Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Hội người cao tuổi tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.87 KB, 25 trang )

01. Thanh Hà. HỘI NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH SƠN LA: SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG /
Thanh Hà // Người cao tuổi.- Ngày 14/3/2012.- Số 31
Ở nhiều huyện, xã của tỉnh Sơn La, cấp ủy ghi nhận hoạt động có hiệu quả của
Hội Người cao tuổi. Kinh nghiệm của ông Bùi Đăng Du, Trưởng ban đại diện Hội Người cao
tuổi tỉnh Sơn La là biết tổ chức, phát huy người cao tuổi thì xã hội thừa nhận, Đảng thừa nhận, thế là thành công…
Chỉ có ba cán bộ chuyên trách công tác Người cao tuổi (NCT) cấp tỉnh, nhưng hoạt
động của các cấp Hội NCT tỉnh Sơn La thực sự đi vào nền nếp, đổi mới hoạt động phù hợp
với tâm lí, nguyện vọng của NCT, nên thu hút đông đảo hội viên. Nội dung sinh hoạt Hội
phong phú, ấn tượng: Phổ biến các nội dung thời sự, chính trị và hoạt động địa phương
được đăng tải trên báo Người cao tuổi; Hướng dẫn phương pháp rèn luyện, giữ gìn sức
khỏe; Phổ biến cách trồng, sử dụng thuốc Nam chữa bệnh. Đầu giờ sinh hoạt luôn là các
cuộc thi tài làm thơ, múa, hát đối sôi nổi…
Ông Bùi Đăng Du, Trưởng Ban đại diện Hội NCT tỉnh Sơn La cho biết: Các cấp Hội
ở Sơn La coi quỹ là điều kiện tiên quyết để Hội hoạt động và tìm mọi cách xây dựng quỹ.
Một mặt, đề nghị cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ ao, đất, vườn cây để Hội tự đấu
thầu, sản xuất gây quỹ. Vì kinh nghiệm ở tỉnh miền núi nghèo, việc vận động tiền, dù chỉ
vài nghìn đồng rất khó, nhưng các cấp chính quyền có thể cho các cụ vài trăm mét đất khai
thác lâu dài. Ban đầu còn khó khăn, nhưng nghe các cụ vận động có lí, thấy các cụ hoạt
động hiệu quả, nhiều chính quyền sở tại đã tích cực hỗ trợ. Đến nay, NCT toàn tỉnh đã có
vài trăm héc - ta đất đấu thầu, gần 1.000 ao, gần 1.000 vườn cây ăn quả. Xã Ngọc Chiến
(huyện Mường La) xa xôi, khó khăn nhất tỉnh cũng đã có 80 ha sơn tra cho 10 chi hội, bán
10 - 20 triệu đồng/vụ. Có quỹ hoạt động, các phong trào được đẩy mạnh, tổng kết, các cụ
bắt cá dưới ao, bán quả lấy tiền, mời cả cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể khác cùng liên
hoan rôm rả, vui vẻ.
Mặt khác, Sơn La còn chú trọng xây dựng nhiều loại quỹ. Nhận thấy, vận động theo
kiểu ra nghị quyết, rồi doanh nghiệp, hội viên đóng góp... thì vô cùng khó khăn mà hiệu
quả không cao, các cấp Hội NCT huy động tấm lòng vàng của những người có điều kiện và
tâm huyết với NCT. Từ đó, tổ chức tuyên truyền, chọn điểm vận động. Kết quả, có huyện
vận động 300 triệu đồng, huyện ít cũng được vài chục triệu đồng. Năm 2011, chỉ tính riêng
chân quỹ, có chi hội bình quân 1,2 triệu đồng/hội viên, bình quân toàn tỉnh đạt 500 nghìn
đồng/hội viên. Với số quỹ thu được, các cụ gửi tiết kiệm, dùng lãi chi cho các hoạt động.


Các cấp Hội NCT tỉnh đặc biệt quan tâm công tác thi đua khen thưởng. Nắm bắt tâm
lí, chỉ cần trong hội nghị, lãnh đạo Hội có lời biểu dương gia đình chấp hành đầy đủ chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... là các cụ phấn khởi. Năm 2011,
Ban đại diện tỉnh chọn 5% trong số NCT mẫu mực toàn tỉnh, tổ chức bình bầu từ chi hội
lên, trao "Giấy công nhận Tuổi cao gương sáng xuất sắc". Phần thưởng trích từ quỹ mỗi cụ
bình quân 30.000 đồng. Cách làm sáng tạo này vừa có tác dụng động viên người làm tốt,
đồng thời giáo dục NCT tính gương mẫu chưa cao.
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
1
Xác định cần tạo thói quen tốt cho NCT tự rèn luyện, giữ gìn sức khỏe hỗ trợ con
cháu yên tâm lao động sản xuất, tỉnh chủ động tổ chức lớp tập huấn cho NCT biết chữa một số bệnh thông thường.
Bác sĩ Viện Y học cổ truyền được mời về hướng dẫn NCT cách xoa bóp, bấm huyệt chữa trị một số bệnh thông thường như mất ngủ,
đau xương, viêm mắt, ù tai... Mỗi huyện, thành phố đều thành lập một tổ gồm các lang y biết chữa bệnh, sinh hoạt thường kì, hướng
dẫn hội viên lên rừng tìm cây thuốc mang về trồng. Khi có hiệu quả, lang y được quản lí sử dụng, thu lệ phí, trong đó trích một phần
vào quỹ NCT. Năm 2012, toàn tỉnh phấn đấu 70% (có nơi phấn đấu 100%) gia đình NCT có vườn trồng một số cây thuốc Nam thông
dụng như lược vàng, trinh nữ hoàng cung, lô hội, đinh lăng...
Chương trình được NCT và nông dân trong tỉnh hoan nghênh và nhiệt tình hưởng ứng. Qua lớp tập huấn, NCT biết mình
chữa bệnh gì cần bấm huyệt nào và trong mọi lúc như nấu cơm, chăn trâu, làm rẫy... đều có thể tự bấm huyệt cho mình, tiết kiệm
thời gian, bảo đảm sức khỏe.
02. Quốc Tuấn. SÔNG MÃ (SƠN LA): CHUẨN BỊ ĐẤT GIEO TRỒNG / Quốc Tuấn //Dân
tộc và Phát triển.- Ngày 16/3/2012.- Số 769
Để đảm bảo thời vụ, huyện Sông Mã đã chỉ đạo cung ứng 20 tấn ngô giống, 16 tấn
lúa giống và 500 tấn phân bón các loại; Triển khai 29 lớp tập huấn về nông nghiệp cho 983 hộ nông dân; Hướng
dẫn nhân dân tu sửa, nạo vét mương phai; Đôn đốc nhân dân khẩn trương chuẩn bị đất cho cây trồng cạn.
Huyện cũng đã chỉ đạo các ngành liên quan kiểm tra các lô giống lúa HTY 100, Nhị
ưu 838, Nếp 87, Nếp 97 và các loại giống ngô của các quầy kinh doanh trên địa bàn.
Hiện tại, huyện đang tập trung chuẩn bị việc cung ứng giống vật nuôi, cây trồng cho các đối tượng chính sách theo
Chương trình 135, 102 của Chính phủ và Nghị quyết 370 của HĐND tỉnh; Chỉ đạo các xã chủ động phòng chống hạn cho lúa xuân;
Phát dọn chuẩn bị đất gieo trồng các loại cây trên cạn.
03. Hà Trang. MÓN NGON Ở PHÙ YÊN / Hà Trang // Thời nay.- Ngày 19/3/2012.- Số 228

