Tải bản đầy đủ (.pdf) (315 trang)

Nhập môn văn học hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.2 MB, 315 trang )


NGUYÊN LONG CHÂU

NHẬP MÔN

VAN HOC HAN QUOC
CPS THY

KOREA FOUNDATION,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH XH&NV TP HỒ CHÍ MINH

KHOA BONG PHUUNG


MỤC LUC
7

,

Lời cám ơn

Lời giớithiệu — (của GS.TS. Jeon Hyue Kyeong)

9

(cua GSTS. Ahn K. yeong H wan)

HH
-13

Lời nói đầu



Phần mở đầu : Khái quát về văn học và ngon ngữ Hàn Quốc

15

35

Phần | : Van học cố điển
1.1. Hyangga (văn vần)
1.1.1 Nguồn gốc
1.1.2 Hình thức, tác giả
1.1.3 Nội dung các Hyangga

35

1.1.3.1 Tổng quát

1.1.3.2 Nội đung cụ thể

39

35
37
39

4I

1.2. Sijo và Gasa
1.2.1 Sijo


63
63

1.2.2 Gasa

74

1.3. Văn xuôi và tiểu thuyết cổ điển
1.3.1. Giới thiệu

1.3.2. Nội dung

1.3.2.1 Truyện cổ tích

|

1.3.2.2 Truyện ngụ ngơn

85
85

88

88

96

1.3.2.3 Mộng du truyện
1.3.2.4 Truyện nhân vật lịch sử
1.3.2.5 Truyện nhân vật anh hùng


100
105
110

1.3.2.7 Truyện trào phúng:

124

1.3.2.6 Tiéu thuyét lang man

Nhập môn tăn học Hàn Quốc

117

3


1.3.2.8 Truyện gia đình và

tiểu thuyết gia phả hơn hợp

129
144
149
155
159
159
159
160

160
164

1.3.2.0 Truyện đạo đức

1.3.2.10 Tiểu thuyết dạng pansori

1.3.3. Tiểu kết

Phần 2: Văn học hiện đạt
2.1. Thơ ca hiện đại
2.1.1 Sự hình thành của thơ ca hiện đại

2.1.2 Sự phát triển của thơ ca hiện đại
2.1.2.1 Các nhà thơ mới

2.1.2.2 Y¡ Sang-Hwa
2.1.2.3 Thơ ca vô sản, trường phái văn

học dân tộc, văn học nước ngoài

167

theo chủ trương đổi mới thơ ca

169

2.1.2.4 Sự xuất hiện của Shi-munhak-pa
(trường phái thơ ca) và những người
2.1.2.5 Saeng-myung Pa

(trường phái cuộc sống)
2.1.2.6 Thơ ca ở thời kỳ cuối của ách
thống trị Nhật Bản
2.1.2.7 Thơ ca sau giải phóng
2.1.2.8 Chién tranh va cac nhà thơ

2.2. Tiéu thuyét hién dai
2.2.1 Thời kỳ chuyển tiếp

2.2.2 Lee kwang Soo và buổi bình minh của tiểu
thuyết hiện đại

2.2.3 Giai đoạn sau 1920

173
176
178
180

183
183

186
188

2.2.4 Chon Yong-Taik, Hyeun Chin-Keun, Bin Ra,
Choi Hak-Song va Lee Ik-Sang .
189
2.2.5 Giai doan 1930-1939
.

191

Nguyễn Long Châu


2.2.6 Giai đoạn 1940 về sau
2.2.7 Thời kỳ sau chiến tranh -

Yeum Sang Seop va Park Chong Hwa

2.2.7.1 Yeum Sang Seop
2.2.7.2 Park Chong Hwa

Phần 3 : Các đoạn trích trong một số tác phẩm thơ văn
tiêu biểu

3.1 Sijo

5

3.2 Thơ hiện dai
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.3 Truyện
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4

3.3.5
3.3.6

aga

- SE

- EF
- of 87

#

#4
2a go
=

- 72a
BA\s
NAB
— al + g

1

314

an

và tiểu thuyết

#2š 4


#7}
g3
sy #
qae 24H
2p $id

Nhập môn văn học Hàn Quốc

sau
BRA
0] 4
aaa

199
202
202
204

207
207
207
207
208
208
209
210
211
21!
212

214
215
217
217
225
237
253
267
284


Phụ lục:
Những niên đại quan trọng trong lịch sử Hàn Quốc
Tài liệu tham khảo

305
315

Nguyễn Lang Châu


LỜI CÁM ON
Xin cám ơn Khoa Đông phương, Trường Đại học
Khoa học Xã hội va Nhân uăn TP Hồ Chí Minh đã tạo

điều biện cho tôi đến Hàn Quốc học tập 0ò nghiên cứu.

