Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề tài phân tích văn hóa doanh nghiệp fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.98 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
Văn hóa kinh doanh

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
FPT

Nhóm thực hiện: 5
Lớp HP: 2123BMGM1221
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Hà Nội, tháng 4 năm 2021


BÀI THẢO LUẬN VĂN HĨA KINH DOANH
Đề tài: Phân tích văn hóa doanh nghiệp FPT
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Lớp học phần: 2123BMGM1221
Nhóm thực hiện: 5
Thành viên:
STT

Tên thành viên

Chức vụ

1

Trần Thị Kim Ngân


Nhóm trưởng

2

Cao Thị Thu Ngọc

Thư kí

3

Hồng Thị Mơ

Thành viên

4

Đào Thị Trà My

Thành viên

5

Lê Vương Trà My

Thành viên

6

Phạm Hải Nam


Thành viên

7

Nghiêm Thị Thúy Nga

Thành viên

8

Nguyễn Thị Thu Nga

Thành viên

9

Phạm Thị Nguyệt Nga

Thành viên

10

Nguyễn Thị Tùy Nghi

Thành viên


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.........................................................1

1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................................1
1.1.1. Văn hóa................................................................................................................................1
1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp.........................................................................................................2
1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp..............................................................................4
1.2.1. Giá trị hữu hình....................................................................................................................4
1.2.2. Giá trị vơ hình......................................................................................................................5
1.3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp..............................................................................................6
1.4. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp........................................................................................7
PHẦN II: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FPT...............................................................................................7
2.1. Giới thiệu chung về tập đồn FPT...............................................................................................7
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển......................................................................................7
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................................8
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh.............................................................................................................9
2.2. Văn hóa doanh nghiệp FPT......................................................................................................10
2.2.1 Biểu thị trực quan – hữu hình.............................................................................................10
2.2.2. Biểu hiện văn hóa vơ hình..................................................................................................12
2.2.2.1. Những giá trị được tun bố.......................................................................................12
2.2.2.2. Những quan niệm chung.............................................................................................14
PHẦN III: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FPT.........................................................................16
3.1. Những hạn chế trong văn hóa doanh nghiệp............................................................................16
3.1.1. Hạn chế về văn hóa thẩm mỹ.............................................................................................16
3.1.2. Hạn chế về văn hóa đồng phục..........................................................................................16
3.1.3. Hạn chế về văn hóa ứng xử trong tổ chức.........................................................................17
3.2. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp............................................................................17
KẾT THÚC.............................................................................................................................................18



LỜI MỞ ĐẦU
Trên con đường hội nhập hiện nay, bên cạnh những tiến bộ của

khoa học kỹ thuật công nghệ thì các doanh nghiệp Việt Nam cần xây
dựng cho mình một nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và nhất
quán, để từ đó điều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp, tạo bản
sắc riêng của mình, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác. Thơng qua văn hóa, mục tiêu kinh doanh được đảm bảo hơn
và còn thể hiện được cái tâm của nhà quản trị đối với doanh nghiệp
qua cách giao tiếp với khách hàng, tuyên bố chiến lược kinh doanh,
khẳng định vị trí trong tâm trí khách hàng. Bản sắc văn hóa doanh
nghiệp là một trong những tiêu chí đánh giá, góp phần quyết định
thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp vững mạnh là điều cần thiết vì văn hóa cịn ảnh hưởng
tới hành vi của người lao động, niềm say mê cơng việc, gây dựng
lịng trung thành của họ với tổ chức, gắn kết tình đồng nghiệp, từ đó
họ gắn kết mục tiêu của tổ chức và phấn đấu cho mục tiêu đó.
Tại thị trường Việt Nam doanh nghiệp FPT đã và đang xây dựng
văn hóa doanh nghiệp, tạo nên một bản sắc, một nét riêng biệt tại
FPT mà khi nhắc tới FPT không ai không biết tới. Để làm sáng tỏ vấn
đề này, nhóm 5 sẽ đi phân tích tìm hiểu “Văn hóa doanh nghiệp tại
FPT”.
PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Văn hóa
Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ và Alfred Kroeber
và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác
nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới, tới nay đã
lên đến 400-500 định nghĩa về văn hóa. Từ những con số khổng lồ ta
có thấy được sự phong phú và phức tạp của khái niệm văn hóa.
- Ở Phương Đơng, “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, trí tuệ nhờ tu
dưỡng mà có được, “hóa” là việc đem cái văn ( cái hay, cái tốt) để

cảm hóa, giáo dục và đưa vào thực tiễn. Vậy văn hóa là cách thức
giáo dục con người bằng cái tốt đẹp của những tầng lớp thống trị.