Phù Yên là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách Thành phố Sơn La khoảng 130km về
phía Tây và cách Hà Nội khoảng 170km về phía Đông. Trung tâm huyện Phù Yên là cánh đồng Mường Tấc rộng thứ ba ở Tây Bắc.
Ở đây có khoảng 12 dân tộc nhưng đông nhất là người Thái, Mường.
Dân tộc Thái ở Phù Yên chủ yếu là người Thái trắng. Phụ nữ ở đây không tằng cẩu
sau khi lấy chồng như Thái đen. Trước đây, trong phong tục của họ, đàn ông mới là người
vào bếp nấu nướng, còn phụ nữ đi nương, đi rẫy. Đến giờ vẫn còn nhiều gia đình giữ được phong tục
này. Cho nên, chớ ngạc nhiên nếu ngày nào đó có dịp đến thăm một gia đình dân tộc Thái, bạn trông thấy các đấng mày râu lăn vào
bếp và nấu ăn một cách điêu luyện, nhanh thoăn thoắt mà không hề phàn nàn một tiếng nào.
Người Thái ở Phù Yên có nhiều món ăn lạ miệng, nếu không quen nhiều người sẽ cảm thấy e ngại, nhưng những ai đã
"trót" mê rồi thì khi nhớ đến Phù Yên sẽ cứ đau đáu mãi về những món ăn ấy. Chẳng hạn như món bọ xít chiên hay món cháo đắng
"mắc nhung''.
Quả "mắc nhung" thường được hái sau vụ mùa thu hoạch lúa, nhưng khi món cháo đắng trở thành đặc sản ở Phù Yên
thì loại quả này cũng có thể mua ngay ở chợ. Cháo "mắc nhung" ăn có vị hơi ngăm ngăm đắng nhưng bùi, thơm ngậy lại có tác
dụng giải rượu, giúp người đỡ mệt. Cháo ngon là do được nấu bằng loại gạo tẻ thơm với nước ninh xương, sườn lợn nướng hoặc
thịt băm. Khi cháo gần nhuyễn, người ta mới cho “mắc nhung” vào cùng một chút gừng, sả và quấy cho đến khi được một nồi cháo
sánh và thơm nồng. Nồi cháo sôi lục bục trên bếp than đỏ lửa chỉ chờ khi mâm rượu đã chống chếnh thì múc ra bát sì sụp vừa thổi
vừa ăn.
Khi quốc lộ số 6 còn đang thi công, muốn về Thành phố Sơn La, xe khách chạy theo một con đường khác để đi qua
Phù Yên. Dừng lại ăn trưa, nhiều người đã ngạc nhiên vì chưa từng "ăn đường" ở đâu lại có nhiều món ngon và rẻ như ở đây. Vì
vậy mà sau này khi đường số 6 hoàn thiện, đường về Sơn La không còn đi qua thị trấn nữa nhưng có nhiều người vì đã trót nhớ quá
mà "cố tình" tìm về Phù Yên chỉ để thưởng thức lại một lần nữa những món ăn ngon rồi mới tiếp tục hành trình.
04. Phạm Tuyên. CHUYỆN Ở NƠI “MẤT MỘT ĐỀN 20” / Phạm Tuyên // Tiền phong.- Ngày
20/3/2012.- Số 80
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
2
Bất chấp những ánh mắt hoài nghi trước việc “chơi sang” của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc
Châu khi tuyên bố cam kết “mất một đền tới 20 lần” để kêu gọi người chăn nuôi tham gia, sau 10 năm, mô hình bảo hiểm vật nuôi
tại đây đã giúp nhiều người nông dân trở thành tỷ phú.
CHUYỆN CỦA NHỮNG TỶ PHÚ TRẺ
Có thể nói không ngoa, không nơi nào ở Việt Nam có nhiều câu chuyện “lạ” như ở

