Tải bản đầy đủ (.docx) (172 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC HIỆN VỀ QUỐC HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.15 KB, 172 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÚY HOA

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUỐC HỘI - CƠ
QUAN ĐẠI DIỆN CAO NHẤT CỦA
NHÂN DÂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp
luật Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƢỜNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết
luận trong luận án chưa từng được cơng bố ở bất kỳ cơng
trình khoa học nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thúy Hoa


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trang
1
6

1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới Quốc hội với tính chất là
cơ quan đại diện của nhân dân
1.2. Nhận xét về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án

15

CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỐC HỘI - CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN CAO NHẤT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

29

2.1. Khái niệm và vai trò của Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất
của Nhân dân Việt Nam
2.2. Các hình thức thể hiện Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân và các đảm bảo để Quốc hội là cơ quan đại diện cao
nhất của Nhân dân
2.3. Quốc hội - cơ quan đại diện của Nhân dân ở các nước và những
bài học kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện cơ quan đại
diện cao nhất của Nhân dân Việt Nam
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUỐC HỘI - CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CAO
NHẤT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM


3.1. Sự hình thành và phát triển thiết chế Quốc hội - cơ quan đại diện
cao nhất của Nhân dân Việt Nam qua các bản Hiến pháp
3.2. Thực trạng thể hiện Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân Việt Nam
3.3. Thực trạng các đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất
của Nhân dân Việt Nam
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUỐC HỘI - CƠ
QUAN ĐẠI DIỆN CAO NHẤT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

4.1. Quan điểm đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân Việt Nam
4.2. Các giải pháp đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

29

43

60
70
70
77
96
123
123

126
153
156
157


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BMNN

Bộ máy nhà nước

ĐCS

Đảng Cộng sản

ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTTT

Kinh tế thị trường

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


NNPQ

Nhà nước pháp quyền

TAND

Tòa án nhân dân

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VPQH

Văn phòng Quốc hội

VUSTA

Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam

XHCD

Xã hội công dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 3.1: Tổng số văn bản luật, pháp lệnh được ban hành trong các
nhiệm kỳ Quốc hội
Bảng 3.2: Tỷ lệ số lượng các phiên họp Quốc hội về lập pháp (Khóa XI)

84
87

Bảng 3.3: Số lượng đại biểu, ý kiến đại biểu phát biểu tại hội trường
trong các kỳ họp của Quốc hội có liên quan đến hoạt động
xây dựng pháp luật
Bảng 3.4: Cơ cấu đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII

89
119


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội là thiết chế có vị trí, vai trị
đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo thực thi quyền lực Nhân dân. Điều 6,
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân
chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ

quan khác của Nhà nước”. Điều 69 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...”.
Sự hiến định này cho thấy ở Việt Nam, thuật ngữ “cơ quan đại biểu cao
nhất” được hiểu đồng nhất với khái niệm cơ quan đại diện cao nhất trong bộ
máy nhà nước. Đại diện trở thành một thuộc tính của Quốc hội xun suốt và
chi phối vị trí, vai trị, cơ chế hoạt động, cơ cấu đại biểu, hiệu lực đại diện và
thể hiện tập trung nhất qua việc thực hiện các chức năng: lập hiến, lập pháp;
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của nhà nước. Nói một cách khác, tính đại diện cao nhất của Quốc
hội Việt Nam bắt nguồn từ bản chất nhà nước dân chủ nhân dân mà chúng ta
đã lựa chọn từ năm 1945. Điều đó được quy định bởi:
Một là, Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra dựa trên
các ngun tắc: phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đây là những
quy định đảm bảo cho mỗi người dân tự do bầu cử, lựa chọn những nhà đại
diện theo ý chí của mình.
Hai là, các đại biểu Quốc hội không chỉ đại diện cho Nhân dân ở đơn vị
bầu cử ra mình mà cịn đại diện cho Nhân dân cả nước. Bởi vậy, Quốc hội có
trách nhiệm cao cả là thay mặt Nhân dân thực hiện đúng và đầy đủ quyền lực
nhà nước, trở thành “đầu dây thần kinh” kết nối các lợi ích trong xã hội.


