốc vụ viện cấm;
(iv) Không thực hiện những biện pháp khơng chế dự phịng mà cơ quan y tế đưa ra
theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm
Đơn vị nào phạm những tội nói trên thì sẽ bị phạt tiền, cịn những người phụ trách
trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định
trên.
Những bệnh truyền nhiễm nhóm A là những bệnh được xác định trong Luật phòng
chống bệnh truyền nhiễm của nước CHND Trung Hoa và những quy định có liên quan của
Quốc vụ viện

最高人民法院最高人民检察院关于执行《中华人民共和国刑法》确定罪名的补充规定(七,

[ />10

7


Điều 33111: Những nhân viên làm công tác thực nghiệm bảo quản lưu giữ, vận chuyển
những vi khuẩn, độc tố gây bệnh truyền nhiễm vi phạm quy định có liên quan của cơ quan
hành chính y tế Quốc vụ viện, làm phát tán những vi khuẩn, độc tố gây hậy quả nghiêm
trọng thì bị phạt tù đến 3 năm hoặc cải tạo lao động; nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 7 năm
Điều 33212: Người nào vi phạm những quy định về kiểm dịch biên giới dẫn đến lây
lan dịch bệnh truyền nhiễm hoặc truyền những bệnh nguy hiểm sẽ bị phạt tù đến 3 năm
hoặc cải tạo lao động và bị phạt tiền hoặc chỉ bị phạt tiền
Đơn vị nào phạm những tội nói trên thì sẽ bị phạt tiền, cịn những người phụ trách
trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định
trên.
Như vậy BLHS Trung Quốc và Việt Nam đều quy định chỉ xử lý hình sự hành vi làm
lây lan dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người; hành vi làm lây lan những dịch bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây
truyền khơng nhanh chóng khơng bị quy định là tội phạm. Tuy nhiên BLHS Trung Quốc
quy định về việc xử lý hình sự hành vi lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
có một số điểm khác biệt so với BLHS Việt Nam, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Trong BLHS Trung Quốc, tội gây nguy hại cho vệ sinh công cộng và tội
phá hoại tài nguyên mơi trường là 2 nhóm tội phạm độc lập với nhau, được quy định trong
Chương VI (Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội) Phần các tội phạm. Nhà làm luật quy
định các hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm thuộc Tội nguy hại cho vệ sinh cơng
cộng khơng thuộc nhóm tội phạm về mơi trường (Mục 6)
Thứ hai, BLHS Trung Quốc quy định ngoài cá nhân thì đơn vị (pháp nhân) có thể trở
thành chủ thể của các tội phạm được quy định tại Điều 330, và 332, trong khi BLHS Việt


最高人民法院最高人民检察院关于执行《中华人民共和国刑法》确定罪名的补充规定(七,
[ />11

最高人民法院最高人民检察院关于执行《中华人民共和国刑法》确定罪名的补充规定(七,
[ />12

8


Nam chỉ quy định cá nhân là chủ thể của Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người (Điều 240)
Thứ ba, BLHS Trung Quốc quy định khá chi tiết và nhiều hành vi phạm tội khác nhau
liên quan đến việc làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm. Có một số hành vi như vi phạm quy
định về cấp nước, xử lý chất thái không đúng tiêu chuẩn vệ sinh; vi phạm quy định về thực
nghiệm, bảo quản, lưu giữ, các mầm bệnh truyền nhiễm; cho phép những bệnh nhân mắc
bệnh truyền nhiễm, những người đang mang mầm bệnh, những người bị nghi là mắc bệnh
truyền nhiễm làm cho những công việc dễ truyền bệnh cho người khác…BLHS Trung
Quốc quy định là tội phạm trong khi BLHS Việt Nam chưa quy định hành vi phạm tội này.
2. Thực tiễn áp dụng quy định luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người tại Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện trong mối tương
quan so sánh với luật hình sự Trung Quốc
2.1. Một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng quy định luật hình sự về tội làm
lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người tại Việt Nam
Tính đến hết ngày 16/1/2021, tại Việt Nam đã có khoảng 1.531 người từng dương
tính trong đó có 1.369 người đã bình phục, 35 người đã tử vong với COVID 1913. Trong
q trình gần 01 năm thực hiện cơng tác phịng chống dịch bệnh, Việt Nam đã xảy ra một
số đợt bùng phát dịch bệnh do một số bệnh nhân không thực hiện khai báo y tế khi nhập
cảnh; hoặc khai báo y tế gian dối thiếu trung thực, vòng vo dẫn đến hàng tăm người bị cách
ly…vvv; đã được cơ quan chức năng truy cứu TNHS. Tuy nhiên, chúng ta cũng mới chỉ
xử lý được một số trường hợp có hành vi vi phạm thể hiện rõ, xử lý kịp thời, đáp ứng yêu

cầu cấp bách của thực tiễn. Xem xét và nghiên cứu kỹ các quy định của BLHS Việt Nam
thì những nội dung này vẫn cịn một số vướng mắc, bất cập nhất định. Cụ thể như sau
Thứ nhất, Tại điểm a, Khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) quy định: “…Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực
vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh
nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, tuy nhiên đến thời điểm

