Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tiểu luận cuối kì môn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.72 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN
XÃ HỘI HỌC
TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐANG DIỄN RA PHỔ
BIẾN HIỆN NAY
Tên: Phạm Thị Kim Thư
MSSV: K224030396
Lớp: K22403
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Quyết Thắng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

1


MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................3
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................3
Phần 2: NỘI DUNG.....................................................................................................5
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN..................................................................5
II. THỰC TRẠNG....................................................................................................7
III. NGUYÊN NHÂN...............................................................................................8
IV. HỆ QUẢ............................................................................................................10
Phần 3: KẾT LUẬN..................................................................................................15

2




Phần 1: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của Việt Nam, giáo dục tồn tại và phát
triển song hành, luôn đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng nền móng của nền
văn hóa thiên niên kỷ của dân tộc. Nếu giáo dục là nhịp cầu nối giữa tri thức và con
người thì trường học là nơi trao truyền nguồn tri thức vô tận. Trường học là nơi dạy,
học và tiếp thu tri thức trên các lĩnh vực, là nơi tu dưỡng, rèn luyện học sinh trở thành
những công dân có ích cho xã hội và xã hội về đạo đức, tác phong và nhân cách, là nơi
giúp học sinh hình thành tấm lịng nhân ái. và lịng vị tha. . Tuy nhiên, trong môi
trường
Giao lưu, tiếp xúc, làm quen với nhiều mối quan hệ mới, mâu thuẫn hay xích mích
giữa các bạn sinh viên là điều khơng thể tránh khỏi. Những xung đột này có thể chỉ là
những cuộc cãi vã nhỏ giữa các em với nhau, cũng có thể quy mơ lớn hơn, thậm chí
kéo dài thành những hành vi nghiêm trọng hơn là bạo lực học đường.
Từ đó, hàng loạt câu hỏi đặt ra: thực trạng bạo lực học đường trong các học sinh đang
diễn ra như thế nào? Lý do cho tình trạng này là gì? Những giải pháp nào đã được đề
xuất hoặc các giải pháp mới nên được đề xuất để giải quyết vấn đề? Thực trạng này
ảnh hưởng thế nào đến học sinh, sinh viên hiện nay? Xuất phát từ những lý do trên,
nhóm chúng tơi xin khẳng định “ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh”
là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc bạo lực học đường đối với sức khỏe tinh
thần và thể chất của học sinh, sinh viên.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh, sinh viên đã từng là nạn nhân của bạo lực học
đường hoặc tham gia, chứng kiến, nghe qua hay chưa từng tham gia bao lực học
đượng.
III. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra phổ biến hiện nay” với

mục tiêu giúp mọi ngưởi có thêm nhiều hiểu biết hơn về thực trạng, nguyên nhân, hệ
quả, đặc biệt là sự ảnh hưởng to lớn của nó đến học sinh, sinh viên hiện nay, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm để góp phần hạn chế, giảm tối đa vấn đề bao lực trong môi
trường học đường.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định lượng: Đo lường mức độ xảy ra của vấn đề, từ đó rút ra kết luận
tổng thể.

3


- Nghiên cứu định tính: Tìm hiểu về ngun nhân sâu xa của bạo lực học đường. 
Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thơng tin và tổng hợp
kiến thức thông qua các bài báo, mạng xã hội, Internet,...
- Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát để thu thập thông tin về hiện
trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên hiện nay.
- Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ
thể hơn là từ những kết quả rút ra được bằng phân tích, đề tài sử dụng phương pháp
tổng hợp dữ liệu để đưa ra kết luận cuối cùng để có thể nhận định được vấn đề một
cách khách quan và đúng đắn nhất.

4


Phần 2: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Khái niệm “Bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay”
1.1 Khái niệm bạo lực.
Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để làm tổn thương hoặc gây thương tích cho ai đó. Bạo
lực có thể nói là việc sử dụng vũ lực để thực hiện hành vi gây tổn hại về thể chất hoặc