1


- Ở Phương Tây, “văn hóa” bắt nguồn từ tiếng Latinh “ Cultus
Agri” (gieo trồng ruộng đồng) và “Cultus Animi” (gieo trồng tinh
thần) nghĩa là sự giáo dục tinh thần và tâm hồn con người. Sau này
nhiều nhà khoa học phương Tây đã đưa ra rất nhiều nhận định về
văn hóa:
o Nhà khoa học Tylor (1871) đồng nhất văn hóa và văn minh
, đều bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời
sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật đạo
đức, pháp luật…
o Theo William Isaac Thomas (1863 – 1947), văn hóa là các
giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào…( các
tập tục, cách ứng xử)
o Theo Sorokin ( 1889 – 1968), văn hóa chỉ tổng thể những
gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức
hay vô thức của nhiều cá nhân tương tác với nhau.
- Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa khác nhau, nhưng
nhìn chung đều có những nét chung.
Văn hóa là những biểu hiện cơ bản của con người trong quá
trình đấu tranh sinh tồn và phát triển, đồng thời cũng là những hoạt
động nhận thức nhằm tạo ra sự biến đổi môi trường xung quanh và
bản thân con người.
Văn hóa tác động theo ba q trình:

Văn hóa là sản phẩm có tính cộng đồng, từ đó triển khai thành

một sản phẩm có tính cá nhân với tư cách là một thành viên của
cộng đồng.
Từ những phân tích trên ta có thể hiểu chung nhất về văn hóa
như sau:
Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong q trình
lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối
2


bởi môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội xung
quanh) và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con
người trở nên khác biệt so với động vật khác: do được chi phối bởi
môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi
tộc người sẽ có đặc trưng riêng.
1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp

 Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản
riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký
kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật.
- Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập
được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các
doanh nghiệp hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động
vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và mơi trường nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

 Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tồn tại ngay từ khi thành lập doanh
nghiệp và phát tiền theo quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn
hóa doanh nghiệp thấm sâu vào gốc rễ của mọi quyết định và hành

vi ứng xử của từng thành viên trong doanh nghiệp từ nhà quản trị
cấp cao đến những nhân viên cấp thấp nhất của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ các giá trị đặc trưng mà một
doanh nghiệp sáng tạo ra và giữ gìn trong suốt quá trình hình thành,
tồn tại và phát triển doanh nghiệp trở thành chuẩn mực, quan niệm,
tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy
nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo
nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp.
Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp có những
đặc trưng riêng.
Văn hóa doanh nghiệp được xác lập bởi một hệ thống các giá trị
được các thành viên trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao
và ứng xử theo các giá trị đó.
Văn hóa doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức
của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Các cá nhân nhận thức được
các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thơng qua những gì họ
nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận thấy. Văn hóa doanh nghiệp được
3


sự chấp nhận của cá nhân để hình thành những chuẩn mực đáp ứng
với số đông trong doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được ra đời, tồn tại và phát triển cùng với
sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp, và theo thời gian, văn hóa
doanh nghiệp thấm sâu vào các hành vi ứng xử của từng thành viên;
in đậm trong quyết định của nhà quản trị.
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.
Cấp thứ nhất là cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong việc xử lý
các công việc hàng ngày như: xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực

hiện công việc, giữ gìn tài sản chung; cách ứng xử,...
Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành
động đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay
không.
Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động, đó là niềm tin, nhận
thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu vào trong
tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, mật
thiết với nhau và hàn gắn nhau tạo thành một văn hóa thống nhất.
Văn hóa doanh nghiệp trở thành trụ cột và ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi người, tạo nên một tập quán ứng xử trong kinh doanh mà các
doanh nghiệp khác không thế bắt chước được.
Văn hóa doanh nghiệp là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người
làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với
nhau, liên kết doanh nghiệp với xã hội.
1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Giá trị hữu hình

