Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nước độc lập mà người dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với sự nghiệp đổi mới của việt nam hiện nay2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.75 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Bài tập lớn
Mơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài:
“THẮNG ĐẾ QUỐC PHONG KIẾN TƯƠNG ĐỐI DỄ,
THẮNG BẦN CÙNG LẠC HẬU KHÓ HƠN NHIỀU.”

Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp học phần:

Lục Vân Trường
11134270
Tư tưởng Hồ Chí Minh_16

Hà Nội, tháng 10 năm 2014.


ĐỀ CƯƠNG CHÍNH

“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

2


I. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin:
1.1 Cơ sở lí luận ĐLDT và CNXH
1.1.1 Tính chất tất yếu của việc xóa bỏ CNTB để đy lên xây dựng CNXH:
Cách mạng công nghiệp bùng nổ dẫn tới một thời đại huy hoàng của chủ nghĩa tư


bản. Chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc và vươn tầm tay ra khắp thế giới. Tuy nhiên, đi
đôi với sự phát triển ấy, là sự bóc lột khủng khiếp đối với đại đa số nhân dân trên toàn thế
giới. Để đánh đổi cho sự giàu có của một phần rất nhỏ mà phần đơng thế giới đã chìm
trong cảnh cùng cực. Từ đó mà đã nảy sinh ra những mâu thuẫn cơ bản và khơng thể điều
hịa được trong xã hội tư bản:
+ Mâu thuẫn giữa LLSX đã đạt tới trình độ xã hội hóa cao với QHSX dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức với giai cấp
tư sản.
+ Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, xuất hiện thêm mâu thuẫn giữa các dân tộc
thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc; mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
→ Cách mạng XHCN là kết quả tất yếu của sự phát triển các mâu thuẫn và là con
đường giải quyết mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản.
1.1.2 Logic Chủ nghĩa Mác: giải phóng giai cấp → giải phóng dân tộc → giải
phóng con người:
- Chủ nghĩa Mac đã cung cấp lý luận và mục tiểu cao cả nhất của Cách mạng
XHCN đó là giải phóng con người, giải phóng xã hội, đưa lại hạnh phúc cho người lao
động. Điều này có nghĩa là, cùng với việc xóa bỏ chế độ tư hữu, giai cấp công nhân lãnh
đạo nhân dân lao động lật đổ chế độ tư bản, giành chính quyền về tay mình, xây dựng
thành cơng CNXH và CNCS, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Đây chính
là mục tiêu của Cách mạng XHCN và điều đó được thực hiện bởi giai cấp cơng nhân – sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Giai cấp công nhân:
+ Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ: vì họ là những người trực tiếp hoặc
gián tiếp vận hành các cơng cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại ->
họ đại diện cho LLSX hiện đại, đại diện cho PTSX tiến bộ, có vai trò quyết định nhất sự
tồn tại và phát triển của xã hội.
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

3



+ Có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (lợi ích
cơ bản của giai cấp cơng nhân là xóa bỏ chế độ sỏ hữu tư nhân TBCN; lợi ích cơ bản của
giai cấp tư sản là duy trì chế độ sở hữu tư nhân TBCN) -> có tinh thần cách mạng triệt để.
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần đồn kết cao do được tơi luyện trong mơi
trường lao động và trong q trình tham gia vào cuộc đấu tranh do giai cấp tư sản tiến
hành chống giai cấp phong kiến trước đó.
+ Có hệ tư tưởng riêng: môi trường lao động công nghiệp đã giúp giai cấp cơng
nhân khơng ngừng được nâng cao trình độ. Họ được trang bị lý luận cách mạng là CNXH
khoa học và tổ chức được chính đảng tiền phong- Đảng Cộng Sản. Nhờ đó họ nhận thức
được về địa vị lịch sử của mình, có khả năng đồn kết các giai cấp khác và đi đầu trong
cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột.

