Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại xã liên sơn, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.22 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp về đề tài:
"Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại xã Liên Sơn,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình ", ngồi sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Trường Đại học Lâm nghiệp, gia đình, bạn bè, cán bộ xã và nhân
dân trong xã. Xuất phát từ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đó, trước hết tơi
xin cảm ơn ThS. Vũ Thị Thúy Hằng giảng viên trực tiếp hướng dẫn thực tập cho
tôi,trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin cảm ơn các cô/chú, anh/chị công tác tại Ủy ban nhân dân xã Liên Sơn
cùng với sự động viên từ gia đình, bạn bè đã hướng dẫn giúp đỡ tận tình cho tôi.
Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thơng tin, hướng dẫn
liên hệ tìm tài liệu các kế hoạch, báo cáo liên quan đến công tác sản xuất nơng
nghiệp, văn hóa - xã hội của địa phương để tơi hồn thành tốt thời gian thực tập
và hồn thiện bài khóa luận này
Do thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo của tơi khơng tránh khỏi những
thiếu sót về nội dung và hình thức. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và
chỉ bảo của các thầy cô để báo cáo của tôi được hoàn thiện và phát triển hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực tập

Bùi Thị Huế

i


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một ngành sản xuất tạo ra giá trị gia tăng trong tổng GDP
của cả nước Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập và tồn cầu hóa như hiện nay sự


phát triển nền kinh tế mang tầm quan trọng đến đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân, tuy nhiên do sự phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn về mọi mặt
giữa thành thị và nơng thơn, những người có mong muốn sống ở thành thị để
tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy,
nơng thơn nơi phát triển nơng nghiệp cần được nhà nước quan tâm và cải thiện
nhiều hơn.
Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng được Đảng và Nhà nước
quan tâm, đề cập đến việc xây dựng và phát triển nông nghiệp.Một loại nông sản
không thể khơng nhắc tới khi nói về nền nơng nghiệp đó là sản xuất lúa gạo vì
đó là lượng thực chính của phần đa các quốc gia.
Xã Liên Sơn hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngành nông
nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong đó sản xuất cây lương thực có vai trị
rất quan trọng với các hộ điều tra trên địa bàn đặc biệt là sản xuất lúa. Trồng lúa
phù hợp với các hộ có diện tích đất ruộng khá bằng, gần nguồn lấy nước phục vụ
tưới tiêu,....
Xuất phát từ lý do trên, đồng thời bản thân tôi được sinh ra và lớn lên tại
xã Liên Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình, vùng đất Mường có những người
đi lên từ sản xuất nơng nghiệp. Do đó khi chọn đề tài để nghiên cứu từ thực tiễn
và lý do cá nhân tơi đã quyết định tìm hiểu và "Đánh giá hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp tại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa
Bình"

ii


2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung,
sản xuất lúa nói riêng trên địa bàn xã Liên Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình
để đánh giá hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực sản xuất lúa tại địa phương trong

thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nơng nghiệp
Phân tích đặc điểm cơ bản của xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa trên địa bàn xã Liên Sơn,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
lúa tại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khía cạnh liên quan đến hiệu quả
kinh tế trong sản xuất lúabao gồm các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động,
diện tích, năng suất, sản lượng, chi phí, cơ sở vật chất; hiệu quả sản xuất lúacủa
các hộ sản xuất lúa tại xã Liên Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản
xuất lúa của các hộ nông dân sản xuất lúatại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn,
tỉnh Hịa Bình do phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn xã trồng lúa là chủ yếu.
Phạm vi không gian: Tại xã Liên Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình
Phạm vi thời gian: từ năm 2015- 2017
Thời gian thực hiện khóa luận: 15/01/2018 - 04/05/2018

iii


4. Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Đặc điểm cơ bản của xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa trên địa bàn xã Liên Sơn, huyện Lương

Sơn, tỉnh Hịa Bình
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúatại xã
Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các thông tin về công tác thực hiện
phát triển phát triển sản xuất nông nghiệp trên cả nước và trên địa bàn xã. Số
liệu thứ cấp từ các quy định về chính sách phát triển sản xuất của trung ương,
tỉnh, huyện, báo cáo tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh và công tác xây dựng Đảng xã Liên Sơn các năm từ
2015 - 2017, số liệu kiểm kê đất sản xuất nông nghiệp, các số liệu trên các
website chuyên ngành, các sách báo khác và các thông tin qua internet.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Thống kê mô tả: phương pháp được sử dụng để mô tả thực trạng sản xuất
nông nghiệp, sản xuất lúa và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của quá
trình sản xuất lúa trên địa bàn xã trong giai đoạn 2015 - 2017. Sử dụng số liệu
tương đối, số tuyệt đối số bình qn để mơ tả sự biến động của các nhân tố ảnh
hưởng như đất đai, dân số, chỉ tiêu,... Qua đó thống kê thành bảng biểu để phân
tích sự thay đổi qua các năm
Thống kê so sánh: phương pháp dùng vào các nội dung phân tích vụ mùa,
vụ chiêm, lúa, các loại hoa màu khác,... So sánh các kết quả sản xuất nông
nghiệp qua các năm về dân số, lao động, đất sử dụng trong sản xuất nơng
nghiệp, ... Phân tích nhằm thấy được sự thay đổi của số liệu qua các năm.
Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập số liệu, kiểm tra và xử lý thông tin
cơ bản, loại bỏ thông tin khơng rõ ràng,mã hóa thơng tin và xử dụng exel để xử lý.
iv


6. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông

nghiệp
Chương 2: Đặc điểm cơ bản của xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúatại xã Liên Sơn
Kết luận và đề xuất

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... ix
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP................................................................ 1
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ......................................................................... 1
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ..................................................................... 2
1.1.3. Nội dung của hiệu quả kinh tế..................................................................... 2
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ................................................ 3
1.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế ................................................................ 7
1.2.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp trên thế giới ............................................. 7
1.2.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam .............................................. 7
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ LIÊN SƠN, HUYỆN LƯƠNG
SƠN, ...................................................................................................................... 9
TỈNH HỊA BÌNH ................................................................................................. 9
2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 9
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 9

2.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu ......................................................................... 9
2.1.3. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................. 10
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 11
2.2.1. Về dân số, lao động ................................................................................... 11
2.2.2. Văn hóa, giáo dục, y tế .............................................................................. 12
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 13
vi


2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ....................................................................... 14
2.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn ................................................................... 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu của các hộ điều tra............................................... 16
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................... 16
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................................... 17
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 17
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA
TẠI XÃ LIÊN SƠN ............................................................................................ 19
3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Liên Sơn ....................... 19
3.1.1. Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã Liên Sơn..................................... 19
3.1.2. Thực trạng sản xuất cây màu trên địa bàn xã Liên Sơn ............................ 22
3.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của các hộ điều tra............. 24
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 24
3.2.2. Thông tin chung về các hộ điều tra ........................................................... 24
3.2.3. Thực trạng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của các hộ điều tra.......... 29
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại xã Liên
Sơn ....................................................................................................................... 42
3.3.1. Biện pháp về kỹ thuật ................................................................................ 42
3.3.2. Nâng cao chất lượng lao động................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Liên Sơn năm 2017 ................................... 10
Bảng 2.2. Tổng số hộ và khẩu theo các thôn năm 2017 ..................................... 11
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế ngành của xã Liên Sơn từ năm 2015 - 2017 .............. 15
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất các loại cây màu trong 3 năm 2015-2017 ............... 23
Bảng 3.3. Nhân khẩu, lao động tham gia sản xuất nông nghiệp của các ............ 25
nông hộ điều tra năm 2017 .................................................................................. 25
Bảng 3.4. Trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất của các hộ điều tra ......... 26
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân/hộ/vụ ......................... 29
của các hộ điều tra năm 2017 .............................................................................. 29
Bảng 3.6. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ xuân năm 2017 .................. 30
Bảng 3.7. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ mùa năm 2017 ................... 32
Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ xuâncủa các nhóm hộ ....................... 34
điều tra năm 2017 ................................................................................................ 34
Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ mùa các thôn điều tra năm 2017....... 36

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt


Viết đầy đủ

1

SX

Sản xuất

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CN

Cơng nghiệp

4

XD

Xây dựng

5

TMDV


Thương mại dịch vụ

6

BQC

Bình qn chung

7



Lao động

ix


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất
phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Về hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell
(1957),Schultz (1964), Rizzo (1979), Ellis (1993),... Các học giả trên đều đưa ra
quan điểm chung đó là cần phân biệt ba khái niệm cơ bản về hiệu quả:

* Hiệu quả kỹ thuật:
Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào trong
điều kiện cụ thể kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
* Hiệu quả phân bổ:
Là hiệu quả được phản ánh bằng giá trị sản phẩm thu thêm trên 1 đồng chi
phí chi thêm. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các
yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra ( hiệu quả giá)
* Hiệu quả kinhh tế:
Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ. Cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử
dụng các nguồn lực trong sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa giá trị sản
phẩm thu được cao hơn so với chi phí đầu vào thấp hơn. Nếu đạt được một trong
hai yếu tố là hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ
chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó
1


việc sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất đó là làm cho lợi
nhuận tối đa.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh về mặt tuyệt đối và
tương đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra.
Do đó bản chất của hiệu quả kinh tế trong quá trình SX kinh doanh phản
nguyên vật liệu,...) để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất
của phạm trù hiệu quả kinh tế trong SX kinh doanh cần phân biệt hai khái niệm
"hiệu quả" - "kết quả" và mối quan hệ giữa chúng
Kết quả hoạt động SX kinh doanh là những gì đạt được sau một qua trình