tâm lý cho người khác.
Nó khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Những hành vi này có thể bao gồm đánh đập,
tát, xơ đẩy, cào cấu, sử dụng vũ khí, ép buộc quan hệ tình dục... Bạo lực không chỉ giới
hạn ở hai người mà xảy ra trên phạm vi rộng hơn, có thể là hành vi đồng diễn trong
nhóm, cộng đồng hoặc thậm chí các quốc gia. . Khái niệm bạo lực nảy sinh khi mối
quan hệ giữa mọi người bắt đầu va chạm và xung đột. Bạo lực cho đến nay là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội và những nỗ lực đang được thực hiện
để ngăn chặn và giải quyết vấn đề này.
1.2 Khái niệm bạo lực học đường.
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP đã định nghĩa bạo lực học đường là
hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất,
tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Hiện nay, khái
niệm “bạo lực học đường” được phổ biến rộng rãi đến mọi người, đặc biệt là lứa tuổi
thanh thiếu niên hiện nay – lứa tuổi này dễ tiếp xúc và trải qua vấn đề này nhất. Bạo
lực học đường có thể hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng nhìn chung có thể hiểu là hành vi
cố ý của người gây bạo lực, thông qua lời nói hoặc hành động hoặc cả hai, nhằm gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần cho người khác. Đây là hành vi vi
phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, hiện nay bạo lực học đường ngày càng
gia tăng, hình thức cũng đa dạng hơn, bạo lực học đường có nhiều biến tướng như bạo
lực mạng, bạo lực lạnh lùng… Điều này đặt ra thách thức lớn cho các nhà lãnh đạo
quốc gia trong việc giải quyết vấn đề này.
1.3 Khái niệm dư luận xã hội
Theo cách hiểu chung, dư luận xã hội là tập hợp ý kiến từ mọi phía.
Người dân thể hiện các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày dưới
dạng văn bản hoặc qua các “bình luận”, “tiêu đề” trên các trang mạng xã hội. Dư luận
xã hội có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào nhận thức, đánh giá của mỗi cá nhân
về các sự kiện, hiện tượng.
1.4 Khái niệm ảnh hưởng bạo lực học đường


5


Tác hại của bạo lực học đường có thể hiểu là hậu quả của nó đối với nạn nhân của bạo
lực học đường. Những hậu quả này có thể để lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về
thể chất và tinh thần, những di chứng lâu dài, thậm chí vĩnh viễn cho nạn nhân bị bạo
lực học đường và gia đình, người thân của họ. Điều này cịn để lại những hậu quả lâu
dài cho đất nước và toàn xã hội.
Một số hậu quả của bạo lực học đường có thể kể đến: Nạn nhân đối mặt với bạo lực
học đường luôn trong trạng thái tâm lý sợ hãi, lo lắng, bất an, uất ức; các triệu chứng
như rối loạn hành vi, mất tự tin, sợ hãi ở trường học,… dẫn đến tính cách trầm mặc, ít
nói, ngại tiếp xúc với người khác,.. .dẫn đến học lực sa sút, thậm chí cịn thắc mắc.
Những cá nhân chứng kiến bạo lực học đường ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, mặc cảm
sau khi chứng kiến, thậm chí sợ hãi khơng dám chấm dứt bạo lực học đường, mất niềm
tin vào cuộc sống; bạo lực học đường cũng sẽ ảnh hưởng đến cha mẹ của nạn nhân bị
bạo lực, họ cũng sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn và trạng thái lo lắng,…
1.5 Khái niệm về hình thức bạo lực
Bạo lực thể chất: là sự lạm dụng, đánh, hại sức khỏe, tính mạng của người khác.
Bạo lực tinh thần: là những từ, bằng cấp, hành vi làm tổn hại danh dự, nhân loại, sản
phẩm, tâm lý của người khác.

6


II. THỰC TRẠNG
1. Mức độ phổ biến của tình trạng bạo lực học đường
Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bạo
lực học đường cao nhất, đang có xu hướng gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Khơng chỉ gia tăng số vụ bạo lực học đường mà mức độ nghiêm trọng cũng ngày càng
cao. Cần lưu ý rằng bạo lực học đường phần lớn bắt nguồn từ những cuộc xung