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế (2021), [ />13

9


hiện tại vẫn chưa có văn bản nào của TANDTC hướng dẫn quy định “vật phẩm khác” ở
đây bao gồm những gì? Và số lượng như thế nào mới chịu TNHS
Đồng thời, điểm a, b Khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đều quy định về dấu hiệu “có khả năng lây truyền dịch bệnh”, vậy căn cứ vào đâu
để xác định, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn vấn đề này.
Thứ hai, Khoản 2, 3 Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định về tình tiết định khung là “làm chết người” và “làm chết 02 người trở lên”. Nhà làm
luật chưa dự liệu đầy đủ về thực tế tính nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như hậu quả
do hành vi phạm tội gây ra. Thực tế qua thời điểm hơn 1 năm phòng chống đại dịch COVID
19 ở Việt Nam và trên thế giới, chúng ta đã và đang gánh chịu những thiệt hại cực kỳ
nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, an tồn xã hội khi dịch bệnh lây lan đến cộng đồng. Về
kỹ thuật lập pháp thì tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy
định Điều 240 BLHS năm 2015 là cấu thành vật chất, nghĩa là tội phạm hoàn thành khi
trong mặt khách quan bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả “làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm cho người” xảy ra. Điều này dẫn việc để khởi tố hình sự về hành vi lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm
2017) thì phải chứng minh được hậu quả xảy ra, xác định sự lây lan ra cộng đồng có nghĩa
là phải tổng hợp chính xác được số người lây lan. Điều này mất nhiều thời gian cho việc

khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm, khi đó tính nóng của xự việc khơng cịn nên xử lý hành
chính thì sẽ nhanh hơn là chờ đợi tổng hợp thiệt hại, hậu quả để đưa ra xét xử.
Thứ ba, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã không quy định pháp nhân
thương mại là chủ thể của tội danh này. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy không chỉ cá nhân
mới tiến hành thực hiện hành vi làmlây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
mà có thể cả các doanh nghiệp, cơng ty có tư cách pháp nhân lợi dụng hình thức nhập khẩu
để đưa vào Việt Nam động, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có
khả năng lây truyền cho người. Chính vì BLHS hiện hành khơng quy định dẫn đến cơ quan
chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối cới các hành vi pháp nhân thực hiện14

Báo Người Lao động (2021), “Quảng Ninh: Xử phạt một đơn vị không tuân thủ quy định phòng dịch COVID-19”,
[ />14

10


2.2. Đề xuất kiến nghị hoàn thiệnquy định BLHS Việt Nam về tội làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong mối tương quan so sánh với luật hình
sự Trung Quốc
Thứ nhất, Trong khoa học LHS thìCTTP là cơ sở của TNHS, việc quy định CTTP
sẽ có ý nghĩa rất lơn đối với việc bảo đảm tính ổn định, thống nhất của hoạt động áp dụng
pháp luật15. Hiện nay, quy định trong CTTP cơ bản củatội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240) còn khá khái quát, chưa cụ thể khiến cho việc xử
lý tội phạm này còn gặp nhiều vướng khắc, khó khăn. Vậy nên cần thiết có hướng dẫn cụ
thể về các khái niệm “vật phẩm khác”, “có khả năng lây truyền dịch bệnh”. Đây sẽ là cơ
sở để cụ thể hóa chính sách hình sự đối với tội phạm này.
Đồng thời, trước u cầu phịng ngừa cũng như tính nguy hiểm cao của hành vi làm
lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người để khắc phục những vướng mắc khó khăn trong
q trình áp dụng BLHS thì cần thiết quy định tội phạm này có cấu thành hình thức. Chủ
thể chỉ cần thực hiện các hành vi được mô tả trong mặt chủ quan của tội phạm là CTTP vì

xét tổng thể, các dạnh hành vi khách quan này đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi mà chưa cần phải gây ra hậu quả được chứng minh cụ thể trên thực tế.
Thứ hai, Bổ sung pháp nhân thương mại là chủ thể của tội làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Theo quy định của Điều 240 BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) thì chủ thể thực hiện tội phạm chỉ là có cá nhân thực hiện. Trên
thực tế, pháp nhân thương mại vì vụ lợi có thể thực hiện các hành vi này có hệ thống và
khả năng gây ra hậu quả nghiệm trong hơn hành vi do cá nhân thực hiện. Nghiên cứu BLHS
Trung Quốc đã quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm này được quy định tại Điều
330, và 332. Vì vậy, BLHS Việt Nam nên bổ sung pháp nhân thương mại là chủ thể thực
hiện tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Thứ ba, Tội làmlây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngườixâm hại khách
thể trực tiếp là sự an tồn về tính mạng, sức khỏe của con người trong tình trạng dịch bệnh,
thuộc lĩnh vực y tế nên khách thể loại của tội phạm này là an tồn cơng cộng chứ khơng
phải là sự bền vững, ổn định của hệ sinh thái và các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
quản lý và bảo vệ của môi trường16. BLHS Việt Nam năm 1985 quy định hành vi làm lây
15

Nguyễn Ngọc Hòa (2015), “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Nxb. Tư pháp, tr.72

16

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), “tlđd”, tr.339

11


lan dịch bệnh trong Điều 195 Chương các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng
cộng và trật tự quản lý hành chính. BLHS Trung Quốc khơng xếp hành vi làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm trong chương các tội phạm về mơi trường. Do đó, nhà làm luật nên
chuyển Điều 240 sang Điều 316a, Mục 3 (Các tội phạm xâm phạm an tồn cơng cộng)

trong Chương XXI của BLHS năm 2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Phần
các tội phạm”, Nxb. Hồng Đức
2. Interim Guidance about Avian Influenza A (H5N1) for U.S. Citizens Living Abroad
from the U.S. Centers for Disease Control and Prevention
3. Mạc Minh Quang, Ngô Ngọc Diễm (2020), “Bàn về tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Nghề luật, Số 5,
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam. Phần các tội
phạm:, Nxb. Cơng an nhân dân
5. Nguyễn Ngọc Hịa (2018), “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa
đổi, bổ sung năm 2017, Phần các tội phạm”, Nxb. Tư pháp.
6. 最高人民法院最高人民检察院关于执行《中华人民共和国刑法》确定罪名的补
充规定(七, [ />7. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Nxb. Tư pháp
8. Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế (2021), [ />9. Báo Người Lao động (2021), “Quảng Ninh: Xử phạt một đơn vị không tuân thủ quy
định phòng dịch COVID-19”, [ />
12


