Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC, HÀNH ĐỘNG VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ….

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.85 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ………..
Cuộc thi “Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông”
Lần thứ VIII . Năm học 2015 - 2016

Tên đề tài nghiên cứu:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC,
HÀNH ĐỘNG VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CHO HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ….

Mã số (BTC ghi)

Đà Lạt, ngày 25 tháng 11 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này, chúng tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
Ban Giám hiệu nhà trường, của q thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè, và người
thân.
Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn đến Lãnh đạo nhà
trường, quý thầy cô giáo đã cung cấp những kiến thức để chúng tơi hồn thành
tốt đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn cơ Phó Thị Khoa và cơ Hà Thị Hải Yến đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo trong suốt quá trình làm đề tài. Xin cảm ơn quý
thầy cô giáo của 4 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các bạn học
sinh đã giúp chúng tơi trong q trình điều tra, thu thập số liệu để đề tài mang
tính thực tế và khoa học.
Cảm ơn các bạn trong lớp 12A2 trường THCS&THPT Đống Đa đã giúp
đỡ nhóm trong thời gian học tập cũng như chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp
chúng tơi làm tốt đề tài của mình.
Trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng


góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn !
….., ngày 25 tháng 11 năm 20…
Nhóm tác giả thực hiện đề tài

1


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài xin cam đoan những công việc thực
hiện trong đề tài này là do nhóm tự nghiên cứu, sưu tầm và thực hiện dưới sự
giúp đỡ về chun mơn của cơ Phó Thị Khoa và cô Hà Thị Hải Yến (Tổ Vật lý)
trường THCS&THPT Đống Đa, thành phố Đà Lạt. Thông tin, số liệu thống kê
trong đề tài được tổng hợp từ phiếu khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện.
Chúng tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những cam kết trên.

Tập thể nhóm nghiên cứu

2


TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học này do nhóm học sinh lớp 12A2, trường
THCS và THPT Đống Đa, thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng thực hiện dựa trên
kiến thức được học trong nhà trường, sự nghiên cứu tài liệu và thu thập thông
tin qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa và phiếu phỏng vấn của các bạn học sinh (
HS ) cùng trang lứa. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được thực trạng và đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, hành động về phòng chống bạo lực
học đường đối với HS THPT trên địa bàn TP Đà Lạt.
Đề tài này nhóm tự nghiên cứu, thực hiện. Quy trình thực hiện đề tài

được đề ra từ đầu theo các bước: Nghiên cứu tìm hiểu lý thuyết về phòng chống
bạo lực học đường; lập các bảng hỏi (phiếu phỏng vấn) có sự tham gia góp ý
của thầy cô giáo, phụ huynh và các bạn học sinh, chọn 4 trường triển khai 620
phiếu phỏng vấn ở các trường Trường THCS&THPT Đống Đa, Trường THPT
Bùi Thị Xuân, Trường THPT Chuyên Thăng Long, Trường THCS&THPT Tây
Sơn. Thu thập, tổng hợp thông tin, xử lý số liệu từ phiếu phỏng vấn và hồn
chỉnh đề tài.
Nhóm nghiên cứu đã xác định thực trạng, sự mong muốn của các bạn học
sinh THPT tại thành phố Đà Lạt về vấn đề bạo lực học đường. Qua đó, nhóm
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, hành động về
phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT tại thành phố Đà Lạt. Đây
là sự thành công bước đầu của nhóm nghiên cứu, mong rằng qua đề tài này sẽ
góp một phần giúp HS THPT ở Thành phố Đà Lạt hiểu biết và có những kỹ
năng nhất định trong việc phòng chống bạo lực học đường .

