Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

phát triển bền vững tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.24 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
Chủ đề: “Tạo dựng các trụ cột bền vững tại tỉnh Nam Định”
Họ tên sinh viên
Nguyễn Xuân Dưỡng
Nguyễn Phú Hiếu
Nguyễn Tiến Đạt
Đặng Xuân Chín
Nguyễn Văn Nam
Phạm Việt Dũng

Mã sinh viên
11201010
11201493
11200751
11200646
11202680
11200929

Lớp tín chỉ: Phát triển bền vững_04
GVHD: PGS.TS Vũ Thành Hưởng

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...........................4


0


1.1.

Khái niệm, nội hàm về PTBV........................................................................4

1.2.

Nội hàm và tiêu chí đánh giá.........................................................................4

1.2.1.

Tăng trưởng kinh tế bền vững................................................................4

1.2.2.

Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội.........................................6

1.2.3. Tăng trưởng kinh tế gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu..............................................................8
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng................................................................................10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH NAM
ĐỊNH........................................................................................................................... 12
2.1.

Khái quát tỉnh Nam Định............................................................................12


2.1.1.

Vị trí địa lý.............................................................................................12

2.1.2.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................12

2.2.

Thực trạng PTBV tỉnh Nam Định...............................................................15

2.2.1.

Tăng trưởng kinh tế bền vững..............................................................15

2.2.2.

Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội.......................................20

2.2.3. Tăng trưởng gắn với sử dụng hiệu quả tài ngun, bảo vệ mơi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu.........................................................................23
2.3.

Đánh giá chung.............................................................................................26

2.3.1.

Điểm mạnh.............................................................................................26


2.3.2. Điểm yếu....................................................................................................27
2.3.2.

Nguyên nhân của hạn chế......................................................................28

CHƯƠNG III: TẠO DỰNG CÁC YẾU TỐ PTBV TỈNH NAM ĐỊNH................29
3.1.

Dự báo các nhân tố ảnh hưởng....................................................................29

3.2.

Mục tiêu PTBV tỉnh Nam Định...................................................................30

3.3.

Kiến nghị các giải pháp thực hiện...............................................................31

KẾT LUẬN................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................35

LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới. Đó
cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam
quyết tâm thực hiện. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng,
chủ trương, chính sách của Nhà nước và được thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy
1



hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng như của các ngành và địa
phương của Việt Nam.
Trên bình diện tồn thế giới hay tại mỗi khu vực và ở mỗi quốc gia xuất hiện biết
bao vấn đề bức xúc lại mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng
khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không
tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng
sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới sự trả thù của thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng
thảm khốc. Thực trạng này cho thấy việc đặt ra các quy định và định hướng phát triển
bền vững trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói ra là rất quan trọng.
Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 với
mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đơi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo
vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Sau khi có được định
hướng của Nhà nước về phát triển bền vững thì các tỉnh trên cả nước đều đã đặt cho
mình những mục tiêu cũng như định hướng phát triển bền vững phù hợp với từng điều
kiện của mình.
Tỉnh Nam Định là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng, có nhiều điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Nam Định là tỉnh đang có sự chuyển mình
rõ rệt trong phát triển kinh tế, xã hội trong nhiều năm trở lại đây. Thành tựu đạt được
nhiều nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thách thức trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam nói
chung và tỉnh Nam Định nói riêng đặt ra nhiều yêu cầu về định hướng phát triển của
tỉnh. Nhận thấy những vấn đề trên của tỉnh Nam Định nên nhóm chúng tôi xin phép
chọn nghiên cứu về đề tài: “Tạo dựng các trụ cột phát triển bền vững tại tỉnh Nam
Định”

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1.

Khái niệm, nội hàm về PTBV

Quan niệm về phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh mới của tồn cầu
hóa, hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu: là sự phát triển dựa trên kết
hợp giữa nội lực của Việt Nam với sức mạnh của hội nhập quốc tế, nhằm tạo ra và
duy trì được trước hết là sự bền vững trong tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, những
thành quả đạt được của tăng trưởng kinh tế vừa có sự lan tỏa tích cực, vừa chịu sự
ràng buộc bởi yêu cầu của các khía cạnh xã hội và môi trường, hướng tới mục tiêu
phát triển vì con người.
Nói đến phát triển bền vững là phải nói đến 3 khía cạnh đó là: kinh tế, xã hội, môi
trường. Các trụ cột của phát triển bền vững gồm có 3 trụ cột: Tăng trưởng kinh tế bền
vững (trụ cột 1) - Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội (trụ cột 2) - Tăng trưởng
kinh tế gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu (trụ cột 3). Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò là điều kiện tiên quyết cho
phát triển bền vững, khơng thể có bền vững trong phát triển của một quốc gia hay một
địa phương khi kinh tế của quốc gia hay địa phương này nằm trong tình trạng tăng
trưởng trì trệ hay tăng trưởng nóng, kém hiệu quả.
Thể chế phát triển không nằm trong nội hàm về phát triển bền vững mà nó là bệ
đỡ cho phát triển bền vững, là yếu tố tạo điều kiện hình thành, duy trì các thành quả
của phát triển bền vững.

1.2.

