Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

GLOBUS UEH MÔ PHỎNG KINH DOANH REPORT Y7 company A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN - NĂM THỨ 7
Mơn học: MƠ PHỎNG KINH DOANH QUỐC TẾ
APOLLO Company:
Hà Minh Châu

31191026xxx

Trần Phương Thùy

31191021 xxx

Vũ Thị Thu Hà

31191024 xxx

Lê Thị Thùy Huyên

31191026xxx

Trương Huỳnh Anh Thư

31191026 xxx

Nguyễn Thị Thúy Nga

31191026xxx



Trần Thị Kim Linh

31191026 xxx

Trần Bảo Ngọc

31191021xxx

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021

MỤC LỤC
Trang


1.

2.

3.

4.

5.

TỔNG QUAN NGÀNH.....................................................................................................................1
1.1.

AC Camera.................................................................................................................................2


1.2.

UAV Drone.................................................................................................................................3

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH.................................................................................5
2.1.

AC Camera.................................................................................................................................5

2.2.

UAV Drone...............................................................................................................................10

2.3.

Tổng quan.................................................................................................................................14

THIẾT KẾ SẢN PHẨM..................................................................................................................16
3.1.

AC Camera...............................................................................................................................16

3.2.

UAV Drone...............................................................................................................................19

LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH CƠ SỞ................................................................................................22
4.1.

Phân tích...................................................................................................................................22


4.2.

Kết luận....................................................................................................................................26

MARKETING..................................................................................................................................26
5.1.

AC Camera...............................................................................................................................26

5.2.

UAV Drone...............................................................................................................................31

6.

TÀI CHÍNH.....................................................................................................................................36

7.

KẾ HOẠCH CHO NĂM 8..............................................................................................................41

1. TỔNG QUAN NGÀNH
1.1.

AC Camera
1


-


Năm 7, giá bán sỉ trung bình của AC Camera là $285/sản phẩm với mức tăng vừa phải tại

4 thị trường. Và xếp hạng theo giá bán giữa các khu vực cũng không thay đổi so với năm trước.
Tương tự như năm 6, giá bán sản phẩm AC Camera ở Bắc Mỹ là cao nhất, tăng 10.9%. Theo sau
là Châu Âu – Châu Phi với mức tăng 10.4% so với năm 6. Nhìn chung ở 2 thị trường ít nhạy cảm
về giá này thì tỉ lệ tăng giá chênh lệch khá thấp. Đồng thời lượng cầu ở 2 thị trường này cũng cao
hơn so với hai thị trường còn lại và dẫn đầu vẫn là khu vực Bắc Mỹ.
-

Ở 2 khu vực nhạy cảm về giá là Châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ La-tinh cũng có sự

tăng giá so với năm 6 nhưng tỉ lệ thấp hơn rõ rệt so với 2 thị trường Bắc Mỹ và Âu – Phi. Một
điểm lưu ý ở đây là giá cả 2 thị trường Châu Á – TBD và Mỹ La-tinh chênh lệch khơng nhiều
nhưng lượng cầu lại có sự khác biệt lớn. Điều này chứng tỏ thị hiếu của khách hàng đối với sản
phẩm AC Camera tại Mỹ La-tinh còn thấp hoặc do chiến lược marketing của các công ty tại thị
trường này chưa thực sự hiệu quả.
-

Trong năm vừa qua, nhu cầu trung bình có vẻ cải thiện hơn nhiều so với năm trước khi

lượng sản phẩm bán ra tăng 8.8%. Con số này có thể bị tác động từ việc tỉ lệ tăng giá thấp hơn so
với năm 6. Tuy nhiên, con số 8.8% này vẫn còn khá khiêm tốn. Dự đốn rằng năm sau các cơng
ty cũng chỉ tăng nhẹ giá bán sản phẩm nếu muốn lượng sản phẩm bán ra tăng nhiều hơn nữa.

