Tải bản đầy đủ (.pdf) (344 trang)

Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ ở thành phố hồ chí minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 344 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT TP. HỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm nhiệm vụ:

PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT TP. HỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ:
Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... 7
I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 9
1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................. 9

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................. 11
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước liên quan đến đề tài ..................... 11
2.2. Các cơng trình tiêu biểu về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới ............................................................................... 13
2.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến trí thức và xây dựng đội ngũ
trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới ................................ 19
3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 27
3.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 27
3.2. Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................... 27
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................... 27
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................... 27
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................. 28
5. Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng thực tiễn nếu đề tài/ dự án
thành công ....................................................................................................... 28
5.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 28
5.2. Khả năng ứng dụng thực tiễn .................................................................... 29
6. Phuơng pháp nghiên cứu của đề tài ......................................................... 29
7. Kết cấu đề tài .............................................................................................. 33
II. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 35
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA .......... 35
1


1.1. Lý luận cơ bản về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức khoa học – cơng
nghệ ................................................................................................................. 35
1.2. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ của một số
nước trên thế giới............................................................................................. 47
1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ trí

thức khoa học – cơng nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ................................................................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 93
Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ VAI TRÒ CHỦ YẾU
CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................... 96
2.1. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm phát triển của thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................................. 96
2.2. Những đặc điểm cơ bản của đội ngũ trí thức khoa học - cơng nghệ ở
thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 101
2.3. Những ưu điểm, thế mạnh và hạn chế, thiếu sót của đội ngũ trí thức khoa
học – cơng nghệ thành phố Hồ Chí minh ...................................................... 106
2.4. Vai trị và trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ ở thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 132
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......... 136
3.1. Thực trạng phát triển về số lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức khoa học
– cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh ......................................................... 137
3.2. Thực trạng phát triển chất lượng đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ
thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 148
3.3. Thực trạng sử dụng đội ngũ trí thức khoa học và cơng nghệ ở thành phố
Hồ Chí Minh .................................................................................................. 160
3.4. Thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của đội ngũ trí thức khoa học –
cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 166

2


3.5. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển đội ngũ khoa học – công nghệ

ở thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 170
3.6. Nguyên nhân của thực trạng hạn chế, yếu kém trong xây dựng đội ngũ trí
thức khoa học – cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh .................................. 174
3.7. Những bất cập và những vấn đề đặt ra trong q trình phát triển đội ngũ
trí thức khoa học – cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh ............................. 182
3.8. Khái quát những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ trí thức khoa học –
cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 187
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 190
Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC –
CƠNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................... 194
4.1. Tác động của q trình tồn cầu hóa, cách mạng khoa học – công nghệ,
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến sự phát triển của đội ngũ trí thức
khoa học – cơng nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 194
4.2. Tác động của luật pháp, cơ chế chính sách đến sự phát triển đội ngũ trí
thức Khoa học – cơng nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................ 200
4.3. Tác động của nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những tệ nạn xã hội
đến sự phát triển đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ ở Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................... 210
4.4. Tác động của môi trường làm việc tới sự phát triển đội ngũ trí thức khoa
học – cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 217
4.5. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và “xây dựng Thành phố thông
minh” .............................................................................................................. 226
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................. 230
Chương 5: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA. ....... 234
5.1. Luận chứng về xu hướng phát triển đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ
ở TP. Hồ Chí Minh ......................................................................................... 234


3


5.2. Xu hướng phát triển về số lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức Khoa học –
Cơng nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 240
5.3. Xu hướng phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức khoa học –
cơng nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới ......................... 243
5.4. Xu hướng phát triển việc làm, thu nhập và đời sống của đội ngũ trí thức
khoa học – cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 250
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................ 254
Chương 6: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP
HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC......................................................... 256
6.1. Phương hướng xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Khoa học – cơng
nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 256
6.2. Những giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thưc khoa học – cơng
nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước..................................................................................... 264
6.3. Những giải pháp cụ thể .......................................................................... 273
KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 ............................................................................ 302
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 304
HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................... 311
PHẦN KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 314
1. Kiến nghị với Đảng .................................................................................. 314
2. Kiến nghị với Chính phủ......................................................................... 315
3. Kiến nghị với Quốc hội ........................................................................... 317
4. Kiến nghị với Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh ................................ 317
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 320


