BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO
LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ,
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
- Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
- Đảm bảo tính pháp lý
Đảm bảo tính pháp lý là nguyên tắc đầu tiên cần chú
trọng khi xây dựng giải pháp phối hợp các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ nói chung và phụ nữ huyện Kim Thành, tỉnh Hải
Dương nói riêng. Đây là một trong những biểu hiện của
nguyên tắc pháp chế - một nguyên tắc hiến định. Những biện
pháp được đề xuất trong công tác phòng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ là phải phù hợp với những quy định pháp
luật hiện hành về bình đẳng giới, về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho phụ nữ và về phòng chống bạo lực gia đình.
Những giải pháp đưa ra nếu không tính đến những nguyên tắc
và những quy định chung tại các đạo luật hiện hành và các
quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành thì chắc chắn
những giải pháp đó sớm hay muộn cũng bị loại bỏ vì xung đột
với các quy định pháp luật. Trong một xã hội pháp quyền thì
những giải pháp đưa ra trong công tác phòng chống bạo lực
gia đình cần phải xem xét trước tiên về tính pháp lý của
những giải pháp đó rồi mới xem xét đến những yếu tố khác.
- Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phối hợp các lực lượng
cộng đồng trong việc giáo dục về phòng chống bạo lực gia
đình cho phụ nữ ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương phải
phù hợp với tình hình, bối cảnh cụ thể của địa phương. Nếu
các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực gia đình cho phụ
nữ chỉ mang tính hình thức, hời hợt bên ngoài thì người phụ
nữ cũng khó có thể tiếp thu và hiểu bản chất vấn đề để bảo vệ
mình tránh khỏi những vụ bạo lực gia đình. Do đó, nguyên tắc
đảm bảo tính thực tiễn trong công tác giáo dục phòng chống
bạo lực gia đình cho phụ nữ thông qua sự phối hợp giữa các
lực lượng cộng đồng là cần thiết để những người phụ nữ trên
địa bàn huyện Kim Thành có thể dễ dàng tiếp cận với chính
sách, pháp luật về bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia
đình; từ đó, ý thức được quyền, vị thế của mình trong gia đình
và có những hành vi ứng xử phù hợp, những biện pháp bảo vệ
bản thân khỏi những vụ bạo lực gia đình.
- Đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi cần phải cân nhắc đến các điều
kiện và bối cảnh thực tế của từng địa phương, xem xét và dự
đoán khả năng thành công nếu áp dụng biện pháp đề xuất
trong tương lai. Nói cách khác, khi xây dựng bất cứ biện pháp
nào liên quan đến giáo dục phòng chống bạo lực gia đình thì
các lực lượng cộng đồng phải đánh giá tình hình thực tế và
phân tích mức độ khả thi của biện pháp để đưa ra kết luận liệu
biện pháp đó có thực sự đem lại hiệu quả trên thực tế hay
không. Các biện pháp giáo dục về phòng chống bạo lực gia
đình đã được nhiều địa phương áp dụng và mang lại hiệu quả
cao có thể tham khảo như: tuyên truyền miệng, biên soạn tài
liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp
luật về bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình; đưa
pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình vào giảng dạy
trong các trường học để giúp các em học sinh hình thành
những nhận thức cơ bản nhất về chính sách, pháp luật và ý
thức được trách nhiệm, nghĩa vụ, vai trò của mình trong gia
đình, biết cách bảo vệ người phụ nữ khi chứng kiến cảnh bạo
lực gia đình; xây dựng các câu lạc bộ pháp luật là nơi để giao
lưu, trao đổi những ý kiến vướng mắc của người phụ nữ trong
gia đình về các vấn đề mà họ gặp phải, cách khắc phục và giải
quyết những xung đột gia đình mà không dùng đến các hành
vi bạo lực; tuyên truyền pháp luật phòng chống bạo lực gia
đình thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý… Những
biện pháp này nếu được chính quyền địa phương phối hợp
cùng các lực lượng cộng đồng trên địa bàn huyện Kim Thành,
tỉnh Hải Dương và được sự ủng hộ của người dân, đặc biệt là
phụ nữ thì chắc chắn hiệu quả của hoạt động này sẽ được
khẳng định và nâng cao đáng kể trong thời gian tới. Điều
quan trọng nhất là mọi biện pháp được đưa ra đều phải xuất
phát từ nhu cầu của chính những người phụ nữ, đều phải đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn, tính hiệu quả và khả năng
thực thi của các đối tượng liên quan trên thực tế.