2


-


Trong năm 7, nhìn chung các cơng ty hầu như khơng nâng cấp đặc tính sản phẩm. Tuy

nhiên chỉ số P/Q của tồn ngành có xu hướng tăng, từ 4.9 lên 5.4. Đây là một tín hiệu quả quan
cho R&D. Qua đó chứng tỏ cơng tác thiết kế sản phẩm của các công ty đã thực sự phát huy hiệu
quả, dẫn đến việc dù khơng nâng cấp đặc tính nhưng chất lượng sản phẩm lại có dấu hiệu tăng.
-

Một điểm đáng lưu ý tiếp theo là độ dốc đường xu hướng của giá lại cao hơn đường P/Q

rating. Điều đó có thể khẳng định rằng các cơng ty trong ngành đã định giá cao hơn nhiều so với
những gì mà sản phẩm đáp ứng cho khách hàng. Vì sản phẩm định giá mắc nên đây cũng là một
trong những lý do khiến nhu cầu thị trường tăng nhưng tỉ lệ khơng cao như đã trình bày ở trên.

1.2.

-

UAV Drone

Năm 7, giá bán trung bình ngành của UAV Drone là $1,609 với tỉ lệ tăng là 11.6%. So

với năm 6, giá bán tăng nhẹ, chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng giá của năm trước. Đồng thời lượng sản
phẩm bán ra của toàn ngành tăng 11.4%, một con số được cho là khơng cao nhưng có vẻ cải
thiện hơn năm trước. Qua đó chứng tỏ các cơng ty đang có xu hướng muốn chiếm thị phần hơn
là tăng lợi nhuận bằng cách để giá cao.
-

Tại 2 khu vực ít nhạy cảm về giá, Bắc Mỹ vẫn là thị trường dẫn đầu về giá bán sản phẩm

UAV Drone (tăng 14.5%), tiếp theo là Châu Âu – Châu Phi (tăng 13.0%). Chính vì người tiêu

dùng ít nhạy cảm về giá nên dự báo năm sau các công ty vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào 2 thị trường
này nhiều hơn đối với dòng sản phẩm Drone.
-

Ở hai thị trường nhạy cảm về giá lại có sự chênh lệch khá lớn. Ngược lại với năm 6, khu

vực Châu Á – TBD có giá bán UAV Drone cao hơn Mỹ La-tinh. Và đúng như dự đoán ở báo cáo
năm 6, tốc độ tăng giá ở Mỹ La-tinh giảm khá mạnh, cũng chỉ bằng ½ thị trường Châu Á – TBD.
Và chính vì khá nhạy cảm về giá nên người tiêu dùng tại Mỹ La-tinh ít ưa chuộng cho dòng sản

3


phẩm UAV. Điều đó làm cho lượng sản phẩm bán ra tại đây thấp hơn Châu Á – TBD và thấp
nhất trong toàn ngành. Tuy cũng là thị trường nhạy cảm về giá nhưng lượng cầu tại Châu Á –
TBD lại rất có tiềm năng trong khi tốc độ tăng giá cũng khá cao. Dự đốn năm sau các cơng ty
vẫn tiếp tục đầu tư chiến lược marketing vào Châu Á- TBD nhiều hơn khu vực Mỹ La-tinh.

-

Trong năm 7, các công ty lại không đầu tư vào việc nâng cấp đặc tính của sản phẩm khi

chỉ số này lại giảm từ 5.7 xuống 5.5. Chỉ số P/Q của toàn ngành tăng từ 5.0 lên 5.5.
-

Tương tự AC, bộ phận R&D năm 7 đã làm việc rất hiệu quả cho UAV Drone khi khơng

đầu tư cho đặc tính sản phẩm nhưng chất lượng lại tăng. Dự đoán vào năm sau, một số công ty sẽ
tăng mạnh R&D nếu muốn tiếp tục chiếm thị phần với một mức giá phù hợp.
-


Hai đường xu hướng của giá và P/Q rating có độ dốc chênh lệnh thấp hơn so với năm

trước. Điều này chứng tỏ bộ phận Marketing của mỗi công ty đã định giá phù hợp hơn cho sản
phẩm của mình. Và đây cũng là lý do làm gia tăng nhu cầu sản phẩm trong năm nay. Tuy nhiên
độ dốc của giá vẫn cao hơn, vì thế dự đốn trong năm tới các công ty sẽ tiếp tục cân nhắc việc
tăng giá phù hợp hơn với chất lượng sản phẩm nếu muốn tăng lượng hàng bán ra, nâng cao thị
phần tại các khu vực.

