Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận cao học, lập kế hoạch truyền thông thay đổi hành vị không vứt rác bừa bãi ở tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.88 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG VÀ VẬN ĐỘNG
Đề tài:
LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG ĐỂ VẬN ĐỘNG “KHÔNG VỨT
RÁC BỪA BÃI” Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sinh viên

:

Mã SV

:

Lớp

: Chính trị phát triển K38

HÀ NỘI – 2020


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Giai đoạn đầu tiên, phân tích kế hoạch truyền thông.....................................2
1.1. Về thực trạng..............................................................................................2
1.2. Về chủ trương và kinh phí của thành phố Hà Nội......................................3


1.3. Về cơ cấu tổ chức.......................................................................................4
1.4. Về đối tượng tuyên truyền..........................................................................4
II. Lập kế hoạch truyền thơng...........................................................................5
2.1. Mục đích.....................................................................................................5
2.1.1. Mục đích chung.......................................................................................5
2.1.2. Mục đích cụ thể.......................................................................................5
2.2. Thiết kế thử thông điệp và tài liệu truyền thông........................................6
2.2.1. Thông điệp truyền thông.........................................................................6
2.2.2. Tài liệu truyền thông...............................................................................6
2.3. Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông................................................6
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện.........................................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................11
MẪU THIẾT KẾ THÔNG ĐIỆP................................................................12


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh mơi trường trên
địa bàn Thành phố Hà Nội có những chuyển biến tích cực; nhiều tuyến đường
phố, nơi cơng cộng được quan tâm duy trì, bảo đảm sạch, đẹp; ý thức giữ gìn
vệ sinh mơi trường của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân được nâng
cao. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận cơng dân cịn thiếu ý thức giữ gìn, bảo
vệ mơi trường, xả rác bừa bãi trên hè phố, lòng đường, tại các điểm cơng
cộng, vui chơi giải trí, kinh doanh ăn uống; tình trạng phương tiện vận chuyển
đổ phế thải, làm rơi đất thải, phế thải trên đường, cơng trình xây dựng bụi bẩn
đường phố; phong trào tổng vệ sinh ở các cơ quan, đơn vị, trên từng địa bàn
dân cư vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng tuần không được duy trì đều
đặn, thường xuyên; quy trình, cách thức tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải,
quét hút, tưới rửa đường, phố chưa đổi mới phù hợp với yêu cầu quản lý và
phát triển đô thị...

Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường,
gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe
của con người. Và rồi những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người
chúng ta phải gánh chịu. Nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng
đồng và toàn xã hội về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô
thị, không vứt rác ra đường, xả rác bừa bãi, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh
nên em đã chọn vấn đề “Lập kế hoạch truyền thông để vận động “không
vứt rác bừa bãi” ở thành phố Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu cho môn học
của mình.

1


NỘI DUNG
I. Giai đoạn đầu tiên, phân tích kế hoạch truyền thông
1.1. Về thực trạng
Trước thực trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các
thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra có lẽ khơng
mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn luận, tìm giải pháp,
song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện là bao. Ý thức của cộng
đồng chính là vấn đề cần phải nói tới. Đặc biệt trước căn bệnh nguy hiểm
đang lan rộng trên toàn thế giới do virus corona gây ra một phần là do lỗi từ
sự kém ý thức của con người.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện
tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một
chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống
kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong,
chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống mái nhà kế
bên. Thậm chí, tại những nơi cơng cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả
cần quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng

ngay... chân thùng rác.
Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa
tuổi, thậm chí của cả những người là cơng chức nhà nước, học sinh, sinh viên.
Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm chí là cả nước mắt
nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp nhận”. Một buổi tổng kết,
chia tay năm học hay một chương trình văn nghệ, hội thao tại trường học,
người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy, những vỏ chai, những ly nhựa vứt
bừa bãi, nguy hiểm hơn đứng trước đại dịch toàn cầu như hiện nay, rác thải
vẫn xuất hiện khắp mọi nơi, trong đó có cả khẩu trang y tế đã qua sử dụng.
Đó hình như đã là thói quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý

2


thức bảo vệ môi trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người
xung quanh, với xã hội, với cộng đồng.
1.2. Về chủ trương và kinh phí của thành phố Hà Nội
Xây dựng Thủ đô “xanh-sạch-đẹp” là mục tiêu xuyên suốt của lãnh đạo
thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua, được sự quan tâm rất lớn của cả hệ
thống chính trị, các ngành, các cấp. Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố đã
ban hành nhiều chỉ thị về công tác thu gom rác thải sinh hoạt như: Ngày
24/02/2020, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 593/UBNDTKBT về việc tập trung thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn
Thành phố và xử lý tình trạng đổ trộm rác thải; Sở GTVT Hà Nội và Công an
Thành phố vừa ban hành Kế hoạch phối hợp số 26/KHPH-TTS-CSMT về
tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động vận
chuyển phế thải xây dựng, vật liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Để thành phố xanh, sạch, đẹp, việc bỏ rác đúng giờ, đúng
nơi quy định đóng vai trị quan trọng. Từ tháng 9-2018, việc vận động người
dân bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định đã được đẩy mạnh hơn tại nhiều quận
trên địa bàn thành phố, tiến tới chấm dứt việc xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh,

ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn hệ thống thốt nước. Có thể nói, sau một thời
gian vận động người dân bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định đã có những
chuyển biến tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường xanh - sạch - đẹp.
Hầu hết các gia đình trong ngõ đều thực hiện nghiêm việc giữ gìn vệ sinh mơi
trường, không để rác trước cửa nhà, mà mang rác ra tập kết tại các thùng rác
được bố trí gần nhà.
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Tài chính bố trí nguồn
kinh phí đảm bảo thực hiện các nội dung Kế hoạch. Cùng với đó nghiên cứu,
đề xuất UBND Thành phố về việc sử dụng tiền thu từ xử phạt các vi phạm về
vệ sinh môi trường để phục vụ các hoạt động theo nội dung.
- Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, lập kế hoạch và dự tốn chi
tiết nội dung cơng việc theo kế hoạch, trình Sở Tài chính xem xét, cấp bổ

3


sung kinh phí cho các nhiệm vụ đầu tư, tăng cường thực hiện duy trì vệ sinh
mơi trường và các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện kế hoạch. Bên
cạnh đó có thêm sự đầu tư hỗ trợ từ nguồn tài chính có sẵn tại địa phương,
từ nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
1.3. Về cơ cấu tổ chức.
- Thành phố Hà Nội đã thành lập được một ban chỉ đạo giải quyết vấn
đề rác thải gồm 50 thành viên do chính chủ tịch UBND thành phố làm trưởng
ban.
- Phó chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp phụ trách vấn đề văn hóa xã hội
được giao trực tiếp chỉ đạo cơng tác thực hiện kế hoạch.
- Các cơ quan phối hợp như: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hà Nội; Sở Thơng tin – Truyền thơng; sở tài chính; Cơng an thành phố chỉ
đạo, tổ chức các đơn vị trực thuộc từ thành phố cho đến cấp cơ sở phối hợp
các lực lượng tuyên truyền, vận động, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm

vụ của từng lĩnh vực do đơn vị mình phụ trách, như hệ thống đài phát thanh
truyền hình các cấp
1.4. Về đối tượng tuyên truyền
- Đối tượng trực tiếp:
+ Toàn thể nhân dân trong địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Tất cả các tổ chức, cơng ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.
+ Các khách du lịch trong nước và quốc tế lưu trú trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Đối tượng gián tiếp: Toàn bộ cán bộ, công chức các cấp từ thành phố
đến cấp cơ sở, các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Đặc điểm đối tượng tuyên truyền
Do đối tượng tuyên truyền là nhân dân thành phố, có điều kiện tiếp cận
truyền thơng nên, nhìn chung nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
tương đối tốt, những hạn chế chỉ mang tính chất cá nhân. Đối tượng có thể

4


tiếp nhận thông tin bằng tất cả phương tiện truyền thơng (pano, áp phích, tờ
rơi, báo chí,...) và phương thức truyền thơng (truyền thơng trực tiếp cá nhân,
nhóm hội thảo, tập huấn...).
II. Lập kế hoạch truyền thơng
2.1. Mục đích
2.1.1. Mục đích chung
- Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của mỗi
công dân Thủ đô, làm chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động
của các cấp, các ngành, đoàn thể và từng người dân, của cộng đồng, các cơ
quan, đơn vị đối với việc giữ gìn, bảo vệ mơi trường và xây dựng nếp sống
hiện đại, văn minh, thanh lịch.
- Xiết chặt trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý đô thị, phát triển đô

thị; nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng đô thị;
- Làm chuyển biến mạnh về công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm
đường phố, các khu dân cư, các địa điểm công cộng sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn,
giảm ơ nhiễm mơi trường.
- Góp phần làm thay đổi diện mạo, cảnh quan đô thị, làm cho Thành
phố thật sự “xanh - sạch - đẹp”, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân Thủ đô.
2.1.2. Mục đích cụ thể
- Duy trì, đảm bảo vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, tuyến phố,
khu dân cư, các điểm công cộng, không để rác thải, đất thải tồn đọng, bị vứt
bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
- Triển khai thực hiện kế hoạch rộng khắp trên địa bàn Thành phố, từ
Thành phố tới cơ sở; lấy địa bàn phường, xã, thị trấn và các khu dân, tổ dân
phố, ngõ, xóm làm nịng cốt để thực hiện lâu dài, thường xuyên, liên tục.
- Duy trì các phong trào giữ gìn, đảm bảo vệ sinh mơi trường gắn kết
việc triển khai thực hiện kế hoạch của các cấp chính quyền, các ngành với các