vùng thảo nguyên xanh Mộc Châu. Chỉ cần vào Google, là tìm thấy hàng trăm bài báo viết
về nơi có nhiều tỷ phú nông dân đến mức ra ngõ gặp tỷ phú này, cũng như những câu
chuyện tưởng chừng chỉ có trong tiểu thuyết về các cặp gia đình trẻ mới ngoài đôi mươi,
các ông, bà nông dân trên 60 tuổi có thu nhập bình quân 20 - 30 triệu đồng, thậm chí cả
trăm triệu đồng/hộ/tháng sau một hai năm nuôi bò.
Nhưng có lẽ chuyện người nông dân mất của một được đền tới 20 lần là chuyện độc
đáo và cũng là điều đáng nói hơn cả. Nhất là trong bối cảnh bảo hiểm nông nghiệp ở nước
ta, dù được nói đến từ nhiều năm qua, nhưng vẫn đang loay hoay thí điểm ở 21 tỉnh, thành.
Còn tại Mộc Châu, người chăn nuôi không lạ lẫm gì với mô hình bảo hiểm vật nuôi được triển
khai thành công từ cả chục năm nay, giúp nhiều người nông dân trở thành tỷ phú nhờ đầu tư vào chăn nuôi bò.
Khá bẽn lẽn khi nói về thu nhập, chị Quách Thanh Xuân, tiểu khu 85, thị trấn Nông
trường Mộc Châu cho biết, trước làm công nhân mỏ và trồng rau sạch ở Quảng Ninh, số
tiền kiếm được mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Cuộc sống vất
vả, hai vợ chồng quyết định lên Mộc Châu học nghề nuôi bò sữa với người chị họ. Nhận thấy mô hình hiệu quả, hai vợ
chồng vay mượn tiền từ họ hàng để mua 24 con bò sữa. Sau đúng một năm nguồn tiền thu từ bán sữa đủ để trả toàn bộ các khoản
nợ. Giờ khối tài sản tiền tỷ mỗi ngày cho tới 2,2 tạ sữa, tương đương số tiền hơn 3,5 triệu đồng.
“Thu nhập của hai vợ chồng mới đạt 17 triệu/người/tháng nhưng đến cuối năm, với 5 con bò sắp sinh, thu nhập của gia
đình chắc chắn sẽ đạt trên 20 triệu đồng/người. Nhưng so với các hộ khác ở đây là thấp. Các hộ gia đình nào có đàn bò 30 con, thu
nhập “bèo” mỗi tháng cũng 70 triệu đồng. Tất cả cũng nhờ chính sách hỗ trợ người nông dân trong thu mua sữa và thực hiện chính
sách bảo hiểm vật nuôi của công ty” - Chị Xuân kể.
CHƠI SANG
Mang chuyện “ngược đời” hỏi ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ
phần Giống bò sữa Mộc Châu. Ông cười khà cho biết, việc áp dụng mô hình bảo hiểm vật
nuôi xuất phát từ ý tưởng của ông khi còn là trưởng phòng của công ty. Khi đó, có chị nuôi
bị chết một lúc 5 con bò. Thấy hoàn cảnh khó khăn của người chăn nuôi nhưng công ty
cũng không có tiền để hỗ trợ. Trở thành lãnh đạo công ty, ông Chiến cùng ban lãnh đạo
quyết tâm triển khai mô hình bảo hiểm cho vật nuôi theo kiểu “người dân mất của được đền
tiền gấp 20 lần”.
Hồi đầu triển khai rất gian nan, có khá nhiều điều tiếng, nghi ngại mô hình nuôi bò
có bảo hiểm của công ty sẽ “yểu mệnh” như những mô hình được áp dụng trước đó. Nông dân thì nghi

ngại, không dám đóng bảo hiểm vì sợ mất tiền, công ty cũng không dám tự tin vì mức bồi thường khá lớn, khi rủi ro xảy ra.
Ông Chiến kể, khi đó những câu chuyện về rủi ro khi nuôi bò luôn được người dân nhắc đến. Cả khu chuồng rộng, chỉ
cần hai con bò húc nhau, một con ngã trật đầu gối đồng nghĩa con bò “lên thớt”, trong khi nếu lành lặn, con bò có thể cho tới 8 tấn
sữa/năm với mức thu nhập xấp xỉ 90 triệu đồng.
Khi mới đưa mô hình vào hoạt động, một con bò sinh sản người dân tự nguyện đóng
100 nghìn/năm. Nếu bò chết được đền 1,5 triệu, khi bò hết khả năng sinh sản (bò thải) được
hỗ trợ 1,2 triệu. Mô hình chứng minh tính ưu việt chưa từng thấy, người dân tự nguyện tham gia góp
quỹ ngày càng nhiều. Đến nay, mức nộp phí bảo hiểm được người dân tự nguyện nâng lên 600 nghìn đồng/năm, một con bò chết
được đền 12 triệu, bò thải đền 10 triệu. Ngoài tiền đền bù 12 triệu/con, người nuôi còn thu được khoảng 12 triệu nữa từ việc bán thịt
bò. Hiện quỹ đã có nguồn trên 11 tỷ đồng.
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
3
Không chỉ đầu tư cho nông dân bằng bảo hiểm, hàng năm công ty chi hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ tiền thức ăn chăn nuôi cho
người dân. Không ít đối thủ phải tròn mắt khi thấy Mộc Châu “chơi sang” khi hỗ trợ người dân từ 700 - 900 đồng/kg cỏ khô giàu
đạm nhập từ Mỹ để nuôi bò trong khi một con bò nhỏ tầm 35 kg mỗi ngày xơi tái từ 5 - 6 kg cỏ khô loại này. Thế mới biết để hỗ trợ
cho hàng nghìn con bò đang được nuôi ở Mộc Châu, số tiền hỗ
trợ người dân công ty phải bỏ ra lớn đến chừng nào.
Ông Phạm Văn Nhán, Phó Tổng giám đốc công ty cũng cho biết, một trong những
nguyên nhân giúp mô hình bảo hiểm thành công là công ty không kinh doanh quỹ. Thành
công của mô hình cũng nhờ doanh nghiệp đồng hành cùng lợi ích của người sản xuất
nguyên liệu, coi người sản xuất nguyên liệu chính là cái gốc của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, mỗi hộ chăn nuôi mua thêm bò được công ty cho vay vốn 50% - 70%, hỗ trợ 5 triệu
đồng/con, hỗ trợ đầu tư các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi như máy vắt sữa, máy thái
băm. Toàn bộ các khoản tiền này công ty lấy ra từ lợi nhuận và trích từ quỹ phát triển sản xuất.
Với chính sách bảo hiểm này, nhiều lớp người dân Mộc Châu đã đổi đời thành tỷ phú nhờ những giọt “vàng trắng” mang
đúng tinh thần “Thảo nguyên xanh, sữa mát lành”.
05. Hoàng Kiên. ĐIỆN ẢNH Ở SƠN LA: KHI CHIẾU BÓNG LƯU ĐỘNG HỒI SINH /
Hoàng Kiên // Điện ảnh Việt Nam.- Ngày 20/2/2012.- Số 81
Những ngày giáp Tết Nhâm Thìn, các đội chiếu bóng lưu động (CBLĐ) Sơn La
vẫn miệt mài với các chuyến đi, hàng ngày đem phim vào rừng chiếu để mong bà con