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

BC

Báo cáo

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

KH-CN

Khoa học – cơng nghệ

KH&KT

Khoa học và kỹ thuật

GS


Giáo sư

PGS

Phó giáo sư

LHH

Liên hiệp hội

Nxb

Nhà xuất bản

TP

Thành phố

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

5



6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng: Tỷ lệ mẫu phân theo trình độ chun mơn đào tạo và lĩnh vực hoạt
động .................................................................................................................. 31
Bảng 3.1: Số lượng trí thức thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2015 .... 139

Bảng 3.3: Phân bố lao động KH - CN ở 4 lĩnh vực trọng điểm..................... 145
Bảng 3.4: Đánh giá về cơ cấu đội ngũ trí thức KH – CN về độ tuổi, giới tính
và ngành nghề................................................................................................. 145
Bảng 3.5: Đánh giá cơ cấu đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ về độ tuổi,
giới tính và ngành nghề (phân theo trình độ) ................................................. 146
Bảng 3.6: Đánh giá về cơ cấu đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ thành
phố Hồ Chí Minh về độ tuổi, giới tính, ngành nghề (phân theo lĩnh vực hoạt
động)............................................................................................................... 147
Bảng 3.7: Kinh phí đầu tư và số lượng đề tài giai đoạn 2011 - 2014 ............ 151
Bảng 3.8: Kiến thức chuyên môn của các nhà khoa học ............................... 154
Bảng 3.9: Đánh giá chung về kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học– công
nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh...................................................................... 154
Bảng 3.10: Đánh giá chung về kết quả các cơng trình nghiên cứu khoa học –
cơng nghệ ở thành phồ Hồ Chí Minh ............................................................. 155
Bảng 3.11: Thực trạng đào tạo đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ ......... 157
Bảng 3.12: Tư cách, đạo đức, lối sống của đội ngũ trí thức KH-CN ............ 159
Bảng 3.13: Tính kỷ luật và trách nhiệm đối với cơng việc của đội ngũ trí thức
khoa học – cơng nghệ ..................................................................................... 160
Bảng 3.14: Sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với công việc đang làm .. 161
Bảng 3.15: Sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với công việc đang làm
(theo lĩnh vực hoạt động) ............................................................................... 162

7


Bảng 3.16: Đánh giá thực trạng sử dụng đội ngũ trí thức KH-CN ở thành phố
Hồ Chí Minh .................................................................................................. 163
Bảng 3.17: Đánh giá hiệu quả sử dụng đội ngũ trí thức KH-CN ở thành phố
Hồ Chí Minh (phân theo giới tính) ................................................................ 164
Bảng 3.18: Đánh giá thực trạng sử dụng đội ngũ trí thức KH-CN ở thành phố
Hồ Chí Minh (phân theo lĩnh vực hoạt động) ............................................... 165
Bảng 3.19: Mức thu nhập hàng tháng của đội ngũ trí thức KH-CN ở Thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 167
Bảng 3.20: Thu nhập và mức độ chi tiêu hàng tháng của đội ngũ trí thức khoa
học – cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 168
Bảng 3.21: Mức độ hài lịng của trí thức khoa học – cơng nghệ ở thành phố
Hồ Chí Minh với mức sống hiện tại .............................................................. 168
Bảng 3.22: Ý định chuyển đổi ngành nghề/ lĩnh vực công tác ..................... 169
Bảng 3.23: Lý do chuyển đổi ngành nghề/ lĩnh vực cơng tác của một bộ phận
trí thức khoa học – cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh ............................. 170
Bảng 3.24: Mức thu nhập hàng tháng của trí thức khoa học – công nghệ .... 173
Bảng 3.25: Mức độ hài lòng về mức thu nhập và mức sống hiện nay của trí
thức khoa học – cơng nghệ ............................................................................ 174
Bảng 3.26: Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 27 –NQ/TW và Chương
trình hành động 44-CTr/TU .......................................................................... 177
Bảng 4. 1: Chỉ số mức độ tham nhũng ở Việt Nam ...................................... 211
Bảng 4.2: Các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tác động ảnh hưởng
đến sự phát triển của đội ngũ trí thức KH-CN ở TP. HCM .......................... 220
Bảng 5.1: Giáo dục Đại học và Cao đẳng ..................................................... 247
Bảng 5.2: Số lượng sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 .................. 248

