Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề trắc nghiệm chương trình chuyên viên phần kiến thức chung (mã 01)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.07 KB, 13 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ KIỂM TRA
(Dành cho chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên)
Phần: KIẾN THỨC CHUNG

Chữ ký của cán bộ coi thi
1…………………………...
2……… …………………..

- Thời gian làm bài: (90 phút không kể thời gian phát đề)
- Ngày thi:…………………tại………………………..
- Họ và tên:..................................................................
- Đơn vị công tác……………………………………..

Số phách
…………………
Số báo danh

(Lưu ý: Thí sinh khơng được ghi vào ơ phách)

……………………

Dọc phách...………………………………………………………………………………………
Điểm

………………

Cán bộ chấm thi 1

Cán bộ chấm thi 2


Số phách

……………………

…………………..

………………….

- Thí sinh lựa chọn một phương án trả lời đúng trong các phương án cho
mỗi câu hỏi bằng cách khoanh trịn phương án đúng. Ví dụ: A
- Nếu muốn chọn lại phương án trả lời phải bỏ phương án đã chọn bằng
cách gạch chéo. Ví dụ:

A

Đề số: 01

và chọn lại phương án khác.

Câu 1: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước được tổ
chức và thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Quyền lực nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của Nhân dân để Nhân dân thực
hiện quyền làm chủ của mình.
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
C. Nhà nước thể chế hố, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành Hiến pháp,
pháp luật và thực hiện quyền quản lý đất nước.


2

D. Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản lý xã hội trước hết
qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế.

Câu 2. Nội dung nào là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyên tắc phân chia quyền lực
B. Nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận
C. Ngun tắc mệnh lệnh hành chính
D. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Câu 3. Nhận định nào KHÔNG thuộc về bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
B. Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
C. Nhân dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội
D. Nhà nước ta là nhà nước của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Câu 4. Hiến pháp 2013 quy định vị trí, tính chất của Quốc hội là:
A. Quốc hội trong bộ máy nhà nước là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.
B. Quốc hội trong bộ máy nhà nước là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam.
C. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Quốc hội có các chức năng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.
Câu 5. Điều 94, Hiến pháp 2013, vị trí của Chính phủ là:
A. Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Cơ quan hành pháp cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Cơ quan chấp hành cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


3
D. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 6. Chức năng xét xử độc lập của Tòa án theo pháp luật Việt Nam được hiểu là:

A. Tòa án được hình thành một cách độc lập.
B. Tịa án trong hoạt động của mình khơng bị ràng buộc.
C. Tịa án chủ động giải quyết theo ý chí của thẩm phán.
D. Tịa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 thì Hội đồng nhân dân các
cấp là:
A. Do Quốc hội bầu ra
B. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
C. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
D. Cơ quan chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên
Câu 8: Một trong những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam?
A. Là một hình thức tổ chức nhà nước với quyền lực được phân chia
B. Là phương thức tổ chức, vận hành quyền lực nhà nước trên cơ sở bình đẳng
C. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
D. Là nhà nước có sự tham gia điều hành của nhiều đảng phái
Câu 9. Đặc điểm của nền hành chính nhà nước Việt Nam?
A. Hành chính nhà nước Việt Nam mang tính lệ thuộc vào chính trị và phục vụ chính trị
B. Hành chính nhà nước Việt Nam mang tính nhân dân, dân tộc, dân chủ
C. Hành chính nhà nước Việt Nam mang tính lệ thuộc vào chính trị và phục vụ chính trị;
mang tính pháp quyền; hoạt động liên tục, ổn định tương đối và thích ứng; mang tính chun
mơn hóa và nghề nghiệp cao; mang tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ; mang tính nhân văn, khơng
mang tính vụ lợi.
D. Hành chính nhà nước Việt Nam hoạt động khơng liên tục, mà theo nhiệm kỳ, tương ứng
với nhiệm kỳ của Quốc hội.
Câu 10: Hành chính nhà nước có các chức năng nào sau đây?
A. Chức năng ban hành kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám sát; sơ kết,
tổng kết.
B. Chức năng nội bộ của hành chính nhà nước; chức năng tác động ra bên ngồi của hành

chính nhà nước.
C. Chức năng kế hoạch; chức năng tổ chức; chức năng kiểm tra; chức năng kinh tế.
D. Tất cả phương án trên
Câu 11. Nền hành chính nhà nước được cấu thành bởi các yếu tố nào?
A. Thể chế hành chính nhà nước; cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
B. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đội ngũ
cán bộ, công chức hành chính; các nguồn lực vật chất đảm bảo cho nền hành chính nhà nước
hoạt động.
C. Thể chế hành chính nhà nước; đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính và các nguồn lực
vật chất đảm bảo cho nền hành chính nhà nước hoạt động
D. Thể chế hành chính nhà nước; cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành
chính nhà nước các cấp; đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính; các nguồn lực vật chất đảm bảo