có được cái tết vui vẻ.
CHIẾU BÓNG “ĐÃ MẮT” Ở SUỐI DINH
Huyện Phù Yên là một địa bàn rộng lớn, địa hình núi non hiểm trở, đã thành lập 4
đội CBLĐ, mỗi đội có 3 người và được giao phụ trách vài xã nhất định. Đội CBLĐ số 1
gồm các anh Bạc Cầm Nuôi, Ngô Quốc Tuấn, Lường Văn Kiểm, phụ trách chiếu phim ở 7
xã, giáp với hai tỉnh Yên Bái và Hòa Bình. Với mấy chiếc xe Minsk cũ nát, các anh rong
ruổi suốt ngày trên các con đường sỏi đá, vào các bản làng tít tận rừng sâu. Đây là lần thứ 3
đội CBLĐ của Bạc Cầm Nuôi vào bản Suối Dinh, chưa phải là bản xa nhất, song các cán
bộ của đội CBLĐ cũng phải dậy từ 5 giờ sáng, cùng 7 thanh niên khỏe mạnh của bản vác
đồ nghề đi liên tục đến tối mịt mới vào đến nơi.
Để thông báo cho bà con về buổi chiếu phim, mặc dù cả bản chỉ có 20 nóc nhà, song
ông trưởng bản phải đi từ sáng sớm đến tận chiều muộn mới hết. Xã Suối Tọ có 100% đồng
bào Mông sinh sống, họ làm nhà, làm nương trên các sườn núi cao gần 2000m, cạnh rừng
pơmu, giáp với Trạm Tấu (Yên Bái). Đường vào bản chỉ là những lối đi nhỏ men bên sườn
núi đá cheo leo, vác được người không vào bản đã khó, các anh trong đội còn phải mang
theo hơn tạ đồ nghề. Các anh phải nhờ đám thanh niên khỏe mạnh, chuẩn bị võng, cáng đầy
đủ mới chuyển được máy móc vào bản. Anh Nuôi kể, mấy năm trước, khi anh em đang
cùng đồng bào vận chuyển đồ nghề vào bản Pay Trò thì gặp mưa to. Cả đoàn phải lấy áo
mưa bọc kín tivi, đầu, băng, còn người thì bất chấp gió rét...
Địa điểm chiếu phim là một bãi đất vài chục m
2
, ngay đầu bản Suối Dinh (Suối Tọ, Phù Yên, Sơn
La). Tiếng loa rè rè vang lên bằng tiếng Mông: "A lô, đây là đội chiếu bóng vùng cao...". Mới hơn 6 giờ tối, những ánh đèn pin đã
loang loáng từ các hướng tập trung về đông nghịt.
Bộ phim tối đó đội CBLĐ cho bà con xem có tên Say Páo tỉnh dậy (có 3 nhân vật
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
4
chính là Say Páo, Seo Mây và Vàng Giống) được lồng tiếng Mông, tuy ngắn song tiết tấu
nhanh, hài hước khiến đồng bào rất thích thú theo dõi. Sau khi xem xong phim Say Páo tỉnh
dậy, bà con còn được xem tiếp vài bộ phim thế giới động vật, nói về những loài vật có

