Tải bản đầy đủ (.pdf) (269 trang)

Biển đông quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 269 trang )

Tai Lieu Chat Luong



BIỂN ĐÔNG:



QUẢN LÝ TRANH CHẤP VÀ
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP


2


TS. Đặng Đình Quý - Nguyễn Minh Ngọc
(Đồng chủ biên)

BIỂN ĐÔNG:
QUẢN LÝ TRANH CHẤP VÀ
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP


3


ISBN: 978-604-77-0797-3

Các bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả chứ không phản ánh quan điểm của các cơ
quan, tổ chức nơi tác giả đang công tác, cũng như quan điểm của chủ biên và nhà xuất bản.


4


MỤC LỤC
Lời giới thiệu . ................................................................................................................. 7
TS. Đặng Đình Quý
ThS. Nguyễn Minh Ngọc
Chương I: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH BIỂN ĐƠNG ........ 13
1. TÍNH LIÊN TỤC VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH
Ở BIỂN ĐÔNG . ..................................................................................................... 15
PGS. Alice Ba và TS. Ian Storey
2. CĂNG THẲNG HAY HÒA DỊU TRONG TRANH CHẤP
Ở BIỂN ĐƠNG........................................................................................................ 45
NCS. Hà Anh T́n
3. Q TRÌNH CHIẾM ĐOẠT BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC
THÔNG QUA VIỆC HIỆN THỰC HÓA ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN............... 67
Tướng (nghỉ hưu) Daniel Schaeffer
4. SỰ THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT CỦA TRUNG QUỐC
TRÊN BIỂN ĐÔNG............................................................................................... 75
Stephanie Kleine-Ahlbrandt
Chương II: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUỐC TẾ Ở BIỂN ĐÔNG ............................... 83
5. BIỂN ĐÔNG TRÊN KHÍA CẠNH PHÁP LÝ.................................................... 85
ĐS. Hasjim Djalal
6. PHÂN ĐỊNH TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN: CÁC YÊU SÁCH
QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI “CẤU TRÚC ĐẤT” Ở BIỂN ĐÔNG................. 91
Đại tá Hải quân Azhari Abdul Aziz
7. VAI TRÒ CỦA QUY CHẾ VỀ CÁC THỰC THỂ ĐỊA LÝ XA BỜ
ĐỐI VỚI CÁC YÊU SÁCH VÙNG BIỂN Ở BIỂN ĐÔNG ............................ 99
GS. Robert Beckman
8. VÌ SAO “QUYỀN LỊCH SỬ” BỊ CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982

ĐƯA VÀO LỊCH SỬ?........................................................................................... 121
TS. Nguyễn Thị Lan Anh
9. “NGHĨA VỤ” HỢP TÁC CỦA CÁC QUỐC GIA
TRONG VÙNG BIỂN KÍN HOẶC NỬA KÍN ............................................... 135
GS. Erik Frankx và Marco Benatar
5


Mục lục

Chương III: HỢP TÁC, QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRÊN BIỂN ĐÔNG . ........................................................................................... 149
10. PHỨC TẠP TRÊN BIỂN ĐƠNG:
NHÌN TỪ Q KHỨ TỚI TƯƠNG LAI......................................................... 151
TS. Mark Valencia
11. BIỂN ĐÔNG: MƯỜI LẦM TƯỞNG VÀ MƯỜI SỰ THẬT.......................... 163
ĐS. Rodolfo Severino
12. QUẢN LÝ HOẶC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP BIÊN GIỚI BIỂN
Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI.............................. 173
TS. Richard P. Cronin và Zachary Dubel
13. VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ
GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM:
GÓC NHÌN TỪ TRUNG QUỐC...................................................................... 191
GS. Yao Huang và Mingming Huang
14. BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ CHUNG NGUỒN TÀI NGUYÊN HẢI SẢN
Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG THỂ CHẾ HIỆN HÀNH,
CÁC THÔNG LỆ QUỐC GIA VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HỢP TÁC . ................. 223
GS. Yann-huei Song
15. HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG: TỪ QUẢN LÝ TRANH CHẤP
ĐẾN QUẢN TRỊ ĐẠI DƯƠNG.......................................................................... 245

TS. Nguyễn Đăng Thắng
Phụ lục: Tiểu sử tác giả . ..................................................................................................... 259

6


LỜI GIỚI THIỆU
TS. Đặng Đình Quý - Giám đốc Học viện Ngoại giao
ThS. Nguyễn Minh Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu,
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao

Các bài viết trong cuốn sách thứ nhất “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính
sách và Hành động của Các bên liên quan” cho thấy một thực tế rằng giá trị địa chiến
lược của Biển Đông và cuộc đua giành tài nguyên, ảnh hưởng ở Châu Á-Thái Bình
Dương đã làm gia tăng cọ xát và va chạm giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các nước
lớn. Những toan tính vị kỷ khiến tranh chấp Biển Đơng ngày càng trở nên phức tạp
hơn và khó giải quyết bởi sự nghi kỵ lẫn nhau và chuỗi hành động-phản ứng diễn ra
liên tục. Việc thường xuyên đánh giá lại tình hình để tìm ra khơng gian hợp tác, giảm
thiểu căng thẳng, đồng thời phân tích các khía cạnh pháp lý của vấn đề Biển Đơng có
thể đưa ra những gợi ý hữu ích cho việc giải quyết tranh chấp. Đây là nội dung trọng
tâm của cuốn sách thứ hai “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp”,
được biên soạn trên cơ sở tập hợp tham luận của các đại biểu tham dự Hội thảo Khoa
học quốc tế lần thứ tư “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do
Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức từ ngày 19-21/11/2012
tại TP. Hồ Chí Minh.
Cuốn sách được chia làm ba chương. Chương Một “Những đánh giá về diễn biến
tình hình Biển Đông” cung cấp những nhận định đa chiều của các học giả về những
phát triển mới trong tranh chấp Biển Đông. Bài viết của PGS. Alice D. Ba (Đại học
Delaware, Mỹ) và TS. Ian Storey (Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam
Á, Singapore) tập trung xem xét những diễn biến ở Biển Đông trong năm 2012 để chỉ ra

những nét liên tục và thay đổi trong tình hình so với các năm trước. Hai tác giả kết luận
rằng nhìn chung các tác nhân gây ra xung đột vẫn khơng thay đổi, đó là (i) nỗ lực tăng
cường yêu sách của các bên tranh chấp; (ii) cạnh tranh tài nguyên biển và (iii) các yếu tố
chính trị nội bộ và chủ nghĩa dân tộc. Những nhân tố này đã tác động trực tiếp đến tình
hình trong năm 2012, dẫn đến cuộc đối đầu nhiều tháng giữa Trung Quốc-Philippines
tại bãi cạn Scarborough và sự thất bại của ASEAN trong việc đưa ra Thông cáo chung
tại Hội nghị Ngoại trưởng tháng 7/2012 do những bất đồng về Biển Đông. Nhiều khả
7


TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc

năng tình hình các năm tới vẫn diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, với đặc trưng là các
chuỗi hành động-đáp trả vì dù ASEAN-Trung Quốc có khởi động đàm phán Bộ Quy
tắc ứng xử thì đây chắc chắn là một quá trình rất dài để đi đến thống nhất được về nội
dung chi tiết.
Cũng phân tích các diễn biến tình hình trong năm 2012, NCS. Hà Anh Tuấn
(Trường Khoa học Xã hội, Đại học New South Wales, Úc) cho rằng số lượng các vụ
tranh cãi, đối đầu có xu hướng giảm đi từ tháng 7/2012. Nguyên nhân chính là sự thay
đổi hành vi của Trung Quốc, bắt nguồn bốn nhân tố sau: thứ nhất, phản ứng mạnh
mẽ từ cộng đồng quốc tế và khu vực khiến lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng cách
tiếp cận quá hung hăng trong tranh chấp Biển Đơng có thể khơng có lợi cho chính
Trung Quốc và tìm các biện pháp xoa dịu. Thứ hai, sau thời kỳ mở rộng, Trung Quốc
chuyển sang củng cố yêu sách bởi nó ít mang tính khiêu khích hơn. Thứ ba, căng
thẳng nổ ra với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư khiến Trung Quốc phần
nào hành xử ôn hịa hơn ở Đơng Nam Á để tránh phải đối đầu ở cả Biển Đông và Hoa
Đông. Thứ tư, Trung Quốc bước vào giai đoạn chuyển giao lãnh đạo nên cần một mơi
trường ổn định để q trình này diễn ra sn sẻ. Những phân tích trên càng làm rõ
thực tế rằng hành xử của Trung Quốc là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhiệt độ
của tranh chấp Biển Đơng.