 Kiến trúc doanh nghiệp
Kiến trúc doanh nghiệp thể hiện diện mạo của doanh nghiệp, là
nơi thể hiện đẳng cấp cũng như là niềm tự hào của mỗi doanh
nghiệp. Nhìn vào kiến trúc xây dựng bên ngồi cũng như bên trong
của một doanh nghiệp, khách hàng hay đối tác bên ngồi cũng có
thể đánh giá sơ bộ được nét văn hóa của doanh nghiệp ấy.
Thực tế cho thấy, con người khi được làm việc ở nơi có đầy đủ
phương tiện kỹ thuật hiện đại thì sẽ giúp họ làm việc có hiệu suất
4


cao hơn. Mặt khác, không gian nơi làm việc cũng là yếu tố quan

trọng tác động đến khả năng tư duy, năng lực sáng tạo của con
người.

 Biểu tượng
Biểu tượng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó
biểu thị. Biểu tượng là sự biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa
tiềm ẩn bên trong doanh nghiệp thông qua các biểu tượng vật chất
cụ thể. Các doanh nghiệp thường sử dụng các biểu tượng tả thực và
trừu tượng để thể hiện hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh
nghiệp. Cách làm này đã tạo một ấn tượng khó quên đối với khách
hàng.
Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại mang bản sắc văn
hóa đặc thù của doanh nghiệp và có khả năng thích nghi trong các
nền văn hóa hay ngơn ngữ khác nhau.

 Khẩu hiệu
Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về một vấn
đề nào đó mà doanh nghiệp muốn thơng báo đến cho mọi người hay
đơn giản là lấy lại tinh thần hay phát động một phong trào nội bộ.
Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, khẩu hiệu thường là những
câu gợi nhớ tới lợi ích sản phẩm. Khẩu hiệu thường ngắn gọn hay sử
dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ nhập tâm để cách diễn đạt cô
đọng nhất triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
 Nghi lễ
Nghi lễ là một trong những giá trị văn hóa điển hình, bể nổi,
phản ánh đời sống sinh hoạt của doanh nghiệp.
Nghi lễ góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng của
từng doanh nghiệp, làm phong phú đời sống tinh thần cho các thành
viên trong doanh nghiệp.
 Hình thức sản phẩm

Hình thức biểu hiện bên ngồi của sản phẩm sẽ góp phần thu
hút sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm và đối với sự
chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Hình thức sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa thơng điệp định
vị, thể hiện sự khác biệt, sự vượt trội của sản phẩm so với những sản
phẩm cùng loại.
 Trang phục của các thành viên trong doanh nghiệp
5


Trang phục hay đồng phục của các thành viên trong doanh
nghiệp là tình thần đồn kết, thống nhất, thể hiện sức mạnh tập thể
lớn lao.
Trang phục mang thơng điệp vì khả năng đáp ứng của doanh
nghiệp đối với khách hàng, sự tơn trọng đối tác, tính chun nghiệp
trong cơng việc và nét khác biệt trong cộng đồng.
Những biểu hiện về hình thức và cách sử dụng trang phục cho
thấy tri thức cũng như thẩm mỹ của lãnh đạo, nhân viên một doanh
nghiệp về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.
 Ứng xử trong doanh nghiệp
Ứng xử là một trong những biểu hiện rõ nét văn hóa của một tổ
chức, doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có văn hóa ứng xử riêng,
được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh
nghiệp.
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố
góp phần tạo nên hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh
nghiệp với bản sắc riêng, được thể hiện thông qua cách ứng xử giữa
cấp trên cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, giữa con người với
công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh
nghiệp.