Nội hàm và tiêu chí đánh giá

1.2.1. Tăng trưởng kinh tế bền vững
a. nội hàm
Tăng trưởng kinh tế bền vững là khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh

và hiệu quả trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu ngành hợp lý và trong điều kiện các cân đối
3


vĩ mơ ln được kiểm sốt ở ngưỡng an tồn. Với cách hiểu nói trên, nội hàm của tăng
trưởng kinh tế bền vững bao gồm:
Duy trì được trong khoảng thời gian dài tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả.
Nội dung này thể hiện yêu cầu của tăng trưởng kinh tế được đặt ra cả về mặt số lượng
và chất lượng. Mặt số lượng là khả năng duy trì lâu dài một tốc độ tăng trưởng nhanh.
Mặt chất lượng tăng trưởng được hiểu là:
 Duy trì cấu trúc tăng trưởng hợp lý theo xu hướng tăng dần hiệu ứng của các
yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu thay cho mô hình tăng trưởng đặc trưng
nhờ vào đầu tư hiện nay
 Nâng cao được hiệu quả đạt được của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế được thực hiện trong điều kiện cơ cấu ngành kinh tế luôn
được dịch chuyển theo xu hướng tiến bộ, xuất phát từ việc khai thác triệt để được các
thế mạnh của đất nước và đáp ứng được các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như
khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tăng trưởng kinh tế được kiểm sốt trong khn khổ ngưỡng an tồn của các cân
đối vĩ mơ. Trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cần nhấn mạnh đến các
giới hạn an toàn về thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại và nợ nước ngồi.
b. Tiêu chí đánh giá.
Phù hợp với các nội dung nói trên, các tiêu chí phản ánh tăng trưởng kinh tế bền
vững bao gồm:
Tiêu chí phản ánh mặt lượng của tăng trưởng kinh tế: sử dụng chỉ tiêu tốc độ
tăng trưởng GDP và giá trị GDP/người.
Tiêu chí bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài: đề xuất hai chỉ
tiêu:
 Cơ cấu ngành kinh tế, trong đó tập trung vào chỉ tiêu tỷ lệ GDP nơng nghiệp
trong tổng GDP. Theo đó, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần là hợp lý và xuống

tới mức nhỏ hơn 10%.
 Tỷ lệ đóng góp TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) vào tăng trưởng. Theo đó,
sự đóng góp của TFP có xu hướng tăng dần lên và phải đạt được mức độ trên
50% mới bảo đảm được yêu cầu bền vững và hiệu quả.
Tiêu chí phản ánh hiệu quả tăng trưởng, tập trung vào hai chỉ tiêu quan trọng đó
là:

4


 Suất đầu tư tăng trưởng: được xác định lượng vốn đầu tư cần có để có 1 đơn
vị thu nhập GDP tăng thêm. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư. Với điều kiện công nghệ của Việt Nam giá trị của chỉ tiêu suất đầu tư tăng
trưởng phải nằm ở mức từ 4-5 là hợp lý.
 Năng suất lao động, xác định bằng giá trị GDP tính bình qn cho 1 lao
động. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong tăng trưởng
kinh tế. Để bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP nhanh và lâu
dài (bình quân trên 6%/năm) thì đóng góp của yếu tố năng suất lao động (tính
theo giá cố định) phải duy trì ở mức bình qn 5%/năm.
Tiêu chí phản ánh ngưỡng an tồn đối với các cân đối kinh tế vĩ mô. Để bảo
đảm sự an tồn của q trình thực hiện tăng trưởng nhanh, cần đặt ra chỉ tiêu ngưỡng
an toàn ở một số cân đối kinh tế vĩ mô như sau:
 Cân đối ngân sách: trong điều kiện an toàn, được xác định bằng thu ngân
sách trừ chi ngân sách nhận giá trị thâm hụt mức tối đa ở mức 4% GDP tính
theo giá hiện hành.
 Cân đối cán cân thương mại quốc tế. Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam
đang có những thâm hụt trong các cán cân tài chính trong nước (thâm hụt
ngân sách, thâm hụt tiết kiệm và đầu tư), thì cán cân thương mại (NX = X M) có thể nhận giá trị âm nhưng mức tối đa cho phép là 5% so với GDP.
 Giá trị nợ nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, Việt Nam
vẫn rất cần phải vay nợ. Tuy nhiên để việc vay nợ không dẫn đến nguy cơ vỡ

nợ, thì đi đơi với q trình vay nợ, chúng ta cần phải tạo ra hiệu ứng tích cực
cho đầu tư, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, và điều quan trọng là phải duy trì
được tốc độ tăng trưởng nhanh. Quy mơ nợ nước ngồi tối đa khơng được
vượt q 50% GDP.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1.2.2.

TIÊU CHÍ
Tốc độ tăng trưởng GDP
Thu nhập bình qn đầu người
Cơ cấu ngành kinh tế theo GDP (tỷ trọng
nơng nghiệp)
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP
Suất đầu tư tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động
Thâm hụt ngân sách so với GDP
Thâm hụt cán cân thương mại so với GDP
Nợ nước ngoài so với GDP
Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội

GIÁ TRỊ CẦN ĐẠT

Trên 6%
5.000-6.000 USD
Tỷ trọng nông nghiệp dưới
10% GDP
Trên 50%
Từ 4 đến cận 5
Từ 5%/năm trở lên
Từ 4% trở xuống
Từ 5% trở xuống
50% trở xuống

a. Nội hàm
5


Trụ cột thứ hai của phát triển bền vững là sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội (chứ không phải chỉ là bền vững về xã hội một cách độc
lập). Vì thế, nội hàm của bền vững trụ cột thứ hai bao gồm:
Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy phát triển con người. Khía cạnh này muốn nhấn
mạnh đến yêu cầu: quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với thực hiện sự lan
tỏa của nó đến phát triển con người, cụ thể là:
 Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với nâng cao năng lực cho chính bản thân
con người (năng lực tài lực, năng lực trí lực và năng lực thể lực);
 Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tạo cơ hội mở rộng sự tham gia của con
người đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy xóa đói giảm nghèo. u cầu của khía cạnh này
muốn nói đến sức lan tỏa tích cực của tăng trưởng đến việc thực hiện cơng tác xóa đói,
giảm nghèo.
Tăng trưởng kinh tế khơng làm bất công bằng xã hội gia tăng.
Trên thực tế sẽ là không bền vững nếu như tăng trưởng kinh tế kéo theo xu