SX kinh doanh nhất định, kết quả đạt được chính là mục tiêu cần thiết của đơn
vị sản xuất, có thể là những đại lượng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm
mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận,... Do mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài
nguyên với nhu cầu không ngừng tăng lên của con người nên yêu cầu người ta
phải xem xet kết quả được tạo ra như thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu... Bởi
vậy, khi đánh giá hoạt động SX kinh doanh cần xem xát kết quả (đầu ra) và chi
phí bỏ ra (đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh tế.
Trên phạm vi toàn xã hội,, chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi phí lao
động xã hội. Vì vậy, có thể đưa ra kết luận: Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm
hao phí lao động xã hội cịn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hóa hiệu quả, tối
thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định.
1.1.3. Nội dung của hiệu quả kinh tế
Trong mỗi hoạt động SX người ta đều hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả kinh
tế. Đối với các doanh nghiệp mục tiêu của họ là tìm kiếm cơ hội đầu tư để có
thêm lợi nhuận. Cịn đối với các hộ nơng dân trong nơng nghiệp họ thực hiện
SX để có cơng ăn việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích lũy. Với một quốc gia thì hiệ quả cịn thể
hiện trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phịng,... Điều đó có
2


nghĩa là hiệu quả mang tính chất khơng gian và thời gian, nó thể hiện ở chỗ một
hoạt động kinh tế của một đơn vị SX có thể đạt hiệu quả cao, nhưng so với một
quốc gia trong một thời điểm khác thì điều đó chưa hẳn đã xảy ra. Do đó, để
nâng cao hiệu quả kinh tế khơng chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị
kinh tế mà là nhiệm vụ của các ngành các cấp và của mỗi quốc gia.
Những nội dung chủ yếu của việc xác định và nâng cao hiệu quả kinh tế
trong SX kinh doanh là:
- Mọi quá trình SX liên quan mật thiết đến hai yếu tố là chi phí SX và kết
quả SX thu về. Đây là nội dung quan trọng cơ bản nhất phản ánh hiệu quả trong

SX.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong SX, xuất phát từ nhu cầu phát triển SX và
tái SX mở rộng, là quy luật cơ bản của quá trình SX xã hội.
- Mức độ hiệu quả được phản ánh trình độ được phát triển của lực lượng SX
xã hội.
Có thể thấy, hiệu quả kinh tế là một vấn đề trung tâm nhất của mọi hoạt
động kinh tế và liên quan tới nhiều phạm trù cũng như các quy luật kinh tế khác.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và hiệu quả kinh tế cho các ngành sản xuất
kinh doanh thì phải quan tâm đến yêu yếu tố tác động đến quá trình kinh doanh.
Các yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ kỹ thuật, lực lượng
lao động xã hội với sản xuất,...Là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
kinh doanh. Với sản xuất nông nghiệp cũng vậy các yếu tố tác động được thể
hiện:
Yếu tố con người: đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất nông
nghiệp, con người là nhân tố quyết định đến sản xuất, bố trí cây trồng vật nuôi,
chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cũng
như hiệu quả xã hội cao nhất.
Điều kiện tự nhiên: người sản xuất nông nghiệp đặc điểm nổi bật là điều
kiện tự nhiên đó chính là đất đai, thời tiết, khí hậu và thủy văn.... do đó để đem
3


lại hiệu quả kinh tế sản xuất lúa phải hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng sản
xuất để tạo tiền đề cho việc bố trí các giống lúa và sản xuất.
Yếu tố thị trường: Thị trường luôn là khâu cuối cùng trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh. Thị trường tiêu thụ lúa gạo cũng vậy, do đặc điểm riêng
của sản xuất nông nghiệp nên yếu tố này càng quan trọng hơn, nó ảnh hưởng
đến quyết định có sản xuất nữa khơng của người sản xuất hay nó tác động trực
tiếp đến hiệu quả kinh tế của ngành.