4
cho nền hành chính nhà nước hoạt động.
Câu 12. Chức năng nội bộ của hành chính nhà nước gồm?
A. Chức năng kế hoạch; chức năng tổ chức; chức năng kinh tế.
B. Chức năng ban hành kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám sát; sơ kết,
tổng kết.
C. Chức năng lập kế hoạch; chức năng tổ chức; chức năng nhân sự; chức năng ra quyết
định; chức năng lãnh đạo, điều hành; chức năng phối hợp; chức năng quản lý ngân sách; chức
năng báo cáo; chức năng kiểm soát.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 13. Cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cơng cộng thuộc chức năng nào của hành
chính nhà nước?
A. Chức năng nội bộ
B. Chức năng tác động ra bên ngoài
C. Chức năng lập kế hoạch
D. Chức năng ra quyết định

Câu 14. Nội dung nào không phải hình thức pháp lý của hành chính nhà nước?
A. Hoạt động tổ chức hội nghị
B. Hoạt động ban hành các loại văn bản
C. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
D. Hoạt động cơng chứng, chứng thực
Câu 15. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, phương pháp hành
chính nhà nước nào được đặt lên hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm
túc?
A. Phương pháp tổ chức
B. Phương pháp giáo dục, thuyết phục
C. Phương pháp cưỡng chế hành chính
D. Phương pháp kinh tế
Câu 16. Đặc trưng của hoạt động công vụ được xem xét ở các khía cạnh sau?
A. Hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật trong đời sống
xã hội.
B. Thực thi quyền hành pháp nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Đặc trưng về mục tiêu trong hoạt động công vụ; về quyền lực và quyền hạn trong thực
thi công vụ; về nguồn lực để thực thi cơng vụ; về quy trình thực thi công vụ.
D. Nguồn lực hoạt động công vụ được đảm bảo từ ngân sách nhà nước.
Câu 17: Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực nhà nước - pháp lý
được thực thi bởi?
A. Toàn bộ đội ngũ nhân viên nhà nước
B. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội.
C. Đội ngũ cán bộ, công chức hoặc những tổ chức, cá nhân khi được Nhà nước trao
quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phụng sự Tổ quốc, Nhà nước,
phục vụ nhân dân, dân tộc.
D. Đội ngũ cơng chức trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.



5
Câu 18. Nguyên tắc thực thi công vụ nào được đưa ra trong Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)?
A. Lấy lợi ích nhân dân làm mục tiêu hoạt động
B. Cán bộ, công chức thực hiện công vụ chịu sự giám sát của nhân dân
C. Đúng quyền hạn được trao; bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ
D. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cơng dân; cơng khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát;
bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; bảo đảm thứ bậc hành chính
và sự phối hợp chặt chẽ.
Câu 19. Cơng chức Việt Nam được hiểu như thế nào?
A. Là những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước được tuyển dụng thơng
qua hình thức thi tuyển và được phân vào một ngành, ngạch, bậc trong cơ cấu thứ bậc của nền
công vụ và được nhà nước trả công.
B. Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên
nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
C. Là những người làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
D. Là những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 20. Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức?
A. Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
B. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm với các chức danh nghề nghiệp khác nhau
C. Là công dân Việt Nam
D. Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc
Câu 21. Theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ; hình thức
kỷ luật "Cách chức” áp dụng đối với đối với đối tượng nào?
A. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

B. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
C. Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
D. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Câu 22. Theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ; một trong
các nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức là gì?
A. Khơng áp dụng hình thức tạm đình chỉ cơng tác thay cho hình thức kỷ luật
B. Khơng áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật
C. Khơng áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
D. Không áp dụng các biện cấm đi khỏi nơi cư trú thay cho hình thức kỷ luật.
Câu 23. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019), một trong
các nguyên tắc thi hành công vụ là gì?
A. Bảo đảm chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo theo quy định của pháp luật