trong các khu rừng bà con đang sống và hướng dẫn bà con biết bảo vệ thú rừng như những
người bạn. Bình thường bà con đi ngủ từ khoảng 8 giờ tối, tối đó thức đến gần 12 giờ đêm,
xem hết phim này đến phim khác. Dù anh em đội CBLĐ khá mệt, lại có quy định chỉ chiếu
đến 10 giờ đêm, song chẳng mấy khi vào được đến đây nên phải chiều theo nhu cầu cho bà
con "đã mắt".
KHI CHIẾU BÓNG LƯU ĐỘNG HỒI SINH
Cũng như những đội CBLĐ khác trên cả nước, những đội CBLĐ ở Sơn La đã trải
qua một quãng thời gian dài bi đát khi điện ảnh Việt Nam rơi vào khó khăn hồi đầu những
năm 90 của thế kỷ trước. Ở nhiều nơi vào thời kỳ ấy, các đội CBLĐ đã giải tán không để
lại dấu tích và đội chiếu bóng ở Phù Yên cũng không là ngoại lệ. Khi đội chiếu bóng giải
tán, người về quê, người xin chuyển ngành, người nghỉ không lương... Giờ đây, Nhà nước
đã bao cấp 100% để đội CBLĐ hồi sinh.
Huyện Phù Yên khó khăn cả về kinh tế lẫn đời sống văn hóa tinh thần, các thế lực
xấu tích cực tuyên truyền trái phép, nên việc hồi sinh các đội CBLĐ là rất cần thiết. Tuy
nhiên, để kiếm sống, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ, các anh phải kiếm sống thêm bằng
đủ các nghề, kể cả việc phải tranh thủ mua lợn, mua gà của bà con đem ra ngoài huyện cho
vợ bán lại kiếm lời.
Cũng như các huyện khác, lãnh đạo Phù Yên đã vạch ra nhiều chương trình phát
triển như sẽ kéo điện về 100% số xã, phấn đấu mỗi xã sẽ có một điểm sinh hoạt văn hóa.
Tuy nhiên, để tất cả các bản xa xôi, nằm sâu trong rừng có điện còn là một tương lai dài.
Các đội CBLĐ sẽ còn phải tiếp tục vất vả ngược xuôi, khi mà điện chưa về tới nơi, khi bà
con còn đói thông tin, thiếu hiểu biết. Và dù tiền lương thì chẳng ngành nào thấp bằng
nhưng anh em đều không kêu ca, bởi vì đã trót gắn với cái ngành chiếu bóng thì ở đâu cũng
vất vả, cũng nghèo, chỉ có lòng hăng say, yêu nghề thì mới tồn tại được.
Anh Ngô Quốc Tuấn kể: "Còn nhớ một ngày đội chiếu phim của mình về phục vụ đồng bào bản Mường Ca, xã Mường
Bang. Từ huyện vào đến xã 50 cây số, từ xã vào đến bản là 10 cây số đi bộ. Vào đến bản trời xẩm tối, bà con tề tựu đông đủ, đã làm
thịt một con bò từ chiều và chuẩn bị 3 can rượu 20 lít để chờ các cán bộ huyện lên... chiếu phim. Đêm đó, cả bản mường nhảy sạp,
uống rượu suốt đêm với đội. Hôm sau, trước khi về bà con lại mang gà, lợn chạy theo biếu các cán bộ chiếu phim, nhiều đến mức
không thể mang theo hết được". Còn anh Bạc Cầm Nuôi khẳng định: "Làm cái nghề này tuy vất vả song được bà con yêu quý nên
đã trót bén duyên rồi thì khó mà rời ra được. Đội CBLĐ hồi sinh, chúng tôi cũng hồi sinh".

06. Thào Sếnh Páo. CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG TỈNH
SƠN LA / Thào Sếnh Páo // Tạp chí Dân vận.- Tháng 3/2012
Dân tộc Mông Sơn La chiếm 14,61% dân số toàn tỉnh, trên 25.000 hộ, khoảng
150.000 người, cư trú tập trung ở 632 bản, 126 xã, trên 11 huyện thành phố. Đồng bào dân
tộc Mông hầu hết cư trú trên các địa bàn vùng cao, vùng biên giới; Có truyền thống yêu
nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Đoàn kết, không ngừng phấn đấu
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
5
vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống… Tuy nhiên, do trình độ dân trí nhìn chung còn
thấp, việc phát triển kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất thuần nông tự túc tự cấp, một số hủ tục
tập quán còn lạc hậu…; Tình trạng di, dịch cư tự do, truyền đạo trái pháp luật, tranh chấp
đất đai, tái trồng cây thuốc phiện vẫn còn xảy ra ở một số nơi trong tỉnh.
Từ thực tế trên, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị
bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng dòng họ, già làng, người có uy tín dân tộc Mông toàn tỉnh.
Tại Hội nghị đã thông qua và ký cam kết thực hiện nội dung “5 có, 5 không”. “Năm có” (1:
Có đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, làm ra
nhiều hàng hóa để dùng và bán; 2: Có tinh thần đoàn kết giữa các dòng họ, các dân tộc và
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; 3: Có nếp sống văn hóa xã hội chủ nghĩa trong việc cưới, việc
tang, lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông; 4: Có ý thức xây dựng bản
mới phát triển toàn diện, no ấm, hạnh phúc, đảm bảo an ninh trật tự; 5: Có nhiều người hiếu
học, biết chữ, chăm làm, công tác tốt). “Năm không” (1: Không du canh du cư, vượt biên
trái phép và làm việc xấu; 2: Không truyền và học đạo trái phép và trái với phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc; 3: Không để người chết nhiều ngày, không để ngoài áo quan và
mổ nhiều trâu, bò; 4: Không tái trồng cây thuốc phiện, buôn bán, vận chuyển, sử dụng các
chất ma túy; 5: Không tảo hôn, thách cưới bạc trắng khi lấy vợ gả chồng, sinh đẻ nhiều
con).
Nhờ sự đồng thuận cao của bà con đồng bào người Mông cùng chính quyền và cấp
ủy Đảng trong tỉnh, qua 5 năm (2007 - 2011) thực hiện nội dung bản cam kết, nhận thức
của đồng bào đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các bản vùng cao đã thay đổi thói
quen, tập quán lạc hậu, không du canh du cư, từng bước đổi mới, ổn định sản xuất, áp dụng

khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai hoang ruộng nước, đưa
giống mới vào sản xuất, thâm canh tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là trong
trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó, do đồng bào dân tộc Mông đã tích cực học hỏi, hệ
thống mạng lưới trường học ngày càng được mở rộng, thu hút ngày càng nhiều học sinh các
dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông nói riêng theo học, tạo nguồn nhân lực phát
triển cán bộ địa phương. Việc học tập, giao lưu, tiếp cận khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi
nhận thức về sản xuất và lối sống của đồng bào. Đồng bào người Mông đã tích cực xóa bỏ
trồng cây thuốc phiện, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng nếp sống văn hóa mới,
xóa bỏ các tệ nạn xã hội và các tập tục lạc hậu… Các hộ phấn đấu thoát nghèo bằng việc
tận dụng tốt hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng như: Cho hộ nghèo vay vốn xóa đói giảm
nghèo, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, chương trình Nghị quyết 30a... giúp đồng bào chuyển
hướng sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống.
Trong xây dựng đời sống văn hóa, trên cơ sở cam kết, các gia đình, bản làng đồng
bào đã duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan từng
bước được xóa bỏ. Tình trạng mất đoàn kết giữa các dòng họ dân tộc Mông, giữa các dân
tộc trên địa bàn đã giảm rõ rệt. Trong việc cưới, việc tang, đồng bào đã xây dựng nếp sống
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
6
văn hóa mới, văn minh tiết kiệm. Các hiện tượng ép hôn, tảo hôn; Tục bắt vợ, ép cưới đã
chấm dứt. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan được xóa bỏ; Người chết không để quá 48
giờ... Tình trạng du canh, du cư, vượt biên trái phép đã giảm nhiều so với trước. Số xã, bản
đạt tiêu chuẩn không có ma túy từng bước được nâng lên…
Các thiết chế văn hóa ở cơ sở gắn với việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa
dân tộc, các phong tục tập quán tốt đẹp được giữ vững. Những dịp lễ tết các hoạt động vui
chơi giải trí như ném pao, đánh tụa lu, múa khèn… được duy trì. Các lễ hội của đồng bào
được làm đơn giản, gọn nhẹ. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quan tâm, từng bước
đi vào nền nếp, đúng với mục tiêu tốt đời đẹp đạo và quy định của pháp luật. Việc đẩy
mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo;
Kết quả của các phong trào, cuộc vận động đã tạo tâm lý phấn khởi cho đồng bào có đạo,
sự đồng thuận giữa đồng bào có đạo và đời được nâng lên.

Qua thực tiễn thực hiện nội dung “5 có, 5 không” ở đồng bào Mông, tỉnh Sơn La đã
rút ra một số kinh nghiệm:
Thứ nhất, cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, vận động; Luôn bám sát tình
hình thực tiễn, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phát hiện những khó khăn,
bức xúc để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp những giải pháp trong việc thực
hiện nội dung bản cam kết.
Hai là, tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, chính sách dân tộc miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân; Hướng dẫn đồng bào dân tộc Mông cùng đồng bào dân tộc thiểu số khác triển
khai nhiều giải pháp đồng bộ với cách làm và những bước đi thích hợp để xây dựng các mô
hình kinh tế, ổn định đời sống của đồng bào.
Ba là, tranh thủ phát huy vai trò của những người có uy tín, trưởng dòng họ; Tuyên
truyền, vận động những người có uy tín, trưởng dòng họ tham gia công tác xã hội, công tác
mặt trận, đoàn thể và thuyết phục cộng đồng dòng họ phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu đoàn kết xây dựng gia
đình văn hóa, bản văn hóa để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Bốn là, rà soát, chỉnh sửa bổ sung quy ước, hương ước ở những bản có đồng bào
Mông sinh sống, gắn với nội dung thực hiện bản cam kết “5 có, 5 không” phù hợp với điều kiện
thực tế ở cơ sở và yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để xác định các giải pháp lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung bản cam kết; Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm giữa những dòng họ làm tốt;
Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong thực hiện nội dung bản cam kết.
Năm là, xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng đồng bào
dân tộc Mông nói riêng, tạo nguồn đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc Mông; Có chính sách thu hút cán bộ dân tộc
và cán bộ ở nơi khác đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc Mông; Có chính sách động viên, bồi dưỡng phát huy vai trò già làng,
trưởng dòng họ, người có uy tín để hướng nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Cần
phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện nội dung
bản cam kết “5 có, 5 không”.
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
7

07. Thanh Hà. HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA: NHIỀU NGƯỜI CAO TUỔI LÀM KINH
TẾ GIỎI / Thanh Hà // Người cao tuổi.- Ngày 21/3/2012.- Số 34
Hội NCT huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có trên 5.000 hội viên sinh hoạt ở 15 Hội
NCT xã, thị trấn. Phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” được đẩy mạnh, xuất
hiện nhiều tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần xóa đói giảm nghèo...
Những NCT còn sức khỏe đều hăng hái lao động, hỗ trợ nhau làm kinh tế, tăng thu
nhập. Nhiều kinh nghiệm hay, điển hình tiên tiến được nhân rộng. Các chi hội mạnh dạn
chuyển từ tập quán sản xuất truyền thống tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đưa tiến
bộ khoa học kĩ thuật, các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất. Do vậy đời
sống của hội viên không ngừng được nâng lên.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, ở tiểu khu 2, thị trấn Bắc Yên, 74 tuổi, mở cửa hàng kinh
doanh dịch vụ, mỗi năm thu nhập 150 - 200 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Liên, tiểu khu 3 thị
trấn Bắc Yên, kinh doanh dịch vụ, mỗi năm thu nhập 100 triệu đồng. Ông Hà Úm, tiểu khu
4 thị trấn Bắc Yên, ngoài 60 tuổi vẫn đầu tư mô hình VAC, xây bếp bi-ô-ga làm điện thắp
sáng, mỗi năm xuất ra thị trường 20 tấn thịt các loại, thu trên 100 triệu đồng. Bà Lường Thị
Pậng, Chi hội trưởng Phiêng Ban 2, thị trấn Bắc Yên, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm thu nhập
40 - 50 triệu đồng. Ông Mùa A Dơ, xã Tà Xùa, trên 70 tuổi, vận động gia đình con cháu chuyển đổi từ cây lương thực sang trồng
chè, mỗi năm thu nhập 50 - 60 triệu đồng, tuyên truyền vận động con cháu anh em trong bản định canh định cư trồng cây công
nghiệp.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, NCT huyện Bắc Yên còn tích cực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nông thôn mới, tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm
ma túy, góp phần tích cực cùng nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội ở
địa phương.
08. N. Thuận. TIN VẮN / N. Thuận // Văn hóa.- Ngày 21/3/2012.- Số 2134
Từ đầu năm đến nay, huyện Mai Sơn đã bàn giao 70ha đất trồng cao su tại bản Đấu Mường và
bản Bon (xã Mường Bon) và 14ha rừng cộng đồng tại các bản: Nà Sy, Co Hiên (xã Hát Lót). Đồng thời, thực hiện chi trả, hỗ trợ
kinh phí kịp thời cho các hộ chuyển đổi đất sản xuất sang trồng cây cao su.
09. Nguyễn Trang. ĐỘC ĐÁO MỘC CHÂU / Nguyễn Trang // Thanh niên.- Ngày 22/3/2012.-
Số 82
Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang thu hút dân du lịch, đặc biệt là giới trẻ. Chỉ