Cách mạng XHCN xảy ra nhằm giải quyết những mâu thuẫn trên(ở phần
1.1.1)- là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, với các nội dung cơ bản:

Trên lĩnh vực chính trị: giai cấp cơng nhân phải tiến hành cách mạng chính
trị để lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền, thiết lập nhà nước của
giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Dân chủ hóa đời sống chính trị và xã hội nhằm
khẳng định và tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động, thúc đẩy
họ tham gia đơng đảo và có hiệu quả vào quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới.

Trên lĩnh vực kinh tế: đây là nội dung chủ yếu của cách mạng XHCN, bao
gồm:
1)
Tiến hành xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX, xác lập chế độ sở hữu
công cộng về TLSX chủ yếu, phát triển LLSX trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại.

Từng bước nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân lao động thực hiện công bằng xã hội.
2)
Xây dựng chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là một quá trình phát
triển kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao.

Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: Giai cấp công nhân tiến hành cuộc cách
mạng trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, thực hiện sự cải biến căn bản trong đời sống tinh
thần của xã hội theo hướng triệt để giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi xiềng xích nơ
lệ về mặt tinh thần. Làm cho thế giới quan Mác-Lênin và nhân sinh quan cộng sản chiếm
vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Tạo điều kiện để nhân dân lao động
hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
► CNXH là tất yếu để có thể giải phóng giai cấp bị bóc lột, từ đó giải phóng dân
tộc và cao nhất là giải phóng con người.
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

4


1.2 CN Lênin - CNXH hiện thực Liên Xô: ĐLDT gắn liền CNXH
1.2.1 CMT2 và CMT10 Nga - Sự ra đời của Nhà Nước XHCN đầu tiên – Liên Xô:
- Cách mạng tháng Hai có nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến ở Nga. Sau cách
mạng, nước Nga rơi vào tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời
của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô Viết đại biểu công nhân.
- Cách mạng tháng Mười phá tan thành lũy cuối cùng của giai cấp t ư sản cầm
quyền, lần đầu tiên lập nên chính quyền của những người lao động , xây dựng một xã hội
hồn tồn mới, một xã hội khơng có tình trạng người bóc lột người.
►Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, lịch sử đã mở ra một con đường
mới cho sự giải phóng các dân tộc bị áp bức của chủ nghĩa thực dân. Nó đã mở đầu một
thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới (hiện thực hóa CN Mác)

Trích : Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xô viết do V.I.Lênin đứng đầu,
đã ra đời trong "mười ngày rung chuyển thế giới". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định:
"Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu,
thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử lồi người chưa
từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như th”' . Cách mạng Tháng
Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và các
dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên phong của họ là Đảng Bơn-sê-vích
lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản
và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây
dựng một xã hội hồn tồn mới, một xã hội khơng có tình trạng người bóc lột
người. Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, lịch sử đã mở ra một con
đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị áp bức của chủ nghĩa thực dân. Nó đã mở
đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới.
1.2.2 Bối cảnh nhà nước Liên Xô khi mới thành lập và công cuộc xây dựng nền
CNXH:
- Bối cảnh - điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền
kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là
nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về
kinh tế.
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

5


→ Lê-nin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới (NEP)
Chính sách cộng sản thời chiến:
- Mục tiêu: cung cấp đầy đủ vũ khí và lương thực cho các thành phố và lực
lượng Hồng Quân, trong điều kiện tất cả các cơ chế và quan hệ kinh tế thông thường đều
đã bị chiến tranh phá hoại.

Phương thức: tiến hành quốc hữu hoá tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của
bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác. Thi hành
độc quyền và kỉ luật nghiêm khắc.
►Thành tựu: chiến thắng trong cuộc Nội chiến nhưng gây khủng hoảng kinh tế chính trị sâu sắc
→ Sự ra đời của chính sách kinh tế mới (NEP)
Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức đã
đạt được trước cách mạng Bolshevik mà cịn tăng trưởng mạnh. Kết quả của NEP và
sự xố bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên
bang sô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.
Nông nghiệp phục hồi sau cuộc nội chiến nhanh hơn so với công nghiệp nặng.
►Bài học thực tiễn cho Việt Nam: giải quyết vấn đề thặng dư nông nghiệp, tiến
hành nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự chỉ
đạo của ĐCSVN, thực hiện cơng nghiệp hóa theo hướng đi cũ của Liên Xơ.