6
B. Bảo đảm cấp dưới phải phục tùng sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên
C. Bảo đảm mối quan hệ dọc, thống nhất, cấp dưới phục tùng cấp trên
D. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thơng suốt và hiệu quả
Câu 24: Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực nhà nước - pháp lý được
thực thi bởi?
A. Toàn bộ đội ngũ nhân viên nhà nước
B. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội.
C. Đội ngũ cán bộ, công chức hoặc những tổ chức, cá nhân khi được Nhà nước trao quyền
nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phụng sự Tổ quốc, Nhà nước, phục vụ
nhân dân, dân tộc.
D. Đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Câu 25. Đạo đức công vụ được cấu trúc bởi các thành tố:
A. Tinh thần, thái độ làm việc, chuẩn mực giao tiếp ứng xử, chuẩn mực về đạo đức, lối
sống, trang phục.

B. Ý thức đạo đức công vụ; thực tiễn đạo đức công vụ; quan hệ đạo đức công vụ.
C. Chuẩn mực giao tiếp ứng xử, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, trang phục.
D. Tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực đạo đức công vụ
Câu 26. Một trong những nguyên tắc đạo đức công vụ ?
A. Đạo đức công vụ phản ánh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước trong thực thi cơng vụ và quy định của cơ quan, đơn vị.
B. Hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức công vụ phải phản ánh hệ thống các giá trị xã hội, vừa
đảm bảo duy trì, phát huy các giá trị truyền thống, vừa đảm bảo tính hiện đại, văn minh, tiến bộ,
hội nhập quốc tế
C. Các u cầu, quy trình thực thi cơng vụ, cũng như quá trình ra quyết định cần phải rõ
ràng, công khai, minh bạch.
D. Đảm bảo cơ chế trách nhiệm đầy đủ và gắn trách nhiệm với quyền lợi. Trong thực thi
công vụ, trách nhiệm thể hiện đạo đức công vụ của công chức đối với kết quả thực hiện, quá
trình thực hiện cũng nhƣ chất lượng, hiệu quả, đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối
với công việc, với tổ chức và xã hội.
Câu 27. Nội dung đạo đức công vụ gồm?
A. Tinh thần, thái độ làm việc, chuẩn mực giao tiếp ứng xử, chuẩn mực về đạo đức, lối
sống, trang phục.
B. Ý thức đạo đức công vụ; thực tiễn đạo đức công vụ; quan hệ đạo đức công vụ.
C. Chuẩn mực giao tiếp ứng xử, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, trang phục.
D. Các chuẩn mực đạo đức công vụ; các chuẩn mực pháp lý của đạo đức công vụ .
Câu 28. Nội dung nào phản ánh việc thực hành đạo đức công vụ với nhân dân?
A. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và quy chế công vụ, đạo đức công
vụ theo thẩm quyền gắn với những chuẩn mực về đạo đức công vụ
B. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có mối liên hệ mật thiết với nhân dân,
lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân trong hoạt động công vụ
C. Tổ chức thực hiện dân chủ dân chủ ở cơ sở


