Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

THẢO LUẬN DÂN SỰ LẦN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.84 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
----------***----------

BÀI THẢO LUẬN THỨ BẢY

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGỒI HỢP ĐỒNG
(PHẦN CỤ THỂ)
Mơn học
Giảng viên hướng dẫn
Lớp
Nhóm

:
:
:
:

Hợp đồng DS và Trách nhiệm BTTHNHĐ
ThS. Đặng Lê Phương Uyên
AUF47
1

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
AUF47 – NHÓM 1
STT


Họ và tên
MSSV
1 Dương Duy Khang
2253801011099
2 Bùi Thị Thu Huyền
2253801011094
3 Ngô Minh Long
2253801015161
4 Nguyễn Phước Lê Vy
2253801011356
5 Trần Hoàng Quân
2253801015261
6 Vũ Thu Hà
2253801015085
7 Lữ Đức Bảo Lâm
2253801015147

1

Đánh giá


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA
.......................................................................................................................................... 4
1.1. Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời. .................................................................................................... 4
1.2. Tịa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ............................................ 5
1.3. Tịa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc đồng hồ

và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết
trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự. ...................................................... 6
1.4. Tịa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng
mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hồn cảnh tương tự. ....... 7
1.5. Tịa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình khơng? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử.............. 8
1.6. Theo Tịa án, cha mẹ ly hơn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách
nhiệm bồi thường khơng? Cuối cùng, Tịa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại. ... 9
1.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án (từ góc độ văn bản cũng
như so sánh pháp luật). ................................................................................................. 9
VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA ..... 12
2.1. Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 cịn có thêm quy định của
Điều 600? ................................................................................................................... 12
2.2. Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người sử
dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài................................ 13
2.3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại do người làm công gây ra? ................................................................................... 13
2.4. Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm công gây ra. ............................................................................ 14
2.5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều
600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện
nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận). ................................................... 15
2.6. Nếu ông Hùng không làm việc cho Cơng ty Hồng Long và xe là của ơng Hùng
thì ơng Hùng có phải bồi thường khơng? Vì sao? ...................................................... 15
2.7. Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện nghĩa
vụ bồi thường cho người bị thiệt hại? ........................................................................ 15
2.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại. ......................................................... 16
2.9. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực

tiếp ông Hùng bồi thường........................................................................................... 17
2


2.10. Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao? ................................................................ 17
2.11. Theo Tịa án, ơng B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) khơng? Vì sao? ................................................................................................. 18
2.12. Theo Tịa án, ơng A có được u cầu ơng B hồn trả tiền đã bồi thường cho người
bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời. ................................................... 19
2.13. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án liên quan đến trách
nhiệm hồn trả của ơng B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả). ................... 19
VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA ........................ 20
3.1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”? ...................................... 20
3.2. BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì khơng? ....................................................... 20
3.3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào? .................... 20
3.4. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra? .................................. 21
3.5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra? ......................................................................................... 21
3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra. ........................................................................................................ 22
3.7. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại.
.................................................................................................................................... 22
3.8. Suy nghĩ của anh chị về việc Toà án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà
Nga bị xâm hại? .......................................................................................................... 23
3.9. Việc Tồ án khơng buộc ông Nhà bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga có
thuyết phục khơng? Vì sao? ....................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 25

3



VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY
RA
* Tình huống: Vào lúc 16 tuổi, Hùng đã đánh anh Bình bị thương (tổng thiệt hại là 10
triệu đồng), lấy của anh Bình một đồng hồ (bán cho người đi đường được 2 triệu đồng)
và một xe đạp hiện đang gửi nhà một người bạn. Sau khi bị bắt, Hùng khai là có ăn trộm
một số đồ vật của những người trong chợ và bán được 7 triệu đồng. Hiện nay, Hùng
khơng có bất kỳ tài sản nào.
* Tóm tắt Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện
Cưm’Gar tỉnh Đắk Lắk.
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Nam
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thêm
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ơng Mai Văn Thụ, vắng mặt
- Người thực hiện hành vi gây hậu quả: Cháu Mai Công Hậu
- Nội dung bản án:
Ngày 26/12/2010, cháu Mai Công Hậu điều khiển xe máy không đúng phần đường
quy định nên đâm vào xe máy bà Nguyễn Thị Nam điều khiển khiến bà có tỷ lệ thương
tích là 30%. Tại thời điểm gây tai nạn, cháu Hậu chưa đủ 16 tuổi là người chưa thành
niên và khơng có tài sản riêng nên bà Nam đã yêu cầu cha mẹ cháu Hậu là ông Nam và
bà Thêm chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, bà Thêm cho rằng vì mình đã ly hơn
với ơng Nam và cháu Hậu được giao cho ông trực tiếp nuôi dưỡng nên bà khơng chịu
trách nhiệm bồi thường. Tịa án nhân dân huyện Cưm’Gar quyết định chấp nhận một
phần yêu cầu khởi kiện của bà Nam; buộc ông Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi
thường thiệt hại cho bà Nam.
1.1. Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Khoản 2 Điều 586 BLDS năm 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân, cụ thể như sau: “Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại
mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ

không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài
sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật
này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.”
Từ quy định trên, có thể thấy được rằng:
Thứ nhất, trong trường hợp người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì
cha mẹ phải bồi thường thiệt hại. Người chưa đủ 15 tuổi được xác định là khơng có khả
năng chịu trách nhiệm bồi thường. Hơn thế nữa, bản thân họ vẫn chịu sự giám sát quản
lý của cha mẹ nên khi họ gây thiệt hại, cha mẹ được xem là có lỗi trong việc quản lý (lỗi
suy đốn) nên cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu tài sản
4


của cha mẹ khơng đủ mà con có tài sản riêng thì cha mẹ được lấy tài sản đó để bồi thường
phần còn thiếu.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa chỉ ra được đây là trách nhiệm với
bản chất pháp lý thế nào? Điều kiện cấu thành ra sao? Trong một phạm vi nhất định,
được xem là miễn cưỡng khi luận giải pháp luật Việt Nam với quy định như trên có thể
hiểu đối với những trẻ chưa thành niên dưới 15 tuổi thì chủ thể chịu trách nhiệm BTTH
là cha mẹ, vậy nên chăng đối với những trường hợp trẻ dưới 15 tuổi được xem như khơng
có năng lực chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc lấy độ tuổi dưới 15 được xem là tiêu chí
đốn định có hay khơng có năng lực chịu trách nhiệm là hồn tồn bất hợp lý từ góc nhìn
khái niệm năng lực chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, hồn tồn khơng thể luận giải được bản chất
pháp lý trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm thay thế hay trách
nhiệm tự thân, cũng như không thể luận giải được trách nhiệm của trẻ chưa thành niên
trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để BTTH.1
Thứ hai, trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì bản
thân họ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
được xác định là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường, đồng thời người trong độ tuổi

này có thể tham gia ký kết một số hợp đồng, giao dịch dân sự (bao gồm cả hợp đồng lao
động). Tuy nhiên, nếu người gây thiệt hại không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải
bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.
Với quy định trên, có thể luận giải pháp luật Việt Nam lấy mốc độ tuổi để đoán
định năng lực chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, trẻ chưa thành niên được xem là
có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ và là chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do hành vi
của mình gây ra. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp tài sản của
trẻ chưa thành niên khơng đủ để BTTH, pháp luật Việt Nam hồn toàn chưa luận giải
được bản chất pháp lý. Trước hết, phải khẳng định trách nhiệm của cha mẹ trong trường
hợp này không phải là trách nhiệm thay thế bởi người thực hiện hành vi xâm hại là trẻ
chưa thành niên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm và là chủ thể BTTH ngoài hợp
đồng. Nếu lấy căn cứ để thực hiện chức năng bù đắp thiệt hại một cách đầy đủ đối với
thiệt hại của người bị hại, trong trường hợp tài sản của con chưa thành niên không đủ bù
đắp thiệt hại thì cha mẹ phải BTTH bằng tài sản của mình, liệu rằng có thể hiểu bản chất
pháp lý về trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm tự thân hay
không? Nếu đây là trách nhiệm tự thân thì việc xây dựng căn cứ pháp lý để khẳng định
điều kiện cấu thành trách nhiệm là điều khơng thể thiếu khi nhìn nhận trách nhiệm của
cha mẹ trong trường hợp này.2
* Đối với tình huống
1.2. Tịa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
1

Nguyễn Thị Phương Châm (2020), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra từ góc
nhìn pháp luật so sánh”, [truy cập ngày
18/10/2023].
2
Nguyễn Thị Phương Châm (2020), ttđd (1), [truy cập ngày 18/10/2023].

5



Theo quan điểm của nhóm, Tịa án hồn tồn có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi
thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏa bị xâm phạm. Bởi vì:
Thứ nhất, căn cứ vào khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, xét về các điều kiện làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì việc Hùng đánh anh Bình bị
thương và chiếm đoạt chiếc đồng hồ, cũng như xe đạp của anh Bình là hành vi trái pháp
luật, đã xâm phạm đến sức khỏe và tài sản của anh Bình. Hậu quả là anh Bình bị thương
và tổng thiệt hại là 10 triệu đồng. Hành vi trên của Hùng trực tiếp dẫn đến việc anh Bình
bị thương và bị thiệt hại tài sản nên có căn cứ để buộc Hùng phải bồi thường thiệt hại
cho anh Bình. Trong đó, Hùng xâm phạm đến sức khỏe của anh Bình nên sẽ phải bồi
thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015.
Thứ hai, tại khoản 2 Điều 586 BLDS năm 2015 quy định về năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để
bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Khi xảy
ra vụ việc thì Hùng mới 16 tuổi và hiện nay Hùng được xác định là không có bất kỳ tài
sản riêng nào. Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS năm 2015 thì Tịa án
hồn tồn có thể buộc cha mẹ Hùng phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
đối với anh Bình.
1.3. Tịa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc đồng hồ
và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết
trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
Căn cứ theo Điều 589 BLDS 2015 quy định về thiệt hại cho tài sản bị xâm phạm:
“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định”.
Ở đây, khơng có “tài sản bị hủy hoặc bị hư hỏng”, khơng có việc “lợi ích gắn liền

