Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.44 KB, 74 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI

NGUYỄN MAI QUỲNH NHƯ
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUẢN LÝ SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN
TRÃI - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

Tp. HCM, năm 2019


SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI

NGUYỄN MAI QUỲNH NHƯ
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUẢN LÝSỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN
TRÃI - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN MAI QUỲNH NHƯ
Cộng sự:

PHAN BẢO NGỌC

Tp. HCM, năm 2019


i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4

1.1.

Các định nghĩa và khái niệm về sự cố y khoa................................................4

1.2.

Phân loại sự cố y khoa...................................................................................5

1.3.

Quản lý sự cố y khoa và An toàn người bệnh................................................7

1.3.1.

Quản lý sự cố y khoa.....................................................................................7

1.3.1.1. Hệ thống quản lý sự cố y khoa.......................................................................7
1.3.1.2. Các hoạt động trong quản lý sự cố y khoa...................................................11
1.3.2.

An toàn người bệnh......................................................................................14

1.4.


Thực trạng quản lý sự cố y khoa..................................................................17

1.4.1.

Nghiên cứu về thiết lập hệ thống quản lý sự cố...........................................17

1.4.2.

Nghiên cứu về đánh giá và xử lý sự cố........................................................18

1.4.3.

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và khả năng tiếp cận tới quản lý sự cố y

khoa

.....................................................................................................................21

1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý sự cố y khoa...........................................22

1.5.1.

Yếu tố cá nhân.............................................................................................23

1.5.2.

Yếu tố hệ thống............................................................................................25


1.6.

Khái quát về địa điểm nghiên cứu...............................................................27

1.6.1.

Khái quát về Bệnh viện Nguyễn Trãi..........................................................27

1.6.2.

Quy trình báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện Nguyễn Trãi........................28

1.7.

Khung lý thuyết nghiên cứu.........................................................................29

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................30

2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................30

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu định lượng................................................................30

2.1.2.


Đối tượng nghiên cứu định tính...................................................................30

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................31

2.3.

Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................31

2.4.

Cỡ mẫu nghiên cứu......................................................................................31

2.4.1.

Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng...................................................................31


ii
2.4.2.

Cỡ mẫu nghiên cứu định tính.......................................................................32

2.5.

Phương pháp chọn mẫu................................................................................33

2.6.


Cơng cụ và phương pháp thu thập số liệu....................................................33

2.6.1.

Số liệu định lượng........................................................................................33

2.6.2.

Thu thập số liệu định tính............................................................................33

2.7.

Biến số nghiên cứu.......................................................................................35

2.7.1.

Biến số nghiên cứu định lượng....................................................................35

2.7.2.

Chủ đề nghiên cứu định tính........................................................................38

2.8.

Xử lý và phân tích số liệu............................................................................39

2.9.

Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................39


2.10.

Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................40

CHƯƠNG 3:

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................41

3.1.

Thực trạng sự cố y khoa tại bệnh viện.........................................................41

3.1.1.

Nhận diện sự cố và khắc phục tức thời y khoa............................................41

3.1.2.

Báo cáo sự cố y khoa...................................................................................42

3.1.3.

Đánh giá sự cố y khoa..................................................................................43

3.1.4.

Xử lý sự cố y khoa.......................................................................................46

3.1.5.


Theo dõi, giám sát........................................................................................46

3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự cố y khoa.........................................47

3.2.1. Yếu tố cá nhân................................................................................................47
3.2.2. Yếu tố hệ thống...............................................................................................47
CHƯƠNG 4:

DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................48

KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ...............................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................49


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATNB
AE
AHRQ
BV
BVĐK

An toàn người bệnh
Adverse Event
(Sự cố không mong muốn/Sự cố y khoa)
Agency for Healthcare Research and Quality
(Cơ quan nghiên cứu và quản lý chất lượng y tế)
Bệnh viện

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CSYT

Cơ sở y tế

IOM

Institute of Medicine
(Viện Y học Hoa Kỳ)

NB

Người bệnh

NHS
NVYT
PA
SCYK
TP. HCM
WHO

National Hospital Services
(Dịch vụ Y tế Quốc gia)
Nhân viên y tế
Personal Accomplishment

(Thành tích cá nhân)
Sự cố y khoa
Thành phố Hồ Chí Minh
World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương.......................................5
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu định lượng 35
Bảng 3. 1. Đặc điểm nhận diện sự cố y khoa