8



I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong mọi thời đại lịch sử, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội và
đội ngũ trí thức ln là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá trí thức. Sinh
ra và trưởng thành trong lịng dân tộc, đội ngũ trí thức Việt Nam ln gắn bó
với dân tộc, ln có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước
và phát triển đất nước. Nhiều thế hệ trí thức, nhiều nhà trí thức đã trở thành
những tấm gương sáng u nước thương dân, hết lịng vì nước vì dân. Vì vậy,
nhân dân ta đã ghi cơng và tơn vinh trí thức trong Văn bia tiến sĩ tại Văn Miếu
– Quốc Tử giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị và sức mạnh của đội ngũ trí thức
trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng ta luôn quan tâm đào tạo, trọng
dụng và tơn vinh trí thức. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X của Đảng
khẳng định: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan
trọng trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp
nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh
đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng
đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” 151, tr.3-4.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa, khoa học, giáo dục lớn nhất nước với dân số 8.297.500 người,
trong đó có khoảng 1,2 triệu trí thức (chiếm 21% trí thức cả nước). Trong
những năm đổi mới, đội ngũ trí thức thành phố có bước phát triển quan trọng,
góp phần tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế” 151, tr.3-4. Tuy nhiên, “Một bộ phận trí
9



thức cịn thiếu ý chí phấn đấu, khơng thường xun nghiên cứu và học tập dẫn
đến tụt hậu về chuyên môn, nghiệp vụ; một bộ phận giảm sút đạo đức nghề
nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung
thực; một số trí thức trẻ chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu
vươn lên về chun mơn; một số có tư tưởng “sùng ngoại”, thiếu tin tưởng ở
nội lực” 151, tr.4.
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 27/NQ/TW của Trung ương và
Chương trình hành động số 44-Ctr/TU của Thành ủy, bản thân đội ngũ trí
thức và cơng tác xây dựng đội ngũ trí thức đã có chuyển biến tích cực và đạt
được kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và
kết quả đạt được, còn tồn tại những hạn chế và khuyết điểm: “Đội ngũ trí thức
phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; số lượng chuyên gia đầu
ngành rất thiếu, đội ngũ kế cận hụt hẫng, chưa hình thành được các nhóm
nghiên cứu mạnh; nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
chưa đủ cả về số lượng và chất lượng…” 156, tr.13.
Để phát huy ưu điểm và kết quả đạt được, khắc phục những khuyết điểm
nói trên; đồng thời, góp phần thực hiện các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ X đưa ra 43, tr.119-121, nhất là góp phần thực hiện 7 chương
trình đột phá trong giai đoạn 2016 – 2020 43, tr.163-167 và “xây dựng Thành
phố thông minh”, rất cần thiết phải nghiên cứu sâu và có hệ thống về đội ngũ
trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ thành phố Hồ Chí
Minh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

10


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước liên quan đến đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của tồn cầu hóa và
cách mạng khoa học – cơng nghệ, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc
biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong tất cả các chiến
lược phát triển. Vì vậy, vấn đề trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức luôn nhận
được sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều ngành khoa học và nhiều học giả
cả trong và ngoài nước. Đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về trí thức và
xây dựng đội ngũ trí thức ở các nước phát triển. Trong đó có những cơng trình
tiêu biểu sau:
• “Kinh nghiệm của một số nước phát triển giáo dục và đào tạo, khoa
học công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức” (Viện khoa học giáo dục
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010). Đây là cơng trình chun
khảo, trong đó các tác giả tập trung phân tích kỹ chiến lược, các chính sách
phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ gắn trực tiếp với xây
dựng đội ngũ trí thức ở một loạt các quốc gia có nền giáo dục và khoa học
phát triển (như: Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Trung
Quốc,…). Trên cơ sở đó, các tác giả rút ra những bài học bổ ích, những kinh
nghiệm sáng tạo về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức có thể vận dụng vào
Việt Nam trong q trình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế. Cơng trình
này là tài liệu tham khảo có ích cho tồn bộ đề tài nghiên cứu về xây dựng đội
ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhất là giúp ích
trực tiếp cho việc nghiên cứu nội dung 1, nội dung 4 và nội dung 6 của đề tài.
• Nga là quốc gia có đội ngũ trí thức đơng đảo và là nước có nhiều
phát minh khoa học; đồng thời có nhiều cơng trình nghiên cứu về trí thức.
Sách “Trí thức Nga” (nhiều tác giả là các nhà khoa học Nga, Nxb. Tri thức,
11


