Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BIỆN PHÁP THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.79 KB, 10 trang )

PHÒNG GD & ĐT TX
BTC HỘI THI GIÁO VIÊN CNL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM 2022

, ngày 10 tháng 02 năm 2022
Tên đề tài
“BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Ở LỚP 8 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN”
Họ và tên giáo viên:
Đơn vị: Trường THCS
Giáo viên chủ nhiệm lớp :
I. ĐẶT VẮN ĐỀ
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở bậc THCS bản thân tôi gặp
khơng ít đối tượng học sinh cá biệt, nhưng mỗi em một biểu hiện cá biệt khác
nhau, đòi hỏi trong q trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả
được. Trong thời gian qua, tơi có tìm hiểu được biện pháp giáo dục không chỉ
dừng lại ở một vài lần tiếp xúc với học sinh hoặc dừng lại ở một năm làm chủ
nhiệm, mà tôi cho rằng việc giáo dục học sinh cá biệt cần phải thường xuyên,
liên tục. Cũng như Bác Hồ đã nói “ Học, học nữa, học mãi” thì tơi nghĩ việc giáo
dục cũng như thế và tồn tại song song như thế.
Khơng ít giáo viên chủ nhiệm lớp cho rằng việc giáo dục học sinh cá biệt
quả là một việc vơ cùng khó, nhưng nếu chúng ta dùng tình yêu thương và tâm
huyết kết hợp với kiến thức nghề nghiệp để giáo dục học sinh thì khơng gì là
khó cả.
Qua tìm tịi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên
các tạp chí, sách báo vận dụng vào q trình công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi


cũng rút ra được một vài kinh nghiệm. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được
chia sẻ với các đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình
trong giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục hiện
nay qua biện pháp “Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 8 trường
THCS Chu Văn An, ”
II. THỰC TRẠNG
Trường THCS Chu Văn An là trường nằm ở vùng sâu vùng xa, học sinh
dân tộc thiểu số chiếm gần 90% khả năng nhận thức chậm nên kết quả học tập
chưa đều.
Một số học sinh cá biệt thường gặp phần lớn là những em kết quả học tập
yếu kém. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười


2
biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía
cạnh khác thì đây cũng là độ tuổi đang thay đổi về tâm sinh lý, là độ t̉i các em
muốn thể hiện mình trước mọi người chính vì thế mà các em có những hành
động vượt ra khỏi những quy định của trường, của lớp.
Cụ thể là có hai tình trạng cá biệt chính ở các em:
Một là tình trạng cá biệt về học tập: các em có những biểu hiện như thường
xun khơng chịu làm bài, học bài trước khi đến lớp, thậm chí có em bị giáo
viên bộ mơn nhắc nhở nhiều lần và liên hệ với giáo viên chủ nhiệm nắm bắt, tuy
nhiên khi hỏi đến thì các em lấy nhiều lý do ví dụ như phải trơng em, phải đi
làm rẫy phụ bố mẹ, phải làm việc nhà nên không có thời gian chuẩn bị bài từ đó
đã ảnh hưởng đến chất lượng lớp học rất nhiều.
Hai là tình trạng cá biệt về đạo đức: thực tế vấn đề các giáo viên chủ nhiệm
gặp phải ở tình trạng này khơng phải là ít bởi ở độ t̉i này nhiều em chưa ý
thức được hành vi của mình nên dẫn đến những biểu hiện như thường xuyên vi
phạm nội quy, gây gổ đánh nhau, cúp tiết, bỏ học, nghiện game, vô lễ với thầy
cơ thậm chí là sử dụng chất kích thích…

Kết quả rèn luyện chưa áp dụng những biện phápt quả rèn luyện chưa áp dụng những biện pháp rèn luyện chưa áp dụng những biện phápn chưa áp dụng những biện phápa áp dụng những biện phápng những biện phápng biện chưa áp dụng những biện phápn pháp
Năm

Học kỳ I

Sĩ số

31 HS

Học lực

Hạnh kiểm

(TB trở lên) %

(Tốt) %

26 HS (83,8%)

11 HS (35,4%)

2020-2021
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp giáo dục cá biệt về học tập:
- Giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp: Trong mỗi giờ sinh hoạt lớp
giáo viên cần đưa những tấm gương sáng điển hình của lớp để nêu gương cho
các bạn khác có cố gắng noi theo, thưởng phạt rõ ràng để các em biết được ranh
giới giữa việc làm đúng và sai từ đó khơng vi phạm các nội quy nhà trường đặt
ra. Ngoài ra qua giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm có thể tở chức các hoạt
động giáo dục hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập tốt, hình thành cho

học sinh động cơ học tập đúng đắn.
- Lập danh sách theo dõi quá trình tiến bộ của các em: Nhằm đạt hiệu quả
giáo dục cao và sử dụng biện pháp cho phù hợp với mức độ tiến bộ của học sinh
đồng thời cũng cho giáo viên chủ nhiệm năm sau dễ dàng nắm bắt tình hình học
tập học sinh của lớp, tơi đã lập ra hai bảng theo dõi chi tiết như trên để ghi chép