đột nhỏ sau đó dần trở nên nghiêm trọng hơn. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với
một người, một việc mà đã lan rộng ra nhiều môi trường học đường khác nhau, từ
nông thôn đến thành thị. Đối tượng bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức tạp,
xảy ra ở mọi cấp học, từ tiểu học đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra
với nam giới mà còn xảy ra ở nữ giới (đặc biệt ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ
thông), không chỉ giữa các sinh viên mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên và giữa
giáo viên với học sinh.
Tôi tiến hành khảo sát 124 học sinh/sinh viên (đối tượng học sinh chủ yếu là sinh viên
UEL) tại TP.HCM, trong đó sinh viên nữ chiếm 76,7% và nam 23,4%. Cuộc khảo sát
chủ yếu được nhiều bạn sinh viên năm nhất quan tâm, chiếm 86,3% so với học sinh
trung học và sinh viên đại học năm hai, năm ba, năm tư. Theo số liệu, hơn một nửa số
học sinh/sinh viên đến từ nơng thơn, cịn lại đến từ thành thị. Việc chúng ta đến từ
thành thị hay nông thôn cũng là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ phổ biến của
bạo lực học đường ở khu vực đó.
2. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay
Sinh viên là động lực lượng to lớn, là lực lượng tương lai xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, phịng, chống bạo lực trong trường học là nhiệm vụ chung của các ngành, các
cấp, trong đó trách nhiệm chính thuộc về ngành GD-ĐT, ngành Cơng an đóng vai trò
tham mưu, hướng dẫn, phối hợp đảm bảo ANTT.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip học sinh cấp 2, cấp 3 ở
một số tỉnh, thành phố như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hải Phòng, Cà Mau, Hà Nội...
đánh nhau trong lớp hay ngồi khn viên nhà trường, trong các clip này, khơng chỉ có
2 học sinh đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn mà có cả một nhóm học sinh lao vào
đánh, đấm, giẫm đạp lên người, vào đầu, thậm chí dùng gậy, mũ bảo hiểm để đánh bạn
dã man, nạn nhân chỉ biết van xin, không thể phản kháng, trong khi nhiều bạn đứng
xung quanh nhưng khơng có động thái can ngăn. Những clip này là cú sốc lớn đối với
các bậc phụ huynh và toàn xã hội khi ai cũng nghĩ rằng các em đến trường đều để cống
hiến cho việc học, được bao bọc bởi tình u thương của thầy cơ, bạn bè.
Những vụ việc trên là hồi chuông cảnh tỉnh về sự bất lực của nhà trường, gia đình và
xã hội. Xem những clip này, nhiều người khơng khỏi xót xa và phẫn nộ trước tình

trạng bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe

7


mà còn cả tinh thần của các em học sinh, gây bức xúc cho học sinh, phụ huynh và
toàn xã hội.
III. NGUN NHÂN
Có 3 ngun nhân chính:
1. Cá nhân học sinh
Các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Thu Hiền (2016), Nguyễn Thanh Huyền
(2019), Nguyễn Tấn Danh (2019) chỉ ra, lứa tuổi học sinh THCS và THPT có những
chuyển biến lớn về tâm - sinh lý, chính vì thế các em dễ gây ra những hành động mang
tính chất bạo lực. Theo Nguyễn Tấn Danh (2019), ở giai đoạn này, tâm lý học sinh rất
nhạy cảm và “cái tôi” cá nhân rất lớn. Vì thế, những tác động, kích thích xấu từ bên
ngoài dễ khiến các em học theo, dẫn đến các hành vi BLHĐ.
Các nhà tâm lý học cho rằng, lứa tuổi học sinh THPT được xem là lứa tuổi khơng cịn
trẻ con, cũng chưa hẳn là người lớn nên có rất nhiều vấn đề nảy sinh do sự phát triển
chưa thực sự hoàn thiện này. Học sinh THPT bên cạnh sự phát triển về trí tuệ, thì sự tự
ý thức, tựđánh giá cũng phát triển khá cao, đặc biệt là sự phát triển mạnh của tính tự
trọng. Các em thường không chịu được sự xúc phạm của người khác, chỉ cần một câu
nói hay một hành động xúc phạm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây xung đột,
thậm chí ẩu đả ở lứa tuổi này.
Mặt khác, sự thiếu hụt về kỹ năng sống của chính bản thân học sinh, đặc biệt là các em
ở lứa tuổi THCS và THPT, cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ BLHĐ hiện nay. Sự
thiếu hụt về kỹ năng sống của học sinh ngày càng nhiều, đặc biệt là kỹ năng giải quyết
xung đột, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng làm chủ bản thân, kỹ năng thương thuyết,... Chính
điều đó khiến các em khó kiềm chế, điều chỉnh được cảm xúc của bản thân, dẫn đến
những xung đột khơng đáng có (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016).Những thay đổi về tâm sinh lý của học sinh, nhất là lứa tuổi THCS và THPT khiến các em xuất hiện những
nhu cầu muốn thểhiện bản thân một cách độc lập, tự đưa ra những quyết định theo