2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
2.1.

AC Camera

2.1.1. Thị trường Bắc Mỹ

4




BRIGHTEN

Công ty B đang bán một sản phẩm camera với mức P/Q cao nhất thị trường là 5.8*, cao hơn
một chút so với công ty Apollo chúng ta. Đây là một sự thay đổi lớn vì năm ngối mức cơng ty B
ở mức thấp nhất ngành chỉ 4.5*. Với mức chất lượng cao nhất thị phần như vậy nhưng giá của
cơng ty B lại rẻ nhất thị trường chỉ có 267$/đơn vị. Có thể chiến lược của B là chất lượng tốt với
chi phí rẻ để thu hút nhiều người mua bù cho lợi nhuận biên trên từng sản phẩm ít.
Năm thứ 6 công ty B hoạt động thua lỗ nhiều dẫn đến hình ảnh của cơng ty giảm sút nghiêm
trọng ảnh hưởng đến cả năm 7, ngoài ra số lượng cửa hàng bán lẻ của công ty B thấp nhất ngành

đã ảnh hưởng đến số lượng hàng bán ra.
Mức hỗ trợ bán lẻ của công ty B trên một đơn vị cũng thấp so với trung bình ngành. Mức đầu
tư quảng cáo và sản phẩm cũng không quá nhiều, có thể vì giá q rẻ nên cơng ty khơng muốn
tốn nhiều tiền cho quảng cáo. Mặc dù giá khá rẻ nhưng công ty vẫn giảm giá 15% cho khách
hàng với thời gian là một tuần. Với chiến lược cạnh tranh về giá này thì cơng ty B đã xuất sắc
bán ra được 350 300 sản phẩm cao nhất ngành.
Dự đốn chiến lược của cơng ty B trong năm sau sẽ giữ nguyên mức P/Q và tăng mức giá
trên 300$/sản phẩm và đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo.


CAMspice

Không chỉ riêng công ty C mà công ty D và công ty E đều có cùng mức mức P/Q cho sản
phẩm Camera, tạo nên một cuộc cạnh tranh rất lớn giữa các công ty. So về mức giá cá thể thấy
công ty C rẻ hơn rất so với hai đối thủ từ 20-40$. Điều bất ngờ là chất lượng của sản phẩm tăng
nhưng giá lại giảm so với năm 6 vẫn giữ nguyên. Nhờ giá cả thấp mà sản phẩm của công ty C
cũng trở nên cạnh tranh hơn hai đối thủ cùng ngành.

5


Với số điểm thương hiệu là 77 và số lượng các cửa hàng bán lẻ cả online và offline thấp hơn
đối thủ cũng phần nào ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty C.
Mức đầu tư cho bán hàng của công ty cũng được sem là thấp so với trung bình ngành. Có thể
chiến lược của cơng ty C đang theo đuổi có phần giống cơng ty B là giá thấp và cắt giảm nhiều
chi phí nhất có thể.
Mặc dù có cạnh tranh về giá nhưng cơng ty C lại nằm cuối bảng về số lượng hàng bán ra.
Với sự nhìn nhận của thị trường trong năm nay có thể công ty C tiếp tục tăng mức chất lượng và
tăng giá cao hơn nữa bên cạnh đầu tư vào bán hàng.



DIGITAL COMPANY

So với hai cơng ty cạnh tranh cịn lại là C và E thì cơng ty D có mức giá cao nhất lên đến
310$/sản phẩm. Nếu xét về mức giá thì thấy rằng sản phẩm của cơng ty D kém thu hút hơn so
với hai đối thủ cạnh tranh. Số lượng cửa hàng bán lẻ và hình ảnh thương hiệu của công ty D cũng
ở mức cao cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc bán sản phẩm của công ty.
Mức đầu tư cho quảng cáo sản phẩm của công ty D ở dưới mức trung bình tồn ngành khơng
q cao như công ty E khá nhiều ở cả quảng cáo và hiển thị sản phẩm. Công ty D bán ra được
khoảng 14.5% hàng bán ra của cả thị trường.