Cũng xin bày tệ lòng biết ơn sâu sắc tới Korea
Foundation, nơi đã hết lòng giúp đỡ tơi trong những
năm tháng ở Hàn Quốc để hồn thành quyển sách này.


Xin gởi lời cám ơn chân thành tới Giáo sự Bùi Khánh

Thế, Giáo sư Nguyễn Nguyên Trứ, PTS Nguyễn Văn

Lich - Đại học Quốc gia TP. HCM, Gido su Jeon Hyae
Kyeong - Dai hoc ngoai ngit Hankook, Gido su Ahn
Kyong Hwan - Đại học Ngoạt ngữ Sung Sim (Pusơn), là

những người đã đọc uà cho ý kiến hiệu đính quyển sách
này. Cám ơn sinh uiên Lee Young Hoon - Đại học Ngoại

ngữ Pusan - đã đọc uà sửa lỗi chính tả các đoạn trích

bằng tiếng Hàn.

Cơng trình này khơng thể hồn thành nếu như

khơng có sự giúp đỡ, động uiên thẩm lặng của Mẹ lôi Gido su Dinh Lé Thu.

Cuối cùng xin trên trọng cám ơn théy Ahn Doo
Huan oè phụ nhân - những người đã tận tình dìu dắt
tơi trong buổi ban đâu tiếp xúc uới ngơn ngữ uà nên uăn
hóa Hàn Quốc.

Seoul tháng 12 năm 1997
Nguyễn Long Chân

Nhập mân văn học Hàn Quốc


?


LOI GIGI THIEU
Tiến sĩ ăn chương Hàn

Quốc, Giáo sit Jeon Ayue K'yeong,

Trưởng khoa Việt ng, Đại học Ngoại ngữ Han Kook
-

Việc tái hiện lại lịch sử văn học Hàn Quốc được tiến hành
từ trước năm 1930 và đã đạt được những thành tựu rực rỡ nhất từ
sau giai đoạn này. Để tìm lại bóng dáng của Văn học dân tộc
truyền thống, nhiều học giả Hàn Quốc đã cố gắng thể hiện lại

những dịng văn học dưới các hình thức cổ điển và hiện đại
Gần đây trong lĩnh vực so sánh văn học vùng Đông Á bao
gồm cả văn học Hàn Quốc được rất nhiều người quan tâm. Bản
thân tôi và một số học giá Hàn Quốc qua các chuyên dé về so
sánh văn học Trung Quốc - Hàn Quốc - Việt Nam đã góp phần
cho các nhà nghiên cứu nhận biết được rằng văn học Hàn Quốc
và văn học Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng nên văn học
Việt Nam ngày nay rất được chú ý ở Hàn Quốc.
Tài liệu “Nhập môn Văn học Hàn Quốc” đầu tiên do tác giả
Nguyễn Long Châu - một trong những người nghiên cứu văn học
Hàn Quốc - biên soạn, là một công trình có ý nghĩa rất to lớn.

Trong quyển sách này, tác giả đã trình bày rất chi tiết hai bộ


phận chính của văn học Hàn Quốc là văn học cổ và văn học hiện
Nhập môn văn học Hàn Quốc

9"


đại. Việc làm này tạo điểu kiện để phát triển mối giao lưu giữa
các nhà nghiên cứu văn học của hai nước Việt Nam

và Hàn

Quốc. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ ra đời một tài liệu giới
thiệu, so sánh chung về văn học Việt Nam và Hàn Quốc.

Cuối cùng, với sự quan tâm sâu sắc đến văn học Hàn Quốc
và thái độ nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, tôi chờ đợi những
thành quả trong tương lai. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc
quyền sách “Nhập môn Văn học Hàn Quộc”.