1.2.2. Giá trị vơ hình
 Triết lí doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, quan điểm của doanh nghiệp
về kinh doanh, được khái quát thành tôn chỉ, phương châm hành
động, chỉ dẫn hoạt động của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp
được xem là bước đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, Là cơ sở
phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
Triết lý doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều nội dung khác
nhau, biểu hiện rõ nhất là sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của doanh
nghiệp; phương thức hành động; và cách ứng xử của doanh nghiệp
với mơi trường bên ngồi.
 Chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức thường được thể hiện thành những quy tắc
hay chuẩn mực hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Khi
đó chuẩn mực đạo đức chính là tiêu chuẩn hành vi đạo đức của tổ

6


chức, của doanh nghiệp và được coi là cách thức điều hành doanh
nghiệp
Chuẩn mực đạo đức được các thành viên trong doanh nghiệp
tôn trọng và cam kết thực hiện. Chúng được sử dụng làm căn cứ xây
dựng các chính sách và biện pháp thực thi chiến lược doanh nghiệp,
qua đó phản ánh quan điểm, triết lý, phương châm hoạt động của
doanh nghiệp.
Chuẩn mực đạo đức là yếu tố giá trị vơ hình khơng thể thiếu
được trong văn hóa doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có chuẩn mực
đạo đức riêng mà khơng doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào.
Chúng có tác động to lớn đến hành vi của mỗi thành viên và đến

hoạt động của doanh nghiệp.
 Niềm tin
Niềm tin của doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chính
là: (1) lịng tin của nhân viên và các cổ đông và (2) Lòng tin của
khách hàng doanh nghiệp.
Niềm tin là yếu tố quan trọng trong cơng việc cũng như cuộc
sống. Vì vậy tất cả thành viên trong doanh nghiệp từ nhân viên đến
nhà quản trị cần đặc biệt quan tâm, cùng nhau xây dựng và gìn giữ
niềm tin để phát triển doanh nghiệp bền vững.
1.3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, góp
phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trị quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.
Trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới, cạnh
tranh, thu hút nhân viên và khách hàng của tổ chức thì văn hóa
doanh nghiệp chính là một yếu tố quan trọng. Văn hóa doanh nghiệp
là sự pha trộn của các giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh và các khía cạnh
hàng ngày của giao tiếp, tương tác, tạo ra văn hóa lan tỏa đến cách
mọi người làm việc.
Theo thống kê của Science Daily về một nghiên cứu từ Đại học
Nam California và Đại học Minnesota đã chỉ ra rằng văn hóa doanh
nghiệp là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất trong việc “chèo lái
con thuyền” của doanh nghiệp đi đúng hướng.

7


1.4. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp
 Chức năng chỉ đạo

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong một q trình, do
chủ doanh nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt
động của toàn bộ doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp tự trở thành
hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không cá nhân nào
trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Đến lượt nó, khi đã hình thành,
văn hóa danh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù
hợp với mục tiêu đã định...Chức năng chỉ đạo của văn hóa doanh
nghiệp được thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng chỉ đạo đối với hành
động và tư tưởng của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Đồng thời,
nó cũng có tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và hoạt động của toàn bộ
doanh nghiệp.
 Chức năng ràng buộc
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra những ràng buộc mang tính tự
giác trong tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong
doanh nghiệp, nó khơng mang tính pháp lệnh như các quy định hành
chính.
 Chức năng liên kết
Sau khi được cộng đồng trong doanh nghiệp tự giác chấp nhận,
văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đồn kết
nhất trí trong doanh nghiệp. Nó trở thành động lực giúp từng cá
nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp ...
 Chức năng khuyến khích
Trọng tâm của văn hóa doanh nghiệp là coi trọng người tài, coi
công việc quản lý là trọng điểm. Điều đó, giúp cho nhân viên có tinh
thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có
khả năng điều chỉnh những nhu cầu khơng hợp lý của nhân viên.
 Chức năng lan truyền
Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hố của mình,
nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngồi
doanh nghiệp. Hơn nữa, thơng qua phương tiện thông tin đại chúng

và các quan hệ cá nhân, văn hóa doanh nghiệp được truyền bá rộng
rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh
nghiệp.

