Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

TRẦN THỊ HẠNH
PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
QUA THỰC TIỄN TẠI HUYỆN HÒA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

ĐỀ TÀI : PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ
NỮ QUA THỰC TIỄN TẠI HUYỆN HÒA VANG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGÀNH : GIÁO DỤC CƠNG DÂN
KHĨA : 2019 – 2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SINH VIÊN THỰC HIỆN


: TRẦN THỊ HẠNH

LỚP

: 19SCD

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: TH.S NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Trước khi hồn thành khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Quý Thầy cô trong Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng. Trong suốt 4 năm học tập tại trường, những kiến thức được truyền đạt đã
là nền tảng quan trọng giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đến các cơ quan và tổ chức trên địa bàn
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong việc thu
thập dữ liệu và số liệu cho nghiên cứu của tôi.
Tôi đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn
Thị Kim Tiến, vì sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình và chu đáo trong q trình
hồn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, tơi nhận thức rằng kiến thức và kinh nghiệm của tôi vẫn cịn
hạn chế và chắc chắn sẽ có những thiếu sót trong bài khóa luận. Do đó, tơi kính
mong Q Thầy cơ nhiệt tình đóng góp ý kiến để giúp bài khóa luận của tơi
hồn thiện hơn.
Cuối cùng, tơi xin chúc sức khỏe và thành công cho Quý Thầy cô trong
Khoa Giáo dục Chính trị, để có thể tiếp tục truyền đạt kiến thức cho thế hệ

tương lai.
Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023
Tác giả

Trần Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của
Th.S Nguyễn Thị Kim Tiến. Trong tồn bộ nội dung của khóa luận, những điều
được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài
liệu, tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp
pháp. Kết quả nghiên cứu và các số liệu được cơng bố trong khóa luận là trung
thực, được các cơ quan cho phép sử dụng.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023
Tác giả

Trần Thị Hạnh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

1


BLGĐ

Bạo lực gia đình

2

PCBLGĐ

Phịng chống bạo lực gia đình


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

STT

Số hiệu bảng

Tên bảng và biểu đồ

và biểu đồ

Trang

Biểu đồ thể hiện số vụ ly hơn có ngun nhân
từ bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ năm
1

Biểu đồ 2.1


2018-2022 tại Huyện Hòa Vang, thành phố Đà

34

Nẵng (Nguồn: TAND huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng).
Sự quan tâm của người dân đối với vấn đề
2

Bảng 2.1

phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

35

tại Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân
đối với vấn đề phịng, chống bạo lực gia đình
3

Biểu đồ 2.2

đối với phụ nữ tại Huyện Hịa Vang, thành phố

36

Đà Nẵng.
4

Bảng 2.2


Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ
tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

36

Biểu đồ thể hiện các hình thức bạo lực đối với
5

Biểu đồ 2.3

phụ nữ tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà

37

Nẵng.
6

Bảng 2.3

Nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình đối với
phụ nữ Huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng.

37

Biểu đồ thể hiện nguyên nhân dẫn tới bạo lực
7

Biểu đồ 2.4


gia đình đối với phụ nữ tại Huyện Hòa Vang,

38

thành phố Đà Nẵng.
Biểu đồ thể hiện hình thức tun truyền phịng,
8

Biểu đồ 2.5

chống BLGĐ đối với phụ nữ từ năm 2018-2022
tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

39


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
PHIẾU KHẢO SÁT
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3
5. Cơ cấu của đề tài ............................................................................................ 3
NỘI DUNG........................................................................................................... 5
Chương 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ .......................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm......................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm gia đình ................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm bạo lực gia đình ...................................................................... 6
1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ ............................................. 8
1.1.4. Khái niệm phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ...................... 9
1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ .................................. 10
1.2.1. Bạo lực tinh thần ..................................................................................... 10


1.2.2. Bạo lực thể xác ........................................................................................ 12
1.2.3. Bạo lực kinh tế ........................................................................................ 13
1.2.4. Bạo lực tình dục ...................................................................................... 15
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ.......................................................................................................... 17
1.3.1. Ngun tắc phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ .................... 17
1.3.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phịng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ ........................................................................................... 19
1.3.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phịng,
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.............................................................. 21
1.3.4. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân
trong việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ ....................................................... 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 30
Chương 2. THỰC TRẠNG PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ QUA THỰC TIỄN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................................. 31