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................2
TÓM TẮT.................................................................................................................... 3
MỤC LỤC...................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................6
THỰC TRẠNG...........................................................................................................8
NGUYÊN NHÂN........................................................................................................9
HẬU QUẢ.................................................................................................................. 15
GIẢI PHÁP................................................................................................................ 20
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................25
PHỤ LỤC................................................................................................................... 26

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trung học cơ sở và trung học phổ thông: THCS&THPT
Học sinh: HS
Giáo dục và đà tạo: GD-ĐT
Bạo lực học đường: BLHĐ
Tệ nạn xã hội: TNXH
Thể dục, thể thao: TD-TT
Câu lạc bộ: CLB
Hồ Chí Minh: HCM
Giáo dục: GD
Bảo vệ cuộc sống: BVCS

5


LỜI NĨI ĐẦU
Bạo lực là gì? Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích
gây thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của
các cuộc xung đột, ví dụ hai quốc gia có thể gây chiến với nhau nếu các nỗ lực
ngoại giao bất thành.
Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt
động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm
các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắt nạt và
lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan

đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như giết người cũng đã
được liệt kê như là bạo lực học đường.
Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên
cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu: bạo lực học
đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc
giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại.
Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình
dục, bạo lực ngơn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể
gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm
với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao trùm một
khn khổ rộng lớn. Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt
chủng làm hàng triệu người chết.
Tình trạng bạo lực học đường đang xảy ra nóng bỏng và mạnh mẽ ở khắp
các tỉnh thành trên cả nước, từ thành phố tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền
núi, miền ven biển. Hằng ngày thơng qua các phương tiện báo chí cũng như các
phương tiện mạng xã hội chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh, video xem thật
đau lịng.

6


Bạo lực học đường là một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính, trong
đó hành vi hung tính được hiểu là hành vi mang tính thù địch, có liên quan đếm
cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt
lời nói (đe dọa, chỉ trích, vu khống), hành vi (lăng nhục đánh đập) và thái độ.

7



THỰC TRẠNG
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra đầu
năm 2015, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh
đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê
của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau;
cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì
có một trường có học sinh đánh nhau ... Bạo lực học đường đã trở thành mối
quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của tồn xã
hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Theo Sở GD-ĐT Lâm Đồng, từ năm 2010-2015, toàn tỉnh xảy ra 313 vụ
bạo lực học đường liên quan đến 949 học sinh, sinh viên. Trong đó xảy ra 25 vụ
nghiêm trọng, sử dụng hung khí đánh nhau làm 5 học sinh tử vong, 4 học sinh
bị thương nặng; 1 vụ giết người cướp tài sản, 14 vụ cướp tài sản. Đặc biệt, trong
năm học 2010 - 2011, lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh xuất hiện sự việc nữ sinh
hành hung bạn hoặc đánh nhau, quay phim và phát tán lên mạng.
Phần lớn các vụ đánh nhau, cướp tài sản đều xảy ra ngoài nhà trường,
ngoài giờ hành chính và thường ở các trường nằm trong các khu dân cư đông
đúc. Từ năm 2010 - 2015, các trường học trong thành phố đã lên danh sách bàn
giao 610 học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan cho công an phường, xã phối
hợp quản lý, giáo dục, cảm hóa và theo dõi sự tiến bộ của các học sinh.
Không thể nói được đã một lần nữa cho thấy, tình trạng bạo lực học
đường xuất hiện tràn lan và ở mức độ ngày càng nguy hiểm. Muốn ngăn chặn
dứt điểm tình trạng này, điều cốt lõi là chúng ta cần biết những nguyên nhân
nào khiến tình trạng bạo lực học đường xuất hiện ngày càng nhiều để tìm cách
giải quyết, tháo gỡ và ngăn chặn kịp thời tình trạng này, đem đến môi trường
học đường lành mạnh và đảm bảo an tồn cho mọi học sinh.
Tại chính trường Đống Đa thì những năm gần đây số vụ bạo lực học đường
đã giảm đi đáng kể nhờ sự quản lí chặt chẽ và tuyên truyền của nhà trường.
8