TIẾP CẬN DỰA TRÊN QUYỀN TRONG XÂY DỰNG, THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ SỨC KHOẺ Ở VIỆT NAM
Lê Ngọc Phú
Bùi Thị Quỳnh Trang
Tóm tắt: Quyền sức khoẻ là vấn đề được thảo luận ở nhiều lĩnh vực trong đó có
khía cạnh đạo đức và triết học. Tuy nhiên, trong bài báo này, quyền sức khoẻ được nhìn
nhận ở khía cạnh pháp luật quốc tế về quyền con người. Bài viết xem xét ảnh hưởng của
phương thức tiếp cận dựa trên quyền đối với quyền sức khoẻ. Tiếp cận quyền đối với quyền
sức khoẻ được thể hiện thông qua hai yếu tố chính: nội dung quyền và thực hiện quyền.
Theo đó, tiếp cận dựa trên quyền nhân mạnh quyền tham gia của cá nhân vào quá trình
hưởng thụ các quyền và đề cao trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền, nhất là nhà

nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền sức khoẻ. Bài viết nhận diện những
ảnh hưởng, đóng góp của cách tiếp cận quyền trong xây dựng pháp luật liên quan đến
quyền sức khoẻ. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị đối với quá trình xây dựng pháp luật và
thực thi quyền đó trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển con
người bền vững.
Từ khóa: Tiếp cận dựa trên quyền, sức khỏe.
1. Thuật ngữ “Tiếp cận dựa trên quyền” và Quyền sức khoẻ.
Tiếp cận dựa trên quyền con người (Human Right Base appraoch – HRBA) làm
khái niệm tương đối mới mẻ gắn liền với sự phát triển của con người (Human
development), đây là cách tiếp cận lấy quyền con người làm trọng tâm để giải quyết các
vấn đề. HRBA là phương pháp tiếp cận bảo đảm các quyền con người cụ thể theo hướng
cân bằng ở hai yếu tố: Nội dung quyền và cách thực thi quyền1. Cách thức này có mối liên
hệ mật thiết đối với các tiêu chuẩn về quyền con người và những mục tiêu liên quan đến
phát triển quyền con người.
Tiếp cận về quyền yêu cầu sự đưa ra một cách tiếp cận được định hướng rõ ràng bởi
những nguyên tắc của quyền con người2.Theo cách tiếp cận của HRBA, quyền con người

Văn phòng Điều phối thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tài liệu dành cho các bộ Liên Hợp Quốc tại Việt
Nam.
2
Uvin, P. (2004) Human Rights and Development. Bloomfield, NJ: Kumari Press
1

13


chỉ có thể đạt được khi quan tâm đồng thời tới mục đích lẫn kết quả q trình3. Trên cơ sở
những mục tiêu liên quan đến phát triển con người, HRBA xác định chính sách, chương
trình phát triển có liên quan đến quyền con người là đối tượng điều chỉnh. Trong bối cảnh
hội nhập ngày nay, chủ thể của HRBA khơng chỉ gói gọn trong các tổ chức quốc tế mà còn

bao gồm các quốc gia, Nhà nước, các thiết chế tổ chức vùng trên thế giới, nhất là đối với
các q trình địi hỏi sự liên kết giữa các chủ thể này. HRBA cho rằng quyền của của con
người chỉ có thể được thực hiện một cách triệt để khi đặt trong mối quan hệ giữa chủ thể
của quyền và chủ thể có nghĩa vụ. Theo đó, HRBA nhìn nhận thực hiện quyền bao hàm
các nghĩa vụ và quyền được thực thi cùng với sự trao quyền. Các tiếp cận này cho phép
chủ thể của quyền được biết và tăng khả năng tham gia của người thụ hưởng quyền, đồng
thời tăng trách nhiệm của các chủ thể, thiết chế thể liên quan trong việc tôn trọng, bảo vệ
và bảo vệ các quyền con người.
Quyền được hưởng tiêu chuẩn thích đáng nhất về sức khoẻ đã được công nhận như
một “quyền cơ bản” bởi cộng đồng quốc tế sau khi Hiến chương WHO được thông qua
vào năm 19464. Quyền sức khoẻ tiếp tục được công nhận bởi các Công ước về quyền con
người sau này, rất nhiều Công ước trong đó đã được kí kết hoặc gia nhập bởi nhiều quốc
gia, tổ chức trên thế giới, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến các cơng ước Cơng ước quốc
tế về quyền văn hóa, kinh tế, xã hội (ICESCR); Cơng ước Cơng ước xố bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước về Quyền trẻ em (CRC); Cơng ước Quốc
tế về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc; Tuyên bố và chương trình hành
động thơng qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993.
Quyền sức khoẻ là quyền quan trọng trong nhóm quyền được có mức sống thích
đáng theo quy định của pháp luật quốc tế. Theo Sofia Gruskin, Edward Mills và Daniel
Tarantola Quyền sức khoẻ tạo nên cơ sở cho hầu hết các vấn đề liên quan đến sức khoẻ và
quyền con người5. Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) xác định: “Ai cũng
có quyền được hưởng một mức sống thích đáng về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản
thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có
quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa
Đậu Công Hiệp, Khái niệm và nội hàm của tiếp cận dựa trên quyền con người, Tiếp cận dựa trên quyền con người,
lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học QUốc gia Hà Nội, tr24.
4
Constitution of the WorldHealth Organization, in Basic Documents, Thirty-ninth Edition, WorldHealth
Organization, 1992.
3