3
lại mức độ vi phạm nội quy của học sinh cá biệt, cũng dễ dàng cho việc tổng
hợp đánh giá nhận xét cuối năm của các em.
Đây cũng là việc làm để giáo viên chủ nhiệm nhận biết được mức độ tiến
bộ của các em khi giáo viên áp dụng những biện pháp giáo dục cho từng em học
sinh cá biệt, nếu biện pháp chưa phù hợp sẽ nhận biết được ngay thơng qua danh
sách theo dõi trên và có phương án kịp thời để thay đổi phương pháp giáo dục
phù hợp hơn.
- Phối hợp giáo dục với giáo viên bộ mơn: Để xác định chính xác cá biệt của
học sinh từ các nguyên nhân đã trình bày ở mục khó khăn trên, tơi thăm dị hỏi
tất cả giáo viên dạy bộ mơn của lớp để có biện pháp giáo dục thích hợp và cũng
từ đó tơi có thể góp ý với giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Cũng có thể do
tính cách cá biệt của các em, ở mỗi mơn học mỗi em có một biểu hiện cá biệt
khác nhau, tôi tổng hợp các ý kiến để xác định nguyên nhân cơ bản và cùng giáo
viên bộ mơn từng bước tháo gỡ những vấn đề khó khăn của các em. Ví dụ như
em Bàn Văn Hiệu là một học sinh cá biệt về học tập, thường xuyên không chuẩn
bị bài trước khi đến lớp, đọc bài chậm và đặc biệt học yếu môn Văn, sau khi
nắm bắt được tình hình học tập của em tơi kết hợp với giáo viên bộ môn cùng
đưa ra các biện pháp như giáo viên môn Văn sẽ thường xuyên cho em đọc bài ở
lớp, giao bài đọc về nhà cho em và giáo viên sẽ kiểm tra vào tiết của mình cịn
tơi sẽ giúp giáo viên Văn kiểm tra em vào giờ sinh hoạt lớp để nâng cao việc học
tập của em đó.
Ngồi ra từ việc phối hợp với giáo viên bộ mơn trên tơi tìm ra những ưu

điểm của các em để động viên đồng thời lồng vào từng chút một những khuyết
điểm của các em để nhắc nhở khắc phục.
2. Giải pháp giáo dục cá biệt về đạo đức:
- Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội: Ngồi các
biện pháp trên thì việc phối hợp kịp thời với các ban ngành đoàn thể cũng là một
phương pháp khá hiệu quả, ví dụ như việc tôi bắt gặp một số em cá biệt bố mẹ
chở đi học không đội mũ bảo hiểm, đây là hành động cần có phương pháp cứng
rắn vì thế tơi đề bạt với nhà trường phối hợp với công an giao thông thực hiện
bắt một số xe máy vi phạm của học sinh làm gương, từ đó vấn đề này được cải
thiện một cách rõ rệt.
- Dùng phương pháp kết bạn: Thường lứa tuổi học sinh dễ bị ảnh hưởng
những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hịa
mình vào những trị chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao. Do đó giáo viên chủ
nhiệm nên phân cơng một nhóm bạn tốt, cùng hồn cảnh, cùng sở thích, uớc
mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần hướng các em hòa nhập vào


4
các cuộc chơi bở ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là học sinh hư hỏng để rồi cùng
với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh.
- Kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên: Đối với đội cờ đỏ, tôi yêu cầu các em ghi
lại tên của tất cả những em vi phạm, có như vậy thì tơi mới kịp thời có được
thơng tin và xử lý dứt điểm những vi phạm.
Với tổng phụ trách Đội, tôi thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ. Ví
dụ như sử dụng các biện pháp giáo dục theo kiểu vừa đấm vừa xoa đối với
những đối tượng học sinh cá biệt tôi sử dụng biện pháp cứng rắn bên cạnh đó tơi
nhờ tởng phụ trách đội động viên, những em tôi dùng biện pháp mềm mỏng
thuyết phục tôi lại nhờ thầy tởng phụ trách Đội có biện pháp cứng rắn hơn, cũng
có lúc kết hợp cả hai cùng chung biện pháp, ở những lúc này thì chúng tơi kết
hợp chặt chẽ hơn về khâu theo dõi và các luồng thông tin về đối tượng học sinh

cá biệt.
- Biện pháp giáo dục bằng tập thể: Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn
trong mối quan hệ xã hội của các em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức
được việc nào là cần thiết hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cơ
giáo các em thường có biểu hiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới
các đối tượng học sinh cá biệt,.. Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ,
những việc làm của các em cá biệt thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng
khối là biết rõ nhất.
Về vấn đề này giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo trong cách điều tra, có
thể là điều tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp
hoặc một đối tượng học sinh đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em
bằng cách bảo mật thông tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng
ta nguồn tin chính xác nhất.
- Kết hợp với phụ huynh học sinh: Có thể trao đởi qua các cuộc họp phụ
huynh học sinh chung của lớp, giáo viên chủ nhiệm báo cáo kết quả rèn luyện
của từng em và đó chính là biện pháp khơng thể tách rời người giáo viên. Vì thế
đối với những em vi phạm nhiều lần có thể mời phụ huynh các đối tượng này ở
lại để trao đổi riêng sau mỗi kỳ họp phụ huynh, tránh sự mặc cảm của phụ
huynh. Có thể trao đởi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Có thể trao đổi bằng
phiếu liên lạc
- Biện pháp giáo dục bằng tâm lý: Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với
các em quả là một vần đề không đơn giản, nếu giáo viên chủ nhiệm thiếu tế nhị
một chút thì khó mà có thể gần gũi với các em được.
Để thấy được hết cá tính của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần tạo được
mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ
của các em. Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui
vẻ dễ cảm hóa được các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thở lộ những