41

Bảng 3. 2. Đặc điểm biện pháp khắc phục sự cố......................................................41
Bảng 3. 3. Thời gian báo cáo sự cố y khoa kể từ khi phát hiện sự cố......................42
Bảng 3. 4. Đặc điểm các báo cáo sự cố y khoa........................................................42
Bảng 3. 5. Thời gian từ khi tiếp nhận đến khi đơn vị quản lý sự cố tiến hành đánh
giá sự cố....................................................................................................................43
Bảng 3. 6. Phân loại sự cố theo nhóm nguyên nhân.................................................43
Bảng 3. 7. Phân loại sự cố theo nguyên nhân gây ra sự cố.......................................44
Bảng 3. 8. Đặc điểm đánh giá sự cố y khoa.............................................................45
Bảng 3. 9. Thực trạng xử lý sự cố............................................................................46
Bảng 3. 10. Thời gian từ khi tiếp nhận đến khi đơn vị quản lý sự cố tiến hành công
khai sự cố..................................................................................................................46
Bảng 3. 11. Hoạt động theo dõi, giám sát................................................................46


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý sự cố y khoa..................................................................8
Sơ đồ 1. 2. Khung lý thuyết Quản lý sự cố y khoa...................................................29
Biểu đồ 3. 1. Phân bố số lượng sự cố y khoa theo khoa phòng 41
Biểu đồ 3. 2. Phân bố nguyên nhân sự cớ nhóm thực hiện quy trình kỹ thuật, thủ
thuật chuyên môn......................................................................................................43
Biểu đồ 3. 3. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm nhiễm khuẩn bệnh viện................43
Biểu đồ 3. 4. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm thuốc và dịch truyền.....................43
Biểu đồ 3. 5. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm máu và các chế phẩm máu............43
Biểu đồ 3. 6. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm thiết bị y tế....................................44
Biểu đồ 3. 7. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm hành vi..........................................44
Biểu đồ 3. 8. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm tai nạn đối với người bệnh............44
Biểu đồ 3. 9. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm hạ tầng cơ sở.................................44
Biểu đồ 3. 10. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm quản lý nguồn lực, tổ chức.........44
Biểu đồ 3. 11. Phân bố nguyên nhân sự cố nhóm hồ sơ, tài liệu, thủ tục hành chính
...................................................................................................................................44
Biểu đờ 3. 12. Phân nhóm sự cố theo diễn tiến tình huống (A-I).............................45


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cố y khoa là các tình huống khơng mong muốn xảy ra trong q trình chẩn
đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan và chủ quan mà không phải do
diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, làm tác động sức khỏe và tính mạng của
người bệnh(1). Sự cố y khoa gây nên nhiều hậu quả trên người bệnh, nhẹ thì có thể
làm tăng chi phí điều trị và kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng tới một số chức
năng và các cơ quan, nặng có thể gây thương tật vĩnh viễn hoặc có thể dẫn tới tử
vong(1, 2).
Sự cố y khoa do phẫu thuật theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới chỉ ra rằng,
trong 25 bệnh nhân thì có một người phẫu thuật và biến chứng do phẫu thuật chiếm

tỉ lệ từ 3% đến 16%, trong đó tỉ lệ tử vong liên quan đến phẫu thuật chiếm từ 0,4%
đến 0,8%(3). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự cố y khoa như: vi phạm
của cá nhân, lỗi hệ thống, hoặc nguy cơ tiềm ẩn. Các tình huống gây ra sự cố khơng
thể đốn trước và có thể xảy ra trong q trình chăm sóc, điều trị người bệnh(2).
Quản lý sự cố y khoa là hệ thống nhận diện, theo dõi, báo cáo và phân tích
nguyên nhân xác định xu hướng, các tình huống xung quanh sự cố từ đó đưa ra các
biện pháp phịng ngừa lặp lại sự cố. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
cho thấy, kiểm soát tốt sự cố y khoa sẽ giúp phát hiện sớm, góp phần giảm thiểu các
nguy cơ và sự cố có thể ảnh hưởng tới người bệnh, từ đó nâng cao chất lượng và an
tồn người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh(4), (5).
Theo nghiên cứu của Wright và cộng sự tại các bệnh viện NHS, 10% trường
hợp nhập viện xảy ra các rủi ro gây ảnh hưởng tới sức khoẻ củangười bệnh, với chi
phí cho NHS là trên 2 tỷ bảng anh (4). Khoảng một phần ba các sự kiện có hại được
cho là có thể ngăn ngừa được.Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy để ngăn ngừa các sự
cố bất lợi phải cải thiện về kiến thức y tế, xác định nguyên nhân và phát triển các
phương pháp để ngăn ngừa lỗi hoặc giảm tác động của nó (5). Tại Việt Nam, kết
quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Bích Bo (2017) tại bệnh viện Quận Thủ Đức
cho thấy khi có sự cố xảy ra nhân viên phải báo cáo lãnh đạo khoa trước khi thực
hiện báo cáo sự cố. Có 88,4% đồng tình với việc báo cáo sự cố, tuy nhiên cịn
30,5% có rào cản và lo sợ khi báo cáo sự cố(6).