Ba là, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có những quyền năng đặc
biệt, song Quốc hội chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Nhân dân, có thể
bị bãi nhiệm bởi Nhân dân khi không thực hiện trọng trách chính trị đã được
giao phó.
Tuy nhiên hiện nay, việc nghiên cứu Quốc hội với tư cách là cơ quan đại
diện cao nhất của Nhân dân chưa được làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Ở
phương diện lý luận, khái niệm đại diện của Quốc hội chưa được luận giải
thống nhất là tính chất hay là một chức năng của Quốc hội. Nhiều vấn đề

mang tính hệ thống về đại diện của Quốc hội chưa được nghiên cứu như: nội
dung đại diện, hình thức thực thi đại diện, tỷ lệ đại diện (chuyên trách, kiêm
nhiệm), tư cách đại diện khi xử lý mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia, dân tộc
với lợi ích nhóm cử tri của đơn vị bầu cử …
Ở phương diện thực tiễn, hoạt động của Quốc hội chưa tương xứng với
vị trí và vai trò hiến định, Quốc hội chưa mạnh, chưa thực quyền trong quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong giám sát tối cao hoạt động của
nhà nước.
Trong điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa; mở rộng và phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân; đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân cơng,
phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thì việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
động của Quốc hội, làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn về vai
trò đại diện, các điều kiện đảm bảo để Quốc hội thực thi hoạt động đại diện
Nhân dân cao nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Với nhận thức nói trên, tác giả lựa chọn: “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân Việt Nam” làm
đề tài luận án tiến sĩ Luật học với mong muốn nghiên cứu và làm rõ tính đại
diện Nhân dân cao nhất của Quốc hội, đóng góp thêm vào kho tàng lý luận về
Quốc hội ở nước ta.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn làm sáng tỏ
các hình thức thực thi đại diện, các điều kiện đảm bảo Quốc hội là cơ quan đại
diện cao nhất. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để Quốc hội thực sự là cơ
quan đại diện cao nhất của Nhân dân Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ của luận án

Để thực hiện mục đích nói trên, luận án có nhiệm vụ:
- Khảo cứu các cơng trình khoa học về đại diện của Quốc hội ở trong và
ngồi nước. Từ đó rút ra những giá trị tham khảo và hướng nghiên cứu mới
cho luận án.
- Phân tích và làm sáng tỏ bản chất và vai trị đại diện cao nhất của Quốc
hội; nghiên cứu tính đại diện của một số Quốc hội/Nghị viện các nước trên
thế giới để rút ra các giá trị có thể kế thừa và phát triển trong xây dựng Quốc
hội - cơ quan đại diện cao nhất ở nước ta.
- Chỉ ra và đánh giá thực trạng hình thức thể hiện đại diện, các đảm bảo
đại diện của Quốc hội Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tính đại diện Nhân dân cao
nhất của Quốc hội Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề đại diện của Quốc hội, vai trò đại diện
Quốc hội, các yếu tố đảm bảo đại diện cao nhất của Quốc hội, các hình thức
thể hiện đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đại diện của
Quốc hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ Hiến pháp năm 1992
đến nay.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, luận án được
thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử


của triết học Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về bản chất nhà nước, về tổ chức và hoạt động của
BMNN nói chung, của Quốc hội nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và có sự phối hợp giữa

chúng khi nghiên cứu, đó là các phương pháp cơ bản sau đây:
- Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng chủ đạo trong
nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận đại diện của Quốc hội cũng như xác
định các giải pháp đảm bảo tính đại diện của Quốc hội Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử, so sánh: được sử dụng khi nghiên cứu kinh
nghiệm của một số nước, đánh giá thực trạng, các biện pháp đảm bảo tính đại
diện của Quốc hội/Nghị viện ở một số nước.
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để khái quát,
hệ thống hóa các vấn đề; tổng kết lý luận, lịch sử, thực tiễn, kinh nghiệm pháp
lý của một số nước trên thế giới; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của
Quốc hội Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để
phân tích, đánh giá, tổng kết các cơng trình đã nghiên cứu, kinh nghiệm nước
ngồi.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý
luận và thực tiễn về Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân Việt
Nam nên có một số đóng góp mới sau đây:
- Chỉ rõ Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân là một tính
chất đặc biệt quan trọng thể hiện xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của
Quốc hội. Để giữ vững tính đại diện này, luận án đã chỉ rõ các yếu tố đảm bảo
cho Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất trên các phương diện: chính trị,
pháp lý, tổ chức, nhân sự; các hình thức thể hiện đại diện cao nhất của Quốc
hội Việt Nam.