7

D. Ý thức sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm, nhất là ý thức rõ rệt về trách nhiệm cá nhân
trước những công việc được giao
Câu 29. Nhận định nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa văn hóa cơng vụ và đạo
đức cơng vụ
A. Văn hóa cơng vụ là nền tảng xây dựng đạo đức công vụ; đạo đức cơng vụ là động lực
phát triển văn hóa cơng vụ
B. Văn hóa cơng vụ là động lực phát triển đạo đức công vụ; đạo đức công vụ là nền tảng
xây dựng văn hóa cơng vụ
C. Văn hóa cơng vụ và đạo đức cơng vụ có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại tạo
thành một chỉnh thể thống nhất
D. Đạo đức cơng vụ và văn hóa cơng vụ có mối quan hệ qua lại, văn hóa cơng vụ là nền
tảng của đạo đức công vụ, ngược lại đạo đức cơng vụ là cơ sở để hình thành văn hóa cơng vụ.
Xây dựng đạo đức cơng vụ là góp phần xây dựng văn hóa cơng vụ.
Câu 30. Yếu tố nào sau đây không phải là bộ phận cấu thành thủ tục hành chính?
A. Tên thủ tục hành chính; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện.
B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.
C. Đối tượng quản lý.
D. Thành phần, số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính; cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
Câu 31. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính:
A. Đảm bảo tuân thủ pháp luật; các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước
pháp luật; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu thuận lợi cho việc thực hiện; đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất, liên thơng
B. Đúng thẩm quyền và trình tự giải quyết; chính xác, cơng tâm; các bên tham gia thủ tục
hành chính bình đẳng trước pháp luật; cơng khai minh bạch; tiết kiệm
C. Đảm bảo tuân thủ pháp luật; đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế khách quan và sự
phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu thuận lợi cho việc thực hiện; đảm bảo tính
đồng bộ, thống nhất, liên thơng
D. Cơng khai, minh bạch; tiết kiệm; đảm bảo tuân thủ pháp luật; đảm bảo khoa học, phù
hợp với thực tế khách quan và sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu 32. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
A. Đúng thẩm quyền và trình tự giải quyết; chính xác, cơng tâm; các bên tham gia thủ tục
hành chính bình đẳng trước pháp luật; công khai minh bạch; tiết kiệm
B. Đảm bảo tuân thủ pháp luật; đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế khách quan và sự
phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu thuận lợi cho việc thực hiện; đảm bảo tính
đồng bộ, thống nhất, liên thông
C. Đảm bảo tuân thủ pháp luật; các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước
pháp luật; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu thuận lợi cho việc thực hiện; đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất, liên thơng.
D. Cơng khai, minh bạch; tiết kiệm; đảm bảo tuân thủ pháp luật; đảm bảo khoa học, phù
hợp với thực tế khách quan và sự phát triển kinh tế - xã hội


8
Câu 33. Thủ tục hành chính là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền trong?
A. Hoạt động ban hành Luật và pháp lệnh
B. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước
C. Hoạt động đối nội và đối ngoại của Nhà nước
D. Hoạt động tố tụng của cơ quan tư pháp
Câu 34. Kiểm sốt thủ tục hành chính là:
A. Việc xây dựng thủ tục hành chính thơng qua việc đánh giá tác động của thủ tục hành
chính và thẩm định thủ tục hành chính.
B. Kiểm sốt thủ tục hành chính trong giai đoạn thực hiện như tiếp nhận và giải quyết hồ
sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.
C. Kiểm sốt thủ tục hành chính là rà sốt để kịp thời phát hiện những nội dung không
phù hợp
D. Kiểm sốt thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính
khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu cơng khai, minh bạch trong q
trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Câu 35. Ngun tắc kiểm sốt thủ tục hành chính:

A. Kiểm sốt thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách
thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng
rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào q trình kiểm sốt thủ tục hành chính.
B. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính khơng phù hợp, phức
tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định
thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, cơng sức của đối
tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
C. Kiểm sốt thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện
thủ tục hành chính.
D. Tất cả các phương án trên
Câu 36: Kiểm sốt thủ tục hành chính bao gồm các nội dung:
A. Đánh giá tác động của thủ tục hành chính (về tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần
thiết của thủ tục hành chính) và đánh giá các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật.
B. Lấy ý kiến, tham gia đối với quy định hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật.
C. Kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những thủ tục
hành chính, quy định có liên quan khơng cần thiết.
D. Kiểm sốt quy định thủ tục hành chính; kiểm sốt việc thực hiện thủ tục hành chính;
Rà sốt, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính để đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi
bỏ, hủy bỏ quy định hành chính; Kiểm tra việc thực hiện cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính
Câu 37. Dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3:


9
A. Là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về: Cách thức thực hiện; Thành
phần, số lượng hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; Cơ quan giải
quyết thủ tục hành chính; Phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
B. Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cung cấp thêm: Biểu mẫu điện tử cho phép