2
Bệnh viện Nguyễn Trãi là Bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế thành
phố Hồ Chí Minh, thực hiện khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn thành phố
và các tỉnh thành khác. Ban lãnh đạo bệnh viện luôn đạt mục tiêu lấy người bệnh
làm trung tâm và An toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, bệnh viện tiếp
nhận khám ngoại trú trung bình mỗi ngày gần 2.500 bệnh nhân, 350 bệnh nhân điều
trị nội trú và từ 100-150 ca cấp cứu.
Từ năm 2015, Bệnh viện Nguyễn Trãi. đã xây dựng quy trình quản lý và báo

cáo sự cố y khoa theo HPI (Healthcare Performance Improvement) (7). Đến tháng 4
năm 2019, bệnh viện cập nhật quy trình quản lý và báo cáo sự cố theo thông tư
43/2018/TT-BYT, trong thông tư này là căn cứ hướng dẫn cơng tác phịng ngừa sự
cố y khoa tại các cơ sở y tế(1, 8).
Trong quá trình triển khai quản lý sự cố y khoa tại bệnh viện ghi nhận tình
trạng nhiều sự cố y khoa khơng được ghi nhận, phân tích nguyên nhân gốc rễ và
phản hồi chưa kịp thời do các yếu tố cá nhân của nhân viên y tếvà yếu tố hệ
thống…Vấn đề đặt ra là: công tác quản lý sự cố y khoa được Bệnh viện Nguyễn
Trãi. triển khai như thế nào?Các hoạt động của quản lý sự cố: nhận diện, khắc phục,
báo cáo, phân tích nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm đã được bệnh viện
thực hiện như thế nào?Các yếu tố cá nhân và hệ thống ảnh hưởng như thế nào đến
các hoạt động trong quản lý sự cố y khoa tại Bệnh viện Nguyễn Trãi..
Để trả lời cho các câu hỏi trên cũng như cung cấp thông tin để cải thiện hệ
thống quản lý sự cố y khoa, nâng cao chất lượng và an tồn người bệnh tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự
cố y khoa tại Bệnh viện Nguyễn Trãi., thành phố Hồ Chí Minh năm 2019”.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý sự cố y khoa tại Bệnh viện Nguyễn Trãi., thành
phố Hồ Chí Minh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự cố y khoa tại Bệnh viện
Nguyễn Trãi., thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Các định nghĩa và khái niệm về sự cố y khoa
Sự cố không mong muốn hay sự cố y khoa (Adverse Event) được các tài liệu y

khoa trên thế giới sử dụng ngày càng nhiều, thay thế cho các thuật ngữ như: “sai sót
chun mơn”; “sai lầm y khoa’’, nhằm tránh hiểu sai lệch đối tượng gây ra sự cố y
khoa là nhân viên y tế, hay người chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự cố là nhân viên
y tế(1, 9).
Theo Bộ Y tế năm 2018: Sự cố y khoa (SCYK) là những tình huống khơng
mong muốn xảy ra trong q trình chẩn đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố
khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh,
tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh(1).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization năm 2011): sự cố y
khoa là những tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác với biến chứng do bệnh), bao
gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung
cấp dịch vụ y tế. Các sự cố này có thể có hoặc khơng phịng ngừa được(10).
Ngun nhân gốc: yếu tố ban đầu trực tiếp dẫn đến xảy ra sự cố y khoa mà
không thông qua yếu tố nào khác, nguyên nhân này có thể can thiệp được được để
phịng ngừa sự cố y khoa.
Tình huống có nguy cơ gây ra SCYK (near-miss): (1) tình huống đã xảy ra
nhưng chưa gây hậu quả hoặc (2) tình huống gần như xảy ra nhưng được phát hiện
và ngăn chặn kịp thời. Đồng thời, 2 tình huống trên đều chưa gây tổn hại đến sức
khỏe NB(1).
Sai sót: thất bại (thiếu sót hay làm sai quy trình) trong việc thực hiện hành
động để đạt được kết quả dự kiến hoặc áp dụng sai lúc lên kế hoạch hành động để
hoàn tất mục tiêu(10).
Sai sót y khoa: khi một thất bại (thiếu sót hay làm sai quy trình) xảy ra trong
q trình chăm sóc sức khỏe và hậu quả là gây tổn hại đến sức khỏe NB(10).
Hệ thống quản lý sự cố: là hệ thống nhận diện, theo dõi, báo cáo và phân tích
nguyên nhân xác định xu hướng, các tình huống xung quanh sự cố từ đó đưa ra các