10

Nguyễn Long Châu


Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Giáo sư Ahn Kyong Hwuan,
Trưởng khoa Việt ngữ, Đại học Ngoại ngữ Sung SH - Pusan

Viet Nam và Hàn Quốc vốn có một mối quan hệ thân thiện

và hiểu biết lẫn nhau từ lâu đời: Lý Dương Côn - con trai thứ 3


của vua Lý Nhân Tông (Càn Đức, 1072-1127) - vượt biển sang
Hàn Quốc, lấy vợ người Hàn Quốc và trở thành ông tổ của dòng

Lý (Lee) Tinh Thiện. Lý Long Tường - con trai thứ 2 của vua Lý
Anh Tông (1138-1176)- cũng vượt biển sang Hàn Quốc, lấy vợ

người Hàn Quốc và là ông tổ của dòng Lý (Lee) Hoa Son. Do

vậy, ở Hàn Quốc bên cạnh dòng họ Lý (Lee) của người Hàn cịn

có thêm địng họ Lý (Lee) gốc gác từ người Việt. Các thế hệ con

cháu của hai ông đều đã có những đóng góp đáng kể cho đất
nước Hàn Quốc từ đó đến nay.

“NHẬP MƠN VĂN HỌC HÀN QUỐC” của tác giả

Nguyễn Long Châu là một tác phẩm đóng góp thêm những cứ

liệu lịch sử về mối quan hệ ấy, và đây cũng là một tác phẩm đầu
tiên giới thiệu về nền văn học Hàn Quốc cho người Việt Nam.

Là một người hoạt động trong lãnh vực giáo đục, tôi ý thức
rất rõ những giá trị độc đáo của văn học Hàn Quốc, và cho rằng
việc giới thiệu những giá trị này cho bạn đọc Việt Nam là một

việc làm có ý nghĩa to lớn thơng qua những người tìm hiểu và
nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc như tác giả.
Nhập môn văn bọc Hàn Quốc


+1


“NHẬP MƠN VĂN HỌC HÀN QUỐC” đã được trình bày
ngắn gọn vừa bao qt, vừa cụ thể. Do đó tơi tin rằng nó sẽ giúp
cho bạn đọc Việt Nam nhận ra các nét đặc sắc của văn học sử

Hàn Quốc. Có thể tin rằng trong tương lai, những nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Long Châu sẽ góp phần tích cực trong việc
glao lưu văn học Hàn-Việt.

Xin chân thành cám ơn tác giả, cám ơn các cơ quan chức
năng đã cho in ấn quyển sách này và xin trân trọng giới thiệu với
đông dao ban doc.

12

Nguyễn Long Châu


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, mối giao lưu văn hóa giữa hai
nước Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển. Tại các khoa

Đông phương của Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia

Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có ngành Hàn Quốc học
xã hội
nghiên cứu chuyên sâu về ngơn ngữ cũng như văn hóa,

Hàn Quốc ngày nay.

Văn học Hàn Quốc đóng một vai trị quyết định trong sự

phát triển nên văn hóa dân tộc. Nó đã và đang tô điểm cho bản
đậm
sắc Á Đông của xã hội và con người Hàn Quốc ngày một
đà, sâu sắc hơn thêm.

"Nhập môn Văn học Hàn Quốc” giới thiệu với bạn đọc về
được
nên văn học Hàn Quốc qua các giai đoạn lịch sử, nội dung
chia làm 3 phần chính:
1.

Văn học cổ điển

2.

Văn học hiện đại

3. . Một số đoạn trích trong các tác phẩm văn thơ tiêu biểu
Quốc
Đây là tài liệu đành cho sinh viên chuyên ngành Hàn

Quốc.
học, nó cũng hữu ích cho ai có quan tâm đến văn học Hàn
Nhập môn văn học Hàn Quốc

13



Phần trích giảng nguyên văn bằng bản ngữ gồm một số tác phẩm
cơ bản nhất mà mọi người dân Hàn Quốc đều biết đến.

Quyền sách này ra đời trong khi tôi tu nghiệp tại Đại học
Quốc gia Seoul. Thời gian và kiến thức cịn có phần hạn chế. Rất
mong được sự đánh giá, góp ý, phê bình của bạn đọc để lần xuất
bản sau có nhiều tiến bộ hơn.

Nguyễn Long Châu.