Về u sách đường chín đoạn của Trung Quốc, Tướng (nghỉ hưu) Daniel Schaeffer
(Viện Nghiên cứu Châu Á 21, Pháp) nhận định rằng những diễn biến trong năm 20112012 cho thấy Trung Quốc đang dần hiện thực hóa đường này bằng nhiều biện pháp
khác nhau như: gây áp lực lên các cơng ty dầu khí nước ngồi có hợp đồng với Việt
Nam hay Philippines, chèn ép và bắt giữ ngư dân các nước, củng cố các biện pháp hành
chính như thành lập thành phố cấp đặc khu Tam Sa, và cơng khai hóa bản đồ đường
chín đoạn… Theo đánh giá của Tướng Schaeffer, sở dĩ Trung Quốc kiên quyết như vậy
đối với u sách đường chín đoạn, ngồi tham vọng về dầu và cá thì ngun nhân sâu xa
hơn chính là bảo đảm lối ra an toàn tuyệt đối cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược từ
căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam. Đây có thể gọi là “học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc”
bởi nước này đang muốn biến Biển Đông thành “nơi trú ẩn” hay “pháo đài” cho các tàu
ngầm hạt nhân của mình.
Trong bài viết của mình, Stephanie Kleine-Ahlbrandt (Giám đốc Dự án Đơng Bắc Á
và cố vấn về Trung Quốc của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, ICG) đã chỉ ra ba xu hướng
trong cách tiếp cận đối với tranh chấp biển của Trung Quốc. Xu hướng thứ nhất là sự
phối hợp chặt chẽ hơn trong bộ máy hành chính cồng kềnh bao gồm nhiều cơ quan
được hưởng lợi trực tiếp từ những căng thẳng ở Biển Đơng, và điều đó góp phần tăng
cường sự hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đông. Xu hướng thứ hai là Trung Quốc
ngày càng trở nên quả quyết hơn đối với tranh chấp lãnh thổ, thường viện cớ là do hành
động của các bên tranh chấp nhằm triển khai các biện pháp làm thay đổi nguyên trạng
theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Cuối cùng, Trung Quốc ngày càng tỏ ra sẵn sàng sử
dụng sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế để chia rẽ các nước Đông Nam Á. Về lâu
dài, giải pháp cho Biển Đông sẽ phụ thuộc vào tầm nhìn của lãnh đạo mới Trung Quốc
Tập Cận Bình, nhưng bản thân các bên trong khu vực cũng cần tìm ra một cơ chế giảm
8


Lời giới thiệu

nhẹ hoặc hạn chế khả năng leo thang xung đột ngay cả khi chưa thống nhất được về
biện pháp tổng thể giải quyết tranh chấp.

Chương Hai “Các vấn đề pháp lý quốc tế ở Biển Đông” tập trung vào những vấn đề
gây tranh cãi nhất hiện nay trên phương diện pháp lý. Bài viết của ĐS. Hasjim Djalal
(Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Indonesia) giới thiệu một cái nhìn
khái quát như đâu là những vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, đâu là những bên tranh
chấp và có những cơng cụ pháp lý nào để giải quyết tranh chấp. Qua nghiên cứu các
cơ chế hiện nay đang xử lý vấn đề Biển Đông, ĐS. Djalal kết luận rằng việc đưa ra các
chương trình hợp tác về những vấn đề “khoa học và kỹ thuật” tương đối dễ dàng hơn
so với việc giải quyết các vấn đề “nguồn tài nguyên” và càng khó khăn hơn để giải quyết
các vấn đề về quyền tài phán và yêu sách lãnh thổ.
Đại tá Hải quân Azhari Abdul Aziz (Cục trưởng Cục Pháp lý, Hải quân Hoàng gia
Malaysia) nỗ lực giải đáp ba câu hỏi trong bài viết của mình: (i) quốc gia nào sở hữu
hoặc có chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông? (ii) các đảo đó có tạo ra
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế không và (iii) chúng tác động như thế nào đến
việc phân định biên giới biển giữa các quốc gia liền kề và các quốc gia khác? Dựa trên
việc nghiên cứu án lệ đã và đang phát triển trong hơn tám thập kỷ qua và qua hai vụ
việc cụ thể đã được đưa ra Tịa án Cơng lý Quốc tế là Sipadan-Ligitan (2002) và Pedra
Branca (2008), tác giả cho rằng cơ sở để xác định quyền sở hữu đối với đảo là các nước
phải kiểm soát đảo hiệu quả, thực hiện quyền chủ quyền một cách hịa bình, liên tục
và được công nhận, quản lý về mặt hành chính, thực thi các hoạt động lập pháp và tư
pháp trong một khoảng thời gian và được biết đến rộng rãi là có chiếm hữu hiệu quả.
Bài viết của GS. Robert Beckman (Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc
gia Singapore) phân tích địa vị pháp lý của các hình thái địa chất ngồi khơi Biển Đơng
(như đảo, đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm, bãi chìm và các cơng trình/ đảo nhân tạo)
bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định quyền và quyền tài phán đối với tài nguyên
ở Biển Đông. GS. Beckman kết luận rằng theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
1982 (UNCLOS) và phán quyết của các tòa án quốc tế, chủ quyền chỉ có thể được yêu
sách từ lãnh thổ đất liền và đảo; bãi cạn lúc chìm lúc nổi và bãi chìm khơng phải là đối
tượng u sách chủ quyền. Tùy theo vị trí của chúng, các thực thể chìm và bãi cạn lúc
chìm lúc nổi sẽ được điều chỉnh bởi các phần khác nhau trong UNCLOS. Một nhận
định quan trọng khác của ông là cho đến nay, các quốc gia ít có tiển triển trong việc giải

quyết quy chế pháp lý của các thực thể xa bờ bởi nếu đúng theo quy định của UNCLOS,
chỉ có khoảng 30% thực thể ở Trường Sa đáp ứng tiêu chuẩn định nghĩa về đảo.
TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt
Nam) xem xét giá trị của quyền lịch sử trong bối cảnh luật quốc tế đã có những quy
định rõ ràng về phạm vi và giới hạn của quyền của các quốc gia ven biển trong Công
ước Luật Biển năm 1982. Theo TS. Lan Anh, xét trên số lượng hạn chế các thực tiễn
quốc gia và án lệ của tòa án quốc tế về quyền lịch sử, để thiết lập được quyền này các
quốc gia ít nhất phải đáp ứng được các yêu cầu ngặt nghèo về thực thi quyền lịch sử
trong một thời gian lâu dài và được sự công nhận của các quốc gia hữu quan. Vì thế,
quyền lịch sử mới chỉ được thiết lập ở quyền đánh cá thủ công và truyền thống. Cùng
9


TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc

với sự phát triển của luật biển quốc tế, đa số các quyền lịch sử hiện nay đã được thay
thế bởi quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền
kinh tế; quyền lịch sử nếu có cũng phải nhường hiệu lực cho các quyền mà Công ước
Luật Biển 1982 đã quy định cho quốc gia ven biển. Vì vậy, yêu sách biển rộng lớn của
Trung Quốc đối với vùng nước nằm trong đường chín đoạn, dựa trên thực tiễn biển
chưa lâu dài và vượt quá phạm vi của quyền lịch sử, chưa từng được các quốc gia hữu
quan công nhận đã đi ngược lại các quy định của Cơng ước 1982 và do đó khơng thể là
cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách các vùng biển ở Biển Đông.
Bài viết của GS. Erik Franckx (Thành viên Tòa Trọng tài thường trực, Trưởng Khoa
Luật Quốc tế và Luật Châu Âu, Đại học Vrije Brussel, Bỉ) và TS. Marco Benatar (Quỹ
Nghiên cứu Flanders, Thành viên Khoa Luật Quốc tế và Luật Châu Âu, Đại học Vrije
Brussel, Bỉ) nghiên cứu nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia tiếp giáp những vùng biển kín
hay nửa kín như trong quy định của Điều 123 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
1982 và xem xét khả năng áp dụng của nó cho Biển Đơng. Hai tác giả lập luận rằng Điều
123 của Công ước 1982, được giải thích với những kỹ thuật diễn giải của Cơng ước Viên

về Luật điều ước quốc tế, không phải là một nguồn độc lập tạo nên các nghĩa vụ đầy đủ
yêu cầu các quốc gia ven biển kín/ nửa kín hợp tác vì một số điều khoản chỉ mang tính
đề nghị. Điều này càng làm tăng thêm rủi ro cho các vùng biển, bao gồm Biển Đông,
hơn trong bối cảnh cạnh tranh tài ngun và tình trạng ơ nhiễm có xu hướng tăng lên.
Chương Ba “Hợp tác, quản lý và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông” đánh giá các
điều kiện, thách thức, cơ hội cho việc hợp tác quản lý Biển Đơng và thảo luận một số
mơ hình cụ thể. TS. Mark J. Valencia (Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nautilus, Mỹ) nhìn
lại những phức tạp ở Biển Đơng từ quá khứ đến hiện tại để dự báo các kịch bản trong
tương lai. Ơng cho rằng tương lai chính trị của Biển Đơng có khả năng nằm đâu đó
giữa hai kịch bản xấu nhất là đối đầu Mỹ-Trung và kịch bản tốt nhất là Trung Quốc và
ASEAN thỏa thuận được một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ràng buộc. Trong khi đó, một
số tình huống có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng như sự can thiệp của Trung Quốc
vào hoạt động khai thác dầu khí của vùng thềm lục địa do Việt Nam và Philippines yêu
sách hoặc đối đầu giữa tàu tình báo Mỹ và Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế
của Trung Quốc. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục các nỗ lực hướng tới COC, TS. Valencia
cho rằng các nước nên tìm ra các biện pháp quản lý xung đột tạm thời như tạm dừng
các hoạt động thu thập tình báo mang tính chất khiêu khích trong khu vực tranh chấp,
phi quân sự hóa tại các thực thể đảo và một số cơ chế tạm thời nhằm giải quyết các
tranh chấp nghề cá hay ít nhất là thỏa thuận về cách thức cư xử có đi có lại khi một quốc
gia đối mặt với tình huống vi phạm nội luật tại khu vực tranh chấp…
Bài viết của ĐS. Rodolfo Severino (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) chỉ ra mười điều lầm tưởng thường thấy trong
tranh chấp Biển Đông và cố gắng làm rõ những câu chuyện này. Ông cho rằng một số
câu chuyện ảo tưởng có nguồn gốc từ tình cảm chủ nghĩa dân tộc tại các quốc gia nơi
nó hình thành, bất chấp sự thật và thực tế của vấn đề và do đó, tranh chấp chủ quyền và
quyền tài phán ở Biển Đông không thể sớm được giải quyết bởi sự chi phối của các lực
lượng chính trị trong nước, cản trở con đường thỏa hiệp của các quốc gia. Tuy nhiên,
10



Lời giới thiệu

ĐS. Severino cũng khẳng định rằng để bàn và tìm hướng ra cho những rối rắm ở Biển
Đơng, bắt buộc tất cả chúng ta phải hiểu rõ những thực tế này.
TS. Richard P. Cronin (Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson,
Mỹ) và Zachary Dubel (Nghiên cứu viên, Trung tâm Stimson, Mỹ) đánh giá những trở
ngại và thời cơ cho việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đơng. Mặc dù cịn nhiều khó khăn
tồn tại nhưng hai tác giả cho rằng vẫn cịn nhiều lợi ích chung khiến Trung Quốc và các
nước nếu muốn có thể tìm ra cơ hội thỏa hiệp, đó là tránh để bế tắc cản trở việc tiếp tục
thăm dò và khai thác dầu, quản lý các nguồn cá đang bị cạn kiệt một cách nghiêm trọng
và tránh sử dụng vũ lực bởi sẽ khơng bên nào có lợi. Vì thế, các nước liên quan cần nỗ
lực theo đuổi các giải pháp chính thức và khơng chính thức để quản lý tranh chấp và
ASEAN cần duy trì một lập trường thống nhất hướng tới Bộ Quy tắc Ứng xử.
Bài viết GS. Yao Huang (Phó Trưởng khoa Luật, Đại học Tơn Trung Sơn, Quảng
Châu, Trung Quốc) và Mingming Huang (Đại học Tôn Trung Sơn, Quảng Châu, Trung
Quốc) nghiên cứu Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam – Trung Quốc với tư cách là một
công cụ hợp pháp quan trọng để quản lý, bảo tồn và sử dụng nguồn lợi hải sản trong khu
vực Vịnh Bắc Bộ. Nhìn chung, Hiệp định đã đem lại rất nhiều kết quả tích cực như tăng
cường hợp tác giữa hai nước, giảm bớt đáng kể các xung đột về nghề cá, chia sẻ và khai
thác nguồn lợi hải sản một cách hịa bình... So sánh với việc thực thi Hiệp định Nghề cá
giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, thì Hiệp định Nghề cá giữa
Trung Quốc và Việt Nam được đánh giá diễn ra khá sn sẻ. Tuy vẫn cịn những vấn đề
tồn tại trong công tác quản lý nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ song hai tác giả cho rằng việc tóm
tắt lại các kinh nghiệm thành công từ việc thực thi Hiệp định nghề cá Trung-Việt là một
việc làm hữu ích, giúp cho các quốc gia duyên hải tham khảo một mơ hình về hợp tác
nghề cá trong vùng đặc quyền kinh tế, theo một cách thức tuân thủ UNCLOS.
Trong bài viết của mình, GS. Yann-huei Song (Viện Nghiên cứu Châu Âu và Mỹ,
Đài Loan) xem xét khả năng thiết lập một tổ chức khu vực có trách nhiệm quản lý và
bảo tồn tài nguyên hải sản ở Biển Đông như là cách để thúc đẩy hợp tác biển và kiểm
soát xung đột. Tác giả cho rằng ý chí chính trị là chìa khóa và là điều kiện tiên quyết để

thiết lập các cơ chế quản lý chung. Nếu khơng có ý chí chính trị, ý tưởng về một cơ chế
quản lý chung hay tổ chức quản lý cá của khu vực chắc chắn khơng thể trở thành hiện
thực. Ý chí đó phải được thể hiện trong chính sách, luật pháp và hành động cụ thể đối
với ngành cá, cũng như trong chính sách và sự ủng hộ về mặt pháp lý của chính phủ
nói chung.
Trước việc các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thường được chú ý quá mức, TS.
Nguyễn Đăng Thắng (Hội Luật gia Việt Nam) kêu gọi một cách tiếp cận toàn diện
hơn trong quản lý và sử dụng Biển Đông bằng cách áp dụng khái niệm về quản trị đại
dương, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia ven biển, đặc biệt vì mục đích
sử dụng bền vững Biển Đơng. Xét ở khía cạnh này, cần có sự thay đổi quan niệm về lý
do cần hợp tác ở Biển Đơng: đó là hợp tác khơng hồn tồn chỉ để quản lý các tranh
chấp lãnh thổ mà là để sử dụng một cách lâu dài, bền vững Biển Đơng.
Nhìn chung, các bài viết trong cuốn sách này đều chỉ ra được những nguồn gốc của
căng thẳng Biển Đơng thời gian gần đây, phân tích đa chiều các khía cạnh chính trị,
11


TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc

pháp lý của vấn đề, đồng thời nỗ lực đề xuất những lĩnh vực mà các quốc gia liên quan
cần nhanh chóng triển khai hợp tác để giảm thiểu khả năng mâu thuẫn lan ra thành
xung đột, đối đầu. Phần lớn các tác giả đều thống nhất rằng vẫn tồn tại những lợi ích
chung ở Biển Đơng, vẫn cịn khơng gian rộng mở cho hợp tác nhưng điều quan trọng là
các quốc gia phải thể hiện ý chí chính trị hướng đến việc dàn xếp hịa bình tranh chấp,
đạt được một kết quả cùng có lợi cho tất cả các bên thay vì bị chi phối bởi tình cảm dân
tộc và những toan tính vị kỷ. Chỉ khi đó, Biển Đơng mới có thể tiếp tục là khơng gian
phát triển hịa bình, thịnh vượng – không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn các thế hệ
tương lai.

12



Chương I

NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ
DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

13


14


1
TÍNH LIÊN TỤC VÀ SỰ THAY ĐỔI
TRONG DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH Ở BIỂN ĐÔNG
PGS. Alice D. Ba, Đại học Delaware, Mỹ
và TS. Ian Storey, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore

Các cơ cấu pháp lý, địa chính trị và động lực trong nước để thúc đẩy và quản lý tranh
chấp biên giới biển và lãnh thổ tại Biển Đơng năm 2012 vẫn ít nhiều khơng thay đổi. Những
nỗ lực của các quốc gia trong việc củng cố các yêu sách về quyền tài phán của mình thơng
qua các hoạt động khai thác tài ngun, nhiều động thái hành chính và những biện pháp
khác nhìn chung đã đẩy mạnh - hơn là giảm nhẹ - động lực ra đòn-trả đũa cũng như sự mất
lòng tin chung là diễn biến trong ba năm vừa qua. Chủ nghĩa dân tộc và căng thẳng nội bộ
cũng là nguyên nhân làm gia tăng trở ngại cho quá trình xây dựng cơ chế giải quyết xung
đột. Thêm vào đó là quá trình chuyển giao lãnh đạo nhiều tranh cãi tại Trung Quốc năm
2012, cũng như tại Mỹ nhưng với cấp độ nhẹ hơn. Năm qua cũng được đánh dấu bởi một
cuộc xung đột biển quan trọng giữa Trung Quốc và Philippines tại Bãi cạn Scarborough
cũng như thất bại của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc đưa ra tuyên

bố chung trong kỳ họp Bộ trưởng thường niên của tổ chức này diễn ra vào tháng Bảy.
Bất kể những diễn biến trên, tình hình chính trị tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt
trong nửa sau năm 2012, đã phần nào giảm bớt căng thẳng so với năm trước đó. Điều
này là nhờ vào sự tham gia của các lực lượng điều hòa do yêu cầu của các bên e ngại
nguy cơ xung đột quân sự , vai trò của ASEAN, cũng như khả năng ảnh hưởng tiêu cực
của xung đột tới các quan hệ kinh tế và sự tăng trưởng. Tuy nhiên những nhân tố này
có được duy trì và phát triển đủ để thay đổi động lực địa chính trị trong vài năm qua
khơng lại phụ thuộc vào việc các bên có khả năng giữ lập trường hợp tác trong bối cảnh
bất ổn địa chính trị và căng thẳng nội bộ.
Bài tham luận này đánh giá những diễn biến trong năm qua và được chia thành hai
phần. Phần I xem xét ba tác nhân chính gây nên xung đột: (i) nỗ lực của các bên tranh
15


PGS. Alice D. Ba và TS. Ian Storey

chấp để tăng cường yêu sách lãnh thổ, biên giới biển và quyền tài phán của mình; (ii)
cạnh tranh tài nguyên biển; và (iii) chủ nghĩa dân tộc và tình hình đối nội. Phần II
nghiên cứu sự ảnh hưởng của tranh chấp này lên mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN
và Trung-Mỹ.
Phần I: Các tác nhân gây nên xung đột
Tăng cường các yêu sách lãnh thổ, biên giới và yêu sách về quyền tài phán
Trong hai thập kỷ qua, tất cả các bên yêu sách đều cố gắng tăng cường các yêu
sách lãnh thổ, yêu sách biên giới và yêu sách quyền tài phán tại Biển Đông bằng việc
sử dụng một loạt các biện pháp, bao gồm việc công bố các tấm bản đồ, thông qua luật
pháp quốc gia, đưa ra các công bố và các thơng cáo chính thức, đệ đơn lên các cơ quan
quốc tế và, như sẽ được trình bày ở phần sau của bài viết, tiến hành việc mời thầu các
lơ dầu khí ngồi khơi. Từ năm 2007-2008, q trình này đã được tiếp tục, thậm chí đã
được tăng tốc, qua đó đã làm rõ thêm cho một quá trình đa dạng các hành động qua
lại trong đó các bên yêu sách phản đối động thái của các nước khác như là những hành

động vi phạm chủ quyền của họ, do đó đã làm tăng nhiệt căng thẳng và gia tăng các
tuyên bố mang tính chủ nghĩa dân tộc. Trong năm 2012, có hai diễn biến đặc biệt làm
rõ xu hướng này: một cuộc đối đầu căng thẳng giữa các tàu tuần tra của Trung Quốc và
Philippines tại Bãi cạn Scarborough, và việc nâng cấp tình trạng hành chính của thành
phố Tam Sa bởi Bắc Kinh, trong một động thái của nước này nhằm phản ứng lại việc
thông Việt Nam thông qua một bộ luật tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
Bãi cạn Scarborough là một đảo đá nhỏ nằm ở phía tây đảo Luzon, cách đảo này 130
hải lý và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của được Philippines tuyên
bố chủ quyền. Đây không phải là một phần của quần đảo Trường Sa, nhưng cả Manila
và Bắc Kinh đều tuyên bố quyền sở hữu dựa trên việc sử dụng trước đây trong lịch sử
và, trong trường hợp của Philippines, đó là sự sở hữu hành chính. Năm 1997, đây là
nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa hai nước, cuộc đối đầu kết thúc khi mà Trung Quốc rút
lui; năm 2012, trong bối cảnh sức mạnh và sự tự tin gia tăng rõ rệt, Trung Quốc đã giữ
vững lập trường của mình.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào ngày 10/4/2012 khi tàu BRP Gregorio Del Pilar - được
tân trang từ một tàu tuần duyên cũ của Mỹ chuyển giao cho Hải quân Philippines vào
năm 2011 - cố gắng bắt giữ một nhóm ngư dân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough vì
các tàu này đã thực hiện hành vi đánh bắt cá trái phép. Hai tàu tuần tra thuộc Cơ quan
Giám sát biển Trung Quốc đã ngăn chặn Hải quân Philippines, không để các tàu này
bắt giữ các ngư dân Trung Quốc. Trong vòng tám tuần tiếp theo, một cuộc đối đầu căng
thẳng đã xảy ra, trong đó Trung Quốc đã phái một vài tàu trong số các tàu tuần tra lớn
nhất của nước này tới khu vực Bãi cạn để bảo vệ các tàu đánh cá ngày một tăng về số
lượng của Trung Quốc. Với việc Trung Quốc liên tục tăng cường thêm các tàu mới - đạt
tới mức 92 tàu vào cuối tháng 51 - chính quyền Philippines đã bất lực trong việc chứng
1. “Close to 100 ships now in disputed islands: Philippines”, Philippine Daily Inquirer, ngày 24/5/2012.
16