- Phân tích sâu sắc và tồn diện những kết quả đã đạt được, chỉ ra những
hạn chế trong việc thực thi đại diện, trong đảm bảo Quốc hội thực sự là cơ
quan đại diện cao nhất ở Việt Nam.
- Xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp đảm bảo Quốc hội là cơ

quan đại diện cao nhất của Nhân dân trong tổ chức và hoạt động của Quốc
hội, là thiết chế để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn:
- Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý
luận về đại diện, đại diện của Quốc hội, vai trò đại diện Nhân dân cao nhất
của Quốc hội
- Về thực tiễn: Luận án đưa ra những giải pháp, những kiến nghị làm cơ
sở thực tiễn để các nhà lập pháp, các cơ quan hoạch định chính sách cũng như
đội ngũ cán bộ làm cơng tác nghiên cứu, giảng dạy có cách nhìn sâu sắc, tồn
diện hơn về vị trí, vai trị của Quốc hội trong tổ chức BMNN với tư cách là cơ
quan đại diện cao nhất của Nhân dân; trên cơ sở đó có những đóng góp tích
cực trong hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho
đại biểu Quốc hội, những người quan tâm nghiên cứu, làm công tác về ĐBQH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Dân chủ, đại diện và Quốc hội là những vấn đề liên quan, gắn bó
chặt chẽ với nhau trong khoa học chính trị, khoa học pháp lý. Đó cũng là
đề tài được nhiều học giả nghiên cứu xuyên suốt lịch sử nhà nước và pháp
luật. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài luận án, tác giả chỉ khảo sát những
cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến vấn đề Quốc hội với tính
chất là cơ quan đại diện của Nhân dân. Đặc biệt là nhóm các cơng trình
nghiên cứu về những nội dung được xây dựng trong kết cấu luận án:
i) Khái niệm đại diện, đại diện của Quốc hội và vai trị của Quốc hội

với tính chất là cơ quan đại diện Nhân dân;
ii) Các đảm bảo đại diện và các hình thức thể hiện đại diện của Quốc hội;
iii) Thực trạng đảm bảo đại diện và các hình thức thể hiện đại diện của
Quốc hội;
iv) Các giải pháp phát huy vai trị của Quốc hội với tính chất là cơ quan
đại diện cao nhất của Nhân dân.
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI QUỐC HỘI VỚI
TÍNH CHẤT LÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN DÂN

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, các cơng trình nghiên cứu về
Quốc hội rất đa dạng và phong phú. Trước những yêu cầu xây dựng NNPQ,
hoàn thiện tổ chức BMNN, nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về vị trí pháp
lý, đổi mới tổ chức bộ máy Quốc hội. Đặc biệt nhiều cơng trình nghiên cứu
chun sâu vào từng chức năng lập pháp, quyết định và giám sát tối cao của
Quốc hội cũng như nghiên cứu mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ và
Tịa án trong phân cơng, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước. Riêng
nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án có thể kể đến một số
cơng trình tiêu biểu sau đây:
1.1.1.1. Về lý luận đại diện, đại diện của Quốc hội và vai trị của
Quốc hội với tính chất là cơ quan đại diện Nhân dân
Trần Ngọc Đường, “Xây dựng mơ hình tổ chức, phương thức hoạt
động của Quốc hội và Chính phủ trong NNPQ xã hội chủ nghĩa của dân, do


dân và vì dân” [30], đề tài nghiên cứu nội dung rộng, bao gồm cơ sở lý luận
của việc đổi mới mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và
Chính phủ trong NNPQ XHCN Việt Nam; đánh giá thực trạng và đưa ra các
yêu cầu cũng như xây dựng mơ hình Quốc hội, Chính phủ đến năm 2010 và
các năm tiếp theo. Trong phần I, chương 2 (lý luận), đề tài dành một phần