5


phong trào, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp...; thành phong trào rộng khắp, lâu dài, liên tục.
- Kết hợp chặt chẽ giữa công tác đảm bảo vệ sinh môi trường với các
biện pháp kiểm tra, xử lý triệt để các vi phạm về vệ sinh môi trường, hành vi
vi phạm về vứt rác bừa bãi.
2.2. Thiết kế thử thông điệp và tài liệu truyền thông
2.2.1. Thông điệp truyền thơng
Vì Hà Nội xanh – sạch – đẹp “không xả rác bừa bãi” nhé
“Ngày mới ước mong không rác, Hà Nội nhé!”.
2.2.2. Tài liệu truyền thông

- Thiết kế và phát hành sổ tay hướng dẫn, tuyên truyền (dành cho các
đối tượng tham gia chiến dịch truyền thông). Sổ tay cần nhỏ gọn, sinh động,
dễ nhìn, dễ hiểu, truyền tải chính bằng hình ảnh về thơng điệp khơng xả rác
bừa bãi
- Thiết kế pano, quảng cáo trên các cột dành riêng cho quảng cáo ở
những nơi công cộng như bến xe, bệnh viện, đường phố trung tâm…về bỏ rác
đúng nơi quy định.
- Xây dựng phóng sự về lợi ích của việc bỏ rác đúng nơi quy định. phát
trên truyền hình và phát thanh các cấp.
- Thành lập các Tổ vận động đến tận nhà giải thích, tuyên truyền cho
người dân về chủ trương không xả rác bừa bãi của Thành phố.
- Lập trang web và trang Fanpage, thường xuyên cập nhật thông tin và
tương tác với cộng đồng dân cư.
2.3. Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông
UBND Thành phố tổ chức quán triệt và triển khai nội dung Kế hoạch,
giao nhiệm vụ tới các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thành phố
trực thuộc với những nội dung, yêu cầu cụ thể. Giao nhiệm vụ cho từng tổ

6


chức, cá nhân tham gia đợt truyền thông, xác định trách nhiệm phối hợp giữa các
cá nhân, tổ chức tham gia truyền thông.
a). Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ
chức đoàn thể và cộng đồng xã hội cùng tham gia thực hiện:
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền và hệ thống báo, đài của Trung
ương, của Thủ đô thường xuyên đưa tin, bài khơi dậy ý thức và trách nhiệm
của người dân Thủ đô trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn
minh, thanh lịch; phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường để nhân dân
biết, thực hiện. Tăng cường thực hiện các bài viết, phóng sự, đưa tin, hình ảnh

về các hoạt động bảo đảm vệ sinh mơi trường trên địa bàn Thành phố; kịp
thời khen ngợi, biểu dương những tổ chức, đơn vị cá nhân làm tốt; phê phán
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chưa thực hiện tốt các quy
định về vệ sinh môi trường, các hành vi làm ảnh hưởng tới môi trường. Các
cơ quan thông tin, truyền thông, báo đài tiếp tục xây dựng chuyên mục tăng
cường quản lý đơ thị, trong đó phản ánh thường xun, kịp thời việc thực hiện
công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn các địa phương.
Tổ chức thu hút xã hội hoá các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực
quan thông qua các hình thức: khẩu hiệu, panơ, áp phích... và tun truyền
lưu động trên địa bàn các tập trung đông dân cư. Tăng cường tuyên truyền,
phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường, trật tự đô thị kết hợp với tun
truyền về an tồn giao thơng trên hệ thống loa truyền thanh của phường, xã,
thị trấn.
Tổ chức biên soạn nội dung các tờ rơi về bảo đảm vệ sinh mơi trường,
trật tự đơ thị, trật tự an tồn giao thông để phổ biến đến các cơ quan, đơn vị,
trường học, tổ chức đồn thể, hộ gia đình để nhân dân, cán bộ, cơng chức,
đồn viên, hội viên biết và thực hiện.
Tổ chức họp tổ dân phố để phổ biến quy định về vệ sinh môi trường, ký
cam kết với các hộ dân có nhà mặt phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ không xả

7


rác tùy tiện ra hè phố, lòng đường và tham gia quản lý, giữ cho hè phố, lòng
đường sạch sẽ.
Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và đoàn
thể các cấp để tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia và vận
động quần chúng nhân dân cùng tham gia; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc triển khai thực hiện
công tác vệ sinh môi trường ở cơ sở.