khoảng 4 tiếng xe là có được trải nghiệm không khí mát mẻ dễ chịu với những khung cảnh
tuyệt đẹp.
Nhắc đến Mộc Châu, là nói tới rừng hoa đào, hoa mận nở trắng muốt vào mùa xuân.
Khi ấy cả đất trời nơi đây được bao phủ bởi thứ hoa thanh nhã, tinh khôi và mỏng manh
này. Ngoài ra, người dân Mộc Châu trồng rất nhiều rau cải. Hoa cải nở trắng phủ khắp các
triền đồi, tạo điểm nhấn hấp dẫn khách du lịch, có lẽ không phải nơi nào trên đất nước Việt
Nam cũng sở hữu nhiều cánh đồng hoa cải bạt ngàn đến vậy.
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
8
Đến Mộc Châu, khách du lịch còn được “đã mắt” bởi những đồi chè xanh bát ngát.
Chè được trồng nhiều nhất ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, đường vào Ngũ Động Bản
Ôn hay dọc hai bên đường đi cũng có thể thấy một màu xanh mềm mượt trải dài. Khoảng
cuối tháng 3, đầu tháng 4 là thời điểm người ta thu hoạch chè. Nếu ai muốn thưởng thức vẻ
đẹp đồi chè Việt Nam thì Mộc Châu chính là một trong những điểm đến lý tưởng nhất.
Chính những vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, không có sự khai thác của con người đã
khiến cho Mộc Châu có vẻ đẹp quyến rũ. “Tôi đã đến đây trên dưới chục lần, cứ có ai rủ
lên Mộc Châu là tôi lại hăm hở vác ba lô đi cùng, với tôi, Mộc Châu là một tình yêu lớn”.
Bạn Quang Anh, sinh viên Đại học Y Hà Nội chia sẻ. Với xu hướng chụp ảnh cưới tìm về
thiên nhiên, đã có rất nhiều cô dâu, chú rể dắt nhau lên đây để làm một bộ ảnh cưới độc
đáo. Tuy nhiên, chi phí đi lại ăn ở khi lên đây chụp cũng không phải là rẻ.
Hiện nay, khách du lịch lên Mộc Châu ngày càng nhiều, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ lên đây để chụp ảnh. Nhưng
đôi khi, vô tình hoặc cố ý, mọi người đã dẫm nát những vườn hoa cải của người dân vốn cho du khách vào chụp ảnh thoải mái và
miễn phí. Cũng chính vì phong trào đi du lịch chụp ảnh Mộc Châu mà vào các dịp lễ, tết, các ngày nghỉ, Mộc Châu thường cháy
phòng nghỉ khách sạn. Nếu có ý định đi Mộc Châu, bạn nên đặt trước phòng nghỉ khách sạn. Tại Mộc Châu hiện chưa có nhiều cơ
sở lưu trú.
10. Thanh Xuân. TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA CHI VƯỢT QUÁ LỚN / Thanh Xuân //Nông thôn
ngày nay.- Ngày 22/3/2012.- Số 70
Hôm qua, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác di dân, tái định cư Dự án
Thủy điện Sơn La. Theo báo cáo, tính đến tháng 2/2012, các tỉnh đã triển khai lập 2.817 dự
án thành phần theo quy hoạch chi tiết được duyệt, đạt 98% kế hoạch. Trong đó, đã giải