8


PHẦN II: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FPT
2.1. Giới thiệu chung về tập đồn FPT
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển
FPT là tên viết tắt bằng tiếng Anh của The Financing and
Promoting Technology Corp, của Công ty cổ phần FPT (tên cũ của
Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư cơng nghệ FPT), là một
tập đồn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung
cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Theo thống kê của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ
14 của Việt Nam vào năm 2007.
Tập đoàn FPT được thành lập ngày 13/09/1988. Ban đầu, FPT là
một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
xuất nhập khâu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực
phâm (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing Technology
Chế biến Thực phẩm, đến năm 1990 được đồi thành Financing
Promoting Technology Công ty Đầu tư và Phát triển Cơng nghệ).
Cơng ty có quan hệ xuất nhập khầu chuối khô, khoai, sắn,,.. cho khối
Đơng Âu Liên Xơ.
Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định
thành lập trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT. Ngày 24
tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cồ
phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific
Group (TPG) và Intel Capital. FPT nhận được một khoản đầu tư là

36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital.
Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký
thoả thuận liên minh chiến lược.
Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đồn FPT cơng bố được chấp
thuận đồi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT"
thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation".
Năm 2014, FPT tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực
Công nghệ thông tin của Việt Nam tại thị trường.
Đến năm 2016, FPT đã tiên phong trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 thông qua việc trở thành đối tác quan trọng của các tập
đoàn hàng đầu thế giới như Airbus, GE, AWS, Siememens trong phát
triển, triển khai các nền tảng cơng nghệ mới như IoT, điện tốn đám
mây.

9


Năm 2018, FPT đã hình thành hệ sinh thái cơng nghệ FPT với
nhiều giải pháp 4.0 như: Nền tảng Trí tuệ nhân tạo phiên bản mới
(FPT.AIver3); Thiết bị điều khiển bằng giọng nói Voice Remote dành
riêng cho thiết bị truyền hình Internet FPT Play Box; giải pháp
chuyển đổi số tồn diện cho doanh nghiệp akaRPA; hệ thống Quản lý
tổng thể bệnh viện thông minh FPT.eHospital phiên bản 2.0. Việc
mua 90% cổ phần của Intellinet - Công ty tư vấn công nghệ hàng
đầu của Mỹ, giúp FPT nâng tầm vị thế, trở thành đối tác cung cấp
dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và toàn diện hơn cho
khách hàng, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện cơ cấu tập đoàn FPT bao gồm 7 công ty thành viên và 4
công ty liên kết, cụ thể:


 7 Công ty thành viên:
- Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)
- Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information
System)
- Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)
- Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT Education)
- Công ty Đầu tư FPT (FPT Investment)
- Công ty TNHH FPT Smart Cloud (FPT Smart Cloud)

 4 Công ty liên kết:
- Công ty Cổ phần Chứng khốn FPT (FPT Securities)
- Cơng ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital)
- Công ty Cổ phần Synnex FPT (Synnex FPT)
- Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail)
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh

 Công nghệ
Công nghệ đang được xem là công cụ chiến lược giúp các tổ
chức, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự đổi
mới sáng tạo trong hoạt động. Với hơn 30 năm kinh nghiệm tại Việt
Nam và trên toàn cầu, cùng đội ngũ hơn 16.000 kỹ sư, chuyên gia
10


cơng nghệ, tập đồn FPT mang trong mình tinh thần sẵn sàng sát
cánh cùng các tổ chức, doanh nghiệp để nghiên cứu phát triển và
cung cấp các giải pháp, dịch vụ tối ưu nhất, hoạt động với 3 mảng:
dịch vụ cơng nghệ thơng tin, tích hợp hệ thống và giải pháp theo

ngành.

 Viễn thông
Là một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng hàng đầu Việt
Nam, tập đồn FPT hiện đang sở hữu:
- Tuyến đường trục Bắc – Nam; vịng Ring Đơng Bắc Bộ, Tây Bắc
Bộ; vịng Ring Đồng Bằng Sông Cửu Long; tuyến trục quốc tế Việt
Nam - Trung Quốc; tuyến trục quốc tế cáp quang biển AAG, APG,
AAE-1, IA; tuyến trục quốc tế Việt Nam – Campuchia.
- Hạ tầng Internet phủ rộng 63 tỉnh thành.
- 04 trung tâm dữ liệu trên toàn quốc.
- 1,2 Tbps dung lượng băng thơng quốc tế.
Bên cạnh đó FPT hiện đang là nhà phân phối và bán lẻ các sản
phẩm/thiết bị công nghệ hàng đầu Việt Nam với:
- Hơn 30 đối tác là các thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới
như Asus, Acer, Apple, Dell, HP, IBM, Lenovo, Cisco, Microsoft,
Oracle, ...
- Sở hữu thương hiệu riêng mang tên FPT về sản phẩm điện
thoại, máy tính, máy tính bảng.
- 1500 đại lý phân phối tại 63/63 tỉnh thành.
- Hơn 200 cửa hàng bán lẻ tại 63/63 tỉnh thành.
- Chuỗi bán lẻ với đầy đủ mơ hình cửa hàng của Apple bao gồm:
Cấp 1 là APR (Apple Premium Reseller), cấp 2 AAR (Apple Authorised
Reseller) và CES (Consumer Electronic Stores).
- Là nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Apple tại Việt
Nam.