5
biện pháp phòng ngừa lặp lại sự cố. Quản lý các sự cố một cách phù hợp nhằm kịp
thời thực hiện quản lý rủi ro - nguy cơ và cải tiến chất lượng hiệu quả.
Quản lý sự cố: là qui trình có tính hệ thống nhằm nhận diện sự cố - rủi ro; báo
cáo sự cố rủi ro; phân tích sự cố - rủi ro, đề xuất kế hoạch khắc phục - giải quyết;
triển khai kế hoạch; theo dõi giám sát việc hoàn tất các kế hoạch đã đề xuất.
1.2.

Phân loại sự cố y khoa
Hiện nay có nhiều cách phân loại sự cố y khoa khác nhau tùy vào bản chất và

các tính năng của nó. Một sự cố y khoa có thể chỉ là những sai sót tiềm ẩn trong q
trình thực hiện các thao tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, hoặc có thể là
những trục trặc nhỏ về kiến thức đối với trang thiết bị y tế, hoặc là những lỗi lớn
hơn do yếu tố chủ quan của con người gây ra hay là tất cả những nguyên nhân khác
xuất phát từ nhiều khía cạnh mà con người có thể hoặc khơng thể dự đốn trước
được. Thông tư 43/2018/TT-BYT năm 2018 quy định các cơ sở khám chữa bệnh
quản lý sự cố thực hiện phân loại sự cố theo 3 cách phân nhóm sau: mức độ tổn
thương của sự cố; nhóm tác động của sự cố và nhóm ngun nhân gây ra sự cố(1).
Tiêu chí 1: Phân loại sự cố y khoa theo nhóm mức độ tổn thương
Bảng 1. 1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương
Phân nhóm
STT

1
2

Mơ tả SCYK
Tình huống có nguy cơ gây ra

sự cố (near miss)
Sự cố đã xảy ra, chưa tác động
trực tiếp đến NB

Theo diễn Theo mức độ tổn thương đến
biến tình sức khỏe, tính mạng NB
huống
(Cấp độ nguy cơ – Nguy cơ)

A

Chưa xảy ra (NC0)

B

Sự cố đã xảy ra tác động trực
3

tiếp đến người bệnh, chưa gây

C

nguy hại
Sự cố đã xảy ra, tác động trực
4

tiếp đến NB, cần phải theo dõi
hoặc can thiệp điều trị kịp thời

D


Tổn thương nhẹ (NC1)


6

Phân nhóm
STT

Mơ tả SCYK

Theo diễn Theo mức độ tổn thương đến
biến tình sức khỏe, tính mạng NB
huống
(Cấp độ nguy cơ – Nguy cơ)

nên không gây nguy hại.
Sự cố đã xảy ra gây nguy hại
5

tạm thời và cần phải can thiệp

E

điều trị

Tổn

Sự cố đã xảy ra, gây nguy hại
6


tạm thời, cần phải can thiệp
điều trị và kéo dài thời gian

thương

trung

bình

(NC2)
F

nằm viện
7
8
9

Sự cố đã xảy ra, gây nguy hại
kéo dài, để lại di chứng
Sự cố đã xảy ra, gây nguy hại
và cần phải hồi sức tích cực
Sự cố đã xảy ra, có ảnh hưởng
hoặc trực tiếp gây tử vong

G
H

Tổn thương nặng (NC3)