S. Gruskin, E. Mills, and D. Tarantola, “History, principles, and practice of health and human rights,” The Lancet
370/9585 (2007), p. 451.
5

14


bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hồn cảnh ngồi ý muốn”. Mặc dù
UDHR khơng được coi là một điều ước quốc tế, những quy định tại Điều 25 của UDHR
được coi là thông lệ quốc tế và được các quốc gia tuân thủ. Những quy định điều chỉnh
trực tiếp nhất đối với Quyền sức khoẻ được quy định tại điều 12 Công ước ICESCR “Các
quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn
sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Trong các văn bản trên cần
lưu ý khái niệm “điều kiện thích đáng” ở trong các văn bản trên hướng tới điều kiện mang
tính chất hợp lý, phù hợp với điều kiện của từng quốc gia và không phải tiêu chuẩn mang
tính chất tuyệt đối.
Ngồi ra quyền sức khoẻ cịn được đề cập đến với từng nhóm đối tượng cụ thể, có
thể liệt kê một số Cơng ước quốc tế có mức độ phổ biến như:
Cơng ước CRC tại điều 24(1) quy định Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền
của trẻ em được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe ở mức cao nhất có thể được và được tiếp cận
các cơ sở chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Các Quốc gia thành viên phải cố gắng bảo đảm
không một trẻ em nào bị tước đoạt quyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe
như vậy.
Cơng ước Về xố bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 quy định các
Quốc gia thành viên cam kết sẽ cấm và xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức
và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người, không phân biệt chủng
tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc, đặc biệt trong việc hưởng những quyền Quyền
được tiếp cận với y tế cơng cộng, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và dịch vụ xã hội;
Cơng ước Về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979

tại điều 11(1)(f) quy định Các quốc gia thành viên Công ước phải áp dụng tất cả những
biện pháp thích hợp để xố bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực việc
làm, nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, cụ thể là: Quyền
được bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh đẻ.
Nghĩa vụ của các quốc gia đối với quyền sức khoẻ là nghĩa vụ mang tính chất dần
dần và tuỳ thuộc với điều kiện của từng quốc gia. Các quốc gia sẽ không bị bắt buộc thực
hiện nghĩa vụ của mình một các đầy đủ và ngay lực tập mà cần bảo đảm ngày càng đầy đủ
các quyền được thừa nhận trong Công ước (Điều 2 Công ước ICESCR). Tuy nhiên, các
quốc gia được yêu cầu đạt được những yêu cầu cầu trên thông quan “mọi biện pháp thích
hợp” cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Nghĩa vụ của các quốc gia đối với quyền về sức
15


khoẻ được thể hiện thông qua 03 mức độ: Tôn trọng – không vi phạm một cách trực tiếp
các quền sức khoẻ bằng những hành vi của mình, (2) bảo vệ - bảo vệ những chủ thể của
quyền khỏi các hành vi vi phạm quyền và (3) thực hiện – cơng nhận đầy đủ và đưa ra những
chính sách phù hợp để thực hiện quyền6.
Với vai trò là một cách tiếp cận trong cơng việc phát triển chính sách dựa trên những
quyền con người được quốc tế công nhận7, HRBA có những đặc điểm thích hợp dành cho
các quốc gia xem xét trong q trình xây dựng các chính sách, chương tình phát triển của
mình. Những yếu tố thơng dụng nhất trong cách tiếp cần về quyền đối với quyền sức khoẻ
bao gồm: Khả năng sẵn có (Availability), Khả năng tiếp cận (Accessibility), Khả năng
chấp nhận được (Acceptability), Chất lượng (Quality) ( Thường được biết dến với nguyên
tắc AAAQ) 8 . Liên quan tới các yếu tố này, một số học giả đã đưa ra một “Danh sách tối
thiểu” về “các quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể” để “tạo điều kiện vận hành” cách tiếp cận
dựa trên quyền, nhất là đối với quyền sức khoẻ: tính sẵn có, khả năng tiếp cận, khả năng
chấp nhận và chất lượng (gọi chung là AAAQ), sự tham gia, không phân biệt đối xử, minh
bạch và trách nhiệm giải trình. hiện thực hóa tiến bộ, các nguồn lực sẵn có tối đa cũng như
hỗ trợ và hợp tác quốc tế.9
Tiếp cận quyền sức khoẻ dưới góc độ coi con người là trung tâm và chú trọng khơng

chỉ kết quả mà cịn cả qúa trình thực hiện quyền. Theo đó, thay vì bị động tiếp nhận quyền,
mỗi cá nhân, với tư cách là chủ thể trực tiếp thụ hưởng và chịu tác đồng bởi các yếu tố liên
quan đến sức khoẻ, được trao quyền tiếp cận quyền và tham gia quá trình thực thi quyền.
Bên cạnh đó, tiếp cận quyền đối với quyền sức khoẻ sẽ đặt nặng trách nhiệm của quốc gia
ở ca ba mức độ: Tôn trọng, bảo vệ và thực hiện. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả của các
chính sách, chương trình phát triển con người liên quan đến quyền sức khoẻ.
2. Nguyên tắc tiếp cận bảo đảm quyền sức khoẻ trong xây dựng và thực thi pháp
luật về sức khoẻ
6