hướng bất công bằng xã hội gia tăng. Vì thế nội hàm phân tích khía cạnh này của trụ
cột thứ hai là xác định trong thời kỳ tăng trưởng nhanh các tiêu chí phản ánh bất cơng
bằng xã hội biến đổi theo xu hướng nào cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu quá trình
tăng trưởng nhanh có tác động tốt đến cơng bằng xã hội khi các chỉ tiêu phản ánh bất
công bằng trong phân phối thu nhập khơng có xu hướng vận động tiêu cực đi hoặc
thuộc ngưỡng khơng an tồn theo các quy chuẩn của quốc tế.
b. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá tăng trưởng thúc đẩy phát triển con người: sử dụng chỉ tiêu Hệ
số tăng trưởng vì con người. Hệ số này phản ánh qua hệ số co giãn của HDI (chỉ số
phát triển con người) theo tăng trưởng GDP.
Tiêu chí đánh giá tăng trưởng thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo: sử dụng chỉ tiêu Hệ
số tăng trưởng vì giảm nghèo. Chỉ tiêu này thể hiện bằng phần trăm thay đổi tỷ lệ
nghèo khi có 1% tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
Tiêu chí đánh giá tăng trưởng thúc đẩy công bằng xã hội trong phân phối thu
nhập: sử dụng ba chỉ tiêu:
 Hệ số GINI. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả của tăng trưởng được phân bổ
như thế nào đối với tồn bộ các nhóm dân cư trong xã hội. Theo tiêu chuẩn
quốc tế, hệ số GINI tốt nhất là dao động xung quanh “0,3” càng gần càng
6


tốt, cao hơn tới mức 0,4 là bất công bằng, trong đó GINI từ 0,4-0,5 là bất
cơng bằng vừa và từ 0,5 trở lên là bất công bằng cao.
 Hệ số giãn cách thu nhập: tiêu chí này có tác dụng phản ánh độ sâu của bất
công bằng trong phân phối kết quả của tăng trưởng kinh tế. Hệ số giãn cách
thu nhập được tính bằng tỷ lệ thu nhập giữa thu nhập bình qn của nhóm
20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình qn của nhóm 20% hộ gia
đình nghèo nhất.
 Tiêu chuẩn “40” (WB): tiêu chí này đo lường phần trăm thu nhập của 40%
dân số nghèo nhất trong xã hội. Theo tiêu chí này, nếu thu nhập của 40%

dân số có mức thu nhập thấp nhất dưới 12% được gọi là bất công bằng cao;
từ 12-17% gọi là bất cơng bằng vừa, cịn nếu lớn hơn 17% được xem như là
bất cơng bằng thấp.
STT
TIÊU CHÍ
GIÁ TRỊ CẦN ĐẠT
10
Hệ số tăng trưởng vì con người
Ln lớn hơn 0
11
Hệ số tăng trưởng vì giảm nghèo
Ln nhỏ hơn 0
12
Hệ số GINI
0.4
13
Hệ số giãn cách thu nhập
0,8-0,85
14
Tiêu chuẩn 40
15-17%
1.2.3. Tăng trưởng kinh tế gắn với sử dụng hiệu quả tài ngun, bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
a. Nội hàm
Trụ cột thứ ba của tam giác phát triển bền vững là sự bền vững về mơi trường
được bảo đảm trong q trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, hiệu quả và trong
điều kiện biến đổi khí hậu tồn cầu diễn ra ngày càng nhanh. Như vậy, nội hàm bền
vững trụ cột thứ ba (gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng
với biến đổi khí hậu) được thể hiện ở ba khía cạnh chính sau đây:
Tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên. Khía cạnh này muốn nhấn mạnh đến việc bảo vệ tài nguyên sinh thái trong quá
trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiệu quả, cụ thể là: Quá trình tăng
trưởng kinh tế phải quán triệt và bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
tăng năng suất, hiệu quả sử dụng tài nguyên bằng cách kéo dài chuỗi giá trị của sản
phẩm hàng hóa từ một nguồn tài nguyên ban đầu.
Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Sự gắn kết giữa tăng trưởng với
mơi trường thể hiện ở khía cạnh thứ hai là:
 Quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng phải hướng đến các phương án
tăng trưởng thân thiện với mơi trường, ít gây tổn hại, ơ nhiễm mơi trường,
7