I

Đối với các sự cố được xác định là “Tổn thương nặng (NC3)” cần tiếp tục
phân loại chi tiết theo “Danh mục SCYK nghiêm trọng”.
Tiêu chí 2: Phân loại SCYK theo nhóm sự cố
Sự cố y khoa được phân thành 11 nhóm sự cố: Thực hiện quy trình kỹ thuật,
thủ thuật chuyên môn; Nhiễm khuẩn bệnh viện; Thuốc và dịch truyền; Máu và các
chế phẩm máu; Thiết bị y tế; Hành vi; Tai nạn đối với người bệnh; Hạ tầng cơ sở;
Quản lý nguồn lực, tổ chức; Hồ sơ, tài liệu, thủ tục hành chính; Khác(1).
Tiêu chí 3: Phân loại SCYK theo nhóm nguyên nhân gây ra sự cố
SCYK được phân thành 6 nhóm ngun nhân gây ra: NVYT; NB; Mơi trường
làm việc; Tổ chức, dịch vụ; Yếu tố bên ngoài; Khác(1).


7
1.3.

Quản lý sự cố y khoa và An toàn người bệnh
Mọi loại hình tổ chức, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với các yếu tố và ảnh

hưởng cả bên trong và bên ngồi làm cho tổ chức khơng chắc chắn liệu mình có đạt
được mục tiêu hay khơng và khi nào sẽ đạt được mục tiêu. Tác động của sự không
chắc chắn này lên các mục tiêu của một tổ chức chính là "sự cớ"(11, 12).
Mục tiêu hàng đầu của một cơ sở y tế là vấn đề An toàn người bệnh. Trong
môi trường y tế các sự cớ, sai sót có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào trong quy
trình khám chữa bệnh. Có thể khẳng định rằng ở bất cứ công đoạn nào từ quá trình
chẩn đoán cho đến điều trị và khi người bệnh xuất viện đều chứa đựng các nguy cơ
tiềm tàng có thể gây ra các sự cố, rủi ro cho người bệnh. Khi sự cố không mong
muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người
bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả của các sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng

tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí chết người.
1.3.1. Quản lý sự cớ y khoa
1.3.1.1.

Hệ thống quản lý sự cố y khoa

Tất cả các sự cố rủi ro xảy ra tại bệnh viện gây ảnh hưởng đến người bệnh và
nhân viên y tế đều được coi là sự cố y khoa. Việc can thiệp kịp thời và loại bỏ các
nguy cơ sớm nhất có thể là vô cùng cần thiết. Để thực hiện được điều đó địi hỏi cơ
sở y tế phải xây dựng hệ thống quản lý sự cố y khoa một cách đồng bộ. Trong đó
cần quy định rõ cách thức nhận diện – báo cáo – phân tích nguyên nhân – kế hoạch
khắc phục hay biện pháp phòng ngừa – hoạt động theo dõi giám sát – báo cáo kết
quả thực hiện, các kinh nghiệm rút ra từ hoạt động quản lý sự cố, cũng như trách
nhiệm của mỗi cá nhân và đơn vị trọng quản lý sự cố y khoa.
Quản lý sự cố y khoa: hay nói cách khác là quản lý sự cố trong môi trường
bệnh viện chính là giảm thiểu những sai sót, sự cố gây ảnh hưởng đến sức khỏe,
tính mạng của người bệnh, giảm chi phí bồi thường hậu quả gây ra trên sức khỏe
con người, cũng như tránh những tổn hại tới nhân viên, các học viên công tác tại
bệnh viện. Từ đó giữ cho danh tiếng của bệnh viện không bị ảnh hưởng bởi những
tác động tiêu cực từ sự cố.


8

Thiếp lập hệ thống quản lý sự
cố y khoa
ĐÁNH GIÁ SỰ CỚ Y KHOA
Tru
̀n
thơn

g và
tha
m
vấn

Nhận diện sự cớ y khoa

Phân tích sự cố y khoa

The
o dõi
và
giám
sát

Đánh giá sự cố y khoa

Xử lý sự cố y khoa

Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý sự cố y khoa(11-13)
Quản lý sự cố y khoa cần thực hiện theo một trình tự khép kín, để cơng tác
quản lý sự cố y khoa có được hiệu quả cần tiến hành theo dõi và giám sát liên tục
trong tất cả các công đoạn ngay từ nhận diện cho đến xử lý sự cố y khoa và đưa ra
các bài học kinh nghiệm hay khuyến cáo phòng ngừa.
a) Thiết lập hệ thống quản lý sự cố y khoa
Thiết lập hệ thống quản lý sự cố y khoa được thực hiện bởi Hội đồng quản lý
chất lượng bệnh viện, việc thiết lập hệ thống quản lý sự cố y khoa cần xác định rõ
mục tiêu, phương thức hoạt động, phạm vi hoạt động và các tiêu chí đánh giá các
hoạt động của bệnh viện, các khoa/ phòng và đơn vị áp dụng quản lý sự cố. Khi
triển khai hệ thống quản lý sự cố cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các cá

nhân, đơn vị thành viên trong quản lý sự cố.