ngân được gần 13.2478 tỷ đồng, đạt 98,2%; Giao đất sản xuất nông nghiệp đạt trên 18.362ha theo quy hoạch,
đạt 77,9%…
Bộ NNPTNT cũng cho biết, hiện các địa phương đã chi số vốn vượt quy hoạch tổng thể tới 4.200 tỷ đồng (Sơn La 3.700 tỷ
đồng, Điện Biên 500 tỷ đồng). Theo Bộ này, về nguyên tắc, sẽ không cho phép vượt mức đầu tư nên cần phải rà soát lại, xem xét cân
đối các nguồn lực và lồng ghép các chương trình mục tiêu, hỗ trợ sản xuất, ổn định cuộc sống người dân và đảm bảo hoàn thành
quy hoạch dự án di dân tái định cư đúng tiến độ.
11. Dương Đình Tường. TỔNG KẾT CÔNG TÁC DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA NĂM 2011 /
Dương Đình Tường // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 22/3/2012.- Số 59
Ngày 21/3, Bộ NN-PTNT đã tổ chức tổng kết công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn
La năm 2011. Theo thống kê, các tỉnh đã triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính và thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại các khu,
điểm tái định cư với tổng diện tích 17.709 ha, đạt 75%. Giao đất nông nghiệp được 18.362 ha, đạt 77,9%. Hoàn thành di chuyển
20.380 hộ ra khỏi vùng ngập lòng hồ.
Đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân tại các khu, điểm tái định cư từng bước ổn định. Trước mắt, các hộ tái định
cư chủ yếu triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng truyền thống như các hộ dân sở tại. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp
hàng hóa như trồng rau, chè, cao su, cây ăn quả… đang được tổng kết, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến rộng rãi đến các khu,
điểm tái định cư.
...Tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Thủy điện Sơn La có nhiều cái nhất, quy mô lớn nhất, chính
sách mạnh mẽ nhất, lòng dân vui nhất. Có thể còn điều này điều nọ chưa được tốt nhưng chúng ta đã rất nỗ lực cùng các bộ ngành
và 3 tỉnh để thực hiện. Những việc còn lại phải phấn đấu hơn nữa trên tinh thần chỉ đạo là nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ, thu nhập của
nhân dân tái định cư phải cao hơn, ổn định hơn cũ”.
Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
9
Nhân dịp này, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng, Cục phó Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn
Nguyễn Văn Đủ và Bộ NN-PTNT đều được trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 vì có thành tích trong xây dựng cơ chế chính
sách, chỉ đạo điều hành thực hiện di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La.
12. Nguyễn Yên Thế. HÁT NGÀN CÂU VỚI RỪNG GIÀ TÂY BẮC / Nguyễn Yên Thế // Kiến thức
gia đình.- Ngày 22/3/2012.- Số 12
Cứ lâu lâu không lên Sơn La là tôi lại thấy nhớ nhung, bồn chồn. Mảnh đất ấy đã gắn
bó với tuổi trẻ khốn khó của tôi - một anh giáo nghèo, nhưng cũng là nơi đã cho tôi cả một
mạch nguồn thơ phong phú dường vô tận... Và nơi ấy, ngoài các thế hệ học trò đáng yêu đã trưởng thành vẫn

một mực quý mến thầy, cùng những đồng nghiệp cũ đáng kính trọng, tôi còn có một sự gắn bó đặc biệt với một người bạn từng dạy
văn cùng trường, cùng sinh hoạt
giáo viên tập thể, cùng mang "trọng bệnh" yêu thơ. Đó là Dương Tam Kha.
Trùng tên với một vị vua cướp ngai vàng cách đây 10 thế kỷ, song Dương Tam Kha
lại không có một chút đam mê chính trị nào; Anh chỉ say thơ đến độ mê mẩn. Lần nào lên
Sơn La, tôi cũng phải cố gắng vào thăm căn phòng bụi bặm đầy sách vở và sặc mùi thuốc
lào nằm giữa một khu vườn lớn rậm rịt, để được anh "tra tấn" bằng hàng tập bản thảo thơ
dày cộp, bởi tôi đã trót ghim vào tâm tưởng những câu thơ như thế này của một anh chàng
được hàng xóm mệnh danh là "thi sĩ hâm": “Có phải em là nàng tiên đến từ cõi Phật. Hay là
chúng sinh mong cứu khổ giải oan? Nhặt chiếc lá khô viết lên câu thơ. Thương giọt sương
đêm lệ rưng đáy mắt”.
Lần nào chia tay nhau, anh cũng đưa tôi ra bên đường Chu Văn Thịnh đón xe vét
khách từ huyện Mường La (nơi có công trình Thủy điện Sơn La) về Hà Nội; Và lần nào
cũng thế, chúng tôi đều thấy bâng khuâng, không nỡ rời nhau. Trong bài Tiễn bạn, anh đã
kể lại cảm xúc ấy: “Người về thui thủi mình tôi. Sớm khuya một bóng gói lời nhớ
thương”...
Tôi hiểu nỗi niềm của anh, người đang tìm cách tránh xa những tục lụy của đời sau
bao năm tháng vẫy vùng kiếm sống đến tuyệt vọng - bỏ nghề dạy học đi đào vàng, làm thợ
mộc thợ nề, nuôi cây cảnh... để rồi lắm khi nhìn lại mơ ước xưa với không ít bẽ bàng, chua
xót: “Bơ vơ chiều nay, tôi trở lại. Một mình hoang vắng với trời không”. Hồi mới lên Tây
Bắc, chúng tôi, những chàng trai trẻ tuổi ngoài đôi mươi tràn đầy hào hứng và mơ mộng:
“Nơi đây không có thời gian. Tôi như con bướm say ngàn bông hoa. Xứ ngàn xanh yêu
quý. Hát ngàn lời đâu hết được hồn ta. Mỗi ngày trôi qua muôn sắc rừng già”...
Thực tế phũ phàng của đời sống khiến không hiếm lúc “dòng thơ trào theo dòng
nước mắt”, song không thể cướp đi thi hứng của kẻ luôn cảm thấy “hoa ban, hoa đào rưng
rưng nước mắt người xưa”, của một người tự nhận “ta gửi lại mảnh hồn với rừng với
suối”... Dương Tam Kha có nhiều bài thơ câu thơ hay viết về Tây Bắc, như đó chính là nơi
chôn rau cắt rốn và anh từng lớn lên bằng lời ăn tiếng nói của đồng bào miền núi vậy: “Đây
quê hương tôi. Hoa ban chạy đi tìm bạn nhớ. Hoa pặc piền thăm hỏi bạn thương. Trắng bay
hoa gạo thắp sao ráng chiều”...

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 06 năm 2012
10

×