với việc sử dụng, khai thác tài sản” và “chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc
phục thiệt hại”. Như vậy, nếu có thiệt hại thì có thể đó là thiệt hại do “tài sản bị mất”.
BLDS không định nghĩa khái niệm “tài sản bị mất” nhưng thông thường tài sản bị mất là
tài sản không còn trong phạm vi chiếm hữu, sử dụng của chủ sỡ hữu và việc này ngồi ý
chí của chủ sở hữu.
Đối với chiếc đồng hồ mà anh Hùng đã lấy của anh Bình và đem bán cho người đi
đường với giá 2 triệu đồng khả năng cao là đã bị mất và khơng tìm lại được nên sẽ phát
sinh căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất. Vì thế, Tịa án có thể buộc
cha mẹ Hùng bồi thường giá trị chiếc đồng hồ.
Đối với chiếc xe đạp của anh Bình, anh Hùng đã đem xe đi gửi nhà một người bạn
nên khả năng vẫn còn chiếc xe nên sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
6


Anh Hùng chỉ việc qua nhà bạn lấy lại xe đạp và trả về cho anh Bình như tình trạng ban
đầu của chiếc xe.
Giả sử trường hợp cả chiếc đồng hồ và xe đạp khơng cịn thì căn cứ theo khoản 1
Điều 585 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại: “Thiệt hại thực tế
phải được bồi thường tồn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường,
hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương
thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Anh Bình và cha mẹ Hùng và anh Hùng có thể thỏa thuận với nhau về hình thức bồi
thường bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu hai bên không thống nhất được sự thỏa thuận về
hình thức bồi thức bồi thường, thì Tịa án sẽ quyết định hình thức bồi thường phù hợp và
cơng bằng nhất cho cả hai bên.
Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự: Quyết định số
04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Trường hợp còn đòi được tài sản. Trong vụ việc thứ tư được bình luận, một trong
những lý do mà Hội đồng Thẩm phán hủy quyết định sơ thẩm và phúc thẩm là “số tài sản
mà bị cáo chiếm đoạt chưa được thu hồi trả cho người bị hại đã được Tòa án các cấp giải

quyết buộc bố mẹ bị cáo phải bồi thường”. Đó là 2 xe máy, 1 đầu video, 4 điện thoại
bàn.., Hùng bán cho Phương ở 72 Bà Triệu, thành phố Huế và một số nơi khác. Như vậy,
theo Hội đồng Thẩm phán, cha mẹ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi tài sản
vẫn chưa được tiến hành thu hồi để trả cho người bị thiệt hại (thông thường là chủ sở
hữu). Cách giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn thuyết phục. Bởi
lẽ, BLDS chỉ quy định cha mẹ “bồi thường thiệt hại” do con chưa thành niên gây ra. Do
đó, cha mẹ chỉ phải “bồi thường thiệt hại” mà thơi.3
1.4. Tịa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng
mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
Theo quan điểm của nhóm, Tịa án khơng thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà
nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ. Vì bồi
thường thiệt hại là khoản tiền mà người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường cho
chính người bị thiệt hại. Đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm: chủ thể được hưởng
bồi thường là chủ sở hữu tài sản đó.
Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự: Quyết định số
04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Không
chịu trách nhiệm đối với khoản tiền sung quỹ. Trong vụ việc thứ tư được bình luận, theo
Hội đồng Thẩm phán: “Tòa án các cấp buộc bố mẹ bị cáo phải nộp số tiền 7.570.000
đồng do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được là không đúng quy định
của pháp luật dân sự”.

3
Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án (Sách
chuyên khảo, xuất bản lần thứ năm) (Tập 2), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 61-62.

7


Nếu các bên khơng thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì hiện nay BLDS