9
Xác định rõ giới hạn trong xử lý sự cố y khoa (hoạt động nào trong quy trình
khám chữa bệnh cần quản lý và hoạt động nào không quản lý) và liên kết các hoạt
động với các bước công việc chính trong quy trình quản lý sự cớ y khoa.
b) Đánh giá sự cố y khoa.
Đánh giá sự cố y khoa là quá trình tổng hợp bao gồm: nhận diện sự cớ, phân
tích sự cớ và xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố. Việc đánh giá sự cố được
thực hiện bởi phòng Quản lý chất lượng bệnh viện.
Nhận diện sự cố
Đối tượng thực hiện nhân diện sự cố là tất cả nhân viên, người bệnh tại bệnh
viện. Nhận diện sự cố phải bắt đầu từ mục tiêu (ở tất cả các cấp từ bệnh viện đến
các khoa/phòng), cần xác định nguồn sự cố, đối tượng/khu vực chịu tác động,
nguyên nhân và hệ quả tiềm ẩn của sự kiện. Mục đích của bước này nhằm tạo một
danh mục các sự cớ có thể xảy ra.
Các phương pháp nhận diện sự cố thông dụng:


Kỹ thuật thu thập thông tin nhận diện từ sự cố xảy ra tại khoa/phịng, của
chính bệnh viện của chúng ta và cả bệnh viện khác. Đây là một kênh nhận
diện sự cớ quan trọng, do đó nên phát triển hệ thống báo cáo tự nguyện và hệ
thống báo cáo sự cố nghiêm trọng bắt buộc. Một viên thuốc hết hạn ở một
khoa, có thể là dấu hiệu cho việc phát hiện việc hết hạn cả lô thuốc trong
khoa dược và toàn bệnh viện nếu được báo cáo;



Thông qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát người bệnh và nhân viên y tế.




Thông qua các than phiền, khiếu nại từ người bệnh về chất lượng dịch vụ,
quá trình khám chữa bệnh của người bệnh tại bệnh viện.



Thông qua quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát các khoa/phòng; kiểm định,
kiểm tra hồ sơ, thanh tra hiện trường;



Thông qua các hoạt đợng chun mơn của bệnh viện như bình hờ sơ bệnh án
nợi ngoại trú, bình toa thuốc.



Thơng qua thực hiện phân tích điểm mạnh điểm yếu tại bệnh viện.



Thơng qua ý kiến chun gia, kiểm tốn;


10
Khi nhận diện sự cố, cần kết hợp nhiều cách thức khác nhau để nhận diện sự
cố y khoa để có thể phát hiện nhiều sự cố hơn và khơng lệ thuộc quá nhiều vào bất
kỳ một cách thức nào. Nhận dạng sự cớ là một q trình cập nhật liên tục vì các yếu
tố gây ra sự cớ cũng khơng ngừng thay đổi. Các khoa/phịng sẽ tự nhận diện các sự

cớ của khoa/phịng mình và báo cáo cho đơn vị quản lý sự cố. Điều này giúp Ban
Giám đốc có cái nhìn tồn diện về các sự cớ mà bệnh viện phải đối mặt thông qua
bảng tổng hợp sự cớ này.
Phân tích sự cớ
Phân tích sự cố nhằm phân loại, xác định mức độ sự cớ xem có quyết định xử
lý sự cố hay không. Công việc này được thực hiện bởi phòng Quản lý chất lượng.
Nếu có thì cần lựa chọn, xác định những chiến lược, phương pháp xử lý sự cớ thích
hợp nhất. Thực hiện phân tích sự cố sẽ cung cấp thông tin cho việc ra quyết định khi
nào phải thực hiện các biện pháp can thiệp với từng trường hợp khác nhau. Do đó,
người phân tích sự cớ phải có hiểu biết tồn diện về sự cớ và cách thức xử lý chúng.
Phân tích sự cố cần xem xét nguyên nhân gốc rễ của sự cố. Các yếu tố bị ảnh
hưởng bởi sự cố. Phân tích sự cớ có thể được thực hiện bằng phương pháp định
lượng hoặc định tính, cũng có thể sử dụng đồng thời cả hai phương pháp này, tuỳ
thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể xoay quanh sự cố.
c) Xác định mức độ nghiêm trọng của sự cớ
Mục đích của xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố nhằm cung cấp thông
tin cho việc xác định thứ tự ưu tiên trong xử lý sự cố, những sự cố nghiêm trọng cần
phải ưu tiên xử lý trước. Đây cũng là căn cứ để lựa chọn các hình thức xử lý.
Việc xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố có thể dẫn đến quyết định thực
hiện phân tích kỹ hơn và cũng có thể dẫn đến một quyết định không xử lý sự cố
theo bất kỳ cách. Quyết định này sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ của tổ chức đối với sự
cớ và tiêu chí sự cớ đã được thiết lập ban đầu.
d) Xử lý sự cố
Xử lý sự cớ là bước sau khi đã có các thơng tin từ nhận diện, phân tích và
đánh giá mức độ nặng của sự cố. Bước này là việc đưa ra các biện pháp thay đổi sự
cố. Bao gồm: Xử lý sự cố đánh giá kết quả của xử lý sự  xem xét kết quả có