E COMPANY

Năm thứ 6 công ty E hoạt động rất tốt và thu được rất nhiều lợi nhuận. Sang năm 7 này đã
công ty đã tăng mức P/Q lên 5.3 nhưng mức giá tăng chỉ 10$. Nhờ sự phát triển tốt trong năm 6
cơng ty có chỉ số thương hiệu và số lượng cửa hàng bán lẻ cao nhất so với các cơng ty cịn lại.
Về chi phí đầu từ cho bán hàng công ty E vẫn là cao nhất. Nhưng so với năm 7 chỉ tăng thêm
1000$ cho hiển thị sản phẩm. Với mức giá nằm giữa công ty C và D ngồi ra có sự đầu tư đúng
đắn vào quảng cáo mà công ty E bán được nhiều hàng hơn hai cơng ty trên và nằm vị trí thứ hai
sau cơng ty B.


FARA COMPANY

So với năm 6 thì cơng ty F có sự tăng nhẹ cả giá và chất lượng. Trong năm 7 cơng ty có mức
P/Q chỉ có 5.2 thấp nhất thị trường nhưng mức giá lại cao hơn hai công ty B và C từ 10-20$.
Nhưng mức đầu tư cho cả hỗ trợ bán hàng, quảng cáo sản phẩm được xem là thấp nhất thị
trường. Dẫn đến công ty F thua hai công ty B và C. Vậy nhưng với thời hạn bảo hành cao hơn,
và giảm giá bán khách hàng nhiều hơn nên dù công ty E có giá cao hơn vẫn bán được hàng nhiều

hơn công ty D.
6


2.1.2. Thị trường Châu Âu – Châu Phi

Hầu hết các công ty đều sử dụng chiến lược khác biệt giá cho từng thị trường riêng biệt. Mức
giá giảm khoảng từ 5-10$.


BRIGHTEN

Công ty B vẫn sử dụng một chiến lược cũ như ở thị trường Bắc Mỹ. Giá thấp nhất thị trường
nhưng chất lượng lại cao nhất, mặc dù marketing và hỗ trợ bán hàng ở dưới mức trung bình
nhưng cũng không làm số lượng hàng bán ra của công ty B giảm. Thị trường của công ty B cao
nhất ngành chiếm 19.5%.


CAMspice

Giá của công ty C ở thị trường Âu-Phi thấp hơn Bắc Mỹ 10$ và vẫn thấp hơn công ty D và E.
Mặc dù giá thấp nhưng vì khơng đầu tư quá nhiều vào quảng cáo và hỗ trợ bán hàng, nên cơng ty
có số lượng bán hàng khơng chỉ thấp hơn hai cơng ty có cùng chất lượng sản phẩm mà thấp nhất
thị trường, chỉ chiếm 13.9% số lượng hàng bán ra.


DIGITAL COMPANY

Giá của công ty D cao thứ hai thị trường và mức đầu tư không quá cao chỉ mức trung bình
của cả thị trường, nên cơng ty D cũng không bán được quá nhiều sản phẩm.



E COMPANY

Nếu trong năm 6 công ty E vẫn giữ nguyên mức giá ở Âu-Phi như Bắc Mỹ nhưng năm nay
công ty E đã giảm xuống một chút để bán được nhiều hàng hơn bù đắp cho lợi nhuận biên thấp
nhưng lợi nhuận vẫn cao. So với cả thị trường thì mức hỗ trợ bán hàng và hiển thị, quảng cáo sản

7


phẩm cao nhất và so với thị trường Bắc Mỹ cao hơn 500$. Với mức đầu tư cao nên công ty E bán
được rất nhiều sản phẩm và nhiều hơn so với hai đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc sản phẩm.


FARA COMPANY

Vì giá rẻ hơn nên cơng ty F cũng cắt giảm các chi phí bán hàng. Dù vậy nhưng phần trăm
giảm giá và thời gian bảo hành sản phẩm cao cũng đã phần nào hỗ trợ cho số lượng hàng bán của
công ty F.

2.1.3. Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương

Các chiến lược của các cơng ty khơng có sự thay đổi nhiều so với hai thị trường trên. Giá
giảm xuống khoảng 10$. Mức đầu tư của từng cơng ty có phần giảm hơn một chút. Và công ty B
nhờ giá rẻ bán hàng được nhiều nhất, sau đó là các cơng ty E đầu tư nhiều vào bán hàng, tiếp là
công ty A, B, C, F.