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hịa Vang, TP Đà Nẵng..31
2.1.1 Vị trí địa lí ............................................................................................... 31
2.1.2 Địa hình ................................................................................................... 31
2.1.3. Kinh tế - xã hội....................................................................................... 32
2.1.4. Văn hóa .................................................................................................. 33
2.2. Thực trạng phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Hòa
Vang, TP Đà Nẵng ........................................................................................... 33
2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Hịa Vang, Thành
Phố Đà Nẵng .................................................................................................... 33


2.2.2. Một số nhận xét, đánh giá cơng tác phịng, chống bạo lực đình đối với phụ
nữ huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng ........................................................... 38
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 41
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỊNG,
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ HUYỆN HÒA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................. 42
3.1. Giải pháp chung……………………………………………………....... 42
3.1.1. Giải pháp dành cho nạn nhân và người có hành vi bạo lực gia đình đối
với phụ nữ.......................................................................................................... 42
3.1.2. Giải pháp người phụ nữ có thể làm khi có bạo hành xảy ra với mình .... 43
3.1.3. Giải pháp cho tác nhân, người gây ra nạn bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ....................................................................................................................... 45
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả phịng, chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ............................................. 47
3.2.1. Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phịng, chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ ............................................................................... 47
3.2.2. Truyền thông vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về
phòng chống bạo lực đối với phụ nữ................................................................. 47
3.2.3. Nâng cao năng lực về phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ cho

cán bộ phịng văn hóa thơng tin huyện Hịa Vang và các ban ngành, đồn thể
có liên quan ....................................................................................................... 48
3.2.4. Xây dựng, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ vào phong trào “ Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ....... 49
3.2.5. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ.......................................................................................................... 50
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 52
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 54
PHIẾU KHẢO SÁT .......................................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình được xem là tế bào xã hội và đồng thời là nơi cư ngụ và tạo ra
nơi yêu thương cho mỗi con người. Bác Hồ từng nói rằng “Quan tâm đến gia
đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Gia đình là nơi cất cánh cho thế hệ kế tiếp, là môi trường giáo dục và nuôi
dưỡng nhân cách con người, đồng thời bảo tồn và phát triển văn hóa truyền
thống, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đóng góp nguồn nhân lực cho sự phát triển
và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong mỗi gia đình cũng tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại
như vi phạm pháp luật trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Bạo
lực gia đình đã và đang là một vấn đề xã hội đang gây bức xúc ở nhiều quốc gia,
đặc biệt ở Việt Nam. Vấn nạn này đã bắt nguồn từ thời phong kiến và đang diễn
ra ở tất cả các tầng lớp của xã hội, cả ở thành thị và nông thôn. Phụ nữ là nạn
nhân chính của bạo lực gia đình, chịu ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của

họ. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý tình trạng này rất khó vì nó thường được
giấu kín và gây khó khăn trong việc bảo vệ các nạn nhân, trong đó có thể là
người mẹ, vợ hoặc con gái trong gia đình.
Đến thế kỷ XXI, phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một
trong những mục tiêu chính của thiên niên kỷ. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban
Ki Moon đã tuyên bố rằng "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp
nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ". Chúng ta cần quan tâm đặc biệt
đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và lên án bạo lực đối với phphụ nữ góp
phần vào nâng cao địa vị và quyền con người chính đáng của phụ nữ ở trong gia
đình và ngồi xã hội.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối
với thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Thực tiễn thành phố Đà Nẵng nói
chung, trên địa bàn huyện Hịa Vang nói riêng, tình trạng bạo lực gia đình đối
1