II. Thực tiễn cách mạng XHCN ở Trung Hoa.
2.1. Xuất phát điểm ĐLDT gắn CNXH 1-10-1949
Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một
trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế giới. Cuộc cách mạng đã kết
thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản. Cách
mạng 1949 ở Trung Quốc mở đầu thời kì lịch sử mới - thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Trung Quốc. Với diện tích bằng 1/4 châu Á và dân số gần 1/4 dân số thế giới, thắng lợi
của cách mạng Trung Quốc đã góp phần quan trọng tăng cường ảnh hưởng và lực lượng
của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển
của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2.2 CNXH ở Trung Quốc
Sau khi đánh bại chính quyền Tưởng và Quốc Dân đảng, tiếp thu quyền lực ở Hoa
lục, ông đã tuyên bố đường lối “nhất biên đảo” nghĩa là ngả hẳn về một bên, cụ thể là đi
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

6



theo con đường của Liên Xô và các nước XHCN khác. Đây là quyết định quan trọng ảnh
hưởng đến chính sách đối nội, đối ngoại của Trung quốc bấy giờ và sau này. Mao chọn
con đường này cũng là điều dễ hiểu vì trong cuộc tranh hùng với Tưởng, Mao đã nhận
được sự hậu thuẫn to lớn về nhân lực và vật lực từ phía Liên Xơ.
Sau khi lên nắm quyền ở Hoa lục, việc làm đầu tiên của chính phủ Mao Trạch
Đơng chính là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Ngày 10.06.1950 ban hành về
đạo luật cải cách ruộng đất, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ, kéo dài hơn 2
năm, công cuộc cải cách này nhận được sự đồng tình ủng hộ của từ phía đơng nơng dân
và làm cho vai trị lãnh đạo của ĐCS ở nông thôn mạnh lên.
Trong quá trình thực hiện cuộc cải cách, Mao đã thể hiện quan điểm của mình với
tầng lớp địa chủ “giết khơng phải một hoặc hai mà nhiều địa chủ hơn nữa”.
Công thương nghiệp: Mao và trung ương ĐCS Trung Quốc thống nhất khống chế và biến
chúng thành những doanh nghiệp quốc doanh.
Dưới sự chèo lái của Mao nước CHND Trung Hoa đã tiến hành “kế hoạch 5
năm” , đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
Sau những cuộc luận chiến gay gắt với Liên Xô trong những năm 1959-1963, Mao
càng thêm tin tưởng hơn vào một phương thức xây dựng CNXH khác với mơ hình của
Liên Xơ vốn được coi là chính thống. Suy nghĩ này được cụ thể hóa bằng quyết tâm xây
dựng và phát triển coong nghiệp nặng thông qua việc khích thích cơng nghiệp nhẹ và
nơng nghiệp phát triển. Và tuy vốn chẳng có trình độ và chun mơn về kinh tế, vị chủ
tịch nước đầu tiên của nước CHND Trung Hoa tiến hành xây dựng kinh tế thông qua
đường lối “ ba ngọn cờ hồng”.
“ Thành quả” của các kế hoạch kinh tế mà ơng này chủ trương thì chắc ai cũng
biết, theo thống kê của các học giả phương Tây có khoảng khơng dưới 30 triệu dân Trung
Quốc bị chết đói, sau khi bị chỉ trích bởi các sai lầm của mình Mao tiến hành điều mà
Mao đã phát biểu thành cương lĩnh “ chiến tranh là chính trị có đổ máu, trong khi
chính trị là chiến tranh không đổ máu” bằng cách thực hiện việc đấu đá nội bộ, Mao đã
khôn khéo lợi dụng quần chúng để quật ngã những đối thủ khơng ăn cánh với mình (Lưu