2.1.4. Thị trường Mỹ La-tinh


8


Giá sản phẩm ở thị trường Mỹ La Tinh thấp nhất so với các khu vực khác. VÌ giá giảm dẫn
đến lợi nhuận giảm nên các công ty cũng cắt giảm nhiều chi phí hơn.


BRIGHTEN COMPANY

Cơng ty vẫn dành được nhiều thị trường nhờ chiến lược của mình.


CAMspice

Khác với các thị trường trên mặc dù giá của sản phẩm C rẻ nhưng do không đầu tư nhiều vào
thị bán hàng mà cơng t bán được ít sản phẩm so với hai đối thủ D và E. Nhưng đối với thị trường
thị trường này công ty bán được nhiều sản phẩm hơn. Có vẻ ở Mỹ La Tinh khơng bị ảnh hưởng
quá nhiều bởi quảng cáo.


DIGITAL COMPANY

So về mức giá có thể công ty D thua công ty C nhưng về quảng cáo hiển thị sản phẩm và
giảm giá khách hàng, thời hạn bảo hành công ty D cao hơn rất nhiều. Những công ty D vẫn thu
về mặt số lượng bán ra.


E COMPANY

Mức giá của E cao hơn của D không như ba thị trường trên. Vẫn dữ nguyên chiến lược đầu

tư nhiều vào bán hàng và quảng bá sản phẩm mà công ty E bán được khá sản phẩm


FARA COMPANY

Giá của F khá cao so với mặt bằng nhưng công ty lại không tập trung vào bán hàng nên công
ty đã về bét số lượng hàng bán ra.

9


2.2.

UAV Drone

2.2.1. Thị trường Bắc Mỹ



BRIGHTEN

Cơng ty B đang có chất lượng sản phẩm 6.0* đang ở mức cao nhất của thị trường so với năm
6 thì đây là một sự cải tiến rất lớn. Vói chất lượng của mình cơng ty B lại đặt mức giá có thể xem
là khá thấp so với các cơng ty có chất lượng sản phẩm thấp hơn như công ty A, D,E.
Giá sản phẩm rẻ nhưng công ty B giảm giá lên tận 20% cho mua hàng online. Còn về phần
trưng bày sản phẩm, và quảng cáo trên các cơng cụ tìm kiếm của công ty chỉ thua công ty A và
E. Tiền thuê bán lẻ của công ty cũng lên đến 113.86$/sản phẩm khơng thua kém gì các cơng ty
cịn lại.
Nhờ sự đầu tư mạnh tay thúc đẩy bán hàng và giá rẻ công ty B đã thu lại được nhiều nhất
khách hàng. Nhưng trong những năm sau công ty B sẽ xem lại chiến lược hoạt động của mình và

nâng cao mức giá hơn chứ không chỉ tập trung vào việc bán được nhiều sản phẩm nhất nữa.


CAMspice

Nếu nhìn vào chiến lược giá và chiến lược phân khúc sản phẩm có thể thấy cơng ty C và F
đang có sự tương đồng khá giống nhau khi có cùng chất lượng sản phẩm, và giá của công ty C
thấp hơn 1$. Sự chênh lệch một đôla không quá ảnh hưởng đến bán hàng của công ty C.
Với những mức ưu đãi bán hàng công ty C chịu chi hơn rất nhiều so với công ty F khi mức
giảm giá của công ty C lên 17%, nhờ chỉ số hình ảnh tốt phần nào thu hút được thêm khách hàng
cho công ty C. Số tiền công ty C trả cho marketing không cao so với trung bình ngành nhưng cao

10


hơn cơng ty F. Với những chi phí cơng ty C bỏ ra, công ty C đã bán được 15.9% hàng được bán
ở Bắc Mỹ.
Xem xét chiến lược công ty C thì cơng ty vẫn sẽ nâng cao mức chất lượng lên cao và nâng
mức giá. Dự thay đổi của năm 7 so với năm 6 cho thấy dự đoán này đang khá đúng và công ty C
vẫn sẽ chạy theo chiến lược của các công ty dẫn đầu.