nghiên cứu vị trí và chỉ ra thuộc tính đại diện của Quốc hội, vai trò đại diện
Quốc hội trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị và tổ chức quyền lực nhà
nước trong NNPQ XHCN Việt Nam.
Ngô Đức Mạnh, “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trị, nhiệm vụ,
quyền hạn của Quốc hội trong BMNN và hệ thống chính trị Việt Nam (qua
bốn bản Hiến pháp)” [58], đề tài khảo sát cụ thể, logic về quá trình hình thành
và phát triển của Quốc hội Việt Nam qua bốn bản Hiến pháp. Trong phần lý
luận, đề tài có những phân tích biểu hiện tính đại diện của Quốc hội, tuy nhiên
không nghiên cứu sâu mà tập trung phân tích vào các nhiệm vụ, quyền hạn
của Quốc hội.
Cuốn “Mơ hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Đào Trí Úc [105], cơng trình tập trung vào
nghiên cứu tổ chức và hoạt động của nhà nước ta, trong đó Quốc hội có một
vai trị, vị trí quan trọng trong BMNN. Tuy không nghiên cứu sâu về đại diện
Quốc hội nhưng để Quốc hội hoạt động hiệu quả trong NNPQ XHCN, nhóm
tác giả đặt vấn đề phải đảm bảo tính chất đại diện của Quốc hội. Đây là việc
làm cấp thiết và quan trọng, là điều kiện để thực thi quyền lực Nhân dân qua
hình thức dân chủ gián tiếp.
Cuốn “Chức năng đại diện của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền”
của Văn phòng Quốc hội [118] đã tập hợp 11 bài viết của các tác giả trong và
ngoài nước tham gia hội thảo cùng tên năm 2007. Vì vậy cuốn sách là các bài
viết nghiên cứu tản mạn về đại diện Quốc hội với nhận thức là một chức
năng, việc hiến định hóa chức năng, đo mức độ đại diện, đảm bảo tính đại
diện, … Cuốn sách chưa hình thành hệ thống quan điểm về đại diện Quốc hội,
đặc biệt chưa xác định đại diện là tính chất hay chức năng của Quốc hội như
tiêu đề của cuộc hội thảo. Tuy nhiên, đây cũng là tài liệu có giá trị, bước đầu


cung cấp nhiều góc nhìn về đại diện Quốc hội ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới. Đây là những kết quả khảo cứu về đại diện Quốc hội ở một số

nước, làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu, so sánh khi xây dựng lý luận về đại
diện Quốc hội tại chương 2 trong luận án tiến sĩ của mình.
Cuốn “Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới”
của Nguyễn Sĩ Dũng [19] là thành quả nghiên cứu chuyên sâu về Nghị viện
các nước trên thế giới, tập trung vào chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức,
quy trình thủ tục hoạt động và bộ máy giúp việc Nghị viện. Liên quan đến nội
dung đại diện Quốc hội, Nhóm tác giả dành một phần nhỏ khảo sát và đưa ra
quan niệm đại diện là một chức năng bên cạnh các chức năng khác của Quốc
hội như: lập pháp, giám sát, tài chính - ngân sách. Cũng từ quan niệm này các
nhiệm vụ được đặt ra tương ứng với chức năng đại diện là: Làm hài lịng cử
tri và bảo đảm lợi ích quốc gia; phục vụ cử tri tại khu vực bầu cử; giữ mối liên
hệ với cử tri, … Đây là những nội dung mang tư tưởng hiện đại về Quốc hội
của các nước trên thế giới.
Luận án phó tiến sĩ Luật học: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan đại diện ở nước ta hiện nay” của Chu Văn Thành [91], không chỉ nghiên
cứu về cơ quan đại diện cao nhất là Quốc hội, luận án khảo cứu hệ thống cơ
quan đại diện (trung ương và địa phương) ở nước ta được tổ chức và hoạt
động từ năm 1946 - 1992. Qua nghiên cứu, đánh giá, luận án khẳng định dân
chủ đại diện là phương thức chủ yếu và quan trọng để thực hiện dân chủ
XHCN ở Việt Nam. Luận án đã:
Phân tích một cách hệ thống cấu trúc của khái niệm dân chủ (với tính
cách là một hình thức nhà nước). Xác định và luận chứng những khía cạnh
bức xúc nhất trong đổi mới cơ cấu và tiêu chuẩn của đại biểu nước ta hiện
nay. Về cơ cấu, luận án xác định tỷ lệ đảng viên, những người giữ cương vị
chủ chốt trong bộ máy hành pháp, các chuyên gia trên các lĩnh vực. Về tiêu
chuẩn, khẳng định yếu tố trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của người đại biểu.
Xác định bước đổi mới cơ quan đại diện (Quốc hội) hiện nay là bước
quá độ nhằm chuyển Quốc hội sang hoạt động thường xuyên. Điều đó được
thể



