BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM VĂN NGUYÊN
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
1
Hà Nội, 2017
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM VĂN NGUYÊN
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Tạ Quang Tuấn
Hà Nội, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đề đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Văn Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội dạy bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm
luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Tạ Quang Tuấn đã nhiệt
tình, tận tâm, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Để thực hiện luận văn, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, tự
nghiên cứu với tinh thần, nghị lực và ý chí vươn lên. Tuy nhiên, không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè,
đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã động viên,
giúp đỡ tôi an tâm công tác và hoàn thành luận văn này./.
Tác giả
Phạm Văn Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐG
: Bình đẳng giới
BLGĐ
: Bạo lực gia đình
CĐ
: Cộng đồng
CNVC
: Công nhân viên chức
CTXH
: Công tác xã hội
GDCĐ
: Giáo dục cộng đồng
HĐVN, VHQC
: Hoạt động văn nghệ, văn hóa quần chúng
HND
: Hội nông dân
HPN
: Hội phụ nữ
LĐTB&XH
: Lao động, Thương binh và Xã hội
PCBLGĐ
: Phòng chống bạo lực gia đình
PTCĐ
: Phát triển cộng đồng
VBCS
: Văn bản chính sách
WHO
: Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối
cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối
với phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một
trong những mục tiêu của thiên niên kỷ. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki
Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận,
không bao giờ được khoan dung, tha thứ..."
Riêng ở Việt Nam trong những năm gần đây, bạo lực gia đình diễn ra
với tính chất ngày càng nghiêm trọng, có gia tăng nhanh chóng đối tượng vi
phạm cũng như nạn nhân ở khắp các vùng, miền trong cả nước”. Bạo lực
trong gia đình đối với phụ nữ không những làm tổn thương, tổn hại đến sức
khoẻ, thể xác, tinh thần của chính người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến cuộc
sống của những người xung quanh như trẻ em, người thân khác trong gia đình
và gây ra nhiều hậu quả cho xã hội.
Giáo dục cộng đồng là một trong những nội dung hoạt động chính của
công tác phát triển cộng đồng, một phương pháp đã được nhiều nước sử dụng
như một công cụ quan trọng trong thay đổi nhận thức từ đó thay đổi hành vi
của người dân trong cộng đồng nhằm giải quyết những vấn đề xã hội của
cộng đồng như môi trường, bất bình đẳng, kỳ thị với nhóm yếu thế, trong đó
có bạo lực gia đình. Hiện nay một số các chương trình như phát triển nông
thôn, xóa đói gảm nghèo, dân số sức khỏe, phòng, chống bạo lực… đã có ứng
dụng trong công tác tuyên truyền phổ biến nhằm hướng tới thay đổi nhận thức
của người dân, cung cấp kiến thức cho người dân nhằm nâng cao năng lực.
Thị xã Sông Cầu là đô thị nằm ở phía bắc của tỉnh Phú Yên, được nâng
lên từ một huyện vào năm 2009. Thị xã Sông Cầu có 4 phường và 10 xã.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã- hội của thị xã có bước phát triển
10
ổn định. Tuy nhiên, là đô thị mới thành lập nên cơ sở hạ tầng chưa được đầu
tư đứng mức. tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, có 5 xã được Thủ tướng
Chính phủ công nhận là xã nghèo bãi ngang ven biển và có 1 xã miền núi.
Dân số của thị xã Sông Cầu thuộc loại đông dân, trình độ dân trí thấp, đời
sống kinh tế một bộ phận người dân vẫn còn khó khăn dẫn đến dễ nảy sinh
nhiều mâu thuẫn trong gia đình, các giá trị truyền thống trong gia đình chưa
được chú trọng. Trong những năm gần đây, trình trạng bạo lực gia đình của
tỉnh Phú Yên nói chung có chiều hướng giảm đáng kể, riêng đối với bạo lực
gia đình trên địa bàn thị xã Sông Cầu không giảm mà ngày càng có chiều
hướng gia tăng và đang trở thành một trong những vấn đề xã hội được chính
quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Vì vậy, tình trạng bạo lực gia đình đang
là một trong những vấn nạn xã hội khá bức xúc tại địa phương này.