thể hiện trong quá trình lựa chọn ngành sản phẩm, quy trình cơng nghệ cũng
như loại hình cơng nghệ sử dụng trong sản xuất
 Phải có những biện pháp đồng bộ về chống ô nhiễm môi trường phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm xử lý kịp thời ô nhiễm môi trường
và giảm thiểu tác động xấu của ô nhiễm môi trường.
Tăng trưởng kinh tế gắn với điều kiện biến đổi khí hậu tồn cầu. u cầu bền
vững trụ cột thứ ba đặt ra việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiệu quả phải
hướng tới ngày càng thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu:
 Một mặt, quá trình tăng trưởng kinh tế phải hướng tới các ngành sản phẩm,
các công nghệ sản xuất làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tức là làm giảm phát
thải khí nhà kính làm cho nền kinh tế khơng bị gắn nhiều với cacbon;
 Mặt khác, quá trình tăng trưởng kinh tế phải được điều chỉnh theo hướng
thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu khả năng bị tổn thương và
tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, thơng qua các hoạt
động thích ứng được tiến hành bởi các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng,
doanh nghiệp và Chính phủ, và trên các phương diện thích ứng về cơng nghệ,
tài chính, thơng tin, thể chế, chính sách.
b. Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với sử dụng nguồn tài nguyên: sử
dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài nguyên. Chỉ tiêu này phản ánh lượng giá trị gia tăng
(GDP) được tạo ra trên một đơn vị tài nguyên (đất, nước).
Nhóm tiêu chí phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: sử
dụng hai chỉ tiêu cụ thể:
 Tỷ lệ phủ xanh rừng. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ diện tích cây xanh trong
tổng diện tích tự nhiên (Ký hiệu là TCX, đo bằng phần trăm - %). Chỉ tiêu
này mang rất nhiều ý nghĩa đối với việc phản ánh sự kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ mơi trường trên các khía cạnh: duy trì và cải thiện mơi
trường sinh thái, giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu trong q
trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Với chỉ tiêu này
việc duy trì mức độ trên 50% là mức bảo đảm được yêu cầu đặt ra.
 Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý so với tổng khối lượng chất thải rắn, đo bằng
phần trăm. Mục tiêu bảo đảm môi trường trong thực hiện tăng trưởng kinh
tế, tiêu chí này trong dài hạn (đến năm 2030) cần đặt ra là 100%, nhất là
chất thải rắn nguy hại cần phải triệt để giải quyết càng nhanh càng tốt.

8


Nhóm tiêu chí phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với ứng phó biến đổi khí hậu:
bao gồm hai chỉ tiêu:
 Giảm tỷ lệ phát thải khí nhà kính. Chỉ tiêu này phản ánh sự gắn kết giữa
tăng trưởng kinh tế nhanh với mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Chỉ tiêu
giảm tỷ lệ phát thải khí nhà kính đã được đưa vào trong các chỉ tiêu kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua với mục
tiêu bình quân giảm 1,5-2%/năm là đáp ứng được yêu cầu của tính bền
vững.
 Tỷ trọng năng lượng tái tạo. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ năng
lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy năng, năng lượng

sóng biển…) trong tổng sản lượng năng lượng sản xuất ra hoặc trong tổng
khối lượng năng lượng tiêu thụ của đất nước trong một năm. Chỉ tiêu tỷ lệ
năng lượng tái tạo phản ánh sự gắn kết tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu
quả với mục tiêu giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Chỉ tiêu hợp lý đặt ra cho
Việt Nam ở tiêu chí này là con số 7-10%/năm.
STT
15
16
17
18
19
20
21

1.3.

TIÊU CHÍ
Tỷ lệ GDP xanh so với GDP
Chỉ số hiệu quả môi trường
Hiệu suất sử dụng tài nguyên
Tỷ lệ phủ xanh rừng
Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý
Giảm mức phát thải khí nhà kính
Tỷ trọng năng lượng tái tạo

GIÁ TRỊ CẦN ĐẠT
Lớn hơn 95%
Lớn hơn 0,55
Tăng dần
Trên 50% đất tự nhiên

100%
Bình quân 1,5-2%/năm
Trên 10%

Các nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố tác động đến phát triển bền vững gồm nhân tố kinh tế và nhân tố phi
kinh tế
Các nhân tố kinh tế bao gồm bốn nhân tố là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên,
vốn và khoa học công nghệ.
Vốn (K): Là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững. Vốn sản xuất là bộ tư liệu vật chất được
tích lũy lại của nền kinh tế bao gồm: nhà máy, thiết bị máy móc, nhà xưởng và các
trang bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Tuy nhiên tác động
của vốn sản xuất đang có xu hướng giảm dần và thay thế bằng các yếu tố khác
Nguồn nhân lực (L) là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế bền vững. Các mơ hình tăng trưởng kinh tế hiện đại ngày nay nhấn mạnh vào
vốn con người, một khía cạnh quan trọng của nguồn nhân lực. Vốn nhân lực tại đây
được hiểu là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy
9


móc phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh
tế.
Nguồn tài nguyên (R) là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá
trình phát triển của một quốc gia, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên đó
khơng phải là yếu tố quyết định sự phát triển thịnh vượng của một quốc gia. Trong nền
kinh tế hiện đại nhiều quốc gia đã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếm
của tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế.
Tiến bộ khoa học công nghệ (T) là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng

trưởng trong điều kiện hiện đại. Yếu tố công nghệ kỹ thuật được hiểu theo hai dạng:
thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên
cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình cơng nghệ
hay thiết bị kỹ thuật. Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu thử
nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Các nhân tố phi kinh tế có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế như:
Văn hóa - xã hội Nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển
của một quốc gia. Văn hóa - xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thơng đến
các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, cơng nghệ, văn hóa, lối sống
và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp,... Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình
độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện
đại thì đây là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển.
Thể chế chính trị - kinh tế - xã hội biểu hiện như là một lực lượng đại diện cho ý
chí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích
cộng đồng đặt ra. Một thể chế mềm dẻo, ổn định sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục
cơ cấu công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng
trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng. Tuy có tầm ảnh hưởng lớn nhưng yếu tố thể
chế cũng chỉ tạo điều kiện thúc đẩy, tức là tạo các điều kiện thuận lợi để hướng hoạt
động theo mục tiêu có lợi và hạn chế các mặt bất lợi.
Năng lực của bộ máy chính quyền địa phương để thực thi tốt nhất các nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cần phải có bộ máy chính quyền mạnh. Năng
lực của bộ máy chính quyền địa phương sẽ ảnh hưởng đến năng lực hoạch định chiến
lược, xây dựng quy hoạch và chính sách phát triển của địa phương, năng lực tổ chức
thực thi, điều hành và phối hợp các hoạt động trong phát triển kinh tế của địa phương
từ đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và chất
lượng tăng trưởng kinh tế nói riêng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của địa phương là tồn bộ các hệ thống, cơng
trình vật chất - kỹ thuật có vai trị làm nền tảng và điều kiện chung đảm bảo cho sự
phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường và an ninh quốc phòng của một quốc
10



gia, vùng lãnh thổ, một địa phương trong một giai đoạn hay thời kỳ phát triển nhất
định.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA
TỈNH NAM ĐỊNH
2.1.