NGUYÊN NHÂN
I. Nguyên nhân từ xã hội.
1. Tiêu thụ phim ảnh bạo lực.
Ảnh hưởng tiêu cực của phim ảnh bạo lực trong thời đại thông tin bùng nổ
hiện nay, diễn ra từng ngày từng giờ với chúng ta, là điều không thể phủ định.
Mỗi khi chúng ta xem thông tin bạo lực trên TV, đài phát thanh, báo mạng hay
trên báo giấy, tâm lý chúng ta thường trỗi dậy một trong hai khuynh hướng
thơng thường, hoặc là đồng tình, bênh vực hoặc là kháng cự, chống đối với các
nhân vật hay các tình huống trong nội dung mà ta quan sát.
Khi xem bộ phim chiến tranh, ta có khuynh hướng thiên về phía chánh
nghĩa, tình thương, mối quan tâm, sự đồng cảm dễ dàng được thiết lập với
những nhân vật mình bắt gặp. Đồng thời lúc ấy ta cũng trỗi dậy cảm xúc khác,
đó là kháng cự, hận thù, căm ghét đối với phía được cho là phi chánh nghĩa, vốn
đó là bộ phim dựng lại từ biến cố lịch sử, thậm chí có khi tình huống đó lại là
hư cấu, phản ứng của chúng ta vẫn đính kèm theo những thái độ, thuận bên này
và nghịch bên kia.
Ảnh hưởng của phim tác động vào kho tàng tâm thức chúng ta từng ngày,
từng giờ. Cha mẹ không theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện của con em, thay đổi
về hành vi hoặc để con em quá tự do trong việc giải trí, phim ảnh, đến các rạp
xinê, khơng biết các nội dung mà con em xem là cái gì, con em của họ sẽ tích
nạp hướng tăng dần các mầm mống hành vi bạo lực. Khi vào lớp học chỉ cần
bất mãn nho nhỏ, bắt gặp khiêu khích của bạn nào đó hoặc câu nói tức khí, con
em sẽ thể hiện như là bản sao 50%, 70% thậm chí 100% từ những hình ảnh mà
con em đã được thâu nạp qua phim ảnh, sách báo, các phương tiện truyền thông.
Khi ta xem bộ phim là mình đang tiêu thụ bộ phim đó vào trong cơ thể, nó
diễn ra cơ chế hai chiều, ta nghĩ rằng mình đang tiêu thụ bộ phim, đồng thời bộ
phim cũng đang tiêu thụ tâm lý ta. Do vậy dòng cảm xúc của con người trỗi dậy
rất rõ ràng, vui buồn, hưng phấn, chán nản tùy theo nội dung phim tác động.
9



Những thực phẩm đó đã được ta tình nguyện đưa vào bằng cách trả tiền, thông
qua các dịch vụ và phương tiện tiêu thụ. Ta thiếu sự đắn đo, chọn lựa trong việc
tiêu thụ thức thực, sẽ trở thành nạn nhân. Đến lúc nào đó chúng sẽ là chủ nhân
tiêu thụ lại ta, ta phản ứng hành động bạo lực đó một cách tự nhiên mà khơng
kiểm sốt được.
Có người bình thường bản tính rất điềm tĩnh, vui vẻ, dịu ngọt do tính cách
xuề xịa, khi tiêu thụ các loại phim ảnh bạo lực, các hình thức võ đài, các loại võ
thuật khác nhiều thì hành vi bạo lực có sẵn sẽ được tăng trưởng ngày càng lớn.
Đến một ngày nào đó ta cũng có các hành vi bạo lực như thế. Đây cũng là điều
phần lớn các bậc phụ huynh và nhà trường khơng quan tâm nhiều đến.
2.Các trị chơi điện tử.
Nguyên nhân khác dẫn đến việc bạo lực học đường là học sinh nghiện các
trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Ngày nay xã hội có khuynh hướng mua vui
các trò chơi điện tử tại nhà hoặc trực tiếp từ Internet. Việc tiêu thụ các trò chơi
bạo lực này đã trở nên nguy hại cho hạnh phúc hiện tại, sự nghiệp tương lai của
con em và gia đình. Khi một em mải mê từ thái độ tâm lý, muốn tìm hiểu cái gì
mình chưa biết, lý giải như phương tiện giúp mình thơng minh, nhanh nhẹn hơn
trong việc ứng xử, con em dần đã trở thành những con nghiện và dễ dàng sử
dụng hành động để giải quyết mọi việc hơn.
Các game hành động như Half-life, strar craft, võ lâm, cao bồi không
gian... với các pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số
lượng đông các bạn trẻ, không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình
ảnh bạo lực tới đầu óc của con em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với
chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt chước và thử nghiệm việc con em làm theo
những hình ảnh, hình tượng đó là hồn tồn dể hiểu. Những đồ chơi, truyện
tranh, những bộ phim, clip, chơi game trực tuyến... đầy tính chất bạo lực, xuất
hiện ồ ạt trên các phương tiện truyền thơng mà khơng hề có sự kiểm soát chặt
chẽ của cơ quan chức năng cũng như về phía gia đình của con em. Con em