nhận thức cịn hạn chế của mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏđến hành vi của các
em, dẫn đến việc các em có những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức chỉđể thỏa mãn
nhu cầu của bản thân.
2. Do sự thiếu quan tâm dạy dỗ của cha mẹ.
Hành vi bạo lực của học sinh ở trường học luôn bị tác động bởi các q trình xã hội
hóa từ mơi trường gia đình, nơi người cha, người mẹ là những tác nhân chính. Nhiều
học sinh có hành vi bạo lực đã khơng hoặc ít có những mối liên kết bền chặt trong gia
đình do sự khuyết thiếu vai trị của người cha hoặc người mẹ. Thường những học sinh
thuộc những gia đình có cha mẹ ly hơn, ly thân, có cha hoặc mẹ mất sớm, hay phải
chứng kiến cảnh bạo lực của cha mẹ... dễ là nạn nhân của BLHĐ cũng như là người
chủ động gây ra các vụ BLHĐ.

8


Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu gắn kết/ít gắn kết giữa con cái với cha mẹ,
mơi trường gia đình khơng lành mạnh, sự thờ ơ của cha mẹ đối với hành vi bạo lực của
con cái có mối liên hệ với xu hướng sử dụng bạo lực của học sinh. Đối với các học
sinh gây bạo lực, việc thiếu gắn kết với cha mẹ, ít được cha mẹ quan tâm, chia sẻ có
tác động mạnh tới suy nghĩ, thái độ và hành động của các em, do đó, việc gây ra bạo
lực với bạn bè cùng trang lứa có thể được coi là một cách giải tỏa nỗi buồn, cô đơn,
bức xúc, áp lực của bản thân.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bậc cha mẹ ít để ý đến cảm xúc và suy nghĩ của
con, áp đặt con cái phải làm theo ý kiến của mình, điều này khiến các em cảm thấy cơ
đơn, dễ nổi cáu khi gặp phải vấn đề khó giải quyết.
Như vậy, rõ ràng vai trị của gia đình mà cụ thể hơn là sự quan tâm, giáo dục của cha
mẹ đối với con cái có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần tạo nên tính cách, lối sống
chuẩn mực của các em. Các kết quả nghiên cứu cũng đã thể hiện rõ điều này. Việc
thiếu sự quan tâm sát sao, che chở, đùm bọc của cha mẹ hay phải thường xuyên chứng
kiến cảnh bạo lực của cha mẹ cũng khiến các em rất dễ trở thành tội phạm học đường.

3. Do cách giáo dục của thầy cô và nhà trường.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu phân tích sâu về tác động của nhân tố
nhà trường tới hành vi bạo lực của học sinh. Một số nghiên cứu mới chỉ xem BLHĐ
như là hệ quả của vấn đề giáo dục đạo đức chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự
phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Tình trạng sa sút về đạo đức, thiếu hụt kỹ năng sống của học sinh hiện nay có phần
ngun nhân xuất phát từ phía nhà trường. Một số giáo viên và nhà trường chỉ quan
tâm, chú trọng đến thành tích dạy và học mà ít để ý đến việc dạy kỹ năng sống cho học
sinh.
Thêm vào đó, chương trình học tập nặng nề và q tải hiện nay cũng khiến học sinh
khơng có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ nhằm rèn luyện
kỹ năng. Bên cạnh đó, sự phân biệt đối xử của một số giáo viên đối với học sinh cũng
là căn nguyên dẫn đến các hành vi bạo lực của học sinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
đặc điểm của những học sinh gây bạo lực có liên quan đến nhà trường, chẳng hạn như:
kém tuân thủ các quy định của nhà trường; chán nản, thiếu hứng thú với việc học tập
trên lớp; thường bị thầy cô đối xử thiếu công bằng, hay mắng mỏ, xúc phạm. Khi xảy
ra hiện tượng bạo lực trong trường học, vì vấn đề thành tích mà nhiều trường khơng
“làm to chuyện”, chỉ giải quyết nội bộ nên chưa tạo ra tính răn đe quyết liệt đối với các
học sinh vi phạm.
Vai trò của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan trọng đối với tình
trạng bắt nạt xảy ra ở trường học, bởi giáo viên chủ nhiệm là người có ảnh hưởng lớn
trong việc định hướng các chuẩn mực xã hội của học sinh trong lớp. Nghiên cứu của
Phan Đức Nam (2016) chỉ ra, người quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề bắt nạt
9