Khái quát tỉnh Nam Định

2.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định là một tỉnh ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam (hay cịn gọi là
đồng bằng Sông Hồng). Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, phía nam
giáp với tỉnh Ninh Bình, ở phía tây bắc là tỉnh Hà Nam, và phía đơng giáp biển (vịnh
Bắc Bộ).
Với diện tích cả tỉnh là 1.669 km², tỉnh Nam Định có tổ chức hành chính gồm
Thành phố Nam Định và 9 huyện khác. Dân số Nam Định theo số liệu năm 2022 là
1.876.854 người và mật độ dân số là 1.125 người/km², chủ yếu là dân tộc Kinh. Tơn
giáo chính ở đây là Phật giáo và Thiên chúa giáo
Nằm ở trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, trong vùng ảnh hưởng của
Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc
Bộ, Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung
tâm kinh tế và các tỉnh lân cận. Ngồi ra, hệ thống giao thơng đa dạng đường bộ,
đường sắt và đường thủy của tỉnh Nam Định cũng đã góp phần giúp Nam Định phát
triển và giao lưu với các tỉnh khác.
Hình 1: Bản đồ Tỉnh Nam Định

2.1.2. Điều kiện tự nhiên
a, đặc điểm địa hình

11


Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng
và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ
thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên.
Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát
thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải
Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đơng (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là
sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngồi ra có sơng Đào nối liền sơng Hồng và
sơng Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và
bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nơng nghiệp.
b, khí hậu
cũng giống các tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thời tiết Nam Định
mang rõ nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, 4 mùa xnhạ-thu-đơng tương đối rõ rệt
Nhiệt độ trung bình trong năm ở Nam Định dao động từ 23 đến 24°C. Tháng
lạnh nhất rơi vào các tháng 12 và tháng 1 trong năm, mức nhiệt trung bình từ 16 đến
17°C. Tháng nóng nhất có nhiệt độ trên 29oC là tháng 7. Ở vùng ven biển vào mùa
đông sẽ ấm hơn vùng nội địa
Mùa mưa ở Nam Định kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung
bình trong năm từ 1.750 mm đến 1.800 mm. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng
2 năm sau. Số giờ nắng trong năm từ 1.650 đến 1.700 giờ. Độ ẩm trung bình từ 80 đến
85%. Tốc độ gió trung bình: 2–2,3 m/s
Do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ, hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng
của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Các cơn bão và áp thấp
nhiệt đới thường tập trung từ tháng 7 đến tháng 10. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định
thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ
nhất là 0,11 m.
c, tài nguyên thiên nhiên

 tài nguyên đất
Đất đang sử dụng có 160.927 ha, chiếm 97% diện tích đất tự nhiên (vùng Đồng
bằng sơng Hồng 88%, cả nước 69%), trong đó đất nơng nghiệp có 113.433 ha bằng
68,7% diện tích tự nhiên, đất phi nơng nghiệp 47494 ha bằng 28% diện tích tự nhiên.
Tất cả các huyện trong tỉnh có diện tích đất đang sử dụng đạt trên 90% so với diện tích
tự nhiên.

12


Đất chưa sử dụng có 4218 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên
hầu hết là đất bằng chưa sử dụng (chiếm 97%), phần nhỏ còn lại là đất đồi núi, núi đá
khơng có rừng
Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100-200 m, do phù sa sông Hồng bồi
đắp ở cửa Ba Lạt, Lạch Giang tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm. Bình qn mỗi
năm quai thêm được 150 ha đất ở cao trình 0,5-0,8 m trở lên.
 tài nguyên biển
Bờ biển Nam Định dài 72km, Biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu
tăng dần từ trong ra ngồi khoảng 3-100 m. Có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông
Hồng), cửa Lạch Giang (sơng Ninh Cơ), cửa Đáy (sơng Đáy). Ngồi khơi các cửa
sơng của Nam Định hình thành nhiều bãi cá, bãi tơm lớn của vịnh Bắc Bộ (bãi cá
ngồi khơi từ cửa Ba Lạt đến Hải Phòng; bãi cá từ cửa Ba Lạt đến ngang Lạch
Trường- Thanh Hóa; bãi tơm từ cửa Ba Lạt đến ngoài khơi đảo Cát Bà- Hải Phịng)
Nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Nam Định có thời gian sản xuất quanh năm
nhưng không thuận lợi như các vùng biển khác của cả nước, thường bị gián đoạn bởi
các cơn bão, gió mùa Đơng Bắc mạnh, mỗi năm thường khai thác được từ 180-240
ngày trên biển.
Nước biển Nam Định có độ mặn cao, ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn,
tiêu biểu là đồng muối Văn Lý, với sản lượng muối hàng năm vào loại cao của cả
nước.Sóng biển Nam Định khơng dữ dội, có nhiều bãi tắm lý tưởng, cát trắng mịn như