AsbjornEide,"RealizationofSocialandEconomicRightsandthe Minimum Threshold Approach,"Human Rights Law
Journal,vol. 10, 35, 37 (1989
Candy Murphy, “A handbook on using a human right based approach to achieve social iclusion and equity”, Combat
property, 2007
7

Quyền con người và sức khỏe (2017), />Truy cập ngày 17/3/2020.
8

S. Gruskin, D. Bogecho, and L. Ferguson, “‘Rights-based approaches’ to health policies and programs: Articulations,
ambiguities, and assessment”, Journal of Public Health Policy 31/2 (2010), trang 129–145.
9

16


2.1. Nhìn nhận quyền sức khoẻ như quyền mang tính chất ưu tiên trong xã hội
Quyền sức khoẻ là quyền quan trọng đối với con người, bởi lẽ cuộc sống của con người
chỉ có thể được bảo đảm khi các điều kiện liên quan đến sự tồn tại và sức khoẻ của con
người được tôn trọng ở mức độ hợp lý nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định. Trong

bất kì xã hội nào, một hệ thống chăm sóc sức khoẻ hiệu quả là thiết chế cốt lõi, không kém
phần quan trọng so với hệ thống công lý và hệ thống chính trị dân chủ10. Do đó, quyền sức
khoẻ cần được nhìn nhận như một quyền được ưu tiên trong tiến trình phát triển con người.
2.2. Tơn trọng phẩm giá con người là yêu cầu tiên quyết trong quyền sức khoẻ
của con người
Khái niệm về quyền phát triển từ nhận thức về phẩm giá vốn có của mỗi con người.
Do đó tiếp cận khi xây dựng chính sách và chương trình phát triển về quyền đối với sức
khoẻ cũng cần phải nhấn mạnh phẩm giá con người phảỉ là trung tâm trong tất cả các khía
cạnh bao gồm chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận y tế, tiến hành các thí nghiệm, … Đối với quyền
sức khoẻ, phẩm giá của cá nhân cần được cân nhắc một cách cẩn trọng trong mối quan hệ
tương quan với quyền lợi của số đông. Tiếp cận về quyền quan niệm tằng không phải trong
mọi trường hợp quyền lợi lớn hơn của số đông đều có thể vượt trội lên trên quyền lợi của
cá nhân. Phẩm giá của cá nhân đều cần được quan tâm và tôn trọng một cách tốt nhất, nhất
là đối với các cộng đồng dễ tổn thương như: người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi,
người dân tộc thiểu số,…
2.3. Công bằng và không phân biệt đối xử trong xây dựng và thực thi quyền sức
khoẻ
Công bằng và không phân biệt đối xử là những quyền tắc quan trọng trong quyền con
người theo pháp luật quốc tế.11 Điều 2 UDHR quy định rằng Ai cũng được hưởng những
quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như
chủng tộc, màu da, nam nữ, ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân
tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác. Các Công ước quốc tế về
quyền con người về cũng có sự quy định tương tự đối với việc chống phân biệt đối xử,
trong đó nổi bật nhất là sự chống phân biệt đối xử trên cơ sở dân tộc và giới tính. Tiếp cận
10

Freedman, “Achieving theMDGs: Health Systems as Core Social Institution”, Development 48 (2005)

Anne F. Bayefsky, “The Principle of Equality or Non-Discrimination in International Law”, Human Rights Law
journal, vol. 2, 34 (1990)

11

17


về quyền đối với sức khoẻ bên cạnh nhấn mạnh sự chống phân biệt đối xử, cũng đồng thời
mang hàm ý chống lại việc tiếp cận các quyền sức khoẻ trên cơ sở tiếp cận về nguồn lực
và yếu tố về kinh tế. Điều này đã được WHO đề cập đến trong Tun ngơn Alma – Ata về
chăm sóc sức khoẻ ban đầu: “Sự bất bình đẳng về tình trạng sức khỏe của người dân hiện
nay, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển cũng như trong mỗi nước là
không thể chấp nhận được về mặt chính trị, xã hội và sinh thái và do đó, là mối quan tâm
chung của tất cả các nước”
2.2. Các cá nhân cần được trao quyền để thực hiện sức khoẻ của bản thân
HRBA nhấn mạnh khía cạnh q trình thực thi quyền hiệu quả khi bao hàm cả vấn đề
trao quyền đối với xây dựng và thực thi quyền sức khoẻ. Vấn đề trao quyền dành cho chủ
thể của quyền được thực hiện thông qua việc các chủ thể này được biết và được hành động
theo đúng quyền của họ. Cách tiếp cận quyền đối với luật về sức khoẻ cung cấp một quy
tắc chuẩn chung đối với quá trình định khung các yêu cầu và xác định đối tượng hưởng
quyền sức khoẻ. Điều này có nghĩa là chủ thể có nghãi vuj, nhất là nhà nước phải cung cấp
những điều kiện thuận lợi nhất để chủ thể của quyền thực hiện các quyền của mình. Đặc
biệt đối với lĩng vực quyền sức khoẻ, việc cung cấp những điều kiện cần thiết để thực hiện
quyền của các chủ thể có nghĩa vụ cần được thực hiện với một cá nhân cụ thể mà khơng
phải đối với tồn xã hội nói chung.
2.3. Quyền sức khoẻ có mối quan hệ chặt chẽ với các quyền khác
Giữa các quyền con người luôn có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau và
quyền về sức khoẻ khơng nằm ngồi quy luật đó. Việc thực hiện quyền về sức khoẻ một
cách hữu hiệu nhất phụ thuộc tương đối lớn vào việc đáp ứng các quyền con người khác.
Chẳng hạn, quyền được chăm sóc sửc khoẻ được đặt trong mối quan hệ với các quyền khác
trong nhóm quyền có mức sống thích đáng như quyền có việc làm và thu nhập, quyền được
học tập hay quyền tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật và chính sách về sức khoẻ