với phụ nữ vẫn đang xảy ra. Cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ
nữ cũng được quan tâm đến nhưng còn một số hạn chế nhất định như: công tác
tuyên truyền, giáo dục chưa thường xuyên, chưa có biện pháp bắt buộc người
dân tham gia,... Bên cạnh đó, việc thực hiện phịng, chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ khó khăn khi đại bộ phận người dân khơng có ý thức tham gia tìm
hiểu pháp luật, kiến thức về bạo lực gia đình cịn hạn chế, thờ ơ với những nạn
nhân đang bị bạo hành. Việc thực hiện phịng, chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ lại gặp khó khăn lớn khi chính người phụ nữ là nạn nhân nhưng không
dám lên tiếng bảo vệ mình vì tâm lí sợ sệt, xấu hổ. Vì vậy, việc giải quyết vấn
nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ cần được nâng cao, mở rộng hơn nữa trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung, tại huyện Hịa Vang nói riêng.
Hịa Vang là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Đà Nẵng. Đây là
huyện duy nhất của thành phố Đà Nẵng nằm trên phần đất liền của thành phố.
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng được

nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn cịn thấp và phát triển không đều. Nhiều
quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn
chưa được xoá bỏ. Vẫn cịn sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ
nữ. Với những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài: “Phịng, chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm khố
luận tốt nghiệp của mình.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng PCBLGĐ đối với phụ nữ ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng để đề xuất các giải pháp nhằm phòng chống bạo lực đối với phụ
nữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng PCBLGĐ đối với phụ nữ tại
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh PCBLGĐ đối với
phụ nữ tại huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về Phòng, chống
bạo lực gia đình đối với phụ nữ và hoạt động phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ
qua thực tiễn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong 5 năm (Từ năm
2018 đến năm 2022).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện đề tài “Phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua
thực tiễn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”. Tác giả đã sử dụng một số
phương pháp cụ thể như: phân tích, giải thích, thống kê, tổng hợp, khảo sát thực
tế. Và khái quát các nguồn tài liệu khác nhau có liên quan đến đề tài. Phương
pháp so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ các quy định của pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
5. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận chia làm 3 chương:
3


Chương 1: Một số vấn đề lí luận và pháp luật về phịng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ.
Chương 2: Thực trạng phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua
thực tiễn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phịng, chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ huyện hòa vang, thành phố Đà Nẵng.

4


NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào xã hội. Khơng giống
bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm
lý, văn hóa…, những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ, chồng, cha,

mẹ con, ông bà, cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ
chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể… Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở
khía cạnh như: có đời sống vợ chồng, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc
sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cái vật chất để duy trì đời sống
gia đình và đóng góp cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ
pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Gia đình là tế bào của xã hội, là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát
triển cùng sự phát triển của xã hội. Quan hệ bình đẳng của vợ và chồng trong gia
đình thể hiện quan hệ bình đẳng nam và nữ ngồi xã hội. Hơn nhân là một quan
hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề xây dựng gia đình.
Dưới góc độ pháp lý, hiện nay, khái niệm gia đình được quy định cụ thể
tại khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: “Gia đình là
tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo
quy định của Luật này”. Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở
hôn nhân, huyết thống, ni dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau,
cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình,
ni dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về
khái niệm gia đình như: Gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong sổ
hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một
mái nhà… Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia tách
5


thành nhiều dạng thức khác nhau như: Gia đình hiện đại và gia đình truyền
thống, gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; Gia đình khuyết thiếu và gia đình
đầy đủ.
1.1.2. Khái niệm bạo lực gia đình
Trong từ điển tiếng Việt (2003), bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để

cưỡng bức, lấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này làm chúng ta liên tưởng tới các
hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức
hành xử trong quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất phức
tạp nên hành vi bạo lực cũng rất đa dạng và được chia thành nhiều dạng khác
nhau, tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn
thấy được; bạo lực vũ trang, bạo lực với phụ nữ, bạo lực với trẻ em, bạo lực thể
chất (hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức
khỏe, tính mạng của họ), bạo lực về tinh thần (những lời nói, thái độ, hành vi
làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình), bạo lực
về kinh tế (hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia
đình như quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản)...
Khái niệm BLGĐ có liên quan chặt chẽ đến khái niệm thành viên gia
đình, vì BLGĐ là hành vi chỉ xảy ra giữa những người có quan hệ nhất định,
cùng là thành viên của một gia đình. Theo Khoản 16, Điều 3 Luật Hơn nhân và
Gia đình năm 2014 quy định “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ
đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi,
con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh,
chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chỉ, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rễ, chị
dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và
cháu ruột”.
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Báo cáo về bạo lực trên cơ sở
giới ở Việt Nam: “Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ,

trong đó phụ nữ là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ bất bình
đẳng giữa nam và nữ. Bạo lực thường nhằm vào phụ nữ, hoặc ảnh hưởng lớn
6


đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm những tổn hại về thân thể, tâm lý,

tình dục (bao gồm cả sự đe dọa gây đau khổ, cưỡng bức hoặc tước đoạt sự tự do
xảy ra trong gia đình hoặc trong cộng đồng) nhưng nó khơng bị hạn chế ở
những dạng này". Nhìn từ góc độ giới có thể hiểu: BLGĐ là bất kỳ hành vi nào
của các thành viên gia đình đối với nhau trên cơ sở giới tính, được biểu hiện
dưới những hình thức nhất định, có khả năng gây ra hoặc đe dọa gây ra những
tổn hại nhất định về thể chất, tinh thần, kinh tế, tước đoạt hoặc hạn chế quyền tự
do của các thành viên khác trong gia đình.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành
viên khác trong gia đình; Bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể
chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành tình dục và cả bạo hành về kinh tế. Những
hành vi bạo lực gia đình gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã hội, đối
với con người, đặc biệt đối với phụ nữ - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bạo lực gia đình.
Như vậy, dù được định nghĩa với nhiều cách khác nhau nhưng khi xem
xét BLGĐ, ta có thể thấy các đặc điểm: Thứ nhất, BLGĐ là hành vi trái pháp
luật, xâm phạm những quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền được sống,
quyền được tự do, quyền được bảo vệ và hành vi này mang màu sắc bất bình
đẳng giới rõ rệt, nạn nhân thường là người phụ nữ phải chịu đựng những tổn
thương, đau đớn về thể xác, tinh thần, tình dục, kinh tế,... Thứ hai, BLGĐ là
hành vi xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, tức là chủ thể có hành vi bạo
lực và nạn nhân của hành vi bạo lực ấy phải là thành viên trong gia đình. Thực
tế cho thấy, phần lớn BLGĐ do đàn ông gây ra cho người bạn đời của họ. Các
hành vi BLGĐ với phụ nữ thường không xảy ra đơn lẻ mà bao gồm nhiều dạng
khác nhau, bạo lực về thể chất thường đi kèm với bạo lực tinh thần, bạo lực tình
dục và bạo lực kinh tế. Thứ ba, BLGĐ được thực hiện bởi lỗi cố ý. Người thực
hiện hành vi ý thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố ý thực
hiện hành vi bạo lực đó bất chấp hậu quả xảy ra.

7



1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ
BLGĐ đối với phụ nữ là một trong những hình thức bạo lực trên cơ sở
giới vì nảy sinh một phần do địa vị giới còn thấp của phụ nữ trong xã hội.
BLGĐ đối với phụ nữ là những hành vi bạo lực từ phía nam giới đối với nữ giới,
cụ thể là người chồng, người cha, người con hoặc giữa các anh chị em có quan
hệ huyết thống trong gia đình gây tổn hại tới tinh thần và thể chất đến người phụ
nữ hoặc các đối tượng khác nhưng là thành viên trong gia đình như mẹ ghẻ, cha
dượng, cha mẹ nuôi,..., ảnh hưởng xấu tới đời sống, công việc và quyền của họ.
Để nhận diện bạo hành phụ nữ trong gia đình cần xem xét mức độ ảnh hưởng tới
thể chất và tinh thần, tâm lý của phụ nữ do người chồng gây ra.
Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ, ngày
20/12/1993, đã định nghĩa: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực
nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại
hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời
đe doạ hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời
sống riêng tư”. Theo định nghĩa trên, bạo lực gia đình đối với phụ nữ bao gồm:
các hành vi bạo lực trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả,
làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục và tâm lý xảy
ra trong gia đình. Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ,
trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ
quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Bạo lực thường nhằm vào
phụ nữ vì họ là phái yếu hoặc ảnh hưởng lớn đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ sở
giới bao gồm: Những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự đe
doạ, gây đau khổ, cưỡng bức, hoặc tước đoạt sự tự do xảy ra trong gia đình
hoặc trong cộng đồng, nhưng nó khơng hạn chế chỉ ở những dạng này). Bạo lực
trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do Nhà nước gây ra hoặc bỏ qua.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ngồi những đặc điểm của bạo lực gia đình
nói chung cịn mang một đặc điểm rất quan trọng để chúng ta nhận biết và phân