 Giáo dục
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
CNTT nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, sự

nghiệp giáo dục trải dài qua nhiều cấp bậc: phổ thông trung học,
cao đẳng – đại học, sau đại học, liên kết quốc tế, phát triển sinh viên
11


quốc tế, đào tạo doanh nghiệp… FPT đã
tiên phong trong đổi mới giáo dục bằng
việc:
- Triển khai những chương trình đào tạo
hiện đại theo chuẩn quốc tế.
- Đào tạo theo hình thức liên kết chặt
chẽ với doanh nghiệp, gần đào tạo với thực tiễn và nghiên cứu –
triển khai.
- Chú trọng kỹ năng ngoại ngữ.
- Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm
việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác.
2.2. Văn hóa doanh nghiệp FPT
2.2.1 Biểu thị trực quan – hữu hình
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Tọa lạc tại các khu trung tâm mua sắm ở thành phố đặc biệt
trong các quận sầm uất xuất hiện nhiều chi nhánh ngồi ra cịn đặt
các văn phịng tại các thị trấn, thị xã ở vùng nơng thơn. Nhờ đó mà
độ phủ sóng của doanh nghiệp đạt trên 63 tỉnh thành trên toàn
quốc, đặc biệt ở những khu dân đông đúc, điều kiện cơ sở hạ tầng
khá hiện đại dễ dàng cho lưu thơng hàng hố và mở rộng quy mơ
đại lý.
2.2.1.2 Kiến trúc,cách bày trí
Các tịa nhà bề thế với cách bày trí theo khuynh hướng phong
cách hiện đại mà không cầu kỳ đã để lại dấu ấn với người mua với
ba màu chủ đạo xanh lam, cam, xanh lá. Cũng chính nhờ sự đột phá

của màu sắc nên khơng gian làm việc mang đầy tính sáng tạo,
truyền cảm hứng làm việc của nhân viên giúp tăng năng suất và
hiệu quả làm việc.
2.2.1.3. Logo
-Logo FPT kế thừa và phát huy những truyền thống cốt lõi của
Thương hiệu FPT với ba màu sắc mang ý nghĩa riêng: màu cam - thể
hiện sinh lực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng; xanh lá cây – biểu hiện
của sự thay đổi, phát triển; màu xanh dương đậm – liên tưởng tới trí
tuệ và sự bền vững, thống nhất.

12


- Cùng với đó, logo của FPT có những đường cong uyển chuyển
liên tiếp, có xu hướng vươn lên, tựa như những ngọn lửa bùng lên
sinh khí và năng động. Không chỉ vậy, những nét cong ấy vừa hội tụ,
vừa lan tỏa sức mạnh của FPT.
- Chữ FPT được thể hiện bằng font chữ kỹ thuật số Phantom
Digital, tạo ấn tượng cơng nghệ và hiện đại ngay từ cái nhìn đầu
tiên.
2.2.1.3. Khẩu hiệu
- FPT đã công bố chiến lược thương hiệu mới với thơng điệp
“Tiếp nguồn sinh khí”. Theo đó, tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT
là: FPT tiếp nguồn sinh khí cho các khách hàng , đối tác, doanh
nghiệp, người tiêu dùng bằng các giải pháp dịch vụ công nghệ thông
tin thông minh .
2.2.1.4. Lễ hội, nghi lễ
Trước cơng ty ln có cờ cơng ty và cờ Tổ quốc truyền niềm yêu
nước đến khách hàng, thể hiện sự gắn bó và cống hiến của FPT cho
đất nước cũng như vang lên niềm tự hào là doanh nghiệp Việt.