phụ thuộc rất lớn vào quyền tự do biểu đạt ý kiến hoặc quyền lập hội. Do đó Tiếp cận quyền
về sức khoẻ đòi hỏi việc thực hiện quyền sức khoẻ trong mối quan hệ chặt chẽ với các
quyền con người khác để nhằm đạt được mục tiêu chung.
2.4. Sự tham gia của các cá nhân vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về
quyền sức khoẻ
Sự tham gia của cá nhân hay một nhóm người vào một q trình ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền của các chủ thể là vấn đề quan trọng để bảo vệ quyền. Vấn đề này đã được Tổ
18


chức Y tế Thế giới (WHO) tại Tuyên ngôn Alma – Ata về chăm sóc sức khoẻ ban đầu
“Mọi người có quyền và nghĩa vụ tham gia với tư cách cá nhân hay tập thể vào quá trình
xây dựng và thực thi quyền sức khoẻ của họ”. Sự tham gia của các chủ thể của quyền không
giới hạn trong vấn đề bỏ phiếu về các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của họ mà còn được
thể hiện ở yêu cầu cung cấp thông tin và việc được cung cấp thông tin.
2.5. Những giới hạn quyền liên quan đến quyền sức khoẻ
Trong nhiều trường hợp, quyền con người không mang tính tuyệt đối và có thể bị hạn
chế bởi nhiều lí do khác nhau, trong đó có giới hạn vì lí do bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Vấn đề giới hạn quyền với lí do bảo vệ sức khoẻ cộng đồng được quy định tại Công ước
Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các văn bản pháp luật quốc tế khác. Điển hình
có việc viện dẫn lí do bảo vệ sức khoẻ cộng đồng để hạn chế các quyền con người được
thể hiện thông qua vấn đề cách ly hoặc hạn chế quyền tự do đi lại thường sẽ được áp dụng
nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Việc áp dụng các biện pháp này tồn tại những nguy hiểm
nhất định cho việc thực thi quyền con người nếu không được thực hiện một các hợp pháp.
Trong bối cảnh dịch bên COVID19 đang lây lan mạnh trong cộng đồng, sự bất hợp lý trong
việc áp dụng các biện pháp cách ly, phân biệt đối xử trong công việc, hạn chế quyền tự do
đi lại của cá nhân hồn tồn có thể ẫn tới vi phạm quyền con người. Tiếp cận về quyền sẽ
đặt ra nghĩa vụ đối với các các chủ thể có trách nhiệm xem xét một cách kĩ lưỡng, cẩn trọng
trước khi ban hành các quyết định hạn chế quyền con người trên cơ sở sức khoẻ cộng đồng.
3. Khái quát Hệ thống chính sách, pháp luật về quyền sức khoẻ ở Việt Nam hiện

hành
Trong những năm vừa qua đã cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây
dựng các chính sách, chương trình nhằm phát triển quyền sức khoẻ đối với người dân.
Hiến pháp năm 1980 tại Điều 61 đã khẳng định Cơng dân có quyền được bảo vệ sức
khoẻ. “Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25/02/2005 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” xác định. Quy định này tiếp tục
được kế thừa qua các bản Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 và tại Hiến pháp
năm 2013.
Trong những năm vừa quá, Việt Nam đang chứng tỏ là quốc gia tích cực trong việc
tham gia các điều ước, tổ chức quốc tế về sức khoẻ. Việt Nam trở thành Quốc gia Thành

19


viên của WHO kể từ ngày 17 tháng 5 năm 1950.12 Việt Nam gia nhập Công ước ICESCR
vào ngày 24/9/1982 và đều là thành viên tích cực với các Cơng ước liên quan đến quyền
sức khoẻ như Công ước CRC, Công ước CEDAW và các Công ước khác liên quan đến
quyền sức khoẻ của các nhóm đối tượng cụ thể. Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm
2001 lần đầu tiên đã nhắc đến quyền con người và khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo
vệ quyền con người tại Điều 50 của Hiến pháp. Quy định này tiếp tục củng cố ở Hiến pháp
năm 2013, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho q tình thực hiện các quyền con người
ở Việt Nam trong đó có quyền sức khoẻ. Điều 38 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy
định Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng
các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa
bệnh.Những quy định trên tiếp tục được cụ thể hoá trong nhiều ngành luật của Việt Nam
như Bộ Luật Lao động năm 2019, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989, Luật Khám
bệnh, chữa bệnh năm 2009; Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014; Luật Dược
năm 2016. Các quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản đảm bảo quyền về sức khoẻ
cho các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội trong đó dành sự quan tâm đặc biệt đối với
các đối tượng yếu thế trong xã hội. Những quy định trên của pháp luật không phải đơn

thuần là sự chuyển hoá các quy định của pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia
mà cịn thể hiện tính nhân đạo và mục tiêu, định hướng phát triển “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có những nỗ lực nghiêm túc tỏng việc thực hiện
quyền chăm sóc sức khoẻ. Theo của người dân. đánh giá của Báo cáco viên đặc biệt của
Liên Hợp Quốc về quyền được chăm sóc sức khoẻ trong chuyến cơng tác tới Việt Nma (từ
ngày 25/11 đến ngày 05/12/2011): Chính phủ Việt Nam rất nghiêm túc coi trọng các vấn
đề liên quan đến quyền được chăm sóc sức khoẻ. Những thành quả của q trình chăm sóc
sức khoẻ thể hiện rõ rệt ở sự gia tăng số lượng cơ sở hạ tầng y tế, nhân lực chất lượng
ngành y tế, khả năng khám chữa bệnh và chăm sóc các đối tượng yếu thế như trẻ em, phụ
nữ có thai, người cao tuổi, …; khả năng đẩy lùi các bệnh tật lây nhiễm và không lây nhiễm.
Bên cạnh những phát triển tiến bộ, Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những điểm chưa
hợp lý, cần phải nỗ lực để khắc phục, liên quan đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn về khám
chữa bệnh chưa cao, pháp luật về khám chữa bệnh được quan tâm nhưng vẫn chưa có cơ