Bạo lực gia đình ở thị xã Sông Cầu được thể hiện ở nhiều dạng khác
nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về
tình dục,…. Tuy nhiên, do đặc điểm là khu vực đông dân, trình độ dân trí còn
thấp, tư tưởng của đại bộ phận người dân vẫn còn ảnh hưởng nặng nề của tư
tưởng Nho giáo, quan niệm “trọng nam khinh nữ” còn khá phổ biến, vấn đề
này đã tác động không ít tới sự gia tăng bạo lực gia đình. Chính vì vậy, để
nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, về phòng, chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là rất
cần thiết. Với ý nghĩa trên tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục phòng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ trong cộng đồng trên địa bàn thị xã Sông
Cầu” nhằm đánh giá thực trạng công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa
phương từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao nhận thức và thay
đổi hành vi của người dân trong cộng đồng liên quan tới phòng, chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ.
11
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ trong cộng đồng từ đó đưa ra những giải pháp tổ chức giáo dục
phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong cộng đồng trên địa bàn thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong
cộng đồng trên địa bàn thị xã Sông Cầu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã: Xuân Thịnh, Xuân
Phương, Xuân Lâm của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
4. Giả thiết khoa học
Hiện nay, tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ diễn ra hết sức
nghiêm trọng và ngày càng gia tăng trên địa bàn thị xã Sông Cầu. Một trong
những hiện tượng đó là do thiếu các hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ trong cộng đồng. Nếu đề xuất được các giai pháp tổ
chức hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong
cộng đồng trên địa bàn thị xã Sông Cầu một cách chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ
nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục phòng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ.
5.2. Đánh giá về thực trạng công tác giáo dục phòng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ trên địa bàn thị xã Sông Cầu.
12
5.3. Đề xuất giải pháp giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trong cộng đồng trên địa bàn thị xã Sông Cầu.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp giáo dục phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới tiếp cận giáo dục học.
- Nghiên cứu tập trung vào: Nội dung, phương pháp, hình thức, phương
tiện và môi trường giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
trong cộng đồng trên địa bàn thị xã Sông Cầu.
- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng
4/2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu về lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu liên quan đến giáo dục phòng
chống bạo lực đối với phụ nữ từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập các thông tin
cần thiết về đối tượng khảo sát (người dân, cán bộ cộng đồng). Bộ bảng hỏi
dành cho người dân gồm có 22 câu hỏi với 120 người dân tham gia khảo sát
bằng bảng hỏi. Bộ bảng hỏi dành cho cán bộ cộng đồng (chính quyền địa
phương; các tổ chức đoàn thể: hội phụ nữ, hội nông dân, cán bộ văn hóa xã
hội; Các cơ quan chức năng: y tế, giáo dục, công an) gồm có 15 câu hỏi với
20 cán bộ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm thu thập kinh nghiệm của
các xã, phường của thị xã Sông Cầu về việc quản lý công tác giáo dục phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
7.3. Nhóm nghiên cứu thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê toán học nhằm xử lí
những số liệu thu được từ thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa
13
bàn thị xã Sông Cầu. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá, lí giải
nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao công tác giáo dục
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong cộng đồng trên địa bàn thị
xã Sông Cầu.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ trong cộng đồng.
Chương 2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn thị
xã Sông Cầu.
Chương 3. Giải pháp giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trong cộng đồng trên địa bàn thị xã Sông Cầu
14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là hiện tượng xảy ra ở mọi quốc gia
trên thế giới, là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và nhân quyền cơ bản. Nó
làm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Từ những
thập niên 80 của thế kỷ XX, các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ
nữ tăng nhanh ở cả những nước có thu nhập cao và thu nhập thấp cho thấy
tính nghiêm trọng và quy mô của vấn đề này[51].
Số liệu báo cáo từ nhiều quốc gia cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ
nữ chiếm một tỉ lệ tương đối cao. Theo báo cáo của Tổchức y tế thếgiới
(WHO), ở hầu hết các nước Phương Tây, khoảng ¼ phụ nữ có nguy cơ bị bạo
lực gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau: bạo lực thể chất, bạo lực tinh
thần, bạo lực tình dục [54].