Hà Nội, 2009). Trong cơng trình này, các tác giả đã luận bàn về khái niệm trí
thức; đặc điểm, vị trí, vai trị của trí thức trong xã hội; những đóng góp của
đội ngũ trí thức Nga trong lịch sử, trong xã hội Liên Xô trước đây và “số

phận” của những người trí thức Nga trong bối cảnh xã hội chuyển đổi từ xã
hội Xô Viết sang xã hội Nga hiện nay… Những ý kiến của tác giả nêu trên là
những tham khảo có ích cho đề tài, nhất là cho việc nghiên cứu ở nội dung 1
và nội dung 2 của đề tài.
• Phần Lan có đội ngũ trí thức mạnh, dựa trên nền học vấn và dân trí
cao (27% dân số có bằng đại học trở lên, 99,3% học sinh cấp 3 thành thạo 3
ngôn ngữ là tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển và tiếng Anh,…). Trong cơng
trình “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam: kinh nghiệm của Phần Lan” ( Tạp
chí Tia sáng, ngày 8 tháng 12 năm 2008), Nguyễn Thành Huy (Helsinki) đã
khảo sát và phân tích kỹ q trình hình thành, phát triển của giới trí thức Phần
Lan, những đóng góp to lớn của họ đối với phát triển xã hội và vai trò của các
yếu tố xã hội (tự do sáng tạo, phản biện xã hội, cơng bằng và bình đẳng xã
hội, cạnh tranh lành mạnh,…) tác động mạnh đến sự phát triển của giới trí
thức. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho phát triển
giáo dục gắn với phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam.
• “Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài – Một số
kinh nghiệm của thế giới”(chỉ đạo biên soạn GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Nxb.
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012). Cơng trình này là tập hợp kết quả
nghiên cứu về giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, trí thức và nhân tài của nhiều
tác giả trên thế giới. Từ khảo sát, nghiên cứu nhiều chiến lược, chính sách
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài ở nhiều nước (Nga,
Anh, Trung Quốc, Thụy Điển, Phần Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Úc, Hồng Kông, Ấn Độ…), các tác giả đã rút ra những bài học
12


kinh nghiệm về đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài và sử dụng, đãi ngộ, tơn
vinh trí thức trong bối cảnh tồn cầu hóa, cách mạng khoa học – cơng nghệ và
hội nhập quốc tế.
• Nhiều cơng trình nghiên cứu về trí thức và những vấn đề gắn bó với

trí thức, như:“Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI”; “Dự
báo thế kỷ XXI”; “Thăng trầm quyền lực”; “Tơn trọng trí thức, tơn trọng
nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”; và những cơng trình khác.
Như vậy, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về trí thức và đào tạo,
bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ngồi. Các cơng trình nêu trên đã
đề cập khá nhiều khía cạnh về trí thức và xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức.
Đó là những tri thức và kinh nghiệm bổ ích để các tác giả của đề tài “Xây
dựng đội ngũ trí thức khoa học – cơng nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tham khảo, kế
thừa và vận dụng vào nghiên cứu của mình.
2.2. Các cơng trình tiêu biểu về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra
Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói, đây là Nghị quyết
chuyên đề, đầy đủ nhất, toàn diện nhất của Đảng ta về trí thức và xây dựng
đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới.
Nghị quyết đã chỉ rõ: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình
độ học vấn cao về lĩnh vực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy độc lập,
sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và
vật chất có giá trị đối với xã hội”.

13


Nghị quyết khẳng định: (1) Ưu điểm nổi trội của đội ngũ trí thức Việt
Nam “có tinh thần u nước, có lịng tự hào, tự tơn dân tộc sâu sắc, ln gắn
bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng…” có đóng góp tích cực vào sự nghiệp
đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; (2) Những hạn chế của đội ngũ trí thức
thể hiện rõ: số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất

nước, “trí thức tinh hoa và hiền tài cịn ít, chun gia đầu ngành còn thiếu
nghiệm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt… Một số giảm sút đạo đức nghề
nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lịng tự trọng, có biểu hiện chạy theo lợi
ích trước mắt, thiếu ý chí vươn lên về chuyên môn”; (3) Công tác xây dựng
đội ngũ trí thức có nhiều tiến bộ, Đảng và Nhà nước “coi trọng vị trí, vai trị
của trí thức và các hội của trí thức hoạt động, phát triển”, tuy nhiên, “Cơng tác
trí thức của Đảng và Nhà nước vẫn cịn nhiều hạn chế, khuyết điểm…”.
Nghị quyết đã thông qua: Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp
xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Nghị quyết nói trên đã thể hiện rằng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
đặc biệt đến vấn đề trí thức, đánh giá cao vị trí, vai trị, trách nhiệm của đội
ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới; rằng, “Xây dựng đội ngũ trí thức vững
mạnh là trực tiếp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho
phát triển bền vững” 41, tr.5.
• “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” (Nguyễn Thanh Tuấn,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998). Trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu
phân tích khái niệm trí thức (các quan niệm khác nhau về trí thức), vai trị và
đặc điểm của trí thức Việt Nam, những điều kiện và yếu tố tạo thành nhân
cách của người trí thức, .v.v.
14