- Đảm bảo tính kế thừa
Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc quan trọng cần được
quan tâm trong việc phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói
chung và đối với phụ nữ ở huyện Kim Thành, Hải Dương nói
riêng. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống
bạo lực gia đình của các lực lượng cộng đồng thường được
định hướng bởi cơ quan quản lý nhà nước với những hướng đi
trong kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Do đó, việc kế
thừa kết quả và kinh nghiệm của công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình ở những giai đoạn
trước là rất quan trọng nhằm đảm bảo sự liên tục và tính hệ
thống của hoạt động này trong các giai đoạn phát triển tiếp
theo của địa phương. Thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo kế
thừa sẽ giúp việc phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương loại bỏ được những biện
pháp giáo dục chưa hiệu quả của giai đoạn trước, đồng thời kế
thừa, phát huy và tìm ra những biện pháp giáo dục phòng
chống bạo lực gia đình cho phụ nữ hiệu quả, phù hợp hơn với
bối cảnh xã hội và sự phát triển của địa phương.
- Những giải pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ
nữ trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Giải pháp về nhận thức
Mục tiêu của giải pháp
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động xã
hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, người
dân về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở
giới. Đồng thời, truyền thông vận động nâng cao nhận thức
chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
+ Giáo dục, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao
nhận thức và sự hiểu biết của cán bộ các cấp và Nhân dân về
bạo lực gia đình, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của các cấp ủy,
chính quyền, các tổ chức xã hội, những người có uy tín trong
cộng đồng dân cư đối với công tác phòng, chống bạo lực gia
đình.
+ Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông
tin đại chúng như báo chí, báo mạng, đài truyền hình, đài phát
thanh, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác để
người dân hàng ngày được tiếp cận với những thông tin đúng
đắn về bình đẳng giới; từ đó, góp phần chuyển biến dần dần
nhận thức của họ về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực
gia đình
+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống
gia đình Việt Nam, phát động phong trào thi đua xây dựng gia
đình văn hóa đến từng hộ gia đình thông qua các cuộc thi, các
phong trào được phát động tại địa phương để người dân
nhanh chóng nắm bắt được những thông tin mới, cập nhật
được tình hình phòng chống bạo lực gia đình ở những tỉnh
thành khác trên cả nước; đồng thời, để chính bản thân họ nhận
thức và thấu hiểu được tại sao cần phải thay đổi nhận thức về
bình đẳng giới.
+ Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình
gắn với phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động
ngoại khóa trong hệ thống các trường học của huyện Kim
Thành. Chương trình giáo dục tại các trường học hiện nay đã
đa dạng hơn trước, trong đó những môn học thiên về kỹ năng
sống và về các vấn đề xã hội luôn được các trường chú trọng.
Những nội dung này, trong đó có nội dung phòng chống bạo
lực gia đình được các trường lồng ghép vào các môn học
ngoài giờ, ngoại khóa, thậm chí cả các môn học trong chương
trình như môn Giáo dục công dân, Lịch sử…nhằm giúp các
em học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã có nhận
thức đầy đủ và đúng đắn về bình đẳng giới; đồng thời giúp
cho các em có những kỹ năng cơ bản nhất để phòng tránh bạo
lực gia đình nếu xảy ra.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Điều 3 khoản 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy
định nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình gồm: “Kết
hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực
gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên
truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với
truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam”. Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống
bạo lực gia đình bởi nhiều lý do. Xuất phát từ thực tế quan hệ
trong gia đình mang tính khép kín, với các thành viên gia đình
cũng như những người xung quanh, việc trong gia đình thì
người ngoài ít có cơ hội xen vào.Vì thế những vụ bạo lực gia
đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý
bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết
chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng
rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phù hợp là không dễ.
Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận
thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp
thô bạo của pháp luật có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ
các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền,
giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải trong vấn đề này là rất
quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người: nạn
nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có
hành vi bạo lực có thể nhận thức được tính chất, hậu quả của
hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết
được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và
có ứng xử phù hợp.
Do đó, việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền
thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ
càng được phát huy tốt hơn nữa, bởi vì người Việt Nam nói
chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở
những quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp
thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán
mới có thể phát huy hiệu quả lớn nhất.
- Giải pháp về hành chính, pháp lý
Mục tiêu của giải pháp
Một là, triển khai các văn bản pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình đã ban hành; giúp các quy định của pháp luật
đi vào thực tiễn cuộc sống.
Hai là, tăng cường phối hợp xây dựng, ban hành văn bản
pháp luật hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra tình hình thực
hiện pháp luật về bình đẳng giới, kết quả thực hiện hoạt động
về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các
cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ba là, xây dựng lồng ghép nội dung phòng, chống bạo
lực gia đình vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” để người dân trên địa bàn dễ dàng tiếp cận
được với chính sách hơn.
Bốn là, thực hiện tốt chế độ động viên, khen thưởng các
tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống
bạo lực gia đình trên địa bàn; nêu các gương điển hình tiên
tiến trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gương tiêu
biểu về gia đình hạnh phúc; phối hợp phát hiện, ngăn chặn và
điều tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình. Việc khen thưởng và xử lý vi phạm sẽ
có tác động rất lớn đối với công tác phòng chống bạo lực gia
đình, góp phần khuyến khích cũng như răn đe một cách có
hiệu quả đối với những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực
hiện công tác liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
+ Triển khai các luật và văn bản quy phạm pháp luật về:
Phòng, chống bạo lực gia đình; Bình đẳng giới; Hôn nhân và
gia đình; Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Người cao
tuổi đến các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân. Phân định
và xác định rõ nội dung triển khai nào do ai phụ trách để đến
cuối kỳ kiểm tra, đánh giá công tác thực thi chính sách, pháp
luật được khách quan, chính xác.
+ Thực hiện các kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia
đình từ huyện đến cơ sở một cách đồng bộ, hiệu quả thông
qua các bản kế hoạch định kỳ của huyện (1 tháng, 3 tháng, 6
tháng), từ đó, các cấp dưới thống nhất tổ chức thực hiện theo
kế hoạch đã định sẵn để đảm bảo công tác phòng chống bạo
lực gia đình trên địa bàn huyện Kim Thành đạt hiệu quả cao
Riêng đối với mục tiêu lồng ghép nội dung phòng, chống
bạo lực gia đình vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”, cách thức thực hiện giải pháp là:
+ Đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào tiêu
chí đăng ký, bình xét, công nhận gia đình văn hóa; thôn, khu
phố văn hóa để vận động nhân dân cùng thực hiện.
+ Xây dựng gia đình văn hóa có tiêu chí: Vợ chồng bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không có hành vi bạo lực, nuôi con
khỏe, dạy con ngoan, đối xử công bằng với các con, không
trọng nam khinh nữ, có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong
cộng đồng nơi cư trú; tích cực tham gia vào các cuộc vận
động, hòa giải những xích mích, bất đồng nhằm giảm thiểu
những mầm mống bạo lực gia đình.
+ Đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào việc
xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước của địa
phương; thông báo cho cộng đồng dân cư về những hành vi
bạo lực gia đình để tạo sự đồng thuận của xã hội, phê phán
những hành vi bạo lực gia đình; giải quyết kịp thời những bất
hòa trong các gia đình có bạo lực. Mỗi địa phương sẽ có
những quy tắc văn hóa ứng xử riêng trong cộng đồng được
mọi người tôn trọng; vì vậy, việc đưa các nội dung về phòng
chống bạo lực gia đình vào các quy tắc ứng xử của địa
phương một cách khéo léo sẽ giúp người dân ở địa phương dễ
dàng tiếp nhận và có những thay đổi hành vi phù hợp với chủ
trương, định hướng của địa phương về phòng chống bạo lực
gia đình.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Chính quyền địa phương cần chủ động trong việc xây
dựng kế hoạch, chương trình cũng như có chỉ đạo, hướng dẫn
thực hiện chi tiết, đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh
giá việc tổ chức triển khai các kế hoạch, chương trình phối
hợp nhằm giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ
nữ. Song song với việc xây dựng, ban hành các kế hoạch,
chương trình là thông báo, phổ biến các kế hoạch, chính sách
nhằm công khai và minh bạch hóa các chính sách pháp luật có
liên quan tới toàn thể nhân dân trên địa bàn.
- Giải pháp xây dựng chính sách có trách nhiệm giới
Mục tiêu của giải pháp
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng
đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Đồng thời củng cố và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công
tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị, địa
phương, cộng tác viên cơ sở về công tác phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp liên ngành;
chú trọng phát huy vai trò của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên
của các thôn, tổ dân phố trong triển khai các hoạt động phòng
ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
+ Cán bộ Văn hóa - Thông tin phụ trách công tác gia
đình các cấp được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức về công tác gia đình đầy đủ để bản thân họ có nhận thức
đúng đắn rồi mới làm công tác tuyên truyền, phổ biến các
kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình cho người dân để
đảm bảo hiệu quả.
+ Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác gia
đình cấp huyện, cấp xã, thị trấn, cán bộ thôn, khu phố để
những kiến thức đúng đắn về bình đẳng giới, phòng chống
bạo lực gia đình được lan tỏa rộng rãi và nhanh chóng.
+ Tập huấn cho cán bộ các ngành: Tư pháp, Công an, đại
diện chính quyền, báo cáo viên phòng, chống bạo lực gia đình
các ngành, đoàn thể xã, thị trấn, thành viên các tổ chức chính
trị - xã hội trong huyện kiến thức về phòng, chống bạo lực gia
đình, kỹ năng giúp đỡ, tư vấn nạn nhân bị bạo lực gia đình.
+ Tăng cường việc trang bị tài liệu chuyên môn và các
văn bản phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ phụ trách
công tác Văn hóa – Thông tin cấp xã, các thư viện, tủ sách
pháp luật, đảm bảo tư liệu tìm hiểu và nâng cao năng lực tham
gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Biên tập, in ấn tờ
rơi nội dung tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình
phát đến từng hộ gia đình nhằm nâng cao nhận thức của toàn
dân.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi
gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã
hội; do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm
chung của cộng đồng chứ không phải chỉ là của nhà nước và
những người có liên quan. Bên cạnh đó, công tác phòng,
chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai
trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các
thành viên trong xã hội.Việc thực hiện giải pháp này một lần
nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc
phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng
đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
Giúp đỡ nạn nhân, bảo vệ quyền và lợi ích của họ là điều
cần thiết và được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan
trọng, mọi người đều phải tuân theo. Những vấn đề về gia
đình, trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được
sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung
quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ của
mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế, nhất
là khi họ còn lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực.
Ngoài ra việc giúp đỡ nạn nhân như thế nào, bằng những
phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định,
do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa
ra những xử sự phù hợp nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị
tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi…
- Giải pháp về tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ
chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đặc biệt là Hội Liên hiệp
phụ nữ
- Hội liên hiệp phụ nữ huyện Kim Thành, tỉnh Hải
Dương
Mục tiêu của giải pháp
Về cơ bản, đề cao và phát huy vai trò lãnh đạo của Hội
Liên hiệp Phụ nữ trong hợp tác với các lực lượng cộng đồng
nhằm giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ,
là thực hiện trách nhiệm của Hội liên hiệp Phụ nữ được quy
định trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình hiện hành.