Thiếu Kỳ, Chu Đức, Bành Đức Hoài, La Thụy Khanh, Hạ Long…)
Công cuộc thanh trừng được đấy mạnh thành cao trào trong những năm nổ ra cách
mạng văn hóa(1966-1976), dường như đây chính là cơ hộ để ơng này thực hiện cái gọi là
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

7


biến “ từ thiên hạ đại loạn để đạt lấy thiên hạ đại trị”, mà không hề biết rằng quốc dân,
đồng bào mình phải chịu những tai ương như thế nào.
Thông qua những suy nghĩ và hành động nổi bật của Mao Trạch Đông, quan điểm
xây dựng CNXH ở Trung Quốc của Mao có thể tóm tắt như sau:
- Về kinh tế: cố gắng tăng trưởng thật mạnh, biến thành cương quốc trong thời
gian ngắn nhất, đạt được thành quả của các nước tư bản thực hiện hàng thế kỷ chỉ trong
vài chục năm. Một nền kinh tế mệnh lệnh.
- Về xã hội: xây dựng một xã hội “ đại trị” thông qua nhiều cuộc thanh trừng
khủng bố cần thiết đối với các “phần tử chống đối” .
- Về chính trị : Giữ vững chính thể cộng sản, là lãnh tụ tối cao, Mao khơng bao
giờ bằng lịng với chuyện “một lúc có hai mặt trời” tại Hoa lục.
- Về tư tưởng: triển khai hàng loạt các kế hoạch để biến cái gọi là “tư tưởng
Mao Trạch Đông” trở thành tư tưởng độc tôn tại đất nước hàng trăm triệu dân
này. Đó cũng là lý do khiến trong tột đỉnh của sự sùng bái cá nhân Mao được xem như “
mặt trời” của Trung Quốc, nhân dân sùng bái cho là người có 4 cái vĩ đại “ người thầy vĩ
đại, người cầm lái vĩ đại, lãnh tụ vĩ đại, thống sối vĩ đại”.
Với những quan điểm của mình, Mao Trạch Đông được nhiều nhà nghiên cứu
phương Tây mệnh danh là “ hoàng đế đỏ” của Trung quốc
► Bài học thực tiễn cho Việt Nam: cải cách ruộng đất - giải quyết nhu cầu cho nông
dân là điều tiên quyết, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin chứ không thể xơ cứng
ngay từ trong tư tưởng, tránh được những sai lầm Mao Trạch Đông đã mắc phải.


III. Thực tiễn Việt Nam:
3.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam:
Hiệp ước Patenotre (6/6/1984), công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn Việt
Nam.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên
đấu tranh chống lại chúng. Rất nhiều phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới ngọn cờ
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

8


của các sỹ phu và các nhà yêu nước đã thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo. Vấn
đề độc lập vẫn không giải quyết được, trước hết là do khơng có một đường lối cách mạng
đúng đắn dưới sự chỉ đạo của một hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học.
→ cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước
_Trong tình trạng đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước và Người đã có bước
ngoặt lớn trong tư tưởng với lần đầu tiên đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Từ đây Người đã tìm ra con đường cứu
nước chân chính nhất và sẵn sàng theo đuổi đến tận cùng con đường đó. Và kết quả thì ai
trong chúng ta cũng đã biết.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Hồ Chí Minh khơng chọn CNTB mà lại là CNXH?
Lý do thứ nhất, những con đường cứu nước mang hơi hướng tư bản đã manh nha để rồi
thất bại, có thể kể đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ...
Lý do thứ hai, Hồ Chí Minh hướng tới sự giải phóng con người thật sự ngay từ trong giai
cấp, vì vậy mà người chọn CNXH để hướng tới mục tiêu lâu dài chứ không chỉ chọn
CNTB chỉ để giải phóng dân tộc.
3.2. Thời đại của Việt Nam:
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh đã chuyển
sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, làm nảy sinh một trong những mâu thuẫn cơ bản của
thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa.

- Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà
nước công nông đầu tiên trên thế giới tạo ra mâu thuẫn cơ bản mới của thời đại:
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội và mở đầu cho thời đại mới, thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc, bùng nổ các cuộc chiến tranh đế quốc.
- Chủ nghĩa tư bản tăng cường bóc lột giai cấp cơng nhân và nhân dân chính
quốc, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng tăng lên
trên thế giới.
► Với những mâu thuẫn không thể điều hịa được ở trên đang lên cao, Hồ Chí
Minh đang thấy rõ những cuộc chiến tranh sắp đến gần và thời điểm thực hiện cách mạng
lý tưởng cũng đang dần chín muồi theo. Thời đại của một Đất Nước CHXHCN Việt Nam
dường như đã quá rõ ràng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh vào thời điểm đó.

IV. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT:
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

9


4.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại
4.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:
4.1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:

Một là, độc lập dân tộc phải là độc lập dân tộc thật sự, độc lập hoàn toàn
với đầy đủ chủ quyền quốc gia và tồn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh,
quốc phịng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Hai là, giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền

tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng.

Ba là, độc lập dân tộc trong hịa bình chân chính. Hồ Chí Minh ln là
người đi đầu, chủ động tích cực bày tỏ ước vọng và tìm giải pháp cho sự nghiêp bảo vệ
hịa bình, tránh chiến tranh xung đột.

Bốn là, kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
4.1.1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:

Một là, chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải
phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tính cực và sáng tạo của
nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hai là, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại và chế độ về công tư hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

Ba là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức,
trong đó có người với người, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc
sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng
sẵn có của mình.

Bốn là, chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm khơng hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp
miền xi.

Năm là, chủ nghĩa xã hội là một cơng trình tập thể của nhân dân, do nhân
dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4.1.2. Mối quan hệ biện chứng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”

4.1.2.1. ĐLDT là mục tiêu trực tiếp của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:
- Độc lập dân tộc là một khát vọng mang tính phổ biến. Đó là độc lập thật sự, độc
lập hoàn toàn, độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, gắn liền với tự do, dân
chủ, ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

10


- Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt lõi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
đồng thời là tiền đề tất yếu để cuộc cách mạng này phát triển lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
4.1.2.2. Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo:

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh.

Về kinh tế: từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, thực hiện quản lý dân chủ và phân phối theo lao động, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Về chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ dựa trên nền tảng liên
minh giữa công nhân, nơng dân và trí thức xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Về đối ngoại: thực hiện chính sách hịa bình, hữu nghị, hợp tác và làm bạn
với tất cả các nước.
4.1.3.Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam:
(4.1.3.1.Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội:

4.1.3.2.Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm vững chắc độc lập: )
Trước hết, dân tộc Việt Nam không thể giành được độc lập nếu không có đường
lối cách mạng vơ sản. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước
ta (năm 1858) đến trước năm 1930, đã có hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa dưới sự
lãnh đạo của các sĩ phu, nhà yêu nước nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều
thất bại. Nguyên nhân chính là do khơng có đường lối cách mạng đúng theo một hệ tư
tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng, phù hợp với tiến trình lịch sử.
Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường duy nhất đúng để cứu
nước, giải phóng dân tộc, là con đường giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai
cấp; giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, ĐLDT gắn liền với CNXH
thì cách mạng nước ta mới thành công. Người chỉ rõ: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc, khơng có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản” 1. Thực tiễn cách
mạng Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn đó bằng những thắng lợi vĩ đại của nhân dân
ta trong sự nghiệp đấu tranh giành ĐLDT, giải phóng đất nước trước đây, cũng như trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) ngày nay. Vì vậy, cần khẳng định,
ĐLDT gắn liền với CNXH là sự lựa chọn của lịch sử, của toàn dân tộc Việt Nam, là sự
phù hợp quy luật của tiến trình lịch sử nước ta.
Hai là, giành được ĐLDT mà không gắn với CNXH thì chẳng những khơng giữ
được ĐLDT mà cịn khơng thể mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong thời đại
quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi tồn thế giới, thì việc đấu tranh lật đổ ách áp
bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành ĐLDT là mục tiêu trước mắt của mọi
quốc gia, dân tộc bị áp bức, của các dân tộc thuộc địa. Song, việc xác định mục tiêu lâu
dài, con đường phát triển tiếp theo của mỗi nước, mỗi dân tộc lại tùy thuộc vào quan
điểm, lập trường của giai cấp cầm quyền. Một số nước sau khi kiên trì đấu tranh giành
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