Dạng bạo lực được nghiên cứu phổ biến nhất là bạo lực thể chất. Kết
quả nghiên cứu được thực hiện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới trong
khoảng 10 năm từ 1994 đến 2005 cho thấy có khoảng 10 đến 70% phụ nữ
đang phải gánh chịu hình thức bạo lực này. Cụ thể trong báo cáo của Hesei
(1994) về kết quả nghiên cứu từ 35 nước đã chứng minh rằng có khoảng từ 20
đến 50% phụ nữ các nước này bị chồng đánh đập. Tiếp đó là nghiên cứu điều
tra dựa trên sốdân ở 48 nước trên thế giới về các yếu tố nguy cơ về bạo lực
gia đình đối với phụ nữ chỉ ra 10- 69% phụ nữ cho biết họ đã trải qua một số
bạo lực thân thểbởi một người bạn tình của họ trong đời.
Gần đây nhất, nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức Y tế thế giới (2005)
về bạo lực gia đình đối với phụ nữ được tiến hành ở 11 quốc gia cho biết 13 61% phụ nữ bị bạo lực thể chất bởi một người bạn tình[54].
15
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về “Bình đẳng giới và phát triển”
(2012), mức độ bạo lực gia đình giữa các quốc gia có những khác biệt rất lớn
và không có quan hệ rõ ràng với thu nhập, trong khi bạo lực có xu hướng gia
tăng cùng suy thoái kinh tế- xã hội, bạo lực không phân biệt ranh giới. Tại
một số quốc gia có thu nhập trung bình, chẳng hạn như Braxin và Secbia có
tới 25% phụ nữ bị bạn đời hoặc người thân bạo lực thể chất. Tại Peru, gần
50% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực thể chất trong suốt cuộc đời. Theo báo
cáo ở Etiopia, 54% phụ nữ bị người thân lạm dụng thân thểhoặc tình dục
trong vòng 12 tháng qua[28].
Báo cáo “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” của Nguyên Tổng
thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan được trình bày tại Kỳ họp lần thứ
61 của Đại hội đồng LHQ thể hiện rõ tình hình bạo lực với phụ nữ đang diễn
ra ở 71 quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu. Trong báo cáo, Tổng thư ký làm
rõ các yếu tố và nguy cơ gây ra bạo lực với phụ nữ là việc sử dụng bạo lực để
giải quyết xung đột; sự thờ ơ của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Những hoạt
động có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này chú trọng vào luật
pháp, cung cấp dịch vụ và phòng ngừa. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho nhân
loại không ít - thách thức do: những nỗ lực khác nhau và những nguồn lực
không tương xứng; thiếu hụt cách tiếp cận toàn diện và có lồng ghép; thiếu
ngân quỹ; thiếu sự xử phạt; những hình thức phân biệt đối xử và thiếu việc
đánh giá[13].
Năm 1992, tác giả Margaret Schuler (chủ biên) và các cộng sự có tác
phẩm “Freedom from Violence – Women׳s Strategies from Around the
World” (Tự do từ bạo lực – Chiến lược toàn cầu của phụ nữ) đã phản ánh tình
trạng bạo lực chống phụnữ tồn tại từ các nước phát triển như Mỹ đến các
nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh. Tính đa dạng của
hoàn cảnh, văn hóa, nguyên nhân, các hình thức bạo lực… mà tác giả đã nói
16
lên tính phổ biến của các dạng bạo lực chống phụ nữ trong đó có bạo lực gia
đình. Tác phẩm đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược
liên quan đặc biệt đến bạo lực giới - đó là mở rộng chương trình tuyên truyền
vận động, giáo dục, cải cách luật pháp và hành động chống bạo lực với phụ
nữ [53].