học đường là giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào giáo
viên chủ nhiệm cũng có thể giám sát được hết các hoạt động của học sinh trong lớp
cũng như phối hợp tốt với gia đình học sinh để giải quyết các vấn đề mà các em gặp
phải. Chính điều đó cũng là một căn nguyên dẫn đến vấn đề BLHĐ chưa được giải

quyết triệt để.
Có thể thấy rằng, các vấn đề bạo lực của học sinh hiện nay có phần trách nhiệm khơng
nhỏ của nhà trường. Trong khi một số trường đã giải quyết tốt vấn đề bạo lực trong
trường học thì vẫn cịn một bộ phận không nhỏ giáo viên và nhà trường chưa giải
quyết thỏa đáng vấn đề này. Chính sự áp lực về thành tích đã khiến nhiều giáo viên và
nhà trường cố tình lờđi các vụ xung đột của học sinh, điều đó càng làm gia tăng số vụ
BLHĐ hiện nay.
4. Do phim ảnh, các trò chơi bạo lực, mạng xã hội.
Hiện nay, ở bất cứ quán game, phòng chat nào, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp đủ các
loại hình trị chơi bạo lực câu kéo học sinh tham gia. Thêm vào đó, ở nhiều trường
học, việc các em được thoải mái sử dụng điện thoại di động trong trường cũng là một
yếu tố góp phần tạo nên những hành vi bạo lực của học sinh hiện nay. Nghiên cứu của
Đỗ Ngọc Khanh (2014) chỉ ra rằng, khi học sinh thường xuyên xem phim bạo lực và
chơi trò chơi điện tử bạo lực, các em sẽ tập nhiễm hành vi bạo lực, dần vô cảm với
cảm giác của người khác và cảm thấy mạnh mẽ khi làm người khác đau đớn, chính vì
thế mà càng thể hiện hành vi bạo lực ngoài đời thường.
Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Đinh Anh Tuấn (2014) và Phạm Minh Thu
(2017) cho rằng, hành vi bạo lực của học sinh xuất phát từ việc xem các phim ảnh, trò
chơi bạo lực. Khi học sinh tham gia trị chơi có tính chất bạo lực, các em dễ bị ảnh
hưởng và dần dần hình thành những hành vi mang tính chất bạo lực, khi có cơ hội các
em sẽ thể hiện những hành vi này.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội
hiện nay như lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh, thêm vào đó là sự
phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, mạng Internet và trị chơi ảo thu hút.
IV. HỆ QUẢ
1. Đối với nạn nhân.
Trẻ em từng là nạn nhân của bạo lực học đường hoặc từng chứng kiến bạo lực học
đường ở một mức độ nào đó đơi khi sẽ tin rằng bạo lưc là cách duy nhất để giữ an toàn
cho chúng. Khi họ thực hiện các hành vi bạo lực, họ có thể cảm thấy thỏa mãn do nhu
cầu về sức mạnh cũng như sự an tồn.


Tuy nhiên, cảm giác hài lịng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Bởi vì sau đó họ bắt đầu
tỏ ra sợ hãi trước việc trừng phạt hoặc bị trừng phạt. Điều này có thể gây ra sự tức
10