11


được ĐLDT quyết định đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển

TBCN, trong đó có Việt Nam. Bởi lẽ, tính chất của thời đại mới đã tạo ra khả năng hiện
thực cho những dân tộc đang còn lạc hậu tiến thẳng lên CNXH. Những khả năng hiện
thực này xuất phát từ nhận thức về thời đại, từ cơ sở khoa học trong quan niệm cũng như
giải pháp để giải quyết vấn đề ĐLDT. ĐLDT là mục tiêu, là tiền đề để đi lên CNXH,
CNXH là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Chỉ có cách mạng
XHCN mới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột,
bất cơng, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân
lao động trở thành người làm chủ xã hội. “ĐLDT là điều kiện tiên quyết để thực hiện
CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho ĐLDT” 2. CNXH bảo đảm quyền dân
tộc tự quyết, quyền lựa chọn con đường và mơ hình phát triển đất nước; bảo đảm quyền
và phát huy năng lực làm chủ của nhân dân, xóa bỏ triệt để tình trạng áp bức, bóc lột.
CNXH tạo ra sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tơn
trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới khơng có chiến tranh,
khơng có sự hồnh hành của tội ác, của tàn bạo và bất cơng, bảo đảm cho con người phát
triển tồn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Do phát triển đất nước theo định
hướng XHCN, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (LHQ), 5/8 mục tiêu đã về đích trước năm 2015, được
LHQ nhìn nhận là hình mẫu quốc tế trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo; đưa tỷ lệ hộ
nghèo (theo chuẩn quốc gia) trên toàn quốc từ 58,1% năm 1993 xuống cịn 14,8% năm
2007 và 7,8% năm 2013. Chính phủ ln dành nguồn lực lớn cho cơng tác xóa đói giảm
nghèo. Trong giai đoạn 2005 - 2012, Nhà nước đã dành 864.000 tỷ đồng, bình quân mỗi
năm dành 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này. Vì vậy, tỷ lệ giảm nghèo cả nước đều đạt và
vượt chỉ tiêu, bình quân mỗi năm (giai đoạn 2005 - 2012) giảm từ 2,3% đến 2,5% 3. Bởi
thế, Chương trình phát triển LHQ đã ghi nhận Việt Nam là một trong mười nước có mức
tăng thu nhập cao nhất trong 40 năm qua. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng bất bình đẳng,
tệ nạn xã hội,… vẫn còn là do đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nên
những tồn dư của xã hội cũ không thể mất trong một sớm một chiều.
Phát triển theo mơ hình TBCN là phát triển đất nước theo hình thái kinh tế - xã hội
dựa trên nền tảng tư hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Trong xã hội TBCN, tư liệu
sản xuất thuộc về giai cấp tư sản, còn nhân dân lao động là những người làm thuê, bị bóc