44

Nguyễn Long Châu


PHAN

MO Dad:

KHAT QUAT
VỀ VĂN HỌC Và NGÔN NGữ HàN QUỐC
Bán đảo Hàn Quốc nằm ở phía Đơng Bắc Châu Á. Người

Hàn sống trên bán đảo này đã từ trên 30.000 năm nay ' Trước
thế kỷ thứ 10, các vương triều Cao Ly còn thống trị cả vùng Mãn

châu, nay là lãnh thổ Đơng Bắc Trung Quốc. Vị trí lãnh thổ của
bán đảo Hàn Quốc chính thức được phân định bởi hai dịng sơng


Yaploc va Tuman từ thế kỷ thứ 15. Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, bán đảo Hàn Quốc được chia thành hai nước Cộng hòa
(Hàn
DCND Triệu Tiên (Bắc Triểu Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc

Quốc). Trên cùng một bán đảo tuy có hai thể chế chính trị khác

hóa
nhau nhưng ln ln có cùng một truyền thống lịch sử văn

và nguồn gốc ngơn ngữ. Dân số tồn bán dao vào khoảng trên 65

người
triệu người vào cuối năm 1995, trong đó 44 triệu 850 ngàn
Hàn
sống ở Đại Hàn Dân Quốc, ở Trung Quốc có trên 2 triệu
kiều, ở Mỹ có trên I triệu, Liên xơ (cũ) có trên 400 ngàn, ngoài

! Sử dan tộc Hàn, NXB Hyungsul, 1993, tr l6
Nhập môn văn học Hàn Quốc

48


ra còn gần I triệu Hàn kiểu sống ở các nơi khác trên thế giới.
Tiếng Hàn có một nguồn gốc thống nhất nhưng do sự phân chia
địa lý, mỗi vùng có hơi khác nhau vẻ phát âm và từ vựng, tuy

nhiên người Hàn ở khắp nơi trên thế giới đều có thể liên lạc được

với nhau và hồn tồn hiểu nhau bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Có

khác nhau chăng chỉ là do phiên âm một số từ có nguồn gốc

nước ngồi, hoặc một số ít những từ ngữ câu văn do sự khác biet

giữa hai thể chế Nam-Bắc mà thơi.

Người Hàn có nguồn gốc từ người Mơng cổ xa xưa. Theo
các kết quả nghiên cứu, nguồn gốc của ngôn ngữ Hàn vẫn còn
chưa rõ ràng. Vào cuối thế kỷ 19, ngôn ngữ Hàn được quan tâm
do những nhà ngôn ngữ học tây phương nhu Rosny (1864),
Dallet (1874), và Ross (1878), các vị này chủ trương rằng có lẽ

có sự tương tự giữa tiếng Hàn và tiếng Tatar (một loại ngôn ngữ
thuộc tiếng Ural-Altaic). Vào đầu thế kỷ 20, Siratori Kurakichi,

nhà sử học Nhật, so sánh 595 từ giữa tiếng Hàn và những tiếng
Altaic trong luận án "Nghiên cứu so sánh giữa tiếng Triều Tiên
và tiếng Ural-Altaic" vào năm

1914-1916. Vào năm

1928, G.J.

Ramsted] trong luận án nhan đề "Ý kiến về tiếng Hàn” đã cho
rằng tiếng Hàn thuộc hệ ngữ Altaic đầu tiên. Sau đó N.Poppe

cũng chủ trương tiếng Hàn có những điểm giống như tiếng
Altaic khác trong tác phẩm nhan đề "Nghiên cứu về những tiếng

16

Nguyễn Long Châu


Altaic" vào năm 1965. Ở Hàn Quốc việc nghiên cứu về ngữ hệ
tiếng Hàn chỉ mới được bất đầu sau khi đất nước được giải
phóng khỏi ách thống trị của thực dân Nhật vào năm 1945, tuy
nhiên vẫn chưa có sự thống nhất ý kiến về ngữ hệ tiếng Hàn.
Nhiều nhà ngôn ngit hoc nhu Lee Kee Mun,

Kim Bang Han,

Park Byung Chae,... cho rang tiéng Han có lễ thuộc một loại
trong ngữ hệ Altaic vì chưa tìm được những ngữ liệu nào chứng

tỏ rằng nó khơng thuộc hệ này, tiếng Hàn có những điểm giống
nhau về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp với các tiếng Manchu-