12

Tham khảo thêm thơng tin tại />
20


chế giám sát hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh và các điều kiện về kinh tế trong việc áp
dụng tiếp cận quyền trong hệ thống pháp luật và chính sách.
4. Kết luận, khuyến nghị
Mặc dù pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền được chăm sóc sức khoẻ đã có những
sự tương thích nhất định với pháp luật quốc tế tuy nhiên khả năng thực thi các quyền này
vẫn còn những hạn chế nhất định. Song song với quá trình hồn thiện thể chế pháp luật thì
việc xây dựng và hoàn thiên cơ chế thực thi quyền là yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong
quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về quyền sức khoẻ. Trên cơ sở những yếu tố liên
quan tiếp cận quyền trong pháp luật về quyền sức khoẻ, tác giả đưa ra môt số khuyến nghị

như sau:
Thứ nhất, phát triển các quyền về sức khoẻ cần đi liền với phát triển kinh tế một cách
đồng bộ ở các khu vực khác nhau. Phát triển kinh tế là tiền đề quan trọng để phát triển các
cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh. Đối với
các cá nhân, phát triển kinh tế tạo những điều kiện quan trọng cho các cá nhân phát triển
về nhận thức , có các điều kiện cần thiết để tiếp cận với các chính sách về kinh tế. Nhóm
các giải pháp về kinh tế tập trung vào một số vấn đề quan trọng như: Giảm tỉ lệ đói nghèo;
nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống người dân và phân bổ đồng đều các nguồn lực kinh
tế cho các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ.
Thứ hai, phát triển quyền về chăm sóc sửa khoẻ của người dân đòi hỏi sự huy động
tham gia vào đóng góp ý kiến của chính những chủ thể của quyền. Quyền con người hay
các thức tiếp cận dựa trên quyền đều nhấn mạnh vai trò của con người là trọng tâm và
khơng ai có thể hiểu các nhu cầu, khả năng về chăm sóc sức khoẻ tốt hơn chính cá nhân
đó. Sự huy động ý kiến của người dân cần được thực hiện một cách đồng thời trên cả
phương diện được cung cấp thơng tin và quyền được đóng góp ý kiến vào q trình xây
dựng và thực thi pháp luật về quyền sức khoẻ.
Thứ ba, Phát huy vài trị truyền thơng để tun truyền về quyền và phát hiện vi phạm
quyền. Trong thời đại hiện nay, sức lan toả và khả năng cung cấp thông tin của truyền
thông là một thế mạnh mà khó có kênh thơng tin nào có thể đạt được. Sử dụng truyền thơng
để cung cấp các thông tin, kiến thức về quyền sức khoẻ là lựa chọn đúng đắn trong quá
trình xây dựng và thực thi quyền về sức khoẻ. Truyền thơng sẽ đóng vai trị hai chiều, một
mặt sẽ cung cấp thơng tin từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến từng cá nhân hoặc
21


cộng đồng, mặt khác truyền thông sẽ tiếp nhận thông tin từ các các nhân, cộng đồng và
truyền tải đến các cơ quan nhà nước liên quan. Bên cạnh đó, với khả năng và nguồn lực
của mình, các cơ quan truyền thơng hồn tồn có thể phát triển trở thành phương tiện giám
sát ngoài quan trọng trong xã hội, giúp phát hiện những sai phạm về quyền con người.
Thứ tư, thiết lập hệ thống giám sát về hệ thống y tế và kiểm tra giám sát về quyền con

người trong xây dựng chính sách. Trong thời gian tới cần có những định hướng nhằm hoàn
thiện và nâng cao khả năng giám sát đối với việc thực hiện quyền sức khoẻ và quyền con
người trong xây dựng chính sách. Định hướng trên một mặt nhằm đảm bảo quyền con
người về sức khoẻ được thực hiện một cách đúng đắn tại các cơ sở y tế tế. Đối với các cơ
quan nhà nước, một hệ thống đánh giá và kiểm soát quyền sức khoẻ sẽ là “van” an toàn
cho việc đưa ra các chính sách liên quan đến quyền sức khoẻ, nhất là các chính sách hạn
chế quyền con người. Để đạt được mục tiêu trên rất cần một định hướng, chương trình
nhằm mục đichs nâng cao vai trị của Tồ án, Cơ quan hành chính Nhà nước, Thanh tra và
các tổ chức chính trị - xã hội trong việc bảo đảm quyền con người trong chăm sóc sức khoẻ.
Thứ năm, thực hiện quyền sức khoẻ cần gắn liền với quá trình giáo dục, nâng cao chất
lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về quyền con người trong
lĩnh vực y tế. Một khung pháp lý đủ mạnh chỉ tạo nên khung về yêu cầu và xác định của
các chủ thể của quyền tuy nhiên muốn những quy định đó đi vào đời sống cần phải có một
đội ngũ thực hiện đủ trình độ, chun mơn và có nhận thức. Đối với lĩnh vực quyền sức
khoẻ, yêu cầu tối quan trọng chính là nâng cao khả năng của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức đang công tác, làm việc trong cơ quan, đơn vị, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực
chăm sóc sức khoẻ. Khơng dừng lại ở đó, chính mỗi người dân cũng cần được giáo dục
đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với quyền sức khoẻ để có thể thực hiện một
cách đúng đắn trên thực thế. Mỗi chủ thể tham gia cần được phát triển một cách đầy đủ các
năng lực phục vụ, giám sát, kiểm tra, phản hồi các chương trình, dự án và chính sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anne F. Bayefsky, “The Principle of Equality or Non-Discrimination in
International Law”, Human Rights Law journal, Vol. 2, 34 (1990).
2. S. Gruskin, D. Bogecho, and L. Ferguson, “‘Rights-based approaches’ to health
policies and programs: Articulations, ambiguities, and assessment”, Journal of
Public Health Policy 31/2 (2010), trang 129–145.
22