DIGITAL COMPANY

Sự thay đổi chất lượng sản phẩm so với năm 7 là 0.1* và giá tăng thêm 200$/sản phẩm. Công
ty D nhìn nhận thấy thị trường năm 6 giá khá cao và muốn nâng mức giá lên cao hơn. Vì khơng
có sự cạnh tranh của các công ty cùng chất lượng nên công ty tránh được một phần cạnh tranh về
giá. Tuy nhiên công ty D lại rất hạn chế chi tiền vào các hoạt động bán hàng như giảm giá hay
quảng cáo. Khi các chi phí này được xem là thấp nhất thị trường ngành. Có lẽ sự phán đốn sai
về thị trường khiến cơng ty có chiến lược khơng tạo được ưu thế bán hàng cho mình. Số lượng

hàng bán ra của công ty D là 54 000 vị trí thứ 5/6.


E COMPANY

Vẫn giữ ngun cho mình chiến lược như năm 6 năm 7 này công ty E cũng để mức giá khá
cao đối với có mức chất lượng cao hơn. Mức giá cao hơn đồng nghĩa công ty cũng phải quảng
cáo để nhiều sản phẩm hơn vì nếu khơng chỉ cạnh tranh về giá thì cơng ty E sẽ khơng có khả
năng chiến được nhiều thị trường như vậy. Vậy nên hai mức phí trưng bày và tìm kiếm sản phẩm
của công ty cao nhất so với các cơng ty cịn lại. Về các mức đầu tư này thì cơng ty E ln đứng
nhất ở các thị trường bao gồm cả camera. Đầu tư mạnh tay nhưng những gì thu lại được của cơng
ty E lại nhiều hơn những gì bỏ ra. Cơng ty C chỉ đúng sau công ty B về số hàng được tẩu tán.


FARA COMPANY

Như đã phân tích chiến lược của cơng ty F với cơng ty E, ta thấy cơng ty E vì thiếu đầu tư
vào bán hàng mà đã mất đi nhiều lợi nhuận do số lượng hàng bán ra ít. Cơng ty F chỉ bán được
14.8% số lượng hàng của cả thị trường Bắc Mỹ.

2.2.2. Thị trường Châu Âu – Châu Phi

11


Giá của các cơng ty khơng có sự chênh lệch nhiều so với thị trường Bắc Mỹ. Các công ty có
sự giảm nghẹ mức giá dưới 10$. Tuy nhiên cơng ty F lại tăng mức giá lên 10$ và công ty D thì
giữ ngun mức giá.
Các cơng ty cũng chỉ giảm 1% phần giảm giá cho khách hàng mua online. Các công ty đã
giảm giá nên học cũng muốn giảm bớt phần trăm giảm giá lại một chút, để thu được nhiều lợi

nhuận nhất có thể.
Cơng ty Apollo chúng ta giảm khá nhiều tiền vào quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, thì cơng
ty E giảm khoảng 600$ vào trưng bày sản phẩm, công ty F cắt giảm khoảng 100$ vào chi phí bán
hàng. Ngồi ra cơng ty B, D, C khơng có sự thay đổi nhiều. Ở Âu-Phi cơng ty E vẫn đứng nhất
về số tiền chi cho bán hàng, sau đó là cơng ty A, B, C, D, F. Như cơng ty E thì giá cao nên phải
đầu tư nhiều mới bán được hàng. Các công ty C, D, F thì lại sử dụng giá thấp làm chiến lược
chính.
Vì số lượng cửa hàng bán lẻ ít hơn nên số tiền thuê bán lẻ lại cao hơn trên một đơn vị. Nếu
xét về tổng số tiền bỏ ra thì các công ty đã giảm so với Bắc Mỹ, tuy nhiên so với năm 6 thì tăng
khá nhiều.
Thời gian bảo hành cũng khơng có khá biết so với thị trường Bắc Mỹ, chỉ có cơng ty F giảm
thời gian bảo hành xuống, có thể vì cơng ty F khơng muốn tốn nhiều chi phí bảo hành ảnh hưởng
đến lợi nhuận.
Cũng giống như thị trường Bắc Mỹ công ty B đứng đầu về số lượng sau đó là E, A, C, D, F