giận, đơi khi thậm chí bạo lực hơn, vì họ lo sợ điều gì có thể xảy ra nếu họ khơng tự
bảo vệ mình. Bạo lực học đường là chấn thương và có thể gây ra đau khổ tâm lý đáng
kể. Nếu ai đó có bộ não kém phát triển tự làm mình bị thương, não của họ có thể bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó có tác động rất lớn đến sự tập trung, chú ý, kiểm soát
cảm xúc và sức khỏe lâu dài của họ.
Mặt khác, nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị thương tích, trầy xước, bầm tím
thậm chí gãy xương, tàn tật, chấn động. Theo một nghiên cứu năm 2019, trẻ em bị bạo
lực ở trường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài.
Các vấn đề phổ biến bao gồm lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn gắn kết, tiểu đường,
béo phì, bệnh tim, bệnh hô hấp và nhiều rủi ro khác đối với sức khỏe thể chất và tinh
thần của họ khi trưởng thành.
2. Đối với người chứng kiến bạo lực học đường.
Trẻ em chứng kiến bạo lực ở trường có thể cảm thấy tội lỗi khi chứng kiến. Thậm chí
là quá sợ hãi mà khơng dám ngăn cản. Họ cũng có thể cảm thấy bị đe dọa và não có
thể phản ứng tương tự như một nạn nhân bị bắt nạt ở trường.
Ngoài ra, trẻ em là nạn nhân hoặc chứng kiến bạo lực thường thay đổi niềm tin cơ bản
về cuộc sống và về người khác. Họ khơng cịn tin rằng thế giới an tồn và điều này có
thể gây tổn hại lâu dài cho sức khỏe tinh thần của họ. Để một đứa trẻ có thể tự chăm
sóc bản thân khi lớn lên, trước tiên chúng phải cảm thấy an tồn và được chăm sóc.
Học cách đối phó với các mối đe dọa lớn là một bài học nâng cao phải được xây dựng
trên nền tảng niềm tin và cảm giác an tồn.
3. Tác động đến gia đình.
Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà cả phụ huynh. Đặc biệt với
những bậc cha mẹ có con là nạn nhân của tình trạng này cũng sẽ rơi vào trạng thái

hoang mang, lo lắng. Thậm chí khơng biết phải xử lý như thế nào cho hợp lý và đúng
đắn.
Cha mẹ có thể phản ứng với bạo lực học đường theo nhiều cách khác nhau. Một số cha
mẹ có thể khuyến khích con cái họ bắt nạt người khác. Họ có một quan điểm méo mó
rằng bạo lực là sức mạnh.
Trong khi đó, các bậc cha mẹ khác cố gắng dạy con cái họ hành động theo cách không
thu hút sự bắt nạt hoặc bạo lực. Tuy nhiên, điều này thường khơng hiệu quả và có thể
khiến trẻ đổ lỗi cho bản thân vì đã bị bắt nạt.
Cũng có những phụ huynh chủ động và cố gắng làm việc với nhà trường khi cần thiết
để giữ an toàn cho con em họ. Đó dường như là giải pháp hiệu quả và lâu dài nhất mà
cha mẹ nên lưu ý.
4. Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

11


Bạo lực học đường có thể tạo ra một mơi trường giáo dục tiêu cực. Cùng với đó, chất
lượng giáo dục cũng giảm sút rõ rệt. Học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có tâm
lý sợ hãi, khơng thể tập trung học tập. Nhiều em không dám đến trường dẫn đến kết
quả học tập kém, thậm chí phải thi lại hoặc bị lưu ban.
Học sinh có hành vi bạo lực cũng sẽ bị nhà trường kỷ luật. Trường hợp nhẹ có thể là
đình chỉ học tạm thời hoặc đuổi học. Thậm chí, ở mức độ nghiêm trọng cịn phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, những học sinh bạo lực cũng thường có kết quả
học tập kém, khơng tập trung vào việc học mà chỉ thích thể hiện sức mạnh và cái tôi cá
nhân.
Đối với những học sinh không phải là nạn nhân hoặc không tham gia bạo lực mà chỉ
chứng kiến cũng bị ảnh hưởng. Họ luôn phải sống trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng. Điều
này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập. Một môi trường học tập tiêu cực sẽ
dẫn đến chất lượng giáo dục giảm sút rõ rệt.
5. Ảnh hưởng đối với xã hội.