khơng có hướng giải quyết cụ thể. Trong thực tế, Tòa án thường quyết định buộc bồi
thường bằng tiền. Trong vụ việc thứ tư mà chúng ta đang nghiên cứu, Tòa án các cấp đã
buộc cha mẹ “phải nộp số tiền 7.570.000 đồng mà Hùng thu lợi bất chính để sung quỹ
nhà nước”. Nộp tiền sung quỹ nhà nước là một khoản tiền và bồi thường thiệt hại như
trình bày ở trên thơng thường cũng là một khoản tiền. Tuy nhiên, đây là hai phạm trù
khác nhau. Bởi lẽ, bồi thường thiệt hại là một khoản tiền mà người có trách nhiệm bồi
thường giao cho người bị thiệt hại còn sung quỹ nhà nước là hoàn cảnh một chủ thể giao
một khoản tiền cho một chủ thể khác mà cụ thể là Nhà nước.
BLDS chỉ đề cập tới trách nhiệm “bồi thường thiệt hại” của cha mẹ do con chưa
thành niên gây ra nên việc Tịa án các cấp địa phương buộc cha mẹ có trách nhiệm nộp
tiền sung quỹ nhà nước là mở rộng phạm vi trách nhiệm của cha mẹ và việc mở rộng này
là khơng có lý do thuyết phục. Về ngun tắc, ai có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
thì tự phải chịu bồi thường. BLDS đã đưa ra một ngoại lệ đối với nguyên tắc vừa nêu
liên quan đến cha mẹ của người gây thiệt hại nên việc Tòa án địa phương “mở rộng” như
vậy là làm biến dạng ngoại lệ này. Chính vì thế mà Hội đồng Thẩm phán đã hủy án và
điều này hoàn toàn thuyết phục.4
1.5. Tịa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình khơng? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử.
Theo quan điểm của nhóm, tồ án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường
cho anh Bình. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 586, BLDS 2015 về Năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của cá nhân: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi
thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình”. Theo đó, Tồ
án có thể buộc Hùng và cha mẹ Hùng cùng bồi thường cho anh Bình nếu tài sản của
Hùng khơng đủ để bồi thường cho anh Bình thì cha mẹ của Hùng cũng phải bồi thường
phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử: Bản án số 19/2012/DSST ngày 12-6-2012
của Tòa án nhân dân huyện Cưm’Gar tỉnh Đăklăk. Trong vụ việc thứ hai được bình luận,
Hậu gây thiệt hại và Tịa án chỉ quyết định “buộc ơng Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên
đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam”. Hướng giải quyết như trong vụ việc

thứ hai vừa nêu là thuyết phục và phù hợp với quy định của BLDS vì BLDS quy định
trách nhiệm bồi thường hoặc của con chưa thành niên, hoặc của cha mẹ và điều này phụ
thuộc vào tuổi cũng như tài sản để bồi thường. Điều đó có nghĩa là khi cha mẹ phải chịu
trách nhiệm bồi thường thì chỉ có cha mẹ chịu trách nhiệm và Tịa án khơng thể buộc con
và cha mẹ “cùng” bồi thường. Hướng giải quyết như trong vụ việc thứ hai nêu trên còn
phù hợp với cả là quan điểm của Hội đồng Thẩm phán trong vụ việc thứ nhất được bình
luận.5

4
5

Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (3), tr. 63-64.
Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (3), tr. 60-61.

8


* Đối với Bản án số 19
1.6. Theo Tòa án, cha mẹ ly hơn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách
nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại.
Theo Tịa án, việc cha mẹ ly hơn khơng ảnh hưởng tới việc xác định người phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể, trong phần xét thấy của bản án có đoạn: “Bà Thêm
cho rằng bà và ông Thụ đã ly hơn, Tồ án đã giao cháu Hậu cho ơng Thụ trực tiếp nuôi
dưỡng nên bà không trách nhiệm về hành vi của cháu Hậu, lập luận của bà Thêm là
không được chấp nhận vì việc ly hơn giữa hai vợ chồng không làm chấm dứt nghĩa vụ
của cha, mẹ đối với con chung”.
Cuối cùng, Tịa án đã buộc ơng Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị Thêm phải liên đới
bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam: “Do vậy cần buộc ông Mai Văn Thụ và bà
Nguyễn Thị Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam là
42.877.000đ, chia theo phần ông Thụ và bà Thêm mỗi người phải bồi thường là

21.438.500đ, bà Thêm đã bồi thường 3.000.000đ nên bà Thêm còn phải bồi thường số
tiền là 18.438.500đ”.
1.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn bản
cũng như so sánh pháp luật).
Theo quan điểm của nhóm, hướng giải quyết của Tịa án là hồn tồn hợp lý. Dù
ơng Thụ và bà Thêm đã ly hôn nhưng điều này không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha,
mẹ với con chung. Do đó, ơng Thụ, bà Thêm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo khoản 2 Điều 586 BLDS năm 2015.
Trong trường hợp cha mẹ ly hôn và một người được giao quản lý con thì người cịn
lại có phải chịu trách nhiệm không? Đối với trường hợp được nêu trong Bản án số 19,
Hậu gây ra thiệt hại và “bà Thêm cho rằng bà và ơng Thụ đã ly hơn, Tịa án đã giao cháu
Hậu cho ông Thụ trực tiếp nuôi dưỡng nên bà khơng có trách nhiệm về hành vi của cháu
Hậu”. Tuy nhiên, theo Tòa án, “lập luận của bà Thêm là khơng được chấp thuận vì việc
ly hơn giữa hai vợ chồng không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chung”.
Như vậy, cha mẹ ly hôn và không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn phải chịu trách nhiệm
đối với thiệt hại do con gây ra cho người khác. Hướng giải quyết này là thuyết phục và
phù hợp với quy định hiện hành vì BLDS khơng phân biệt cha mẹ chưa ly hôn với cha
mẹ đã ly hôn nên trong mọi trường hợp cha mẹ điều có thể bị quy trách nhiệm bồi thường.
Hơn thế nữa, Tòa án còn xử lý về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của bà
Thêm và ơng Thụ, Tịa án theo hướng: “buộc ơng Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới
bồi thường thiệt hại về sức khỏa cho bà Nam”, mà hướng xác định này là thuyết phục,
nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của cha mẹ đối với các hoạt động của con đồng
thời tạo điều kiện cho người bị thiệt hại trong việc được bồi thường. Việc xử lý tương tự
trường hợp này cũng là hướng giải quyết chung trong pháp luật dân sự và hơn nhân gia
đình của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở trường hợp này, Tòa án đã tuyên bố ông
Thụ và bà Thêm phải có nghĩa vụ tương đương nhau trong việc bồi thường thiệt hại mà
cháu Hậu đã gây ra với mức bồi thường như nhau. Tuy nhiên, bà Thêm cho rằng cháu
Hậu không ở với bà nên bà sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi của cháu Hậu, đây có
9