• “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” (Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn
Quốc Bảo, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001). Các tác giả phân tích và trình bày
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề trí thức và vai trị của lực lượng trí
thức trong đời sống xã hội, nhất là trong sự nghiệp cách mạng. Từ đó, các tác
giả nhấn mạnh rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá rất cao vai trị của trí

thức trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, khẳng định vai trị khơng
thể thiếu được của trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì
vậy, muốn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa thành cơng thì các Đảng
Cộng sản phải coi trọng đội ngũ trí thức và giải quyết đúng đắn vấn đề trí thức
trong q trình đấu tranh cách mạng” 125, tr.37.
• “Trí thức Việt Nam – Thực tiễn và triển vọng” (Phạm Tất Dong chủ
biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). Cuốn sách này là kết quả của
cơng trình khoa học cấp nhà nước (Đề tài KX 04.06 do GS. Phạm Tất Dong
làm chủ nhệm, thực hiện trong các năm 1992 - 1995, nghiệm thu đạt loại xuất
sắc), bao gồm 4 chương:
Trong Chương 1: “Quan niệm hiện đại về trí thức”, các tác giả phân
tích sâu vào khái niệm trí thức, chức năng của trí thức, vai trị của trí thức đối
với sự phát triển xã hội. Trong đó, nhấn mạnh “chất trí thức”, “nhân cách trí
thức”, chức năng của trí thức (gồm: sáng tạo giá trị, phê phán, đào tạo cán bộ,
tham gia hoạt động xã hội – chức năng xã hội).
Trong chương 2: “Đội ngũ trí thức nước ta”, các tác giả đã khảo sát quá
trình phát triển của đội ngũ trí thức nước ta qua các thời kỳ: đất nước bị thực
dân Pháp đô hộ, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược; đồng thời khẳng định nhiệm vụ của đội ngũ trí thức trong thời kỳ
15


đổi mới là: (1) Tham gia tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, góp phần hoạch
định và hồn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; (2)
Sáng tạo tri thức, công nghệ và ứng dụng vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; (3) Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ.
Trong chương 3: “Định hướng xây dựng những chính sách phát triển
đội ngũ trí thức”, các tác giả đã đưa ra khuyến nghị về một số chính sách đối
với trí thức (chính sách giáo dục – đào tạo, chính sách sử dụng và đãi ngộ trí

thức và chính sách đồn kết, tập hợp rộng rãi trí thức...).
• “Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử” (Phan Hữu
Dật chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994) đã phân tích sâu sắc
những bài học tốt của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lĩnh vực tuyển
chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ trí thức, nhân tài. Trong đó, giới
thiệu và nhấn mạnh tiêu chuẩn lựa chọn, sử dụng người hiền tài của ông cha
ta trong lịch sử: (1) Trung thành; (2) Trong sạch (không tham nhũng); (3)
Chính trực, ngay thẳng (khơng xu nịnh). Nói tóm lại, là người vừa có đức vừa
có tài, trong đó đức là cơ bản, là yếu tố không thể thiếu được, còn tài là rất
quan trọng. Đồng thời, nêu bật quy trình sử dụng nhân tài: “tuyển chọn – đào
tạo – sử dụng – kiểm tra – thưởng, phạt”. Nội dung cuốn sách là tư liệu quý
giúp các tác giả của đề tài vận dụng trong việc đề xuất các giải pháp xây dựng
đội ngũ trí thức hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh.
• “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Nguyễn Phương Nam, Tạp chí phát triển nhân lực,
số 1(11) - 2009 và số 2 (12) - 2009). Cơng trình này đã đưa ra định nghĩa về
trí thức, luận chứng năm vai trị của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới (xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn để góp phần hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và hiện thực hóa chúng trong
16