3. Freedman, “Achieving theMDGs: Health Systems as Core Social Institution”,

Development 48 (2005).
4. Uvin, P. (2004) Human Rights and Development. Bloomfield, NJ: Kumari Press
5. Đậu Công Hiệp, Khái niệm và nội hàm của tiếp cận dựa trên quyền con người, Tiếp
cận dựa trên quyền con người, lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học QUốc gia Hà Nội,
tr24.

23


THỰC TIỄN THỰC THI TẠI VIỆT NAM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SĨC SỨC
KHỎE THEO QUY ĐỊNH TẠI CƠNG ƯỚC QUỐC TẾ CÁC QUYỀN KINH TẾ,
XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA 1966 (ICESCR)
Trần Thị Diệu Hương
Tóm tắt:
Bài viết tập trung bàn về ba vấn đề cơ bản, thứ nhất là Quy định về quyền được
chăm sóc sức khỏe tại cơng ước quốc tế về các quyền về kinh rế, xã hội và văn hóa
1966 (ICESCR). Thứ hai, bài viết làm rõ thực tiễn tại Việt Nam khi tham gia cơng ước
này thì vấn đề thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe cho con người theo công ước
này được thực hiện như thế nào. Thứ ba, là đưa ra 1 số định hướng để Việt Nam hồn
thành hơn vấn đề thực thi cơng ước để quyền được chăm sóc sức khỏe con người được
tốt hơn.
A. Mở đầu
Kể từ khi Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người
năm 1948, và sau đó là Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966, quyền được chăm sóc sức khỏe đã trở thành một trong những quyền quan trọng
trong hệ thống quyền con người, thuộc nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Quyền
được chăm sóc sức khỏe, có được trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể được trong luật
nhân quyền quốc tế là quyền có được các điều kiện xã hội, các qui tắc, pháp luật, chế
tài và một môi trường trợ giúp– mà có thể đảm bảo đạt được quyền này. Cách hiểu
quyền này một cách chuẩn mực nhất được thảo luận trong điều 12 của ICESCR, đã

được phê chuẩn bởi 145 nước (tính đến tháng 5 2002). Vào tháng 5 2000, ủy ban về
quyền văn hóa, kinh tế, xã hội, nơi kiểm sốt cơng ước, phê chuẩn một Tun bố chung
về quyền được chăm sóc sức khỏe1. Với tầm quan trọng được ghi nhận tại các văn bản
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, bài viết bàn về một số vấn đề quy định và thực
thi công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1996 trong quy định “Quyền
được chăm sóc sức khỏe”.
B. Nội dung

1

Tham khảo, 25 câu hỏi và đáp về vấn đề sức khỏe và nhân quyền, Tổ chức y tế thế giới, QA-Vietnamese.pdf

24


1. Quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe tại Công ước quôc tế về kinh tế,
xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR)
“Quyền được chăm sóc sức khỏe khơng có nghĩa là quyền được khỏe mạnh, hay là các
chính phủ nghèo phải thiết lập các dịch vụ y tế đắt tiền mà họ khơng có nguồn lực hỗ trợ.
Nhưng nó u cầu chính phủ, và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách và
chương trình hành động nhằm tạo ra các dịch vụ y tế sẵn có và mọi người có thể tiếp cận
được trong thời gian ngắn nhất có thể. Để đảm bảo rằng có thể thực hiện được điều này là
một thách thức cho cả cộng đồng quyền con người và các chuyên viên y tế.”2
Như vậy Quyền có được trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể được xem là “quyền được
chăm sóc sức khỏe”. Quyền này đã được rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế ghi nhận, đầu
tiên là trong hiến pháp của tổ chức Y tế thế giới (1946) và sau đó được nêu ra trong tuyên
bố Alma Ata năm 1978 và trong Tuyên ngôn Y tế thế giới phê chuẩn bởi đại hội đồng Y tế
thế giới năm 1998. Điều này được ủng hộ mạnh mẽ trong nhiều tài liệu nhân quyền khu
vực cũng như quốc tế.
Nhưng cách quy định cụ thể và chuẩn nhất về quyền này được quy định tại Điều 12 của

ICESCR, đã được phê chuẩn bởi 145 nước (tính đến tháng 5 2002). Vào tháng 5 2000, ủy
ban về quyền văn hóa, kinh tế, xã hội, nơi kiểm sốt cơng ước, phê chuẩn một Tun bố
chung về quyền được chăm sóc sức khỏe. Quy định này được chi tiết như sau:
1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng
một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được.
2. Các biện pháp mà một quốc gia thành viên công ước cần thi hành để thực hiện
đầy đủ quyền này bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm:
a) giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và nhằm đạt được sự phát triển
lành mạnh của trẻ em
b) cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp
c) ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và
các loại bệnh khác;

2

Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền, Mary Robinson.

25


×