thể là căn cứ để Tòa án xác định mức bồi thường khác nhau trong trường hợp này, tức là
còn tùy thuộc vào việc đánh giá liệu bà Thêm có ảnh hưởng như thế nào đến việc giáo
dục ý thức và hành vi của cháu Hậu để xác định được chính xác mức bồi thường của bà
Thêm.
Ở góc độ luật so sánh: Khi đề cập đến vấn đề nghĩa vụ của cha mẹ đã ly thân hoặc
ly hôn đối với con chưa thành niên. Trong những trường hợp này, chỉ có cha hoặc mẹ
được trao quyền giám hộ đã được Tịa án ra quyết định, mặc dù vẫn có trường hợp phụ
huynh cịn lại vẫn có quyền đối với con, bao gồm quyền thăm con và cung cấp nơi chốn.
Vì vậy, kể cả khi người con gây thiệt hại khi đang ở với cha hoặc mẹ đang thực hiện
quyền thăm con của mình, người có nghĩa vụ lại là người cịn lại, tức người có quyền
giám hộ. Tuy nhiên, người đang thực hiện quyền thăm con cũng có thể bị quy kết trách
nhiệm, nhưng trong trường hợp này thì trách nhiệm sẽ không nghiêm ngặt.
Ở vài quôc gia, việc ly thân hoặc ly hôn không gây ảnh hưởng đên quyên giám
hộ và việc thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ (ví dụ: Áo, Cộng hịa Czech, Pháp, Đức, Ý, Hà
Lan, Nga, Thụy Điển). Ví dụ với nước Áo, Luật hịa giải được sửa đổi nắm 2001 quy
định vê quyên giám hộ chung miên là cả cha và mẹ cùng đông ý. Quy định này cũng
tương tự đôi với BLDS Pháp. Ở Bỉ, vì ngun tắc suy đốn trách nhiệm được áp dụng
dựa trên tnh trạng pháp lý của cha hoặc mẹ mà không dựa trên quyên giám hộ,
trường hợp cả cha và mẹ đang ly thân hoặc ly hôn không liên quan đên việc xác định
trách nhiệm đối với vấn đề.6
Đối với Nga, dựa trên Luật Gia đình của Liên bang Nga, con của cha mẹ khơng có
quan hệ hơn nhân cũng khơng khác gì so với con của cha mẹ có hơn nhân vì cha mẹ đều
có quyền và nghĩa vụ với con của họ. Trong trường hợp ly thân hoặc ly hơn, cả cha và
mẹ vẫn có quyền đối với con của họ trừ trường hợp tòa án tước quyền phụ huynh của họ.
Nếu cả cha mẹ của người chưa thành niên gây thiệt hại ly hôn hoặc sống chung mà khơng
kết hơn, họ được cho rằng có nghĩa vụ phải bồi thường tương đương với phần của những
người có nghĩa vụ. Nhưng để tránh nghĩa vụ, người cha hoặc mẹ có quyền lợi đối lập với
đứa trẻ có thể chứng minh rằng người phụ huynh cịn lại không cho phép họ thực hiện
quyền thăm nom và giáo dục con cái hoặc những bằng chứng khác để miễn trừ hoặc giảm

bớt trách nhiệm bồi thường của họ.7
Tuy nhiên, ở Đức, đối với trường hợp ly thân hoặc ly hơn, nghĩa vụ giám hộ chung
có sự khác biệt, vì nó được đánh giá để đáp ứng thực tế là phần lớn trường hợp trẻ em
chỉ sống với cha hoặc mẹ. Trong những trường hợp này, nghĩa vụ giám hộ chung bị hạn
chế do những vấn đề về substantal importance? Chủ yếu trong các vấn đề thường ngày,
nghĩa vụ của cha mẹ được thực hiện đơn lẻ đối với cha hoặc mẹ mà người con đang sống
chung. Sự xác định quyền giám hộ của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến nghĩa vụ giám hộ và
vì vậy, liên quan đến cả trách nhiệm của người giám hộ, nghĩa vụ của phụ huynh không
sống cùng người con sẽ giảm tùy vào từng trường hợp. Như vậy, người cha không sống

6
7

Miquel Martn-Casals (2006), Children in Tort Law Part I: Children as Tortfeasors, Nxb. Springer-Verlag, tr. 447.
Miquel Martn-Casals (2006), tlđd (6), tr. 361.