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nho giáo với lễ nghi, quy tắc và
chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc này mà xã hội luôn ổn định.
Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam với sự tôn
trọng, phép lịch sự giữa cha con, anh em, thầy trò, bạn bè. Tuy nhiên, kể từ khi đất
nước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, cùng với xu thế toàn cầu hóa, đất nước
mở cửa hội nhập, những nét văn hóa truyền thống cũng dần thay đổi. Những chuẩn
mực đạo đức quý giá ấy đã dần phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại,
lai căng. Tiếp biến văn hóa là tất yếu, nhưng khơng nên để những nét văn hóa khơng
phù hợp xâm nhập và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Bây giờ, có
sinh viên ngang nhiên cãi lại giáo sư, thậm chí đánh ơng trên bục giảng đến ngất xỉu;
Bạn bè đánh nhau, đâm chém nhau, chuyện đó xảy ra khá thường xuyên. Chính những
hành động này đã làm lu mờ thêm những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của xã
hội, cho thấy sự suy thoái đạo đức và hành vi lệch lạc đáng báo động.
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên trường học mà phần lớn xảy ra
cả bên ngoài trường học. Các vụ bạo lực học đường có thể là giữa học sinh với học
sinh, nhưng cũng có thể là hành vi “đánh hội đồng”, thậm chí có những vụ bạo lực học
đường có sự tham gia của người lạ, do đó sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra là khơng
nhỏ. Một khi các vụ bạo lực học đường xảy ra sẽ làm mất lành mạnh môi trường xã
hội, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì tình trạng “ơ nhiễm môi trường xã hội” này
sẽ trở nên phổ biến và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa, xã hội của cả một quốc gia.
1. Giáo dục ý thức của trẻ:
Để giảm tình trạng học sinh với xu hướng bạo lực hóa như hiện nay thì bản thân mỗi
gia đình cần có định hướng, giáo dục trẻ ngay từ khi cịn nhỏ. Chỉ có lịng nhân ái
được gieo trồng bên trong mỗi đứa trẻ thì cái ác, cái xấu mới bị đẩy lùi.
12


Muốn vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, các bậc làm cha mẹ nên dạy trẻ yêu thương tất cả
mọi người xung quanh, biết nhẫn nhịn và vị tha. Trước một sự việc bất như ý nào, trẻ
cũng nên bình tĩnh xử lý, không nên tức giận mà dùng tay chân nắm đấm để giải

quyết.
Cha mẹ nên là nơi chia sẻ những nỗi niềm của trẻ, để kịp thời ngăn chặn những hành
động thiếu suy nghĩ của các em hoặc tránh để con mình bị những bạn bè xấu rủ rê, lôi
kéo vào những vụ đánh nhau tập thể.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến những mảnh đời bất hạnh, những
hồn cảnh khó khăn, khơi gợi trong các em tình yêu thương và sự san sẻ, để trân trọng
những gì mà các em đang có và để cố gắng học tập, sống có ích hơn.
Ngồi ra, những lớp học tâm lý, những buổi giao lưu bổ ích sẽ là sân chơi lành mạnh
dành cho các em. Ở đó, các em tư vấn và tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn
nảy sinh trong quá trình giao tiếp.
2. Về phía nhà trường:
Các giáo viên cần chú trọng song song việc bồi dưỡng tri thức và giáo dục nhân cách,
đạo đức cho các em học sinh. Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giảm tải các chương trình học thay vào đó là những giờ
học ngoại khố các hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích cho học sinh.
Các giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm và chia sẻ đến các em như những người bạn, để
kịp thời giải tỏa những vướng mắc, xích mích giữa các em học sinh với nhau, xây
dựng một môi trường lớp học thân thiện, đoàn kết. Đồng thời, các giáo viên cần cung
cấp những số điện thoại nóng để có thể hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực học
đường.
Một giải pháp nữa đó là các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến chùa để các em được gieo
trồng hạt giống yêu thương, nhân ái, hiểu được cội nguồn nhân quả, phân biệt được
việc đúng sai, từ đó, ngăn cản bản thân đến với những hành vi bạo lực.
Vào những thời gian rảnh rỗi, các gia đình nên khuyến khích con em đến chùa làm
cơng quả. Từ những cơng việc nhặt rau, rửa chén, nấu cơm cùng các Thầy, các bạn
trong gia đình Phật tử, các em sẽ thấy q trọng cơng sức mình làm nhiều hơn, thấy
mình có ý nghĩa hơn và giảm dần tính hung hăng, khó chịu.
Thêm nữa, mỗi khóa tu học một ngày hay khóa tu mùa hè là khoảng thời gian quý giá
để các em được trau dồi nhân cách, học sống có khoa học, kỷ luật, được tiếp xúc với
những người bạn tu thân thiện, dễ mến. Đó cũng là một trong những giải pháp rất tốt

để giúp các em rời xa những người bạn xấu.