Năm 1994 với tác phẩm “Loving to Survice – Sexual Terror Men׳s
Violence and Women׳s Live” (Tình yêu đến sự sống – Sự khủng bố tình dục
của người đàn ông và cuộc sống của người phụnữ), các tác giả
Dee.L.R.Graham, Edna.I. Rawligs và Roberta.K. Rigsby đã nêu rõ các ảnh
hưởng do bạo lực của nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ. Tình trạng
hiện tại của nhiều phụ nữ là ở dạng nô lệ, bị giam cầm và việc liên tục bị đánh
sẽ làm mất khả năng xây dựng năng lực cho họ. Đây không phải là một vấn
đề mang tính “tự nhiên” mà là một vấn đề xã hội. Trong tác phẩm này, các tác
giả cho rằng chỉ có Thuyết nữ quyền cấp tiến là thừa nhận bạo lực của nam
giới đã ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ [46].
Catherine So-kum Tang trong nghiên cứu về “Bạo lực tinh thần đối với
những người vợ ở Trung Quốc” đã khẳng định: Các nghiên cứu nhân chủng
học và xuyên văn hóa cũng chỉ ra rằng mặc dù hành động bạo lực vợ là hiện
tượng phổ biến trên thế giới nhưng cần cân nhắc tính đa dạng trong việc xác
định hành vi bạo lực, sự thừa nhận tần suất và mức độ nghiêm trọng của nó
với các xã hội khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng đang tranh cãi về tính đa
dạng xã hội trong hành vi bạo lực vợphụthuộc vào mức độ bạo lực nói chung,
sự can thiệp của cộng đồng, mức độ chấp nhận nam tính và quan trọng nhất là
sự thừa nhận mang tính văn hóa- xã hội đối với những hành vi đó. Ngoài ra,
việc xác định mẫu trong các nghiên cứu cũng là vấn đềcần cân nhắc về tính
đại diện cho việc khẳng định tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực ở mỗi quốc gia [45,
tr299].
17
“Cách nhìn của phụ nữ về cách nhìn của nam giới” là tựa đề một bài
viết trong cuốn “Sự thống trịcủa nam giới” (2010) của tác giả Pierre
Bourdieu. Ở đây, tác giả khẳng định rằng phụ nữ có một lòng tin đơn thuần về
việc cần tuân thủ một cách vô điều kiện chồng mình. Họ thấy mình có sự lệ
thuộc vào suy nghĩ của người chồng và như vậy mang lại cho họ một cảm
giác an toàn hơn. Vì thế, họ có khuynh hướng ước lượng thành công của mình
dựa theo thành công của chồng. Họ tin vào tình yêu số phận- đó là tình yêu
đối với kẻ thống trị và sự thống trịcủa kẻ đó, vì thế mà từ bỏ ham muốn thống
trị [32, tr 120- 139].
Jan E.Saets và Murray A.Straus trong Gender Differences in Reporting
Marital Violence and its Medical and psychological Consequences cho thấy
những tổn thương về mặt tinh thần thường thể hiện ởsự buồn phiền, căng
thẳng và các triệu chứng thần kinh như: sự chán nản; cảm giác tồi tệ, mất hết
giá trị; không còn cảm thấy điều gì thú vị nữa, hoàn toàn mất hy vọng về mọi
thứ, nghĩ đến cái chết và tìm đến cái chết, lo lắng, thấy không có khả năng
vượt qua những khó khăn ngày càng lớn, thấy bản thân không thể đương đầu
với những gì mình phải làm[48].
Gillian Mezey cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 200 phụ
nữ đang được chăm sóc trước và sau sinh tại dịch vị sản phụ ở miền nam
Luân Đôn bị bạo lực. Kết quả cho thấy, 47 phụ nữ (chiếm 23,5%) bị bạo lực
gia đình (cả bạo lực thể chất và bạo lực tình dục); 13 phụ nữ (10,7%) những
người đã từng bị chấn thương và hiện tại bị rối loạn căng thẳng. Triệu chứng
sau chấn thương được gắn với quá trình ngược đãi về thể chất, tình dục và lặp
lại sự ngược đãi. Những yếu tố xã hội quan trọng gắn kết với chấn thương là
tình trạng sống cô độc, tách biệt hoặc sống trong mối quan hệ không như vợ
chồng [47].