lột sức lao động. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao
động và sự nghèo khổ của đa số người dân trong xã hội. “Xã hội 1%, của 1%” là vì thế.
Đó cũng là căn nguyên của phong trào chiếm lấy phố Uôn ở Mỹ thời gian qua.
Ba là, ĐLDT mà không gắn với CNXH thì nhân dân ta sẽ khơng được hưởng một
nền dân chủ thực sự và một xã hội ổn định. Dân chủ tư sản phục vụ cho lợi ích của thiểu
số giai cấp tư sản và giai cấp này nắm mọi quyền hành trong tay chi phối toàn xã hội. Đó
là một nền dân chủ cho số ít, chun chính cho số đông và là căn nguyên mọi tầng lớp
nhân dân trong xã hội tư bản không được hưởng một nền dân chủ thực sự. Trái lại, dân
chủ XHCN, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi nhân dân lao động dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cho nên, luôn đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về tay
nhân dân. Nhà nước XHCN là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

12


lãnh đạo thơng qua chính đảng của mình. Điều đó cho thấy, dân chủ XHCN vừa có bản
chất giai cấp cơng nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
4.1.4.Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
được thể hiện trong thực tiễn cách mạng:

Thời kỳ 1930-1945: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản.

Thời kỳ 1945-1954: đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”.

Từ năm 1954: vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiến hành
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đấu tranh giải phóng miền Nam.

Tháng 4-1975, giải phóng miền nam ,cả nước chuyển lên cách mạng xã hội

chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4.1.5. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế của
thời đại:

Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi trên toàn thế
giới được mở ra từ cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tư duy của Người
về mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tại Đại hội Tua
(12- 1920) đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

“Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
4.2 Độc lập dân tộc chỉ là 1 tiền đề, 1 giai đoạn để hướng tới 1 mục tiêu:
4.2.1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:

Mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật cấp bách cần giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai bán nước. Mục tiêu cốt yếu của
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam là giành độc lập dân tộc.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám của Đảng (5-1941)
khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử,
tồn vong của quốc gia, của dân tộc.Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân
tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn
thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của giai cấp đến vạn
năm cũng khơng địi lại được”.

Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, đồng thời là tiền đề tất yếu để cuộc cách mạng này phát triển lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa.

4.2.2. Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội:

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cùng với tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc phải đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,
thực hiện thống nhất đất nước.
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

13



Để đi lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề cần giải quyết trước tiên là phải có độc
lập dân tộc. Giành độc lập dân tộc mới có điều kiện xây dựng, phát triển kinh tế và văn
hố, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

V. Tính đúng đắn của vấn đề:
5.1 Lý luận:

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng đã xác định cả
nước chuyển sang giai đoạn mới.

"Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể
tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp cơng nhân giữ vai trị lãnh đạo cách mạng thì
thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã
hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, sự bắt đầu của
thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vơ sản "

Đại hội lần thứ VII của Đảng nêu quyết tâm: "Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục
nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Bởi vì: "Độc lập dân tộc là điều
kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững

chắc cho độc lập dân tộc". Để thực hiện quyết tâm đó, việc làm đầu tiên của Đảng là đánh
giá một cách khách quan những thuận lợi và khó khǎn của tình hình đất nước và tình
hình thế giới. Đảng phải mất một thời gian mới đi đến những nhận định tương đối đầy
đủ. Sức mạnh của thời đại trong giai đoạn hiện nay là sức mạnh của quy luật tiến hoá
lịch sử; là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; là xu thế quốc tế hoá đời
sống kinh tế thế giới; là các lực lượng đấu tranh cho hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội, v.v
► Nhìn ra bên ngồi và nhìn lại lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX, chúng ta càng
thấy rằng sự lựa chọn của Đảng, nhân dân ta là hồn tồn đúng đắn, chính xác. Dưới ánh
sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nắm vững ngọn cờ ĐLDT
và CNXH.
5.2. Thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng CNXH (KT, CT, VHXH):
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhưng còn một số mặt chưa vững
chắc.
- Kinh tế tăng trưởng khá. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường.
- Văn hóa xã hội có những tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
- Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định, quốc phịng, an ninh được tăng
cường.
- Cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được
củng cố.
- Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được
tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả.
“Thắng đế quốc phong kiến tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó hơn nhiều”

14



×