thường làm theo, học theo những hành vi bạo lực ấy đưa ra ngoài thực tiễn gây
10


nên nhiều vụ việc đau lòng với những hệ quả không thể lường trước được. Xã
hội ẩn chứa nhiều đối tượng xấu và nhiều môi trường không lành mạnh. Khi
con em tiếp xúc, khơng có sự dạy dỗ và định hướng rõ ràng sẽ dễ sa vào bạo lực
học đường và các tệ nạn xã hội.
Nhiều bậc cha mẹ suy nghĩ rất đơn giản, thương con là có trách nhiệm nuôi
con, đồng nghĩa là chu cấp cho con về vật chất, sự sống, học phí, tiền bạc chi
tiêu như thế là đủ, không quan tâm về nhân cách, diễn biến tâm lý, hành động
của con em. Cho tiền con em quá nhiều, mua laptop mà không sử dụng nhu cầu
cho việc học tập, điều đó lại trở thành mối đe dọa, những em đó đã dần được
các phương tiện trợ giúp, tiêu thụ bạo lực qua các trò chơi bạo lực online ở nhà.
3.Tiêu thụ rượu bia và chất gây nghiện.
Việc tiêu thụ các loại độc tố có chất gây say như rượu bia, ma túy tổng
hợp, có khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực học đường ở giới trẻ. Các loại độc
tố này ảnh hưởng khá lớn đối với nhân cách của con người và hịa bình thế giới,
ít nhất nó là ngun nhân kéo theo một cách gián tiếp. Con người không thể làm
chủ hành vi của mình được, ngay sau khi đưa các loại chất gây say vào trong cơ
thể như là sự mua vui. Phần lớn người tiêu thụ chất gây say trong đó có học sinh
sẽ khơng thể kiểm sốt hành vi và lời nói nên dễ gây hấn, đánh đập, giết người
v..v…
II. Nguyên nhân từ nhà trường.
Do sự giáo dục của nhà trường cịn nặng về kiến thức văn hóa, đơi khi
lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người để hình thành và phát triển những
phẩm chất và năng lực cần thiết cho cuộc sống. Mặt khác, mặt trái của cơ chế
thị trường khiến cuộc sống thực dụng chạy theo giá trị vật chất của một số gia
đình, gây hậu quả làm học sinh có biểu hiện mờ nhạt về giá trị đạo đức, phẩm
chất mà nhà trường đã giáo dục, trang bị. Từ đó, một số học sinh, mất phương

hướng không biết phải trở thành người như thế nào; không kiềm chế được bản
thân dễ xảy ra hành vi bạo lực trong trường học.