18
Đặc biệt, nghiên cứu về “Bạo lực gia đình trong cộng đồng di cư Châu
Á” của nhóm tác giả Lee, Yeon - Shim, Hadeed, Linda (2009) đã chỉ ra rằng:
bạo lực gia đình là một dịch bệnh nghiêm trọng giữa các cộng đồng người
nhập cư châu Á. Tuy nhiên, còn ít thông tin về phạm vi, tính chất, và các yếu
tố văn hóa và xã hội liên quan đến bạo lực gia đình. Tác giả xem xét kỹ lưỡng
một số lĩnh vực: bối cảnh gia đình; tỉ lệ bạo lực gia đình; nguy cơ mắc bệnh
lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS; những hậu quả sức khỏe tâm
thần và thể chất; hỗ trợ xã hội và giúp đỡ những hành vi tìm kiếm; rào cản đối
với việc sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu đã làm rõ khá nhiều khía cạnh liên quan
đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình xét về
khía cạnh cá nhân và xã hội [49, tr 143- 170].
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Bạo lực gia đình trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thường được hiểu là
bạo lực trong gia đình, chủ yếu là do chồng hoặc một thành viên trong gia
đình bạo hành vợ. Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tuy mới được phát
hiện và xem xét trong vài thập kỉ gần đây song nghiên cứu của nhiều nước
trên thế giới đã chứng tỏ tính chất nghiêm trọng của tệ nạn này. Việc nghiên
cứu đã góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách các thể chế xã hội ở
mỗi nước có biện pháp giải quyết tình trạng này.
Ở Việt Nam nghiên cứu về bạo lực gia đình muộn hơn so với các nước
trên thế giới. Vì vậy cần có các biện pháp can thiệp. Có một số công trình
nghiên cứu xung quanh vấn đề này như:
Năm 1994, Ts. Lê Thị Quý đã có bài viết “Bạo lực gia đình ở Việt Nam
hiện nay” đăng trên tạp chí Khoa học và phụnữ. Bài viết đã tập trung phân
tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực giới trong gia đình như: Nguyên
nhân kinh tế, nguyên nhân văn hóa, nguyên nhân nhận thức,…
19
Lê Thị Quý (1996) trong cuốn “Nỗi đau thời đại” đã cho thấy các dạng
bạo lực giới trong gia đình biểu hiện rất đa dạng. Nhưng tựu chung lại, bạo
lực giới trong gia đình biểu hiện chủyếu dưới hai dạng “Bạo lực không nhìn
thấy” và “bạo lực nhìn thấy” (hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián
tiếp). Dạng bạo lực không nhìn thấy xuất phát từ sự phân công lao động bất
hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên chức” và
“hi sinh” của phụ nữ. Vì thiên chức này mà nhiều phụ nữchỉ là cái bóng của
chồng con, phụ thuộc vào chồng con, không bộc lộ và phát huy nội lực cũng
như khẳng định mình. Rất nhiều phụ nữ đã không chỉ bị đánh đập, ngược đãi
mà còn là nạn nhân của “Bạo lực không nhìn thấy”. Đây là một phát hiện về
các dạng bạo lực trong gia đình mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu, các nhà
hoạt động xã hội đã sử dụng.
Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh (1999) đã có công
trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới”. Nghiên cứu này, được tiến hành ở
ba tỉnh: thành phốHà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả đã đi
sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở
giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn
nhân bạo lực gia đình. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét tình trạng bạo lực gia
đình có chiều hướng tăng. Nghiên cứu đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực
gia đình và 7 kiến nghị nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình.
Năm 2001, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện đề tài “Bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam”. Đề tài đã phân tích những hậu quả
nghiêm trọng của nạn bạo lực giới trong gia đình đối với phụ nữ và phản ứng
của nạn nhân bị bạo lực trước những hành vi đó.
Vũ Tuấn Huy (2003) trong nghiên cứu “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia
đình và những yếu tố ảnh hưởng” đã chỉ ra mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong
gia đình là một hiện tượng phổ biến. Tác giả tìm ra sựkhác nhau giữa mâu
20
thuẫn và bạo lực trong gia đình “Mâu thuẫn và xung đột mang tính bạo lực là
khác nhau”. Không phải mâu thuẫn nào trong hôn nhân cũng trở thành xung
đột mang tính bạo lực. Tác giả cho rằng nguyên nhân chính của bạo lực gia
đình trong nhiều trường hợp cũng là nguyên nhân của mâu thuẫn giữa vợ và
chồng. Bản thân của hành vi bạo lực cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn
vợ chồng trầm trọng hơn. Theo tác giả, đặc điểm học vấn và nghề nghiệp
khác nhau giữa các gia đình có thể dẫn đến hình thức bạo lực khác nhau khi
vợ chồng có mâu thuẫn.