Trong đó xác định cụ thể trách nhiệm là: 1. Thực hiện trách
nhiệm theo quy định tại Điều 33 Luật này; 2. Tổ chức cơ sở tư
vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình; 3. Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng,
tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 4. Phối hợp với
cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình” (Điều 34 Luật Phòng chống bạo lực gia
đình). Như vậy, Hội Liên hiệp phụ nữ đóng vai trò rất quan
trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến và trợ giúp những
người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình; đồng thời, đây
cũng là lực lượng xã hội nòng cốt đi tiên phong trong phong
trào bình đẳng giới, là lực lượng có khả năng kết nối với các
tổ chức, đoàn thể khác để đẩy nhanh việc giáo dục cho người
dân, đặc biệt là người phụ nữ về bình đẳng giới và các kỹ
năng phòng chống bạo lực gia đình, tạo điều kiện tối đa cho
người phụ nữ phát triển được năng lực bản thân trong gia đình
và xã hội.
Nội dung thực hiện giải pháp
+ Chủ động, tập trung đẩy mạnh công tác tham mưu chỉ
đạo cho chính quyền địa phương về công tác giới, về phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ:
Tham mưu ban hành Luật Bình đẳng giới, Luật phòng
chống bạo lực gia đình, Luật phòng chống mua bán người;
Tham gia xây dựng các văn bản dưới luật về phòng chống bạo
lực gia đình.
Tiếp tục xây dựng, ban hành các Hướng dẫn triển khai
thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng
chương trình hành động phòng chống bạo lực gia đình của
Hội LHPN Việt Nam.
Chủ động phối hợp tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng
giới và công tác phòng chống bạo lực gia đình; tổ chức các
hoạt động phòng chống bạo lực gia đình
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về Bình
đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình trên các phương
tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi sinh hoạt nhóm
tổ phụ nữ, sinh hoạt Câu lạc bộ... cho cán bộ, hội viên, phụ
nữ.
Tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội về
công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tổ
chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên về nội dung cơ bản
của Luật phòng chống bạo lực gia đình; tổ chức Hội thảo cho
các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương về phòng chống
bạo lực gia đình.
Biên soạn, in ấn các tài liệu tham khảo về Bình đẳng giới
và phòng chống bạo lực gia đình
Chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ
gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ không bạo lực gia đình, Câu
lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ không sinh
con thứ 3, câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý...
góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con; kỹ
năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về pháp luật cho
phụ nữ. Xây dựng thí điểm mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng
đồng theo Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Thực hiện tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, tổ
chức tư vấn lưu động tại một số địa phương về các vụ bạo lực
gia đình.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Thành chủ động,
tích cực phối hợp với cơ quan hành pháp, chính quyền địa
phương trong công tác phòng chống bạo lực gia đình
Đề xuất hoặc chủ trì phối hợp tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, vận động, nắm tình hình và tham gia tham gia
giải quyết các vụ bạo lực gia đình có liên quan đến phụ nữ
xảy ra trên địa bàn.
Chủ động nắm tình hình các gia đình tại địa bàn thông
qua hoạt động của tổ chức Hội và công tác quản lý nhân khẩu
của chính quyền địa phương để kịp thời phát hiện dấu hiệu,
nguy cơ bạo lực gia đình để tuyên truyền, vận động.
Hội phụ nữ giữ vai trò đại diện cho tổ chức Hội bảo vệ
phụ nữ nếu vụ bạo lực gia đình trong trường hợp phải đưa ra
pháp luật. Trường hợp đưa ra pháp luật xử lý ly hôn, cán bộ
Hội là người tư vấn, hướng dẫn chị em viết đơn gửi đến nơi
thẩm quyền giải quyết.
