Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thế nào là nhiễm khuẩn tiết niệu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.15 KB, 3 trang )

Thế nào là nhiễm khuẩn tiết
niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở
nữ. Theo nhiều thống kê thì có khoảng 20% phụ nữ có những
đợt nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng. Nếu kiểm tra nước tiểu
định kỳ còn phát hiện thêm một tỷ lệ có vi khuẩn niệu mà không
có triệu chứng. Tỷ lệ nữ/nam vào khoảng 9/1.


Nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam thường đi đôi với những nguyên
nhân gây tắc đường bài niệu, hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu:
lậu, lao. Ở người già, tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu tăng và tần suất
mắc bệnh giống nhau ở cả hai giới.
Ngoài nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường, cần lưu ý đến tình
trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Những can thiệp thủ thuật:
soi bàng quang, UPR, thông tiểu … đều có nguy cơ nhiễm trùng.
Trong số những bệnh lý nhiễm khuẩn tại bệnh viện thì nhiễm
khuẩn tiết niệu đứng hàng đầu tiên và là một trong những
nguyên nhân chính gây nhiễm trùng huyết vi khuẩn gram (-).
Khi nhiễm khuẩn tiết niệu đã lên tới bể thận và vào tổ chức kẽ
thận thì được gọi là viêm thận - bể thận.
Khi viêm thận - bể thận bị lần đầu hoặc đã tái phát nhưng chưa
có những biểu hiện nghĩ đến xơ hóa kẽ, với những triệu chứng
lâm sàng rầm rộ: sốt cao, rét run, đau hông lưng kèm đái buốt,
rắt, vi khuẩn niệu, bạch cầu niệu, protein niệu, được gọi là viêm
thận - bể thận cấp.
Khi viêm thận - bể thận cấp đã tái phát nhiều lần, hoặc âm ỉ
kéo dài gây xơ hóa tổ chức kẽ thận làm giảm chức năng cô đặc,
lâu dài có thể xơ hóa cả cuộn mao mạch cầu thận gây suy chức
năng lọc thì gọi là viêm thận - bể thận mạn.
Theo nhiều thống kê, tỷ lệ suy thận mạn do viêm thận - bể


thận mạn chiếm vào khoảng 10-20% bệnh nhân suy thận mạn.
Tại khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai, trong 3 năm từ 1997-2000,
có tổng số 974 bệnh nhân bị suy thận mạn được nằm viện thì
17% bệnh nhân là do viêm thận - bể thận.
Lưu ý:
1. Nhiễm khuẩn tiết niệu:
Viêm bàng quang cấp, nhiễm khuẩn tiết niệu cấp có tiên lượng
tốt, có thể khỏi hẳn nếu điều trị đúng và loại bỏ được nguyên
nhân thuận lợi. Nếu điều trị không đúng hoặc không loại bỏ
được nguyên nhân thuận lợi thì có thể diễn biến thành viêm thận
- bể thận cấp tính, viêm thận - bể thận mạn tính, hoặc viêm bàng
quang mạn tính.
2. Viêm thận - bể thận cấp:
Là một cấp cứu nội khoa. Bệnh có thể nặng gây biến chứng
hoại tử núm thận, gây suy thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Tuy nhiên nếu điều trị đúng và loại bỏ được nguyên nhân thuận
lợi, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Nếu điều trị không đúng thì
ngoài những biến chứng nặng trước mắt, về lâu dài có thể dẫn
đến viêm thận - bể thận mạn. Lúc đầu là viêm thận - bể thận
mạn giai đoạn sớm chưa có suy chức năng lọc, sau là viêm thận
- bể thận mạn muộn, suy thận mạn.
3. Viêm thận - bể thận mạn:
Ở giai đoạn sớm, viêm thận - bể thận mạn chưa có suy chức
năng lọc, nếu điều trị tốt những đợt cấp (kháng sinh đủ liều, đủ
thời gian và loại bỏ được nguyên nhân thuận lợi) thì có thể kéo
dài được nhiều năm, có khi hàng chục năm không dẫn tới suy
thận nặng. Khi đã có tăng huyết áp, suy chức năng lọc thì tiên
lượng xấu, suy thận nặng dần đến suy thận giai đoạn cuối


×