Hoàng Bá Thịnh (2005) trong nghiên cứu “Bạo lực giới trong gia đình
Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ
nữ” đã tổng hợp những bài viết của nhiều tác giả về vấn đề quan đi ểm giải
pháp bạo lực giới trong gia đình Việt Nam, xã hội hoá tại cộng đồng, vấn đề
chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.... Trong nghiên cứu của mình tác
giả cũng đã đề cập đến một phần của vấn đề giáo dục cộng đồng trong phòng,
chống bạo lực gia đình đó là vai trò của truyền thông đại chúng trong sự
nghiệp phát triển phụ nữ.
Trong Báo cáo của các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam về thực hiện
Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) của Mạng giới và phát triển (GENCOMNET) (2006) Công ước đó
đã đưa ra chương trình đầu tiên đề cập đến bạo lực trong gia đình và phân tích
một số thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trước vấn nạn này trong thời
gian sắp tới.
Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) đã phát hành cuốn sách “Bạo
lực gia đình - một sự sai lệch giá trị”. Đây là kết quả của công trình nghiên
cứu thực tiễn tại ba tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ và Thành phố Hà Nội. Cuốn
sách đã trình bày những vấn đề lý luận và phương pháp luận về bạo lực giới
trong gia đình, tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ
21
ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là
một sự lệch chuẩn về mặt đạo đức xã hội, về những giá trị của thời đại mà
chúng ta đang đề cao đồng thời cũng đề cập tới một số cách thức để thay đổi
nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình của người dân.
Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (2008) trong nghiên cứu “Bình
đẳng giới ở Việt Nam” đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở
Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ra những
quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến
hành vi bạo lực.
Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, Đặng Bích Thuỷ (2009) trong
nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: Thực trạng, diễn
tiến và nguyên nhân” đã chỉ ra những vấn đề nhận diện bạo lực gia đình và cơ
sở pháp lý phòng chống bạo lực gia đình, mức độ phổ biến của bạo lực gia
đình và các yếu tố ảnh hưởng - phân tích số liệu định lượng, thực trạng bạo
lực gia đình, hậu quả và môi trường nảy sinh bạo lực gia đình, các yếu tố thúc
đẩy và hạn chế các hành vi bạo lực.
Trong nghiên cứu “Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ
nữ và trẻ em” TS. Bùi Thị Xuân Mai (2009) cùng các cộng sự đã nghiên cứu,
đề xuất các giải pháp khả thi để hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em
hiện nay ở Việt Nam, trong đó có công tác truyền thông, giáo dục cộng đồng
được xem như một giải pháp quan trọng.
Năm 2009-2010, lần đầu tiên ở Việt Nam có một nghiên cứu khá quy
mô tại chín tỉnh của cả ba miền Bắc- Trung- Nam về phòng chống bạo lực gia
đình từ góc độ cảnh sát và cán bộ tư pháp. Nghiên cứu này do ba tổ chức
tham gia là Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển (RCGAD), Tổng cục
Thống kê và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với sự trợ giúp của Liên hợp
22
quốc (UNODC), Bộ Công an và tổ chức nghiên cứu Phần Lan (HEUNI). Báo
cáo kết quả nghiên cứu đã nêu rõ tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam và
mức độ phòng chống của các cơ quan chức năng như cảnh sát và pháp lý,
những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của hai lực lượng này
trong công tác phòng chống bạo lực gia đình sẽ là các bài học trong tương lai.
[9, Tr.27]
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam
năm 2010 thu thập thông tin chi tiết về tỷ lệ bạo lực, tần suất, những yếu tố
nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đây là nghiên cứu
đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùng kinh tế xã hội. Ngoài ra
nghiên cứu còn đánh giá các chiến lược đối phó, nhận thức về bạo lực gia
đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyền pháp lý của họ. Kết
quả của nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ và các tổ
chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách và
chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình đối với
phụ nữ một cách hiệu quả hơn.