10


cùng con thì khơng chịu trách nhiệm cho những vấn đề liên quan đến tư pháp của người
con khi người con đang sống với mẹ, tức người đang sống chung.8

8

Miquel Martn-Casals (2006), tlđd (6), tr. 361.

11


VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CƠNG GÂY RA

* Tóm tắt Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình
Định.
Bị cáo Cao Chí Hùng (có bằng lái xe ơ tơ hạng B) là người lái xe thuê cho Công ty
TNHH vận tải Hồng Long. Ngày 30/4/2009, Cao Chí Hùng điều khiển xe ô tô khách
của Công ty TNHH vận tải Hoàng Long chở khách đi từ Hải Phịng đến TP. Hồ Chí
Minh, trên đường QL1D, Hùng đã điều khiển xe ô tô lấn sang phần đường bên trái khoảng
2m15, để góc dưới bên trái đầu xe ô tô tông vào xe mô tô ngươc chiều do anh Trần Ngọc
Hải điều khiển đi đúng phần đường, hậu quả anh Hải chết tại chỗ. Sau tai nạn, Hùng cùng
Cơng ty TNhh vận Tải Hồng Long bồi thường cho gia đình anh Hải 40.000.000 đồng.
Tại bản án sơ thẩm, Tịa án buộc Cơng ty Hồng Long có nghĩa vụ bồi thường cho chị
Thủy số tiền 20.500.000đ và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu Trần Nguyễn Đăng Huy mỗi
tháng 350.000 đồng cho đến khi cháu Huy trịn 18 tuổi. Tuy nhiên, phía Cơng ty Hồng
Long kháng cáo, khơng đồng ý bồi thường cho bị hại, phía chị Thủy kháng cáo yêu cầu
tăng hình phạt với bị cáo và yêu cầu nhận tiền cấp dưỡi nuôi con 1 lần thay vì hàng tháng,
cịn bị cáo Hùng kháng cáo u cầu giảm nhẹ hình phạt.
* Tóm tắt Bản án số 05/2019/DS-PT ngày 16/1/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng.
- Ngun đơn: Ơng Nguyễn Văn A;
- Bị đơn: Ông Nguyễn Văn B;
- Nội dung vụ án:
Ông A là chủ cơ sở đóng tàu, B và C là người làm công cho A. Vào buổi sáng
21/9/2016 B tự ý cắt sắt để hàn nơi để trái cây cúng (bàn thờ) mà không được A phân
công. Điều này dẫn tới làm lửa văng xuống thùng sơn do C đang sơn dẫn tới C bị bỏng
với tỷ lệ qua giám định là 51%. A khởi kiện B yêu cầu phải thanh tốn lại các khoản chi
phí mà A đã bồi thường cho C. Quyết định của Toà án buộc B phải có trách nhiệm hồn
trả cho A tiền bồi thường thiệt hại.
2.1. Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 cịn có thêm quy định của
Điều 600?
Về nguyên tắc, một người gây ra thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường bởi
những thiệt hại mà mình gây ra, điều này đã được thể hiện trong Điều 584 BLDS 2015

khi quy định về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể như
sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên
bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
12


3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định
tại khoản 2 Điều này.”
Hơn thế nữa, Điều 600 BLDS 2015 có quy định như sau: “Cá nhân, pháp nhân
phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện
công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm cơng, người học nghề có lỗi trong
việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” Có thể thấy
rằng, đây là một chế định đặc thù, BLDS 2015 quy định hướng trách nhiệm bồi thường
về phía đối tượng chủ thể sử dụng người làm công, cụ thể là cá nhân, pháp nhân phải bồi
thường thiệt dại cho người bị tổn thất nếu người làm công mà họ sử dụng gây thiệt hại
trong khi thực hiện công việc được giao. Sở dĩ, người làm luật quy định như trên bởi so
với người làm cơng, nhóm chủ thể trên có khả năng kinh tế ổn định, vững vàng hơn do
đó đảm bảo việc bồi thường thiệt hại cũng như khắc phục hậu quả diễn ra kịp thời, tương
xứng với thiệt hại gây ra.9
Về cơ bản, điều luật định hướng quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
dựa trên yếu tố lỗi. Điều này dẫn đến cách hiểu nhầm là chỉ cần người làm công gây ra
thiệt hại thì sẽ phải bồi thường, tức khơng nhất thiết phải tồn tại hành vi trái pháp luật
theo quy định của Điều 584 BLDS 2015.10
Tóm lại, quy định tại Điều 600 BLDS 2015 được hiểu như sau: người sử dụng lao