bãi tắm Thịnh Long, Giao Lâm...
 tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản nhiên liệu: Than nâu ở Giao Thuỷ, được phát hiện dưới dạng mỏ
nhỏ, nằm sâu dưới lịng đất. Dầu mỏ và khí đốt cịn tiềm ẩn ở vùng biển Bắc Bộ.
Khoáng sản ở thể rắn: Sét làm gạch ngói (trữ lượng tồn tỉnh khoảng 25 - 30
triệu tấn); Sét làm gốm sứ (trữ lượng khơng nhiều, chất lượng khá); Fenspat: Có ở núi
Phương Nhi, núi Gơi, có thể khai thác làm phụ gia sản xuất gốm sứ; Cát xây dựng: Trữ
lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên, khai thác khoảng 300.000500.000 m3/năm. Ngồi ra cịn có mỏ cát nhỏ ở Quất Lâm (Giao Thuỷ), dài khoảng
25km, rộng 50 - 200m, dày 2,5 - 3m; Khống sản kim loại: Có các vành phân tán
inmenit, zincon, monazit, phân bố dưới dạng "vết", trữ lượng ít. Khống sản ở thể
lỏng: Nước khống phát hiện tại núi Gôi (Vụ Bản), Hải Sơn (Hải Hậu), có chất lượng
khá…
 tài nguyên rừng

13


Tồn tỉnh có 4.240 ha đất lâm nghiệp, chỉ chiếm 2,5% diện tích tự nhiên của
tỉnh. Rừng của Nam Định chủ yếu là rừng phịng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao,
bần
Về hệ sinh thái của Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới với hệ
thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm 40% loài thực vật, động vật của cả
nước. Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy (Vườn Quốc
gia Xuân Thủy), vùng biển ven bờ có nhiều bãi cá lớn với nhiều lồi hải sản có giá trị
kinh tế cao như tôm rảo, tôm vàng, cua …

2.2.

Thực trạng PTBV tỉnh Nam Định


2.2.1. Tăng trưởng kinh tế bền vững
Tốc độ tăng trưởng GDP
Mười năm 2011-2020, trước những khó khăn nội tại của nền kinh tế và ảnh
hưởng từ bên ngồi gia tăng,... đã tác động khơng nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân tỉnh Nam Định. Nhưng nhờ sự nỗ lực cao của các cấp, các
ngành và của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận, nhất trí của tồn dân đã chung sức,
đồng lịng, từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển kinh tế - xã hội và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.
Hình 2: Quy mơ kinh tế tỉnh Nam Định theo giá hiện hành giai đoạn 2011-2020
(tỷ đồng)

76959
70208
62310
55250
43842
36452

46811

50784

39516

31395

2011

2012

2013


2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Quy mô kinh tế tỉnh Nam Định ngày càng được mở rộng. Năm 2020, GRDP tỉnh
Nam Định theo giá hiện hành đạt 76.959 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm 2010. Tuy nhiên,
quy mơ kinh tế của tỉnh vẫn cịn nhỏ so với cả nước và các tỉnh, thành phố trong vùng.
Quy mô GRDP Nam Định năm 2020 đứng vị trí thứ 9/11 tỉnh, thành phố trong vùng
Đồng bằng sông Hồng (chỉ trên tỉnh Ninh Bình, Hà Nam) và đứng thứ 32/63 tỉnh,
thành phố trong cả nước.
14


Tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 tiếp tục được cải thiện
và đạt mức tăng khá. Bình qn mười năm 2011-2020 tăng trưởng đạt 6,61%/năm;
trong đó bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7,11%/năm cao hơn tốc độ tăng bình quân
6,11%/năm của giai đoạn 2011-2015, giai đoạn kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều
khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động khơng nhỏ của sự
suy thối kinh tế tồn cầu.

Bảng 1: Tốc độ tăng GRDP và đóng góp các khu vực giai đoạn 2011-2020 (%)
Tổng số
Chia ra
Nông,
Công nghiệp và xây
Dịch vụ Thuế sản
lâm
dựng
phẩm trừ
Tồn
Cơng
nghiệp
trợ cấp
nghành
nghiệp
và thủy
sản
sản
phẩm
Tốc độ tăng
2011-2015
6,11
2,78
10,20
12,17
5,36
4,28
2016-2020
7,11
3,01

10,20
11,02
6,44
9,39
2011-2020
6,61
2,89
10,20
11,60
5,90
6,80
Dóng góp
2011-2015
6,11
0,73
3,03
2,38
2,17
0,18
2016-2020
7,11
0,70
3,77
2,90
2,36
0,28
2011-2020
6,61
0,72
3,48

2,71
2,19
0,22
Đóng góp vào mức tăng bình qn chung mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020
tỉnh Nam Định chủ yếu do các ngành cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Với mức tăng
bình quân 2,89%/năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,72 điểm
phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng
10,20%/năm, đóng góp 3,48 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%/năm, đóng
góp 2,19 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,80%/năm,
đóng góp 0,22 điểm phần trăm.
Đóng góp vào mức tăng bình qn chung mỗi năm trong giai đoạn 2011- 2020
tỉnh Nam Định chủ yếu do các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Với mức tăng
bình qn 2,89%/năm, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,72 điểm
phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
10,20%/năm, đóng góp 3,48 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%/năm, đóng
góp 2,19 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,80%/năm,
đóng góp 0,22 điểm phần trăm.
Trong 3 khu vực kinh tế, khu vực cơng nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng
qua các năm cao hơn mức tăng trưởng GRDP và 2 khu vực cịn lại; đóng vai trị chủ
chốt, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trên địa
bàn tỉnh chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tham gia ở các khâu, cơng
đoạn có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động chưa tạo đột phá trong phát triển
15