hiện trong việc đổi mới các cơ quan của Quốc hội; ở “liều lượng” hoạt động
thường xuyên của các Ủy ban, của ĐBQH, ở thời gian làm việc mỗi kỳ họp.
Cũng theo lập luận của tác giả, chế độ dân chủ đại diện XHCN ra đời
gắn liền với nguyên tắc thống nhất quyền lực. Thống nhất quyền lực là
nguyên tắc tổ chức nhà nước phủ định biện chứng nguyên tắc phân quyền, do
vậy một mặt khắc phục những nhược điểm của nguyên tắc phân quyền, mặt
khác kế thừa những yếu tố hợp lý của nguyên tắc này. Trên tinh thần đó, tác
giả nhận thức về vị trí của cơ quan đại diện (Quốc hội) như sau:
Một là, trong chủ nghĩa xã hội, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, ở
đây có sự thống nhất giữa quyền lực chính trị (quyền lực của giai cấp công
nhân) với quyền lực nhà nước (quyền lực chung của cả cộng đồng).
Hai là, quyền lực Nhân dân được thực hiện bằng chế độ đại diện, cơ
quan đại diện cao nhất của Nhân dân (Quốc hội), được Nhân dân ủy thác
quyền lực, do đó có vị trí tồn quyền đối với các cơ quan nhà nước khác và
đại diện tối cao của xã hội. Các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được coi
là ba bộ phận của một quyền lực thống nhất thuộc về Quốc hội.
Ba là, do đặc điểm về cấu tạo tổ chức và phương thức hoạt động, Quốc
hội không trực tiếp thực hiện được các quyền hành pháp, tư pháp (các quyền
này do Chính phủ và cơ quan kiểm sát, xét xử thực hiện). Để bảo đảm được vị
trí tồn quyền, Quốc hội định cho nó các thẩm quyền chi phối các cơ quan
hành pháp, tư pháp trong Hiến pháp.
Với việc chỉ ra vị trí tồn quyền của Quốc hội và lý giải nguồn gốc vị
trí ấy, luận án của Chu Văn Thành đã khẳng định quyền lực tối cao của Quốc
hội. Tuy nhiên, luận án dừng lại ở đây, không đi vào nghiên cứu các điều kiện
đảm bảo cho Quốc hội giữ được vị trí đó. Đặc biệt khơng chỉ ra các cơ chế
kiểm sốt quyền lực, điều này có khả năng dẫn tới tính “siêu quyền” của chủ
thể Quốc hội trong BMNN. Đây là điểm mà các tác giả sau này cần phát triển
và làm rõ khi nghiên cứu về Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân
dân nhưng không phải là thiết chế đứng trên Nhân dân. Cùng với quyền lập

pháp, các quyền hành pháp, tư pháp là bộ phận cấu thành quyền lực Nhân
dân, không quyền nào phái sinh ra quyền nào.


Nhóm bài viết về tính đại diện của Quốc hội Việt Nam đăng trên các
tạp chí như: “Quốc hội Việt Nam - những vấn đề chuyển sang Nghị viện” của
Nguyễn Cảnh Hợp [43]; “Bàn về tính đại diện nhân dân của Quốc hội” của
Nguyễn Quang Minh [66]; “Để mãi mãi xứng đáng là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân” của Nguyễn Văn An [1]; “Các mơ hình Quốc hội” của
Nguyễn Đăng Dung [12]; “Phát huy vai trò đại diện nhân dân của đại biểu
Quốc hội trong hoạt động lập pháp” của Trần Ngọc Đường [33] ; “Tiêu chí và
yếu tố bảo đảm hiệu quả tính đại diện của Quốc hội” của Vũ Văn Nhiêm [70],
“Dân chủ đại diện và vấn đề bầu cử” của Trần Nho Thìn [95] …
Có thể nhận định, các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn
đề đại diện của Quốc hội trên một số khía cạnh cụ thể, nhưng chưa mang tính
hệ thống. Tuy nhiên đều là những tư liệu tham khảo có giá trị cho luận án.
1.1.1.2. Các đảm bảo đại diện và các hình thức thể hiện đại diện của
Quốc hội
Như đề dẫn ở đầu chương, Quốc hội là đề tài được nghiên cứu sâu rộng
cả ở trong và ngồi nước. Bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trị của Quốc
hội trong tổ chức BMNN thì việc nghiên cứu các bảo đảm, các hình thức thực
thi đại diện của Quốc hội cũng được các tác giả đề cập đến qua một số cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Luận án tiến sĩ “Nhà nước xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng nền dân
chủ ở Việt Nam hiện nay” của Đỗ Trung Hiếu [42] đã nghiên cứu mối quan
hệ giữa nhà nước với dân chủ; những yếu tố quy định hiệu quả tác động của
nhà nước ta đối với quá trình xây dựng nền dân chủ hiện nay. Không nghiên
cứu trực tiếp về Quốc hội, nhưng trong chương 1, luận án nghiên cứu về lý
luận dân chủ, việc xây dựng nền dân chủ gián tiếp ở Việt Nam với vai trị của
nhà nước XHCN. Từ đó khẳng định: i) Dân chủ hóa nhà nước là một tính