13


Phần 3: KẾT LUẬN
Mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển vững mạnh đều phải trải qua quá trình giáo
dục. Giáo dục là cơ sở và nền tảng của xã hội. Giáo dục là cơ sở của văn hóa và đạo
đức, mà văn hóa học đường là bộ mơn có ảnh hưởng nhất định đến xã hội. Giáo dục
phản ánh rõ nét nhất hiện thực xã hội tương lai, bởi đối tượng của giáo dục là thế hệ
trẻ. Một thế hệ đầy tiềm năng và cơ hội. Văn hóa học đường ở Việt Nam nhìn chung
đang trong giai đoạn phục hồi và hình thành do Việt Nam là một nước phát triển.
Chính vì vậy, văn hóa học đường đầy rẫy những câu hỏi hóc búa, cả về kiến thức lẫn
đạo đức, lối sống của học sinh.
Một xã hội của những người trẻ đầy tiềm năng và còn ẩn chứa nhiều cơ hội là thực tế
Thật đáng báo động về lối sống tiêu cực và văn hóa học đường tha hóa. Trong những
năm gần đây, văn hóa học đường đối mặt với nhiều mặt tiêu cực, trong đó điển hình
nhất có lẽ là nạn bạo lực học đường.
Có thể nói vấn nạn bạo lực học đường vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện
nay. Điều mà chúng ta có lẽ đều có thể nhận ra là có 3 yếu tố ảnh hưởng rõ ràng với
văn hóa học đường. Tâm lý tuổi mới lớn và tràn đầy sức sống ln thích thể hiện cá
tính, đó là cơ sở để tạo nên sự phân bố tài năng, tâm lý thể hiện bản thân chia xã hội
học sinh thành nhiều tầng lớp, học giỏi, học kém, giỏi thể thao, giỏi văn nghệ. Kết hợp
với yếu tố mạng xã hội, sự lan tỏa nhanh chóng khiến sinh viên ngày càng áp lực.
Những mâu thuẫn về tư tưởng và sự phân tầng năng lực đã hình thành mối quan hệ
cạnh tranh gay gắt và bạo lực học đường.
Hơn nữa, hậu quả và ảnh hưởng mà nó để lại là khơng nhỏ khơng chỉ đối với người bị
hại, ngay cả đối tượng bạo lực cũng sẽ gặp vấn đề về tâm lý và tinh thần. dưới
góc nhìn tổng thể, bạo lực học đường tác động theo cả chiều ngang và chiều dọc
của xã hội. Ngang là lan tỏa và bùng nổ khắp mọi nơi dù ở bất cứ đâu. Nó đã trở thành

một chủ đề của xã hội, một cộng đồng quan trọng của dư luận xã hội chúng ta vẫn băn
khoăn về bạo lực học đường trong văn hóa du học đã trở thành một xu thế, một tâm lý
chung của giới trẻ hiện nay, đó là tăng trưởng theo chiều dọc. Nó cũng sẽ ảnh hưởng
đến các gia đình của nạn nhân bạo lực học đường, nỗi lo lắng của phụ huynh ngày
càng gia tăng. Nguy hiểm hơn, một số người sẽ có ý định tự tử hoặc tự làm hại bản
thân bạo lực kéo dài. Hơn nữa, bạo lực học đường cũng sẽ tác động xấu đến xã hội,
ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống. Vì vậy, cần phải vào cuộc để giải quyết triệt để
vấn nạn bạo lực học đường, không để một cá nhân nào trở thành nạn nhân của bạo lực
học đường. Điều đó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo các cơ quan nhà nước cần có
trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền ngăn chặn bạo lực học đường ngay từ đầu.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thị, H., & Nguyễn Thị Thu, N. (2022). Thực trạng và nguyên nhân bạo lực học
đường ở học sinh Việt Nam hiện nay. />Bạo lực về thể chất là gì? Các hình thức bạo lực về thể chất, ngày cập nhật 11/09/2022.
/>Cao Thị Thanh Thảo, Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp?, ngày cập nhật 24/11/2022, />Thư viện pháp luật, “Nghị định 80/2017/NĐ-CP Quy định môi trường giáo dục an
toàn lành mạnh chống bạo lực học đường”, ngày truy cập 14/12/2022, Nghị định
80/2017/NĐ-CP Quy định môi trường giáo dục an toàn lành mạnh chống bạo lực học
đường (thuvienphapluat.vn)

15



×