Tungus, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy các nhà nghiên cứu
lịch sử tiếng Hàn cịn tranh luận nhiều, do đó họ mới chỉ tạm
xếp tiếng Hàn vào ngữ hệ Altaic mà thôi. Tiếng Hàn nguyên

thủy có thể thuộc ngữ hệ Altaic và nó đã tách khỏi các ngơn ngữ
cịn lại rồi phát triển, thay đổi dẫn đến có nhiều khác biệt.
Nhưng dựa trên rhững ngữ liệu đối chiếu nguồn gốc giữa các
ngôn ngữ trong ngữ hệ này thì việc xem nó có cùng nguồn gốc
với các tiếng Alaic khác là một việc làm có cơ sở khoa bọc và

có thể chấp nhận được. Gản đây nhất, Ahn Kyong Hwan trong

luận án phó tiến sĩ bảo vệ tại TP Hồ Chí Minh “Trật tự từ trong
tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt” cũng có dẫn luận nghiên cứu

tương tự.

Nhập môn văn học Hàn Quốc

47:


Tiếng Hàn là ngơn ngữ chắp dính (Agglutinative language),

quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ở bên trong từ. Trong từ có sự
đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố. Nhưng căn tố ít biến đổi và

có thể tách ra dùng độc lập làm từ, còn phụ tố thì kết hợp một
cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường chuyên diễn đạt một
ý nghĩa nhất định.
Hàn Quốc và Trung Quốc là hai nước có những mối quan hệ
lịch sử lâu đời và có mối quan hệ ngơn ngữ khắng khít qua nhiều
thế hệ, chính vì vậy nên văn hóa bác học xưa kia được hịa nhập

với nền văn hố Trung Quốc. Ngồi ra trong lịch sử, vua Keun
Chogo (Cận Tiếu Cổ - vua thứ 13, năm 346-375) và vua Keun
Gusu (Cận Cừu Thủ - vua thứ 14, năm 375-384) của Pakchae đã
gửi ông Wangin (Vương Nhân) và ông Ajiki (Hạ Trực Kỳ) sang
Nhật Bản dạy Luận ngữ và Thiên tự văn, vua Munyeong

(Vũ


Ninh - vua thứ 25, năm 501-523) chuyển Nho giáo, và vua
Seong (Thánh - vua thứ 26, năm 523-554) truyền Phật giáo vào
Nhật Bản vào năm 552, vào năm 595 vua Yeongyang

(Anh

Dương - vua Koguryo thứ 26, năm 590-618) cử sang Nhật Bản
một vị tăng tên là Huệ Từ (sau này trở thành sư phụ của Thánh
Đức Thái tử của Nhật) và vào năm 611, vua Anh Dương lại cho

ông Đàm Trưng sang Nhật để phổ cập Phật giáo và hội họa ở
Nhật. Gần nhất, khi bán đảo Triều Tiên bị Nhật Bản xâm chiếm

18

Nguyễn Long Châu


vào cuối thé ky 16 thi các nghệ nhân Triểu Tiên bị bắt đem vẻ
Nhật Bản. Qua đó thấy rõ văn hóa Hàn Quốc có ảnh hưởng phần

nào tới sự hình thành văn hóa Nhật Bản.
Đầu thế kỷ 20, nước Nhật chịu sự ảnh hưởng của nền văn

minh phương Tây, khi xâm lược Hàn Quốc từ 1910 - 1945 đã

đàn áp nền văn hóa dân tộc Hàn Quốc, cưỡng bách sử dụng tiếng

Nhật đến nỗi đầu năm 1941 theo sự thống kê hồi bấy giờ 16,6%


người Hàn Quốc chỉ biết nói tiếng Nhật. Ngày nay tất cả moi

người dân Hàn Quốc đang sống trên lãnh thổ của mình đều chỉ

sử dụng một thứ tiếng Hàn làm tiếng mẹ đẻ của mình. Tại Hàn

Quốc khơng có các dân tộc thiểu số như ở những nước khác. Ca

nước chỉ nói thống nhất bằng một thứ tiếng duy nhất, tất nhiên

26 một ít sự khác biệt về phát âm theo từng địa phương như đã

trình bày ở trên.