Hoàng Hồng Hạnh và cộng sự (2012) với đề tài khoa học cấp Bộ“Bạo
lực gia đình dưới góc độ tiếp cận văn hóa học” đã nêu ra được thực trạng bạo
lực gia đình cùng với những nguyên nhân chủ quan, khách quan và tác động,
ảnh hưởng đối với gia đình Việt Nam. Nhóm tác giả đưa ra các nhóm giải
pháp nhằm góp phần phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam: Nhóm giải
pháp nâng cao nhận thức của cá nhân và cộng đồng về gia đình và bạo lực gia
đình; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng
chống bạo lực gia đình; Nhóm giải pháp văn hóa giáo dục; Nhóm giải pháp
kinh tế; Nhóm giải pháp tình huống. Ở mỗi nhóm giải pháp đều xác định các
nội dung cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia
đình ở cá nhân, gia đình và xã hội. Sự phối hợp đồng bộ giữa các nhóm giải
23
pháp là một yêu cầu hóa giải các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân bạo lực
gia đình. Trong các nhóm giải pháp, nhóm giải pháp yêu cầu xây dựng văn
hóa gia đình có vai trò động lực, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình giữ vai trò then chốt.
Về tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam, Ts. Trịnh Thị Hoài Đức Giám đốc trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình khẳng định: “Ở Việt Nam,
bạo lực gia đình không phải là chủđề mới, mà đã có từ lâu trong lịch sử.
Nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình ở Việt Nam là do tàn dư của nền văn
hóa phong kiến, của chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ của nho
giáo từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Người đàn ông luôn cho
rằng mình ở vị trí cao hơn phụ nữ, có quyền đối với phụ nữ. Chính nền văn
hóa phong kiến đã khuyến khích người phụ nữ thừa nhận tự nguyện về quyền
hành của nam giới và địa vị phụ thuộc của người vợ vào người chồng trong
gia đình, từ đó chấp nhận những hành vi bạo lực của nam giới”. [15]
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Những số liệu chính thức về bạo lực gia đình,
dù hạn chế, song đã cung cấp những bằng chứng về mức độ nghiêm trọng của
bạo lực mà người phụ nữ phải trải qua trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên,
những nghiên cứu về giáo dục cộng đồng như là một phương pháp của công
tác xã hội, một kỹ thuật của phát triển cộng đồng còn chưa nhiều, chưa mang
tính chất hệ thống. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã tiếp thu
được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy ở
mỗi công trình nghiên cứu trên vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập hoặc
đề cập chưa sâu, đặc biệt là vấn đề giáo dục cộng đồng trong phòng, chống
bạo lực gia đình với phụ nữ.
24
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi vĩnh hằng của mỗi con người, là
tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Đồng thời gia đình còn là yếu tố
trung gian là “cầu nối” giữa cá nhân và xã hội, giữa xã hội và cá nhân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của gia đình đối với cá nhân và xã hội cho
nên vấn đề gia đình đã và đang được nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau
nghiên cứu, vì thế định nghĩa về gia đình cho đến nay chưa có sự thống nhất.
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc “Gia đình là một thể chế có tính chất toàn
cầu. Thể chế đó có những hình thức khác nhau và thực hiện những chức năng
cũng khác nhau khi xã hội loài người chuyển từ nền văn minh này sang nền văn
minh khác. Vì vậy sẽ không có một định nghĩa chung để áp dụng cho toàn cầu”.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng đức” C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Hàng
ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những
người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ, và con
cái, đó là gia đình” [1-288].
Theo từ điển CNXH khoa học: “Gia đình là một hình thức cộng đồng
những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và máu mủ”. Trong cuốn
sách “Vai trò gia đình trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tác giả
Lê Thi chỉ ra “Khái niệm gia đình” được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình
thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ
hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại),
đồng thời gia đình bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không
có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách
nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm) giữa họ có những điều ràng
buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời, trong gia
đình có quy định rõ ràng về quyền được phép và những điều cấm đoán trong
25