Thứ hai tuần đầu tiên của mỗi tháng FPT sẽ tổ chức chào cờ là
một lễ nghi không thể thiếu của cơng ty và cũng là nét văn hóa đặc
sắc của công ty. Nhờ lễ chào cờ, cán bộ công ty có thể bàn bạc chu
đáo về chuyện làm ăn của cơng ty, lại có thể giữ gìn vẻ đẹp tự do
mà Bác và cả nước đã dày công giữ và gìn hàng trăm năm nay.
Ngày lễ 13/9 gọi là STco gọi tắt của sáng tạo công ty là ngày lễ
lớn nhất của FPT kỷ niệm ngày thành lập công ty. Sau phần lễ luôn
là phần hội đặc sắc với các sự kiện hấp dẫn được tổ chức thường
niên như Olympic thể thao, hội diễn văn nghệ STC, giúp các thành
viên xích lại gần nhau. Nhờ những chiến dịch này mà FPT càng tạo
được chỗ đứng vững chắc trong lòng người mua hàng. Thơng qua
các sự kiện, trị chơi thành viên trong cơng ty càng hiểu hơn, tăng
tinh thần đồn kết trong công ty.
Hội làng FPT là biểu tượng của khát khao chinh phục thế giới
của FPT, diễn ra trong một buổi sáng hoặc chiều vào những cận Tết.
Khi dự lễ, các lãnh đạo thì xúng xính các bộ lễ phục truyền thống,
nhân viên ngồi dưới vừa thưởng thức ẩm thực vừa xem tuồng,
chèo…
Lễ Tất Niên được tổ chức vào những ngày cuối tháng chạp âm
lịch, gồm các sự kiện đặc biệt như múa rồng dẫn các bậc chức sắc ra
13


“Đình”, tơn vinh các cá nhân và bộ phận xuất sắc trong năm, cả
làng đánh chén để tiễn biệt năm cũ và đón chào năm mới.
Qua đó có thể thấy, các sự kiện, lễ hội được đầu tư tổ chức vừa
thể hiện sự chỉnh chu của công ty, quảng bá hình ảnh cơng ty, tăng
sức hút với khách hàng, giúp nhân viên thêm gắn kết với nhau, tạo
động lực làm việc cho nhân viên.
2.2.1.5. Tổ chức văn phòng làm việc

Chỗ làm việc của nhân viên đều được chia thành từng phịng có
biển hiệu riêng biệt; mỗi nhân viên một ơ làm việc được bày biện
gọn gàng, sạch đẹp.
Nhân viên được bố trí gần trưởng phịng để dễ trao đổi và họp
khẩn cấp; nhờ thế sếp vừa có thể dễ dàng quản lý tổ chức chặt chẽ.
Nhờ cách bố trí này cảnh quan công ty thêm phần cuốn hút,
không gian cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, tinh thần làm
việc của nhân viên. Cảnh quan môi trường lành mạnh, tươi mát đem
đến khơng khí vui vẻ, nhân viên thêm hoạt bát, năng động tạo hiệu
suất làm việc cao. Nhờ cách bày trí cơng ty hiện đại, sang trọng giúp
khẳng định hình ảnh cơng ty trong mắt chủ đầu tư, tặng sự uy tín.
2.2.1.6. Cơng nghệ, sản phẩm
Sản phẩm kinh doanh là thiết bị máy móc cơng nghệ cao như
máy tính, điện thoại, robot, các dịch vụ phần mềm… Công ty đã đặt
ra định hướng công nghệ sẽ trở thành thế hệ tiên phong trong cuộc
cách mạng số trong tương lai. Cơng ty đã nắm bắt tốt xu hướng
Internet tồn cầu hố, chọn ngành nghề kinh doanh là ngành cơng
nghệ thơng tin với các thiết bị điện tử là một lựa chọn sáng suốt và
hứa hẹn đem lại thành công lớn trong thời gian tới.
Khuyến khích nhân viên sử dụng ngoại ngữ để đọc tên của các
sản phẩm, tư vấn cho khách hàng tạo tính chuyên nghiệp cho đội
ngũ nhân viên, tăng thêm niềm tin nơi người tiêu dùng.
Với những biểu hiện văn hóa trực quan này, FPT đã tạo được
cảm giác trang trọng khi khách hàng đến làm việc; sự gần gũi, thân
thiện giữa các thành viên trong đại gia đình FPT góp phần động viên
tinh thần, thúc đẩy tính sáng tạo đem lại hiệu quả cao trong công
việc.