quy luật trong lịch sử tồn tại, phát triển nhà nước; ii) NNPQ XHCN là động
lực thúc đẩy quá trình dân chủ; iii) Dưới tác động của xu hướng dân chủ
trên thế giới, áp lực của tồn cầu hóa, đại diện gián tiếp của nền dân chủ
truyền thống dần dần bị thay thế bởi tính trực tiếp trong việc thực hiện
quyền lực Nhân dân.


Tuy mã ngành nghiên cứu là triết học, nhưng đây là cơng trình giúp cho
luận án tham khảo các quan điểm về vai trị của NNPQ XHCN đối với tiến
trình dân chủ hóa ở Việt Nam, cũng như xu hướng mở rộng dân chủ trực tiếp
trong một số nội dung quản lý nhà nước cụ thể. Từ đó xây dựng ý tưởng về
một trong các điều kiện đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân, đó là: dân chủ, pháp quyền và xã hội cơng dân.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Trương Thị
Hồng Hà [36] đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chức năng giám sát của
Quốc hội với ba nội dung: i) Cơ sở lý luận về cơ chế pháp lý đảm bảo chức
năng giám sát của Quốc hội; ii) Thực trạng của cơ chế pháp lý đảm bảo chức
năng giám sát của Quốc hội; iii) Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện
cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội.
Luận án phản ánh một cách toàn diện về hoạt động giám sát của Quốc
hội Việt Nam trong những năm qua, có so sánh đối chiếu với hoạt động giám
sát của Quốc hội một số nước trên thế giới . Trong phạm vi đề tài “Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân …” của mình, có thể tham khảo kết
quả nghiên cứu ở hai nội dung: các biểu hiện của tính đại diện Quốc hội
(trong phần lý luận), và thực trạng của cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng
giám sát của Quốc hội.
Luận án tiến sĩ “Đảm bảo tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu
xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Minh
Hiếu [41] đã xây dựng các yếu tố đảm bảo tính đại diện Quốc hội Việt Nam
xét theo cấu trúc đại diện bao gồm: i) Các yếu tố đảm bảo tính đại diện trong

cách thức hình thành mối quan hệ đại diện: ngun tắc phổ thơng đầu phiếu,
ngun tắc bình đẳng, nhiệm kỳ của các ĐBQH; ii) Các yếu tố đảm bảo tính
tương đồng giữa các ĐBQH với cử tri; iii) Các yếu tố đảm bảo năng lực đại
diện của ĐBQH như chất lượng đại biểu, mối quan hệ giữa cử tri với các
ĐBQH; iv) Các yếu tố đảm bảo nội dung đại diện: sự lắng nghe của ĐBQH,
việc đảm bảo quyền tự do xét đoán của đại biểu, bảo đảm phản ánh ý chí
chung của xã hội.


Đây là những quan điểm khoa học có ý nghĩa khi nghiên cứu cấu trúc
của tính đại diện của Quốc hội. Đồng thời luận án cũng là cơng trình dày công
nghiên cứu, phong phú về số liệu hoạt động thực tiễn của Quốc hội Việt Nam,
có nghĩa gợi mở cho các nhà nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, bên cạnh các
điều kiện đảm bảo tính đại diện của Quốc hội về cấu trúc bên trong như ở trên
đã diễn giải, luận án chưa đề cập đến các điều kiện bảo đảm (bên ngồi) như:
sự ổn định chính trị (Đảng cầm quyền), điều kiện dân trí, dân sinh … và chưa
chỉ ra được các hình thức thể hiện đại diện của Quốc hội Việt Nam. Đây là
hướng đi mới của luận án .
Liên quan đến việc xây dựng chế độ bầu cử, có nhiều đầu sách chuyên
khảo như: “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới” của Nguyễn Hồng
Anh [2]; “Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp - Lý thuyết và hiện đại” của
Lưu Văn Quảng [74]; “Một số vấn đề về hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Thị Loan [54]. Đây là
những tài liệu không trực tiếp nghiên cứu về đại diện của Quốc hội, song đều
gián tiếp khẳng định thiết chế bầu cử khoa học, minh bạch là một trong các
điều kiện đảm bảo tính chất đại diện, dân chủ của Quốc hội.
1.1.1.3. Thực trạng đảm bảo đại diện và các hình thức thể hiện đại
diện của Quốc hội
Cuốn “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của Lê