11


III. Nguyên nhân từ gia đình.
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời qt
mắng con cái. Vì mãi mê với cơng việc làm ăn, một số phụ huynh ít quan tâm
tới hành vi đạo đức của con em hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo
hành gia đình khơng phải là chuyện hiếm gặp. HS bậc THPT là giai đoạn hình
thành, phát triển nhân cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có
thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, gây nên những nhân cách lệch lạc
về giá trị sống, hành vi bạo lực dễ phát sinh.
Những tác động trực tiếp từ cách sống của cha mẹ và người thân trong gia đình
đối với con cái là điều không thể phủ định. Cha mẹ thường được xem là người
mẫu nhân cách về đạo đức cho con em trong gia đình. Cha mẹ ứng xử hài hịa,
tơn trọng lẫn nhau, tránh các hình thức gia trưởng, khơng trọng nam khinh nữ
thì con em sẽ trực tiếp tiếp thu phong cách đạo đức đó. Khi lớn lên, HS sẽ có
nhân cách rất chuẩn mực, thốt khỏi các trở ngại về hành vi bạo lực nơi học
đường và xã hội.
Trong thực tế, khơng phải gia đình nào cũng may mắn có cha mẹ có
phong cách hài hịa, hiền hậu, kiên nhẫn vượt qua những trở ngại. Phần lớn
nhiều gia đình có hành vi bạo lực từ chồng, vợ và có khi từ cả hai. Nguyên nhân
bạo lực có trăm kiểu cách. Khi bạo lực gia đình có mặt từ người lớn, con em
ngại tiếp xúc với họ và có cảm giác bị ngạt thở ngay chính trong nhà của mình,
theo đó, niềm tơn kính cha mẹ nơi con em mất dần. Đến lúc nào đó khơng được
chuyển hóa, qua những khó khăn được tích tụ trong tâm theo năm tháng, không
được quan tâm, con em trở thành bản sao của cha mẹ mình, vì vậy sẽ là mối
nguy hại đến nhân cách của con em. Ở Việt Nam chưa có các cuộc nghiên cứu

về tác động bạo lực gia đình từ cha mẹ hoặc người thân đối với con em, dẫn đến
bạo lực học đường hoặc xã hội ở lứa tuổi vị thành niên. Việc nghiên cứu mối
liên hệ giữa bạo lực gia đình và học đường là nhu cầu rất cần thiết. Chắc chắn
nó có mối quan hệ kéo theo rất lớn. Cha mẹ cần phải gương mẫu, biểu hiện
nhân cách chững chạc. Cha mẹ có lối sống hài hồ có thể giúp con em vượt qua
12


được các thói quen nóng giận, cãi vã, tranh chấp và bạo lực. Nhiều cha mẹ nghĩ
rằng mình là chủ nhân của ngơi nhà, mặc sức qt tháo khi có điều gì khơng hài
lịng với con mình. Vì tơn kính cha mẹ, nhiều con em chịu đựng, một số tỏ ra bất
hiếu làm cha mẹ tức giận hơn, cuộc đấu khẩu với cha mẹ, thậm chí có trường hợp
con cái đánh lại cha mẹ sẽ diễn ra. Do đó việc cha mẹ làm điển mẫu về nhân cách
sẽ là yếu tố giúp con em không vướng vào bạo lực học đường về sau.
IV. Nguyên nhân từ bản thân học sinh.
Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến bạo lực học đường vì có thế
thấy rằng do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi-đây
là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý khơng ổn
định, tính hiếu thắng và cái tơi cá nhân cao vót (mà khơng biết sử dụng đúng
cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này, khiến con em thấy bức bối và
muốn giải thốt để khẳng định mình. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác
động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến cho con em học theo. Bên
cạnh đó cịn về vấn đề tình u học trị, ghen tng và giành, tranh bạn gái cũng
sẽ dẫn tới những xung đột gây ra bạo lực học đường.
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng
ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm
sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động. Con em chưa định hình
được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ sa đọa vào bạo lực học đường và xa
hơn nữa là tệ nạn xã hội.