Cách thức thực hiện giải pháp
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực
trên cơ sở giới cho hội viên phụ nữ, thành viên các câu lạc bộ,
các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Cụ thể: Tập trung, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên, phụ nữ và các
tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về các chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước như:
Chỉ thị 49/CT-TW về xây dựng gia đình trong thời kỳ
CNH,HĐH đất nước, Luật Phòng chống BLGĐ, Luật Hôn
nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ và Chăm
sóc trẻ em…Đặc biệt, qua các hoạt động tuyên truyền, truyền
thông đã làm rõ một trong những nguyên nhân chính của bạo
lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, là tư tưởng “trọng nam
khinh nữ”, từ đó giúp cho người dân, phụ nữ, người chồng,
người vợ khắc phục những tồn tại, thay đổi nhận thức, hành vi
trong ứng xử về gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con
người, gia đình Việt Nam: Không phân biệt địa vị, vai trò của
phụ nữ với nam giới trong gia đình, luôn tạo niềm tin vững
chắc cho các thành viên trong gia đình, giúp các con, em tự
tin, tích cực học tập, tránh xa hoặc từ chối, không sa ngã vào
các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luật…
Khai thác nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong và ngoài
nước hỗ trợ cho các gia đình phụ nữ khó khăn, như: Vốn vay
Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, các dự
án của các tổ chức phi chính phủ, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo,
công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ; tổ chức
các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông, tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô
hình CLB gia đình hạnh phúc, CLB phòng chống bạo lực gia
đình tại các địa phương, xây dựng mô hình “địa chỉ tin cậy”
tại cộng đồng; phát huy lực lượng hội viên, cộng tác viên
nòng cốt và nhân dân trong việc phát hiện các hành vi bạo lực
gia đình tại cộng đồng, kịp thời tư vấn, giải quyết mâu thuẫn,
bạo lực gia đình; trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình…
Hội LHPN phối hợp với các ngành chức năng cùng cấp
xây dựng kế hoạch, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các
cấp tạo điều kiện, hỗ trợ về mặt kinh phí cho công tác phòng,
chống bạo lực gia đình ở địa phương; phối hợp kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia
đình, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Đơn chử như phối
hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nhân rộng
mô hình “ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở
giới”, “địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh cộng đồng”, hình thành
đội ngũ cộng tác viên nòng cốt để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực
giới.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Chính quyền địa phương mạnh dạn giao quyền, giao
nhiệm vụ cho các cấp Hội. Trên cơ sở đó, Hội có điều kiện
chủ động thực hiện các công tác giáo dục phòng chống bạo
lực gia đình phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng,
miền. Khi các Hội, đặc biệt là Liên hiệp hội phụ nữ tại địa
phương được trao thực quyền trong công tác giáo dục phòng
chống bạo lực gia đình thì họ sẽ chủ động phát huy tối đa các
nguồn lực hiện có, đồng thời tận dụng được các nguồn lực từ
các lực lượng xã hội khác để phối hợp thực hiện một cách tốt
nhất việc giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình cho phụ
nữ trên địa bàn huyện Kim Thành.
Hội Liên hiệp phụ nữ chủ động phát huy vai trò nòng cốt
trong công tác phụ nữ; xây dựng, củng cố tổ chức hội theo
hướng tinh gọn gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa
XII). Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng
thiết thực, chuyên nghiệp, đa dạng hóa hình thức tập hợp,
hướng về cơ sở, đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ trong
các hộ gia đình hay xảy ra xung đột. Quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ hội có đủ phẩm chất, năng
lực, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, giỏi vận động phụ nữ;
tích cực tạo nguồn cán bộ nữ cho hệ thống chính trị. Đội ngũ
cán bộ này đóng vai trò không thể thiếu trong việc lập ra các
kế hoạch thực thi, các phương án thực hiện kế hoạch chỉ đạo
từ cấp trên cũng như là đội ngũ kết nối, tuyên truyền chính
sách, pháp luật của nhà nước đến với từng hộ gia đình, từng
người phụ nữ ở địa phương về bình đẳng giới, phòng chống
bạo lực gia đình.
- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền
Mục tiêu của giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng ngừa và
ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và rút kinh
nghiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong
quá trình thực hiện giáo dục cho người dân, đặc biệt là người
phụ nữ về phòng chống bạo lực gia đình ở địa phươngđư Điều