11
phù hợp, chấp nhận được không đưa ra biện pháp, xử lý mới  và đánh giá lại

hiệu quả của việc xử lý.
Các phương án xử lý sự cố không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau hoặc thích
hợp trong mọi tình huống. Các phương án có thể bao gồm: Tạm dừng hoặc chấm
dứt hoạt động gây ra sự cố; tiếp tục hoặc tiếp diễn sự cố để theo đuổi một yếu tố
nguy cơ; ngăn chặn nguồn gây ra sự cố; tác động vào khả năng xảy ra sự cố và kết
quả; Trao đổi sự cố với các bên liên quan (bao gồm các khoa, phòng và đơn vị
khác); Kiềm chế sự cố bằng quyết định sáng suốt.
Khi chọn lựa các phương pháp xử lý sự cố: cần cân đối giữa chi phí, tính khả
thi và mức độ phù hợp của phương pháp xử lý. Cần tính tốn đến khả năng tính khả
thi tuy nhiên chi phí khơng phù hợp. Cần xác định rõ thứ tự ưu tiên của các phương
án, trong đó các xử lý sự cớ riêng lẻ cần được ưu tiên thực hiện trước thực hiện.
Theo dõi và giám sát
Theo dõi và giám sát là hoạt động quan trọng trọng quản lý sự cố. Được thực
hiện bởi Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện. Có thể thực hiện định kỳ hoặc đột
xuất, cần phân rõ trách nhiệm thực hiện theo dõi, giám sát. Trách nhiệm theo dõi và
xem xét cần được xác định rõ ràng. Mục đích của q trình này nhằm: Kiểm sốt
được kế hoạch đã đề ra, tiến độ thực hiện; Cung cấp thêm thông tin để đánh giá,
Phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm từ các sự cố; Xác định sự cố có nguy cơ,
suýt xảy ra.
1.3.1.2.

Các hoạt động trong quản lý sự cố y khoa

Nhận diện sự cố y khoa
Nhận diện sự cố phải bắt đầu từ mục tiêu (ở tất cả các cấp từ bệnh viện đến
các khoa/phòng), cần xác định nguồn sự cố, đối tượng/khu vực chịu tác động,
nguyên nhân và hệ quả tiềm ẩn của sự kiện. Mục đích của bước này nhằm tạo một
danh mục các sự cớ có thể xảy ra.
Các phương pháp nhận diện sự cố thông dụng:



Kỹ thuật thu thập thông tin nhận diện từ sự cố xảy ra tại khoa/phịng, của
chính bệnh viện của chúng ta và cả bệnh viện khác. Đây là một kênh nhận
diện sự cớ quan trọng, do đó nên phát triển hệ thống báo cáo tự nguyện và hệ


12
thống báo cáo sự cố nghiêm trọng bắt buộc. Một viên thuốc hết hạn ở một
khoa, có thể là dấu hiệu cho việc phát hiện việc hết hạn cả lô thuốc trong
khoa dược và toàn bệnh viện nếu được báo cáo;


Thông qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát người bệnh và nhân viên y tế.



Thông qua các than phiền, khiếu nại từ người bệnh về chất lượng dịch vụ,
quá trình khám chữa bệnh của người bệnh tại bệnh viện.