thực tiễn; giáo dục con người và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa; Sáng tạo tri thức khoa học, cơng nghệ và ứng dụng
vào các lĩnh vực xã hội; xây dựng các phương án, giải pháp để định hướng và
điều chỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xác lập các dự
báo về các chiến lược phát triển của đất nước); đánh giá thực trạng của đội
ngũ trí thức (ưu điểm và khuyết điểm, thế mạnh và thế yếu, cơ hội và thách
thức...trong phát triển). Đồng thời, tác giả đưa ra các giải pháp xây dựng đội
ngũ trí thức; trong đó nhấn mạnh các giải pháp sau: (1) Xây dựng và thực

hiện ngay “chiến lược xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới”; (2)
Kiên quyết và kiên trì đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo; (3) Quy
hoạch, đào tạo (và đào tạo lại), bồi dưỡng đội ngũ trí thức phù hợp với chiến
lược kinh tế - xã hội của đất nước; (4) Trọng dụng, đãi ngộ và tơn vinh trí
thức (trước hết, phải đảm bảo cho trí thức có mức lương đủ sống để sáng tạo).
Những ý kiến trên của công trình sẽ giúp ích nhiều cho đề tài trong việc đề
xuất phương hướng và các giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức thành phố Hồ
Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
• “Xây dựng đội ngũ chuyên gia và sử dụng chuyên gia” (Hoàng Chí
Bảo, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 3 (24) - 2011, số 4 (25) - 2011. Trong
cơng trình này, tác giả đã nghiên cứu từ đội ngũ trí thức (vị trí, vai trị, đặc
điểm...của trí thức) đến việc hình thành đội ngũ chun gia (những trí thức
đầu ngành, có trình độ chun mơn giỏi, tâm huyết với đất nước có năng lực
tư vấn, tham mưu, phản biện...). Theo tác giả, có nhiều loại chun gia: tư
vấn, hoạch định chính sách; chuyển hóa chính sách vào thực tiễn; dự báo sự
phát triển và định hướng hoạt động thực tiễn...Trong công trình, tác giả đã đề
xuất phương hướng và các giải pháp xây dựng đội ngũ chuyên gia (đào tạo và
tự đào tạo tạo môi trường làm việc tối ưu, đãi ngộ xứng đáng...).

17


• “Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới đất nước” (Đức Vượng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2014). Cơng trình này là sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu Đề tài cấp nhà
nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” (Mã số
KX.04.16/06-10). Cơng trình được chia làm 3 phần: Phần một “Trí thức Việt
Nam – lịch sử và lý luận” (phân tích khái niệm, đặc trưng cơ bản của trí thức,
những phẩm chất của trí thức Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng về trí thức; quan hệ giữa tầng lớp trí thức với giai cấp cơng nhân và

giai cấp nông dân Việt Nam); Phần hai “Thực trạng về đội ngũ trí thức Việt
Nam hiện nay” (phân tích thực trạng chung của đội ngũ trí thức, thực trạng sử
dụng trí thức và trọng dụng nhân tài và thực trạng đội ngũ trí thức trong một
số lĩnh vực xã hội trọng yếu: khoa học – công nghệ , giáo dục – đào tạo, lý
luận – chính trị,...); Phần ba “Phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ
trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” (Nêu ba phương hướng, bốn giải
pháp tổng thể và 18 giải pháp cho từng lĩnh vực cụ thể).
Ngồi ra, cịn khá nhiều cơng trình, sách, bài viết về trí thức và xây
dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tầng lớp trí thức – Những định
hướng chính sách” (Đề tài cấp nhà nước, mã số: KHXH 03.09); “Định hướng
phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”
(Phạm Tất Dong, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Trí thức Việt Nam
tiến cùng thời đại” (Nguyễn Đắc Hưng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2008); “Đội ngũ trí thức trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Đặng
Hữu, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7-2008); và những cơng trình khác.
Tóm lại, các cơng trình sách, bài báo viết về trí thức và xây dựng đội
ngũ trí thức Việt Nam trong thời đổi mới là khá phong phú. Đó là nguồn tài
18


liệu tham khảo cần thiết và có ích, giúp cho các tác giả của đề tài có tầm nhìn
bao qt về vị trí, vai trị, đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới. Từ đó, kế thừa và vận dụng sáng tạo những kết quả của các cơng
trình đi trước vào nghiên cứu về xây dựng đội ngũ trí thức khoa học – cơng
nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
2.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến trí thức và xây dựng
đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới
• “Sài Gịn – TP. Hồ Chí Minh thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử văn

