Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.61 KB, 3 trang )
Cách phát hiện vi khuẩn HP gây viêm
loét dạ dày - tá tràng
vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được coi là nguyên
nhân chính gây ra loét dạ dày hành tá tràng và cũng được
chính thức coi là nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô dạ
dày và u lympho của dạ dày.
Vậy làm thế nào để phát hiện ra vi khuẩn này để điều trị
hiệu quả?
Không chỉ gây ra các bệnh lý ở dạ dày mà nhiễm H.P có
liên quan tới chứng khó tiêu chức năng (Funtional
dyspesia), xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo
đường týp II, xơ hóa động mạch và có liên quan tới bệnh
mạch vành như nhồi máu cơ tim. Để chẩn đoán bệnh nhân
có nhiễm H.P hay không, người ta tiến hành các biện
pháp sau:
Test thở
Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Phương pháp xét nghiệm này dựa vào cacbon đánh dấu:
C13 hoặc C14. Cả hai loại cacbon này đã được Cục quản
lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ cho phép dùng xét
nghiệm trên người (FDA), tuy nhiên, C14 không được
dùng ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Trong trường hợp có
nhiễm H.P tại dạ dày thì vi khuẩn sẽ tiết ra urease. Men
urease sẽ phân hủy urê trong dạ dày thành amoniac và
CO2. Vì vậy khi cho uống C13 hoặc C14, nếu người đó
có nhiễm H.P thì sẽ thu được CO2 có chứa cacbon đánh
dấu trong khí thở ra. Để đảm bảo cho xét nghiệm được
chính xác, người bệnh không được dùng kháng sinh,
thuốc giảm tiết axit như omeprazole, cimetidine… và
thuốc có chứa bismuth trong vòng 1 tháng trước khi làm