2.2.3. Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương

12


Các chiến lược vẫn như cũ các công ty giảm giá rất mạnh ở thị trường này. Hầu kết các cơng
ty giảm trên 100$ chỉ có cơng ty E giảm ít chỉ có 30$. Mức đầu tư trung bình của các cơng ty
cũng giảm rất nhiều. có thể nhìn nhận răng cơng ty nào có giá càng rẻ thì sẽ dẫn đầu thị trường
này. Đơn cử như công ty C giá rẻ nhất thị trường, số tiền quảng cáo không quá cao đã theo sau
công ty B về thị phần. Công ty D nhờ chất lượng sản phẩm cao mà giá cả phù hợp giành vị trí
thứ 3, cơng ty E đầu tư nhiều vào chi phí quảng cáo đã bù đắp cho giá cao của mình. Cơng ty F
chưa có chiến lược phù hợp của mình đã về sau và cuối cùng là công ty Apollo chúng ta giá quá
cao khó có thể bán được nhiều ở thị trường này.

2.2.4. Thị trường Mỹ La-tinh


Cơng ty B khơng cịn dẫn đầu thị trường nữa mà thay vào đó là cơng ty E. Điều bất ngờ là
cơng ty E đang có sự thay đổi chiến lược của mình tại thị trường này. Giá sản phẩm của công ty
giảm hơn 300$ nột con số khá là lớn, và chỉ có thị trường này là giảm nhiều như vậy. Nhưng
chiến lược về marketing của công ty vẫn dữ nguyên là chi nhiều tiền nhất vào quảng cáo và trưng
bày sản phẩm. Công ty C đã bán được 20.6% số lượng hàng được bán ở thị trường Châu Mỹ.

13


Ở thị trường Mỹ La Tinh có vẻ như cơng ty nào có sự đầu tư nhiều vào bán hàng hơn thì sẽ
chiếm được nhiều thị phần hơn. Cơng ty B so về chất lượng, quảng cáo cao hơn công ty C rất
nhiều nhưng lại đang có chung số lượng hàng bán ra. Về thị trường này hơi khó đốn chiến lược
cho các cơng ty.
Cơng ty F có mức giá hơi cao và ít chi tiền vào bán hàng nên thua công ty C về số lượng.
Công ty Apollo thấp vì có thể giá q cao ít có người mua được.

2.3.

Tổng quan

14


15


Đối với sản phẩm camera thì thị phần Apollo chúng ta dành ở cả hai mảng camera và
drone cho cả bốn thị trường thì khơng q nhiều. Nhưng cơng ty Apollo đã dự đốn được trước
vì cơng ty đánh vào mức giá sản phẩm cao nhất thị trường, không phải khách hàng nào cũng có

thể mua.
Cơng ty B dành được thị phần khá là nhiều ở cả bốn thị trường nhờ mức giá thấp so với chất
lượng sản phẩm của mình, và cơng ty cũng chi rất nhiều vào quảng cáo.
Cơng ty E giữ vững chiến lược của mình đầu tư nhiều quảng cáo nhất, thu hút khách hàng
nhiều nhất do sản phẩm của công ty E được xem là khá cao so với cùng phân khúc.
Các cơng ty cịn lại C cũng chiếm được nhiều thị phần nhờ mức giá và mức đầu tư phù hợp.

16


Các cơng ty cịn lại chiếm được khá ít. Nhưng chúng ta cũng không thể xem xét thị phần mà
đánh giá chiến lược của cơng ty có tốt hay khơng

Nhìn vào bảng tài chính này có thể thấy chiến lược của công ty Apollo chúng ta khá đúng
đắn, dù yếu về mặt doanh số nhưng với giá sản phẩm cao và kiểm soát được giá vốn hàng bán
sản phẩm nên công ty vẫn về nhất về doanh thu.
Công ty E năm 6 hoạt động rất tốt thì trong năm 7 này có sự giảm nhẹ nhưng đây vẫn là một
đối thủ đáng gờm đối với công ty chúng ta.
Công ty F nếu nhìn về cạnh tranh thua rất nhiều so với đối thủ C, D tuy nhiên công ty đang
hoạt động rất tốt trong năm 7 tới đây công ty có thể thay đổi chiến lược về giá làm lung lay vị trí
của chúng ta.
Cơng ty B mặc dù về số lượng hàng bán có thể tốt nhưng vì chưa thể kiểm sốt tốt về giá
cũng như chi phí sản xuất nên công ty đứng bét về doanh thu. Năm 8 cơng ty B có thể thay đổi
chiến lược nhưng do ảnh hưởng của hai năm trước mà có thể sẽ khó khăn hơn đối với cơng ty
này.
Cơng ty C cũng đang làm khá tốt năm sau công ty C học hỏi được nhiều về thị trường cũng
sẽ tạo nên sự vượt bậc nếu chúng ta không chú ý về chiến lược sẽ bị công ty này vượt qua.
Công ty D vẫn đang loay hay để tìm cho mình một chiến lược vượt bậc.
Nhìn chung các cơng ty trong năm 8 sẽ tăng thêm mức giá và mức chất lượng sản phẩm. Vì
đây là xu hướng chung của tồn ngành.