hóa” (Nguyễn Thế Nghĩa – Lê Hồng Liêm chủ biên, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh, 2000). Cơng trình này tập hợp 50 bài nghiên cứu mang tính chất tổng
kết q trình phát triển lịch sử đô thị, kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học, giáo
dục... của Sài Gịn – TP. Hồ Chí Minh trong suốt thế kỷ XX. Thơng qua đó,
nói lên sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nhân dân Thành phố (trong đó
có lực lượng trí thức).
Trong cơng trình này có chun đề “Trí thức Sài Gịn – Chợ Lớn – Gia
Địnnh với nền giáo dục kháng chiến Nam Bộ” (1945 - 1954) của nhà nghiên
cứu Hồ Sơn Diệp phân tích vai trị quan trọng của giới trí thức Sài Gịn – Chợ
Lớn – Gia Định đóng góp vào sự phát triển giáo dục, văn hóa kháng chiến ở
Nam Bộ. Trong đó, nổi bật những tấm gương trí thức như: GS. Nguyễn Văn
Chí, GS. Lê Văn Chí, GS. Ca Văn Thỉnh, GS. Lê Văn Cẩm, GS. Đặng Minh
Trí, GS. Nguyễn Văn Nghĩa, GS. Nguyễn Thượng Tư, GS. Trần Văn Hạnh,
GS. Trần Văn Nhung, ThS. Hoàng Xuân Nhi, Tiến sĩ Lê Văn Thiêm, Luật sư
Nguyễn Hữu Thọ, Luật sư Hoàng Quốc Tân, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ và
nhiều người khác 139, tr.104-112.

19


• “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” (Trần Văn Giàu, Trần
Bạch Đằng chủ biên, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1998), gồm 4 tập: tập 1. Lịch
sử; tập 2. Văn học – Báo chí – Giáo dục; tập 3. Nghệ thuật; tập 4. Tư tưởng và
tín ngưỡng.
Đây là cơng trình khoa học đồ sộ, được nghiên cứu cơng phu, biên soạn
nghiêm túc, có giá trị khoa học và ý nghĩa lý luận – thực tiễn sâu sắc. Như
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhận xét: “ĐỊA CHÍ VĂN HĨA THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH sẽ góp phần làm cho con người Thành phố hiểu mình là
ai và đồng bào cả nước, bè bạn bên ngoài hiểu thế nào là con người thành phố
Hồ Chí Minh” 55, tr.10.

Cơng trình đã phân tích lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển thành
phố Hồ Chí Minh và thơng qua đó con người Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí
Minh đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý như: (1) Bản lĩnh kiên cường, khí
phách hiên ngang, ý chí dời non lấp biển; (2) Trí tuệ thơng minh, tinh thần
ham học hỏi cái mới, tính năng động sáng tạo và ln thích ứng với hồn
cảnh; (3) Phong cách thống đạt, tinh thần nghĩa hiệp và tâm hồn quảng giao
nhân ái; (4) Đầu óc thực tế cùng với phương pháp tính đến hiệu quả; (5) Ý
thức tôn trọng pháp luật, tinh thần dân chủ, phóng khống tự do... Trong đó,
con người trí thức, giới trí thức Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trị
nổi bật trong lĩnh vực, sáng tạo văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, tư
tưởng, báo chí và nghệ thuật.
Cơng trình này (Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh) là sơ sở
khoa học để đề tài phân tích những phẩm chất, đặc điểm và vai trị của đội
ngũ trí thức khoa học – công nghệ và những giải pháp xây dựng đội ngũ trí
thức này trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

20


• “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ
trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (gọi
tắt là Chương trình hành động số 44) đã chỉ rõ ưu điểm và hạn chế của đội
ngũ trí thức thành phố Hồ Chí Minh.
Những ưu điểm của đội ngũ trí thức: số lượng khơng ngừng được tăng
lên và chất lượng từng bước được nâng cao, có đóng góp tích cực vào sự phát
triển của Thành phố. Lực lượng khoa học – công nghệ đẩy mạnh triển khai
nghiên cứu và ứng dụng vào những ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng khoa học xã hội tập trung nghiên cứu
các vấn đề cơ bản, bức xúc của thành phố để làm cơ sở khoa học cho việc

hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và xây dựng hệ
thống chính trị.
Hạn chế và yếu kém của đội ngũ trí thức: Trình độ của đội ngũ trí thức
chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và chưa ngang tầm với trình độ phát triển của
các thành phố trong khu vực. “Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp
lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính... chun gia đầu ngành cịn thiếu nghiêm
trọng; đội ngũ kế cận cịn hụt hẫng; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có
uy tín ở khu vực và quốc tế...” 154, tr.4. Đặc biệt là, “Một bộ phận trí thức
cịn thiết ý chí phấn đấu, khơng thường xun nghiên cứu và học tập dẫn đến
tụt hậu về chuyên môn, nghiệp vụ; Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp,
thiếu ý thức trách nhiệm có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực;
Một số trí thức trẻ chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên
về chun mơn; Một số có tư tưởng “sùng ngoại”, thiếu tin tưởng ở nội
lực”154, tr.4.