biệt với bạo lực gia đình nói chung, đó là, nạn nhân của bạo lực gia đình đối với
phụ nữ chỉ là nữ giới (nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là tất cả đối tượng: nữ
8


giới, nam giới, trẻ em, người già, người tàn tật...). Chủ thể thực hiện hành vi bạo
lực gia đình đối với phụ nữ thường là nam giới và thường là người chồng trong hơn
nhân, chồng cũ hay bạn tình.
1.1.4. Khái niệm phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là việc thực hiện các biện
pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, giúp
cho người phụ nữ tránh được bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người và
có cuộc sống hạnh phúc.
Phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một cơng việc khó khăn
và lâu dài. Để bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ quyền và vị trí của người phụ nữ
trong xã hội, việc phịng chống bạo lực gia đình đối với người phụ nữ cần thiết
phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc PCBLGĐ đối với người phụ nữ chỉ đạt
được hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật và phù hợp với
pháp luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ những tư tưởng chỉ
đạo trên, vấn đề phịng, chống BLGĐ trong đó bao gồm có phịng, chống BLGĐ
đối với phụ nữ đã được Nhà nước cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật có liên
quan như: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật Trẻ em 2016;
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi
bổ sung năm 2020; Luật Bình đẳng giới 2006; Chiến lược phát triển gia đình
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ ban hành ngày
29/5/2012... và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Chỉ thị
số 16/2008/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thi hành luật Phịng, chống bạo lực gia đình... là cơ sở pháp lý cơ
bản để bảo vệ con người trước BLGĐ. Đây chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ con
người trong đó có phụ nữ trước bạo hành gia đình.

Chính phủ Việt Nam đã tham gia rất mạnh mẽ phong trào quốc tế trong việc
bảo vệ người phụ nữ và đẩy lùi bạo lực gia đình. Việt Nam đã phê chuẩn Cơng ước
về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1981 và
cam kết với kế hoạch hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairô năm 1994 và Cương lĩnh hành động của Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh
9


năm 1995. Với tư cách là quốc gia thành viên của cơng ước CEDAW, Việt Nam đã
có những tiếp cận theo đúng cách tiếp cận của công ước đối với bình đẳng và bình
đẳng giới. Điều này được thể hiện trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, từ đạo
luật gốc là Hiến pháp đến các đạo luật và các văn bản pháp luật khác đều khẳng định
một nguyên tắc bình đẳng nam nữ và khơng có bất kỳ sự phân biệt nào trên cơ sở
giới trên mọi lĩnh vực.
Từ những phân tích trên, phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
được hiểu là phòng ngừa những hành vi trái pháp luật phịng, chống bạo lực
gia đình, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ trong lĩnh vực PCBLGĐ mà nạn
nhân của bạo hành gia đình là người phụ nữ.
Như vậy, PCBLGĐ đối với phụ nữ là phòng ngừa các hành vi bạo hành
gia đình đối với phụ nữ mà trong đó nạn nhân là người phụ nữ, người gây ra
bạo hành chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, trong xu thế
gia đình ở Việt Nam là gia đình mở, người phụ nữ khơng chỉ bị bạo hành từ
phía người chồng mà cịn bị bạo hành từ phía gia đình nhà chồng, bố, mẹ
chồng, anh em của chồng.
1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.2.1. Bạo lực tinh thần
Bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là loại hình bạo lực không sử dụng
đến vũ lực để tác động lên thể xác của nạn nhân mà chỉ tác động lên tinh thần
của nạn nhân như: chì chiết, mắng chửi, lăng mạ, xỉ nhục, tỏ thái độ lạnh lùng,
khơng nói chuyện, không quan tâm.