Minh Thông [97]. Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu đồ sộ, bao qt
nhiều nội dung từ yêu cầu đổi mới BMNN Việt Nam, khảo cứu q trình
đổi mới mơ hình BMNN từ năm 1946 đến nay, đánh giá thực trạng mơ hình
và phương hướng đổi mới mơ hình BMNN. Trong đó, tác giả có đề cập
(khơng tập trung) đến tính chất đại diện của Quốc hội khi nghiên cứu mơ
hình Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam; trong xác lập mối quan hệ
giữa nhà nước và Đảng cầm quyền, khắc phục nguy cơ Đảng bao biện, làm
thay nhà nước hoặc buông lỏng vai trị lãnh đạo của mình đối với nhà nước,
từ đó ảnh hưởng đến sự ủy quyền của Nhân dân trong điều kiện lịch sử của
nước ta.


Luận án tiến sĩ Luật học “Chế độ bầu cử ở nước ta: những vấn đề lý
luận và thực tiễn” của Vũ Văn Nhiêm [69], có thể nói đây là một cơng trình
nghiên cứu khá sâu về lý luận, phong phú về thực tiễn của hoạt động bầu cử
tại Việt Nam hiện nay. Trong việc phân tích thực trạng, tác giả khảo sát và
chỉ ra những bất cập của chế độ bầu cử hiện nay như: sự chưa bình đẳng
trong cách phân chia đơn vị bầu cử/số dân giữa các đơ thị lớn; quy trình
hiệp thương cịn mang tính hình thức; những rào cản đối với người tự ứng
cử, những người thuộc diện trung ương giới thiệu về địa phương ứng cử.
Trên cơ sở đó, tác giả Vũ Văn Nhiêm đưa ra các giải pháp nhằm đổi
mới chế độ bầu cử, phát huy dân chủ ở Việt Nam. Có thể nhận định, đây là
một cơng trình nghiên cứu về đảm bảo tính đại diện của Quốc hội thơng qua
việc xây dựng chế độ bầu cử dân chủ, khoa học. Tuy nhiên, vì giới hạn nghiên
cứu ở thể chế bầu cử, luận án không bàn đến các điều kiện đảm bảo khác cho
tính đại diện cao nhất của Quốc hội như: cơ cấu tổ chức của Quốc hội, cơ chế
giám sát quyền lực cao nhất của Quốc hội hay các điều kiện đảm bảo về chính
trị, về cơ sở vật chất. Đây chính là một nội dung nghiên cứu mới mà luận án:
Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân - những vấn đề lý luận và
thực tiễn cần làm rõ.

1.1.1.4. Các giải pháp phát huy vai trị của Quốc hội với tính chất là
cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân
Cuốn “Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền” của Nguyễn
Đăng Dung [14], tác giả tập trung phân tích những yêu cầu của Quốc hội theo
tiêu chí của mơ hình NNPQ. Trong phần lý luận và những giải pháp, tác giả
lập luận và đưa ra những giải pháp để Quốc hội thực hiện được tính đại diện
thơng qua cơ chế ủy thác từ Nhân dân.
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại diện
của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Quang Hương [48],
tác giả chỉ tập trung đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực đại diện của
đại biểu qua các số liệu hoạt động của Quốc hội khóa X, XI. Những vấn đề
lý luận đại diện, cơ sở pháp lý của nâng cao năng lực đại diện, tiêu chí
đánh giá năng lực đại biểu dân cử cịn chung chung, mang tính khái lược.


Tuy vậy, đây là cơng trình có ý nghĩa cho việc nghiên cứu về Quốc hội khi
đã đưa ra giải pháp nâng cao năng lực đại diện của ĐBQH (lựa chọn đại
biểu xứng đáng, đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử, có phụ
cấp phù hợp, tương xứng, …).
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Trên thế giới, có khơng ít cơng trình nghiên cứu về dân chủ đại diện,
đại diện chính trị hay luận sâu về Chính phủ đại diện. Nhưng ở góc độ trực
tiếp bàn về đại diện Quốc hội có phần hạn chế hơn. Tuy nhiên có một số tác
phẩm tiêu biểu sau:
Cuốn “The Concept of Representation” (Khái niệm đại diện) của học
giả Hana Pitkin [135], đây là cơng trình nghiên cứu tồn diện nhất về khái
niệm đại diện chính trị. Lần đầu tiên, vấn đề đại diện được Pitkin xác định