b). Phát động các phong trào, các đợt thi đua:
Duy trì và tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Vì mơi trường
trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường, nơi
công cộng” trên địa bàn toàn Thành phố và phong trào thực hiện tổng vệ
sinh vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng tuần, tập trung vào khối các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, các khu tập thể, tổ dân phố, khu dân
cư tập trung.
Tổ chức các đợt cao điểm về vệ sinh môi trường trong các dịp Kỷ niệm,
ngày lễ tết của dân tộc.
Trên cơ sở các phong trào thi đua, các đợt cao điểm về vệ sinh môi
trường của Thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, các trường phổ
thông, đại học, cao đẳng, các địa phương tổ chức các phong trào thi đua thiết
thực, cụ thể trong từng cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện hiệu quả công tác
vệ sinh môi trường của Thành phố.
c). Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện:
UBND Thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình triển khai,
thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố tại các quận, huyện, thành phố trực
thuộc, sở, ngành liên quan và tại các xã, phường, thị trấn.
Thông qua kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng
mắc trong chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung;
đôn đốc, nhắc nhở các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành, xã,

8


phường, thị trấn, các đơn vị, cơ sở duy trì thực hiện Kế hoạch; đồng thời, làm
cơ sở để xem xét, đánh giá, thi đua, khen thưởng được chính xác, kịp thời
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện
- Với kết quả đạt được từ truyền thơng, nhóm chun trách và các bên
liên quan trong thực hiện kế hoạch tiến hành rà sốt, phân tích những thuận

lợi khó khăn trong q trình tiến hành hoạt động truyền thơng; đồng thời tính
tốn các biện pháp tổ chức truyền thông trong thời gian tới với những kế
hoạch hoạt động được điều chỉnh phù hợp với những tình hình thực tế như:
Thay đổi phương pháp truyền thơng ở những khu vực có thể gặp khó khăn
trong việc mời hộ gia đình tham dự họp tổ dân phố để tuyên truyền nên
chuyển sang phương pháp truyền thơng tun truyền, tư vấn tại hộ gia đình.
- Những kết quả đạt được việc vận động người dân bỏ rác đúng giờ,
đúng nơi quy định đã được đẩy mạnh hơn tại nhiều quận trên địa bàn thành
phố. Nhờ đó, phố phường Thủ đơ khang trang, sạch đẹp hơn. Đa số người dân
bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Sau thời gian thực hiện kế hoạch truyền
thông vận động thì chất lượng vệ sinh mơi trường tại một số khu vực, tuyến
đường đã cải thiện, hạn chế tình trạng rác tự phát, rác thải đã được người dân
bỏ vào thùng rác trên các tuyến đường, gọn gàng hơn. Thông qua các buổi
tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong
hệ thống chính trị và lan tỏa đến nhân dân trong thực hiện cuộc vận động;
từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác của mọi người trong cơng
tác bảo vệ môi trường.

9


KẾT LUẬN
Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại
và phát triển. Môi trường đang trong tình trạng bị ơ nhiễm do chính sự vơ ý
thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện
đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình
trạng ơ nhiễm mơi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các
bệnh nan y.
Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch
bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt

xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng. Đặc biệt là đại
dịch tồn cầu Covid 19 cho thấy, bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức
cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy
kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt
cần phải được xây dựng một cách linh hoạt, gắn với thực tiễn. Các tổ chức, cơ
quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác
bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân
tham gia các chiến dịch bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bảo vệ
mơi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô
nhiêm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng khơng cịn tồn tại. Mơi trường có
trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hưởng, Trần Quang (2007), Cơ sở lý luận
Báo chí truyền thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Đinh Thị Thúy Hằng (2009), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề
nghiệp, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội, Hà Nội.
3. Đinh Thị Thúy Hằng (2010), Ngành PR tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao
Động – Xã hội, Hà Nội.
4. Đỗ Thị Ngọc Hà (2008), Tổ chức chiến dịch thông tin trên Báo Tuổi trẻ,
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Hà Nội.
5. Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho
thanh niên hiện nay, Luận án Tiến sĩ Truyền thông đại chúng, Hà
Nội.
6. Đỗ Thị Thu Hằng, (2010), PR – cơng cụ phát triển báo chí, Nhà xuất bản Trẻ.
7. Đỗ Thị Thu Hiền (2015), Ứng dụng PR trong Quảng cáo hình ảnh Đài

phát thanh – Truyền hình Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quan
hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

11


MẪU THIẾT KẾ THÔNG ĐIỆP

12



×