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ gạo lai của chúng ta gặp nhiều
khó khăn sản phẩm tạo ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ đẹp dẫn tới giá sản
phẩm bị hạ xuống rất thấp nó khơng những ảnh hưởng đến đời sống của người
nơng dân mà cịn làm cho thị trường gạo lai của ta kém sôi động mà khi giá sản
phẩm ở mức thấp thì khơng đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn với xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay thì sản phẩm nào chiếm được ưu
thế sẽ đứng vững Do đó có hai sự lựa chọn hoặc là giả thành phải rất rẻ hoặc là
chất lượng phải tốt như vậy núi của Việt Nam cần phải tìm ra hướng đi thích hợp
để có thể tồn tại và giữ ưu thế.
Yếu tố khoa học công nghệ: Các tiến bộ kỹ thuật để giống, máy móc, cơng
cụ, phân bón, bảo vệ thực vật,… trong sản xuất nơng nghiệp có tác động trực
tiếp đến năng suất cây trồng hiện nay việc áp dụng công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp. Đã trở thành vấn đề quan trọng của người nông dân bởi kỹ thuật thâm
canh càng cao thì sẽ tỷ lệ thuận với việc năng suất và chất lượng thu được.
Chính sách Nhà nước: Từ những năm 1989 đến nay nhờ có các chính sách hợp
lý của Nhà nước mà nền kinh tế nói chung và nền nơng nghiệp nói riêng của nước ta
mới có nhiều khởi sắc như vậy. Các chính sách này đã khuyến khích người nơng dân
đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp, nó đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế sản
xuất nơng nghiệp. Với các chính sách về thuế, khuyến nơng, chính sách tín dụng,
chính sách về nghiên cứu, hỗ trợ,... làm cho nền nông nghiệp nước ta dần hình thành
các vùng sản xuất hàng hóa tạo ra nền sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao mang lại
hướng đi mới cho nền nông nghiệp nước ta.
4


1.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Làm thế nào để xác định được hiệu quả kinh tế? Vấn đề cần xác định là gì?
Đó chính là cần xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Ta có hệ thống
các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư của các yếu tố sản xuất sau.
- Chi phí trung gian (IC). Bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ được

tiêu dùng trong quá trình sản xuất (khơng tính khấu hao và chi phí lao động của
hộ nơng dân). Chi phí trung gian bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp: Giống, phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu,...
+ Chi phí dịch vụ: các khoản thanh tốn như làm đất, công lao động lúc
gieo trồng và thu hoạch, thủy lợi,...
Cơng thức tính IC: IC =

 Cj * Pj

Trong đó: Cj là chi phí đầu vào
Pj là giá đầu vào loại j
Tổng chi phí (TC): Tổng các loại chi phí được tiêu dùng trong q trình sản
xuất
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của
tổng sản phẩm được sản xuất ra trong một năm.
Cơng thức tính GO: GO =

 Qi * Pi

Trong đó: Qi là lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra
Pi là giá sản phẩm loại i
- Tổng giá trị gia tăng (VA) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các
ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất được xác định trên
cơ sở lấy tổng thu trừ đi các khoản chi phí trung gian.
Cơng thức tính VA: VA = GO - IC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần thu nhập của người chăn nuôi bao gồm:
Tiền công lao động và lợi nhuận thu được… trong một thời kỳ sản xuất ra sản
phẩm nhất định.

5


MI = VA – (A + T + Lt)
Trong đó: A: Khấu hao TSCĐ
T: Thuế phải nộp cho Nhà nước
Lt : Lao động thuê ngoài
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Do đặc điểm của ngành trồng trọt là sản xuất quy mô hộ nhanh tôi lựa chọn các
chỉ tiêu này để tính
- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian: GO/IC
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho bao nhiêu đồng
chi phí sản xuất
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian: VA/IC
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho bao nhiêu đồng
giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất: VA/GO
Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị
gia tăng.
- Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian: MI/IC
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn, một đồng chi phí trung gian tạo
ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
- Thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất: MI/GO
Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng thu
nhập hỗn hợp
- Giá trị sản xuất trên tổng chi phí: GO/TC
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên tổng chi phí: VA/TC
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng
- Thu trên tổng chi phí: MI/TC

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

6


1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế
1.2.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp trên thế giới
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
tiếp tục đà phục hồi, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên
minh Châu Âu đạt mức tăng trưởng khả quan. Hoạt động đầu tư, thương mại
tồn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dùng tăng
lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Tuy nhiên, xu hướng
gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng
những thay đổi về địa chính trị, chính sách thương mại của một số nước lớn
đang là những thách thức đối với kinh tế nước ta. Ở trong nước, bên cạnh các
vấn đề tồn tại của nền kinh tế như chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và
sức cạnh tranh thấp, sự sụt giảm của ngành khai khoáng, cùng với giá thịt lợn
giảm mạnh, thiên tai, bão, lũ liên tiếp xảy ra tác động tiêu cực tới sản xuất nông
nghiệp và thách thức mục tiêu tăng trưởng năm 2017 của cả nước.
1.2.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam
Năm 2017 được coi là năm thành công bất ngờ của ngành lúa gạo Việt
Nam, với việc xuất hiện một số thị trường xuất khẩu mới; giá gạo xuất khẩu
tăng; tăng nhập khẩu gạo ở nhiều thị trường truyền thống. Sản lượng dự kiến đạt
khoảng 6 triệu tấn, vượt xa mục tiêu 5 triệu tấn.
Theo Bộ Cơng Thương, tính tới hết tháng 11, xuất khẩu (XK) gạo đã đạt
5,52 triệu tấn với trị giá 2,49 tỷ USD, tăng hơn 24% về lượng và 24,9% về trị
giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, XK gạo tính đến cuối tháng 11 đã cao
hơn 500 nghìn tấn so với mục tiêu XK 5 triệu tấn gạo trong năm 2017. Đáng chú
ý, về giá cả, XK gạo cũng đón nhận những tín hiệu tích cực khi trung bình 11
tháng đầu năm, giá gạo XK đạt 452 USD/tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm

ngoái.
Đầu tháng 10, gạo Việt đã được XK tới 132 thị trường trên thế giới. Trong
đó, Trung Quốc chiếm 40% tổng khối lượng gạo XK của Việt Nam với khối
lượng đạt 2,03 triệu tấn, tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh
7


đó, lượng gạo XK sang nhiều thị trường khác như Philippines, Malaysia, Bờ
Biển Ngà cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với các mức tăng lần lượt
là 41,3%, 97,3%, 39,7%. Đặc biệt, một số thị trường có sự tăng trưởng đột biến
như: Iraq tăng hơn 9.000%, Hàn Quốc tăng hơn 470%, Ả rập Xê út tăng hơn
210%, Senegal tăng hơn 17.700% Bên cạnh sự gia tăng NK đột biến kể trên, XK
gạo tới một số thị trường như Ghana, Cuba, Hồng Kông, Đông Timor lại ghi
nhận sụt giảm với các mức giảm lần lượt là 23,9%, 15,8%, 45,2% và 46,1% so
với cùng kỳ năm 2016.

8


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ LIÊN SƠN, HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Liên Sơn nằm ở phía Đơng Nam của huyện Lương Sơn, có vị trí địalý như
sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Nhuận Trạch huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và xã
Nam Phương Tiến huyện Chương Mỹ - Tp. Hà Nội;
+ Phía Nam giáp xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình;
+ Phía Tây giáp với xã Cư n, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình;

+ Phía Đơng giáp với xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ - Tp. Hà Nội và xã
Thành Lập huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Diện tích xã Liên Sơn hiện nay là 1.401,3ha, chủ yếu là đồi núi. Địa hình bị
chia cắt làm hai phần rõ rệt, phần phía Bắc có diện tích khoảng 500ha, phần phía
Nam khoảng 900ha. Diện tích đất trồng lúa hàng năm là 115ha, nằm rải rác tại
các khu vực ven chân đồi, núi theo hướng Đông Nam.
2.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu
+ Địa hình:Xã Liên Sơn mang đặc điểm của vùng trung du miền núi, có địa hình
khá phức tạp bao gồm các đồi núi kế tiếp nhau, xen kẽ ở giữa là các cánh đồng ruộng
bậc thang nhỏ, hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 32 m.
+ Khí hậu:Xã Liên Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí
hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều độ ẩm cao bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khơ lạnh, mưa ít độ ẩm thấp kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 21,8 0 C
đến 24,7 0 C, tổng số giờ nắng trong năm từ 1.400 giờ đến 1.900 giờ, lượng mưa
trung bình từ 1.800 mm đến 2.200 mm, có hai hướng gió thịnh hành là Đông
Bắc và Đông Nam

9


2.1.3. Tài nguyên khoáng sản
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Liên Sơn năm 2017
STT
Chỉ tiêu
Diện tích(ha)
Cơ cấu(%)
1
Đất nông nghiệp
1090,6

77,83
2
Đất phi nông nghiệp
93,67
6,68
3
Đất chưa sử dụng
140,66
10,04
4
Đất ở dân cư nơng thơn
76,38
5,45
Tổng diện tích đất tự nhiên
1401,31
100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ban thống kê xã)
Tài nguyên đất trên địa bàn xã bao gồm tổng diện tích đất nơng nghiệp là
1.090,6ha trong đó có 28ha rừng phịng hộ, 650ha đất rừng sản xuất, có
189,77ha đất trồng lúa và cây hàng năm, 20,1ha đất nuôi trồng thủy sản và
202,73ha đất trồng cây lâu năm khác, tồn xã có 93,67ha là đất phi nông nghiệp,
đất chưa sử dụng là 140,66ha, đất ở dân cư nơng thơn là 76,38 ha.
Rừng:Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 678ha. (Đất rừng sản xuất 650 ha; đất
rừng phòng hộ 28 ha). Độ che phủ đạt 35%.
Mặt nước
+ Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã Liên Sơn khơng có sơng, chỉ có một số
dịng suối và một số hồ nước có sức chứa nhỏ vì vậy cịn gặp khó khăn trong
việc cung cấp nước sản xuất cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Một
số dịng suối cung cấp nước sản xuất nơng nghiệp như: suối Đá Bạc, suối Vần,
suối Đá Cạn. Diện tích mặt nước là 33 ha (bao gồm hồ, ao, suối doxã quản lý).