Tính liên tục và sự thay đổi trong diễn biến tình hình ở Biển Đông


kiến các tàu Trung Quốc bao vây khu vực đầm phá, từ đó có được quyền kiểm soát thực
tế Bãi cạn Scarborough, và theo như Manila, đây là hành động trái với một hiệp ước
song phương trong đó cả hai bên đã chấp thuận rút các tàu của mình.2 Vào cuối năm đó,
theo báo cáo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó nh gửi thơng báo tới Bộ
trưởng Ngoại giao Philippines Albert Del Rosario nói rằng Trung Quốc sẽ duy trì hiện
diện tại bãi cạn này.3 Cuộc khủng hoảng một lần nữa cho thấy rõ năng lực hải quân hạn
chế của Philippines, một điểm yếu Manila đang cố gắng khắc phục bằng cách yêu cầu
hỗ trợ xây dựng năng lực nhiều hơn từ phía Mỹ và những nước khác.4
Sự cố kéo dài hai tháng này khơng chỉ làm mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc
và Philippines thêm căng thẳng, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ
kinh tế do Bắc Kinh đã hạn chế nghiêm trọng số lượng khác du lịch Trung Quốc vào
Philippines5 và áp đặt các lệnh kiểm tra chặt chẽ hơn với các loại hoa quả nhập khẩu từ
Philippines. Cụ thể, Trung Quốc đã tịch thu hơn một nghìn thùng chuối nhập khẩu từ
Philippines hồi tháng Năm, thời kỳ cao điểm của xung đột6. Như học giả Bonnie Glaser
đã lập luận, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc với Philippines có vẻ đang
đưa ra một ví dụ về xu hướng đáng lo ngại của chính sách ngoại giao cưỡng bức kinh
tế mà Bắc Kinh sử dụng.7 Tuy nhiên, theo các nhà cầm quyền Philippines, vấn đề liên
quan đến chuối xuất khẩu của Philippines thực ra liên quan đến các yêu cầu nhập khẩu
/kiểm dịch thực vật từ trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Tuy phản đối những cấm
vận của Trung Quốc, nhưng phát ngôn viên phó Abigail Valte, có nhấn mạnh, “[Vấn
đề nhập khẩu chuối và hoa quả] đã luôn là vấn đề kiểm dịch thực vật”, và rằng “Nếu
chúng ta xem xét kỹ diễn biến câu chuyện”, những quan ngại của Trung Quốc về sâu
bệnh phá hại thể hiện rất rõ ràng “thậm chí trước khi sự việc Bajo de Masinloc [Bãi cạn
Scarborough] xảy ra” với vài bằng chứng thể hiện vấn đề này đã bắt đầu từ tháng 3/2012
và thậm chí là tháng 11/2011.8
2. “Why There was no ASEAN Joint Communique”, Bộ Ngoại giao, ngày 19/7/2012 < />main/index.php/newsroom/dfa-releases/5950-why-there-was-no-asean-joint-communique->.
3. Greg Torode, “Filipino Albert del Rosario a lone Asean voice taking on China”, South China Morning Post, ngày
9/12/2012.
4. “PH asks US for radars, patrol boats, aircraft”, Agence France Press, ngày 3/5/2012.

5. “China travel agencies suspend trips to Philippines”, Associated Press, ngày 9/5/2012.
6. Didi Kirsten Tatlow, “Inside the China-Philippines Fight in the South China Sea,” International Herald Tribune
(15/5/2012).
7. Bonnie Glaser, “China’s Coercive Economic Diplomacy - A New and Worrying Trend”, PacNet #46, ngày
23/7/2012.
8. “Palace: Chinese Still Buys Philippine Bananas,” Sun Star (27/5/2012); Christine Avendaño and Germelina
Lacorte, “Traders Blame Government for Banana Fiasco with China,” Philippine Daily Inquirer (28/5/2012).
Các hiểu này về tranh chấp liên quan đến xuất khẩu chuối cũng được khẳng định trong những cuộc thảo luận
khơng chính thức giữa các tác giả và một cán bộ Bộ Ngoại giao Philippines ngày 19/11/2012. [Chúng tôi có căn
cứ vì vậy chúng tơi sẽ đưa ra nếu bạn thấy điều đó là hợp lý. Những gì Roderico nói với chúng ta chính là đường lối
chính sách chính thức.] Có nhiều câu hỏi đặt ra cho việc liệu các biện pháp quản trị rủi ro của Philippines đã đủ
chưa. Đây cũng đang là vấn đề được các mối quan hệ song phương khác (với Philippines - ND) quan tâm (ví dụ,
Úc và đến cuối năm 2012 là Mỹ), hoặc ít nhất là, một chút quan ngại thực sự về quá trình giám sát của Philippines.
Xem: Paterno Esmaquel II, “PHL Growers Decry Aussie Efforts to Block Banana Exports,” GMA News Network
(8/3/2011).
17


PGS. Alice D. Ba và TS. Ian Storey

Đương nhiên, thời điểm của lệnh cấm vận tháng 5/2012 của Trung Quốc vẫn là yếu
tố đáng chú ý và khó bỏ qua nhất. Ví dụ, những người trồng chuối Philippines cho rằng
chính cách giải quyết của Manila trong sự cố Bãi cạn Scarborough là nguyên nhân gây
ra tổn thất của họ.9 Lệnh cấm này cũng ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến Philippines
mà cả những nước Đơng Nam Á khác có mối liên hệ kinh tế ngày càng tăng với Trung
Quốc, và vì vậy, nhạy cảm hơn với những hành động của Trung Quốc. Cả Manila và
các nhà xuất khẩu hoa quả đều đang tích cực tìm cách “đa dạng hóa” sự phụ thuộc quá
mức của họ trên bất cứ thị trường nào.10
Có lẽ khía cạnh tích cực duy nhất của cuộc khủng hoảng là cả hai bên đều dựa vào
các tàu dân sự thay vì tàu chiến để nhấn mạnh các yêu sách của mình (ngoại trừ hành