kinh tế địa phương. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có nhiều khởi sắc nhưng
quy mơ sản xuất vẫn còn nhỏ, lẻ, là rào cản cho sự phát triển các phương thức hiện đại
vào sản xuất; tâm lý người sản xuất không ổn định, phát triển tự phát, dễ nảy sinh vấn
đề dư thừa hoặc cạnh tranh giá bán giữa người sản xuất. Các ngành dịch vụ chất lượng
cao quy mơ cịn nhỏ; phát triển du lịch, kinh tế biển chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi

thế của tỉnh, một số ngành dịch vụ mang tính chất động lực của nền kinh tế như tài
chính, tín dụng, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin cịn chiếm tỷ trọng thấp. Trình độ lao
động, hàm lượng tri thức, khoa học cơng nghệ và lao động kỹ năng còn hạn chế.
Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Nam Định năm 2022 đạt 5.100 triệu
đồng/người/tháng; là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình qn đầu người cao
nhất cả nước.
Cơ cấu ngành kinh tế theo GDP (tỷ trọng nông nghiệp)
Về cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,39%; khu
vực công nghiệp và xây dựng 42,65%; khu vực dịch vụ 34,78%; thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm 3,18% (Cơ cấu tương ứng năm 2021 là: 20,80%; 41,86%; 34,26%;
3,08%).
Bảng 2: Tốc độ tăng GRDP và đóng góp các khu vực giai đoạn 2011-2020 (%)
Tổng số
Chia ra
Nông,
Công nghiệp và xây
Dịch vụ
Thuế sản
lâm
dựng
phẩm trừ
Tồn
Cơng
nghiệp và
trợ cấp
nghành
nghiệp
thủy sản
sản phẩm

Tốc độ tăng
2011-2015
6,11
2,78
10,20
12,17
5,36
4,28
2016-2020
7,11
3,01
10,20
11,02
6,44
9,39
2011-2020
6,61
2,89
10,20
11,60
5,90
6,80
Dóng góp
2011-2015
6,11
0,73
3,03
2,38
2,17
0,18

2016-2020
7,11
0,70
3,77
2,90
2,36
0,28
2011-2020
6,61
0,72
3,48
2,71
2,19
0,22
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng của GDP
Để phát triển kinh tế trong dài hạn bền vững, các nền kinh tế đang chuyển dần
từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Từ các yếu tố đầu
vào chủ yếu là vốn và lao động thì yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp đóng vai trị quan
trọng trong phát triển kinh tế bền vững. Năng suất nhân tố tổng hợp được đánh giá dựa
trên tốc độ tăng và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GRDP của địa phương.
16


Trong ba yếu tố tác động đến tốc độ tăng của GRDP giai đoạn 2011-2020, vốn
đầu tư tăng cao nhất với mức tăng bình quân 10,9%/năm; lao động giảm 0,26%/năm;
TFP tăng bình qn 2,15%/năm. Trong đó giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng của yếu tố
vốn có xu hướng tăng nhanh với 12,0%/năm cao hơn mức tăng 9,8%/năm giai đoạn
2011-2015. Ở chiều ngược lại, lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2016-2020 với giảm 0,62%/năm (giai đoạn 2011-2015 tăng 0,10%/năm). Tốc độ tăng
TFP có xu hướng tăng nhanh hơn ở giai đoạn 2016-2020 với mức tăng 2,65%/năm so

với mức 1,69%/năm giai đoạn 2011-2015.
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh dần được cải thiện. Giai
đoạn 2011-2020 với mức tăng bình quân GRDP đạt 6,61%/năm, yếu tố vốn đóng góp
4,61 điểm phần trăm, yếu tố TFP đóng góp 2,15 điểm phần trăm, yếu tố về lao động
làm giảm 0,15 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung. Trong đó, giai đoạn
2011-2015 với mức tăng trưởng đạt 6,11%/năm, yếu tố vốn đóng góp 4,37 điểm phần
trăm; yếu tố TFP đóng góp 1,69 điểm phần trăm; yếu tố về lao động đóng góp 0,05
điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung. Đối với giai đoạn 2016-2020, yếu tố
TFP đã có cải thiện hơn so với giai đoạn 2011-2015 với 2,65 điểm phần trăm đóng góp
vào mức tăng chung 7,11%/năm, trong khi yếu tố vốn vẫn là yếu tố chủ đạo khi đóng
góp 4,83 điểm phần trăm và yếu tố lao động làm giảm 0,37 điểm phần trăm.
Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp
của TFP trong tăng trưởng GRDP tỉnh Nam Định cải thiện qua các năm. Đóng góp của
TFP trong tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011-2020 đạt 32,47%, nếu giai đoạn 20112015 TFP chỉ chiếm 27,65% thì đến giai đoạn 2016-2020 tăng lên 37,33%. Tuy nhiên,
mức đóng góp trên vẫn thấp hơn mức đóng của yếu tố này vào mức tăng trưởng chung
của cả nước. TFP đóng góp vào tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn 2011-2015 đạt
32,84%, giai đoạn 2016-2020 đạt 45,72%
Kết quả phân tích trên cho thấy phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định trong giai
đoạn 2011-2020 vẫn phụ thuộc nhiều về sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư và lao động
giản đơn. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động mặc dù đã từng bước
được cải thiện trong những năm gần đây nhưng cịn chậm. Đóng góp của năng suất
nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2011- 2020 chỉ đạt
32,47%, tốc độ tăng TFP bình quân đạt 2,15%/năm. Điều đó cho thấy chất lượng tăng
trưởng kinh tế Nam Định trong giai đoạn này chưa cao, yếu tố tăng năng suất nhân tố
tổng hợp vẫn còn thấp. Tuy nhiên, qua tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vào tăng
trưởng kinh tế có thể thấy tỷ phần đóng góp các yếu tố vốn và lao động đang giảm
dần, tỷ trọng đóng góp của TFP tăng lên. Hay nói cách khác chất lượng tăng trưởng
kinh tế tỉnh Nam Định đang dần được cải thiện và mơ hình tăng trưởng chuyển dần từ
chiều rộng sang chiều sâu.
Bảng 3: Tốc độ tăng TFP và tỷ lệ đóng góp của TFP đến tăng trưởng GRDP (%)