3. THIẾT KẾ SẢN PHẨM
17


3.1.

AC Camera

3.1.1. Tổng quan
Thiết kế sản phẩm

Năm 6

Năm 7

So sánh

Kích thước cảm biến hình ảnh

11mm

10 mm

Giảm

Màn hình hiển thị LCD

1040k


920k

Giảm

Chất lượng hình ảnh

2704x2028

2704x2028

Khơng đổi

Số chế độ ảnh

8/3

7/3

Giảm

Vỏ máy ảnh

12

16

Tăng

Khả năng chỉnh sửa /
chia sẻ


12

16

Tăng

Phụ kiện đi kèm

14

18

Tăng

Các tính năng hiệu suất bổ sung

5

4

Giảm

Số kiểu máy ảnh AC

3

3

Không đổi


Chi tiêu cho nghiên cứu và phát
triển sản phẩm

16000

24000

Tăng

Đánh giá P / Q

5.1

5.6

Tăng

Cải tiến
sản phẩm

-

Trong năm 6, doanh thu mà công ty thu về cao tuy nhiên lợi nhuận đem về lại không cao.

Do đó đến năm 7, cơng ty đã có nhiều sự thay đổi tổng thể.
-

Trong năm 6, hầu hết các bộ phận, tính năng của Action Camera đều được nâng cấp thì


đến năm 7 cơng ty đã có sự thay đổi rất nhiều trong việc thiết kế AC. Công ty đã cải tiến sản
phẩm bao gồm vỏ ảnh, khả năng chỉnh sửa và phụ kiện đi kèm, tuy nhiên mức độ cải tiến không
cao chỉ thay đổi với tỉ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, cơng ty cũng giảm các yếu tố cịn lại xuống (kích
thước cảm biến hình ảnh, màn hình hiển thị LCD, số chế độ ảnh, các tính năng hiệu suất bổ
sung). Với những quyết định thay đổi sản phẩm, đánh giá về P/Q đã tăng từ 5.1 (năm thứ 6) lên
5.8 (năm thứ 7).
-

Dự kiến năm sau cơng ty vẫn sẽ có sự thay đổi về thiết kế sản phẩm, tiếp tục tăng xếp
18


hạng về P/Q, nhằm đáp ứng tốt về mặt chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng và cũng nâng
cao thị phần của công ty trên thị trường.

3.1.2. P/Q rating
Công ty APOLLO

B-TECH

C

DIGITAL

E

FARA

Trung bình
ngành


P/Q

5.7

5.8

5.3

5.3

5.3

5.2

5.4

rating
-

Chỉ số P/Q trong năm qua của cơng ty không tăng cao như năm trước. Nếu như ở năm 6

chất lượng sản phẩm tăng 1.1* (so với năm 5) thì đến năm 7 con số này chỉ dừng ở 0.6*. Điều
này có thể dễ dàng lí giải bằng đổi mới trong quyết định nâng cấp sản phẩm như đã trình bày ở
trên. Tuy nhiên so với tồn ngành thì chúng ta vẫn xếp ở cị thứ hai (thấp hơn so với công ty B
0.1*) trong chỉ số P/Q.
-

Dự kiến năm 8 công ty sẽ nâng cấp sản phẩm nhiều hơn nên chất lượng sản phẩm sẽ tăng


cao hơn so với năm vừa qua.

3.1.3. Chi phí của các thành phần và tính năng

19



×