động ban đầu về việc sử dụng tàu BRP Del Pilar, tuy nhiên chiếc tàu này đã nhanh
chóng rút đi và được thay thế bằng một tàu tuần duyên Philippines khác). Tương tự,
trong vấn đề liên quan đến chuối xuất khẩu, Manila và Bắc Kinh vẫn tiếp tục tìm cách
tạo điều kiện cho chuối xuất khẩu từ Philippines vào Trung Quốc. Trên thực tế, sản
lượng chuối Philippines bị Trung Quốc hạn chế dự đoán tăng ít nhất 5% trong năm
2012 so với 2011.11
Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến yêu sách chủ quyền tới
các quần đảo chính tại Biển Đơng tỏ ra ít mang tính đối đầu hơn. Vào ngày 21/6/2012
Quốc hội Việt Nam thông qua “luật biển” trong đó nhắc lại tun bố của chính phủ với
chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.12 Để đáp trả, Bộ Ngoại giao Trung
Quốc đã gọi động thái này là “bất hợp pháp và khơng có hiệu lực” và là một sự xâm
phạm tới chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.13 Ngồi ra, chính phủ Trung Quốc đã
ngay lập tức nâng cấp tình trạng hành chính của Tam Sa - một cơ chế hành chính được
thiết lập từ năm 2007 để “quản lý” Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và Trường Sa14 - từ cấp
huyện lên cấp thành phố. Chưa đầy một tháng sau, chính quyền thành phố Tam Sa đã
bầu một thị trưởng và ba phó thị trưởng trong khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã
phê chuẩn việc thiết lập một cơ quan đồn trú quân sự để “quản lý các hoạt động quốc
phòng, quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự”.15 Các hành động gây tranh cãi
này đã nhận nhiều sự quan tâm từ báo chí, tuy nhiên trong thực tế đây là các động thái
mang tính tượng trưng nhiều hơn là về thực chất, khi mà cả “luật biển” của Việt Nam
lẫn việc nâng cấp hành chính thành phố Tam Sa đều khơng làm thay đổi về thực chất
9. Xem Christine Avendaño and Germelina Lacorte, “Traders Blame Government for Banana Fiasco with China,”
Philippine Daily Inquirer (28/5/2012); Kesha West, “Banana Crisis Blamed on Philippine-China Dispute,” Newsline (29/6/2012).
10.Xem Amy R. Remo, Germelina Lacorte, Kristine L. Alave, “Aquino: Look for other banana markets,” Philippine
Daily Inquirer (15/5/2012). Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai cho chuối xuất khẩu của Philippines, mặc dù
cho đến hiện tại, Nhật Bản vẫn là thị trường lớn nhất. (Năm 2010, 59.4% lượng chuối xuất khẩu của Philippines
xuất sang thị trường Nhật Bản, so với 10.4% xuất sang Trung Quốc).
11.Philippines: Banana Exports to China Rebound,” Manila Standard Today (21/11/2012).
12.“Vietnam marine law should not harm relations with China: Phuc”, Bloomberg, ngày 21/6/2012.
13.Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hong Lei, ngày 21/6/2012 < />xwfw/s2510/2511/t945296.htm>.

14.“China to deploy military garrison in South China Sea”, Xinhua, 20/7/2012.
15.Đã dẫn
18


Tính liên tục và sự thay đổi trong diễn biến tình hình ở Biển Đơng

tình trạng của khu vực. Ngay cả việc thành lập cơ quan đồn trú quân sự Hồng Sa cũng
khơng làm thay đổi mấy cán cân qn sự tại Biển Đông.
Cả vụ việc tại Bãi cạn Scarborough và nâng cấp hành chính thành phố Tam Sa đã
làm nổi bật một xu hướng liên tục, trong đó các bên yêu sách, đặt biệt là Trung Quốc,
Việt Nam và Philippines đã có các biện pháp nhằm củng cố lập trường của họ về các yêu
sách của nước nước này cũng như đối với các yêu sách của các nước khác. Xu hướng
này không chỉ làm tăng nhiệt căng thẳng trong một vài năm qua, mà còn làm cho khả
năng đạt được các giải pháp thỏa hiệp trở nên khó khăn và do đó làm triển vọng về việc
giải quyết thơng qua đàm phán trở nên xa vời hơn. Có vẻ như chắc chắn rằng xu hướng
này sẽ tiếp tục trong tương lai gần.
Cuộc cạnh tranh tài nguyên biển
Khả năng tiếp cận nguồn tài ngun biển đã ln đóng vai trò là một tác nhân chủ
yếu cho tranh chấp Biển Đông từ cuối thập kỷ 1980. Những diễn biến trong những năm
qua đã chỉ ra rằng cường độ các cuộc tranh chấp của các bên yêu sách nhằm khai thác
những nguồn tài nguyên béo bở (cả ở dạng thực tế lẫn tiềm năng) đang ngày càng tăng.
Thực vậy, kể từ khi căng thẳng bắt đầu gia tăng từ năm 2007-2008, những sự cố nghiêm
trọng giữa Trung Quốc và hai đối thủ chính tại Đơng Nam Á của nước này là Việt Nam
và Philippines, đều có nguyên nhân từ các yêu sách về nguồn dầu khí và nguồn lợi hải
sản. Trong năm 2012, đã có thêm những sự cố minh chứng cho việc cạnh tranh đang
ngày càng tăng về nguồn tài nguyên thủy sản, chỉ yếu là về các mỏ dầu khí.
Do các u sách mâu thuẫn nhau, quy mơ và tiềm năng thương mại của các nguồn
tài nguyên dầu khí trong vùng tranh chấp tại Biển Đông - đặc biệt là các nguồn tài
nguyên dưới đáy biển thuộc quần đảo Trường Sa - vẫn còn chưa được làm rõ khi mà các

căng thẳng liên quốc gia làm cho các hoạt động khảo sát tồn diện gặp nhiều khó khăn.
Các con số về nguồn dự trữ năng lượng ước tính tại Biển Đông rất khác biệt - từ con số
30 tỷ thùng dầu (theo các khảo sát địa chất của Mỹ) tới con số đáng lạc quan hơn (và có
lẽ đã bị phóng đại) mà theo tuyên bố của Trung Quốc là từ 100 - 200 tỷ thùng dầu.16 Do
thiếu công nghệ để tiến hành các hoạt động ở vùng nước sâu, các quốc gia duyên hải
Đông Nam Á đã tập trung vào việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên trong vùng
EEZ 200 hải lý của mình, khu vực mà theo như UNCLOS, họ có các quyền chủ quyền.
Nhưng điểm cơ bản của vấn đề, dĩ nhiên là việc đường 9 đoạn xuất hiện trên các bẩn
đồ chính thức của Trung Quốc nằm chồng chéo với khu vực EEZ của các nước còn lại.
(Vào tháng 11/2012, tấm bản đồ xuất hiện trên hộ chiếu Trung Quốc. Để phản đối, Việt
Nam và Philippines từ chối đóng dấu lên những hộ chiếu mới này.)17
Ngoài sự khẳng định thường được biết tới rằng Trung Quốc có “chủ quyền khơng
thể tranh cãi với các quần đảo thuộc Biển Đông và các vùng nước xung quanh”,18 Bắc
16.Energy Information Administration (EIA), “South China Sea,” Country Analysis Briefs emeu/cabs/South_China_Sea/OilNaturalGas.html.>
17.“Vietnam refuses to stamp new Chinese passports”, Straits Times, 27/11/2012
18.Ví dụ, xem, < />phl_e.pdf>.
19


PGS. Alice D. Ba và TS. Ian Storey

Kinh còn khéo léo tránh việc làm rõ những gì mà nước này yêu sách với đường 9 đoạn
và các yêu sách của Trung Quốc phù hợp đến mức độ nào với luật pháp quốc tế hiện
hành, đặc biệt là UNCLOS. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một loạt
các hành động trong vài năm qua để cho thấy rằng Bắc Kinh đang tuyên bố “các quyền
lịch sử” trong vùng đường 9 đoạn. Những hành động này bao gồm: gây áp lực với các
cơng ty năng lượng nước ngồi trong năm 2008 và 2009 (và có thể đang tiếp tục tới thời
điểm hiện tại), buộc các công ty này phải tạm dừng các dự án thăm dị dầu khí trong
vùng EEZ của Việt Nam; áp đặt và thắt chặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm tại một vài