Thông qua quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát các khoa/phòng; kiểm định,
kiểm tra hồ sơ, thanh tra hiện trường;



Thông qua các hoạt đợng chun mơn của bệnh viện như bình hờ sơ bệnh án
nợi ngoại trú, bình toa thuốc.




Thơng qua thực hiện phân tích điểm mạnh điểm yếu tại bệnh viện.



Thơng qua ý kiến chun gia, kiểm tốn;
Khi nhận diện sự cố, cần kết hợp nhiều cách thức khác nhau để nhận diện sự

cố y khoa để có thể phát hiện nhiều sự cố hơn và không lệ thuộc quá nhiều vào bất
kỳ một cách thức nào. Nhận dạng sự cớ là một q trình cập nhật liên tục vì các yếu
tố gây ra sự cố cũng không ngừng thay đổi. Các khoa/phịng sẽ tự nhận diện các sự
cớ của khoa/phòng mình và báo cáo cho đơn vị quản lý sự cớ. Điều này giúp Ban
Giám đốc có cái nhìn tồn diện về các sự cớ mà bệnh viện phải đối mặt thông qua
Bảng đăng ký sự cố này.
Hành động khắc phục sực ố
Ngay sau khi phát hiện sự cố, cá nhân nhân viên y tế, khoa, phòng hay Lãnh
đạo đơn vị cần xem xét và đưa ra các biệp pháp can thiệp để khắc phục sự cố tức
thời tránh gây ảnh hưởng hay nguy hại thêm cho người bệnh. Đồng thời cần thông
báo đến các cá nhân và đơn vị có liên quan đến sự cố để nắm rõ tình hình. Việc thực
hiện các hành động khắc phục sự cố cũng cần căn cứu theo các quy định, khuyến
cáo đã ban hành của bệnh viện.
Báo cáo sự cố
Trách nhiệm của NVYT là cần báo cáo sự cố ngay, hoặc sớm nhất có thể kể từ
thời điểm nhận diện sự cố. Cần minh bạch trong báo cáo sự cố. Không bao che, né
tránh hay nể nang.


13
Đối với các sự cố y khoa nghiêm trọng và sự cố đặc biệt nghiêm trọng phải
báo ngay cho trưởng khoa/phịng sau đó mới báo cáo vào hệ thống ghi nhận sự cố.

Theo WHO (2011): Báo cáo SCYK là thành tố quan trọng trong chương trình
ATNB hay xây dựng nền văn hóa ATNB. Báo cáo sự cố được xem là biện pháp làm
giảm áp lực cho bệnh viện. Bệnh viện có số liệu, đánh giá được nguy cơ và có biện
pháp phòng hay can thiệp hiệu quả cho từng sự cố(10).
Đồng thời, theo quy tắc Heinrich: Phát hiện nhiều “near miss” hay “tình huống
có nguy cơ gây ra sự cố” và có biện pháp khắc phục sẽ hạn chế các SCYK nghiêm
trọng(1).
BYT Việt Nam (2018) quy định 2 hình thức báo cáo SCYK gồm: tự nguyện
và bắt buộc(1). Hai hình thức báo cáo này tùy thuộc vào nhóm mức độ tổn thương
mà SCYK gây ra:
+

Báo cáo tự nguyện: Chưa xảy ra (NC0); Tổn thương nhẹ (NC1); Tổn

thương trung bình (NC2).
+

Báo cáo bắt buộc: Tổn thương nặng (NC3).

Để phù hợp với những nguyên tắc đạo đức, báo cáo sự cố được triển khai bằng
phương pháp cụ thể trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng có tính bảo mật. Chương trình
giáo dục và các hoạt động tăng cường năng lực cần thiết cho các bên liên quan khác
nhau để giúp mọi người hiểu rõ hơn về công cụ báo cáo nên được sử dụng.
Phân tích nguyên nhân sự cố
Tất cả những trường hợp sự cố y khoa nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
phải được điều tra và phân tích nguyên nhân gốc rễ bởi nhóm chuyên gia được
thành lập từ các thành viên thuộc các khoa phòng trong bệnh viện. Các sự cố có
mức độ vừa thì căn cứ theo tần suất xảy ra để tiến hành lựa chọn đưa vào phân tích.
Điều tra các yếu tố nguy cơ xoay quanh sự cố cần thực hiện khi mới xảy ra sự cố để
xác định nguyên nhân, các yếu tố cấu thành và đề xuất giải pháp phòng ngừa trong

lặp lại sự cố.
Biện pháp can thiệp



×