Ngơn ngữ gắn liên với lịch sử, văn học gắn liền với ngơn
ngữ. Có thể văn học Hàn Quốc đã được bắt đầu từ buổi bình
minh của lịch sử Hàn Quốc, nhưng ngày nay người ta khơng cịn
ghi nhận lại được nhiều những nét văn học từ thời xa xưa Ấy. Chi

còn lại chăng là những câu chuyện cổ tích, những bài ca truyền
khẩu và những bài thần chú của các pháp sư là có thể có nguồn

gốc từ lịch sử cổ đại mà thơi. Tuy những áng văn học ấy được
ghỉ lại cịn rất ít nhưng bằng sự nghiên cứu hiện đại người ta có
Nhận môn văn học Hàn Quốc

49


thể biết được nội dung tổng thể của các tác phẩm còn lại được

khắc trên đá bằng tiếng Hán cổ và một số tác phẩm lịch sử cổ
đại. Nội dung các tác phẩm này là những truyền thuyết của
người Hàn vào khoảng thế ký thứ 10 tr.CN cũng như của một số
dân tộc khác vào đầu Công nguyên. Những truyền thuyết từ đời

Koguryo ' được bảo tồn đến ngày nay đều được khắc trên một
tảng đá lớn vào năm 414 s.CN. Những đoạn bao gồm các sử tích
của thời Triều Tiên cổ đại đã bị mất; chỉ còn lại một đoạn tóm

tất trong Szmgukyusu (lịch sử thời 3 vương quốc) là còn đến
ngày nay. Các truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc rất khác
nhau, nhưng nội dung chính vẫn ca ngợi vị thần từ trên trời
xuống mở mang bờ cõi và sắp xếp nhân gian. Trên phương điện
này, các câu chuyện đều mang tính thần thoại nhưng có tính
giáo dục truyền thống cao.
Šưmgukyusu bao gồm nhiều chuyện được tập hợp lại miêu
tả thời kỳ 3 vương quốc Koguryo, Paekche và Shilla tồn tại vàc

khoảng thế kỷ thứ nhất đến thứ 7 s.CN, đồng thời cũng kể lại các
chuyện xảy ra ở thời kỳ Shila (Tân La) thống nhất vào năm 676.
Điều đáng chú ý là những chuyện kể Phật giáo theo lối Shilla
được ra đời cùng lúc với sự truyền bá Phật giáo vào bán đảo Hàn

' Koguryo (Cao Câu LẠ) : Năm 37 Tr.CN-668, là một nước trong thời kỳ
Tam Quốc (thời kỳ 3 vương quốc)

20

Nguyễn Long Châu



Quốc. Các áng văn thơ của thời Koryo (từ năm 918-1392) và sau
đó dưới thời vương quốc Chosun (Triểu Tiên) còn giữ lại dưới

dạng các bản viết rất nhiều, nhưng sẽ có nhiều hạn chế nếu

khơng nghiên cứu kết hợp với các áng văn thơ truyền khẩu.

Trong giải đoạn gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã có những
chính sách tiến bộ nhằm sưu tầm và bảo tồn những di sản văn

hoá ấy. Kết quả là đã thu thập được 14.000 chuyện kế, 5.000 bài

hát đân gian và 300 bài thơ, bài vè. Pansori

là một hình thức

tổng hợp của thơ ca, kịch dân gian, vũ hội hóa trang và múa rối
cổ điển cũng được lưu lại và nghiên cứu, được quảng đại quần
chúng nhân dân ngày nay rất ưa thích.
Qua nhiều thể loại văn học truyền khẩu, các nhà nghiên
cứu đã xác định rõ thiên hướng tự nhiên của nội dung các tác
phẩm văn học là phác họa cuộc sống đời thường của người dân
lao động, nâng hình ảnh đó lên mức huy hồng chói loi trong
văn học, ngược lại quyền lực của giới thống trị bị coi thường,

khinh bi, và ngờ vực. Nhiều câu chuyện kể về những nhân vật

anh hùng có trí thơng minh hơn người nhưng đã bị giết hại bị
thảm trước khi thực hiện được ý tưởng cao đẹp của mình. Cũng

có câu chuyện về một nhân vật tuy có nguồn gốc xuất thân thấp

hèn nhưng lại cực kỳ thơng thái và un bác. Nói chung có hẳn
một khuynh hướng văn học ca ngợi những nhân vật ít học hưng
Nhập môn văn học Hàn Quốc

21



×