khu vực thuộc Biển Đông, lệnh cấm được nước này đưa ra một cách đơn phương vào
khoảng thời gian giữa tháng 5 và tháng 8 hàng năm; can thiệp mạnh mẽ với tới hoạt
động khảo sát của các được thuê của Philippines vào tháng 3/2011 và của các tàu Việt
Nam vào tháng 5 và tháng 6/2011, khi các tàu này hoạt động trong vùng EEZ của họ.
Trong những bình luận trên các phương tiện truyền thông nhà nước, Trung Quốc đã
cáo buộc các bên u sách thuộc Đơng Nam Á vì đã “cướp đoạt” nguồn tài nguyên tại
Biển Đông; nguồn tài nguyên mà Bắc Kinh cho rằng thuộc về Trung Quốc vì nước này
coi đây là “các quyền lịch sử của họ”.19 Các quan chức Trung Quốc đã kêu gọi các bên
yêu sách khác dừng các hoạt động thăm dò trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố
chủ quyền, nhưng cả Philippines và Việt Nam đều từ chối yêu cầu này với lập luận rằng
vùng tài nguyên trên nằm trong vùng EEZ của họ.20
Trong năm 2012, Việt Nam và Philippines đã tiếp tục thúc đẩy các yêu sách về nguồn
tài nguyên của họ, dẫn đến kết quả đã xảy ra một loạt chu kỳ các hành động qua lại có
thể dự đốn được.
Ý tưởng cho rằng Trung Quốc yêu sách “các quyền lịch sử” trong đường 9 đoạn càng
được càng được củng cố khi vào cuối tháng 6/2012, công ty năng lượng quốc doanh
lớn nhất của Trung Quốc - Tập đồn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) - đã
tổ chức mời thầu đến các cơng ty dầu mỏ và khí đốt nước ngồi quyền thăm dị 9 lơ
dầu khí, với diện tích 160.000 m2 tại Biển Đơng.21 Các lơ dầu khí này, được CNOOC
mô tả là nằm trong “vùng nước thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa”, nằm tại các giới hạn ngoài của đường 9 đoạn và nằm hồn tồn trong
vùng EEZ của Việt Nam.22 Khơng có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Nam phản đối tuyên
bố trên, coi đây là một sự vi phạm chủ quyền nghiêm trọng tới chủ quyền nước này
và kêu gọi CNOOC hủy bỏ việc mời thầu.23 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng
các khu vực mà CNOOC mời thầu nằm “nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh
tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam…”.24 Trung Quốc bác bỏ phản đối của phía
19.Ví dụ, xem, Wang Hui, “Neighbors threaten China’s peace”, China Daily, ngày 16/7/2011.
20.Ý kiến của Đại Sứ Trung Quốc tại Philippines, Liu Jianchao. “China to neighbours: Stop oil search in Spratlys”,
Associated Press, ngày 9/6/2011.
21.Notification of Part of Open Blocks in Waters under Jurisdiction of the People’s Republic of China Available for

Foreign Cooperation in the Year of 2012, ngày 23/6/2012 < />22.Đã dẫn.
23.“Vietnam calls on CNOOC to scrap bid to explore oil off coast”, Bloomberg, ngày 27/6
24.“Remark by Vietnamese Foreign Ministry Spokesman Luong Thanh Nghi on 26 June 2012” < />20


Tính liên tục và sự thay đổi trong diễn biến tình hình ở Biển Đông

Việt Nam, và mô tả việc mời thầu của CNOOC như “các hoạt động thương mại thơng
thường”.25 Việt Nam đã trao quyền thăm dị dầu khí cũng tại khu vực trên cho một số
các công ty năng lượng nước ngồi, trong đó bao gồm ExxonMobil (Mỹ), Gazprom
(Nga), Talisman Energy (Canada) và Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên (Ấn
Độ).26 Theo UNCLOS, các quốc gia duyên hải không được trao “các quyền lịch sử” cho
các vùng nước quốc tế. Từ đó cho thấy, ít có khả năng một công ty năng lượng lớn nào
sẽ nhận thầu các lơ dầu khí mà CNOOC đưa ra, cho dù các cơng ty nhỏ hơn có thể làm
như vậy với mục đích gây thiện cảm với Bắc Kinh, từ đó sẽ giành được nhiều hợp đồng
béo bở hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu các hoạt động thăm dò đầu khí khơng tiến
triển tại 9 lơ dầu khí trên, khả năng một cuộc đụng độ giữa các tàu bảo vệ bờ biển của
Trung Quốc và Việt Nam sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Tái diễn những sự việc
năm 2011, vào ngày 30/11/2012, hai tàu cá của Trung Quốc đã cắt cáp một tàu khảo sát
của Việt Nam ngay ngoài Vịnh Bắc Bộ thuộc khu vực EEZ chồng nhau được cả Trung
Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.27
Một cuộc tranh cãi tương tự liên quan đến các quyền thăm dị dầu khí ngồi khơi
cũng đã nổ ra giữa Trung Quốc và Philippines tại khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tại
phía đơng của Biển Đơng. Bãi Cỏ Rong nằm ở phía tây đảo Palawan của Philippines, và
nằm trong vùng EEZ 200 hải lý mà nước này tuyên bố. Nằm bên trong Bãi Cỏ Rong và
mỏ khí Sampaguita, với trữ lượng ước tính khoảng 3,4 nghìn tỷ m3, và do đó đây hứa
hẹn là một nguồn thu nhập đáng kể cho chính phủ Philippines. Trong tháng 3/2011, 2
tàu tuần tra của Trung Quốc đã gây khó dễ cho một tàu khảo sát tàu của công ty Forum
Energy thuê từ Anh tại Bãi Cỏ Rong, vụ việc đã châm ngòi cho một cuộc khẩu chiến
giữa Manila và Bắc Kinh.28 Chính quyền của ơng Aquino đã đáp trả một cách cứng rắn

bằng việc công bố các biện háp nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của Philippines
tại Biển Đơng và chính thức bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc, Manila đã chỉ
trích u sách này là “khơng có cơ sở theo luật pháp quốc tế”.29 Sau đó, Ngoại trưởng
Philippines Albert Del Rosario đã bác bỏ ý kiến về việc hợp tác chung bởi Bãi Cỏ Rong
là phần “không thể tách rời của Philippines”, cho dù nước này hoan nghênh các hồ sơ
dự thầu của các công ty năng lượng dầu khí của Trung Quốc để khai thác nguồn tài
nguyên tại mỏ khí Sampaguita.30
Đầu năm 2012, Bộ Năng lượng Philippines mời các công ty năng lượng tham gia
đấu thầu quyền thăm dị 15 lơ trên cả nước, bao gồm hai lô - được biết đến là Khu vực
3 và 4 - ở Bãi Cỏ Rong. Trong tháng 7, Bộ này đã chấp nhận hồ sơ dự thầu của các
công ty trong nước để khai thác Khu vực 3 và 4. Rất ít cơng ty nước ngồi tham gia q
trình đấu thầu - mặc dù họ hồn tồn đủ điều kiện bỏ thầu - hoặc bởi những công ty
này nghĩ rằng hoạt động tại khu vực này không khả khi về mặt thương mại hoặc do họ
25.“Vietnam spars with China over oil plans”, Wall Street Journal, ngày 28/6/2012.
26.Greg Torode, “Oil could ignite this powder keg”, South China Morning Post, ngày 29/6/2012.
27.“Vietnam condemns China’s sea claims as ‘serious violation’”, Reuters, 4/12/2012.
28.Ian Storey, “China and the Philippine: Implications of the Reed Bank Incident”, China Brief 11, Issue 8 (ngày
6/5/2011).
29.Xem < />30.“DFA: No to joint development with China”, Philippine Daily Inquirer, ngày 27/2/2012.
21