21


• “Xây dựng đội ngũ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Trương Văn Tuấn, Luận án
Tiến sĩ triết học, 2013). Luận án kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. “Lý luận chung về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức
thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trong chương này, tác giả nêu khái quát về: quan niệm trí thức, đặc điểm, vai
trị của trí thức nói chung; quan điểm mácxít, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về trí thức. Hạn chế của chương này là, tác giả khơng
phân tích đặc điểm, vị trí, vai trị của đội ngũ trí thức thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, thiếu cơ sở để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng đội
ngũ trí thức ở các chương sau.
Chương 2. “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với xây dựng, phát

triển đổi ngũ trí thức thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa”. Mặc dù, tên chương như trên, nhưng tác giả không điều
tra, khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ trí thức thành phố, mà đi vào
phân tích những thành tựu và những hạn chế trong xây dựng đội ngũ trí thức.
Đồng thời, nêu một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ trí thức.
Chương 3. “Phương hướng, mục tiêu, giải pháp xây dựng và phát triển
đội ngũ trí thức thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa”.
Như vậy, luận án là tài liệu tham khảo cần thiết, giúp cho các tác giả
của đề tài có cái nhìn đa chiều và phong phú hơn về đối tượng nghiên cứu là
đội ngũ trí thức.
• “Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức thuộc
Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh” (Đề tài

22


nghiên cứu do PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa làm chủ nhiệm, thực hiện năm
2012 - 2013, nghiệm thu năm 2013). Đề tài thực hiện 1.500 phiếu điều tra
định lượng và 100 phiếu điều tra định tính trên 45 tổ chức Hội thuộc Liên
hiệp các Hội KH&KT TP. HCM. Kết quả nghiên cứu của dự án cho thấy ưu
điểm và mặt mạnh, khuyết điểm và mặt yếu của đội ngũ trí thức Liên hiệp
hội. Cụ thể là:
Ưu điểm và mặt mạnh: Lực lượng trí thức đơng (khoảng 65.000 người);
độ tuổi bình qn là 53 tuổi (độ tuổi chín muồi đối với khoa học – cơng nghệ
và có nhiều kinh nghiệm); cơ cấu chuyên môn khá đều (20,4% khoa học tự
nhiên; 25% khoa học kỹ thuật, 20,4% khoa học xã hội; 10,7% khoa học y
dược); trình độ đào tạo khá cao (1% Giáo sư, 3% Phó giáo sư, 20% tiến sĩ,
25% Thạc sĩ, còn lại là kỹ sư và cử nhân). Đội ngũ trí thức có lịng u nước
đã có nhiều cống hiến cho đất nước (khoảng 50% đã nghỉ hưu) còn sức khỏe

và sẵn sàng cống hiến bằng lao động khoa học sáng tạo.
Khuyết điểm và mặt yếu: Trình độ ngoại ngữ khơng cao (chỉ có 16% sử
dụng tốt; 30% sử dụng được; còn lại là sử dụng kém. Sử dụng phần mềm tin
học cho chun mơn thấp (chỉ có 14% sử dụng thường xuyên; 46% thỉnh
thoảng mới sử dụng; 15% hiếm khi sử dụng và 25% không bao giờ sử dụng).
Tham gia nghiên cứu khoa học ít (trong 5 năm chỉ có 21,9% tham gia đề tài
nhà nước và cấp tỉnh, thành phố; 35% tham gia đề tài cấp sơ sở; cịn lại là
khơng bao giờ tham gia nghiên cứu đề tài; 80% khơng có sách xuất bản và
53,3% khơng có bài đăng tạp chí.
Đời sống của trí thức cịn thấp: Thu nhập bình qn là 7 triệu đồng
người/tháng; trong đó, thu nhập từ hoạt động khoa học chỉ chiếm 21% cịn lại
là thu nhập ngồi khoa học. Trong khi có hơn 60% trí thức phải ni dưỡng từ

23


×