14



2.2.2. Biểu hiện văn hóa vơ hình
2.2.2.1. Những giá trị được tuyên bố

 Mục tiêu
Tiếp tục theo đuổi mục tiêu lớn dài hạn là trở thành doanh
nghiệp số và đứng trong Top 50 Công ty hàng đầu thế giới về cung
cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030.
 Khối công nghệ
- Doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2021
- Doanh thu chuyển đối số trong giai đoạn 2020-2021 tăng 4050%/năm.
- Đạt 150 khách hàng trong danh sách Forture Global 500.
- Đạt 10.000 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam
 Khối viễn thơng
Duy trì tăng trưởng thuê bao bền vững và cao hơn mức tăng
trưởng chung của thị trường với mức tăng trưởng khoảng 15%/năm
trên định hướng là nhà cung cấp dịch vụ có trải nghiệm khách hàng
tốt nhất.
 Khối giáo dục
Trở thành hệ thống giáo dục Mega mang tính quốc tế, đáp ứng
nhu cầu xã hội và ứng dụng các công nghệ đào tạo tiên tiến nhất.
 Chiến lược kinh doanh
 Khối công nghệ
- Đầu tư mở rộng hệ sinh thái nền tảng, giải pháp chuyển đổi số
toàn diện.
- Đẩy mạnh phát triển nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn
quốc tế.
- Nâng cao năng lực quản trị.
 Khối viễn thông
- Tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua:

- Làm khách hàng hài lòng ở tất cả các khâu khi tiếp cận, sử
dụng dịch vụ.
- Áp dụng công nghệ mới trong hỗ trợ khách hàng đảm bảo chất
lượng dịch vụ và phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
15


- Triển khai nhiều dịch vụ tiện ích mới trên nền tảng Internet và
Truyền hình FPT.
- Mở rộng đường truyền, băng thông quốc tế.
 Khối giáo dục
- Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo tăng cường cơ hội tiếp cận
các phương thức giáo dục mới cho người học góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
- Phối hợp Coursera triển khai mơ hình đào tạo khóa học trực
tuyến (MOOCs) cho sinh viên.

 Triết lý của doanh nghiệp
Sau một thời gian thành lập, FPT đã xây dựng được nét văn hóa
độc đáo đặc biệt là triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh của FPT
được gói gọn trong sáu chữ: “Tơn đổi đồng – Chí gương sáng”.
- “Tôn đổi đồng” nghĩa là “ Tôn trọng cá nhân – Tinh thần đổi
mới - Tinh thần đồng đội” là những giá trị mà tất cả người FPT đều
chia sẻ.
 Tơn trọng là tơn trọng cá nhân, bao gồm: Nói thẳng, lắng
nghe và bao dung. Ở FPT, cấp dưới có thể nói thẳng với
cấp trên, khơng phân biệt vị trí cao thấp, quan hệ thân sơ.
Họ tạo điều kiện tối đa để các thành viên được là chính
mình, được thể hiện năng lực của bản thân.
 Đổi mới là tinh thần đổi mới, bao gồm: Học hành, sáng tạo

và Stco (là sự hài hước hóm hỉnh đặc trưng của người FPT).
Các nhân viên không ngừng học hỏi từ khách hàng, đối tác
và từ chính đồng nghiệp để tránh suy nghĩ theo lối mịn,
nỗi lực dẫn đầu về cơng nghệ mới, sản phẩm mới, phương
thức quản trị/kinh doanh mới.
 Đồng đội là tinh thần đồng đội, bao gồm: Đồng tâm, tập
thể và chân tình. Ở FPT, mọi thành viên đều được quan
tâm, giúp đỡ, sẻ chia và cùng đồng tâm hướng đến một
mục tiêu chung “vì sự thành cơng của khách hàng và sự
phát triển trường tồn của cơng ty”.
- Chí gương sáng nghĩa là “Công công – Gương mẫu – Sáng
suốt” là những giá trị cần có của lãnh đạo FPT.

16



×