5

tâm tư tình cảm với giáo viên chủ nhiệm mà không một chút ngần ngại. Những
lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.
Ví dụ: Trong lớp chủ nhiệm của tơi có một em học sinh nữ là người dân
tộc thiểu số, thời gian đầu mới nhận lớp em chưa biểu hiện gì nhiều tuy nhiên
một thời gian ngắn sau đó em thường hay gây gổ, đánh chửi các bạn trong lớp,
ném sách vở và cúp học thậm chí có những biểu hiện không nghiêm túc, vô lễ
với một số thầy cô trong trường dù trước đó 2 năm em là một học sinh rất thơng
minh, mang tính cách chất phác của một người đồng bào bản xứ. Sau khi tìm
hiểu về em, tôi nhận thấy nhà em rất nghèo, cha mẹ bỏ nhau và đi biệt xứ. Em
chỉ có thể nương tựa vào bà. Dù là một học sinh khá thông minh nhưng em
không tránh khỏi những tổn thương từ gia đình, kể từ đó em cũng bắt đầu có
hành vi khơng bình thường…Tơi vạch ra các phương pháp khác nhau hỗ trợ để
đưa em đến lớp.
Trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm lớp của mình, tơi cũng gặp phải
khơng ít học sinh có biểu hiện rất cá biệt như gây gổ đánh nhau, hay vô lễ với
thầy cô thậm chí là có em học sinh tập tành và sử dụng chất kích thích gây
nghiện do các bạn xấu ngồi trường dụ dỗ, đối mặt với vấn đề này tôi luôn ân
cần hỏi thăm thường xuyên, khéo léo nhắc nhở các em những việc làm như vậy
là sai trái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, học tập của các em. Và dùng
những lời lẽ những tình cảm chân thành nhất để cảm hóa các em trở thành một
con người tốt hơn, có ích cho xã hội hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhiều năm qua trong công tác chủ
nhiệm tôi luôn vận dụng linh hoạt các biện pháp trên và cũng đã thu được kết
quả rất khả quan :
- Các lớp được tôi chủ nhiệm các em đều tham gia tốt, tích cực tham gia
các hoạt động của trường của Đội.
- Khơng có hiện tượng học sinh phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường.
- Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt.
* Thống kê kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8A4 được tôi áp dụng

những biện pháp trên tronghọc kỳ II năm học 2020-2021.
Năm

Sĩ số

Học lực

Hạnh kiểm

(TB trở lên) %

(Tốt) %

HK II
31 HS
29 HS (93,5%)
24 HS (77,4%)
2020-2021
(Trong đó: Tổng danh hiệu thi đua cuối năm gồm 4HS Giỏi, 8 HS tiên tiến)


6
* Qua q trình thực hiện tơi rút ra được một số kinh nghiệm như sau
Muốn giáo dục tốt các đối tượng học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm cần phải:
- Điều tra nắm rõ nguyên nhân của các hiện tượng cá biệt.
- Nắm rõ tâm lý của từng đối tượng để đề ra biện pháp thích hợp.
- Khi tiến hành các biện pháp giáo dục, cần tránh việc nêu tất cả những
khuyết điểm ra cùng một lúc hay nơn nóng muốn giải quyết được tất cả những
sai phạm của các em cùng một lúc mà nên phân thời gian và chọn ra những sai
phạm mang tính cấp bách hay cơ bản thì giải quyết trước.

- Khơng u cầu q cao, nên có sự thơng cảm chia sẽ với các em.
- Luôn tạo mối quan hệ gần gũi, cảm hố các em.
- Lập bảng theo dõi thường xun tình hình học sinh cá biệt của lớp.
V. KẾT LUẬN
Giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm khó khăn và phức tạp, địi hỏi
người giáo viên ln có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Tất cả sự cố gắng và
nỗ lực của chúng ta sẽ là cái chìa khoá cho các em bước sang một cuộc đời mới
với sự nhìn nhận tích cực về thực tế và có ý thức rèn luyện để đạt tiêu chuẩn của
con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong q trình
làm cơng tác chủ nhiệm lớp. Trong phần trình bày chắc hẳn khơng tránh khỏi sai
sót, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và ban giám khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của lãnh đạo đơn vị

Người báo cáo


PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ
BTC HỘI THI GVCNLG CẤP THCS
------------

Biện pháp:
“BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Ở LỚP 8 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN”

Giáo viên dự thi:
Đơn vị: Trường THCS Chu Văn An
, Năm học 202.. – ..





HẾT



×