người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.;
Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường
mạng; Việc thanh tốn phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan
cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính
C. Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản
và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc
qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
D. Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và bổ sung thêm: Cho phép người sử dụng thanh
tốn lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến,
gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
Câu 38. Quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước bao gồm các nội dung:
A. Lập dự toán trong cơ quan nhà nước; thực hiện dự toán trong cơ quan nhà nước; quyết
toán trong cơ quan nhà nước.
B. Lập dự toán các khoản chi cho con người: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập
thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu
thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị trở thành hiện thực.
D. Kiểm tra rà soát, chỉnh lý số liệu đã đƣợc phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán, tổng
kết đánh giá q trình thực hiện dự tốn năm.
Câu 39. Tài sản công trong cơ quan nhà nước là:
A. Tài sản cơng là tài sản thuộc sở hữu tồn dân
B. Tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
C. Những tài sản mà Nhà nước giao cho cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng phục
vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
D. Tài sản do Nhà nước quốc hữu hóa
Câu 40. Nguyên tắc nào sau đây khơng phải là ngun tắc quản lý tài chính, tài sản
trong cơ quan nhà nước?
A. Đảm bảo các khoản chi thường xuyên của tổ chức phải tuân theo chế độ, định mức tiêu
chuẩn của nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ đã được
duyệt để tổ chức đó hoạt động liên tục và hiệu quả.

B. Trách nhiệm quản lý tài chính của các cơ quan nhà nước thuộc về cơ quan nhà nước mà
người đứng đầu chịu trách nhiệm ở đây chính là người lãnh đạo tổ chức.
C. Trong quá trình quản lý tài chính tại các cơ quan nhà nước cần phải tơn trọng dự tốn
năm được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự tốn cần được cơ quan có thẩm quyền cho
phép điều chỉnh để đảm bảo cho tổ chức hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình.
D. Các cơ quan nhà nước cần thiết xây dựng một chính sách chi theo nhu cầu và sự biến
động của giá cả thị trường hợp lý và hiệu quả, phải xác định tính ưu tiên với mỗi khoản chi trong


10
mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể, xây dựng quy trình cấp phát, kiểm sốt và thanh tốn các khoản
chi một cách linh hoạt, sáng tạo, thực hiện việc kiểm tra q trình chi và các khoản chi đảm bảo
tính kinh tế.
Câu 41: Quy trình quyết tốn tài chính khơng bao gồm bước nào?
A. Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm
B. Lập báo cáo quyết toán
C. Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán
D. Đánh giá báo cáo quyết toán
Câu 42. Quản lý nhà nước theo ngành là :
A. Cơ quan quản lý nhà nước sử dụng bộ máy, cơng cụ của mình để thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với ngành.
B. Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và trên phạm vi
từng địa phương hay trên phạm vi một vùng lãnh thổ.
C. Việc quản lý nhà nước theo ngành được thực thi theo quy định của pháp luật.
D. là quá trình tác động, điều chỉnh của Nhà nước bằng cơng cụ chính sách, pháp luật đối
với các hoạt động của ngành nhằm làm cho các hoạt động ngành phát triển đồng bộ, nhịp nhàng,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.
Câu 43. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là:
A. Nhà nước xác lập địa giới, xác lập cơ sở pháp lý, phân bố dân cư sinh sống
B. Nhà nước xác lập và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Quản lý dân cư sinh sống gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh
D. Là quá trình tác động, điều chỉnh của Nhà nước bằng cơng cụ chính sách, pháp luật đối
với các hoạt động trên địa bàn lãnh thổ để các hoạt động đó diễn ra theo quy định của pháp luật
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương
Câu 44: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc Quản lý nhà nước theo
lãnh thổ ở nước ta?
A. Quản lý theo luật pháp;
B. Khách quan, khoa học, hiệu quả
C. Quản lý theo tập quán pháp
D. Quản lý hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Câu 45: Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành với quản lý nhà nước theo lãnh thổ là:
A. Là sự kết nối, hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để tạo ra sự ăn
khớp về quy hoạch phát triển ngành với địa phương, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng nguồn
lực của Nhà nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương trong sự phát triển một cách
có lợi nhất những lợi thế của địa phương.
B. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ là một trong những nguyên tắc cơ
bản của quản lý hành chính nhà nước.
C. Là sự kết nối, hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để tạo ra sự ăn
khớp về quy hoạch phát triển ngành với địa phương
D. Là sự kết nối, hợp tác bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương
trong sự phát triển một cách có lợi nhất những lợi thế của địa phương


11
Câu 46: (Câu hỏi tự luận): Trình bày nghĩa vụ của công chức theo quy định của Luật cán
bộ, công chức năm 2008 và liên hệ việc thực hiện nghĩa vụ đó của bản thân đồng chí ở cơ quan,
đơn vị./.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.


12
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.


13
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



×