Tốc độ tăng
Tăng GRDP do
Đóng góp của các yếu tố
vào GRDP
17


GRDP

Vốn

Vốn

3,11
6,54
14,84

Lao
động
0,41
0,11
0,32

2011
2012
2013

6,22
6,45
6,09


2014

6,12

15,86

2015
2016

5,68
6,79

2017
2018
2019
2020

6,27
8,55
8,48
5,50

Bình quân giai đoạn
2011-2015
6,11
2016-2020
7,11
2011-2020
6,61


TFP

Vốn

1,47
3,01
6,56

Lao
động
0,22
0,06
0,18

4,54
3,38
-0,64

-0,14

7,06

-0,08

-0,86

9,14
19,78


-0,21
-0,12

3,76
7,07

-0,13
-0,08

2,05
-0,20

9,38
11,01
11,12
8,78

-0,12
-0,12
-0,07
-2,78

3,56
4,54
4,78
3,80

-0,07
-0,07
0,04

-1,58

2,78
4,08
3,66
3,27

23,58
46,68
107,6
1
115,2
9
66,14
104,0
4
56,77
53,08
56,31
69,17

9,8
12,0
10,9

0,10
-0,62
-0,26

4,37

4,83
4,61

0,05
-0,37
-0,15

1,69
2,65
2,15

71,45
67,88
69,80

Lao
động
3,51
0,95
2,92

TFP
72,92
52,37
-10,54

-1,27

-14,02


-2,22
-1,12

36,08
-2,91

-1,18
-0,82
0,49
28,70

44,41
47,74
43,20
59,54

0,89
-5,21
-2,28

27,65
37,33
32,47

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động
Năng suất lao động (NSLĐ) tỉnh Nam Định được cải thiện đáng kể theo hướng
tăng đều qua các năm. Theo giá hiện hành năm 2020, NSLĐ tỉnh Nam Định đạt 76,1
triệu đồng/lao động (tương đương 3.309 USD/lao động), gấp 2,5 lần so với năm 2011
và 1,6 lần năm 2016.
Tính theo giá so sánh, bình quân giai đoạn 2011-2020 NSLĐ tăng 6,9%/năm;

trong đó bình qn 5 năm 2016-2020 tăng 7,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình
quân 6,0%/năm của 5 năm 2011-2015. Cho thấy, NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò
quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong 5 năm 2011 - 2015, tăng trưởng
GRDP bình quân đạt 6,11%/năm với lao động tăng 0,1%/năm, NSLĐ tăng 6,0%/năm
thì 5 năm 2016-2020, lao động giảm 0,6%/năm, NSLĐ đạt tốc độ tăng bình quân
7,8%/năm (cao hơn giai đoạn trước 1,8 điểm phần trăm) nên GRDP tăng trưởng bình
quân đạt tốc độ 7,11%/năm.
Tốc độ tăng NSLĐ tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020 tăng nhanh, đều qua
các năm và cao hơn của cả nước hầu hết các năm2 (trừ năm 2015). Bình quân mười
năm 2011-2020, tốc độ tăng NSLĐ tỉnh Nam Định tăng 6,9%/năm, cao hơn so với
mức tăng bình quân của cả nước là 5,3%/năm. Tuy nhiên, NSLĐ của tỉnh hiện nay vẫn
còn ở mức thấp so với cả nước; khoảng cách tuyệt đối ngày càng tăng lên. Nếu như
chênh lệch NSLĐ Nam Định với NSLĐ cả nước năm 2011 chỉ mức 39,9 triệu
đồng/lao động thì đến năm 2020 chênh lệch này 74 triệu đồng/lao động. Cho thấy kinh
18


tế Nam Định cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện NSLĐ trong thời
gian tới để có thể bắt kịp NSLĐ chung của cả nước.

Hình 3: Quy mô và tốc độ tăng NSLĐ cả nước và tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020

Năng suất lao động trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành năm 2021 ước đạt 80,6
triệu đồng/lao động (tương đương 3.490 USD/lao động, tăng 179 USD so với năm
2020); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 4,37% do trình độ của người lao động
ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2021
đạt 20,32%, cao hơn mức 19,70% của năm 2020).
Thâm hụt cán cân thương mại so với GDP
Xuất khẩu năm 2019 của tỉnh về đích ngay trong tháng 10 với kim ngạch xuất
khẩu đạt 2 tỷ USD, tăng 400 triệu USD so với kế hoạch năm (gần 30%) và 24,2% so

với năm 2018. Chưa bao giờ xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng đều qua các quý trong
năm và tăng cao hơn mức bình quân giai đoạn 2015-2018 (chỉ gần 10%/năm)
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 3.383 tỷ USD,
trong đó: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.200 triệu USD, tăng 10% so với năm 2019.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng may mặc ước đạt 1.373 triệu USD; da giày, túi
xách, dép ước đạt 376,9 triệu USD; lâm sản ước đạt 39,9 triệu USD...Thị trường xuất
khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…; Kim ngạch nhập
khẩu ước đạt 1.183,7 triệu USD, tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2019.Mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu: Nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 763,6 triệu USD; da và các mặt hàng liên
quan ước đạt 180,5 triệu USD; bông, xơ, sợi dệt ước đạt 91,9 triệu USD.
19



×