Cùng với bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là hình
thức bạo lực đối với phụ nữ ngày càng phổ biến ở nước ta. Những vết thương về
thân thể của người phụ nữ, với thời gian có thể lành lại nhưng những vết thương
về tinh thần do bạo lực gia đình gây ra cho người phụ nữ sẽ rất khó lành. Bạo
lực về tinh thần đã gây cho người phụ nữ những tổn thương lâu dài về tâm lý, họ
phải chịu đựng những chấn thương tâm lý mà không dễ gì chữa khỏi. Nạn nhân
bị bạo lực tinh thần thường tự dằn vặt mình, trầm cảm và sợ sệt, ăn không ngon,
10


ngủ khơng n, nóng giận vơ cớ, ln bị ám ảnh về bạo lực, có trường hợp bị
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thần kinh suốt đời, có trường hợp thì tự tử.
Bạo lực về tinh thần cũng là một loại hình bạo lực khơng kém phần
nghiêm trọng so với bạo lực về thể xác, số đông phụ nữ đều cho rằng: Ảnh
hưởng của bạo lực tinh thần thường nặng nề hơn bạo lực thể xác. Loại bạo lực
này chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân,
kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để
gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của họ. Khơng những thế, các hình thức bạo lực tinh thần dưới
dạng “chiến tranh lạnh” một kiểu hành hạ bằng tình cảm, nghĩa là người chồng
tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm đối với người vợ, thậm chí đem so sánh
với người phụ nữ khác,… Dẫn đến khó phát hiện và diễn ra lặng lẽ, khơng có
đánh đập, xô xát hay chửi bới sỉ nhục ầm ỉ nên không gây được sự chú ý của
nhiều người.
Với bạo lực thể xác, nỗi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người phụ
nữ, nhưng với bạo lực về tinh thần, vết thương ấy nông sâu như thế nào khơng ai
có thể đo đếm được. Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ khiến nạn nhân ln trong
tình trạng căng thẳng dẫn đến “stress”, tâm thần ở thể nhẹ hoặc thần kinh và hậu
quả đau lòng nhất là nhiều người do là quá bế tắc đã phải tìm đến cái chết để
giải tỏa

Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ đang dần làm mai một đi bản chất tốt đẹp
vốn có của mỗi một thành viên trong gia đình, gây tan vỡ hạnh phúc lứa đôi của
các cặp vợ chồng, gây đổ vỡ cuộc sống gia đình.
Qua nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến bạo lực tinh thần đối với phụ
nữ, lý do phổ biến đó là ngoại tình. Đa số những người chồng khi ngoại tình về
thường có những biểu hiện như không quan tâm đến vợ con, bỏ rơi hoặc chửi
mắng, ngược đãi vợ con. Có những người chồng tra tấn tinh thần của người vợ
bằng những lời nói, hành vi thiếu văn hóa, cơng khai ngoại tình trước mặt vợ,
cơng khai khiêu khích, tra tấn vợ, cơng khai khiêu khích, tra tấn vợ bằng những
lời nói, hành vi thiếu văn hóa. Mục đích của sự tra tấn về tinh thần là mong cho
11


người vợ bị suy giảm về tinh thần, mong cho vợ chết dần, chết mịn, thỏa mãn
tính ích kỷ cá nhân của mình. Thực tế hiện nay bạo lực tinh thần diễn ra ở mọi
nơi và có mặt ở nhiều gia đình. Khơng chỉ phụ nữ ở nơng thơn hoặc những
người có thái độ dân trí thấp mà trên thực tế, nó cịn tra tấn vào những người
phụ nữ trí thức mà người gây ra cũng chính là người tri thức. Điều này làm cho
tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi bạo lực được nâng lên rất nhiều khi
chúng ta thấy rất rõ cảm xúc của một người trí thức khi bị tổn thương về tinh
thần sẽ khó hồi phục hơn những người khác.
Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ trong gia đình là hình thức bạo lực khơng
nhìn thấy được. Trong nhiều trường hợp, nó là nguyên nhân trực tiếp cướp đi
sinh mạng của người phụ nữ. Rất nhiều phụ nữ không chịu nổi bạo hành tinh
thần đã tìm đến với cái chết. Có rất nhiều lý do dẫn đến bạo lực tinh thần đối với
phụ nữ, một trong những lý do khá nổi bật là ngoại tình. Phần lớn những người
chồng khi ngoại tình về thường bỏ rơi, chửi mắng, ngược đãi vợ con. Cùng với
sự tra tấn dã man đó là mục đích mong cho vợ chết mịn, chết dần. Trong những
hồn cảnh như vậy, người phụ nữ thật đau khổ và nhiều khi họ đã khơng làm
chủ được bản thân mình nữa, mắc phải những sang chấn tâm lý ám ảnh suốt