qua bốn góc nhìn về đại diện đó là: đại diện hình thức, đại diện biểu
tượng, đại diện đồng dạng và đại diện nội dung. Mỗi một góc nhìn cung

cấp một cách tiếp nhận khác nhau về đại diện, những tiêu chuẩn khác
nhau về việc đánh giá những người đại diện. Đàm luận cổ điển này của
khái niệm đại diện là một trong những nghiên cứu có sức ảnh hưởng và
thường được trích dẫn trong lý luận về đại diện Quốc hội sau này. Người đọc
có thể tìm thấy khái niệm đại diện chính trị của Hana Pitkin được trích dẫn
phổ biến trong nhiều bài viết khác, cũng như soi lý thuyết đại diện của Bà vào
thực tế Quốc hội của mỗi nước, trong đó có Việt Nam.
Cuốn “Parliaments and Citizens in Western Europe” (Các Nghị viện và
công dân ở Tây Âu) của Philip Norton [138], cuốn sách bàn trực tiếp cơ chế
đại diện, phạm vi đại diện thông qua mối quan hệ giữa Nghị viện và công dân
tại các nước Tây Âu. Từ việc phân tích bản chất, mức độ mối quan hệ giữa
nghị sĩ và cử tri, cuốn sách đề cập đến đảm bảo để Nghị viện đại diện tốt nhất
cho người dân ở các nước Tây Âu. Học giả Việt Nam có thể đọc và liên hệ
đến thực trạng giữ mối liên hệ giữa ĐBQH và cử tri tại các đơn vị bầu cử đã
bầu ra đại diện của họ, từ đó đưa ra các giải pháp gắn kết mối quan hệ này,
đảm bảo cho tiếng nói của nhà đại diện là tiếng nói của cử tri.


Cuốn “Political Representation” (Đại diện chính trị) của Ian Shapiro
[137], đây là tập hợp các cơng trình nghiên cứu về tiến trình phát triển đại diện
chính trị qua ba cấp độ: trước khi hình thành nền dân chủ đại diện, lý luận dân
chủ đại diện và thực tiễn đại diện chính trị hiện nay. Cuốn sách cung cấp cho
người đọc một góc nhìn về q trình phát triển đi lên của đại diện chính trị trên
thế giới.
Cuốn “Representation And Institutional Design” (Đại diện và thiết kế
thể chế) của Rebekah L. Herrick [140], giới hạn trong phạm vi Nghị viện liên
bang Hoa kỳ và một số Nghị viện tiểu bang, tác giả phân tích những tác động,
vai trị của việc xây dựng thiết chế đại diện đối với Nghị viện. Công trình
cũng đi sâu phân tích các quy định thực định về bầu cử, cơ cấu, tổ chức,
nhiệm kỳ của Nghị viện và mối quan hệ của chúng trong việc bảo đảm tính

đại diện của Nghị viện Hoa Kỳ.
1.2. NHẬN XÉT VỀ CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐƢỢC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.2.1. Nhận xét về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
1.2.1.1. Xét trên phương diện lý luận đại diện, đại diện Quốc hội
Dựa trên nghiên cứu của các đại biểu tiêu biểu thời kỳ cận hiện đại như
T.Hobbes (1588 - 1679), Jlock (1632 - 1704), Motespueau (1689 - 1755), JJ.
Rousseaus (1712 - 1778) … về nguồn gốc quyền lực, về cơ chế đại diện cho
quyền lực Nhân dân (hay còn gọi là giới hạn của sự ủy quyền, phạm vi đại
diện, hình thức đại diện), các cơng trình nghiên cứu của các tác giả tập trung
luận giải những vấn đề sau:
i) Khẳng định Quốc hội là thiết chế đại diện cần thiết để thực thi quyền
lực Nhân dân trong quản lý xã hội. Phân tích, luận giải đại diện là chức năng
hay thuộc tính vốn có của Quốc hội;
ii) Các yếu tố đảm bảo, các hình thức thể hiện đại diện Quốc hội.
Trên cơ sở các quy định pháp lý trong Hiến pháp và luật về tổ chức
BMNN, nhiều tác giả có chung quan điểm khi khẳng định Quốc hội là thiết
chế thực thi đại diện hữu hiệu, đảm bảo quyền lực Nhân dân trong điều hành
quản lý xã hội. Khẳng định vai trò của Quốc hội trong hệ thống tổ chức quyền



×