PGS. Alice D. Ba và TS. Ian Storey

muốn tránh làm mất lòng Bắc Kinh.31 Trước khi các hợp đồng được công bố, Bộ Ngoại
giao Trung Quốc đã cảnh báo Manila rằng sẽ là “bất hợp pháp đối với bất kỳ quốc gia
hoặc công ty nào tham gia vào hoạt động dầu khí ở vùng biển thuộc quyền tài phán của
Trung Quốc mà khơng có sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc”.32 Thứ trưởng Năng
lượng Philippines Jose Layug bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, nói rằng:
Tất cả các khu vực mà chúng tôi gọi thầu đều nằm trong phạm vi vùng đặc quyền

kinh tế 200 hải lý của Philippines... Vì vậy, Philippines thực hiện quyền chủ quyền duy
nhất và quyền thăm dò và khai thác tài nguyên bên trong những khu vực mà khơng có
liên quan đến bất kỳ nước nào. Khơng có ngờ vực và tranh chấp đối với những quyền
như vậy.33
Hoạt động khoan thăm dò tại Bãi Cỏ Rong dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2013. Việc
Trung Quốc phản ứng thế nào với các động thái này có thể là một dấu hiệu quan trọng
về chính sách Biển Đơng của ban lãnh đạo mới.
Ngồi nguồn dầu khí, Biển Đơng có nguồn lợi thủy sản khá phong phú, như những
năm trước, các bên yêu sách luôn bảo vệ ngư dân của mình hoạt động trong khu vực
tranh chấp. Trong năm thứ 13 liên tiếp, Trung Quốc áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá
đơn phương trên các khu vực của Biển Đơng, bề ngồi là một nỗ lực để bảo tồn nguồn
lợi thủy sản.34 Tuy nhiên, lệnh cấm đánh bắt cá, kéo dài từ 16/5 đến 1/8, đã bị Việt Nam
và Philippines phản đối như một hành động xâm phạm quyền chủ quyền bởi khu vực
ban hành lệnh cấm đánh bắt chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của những nước
này. Một vài năm qua, Trung Quốc đã triển khai tàu tuần tra để thực thi lệnh cấm đánh
bắt này. Trong một diễn biến mới, Philippines tuyên bố nước này cũng sẽ ban hành một
lệnh cấm đánh bắt, thế nhưng khơng cơng bố chính xác khu vực và khoảng thời gian áp
dụng.35 Thông báo này của Philippines được cho là biện pháp hạ nhiệt căng thẳng ở Bãi
cạn Scarborough bằng cách đưa ra một lý do để cả hai phía có thể rút tàu cá của mình.
Như đã đề cập ở trên, ngun nhân chính trong cuộc đối đầu tại Bãi cạn Scarborough là
bởi chính quyền Philippines cố gắng bắt giữ ngư dân Trung Quốc, những người bị cáo
buộc là đánh bắt cá bất hợp pháp.
Vào tháng 11/2012, chính quyền tỉnh Hải Nam thơng báo về những quy định mới sẽ
được áp dụng từ tháng 1/2013, theo đó các cơ quan thực thi luật pháp biển sẽ được phép
lên và lục soát những tàu “xâm nhập bất hợp pháp” lãnh hải của Trung Quốc.36 Thông
báo này, khơng có chi tiết đầy đủ về các quy định mới, đã dấy lên những đồn đoán và
quan ngại trong và ngồi khu vực Đơng Nam Á. Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan
gọi đây là “một bước ngoặt quan trọng”, chính phủ Singapore bày tỏ quan ngại, trong
khi đó Philippines và Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ những quy định này.37 Tuy nhiên,
31.“Oil majors avoid Philippine bids for China-claimed sea blocks”, Bloomberg, ngày 31/7/2012.

32.Họp báo Thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân ngày 13/7/2012” < http://
www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/2511/t953026.htm>.
33.“Philippines gets 4 bids for disputed S. China Sea oil, gas blocks”, Reuters, ngày 31/7/2012.
34.“Fishing ban starts in South China Sea”, Xinhua, ngày 16/5/2012.
35.“Philippines, China ban fishing in disputed sea”, Agence France Press, ngày 14/5/2012.
36.“China’s plan to board ships in disputed waters alarms ASEAN chief ”, Reuters, 30/11/2012.
37.Đã dẫn; “Singapore concerned over China’s South China Sea rule”, Reuters, 3/12/2012.
22


Tính liên tục và sự thay đổi trong diễn biến tình hình ở Biển Đơng

một số nhà phân tích cho rằng những quy định mới này chỉ áp dụng ở vùng lãnh hải
xung quanh đảo Hải Nam, và ý nghĩa của sự việc đã bị thổi phồng.38 Chính quyền Hải
Nam cố gắng xoa dịu dư luận bằng cách nói rằng những quy định này chỉ áp dụng cho
khu vực lãnh hải quanh đảo, nơi Trung Quốc đã tuyên bố đường cơ sở thẳng.39 Bởi vì
khu vực này bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, nhiều khả năng căng thẳng sẽ gia tăng
trong quan hệ Việt-Trung.
Nói tóm lại, cạnh tranh trong năm 2012 giữa các bên yêu sách về việc khai thác tài
nguyên biển ở Biển Đông tiếp tục là một tác nhân chủ yếu của các tranh chấp. Tuyên
bố chồng lấn giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philippines, dẫn đến
các tranh chấp về quyền đối với nguồn dự trữ dầu và khí đốt cũng như nguồn lợi thủy
sản. Động thái của chính quyền Trung Quốc khi tuyên bố quyền tài phán đối với những
nguồn tài nguyên này dường như đưa đến thêm bằng chứng về việc Bắc Kinh đang yêu
sách “quyền lịch sử” bên trong đường 9 đoạn xuất hiện trên bản đồ chính thức, một yêu
sách mà các quốc gia khác coi là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Khi các công ty
năng lượng nước ngoài chuẩn bị bắt đầu khoan tại khu vực tranh chấp vào năm 2013,
nguy cơ về một cuộc đụng độ trên biển giữa các tàu tuần tra, tàu chiến, tàu khảo sát,
giàn khoan dầu đã tăng lên.
Chính trị và Chủ nghĩa Dân tộc trong nước

Chủ nghĩa dân tộc và chính trị nội bộ tiếp tục làm phức tạp thêm các tranh chấp,
hạn chế cơ hội thỏa hiệp và làm gia tăng mối quan ngại trong khu vực. Điều đó nói nên
rằng, chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng tồn tại ở các quốc gia tranh chấp, hiện nay, cơ
bản có thể điều khiển được. Việc phát động làn sóng dân tộc chủ nghĩa trong vấn đề
Biển Đơng dường như đã phần nào giảm bớt về cường độ so với năm 2011. Quá trình
chuyển giao lãnh đạo ở Trung Quốc và Mỹ khiến Bắc Kinh và Washington phải đưa ra
những luận điệu chính trị cứng rắn, hạn chế khả năng linh hoạt của những nước này,
và nhìn chung khơng biến đổi tranh chấp Biển Đông một cách thực sự đáng kể, cả về
chất hoặc về mức độ.
Philippines và Việt Nam
Tại cả Philippines và Việt Nam, các yêu sách và hành động của Trung Quốc đã tiếp
tục làm kích động làn sóng dân tộc chủ nghĩa trong năm 2012, dù ở mức độ thấp hơn
so với năm 2011. Tại Philippines, vấn đề Biển Đông được là vấn đề chủ yếu trong giới
lãnh đạo chính trị cấp cao, chứ khơng hẳn là một vấn đề đại chúng. Ví dụ như, một cuộc
kêu gọi người Philippines trên toàn thế giới phản đối những hành động quyết đoán
trên biển của Trung Quốc ngày 11/5/2012 chỉ thu hút được một lượng người hạn chế.
Số người tham gia lớn nhất là ở San Francisco và New York, tương ứng là 100 và 150
người. Ngay cả ở Manila, lời kêu gọi biểu tình bên ngồi sứ quán Trung Quốc chỉ thu
38. Xem M. Taylor Fravel, “Hainan’s New Maritime Regulations: A Preliminary Analysis”, The Diplomat, 1/12/2012
< và Sam
Bateman, “China’s New Maritime Regulations: Do they accord with International Law?”, RSIS Commentaries, Số
220/2012 (5/12/2012).
39.“All at sea over China’s intent”, Straits Times, 12/12/2012.
23


×