+ Nguồn nước ngầm: Hiện nay nhân dân trong xã chủ yếu sử dụng nguồn
nước ngầm dùng cho sinh hoạt từ các giếng khơi và một số ít giếng khoan của
hộ gia đình. Độ sâu của nguồn nước thì thay đổi theo điều kiện địa hình, dao
động bình quân từ 4m - 20m. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt.
Khoáng sản: Trên địa bàn xã Liên Sơn có tổng diện tích núi đá vơi là khoảng
130ha, đã được cấp phép khai thác ở một số điểm thuộc xóm Vần, Đá Bạc,
Điếm Tổng, Nước Lạnh. Tuy nhiên do chất lượng đá kém nên hiện nay chỉ cịn
Cơng ty TNHH Sản xuất Vật liệu xây dựng Phương Nam đang khai thác tại xóm
Nước Lạnh. Với lợi thế có dãy đồi Bù chạy dọc theo chiều dài của xã với trữ
10


lượng lớn các loại khoáng sản quý nên hiện nay trên địa bàn xã có nhiều cơng
ty được cấp phép khai thác khống sản như Cơng ty Khai thác Khoảng sản Phúc
Thanh, Cơng ty Khai thác Khống sản Kiên Cường... hoạt động có hiệu quả.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Về dân số, lao động
Bảng 2.2. Tổng số hộ và khẩu theo các thôn năm 2017
STT

Tên thôn

Số hộ

Số khẩu

1

Nước Lạnh


90

428

2

Gị Mè

116

572

3

Liên Kh

83

382

4

Vần

72

341

5


Đá Bạc

82

361

6

Hóc Mã

68

302

7

Đồn Vận

113

566

8

Sum

85

392


9

Đất Đỏ

100

402

10

Điếm Tổng

68

356

11

23/9

102

343

979

4445

Tổng


(Nguồn: Thống kê xã Liên Sơn)
Năm 2017, tổng số hộ là 979 hộ, tổng số nhân khẩu là 4.445 khẩu, tỷ lệ phát
triển dân số tự nhiên là 1,1%. Trong năm, toàn xã có 90 trẻ em được sinh ra, trong đó
có 52 cháu nam, 38 cháu nữ, có 10 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
Lao động trong độ tuổi là 2.554 người, trong đó: lao động nơng nghiệp
chiếm tỷ lệ: 60,2%, lao động công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ 39,8% trong tổng
số lao động của xã.
Nhìn chung lao động của xã chủ yếu tham gia sản xuất Nông lâm nghiệp,
trong thời gian nông nhàn thường tham gia làm các nghề phụ như: thợ xây, mây
tre đan, buôn bán hàng nông sản theo mùa vụ… Trong thời gian tới, cơ cấu lao
11


động sẽ có nhiều thay đổi với xu thế đang chuyển dịch sang làm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch. Đây là lợi thế không nhỏ
cho địa phương để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vốn vẫn dựa vào nghành
nơng nghiệp là chính như hiện nay.
2.2.2. Văn hóa, giáo d đổi với
- Về văn hóa:
Xã Liên Sơn là địa điểm quần cư của người Mường từ lâu đời nên có tính
thuần nhất và tinh thần đoàn kết cao. Trong những thời kỳ khác nhau, nhân dân
xã Liên Sơn đã có nhiều người tham gia vào các cuộc chiến đấu tranh. Người
dân ở đây định cư thành từng xóm, làng.
Trong q trình tồn tại và phát triển, người Mường Liên Sơn cùng với vị trí địa
lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc. Trong sản
xuất, từ bao đời nay, người Mường khai thác ruộng nương để trồng trọt và chăn nuôi.
Người dân biết tận dụng những khu vực có bề ặt tương đối bằng phẳng trong thung
lũng và ở các doi đất nhỏ hẹp ven đồi gò thấp để làm ruộng
Sự nghiệp giáo dục được xã quan tâm chỉ đạo, cơ sở vật chất trường, lớp
được tu sửa và được xây dựng mới khang trang, xã có 01 trường tiểu học, 01