13


Bảng 1. Tổng số phần trăm các ý kiến
về nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường

Ý kiến đưa

Do xã

Do nhà

Do gia

Do bản

Nguyên

ra

hội

trường

đình

thân học

nhân khác


sinh
Tổng

số

20,4

2,6

29,5

phần
trăm(%)

14

40,9

6,6


HẬU QUẢ
I. Đối với nạn nhân.
Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý, các bạn học sinh sẽ bị tổn thương
về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ
của bạo lực. Người bị bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau
khi bị đánh để tiến hành dưỡng thương. Ngồi ra cịn tạo tâm lí hoang mang, lo
lắng đối với người thân. Những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn
đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do khơng muốn “cùng nhóm với kẻ đáng
ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân

bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngồi ảnh hưởng xấu đến học tập, cịn có
tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các em
rất dễ bị trầm cảm và ln có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho
cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.
II. Đối với người gây ra bạo lực.
Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách,
mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo. Bạo Lực học
đường là mầm mống của tội phạm, tội ác, là nguyên nhân tạo ra sự biến đổi của
xã hội, của lương trí con người. Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng
cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy
hại cho xã hội. Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi, bị cô lập, mọi người xa lánh,
căm ghét.
III. Những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực.
Các em cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các
em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực khơng hề bị trừng trị
thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đơng, ủng hộ hành vi này, và
có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

15


IV. Ảnh hưởng đến gia đình.
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các
bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị
cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa
chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng
nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh
mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Khơng khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng
hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Khơng
ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái.

Khơng những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm
trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải
quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn
tới những cái chết thương tâm của nhữnghọc sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất
cứ gia đình nào cũng khơng thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học
đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy
lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con
cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
V. Ảnh hưởng đến nhà trường.
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà cịn khiến
khơng khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn
bao trùm. Người lớn, cả thầy cơ lẫn cha mẹ, có khi khơng hay biết, có khi xem
đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ
khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo
lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý
cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em
học sinh khơng cảm nhận được sự an tồn ngay trong chính ngơi trường của
mình. Đã có khơng ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc,
đánh đập. Điều đó cho thấy mơi trường nhà trường khơng cịn tính lành mạnh,
sự hấp dẫn mà là nỗi sợ hãi của học sinh.
16


Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh
hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng
của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi
bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy
phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học
sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của
giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học

của mình.
VI. Ảnh hưởng đến xã hội.
Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với
những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép
tắc đó mà xã hội ln được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong
tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh
em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ
chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế tồn cầu hóa, đất nước mở cửa hội
nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo
đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại,
lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều khơng thể tránh khỏi, thế nhưng để những
nét văn hóa khơng phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền
thống tốt đẹp là những điều khơng nên. Giờ đây, có những học trị ngang nhiên
cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu, bạn bè
đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động
ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một
sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo
động.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành
vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã
hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường
mà phần lớn cịn xảy ra ở bên ngồi nhà trường. Những vụ bạo lực học đường
17


có thể là giữa một học sinh với một học sinh nhưng cũng có thể là những hành
vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của
những người ngồi, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra khơng phải là nhỏ.
Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho mơi trường xã
hội khơng cịn tính lành mạnh, nếu khơng có những biện pháp ngăn chặn thì sự

“ơ nhiễm mơi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời
sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần
cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học
sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe
cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, con em không thể học tập với kết
quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc
con em kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực
mà con em phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của con em rẽ sang một
bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những con em có hành vi bạo
lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những
hành vi tội ác nhiều hơn những con em khác. Con em liên lụy vào hành vi bạo
lực dù ở vai trò này hay vai trị kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc
lá, và các loại ma túy.

18


Bảng 2. Tổng hợp số phần trăm các ý kiến về hậu quả bạo lực học đường

Ý kiến đưa

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng

ra

đến bản thân


đến gia đình nhà trường

Tổng số

36,7

31,1

phần
trăm(%)

19

Ảnh hưởng đến Ảnh hưởng

15,4

đến xã hội
16,8



×