cuộc đời họ.
1.2.2. Bạo lực thể xác
Người phụ nữ đã phải chịu đựng nhiều hình thức bạo lực gia đình. Bạo
lực thân thể là hình thức khá phổ biến trong các dạng bạo lực gia đình trên thế
giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực thể chất là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tích cho phụ nữ. Người phụ nữ là nạn nhân
của bạo hành gia đình dưới hình thức bạo lực thân thể, họ phải chịu sự đánh đập
của người chồng, người bạn tình ở nhiều mức độ khác nhau, như đấm, đá, tát, xơ
ngã, có trường hợp dùng cả vũ khí để hành hung để lại những hậu quả nghiêm
trọng như để lại thương tích trên thân thể, xảy thai, thậm chí tử vong... Bạo lực
thể xác là hành vi cưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn
nhân hoặc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như
12


ngăn ngừa họ không được tiếp cận các nhu cầu vật chất thiết yếu như: ăn uống,
nghĩ ngơi,...
Những hành vi bạo lực về thể xác thường sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc
cơng cụ (thậm chí cả vũ khí) để gây ra sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân
và mức độ có thể từ nhẹ tới nặng: thờ ơ; đánh đau, gây thương tích ở khu vực
khó phát hiện; đấm đá; gây thương tích nặng khơng cho nạn nhân đi chữa trị;
dùng phương tiện có dự định (dao, súng...)...; giết.
Phụ nữ bị tát, xơ, đẩy (khơng có những hành vi nghiêm trọng hơn) được
xếp vào nhóm bị bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm đá kéo lê hoặc
đe dọa dùng vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng. Thường thì
phụ nữ phải gánh chịu nhiều hành vi bạo lực thể xác chứ không phải đơn thuần
một hành vi.
Bạo lực thể xác để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nó khơng chỉ tác động trực
tiếp đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát
triển tình cảm của trẻ em trong gia đình. Gia đình khơng hịa thuận, cha mẹ đánh đập

nhau sẽ tác động không tốt đến tư tưởng, làm mất niềm tin của con trẻ vào cha mẹ
của mình.
1.2.3. Bạo lực kinh tế
Cùng với bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần là bạo hành về kinh
tế. Bạo hành về kinh tế là hành vi dùng sức mạnh, áp đặt hoặc lừa mị nhằm
chiếm giữ và kiểm soát tài chính của người phụ nữ trong gia đình nhằm tạo ra sự
phụ thuộc về mặt kinh tế. Cho đến nay, chưa có nhiều số liệu thống kê về bạo
lực kinh tế trong gia đình đối với phụ nữ, tuy nhiên trên thực tế, bạo lực kinh tế
đối với phụ nữ thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Khơng đóng góp
kinh tế (tiền bạc) cho vợ chi tiêu chung trong gia đình; quản lý hết tiền của gia
đình; bắt người vợ phụ thuộc hồn tồn vào mình; coi thường vợ khơng có cơng
ăn việc làm, khơng kiếm được tiền; kiểm sốt tồn bộ việc chi tiêu trong nhà;
vay nợ nhiều để vợ gánh chịu trả nợ... Có rất nhiều người phụ nữ hoàn toàn bị
phụ thuộc vào chồng về mặt kinh tế, mọi sự chi tiêu trong gia đình từ những vật
dụng nhỏ nhất cũng phải xin chồng, phải xin phép chồng, chồng không đồng ý
13


hay khơng cho thì khơng có tiền để tiêu thậm chí để phục vụ cho những nhu cầu
tối thiểu nhất của người phụ nữ. Như vậy, bạo lực kinh tế đối với người phụ nữ
trong gia đình biểu hiện rất đa dạng, nhiều vẻ với nhiều cấp độ khác nhau và
phần lớn bạo lực kinh tế thường ít bộc lộ cơng khai. Vì thế, bạo lực kinh tế là
dạng bạo lực không dễ nhận diện. Bạo lực kinh tế đã và đang ảnh hưởng sâu sắc
tới người phụ nữ.
Bạo lực kinh tế là hành vi kiểm sốt tài chính, bắt phụ thuộc vào tài
chính đối với thành viên trong gia đình. Theo nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày
10-12-2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phịng, chống bạo lực gia đình có quy định một số hành vi về bạo lực kinh tế
trong gia đình như sau: Khơng cho thành viên trong gia đình sử dụng tài sản chung
vào mục đích chính đáng; Kiểm sốt chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia

đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình
sự phụ thuộc về tài chính; Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt q
khả năng của họ; Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối
với thành viên gia đình; Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành
viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình; Chiếm đoạt tài sản riêng của
thành viên gia đình; Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích
cá nhân; Ép buộc thành viên gia đình lao động q sức hoặc làm cơng việc nặng
nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái
với quy định của pháp luật về lao động; Ép buộc thành viên trong gia đình đi ăn
xin hoặc lang thang kiếm sống.
Bạo lực về kinh tế cũng là một trong những loại hình bạo lực gây nhiều
sức ép cho phụ nữ, đặc biệt là sức ép về mặt tinh thần, khiến cho họ ln ln
rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Như vậy, chúng ta có thể thấy bạo
hành gia đình là con sóng ngầm có sức tàn phá rất lớn hạnh phúc của mỗi gia
đình, nó để lại rất nhiều hậu quả, mà dễ thấy nhất là hạnh phúc gia đình bị đổ
vỡ, con cái thiếu sự quan tâm dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội... Qua những hình
thức bạo lực gia đình nói trên chúng ta đã có những cách nhìn khách quan về
đặc điểm cũng như tính nguy hiểm của từng loại hình. Từ đó cần phải có những
14


giải pháp nhằm đấu tranh chống lại nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang
ngày một phát triển trong giai đoạn hiện nay.
1.2.4. Bạo lực tình dục
Một hình thức bạo lực gia đình đối với người phụ nữ hiện nay làm ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý của người phụ nữ là bạo lực tình dục. Hình thức bạo
lực này rất khó phát hiện bởi tất cả các nạn nhân rất ít khi nói ra. Theo Tổ chức
Y tế thế giới, bạo lực tình dục được xem là vấn đề ưu tiên trong các vấn đề sức
khoẻ cộng đồng và quyền con người bởi vì vấn đề này tồn tại ở nhiều nước trên
thế giới và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ. Cưỡng bức tình dục trong hơn

nhân là một hình thức bạo lực đối với phụ nữ, là hành vi vi phạm pháp luật
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, đây là điều mà bấy lâu nay nhiều
người không nhận thức được. Ở nước ta, theo quan niệm truyền thống, việc
người vợ đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng là việc bình thường như là một
bổn phận của người vợ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhiều người chồng coi đó
là trách nhiệm đương nhiên của người vợ, người vợ khơng có quyền kháng cự
và đã có rất nhiều người được hỏi đã khẳng định rằng đây không phải là việc
bạo hành vợ, vì thế khơng phải là vi phạm pháp luật. Chính vì vậy mà hình thức
bạo lực này bị xem nhẹ. Điều này dẫn đến tình trạng bạo lực tình dục trong gia
đình đối với vợ cịn xảy ra nhiều với con số khá cao mà trong thực tế, con số đó
cịn nhiều hơn rất nhiều.
Quan hệ tình dục giữa vợ và chồng là quan hệ tình dục đồng thuận, nhưng
không phải lúc nào cũng là quan hệ tình dục được mong muốn. Vì vậy, khơng
phải cứ là vợ chồng thì đương nhiên chồng được quan hệ và vợ phải chiều
chồng, mà cần có sự mong muốn và đồng thuận của đơi bên. Hành vi ép buộc
tình dục có thể xảy ra trong hơn nhân giữa vợ và chồng, kể cả khi ly thân, ly hôn
và ngay cả trong tình yêu giữa bạn tình với nhau.
Bạo lực tình dục được định nghĩa là: hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng bức
hoặc chấn áp về tâm lý nhằm ép buộc một người phụ nữ quan hệ tình dục ngồi
ý muốn cho dù có đạt mục đích hay khơng. Bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm,
quấy rối tình dục và các hình thức bạo lực tình dục khác trong hôn nhân mà đối
15


×