trường trung học cơ sở, có 01 trường Mầm Non, Trường tiểu học được công
nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I năm 2009, có 11 nhà văn hố thơn bản
đều được xây dựng đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hố văn nghệ của
nhân dân. Xã có trạm y tế nằm ở khu trung tâm của xã với 7 cán bộ y sỹ, bác sỹ
11 y tế thôn bản tại các xóm để đảm bảo việc khám chữa bệnh cho nhân dân,
trạm y tế xã thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế. Có khu du lịch tâm
linh động Tiên Đá Bạc được Nhà Nước cấp bằng cơng nhận khu di tích lịch sử
văn hóa.
-Về giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được giữ vững quy mô và chất lượng. Tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đều đạt 96% đến 100%, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
đạt 99,7%, trường Mầm non là 100%, công tác phổ cập giáo dục Mầm non, phổ
12


cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được củng cố vững chắc
- Về y tế:
+ Xã có 1 trạm y tế có tổng diện tích 642,7 m2 gồm 1 nhà 2 tầng 10 phịng
Có 01 bác sỹ, 05 y sĩ và 01 điều dưỡng.
+ Xã chưa đạt chuẩn về y tế.
+ Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế trên 75%
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
Về điện:
Tồn xã có 05 trạm biến áp. Trong đó số trạm đạt yêu cầu là 02, số trạm
cần nâng cấp là 03, số trạm cần xây dựng mới là 03 trạm.Có tổng cộng 27,5km
đường dây hạ thế. Trong đó 20,5km đạt chuẩn, cần nâng cấp, cải tạo và làm mới
7km. Tồn xã hiện tại có 953 hộ sử dụng điện, đạt 100% so với tổng số.
Về trung tâm văn hố xã, xóm
Hiện xã vẫn chưa xây dựng được nhà văn hoá xã, trên các địa bàn khu dân
cư hiện có 11/11 xóm đã có nhà văn hố, trong đó có 02 xóm Gị Mè và Đất Đỏ

có nhà văn hố đạt chuẩn; có 09 nhà văn hố chưa đạt chuẩn. Các nhà văn hố có
quy mơ diện tích khn viên từ 300m2 - 2.000m2. Các nhà văn hóa đều là nhà cấp
4 với diện tích xây dựng từ 50m2 – 150m2. Hầu hết nhà văn hóa đều đã xuống
cấp, cần nâng cấp cải tạo. Xây dựng mới nhà văn hóa cho 04 xóm chuyển đến vị
trí mới đó là xóm Liên Kh, xóm Vần, xóm Đá Bạc và xóm Đồn Vận.
Về giao thơng:
Đường liên huyện: Có chiều dài 09 km, đã được rải nhựa với bề rộng mặt
là 6m, bề rộng nền 9m.Tổng chiều dài của đường trục xã, trục xóm, liên xóm và
đường nội xóm là 23,172km đã cứng hóa đổ bê tơng theo tiêu chuẩn của Bộ Xây
dựng được 5,829km đ
+ Đường xã, liên xã: tổng số 17,38km, có 9km được nhựa hóa đạt 52% so
với tổng số;
+ Đường trục xóm, liên xóm, nội xóm: tổng số 18,83km, số ki-lơ-mét bê
tơng hóa đạt chuẩn: 5,829km; đạt 31% so với tổng số;
13


Đường trục chính nội đồng: Tổng chiều dài các tuyến đường nội đồng
khoảng 8,74 km, bề rộng từ 1,3m - 5m, 100% là đường đất và đường cấp phối.
Về thủy lợi:
Hệ thống tưới tiêu của xã phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp cịn rất ít, quy
mơ nhỏ lẻ và xuống cấp, một số xóm cịn sử dụng từ hệ thống tưới tiêu của xã
lân cận; hệ thống tưới tiêu hiện tại ở một số xóm chưa có hồ chứa, hồ chứa nước
cịn ít và dung tích nhỏ cần đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu.
- Diện tích được tưới tiêu bằng cơng trình thuỷ lợi 183 ha.
- Số hồ, đập có khả năng cấp nước gồm có: Hồ suối Vần diện tích (01ha) đã
được xây cống và kè bờ; Đập Hổ Giang diện tích (1,2 ha) đã được xây cống, kè bờ.
Tồn xã có 04 đập tràn, bai nhỏ (Bai Đồng Sổ, Bai Gốc Si, Bai Đồng Chóng, Bai Đá
Cạn).
- Số kênh mương hiện có là 22,23km, trong đó đã kiên cố hố được

5,196km đạt 23,4%, cịn 17,034 km cần kiên cố hoá
Về khu thể thao của xã, xóm
Khu thể thao tập trung của xã hiện nay đã có 01 sân vận động với quy mơ
diện tích 2.581,9 m2 chưa đạt chuẩn, còn thiếu trên 5000 m2. Các khu thể thao
trên địa bàn dân cư chưa được quy hoạch cụ thể, hiện các khu thể thao các xóm
được lập nên với quy mô nhỏ trong khuôn viên nhà văn hóa hoặc từ các bãi đất
trống chưa gắn liền với nhà văn hố, khu vui chơi của xóm.
2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế
Về cơ cấu kinh tế của xã Liên Sơn trong giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện
trong bảng 2.3 sau:

14


Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế ngành của xã Liên Sơn từ năm 2015 - 2017
Năm 2015
Chỉ tiêu
Nông lâm nghiệp
(NLN)
Công nghiệp, xây
dựng (CN,XD)
Thương mại dịch vụ
(TMDV)
Tổng

Năm 2016

Năm 2017

Giá trị

(triệu
đồng)

Tỷ lệ
(%)

Giá trị
(triệu
đồng)

Tỷ lệ
(%)

Giá trị
(triệu
đồng)

Tỷ lệ
(%)

34577,3

42,00

41097

41,00

43916


38,00

28814,5

35,00

37088

37,00

45072

39,00

18935,2

23,00

22052

22,00

26581

23,00

82327

100


100237

100

115569

100

(Nguồn: Thống kê xã Liên Sơn)
Trong cơ cấu ngành của xã Liên Sơn, ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn nhất, cụ thể năm 2015 chiếm 42,00% xong giảm lần lượt vào 2 năm sau đó
1% và 4%. Giá trị ngành nông lâm nghiệp giảm do hai năm vừa ngành chịu
nhiều sức ép từ thị trường tiêu thụ nơng phẩm. Chiếm tỷ trọng tương đối lớn sau
đó là ngành công nghiệp, xây dựng với tỷ trọng ngành năm 2015 chiếm 35,00%,
tăng 2% lần lượt vào năm 2016 và 2017. Vậy có thể nói rằng có sự chuyển dịch
cơ cấu ngành từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp, xây dựng. Cònngành
TMDV,năm 2015 đem lại tổng giá trị là 18935,2 triệu đồng, chiếm 23,00% cơ
cấu ngành giảm 1% ngay năm sau và tăng trở lại 1% vào năm 2017. Có thể nói
ngành TMDV có vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã.
Nhìn chung giá trị sản xuất ngành của xã chủ yếu là sản xuất Nông lâm
nghiệp, thủy sản,trong thời gian nông nhàn thường tham gia làm các nghề phụ
như: thợ xây, mây tre đan, buôn bán hàng nông sản theo mùa vụ… Bởi vậy, giá
trị ngành CN, XD có những chuyển biến mới. Trong thời gian tới, cơ cấu lao
động sẽ có nhiều thay đổi với xu thế đang chuyển dịch sang làm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch. Đây là lợi thế không nhỏ
cho địa phương để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vốn vẫn dựa vào nghành
nơng nghiệp là chính như hiện nay sang CN, XD và TMDV

15



2.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn
Về thuận lợi
Địa hình nằm giáp danh với địa phận của các xã thuộc thành phố Hà Nội
thuận lợi trong việc giao lưu văn hóa - xã hội. Xã là cầu nối giữa phía Bắc và
phía Nam của huyện Lương Sơn, có trục đường liên xã gần với đường mịn Hồ
Chí Minh, gần các trung tâm thị trấn thuận lợi cho giao thương.
Nhân dân xã Liên Sơn với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, dám
nghĩ dám làm, tích cực mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, có truyền thống văn
hóa lâu đời, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau tạo tiền đề để xã phát
triển bền vững, ổn định.
Trong ba năm qua 2015 - 2017 được sự quan tâm của các cấp, xã Liên
Sơn đã và đang được đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất kinh tế hạ tầng
như về: giao thông nông thôn thuận tiện, cơ sở vật chất trường học, trạm y tế,
khu trung tâm được hoàn thiện, hệ thống điện lưới được đảm bảo, mơi trường
cảnh quan được bảo vệ, tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hội được giữ vững.
Quan trọng nhất là sự đoàn kết giữa Đảng bộ xã và nhân dân lao động xã
Liên Sơn
Về khó khăn
Là một xã có cơ sở hạ tầng cịn kém, đời sống kinh tế nhân dân cịn nhiều khó
khăn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ
Vốn đầu tư trong sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế. Đơi khi nhân dân còn phải
phụ thuộc vào nguồn vốn vay của ngân hàng nhà nước rất nhiều
Trình độ quản lý của cán bộ xóm chưa đồng bộ, hiệu quả trong qn
xuyến, đơn đốc nhân dân sản xuất nông nghiệp,...
2.4. Phương pháp nghiên cứu của các hộ điều tra
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Kế thừa những báo cáo, tài liệu, chuyên đề, những cơng trình đã nghiên
cứu về vấn đề liên quan đã được công bố.Những vấn đề về điều kiện tự nhiên, nông
nghiệp, nông thôn, sản xuất lúa và cây hoa màu được điều tra tham khảo tại phịng

Nơng nghiệp và PTNT của ủy ban nhân dân xã Liên Sơn
16


×