động chỉ phải bồi thường khi hành vi gây thiệt hại của người làm công đáp ứng đầy đủ
điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người làm công bao gồm: giữa cá nhân,
pháp nhân, chủ thể khác với người làm công (người gây thiệt hại) phải có mối quan hệ
giữa chủ th người làm cơng (thơng qua hợp đồng), phải có hành vi trái pháp luật thiệt
hại thực tế xảy ra xảy ra. Đồng thời, giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại trên tồn tại
mối quan hệ nhân quả. Nghĩa là thiệt hại thực tế là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp
luật. Thực tế, cách áp dụng trên được Tòa án công nhận, sử dụng thông qua viện dẫn cả
những quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.11
2.2. Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người sử
dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.
Trong pháp luật Anh, “liên đới chịu trách nhiệm bồi thường xuất hiện khi hai hay
nhiều người hơn gây thiệt hại cho cùng một người đứng kiện khi một chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thay cho người khác như người sử dụng người làm công hoặc người
làm công”.
* Đối với Bản án số 285
2.3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm công gây ra?
9
Trần Thị Anh Thư (2022), “Bàn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người làm công gây ra”,
[truy cập
ngày 16/10/2023].
10
Trần Thị Anh Thư (2022), ttđd (9), [truy cập ngày 16/10/2023].
11
Trần Thị Anh Thư (2022), ttđd (9), [truy cập ngày 16/10/2023].

13


Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại

do người làm công gây ra được thể hiện trong phần xét thấy, cụ thể như sau:
“Bị cáo là người lái xe th cho Cơng ty TNHH vận tai Hồng Long, nên theo quy
định tại Điều 622 và Điều 623 của Bộ luật dân sự thì Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện
cơng việc được giao và có quyền u cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây
thiệt hại phải hồn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Đây là đoạn cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do
người làm công gây ra, cụ thể là Điều 622 và Điều 623 của Bộ luật dân sự năm 2015.
2.4. Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm cơng gây ra.
Ngồi các điều kiện, căn cứ chung gây phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015 thì riêng đối với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại được xác định như sau:
Thứ nhất, căn cứ đầu tiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường
hợp này là giữa cá nhân, pháp nhân (chủ sử dụng người làm công) với người làm công
(người gây thiệt hại) là phải tồn tại mối quan hệ giữa chủ th và người làm cơng. Ví dụ:
A th B dọn dẹp nhà cửa mới xây dựng, B gây thiệt hại cho C thì mới có thể xét đến
vấn đề bồi thường thiệt hại của A.
Thứ hai, gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao. Thiệt hại phải do
người làm công gây ra và gây ra “trong khi thực hiện cơng việc được giao”. Điều đó có
nghĩa là nếu người làm cơng gây thiệt hại khi khơng “thực hiện cơng việc được giao” thì
khơng có trách nhiệm bồi thường cua người sử dụng người làm công. Tương tự với cụm
tư “người làm công”, BLDS năm 2015 cũng không định nghĩa cụm tư “trong khi thực
hiện công việc được giao”. Nếu người sử dụng người làm công yêu cầu người làm công
tiến hành một công việc trái pháp luật thi hành vi trái pháp luật này làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường đối với người sử dụng người làm cơng vì đây chính là cơng việc được
giao. Có thê xảy ra trường hợp người sử dụng người làm công giao công việc hợp pháp
nhưng khi thực hiện công việc này người làm công gây thiệt hại cho người khác. Như
vậy, sự kiện gây ra thiệt hại không được giao thực hiện nhưng nó gắn liền với cơng việc

được giao nên cũng là trường hợp “trong khi thực hiện cơng việc được giao”. Nói cách
khác, chỉ cần sự kiện gây ra thiệt hại gần liền với công việc được giao là đủ để khẳng
định lại là “trong khi thực hiện công việc được giao”.12
Thứ ba, người làm công phải gây thiệt hại, tức phải có thiệt hại trên thực tế. Đây là
điều kiện chung của tất cả các chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên,
có thiệt hại thực tế xảy ra là chưa đủ, thiệt hại đó phải phát sinh trong khi người làm công
thực hiện công việc được giao mới được coi là yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường.

12

Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (3), tr.118.

14


Thứ tư, thiệt hại phải bị gây ra khi người làm công thực hiện công việc được giao.
Như vậy, chủ thể sử dụng người làm công chỉ phải bồi thường khi người làm công gây
hại trong khi thực hiện công việc được giao. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa có hướng
dẫn cụ thể về như thế nào là “khi thực hiện cơng việc được giao”.13
Do đó, để áp dụng quy định tại Điều 600 BLDS năm 2015, nên cho rằng người sử
dụng người làm công chỉ phải bồi thường thiệt hại do người làm cơng gây ra khi chính
hành vi của người làm công thông thường làm phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với
người làm cơng. Điều đó cũng có nghĩa là, để quy trách nhiệm bồi thường cho người sử
dụng người làm cơng thì phải hội đủ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
đối với người làm công (theo Điều 584 BLDS năm 2015).
2.5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều
600 BLDS 2015) để buộc Cơng ty Hồng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện
nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).
Căn cứ theo quy định tại Điều 600 BLDS năm 2015, các điều kiện để phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra bao gồm:

Thứ nhất, người gây thiệt hại phải là người làm công. Trong vụ việc trên, anh Hùng
là người lái xe th cho Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long. Do đó, anh Hùng được xác
định là người làm cơng cho Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long.
Thứ hai, thiệt hại phát sinh trong khi người làm công thực hiện công việc được
giao. Khi thực hiện việc làm công được giao là điều khiển xe ô tô khách BKS: 16L –
3411 của Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long chở khách đi từ Hải Phịng đến TP. Hồ
Chí Minh, anh Hùng điều khiển xe ô tô lấn qua phần đường bên tái, gây ra tai nạn với xe
mô tô đi ngược chiều và khiến anh Trần Ngọc Hải chết ngay tại chỗ.
Vụ việc trên đã thỏa mãn hai điều kiện được quy định tại Điều 600 BLDS năm 2015
nên có cơ sở để buộc Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long bồi thường thiệt hại do người
làm công là anh Hùng gây ra. Như vậy, việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS năm 2005
(tương đương Điều 600 BLDS năm 2015) để buộc Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long
bồi thường là hợp lý.
2.6. Nếu ông Hùng không làm việc cho Cơng ty Hồng Long và xe là của ơng Hùng
thì ơng Hùng có phải bồi thường khơng? Vì sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015: “Người nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khái mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Do vậy, nếu ông Hùng không làm việc
cho Công ty TNHH vận tải Hồng Long và xa là của ơng Hùng thì ơng Hùng vẫn phải
bồi thường vì ơng Hùng đã gây ra lỗi vô ý với thiệt hại là cái chết của anh Hải.
2.7. Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tịa án, ơng Hùng khơng phải thực hiện
nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?

13

Trần Thị Anh Thư (2022), ttđd (9), [truy cập ngày 19/10/2023].

15



Đoạn trong bản án cho thấy, theo Tồ án, ơng Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ
bồi thường cho người bị thiệt hại là:“… theo quyết định của án sơ thẩm mặc dù bị cáo
không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bị hại nhưng đã tự nguyện nộp 5.000.000đ
để cùng với cơng ty TNHH vận tải Hồng Long khắc phục hậu quả xảy ra, hồn cảnh
gia đình bị cáo hiện nay gặp nhiều khó khăn, bản thân bị cáo q trình tạm giam giữ bị
đau ốm. Do đó chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giảm cho bị cáo một phần hình phạt
như đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định tại phiên tòa là phù
hợp.”
2.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại.
Theo Toà án, ông Hùng bị xử phạt 06 tháng tù về tội: “Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ.” Về bồi thường dân sự, Toà án đã miễn việc
ông Hùng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Quan điểm của
nhóm chúng tơi cho rằng hướng giải quyết trên có những điểm chưa thuyết phục.
Thứ nhất, xem xét các quy định có hiệu lực tại thời điểm xảy ra vụ án. Phương tiện
giao thông mà ông Hùng điều khiển và gây ra thiệt hại thuộc nguồn nguy hiểm cao độ
được quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm
phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang
hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy
hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Từ đó, có căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường của ông Hùng đối với người
bị thiệt hại. Cụ thể, theo Nghị quyết 03/2006 của HĐTP: “Người được chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định
của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường
hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác khơng
trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.”
Thứ hai, việc Toà án lập luận “bị cáo tự nguyện nộp 5.000.000đ…hồn cảnh gia
đình bị cáo gặp nhiều khó khăn… trong q trình tạm giam giữ bị đau ốm.” để miễn
giảm trách nhiệm bồi thường đối với người bị thiệt hại của ông Hùng là chưa hợp lý.

Trong BLDS 2005, không tồn tại quy định về việc người gây ra thiệt hại không phải chịu
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp như trên. BLDS 2005 có quy định về một số
trường hợp gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường như trường hợp phịng
vệ chính đáng (Điều 613), tình thế cấp thiết (Điều 614) hay lỗi hoàn toàn của người bị
thiệt hại (Điều 617).14
Tuy nhiên, bị cáo Hùng cũng không phù hợp với những vấn đề được nêu trong các
điều luật trên. Nếu xét từ khoản 2 Điều 584 BLDS 2015: “Người gây thiệt hại không
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự
kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa
14
Về nội dung này, xem thêm Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự
năm 2015, Nxb. Hồng Đức, chương 6.

16


thuận khác hoặc luật có quy định khác.” thì vẫn khơng có căn cứ thuyết phục để ơng
Hùng khơng phải trực tiếp bồi thường cho người bị thiệt hại.
2.9. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực
tiếp ông Hùng bồi thường.
Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi cho rằng nên cân nhắc
hướng giải quyết người bị thiệt hại được yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường.
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điểm b
khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2022 của HĐTP: “Người chiếm hữu mà không phải là
chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại nếu đang nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp
tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản tại thời điểm gây thiệt hại.”
Ngoài ra, khoản 2 Điều 601 BLDS 201515 và khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 02/202216
cũng có thể áp dụng với trường hợp của ơng Hùng. Mặc dù công việc ông Hùng đang
thực hiện là cơng việc được Cơng ty chỉ định, giao phó nhưng thiệt hại mà ông Hùng gây
ra cho người bị thiệt hại hồn tồn là do lỗi của ơng Hùng vì ông lái xe lấn chiếm trái

phép phần đường. Như vậy, việc người bị thiệt hại yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường
là hồn tồn có thể và phù hợp với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, việc trực tiếp yêu cầu ông Hùng bồi thường cũng cần phải xem xét đến
khả năng bồi thường của ơng Hùng. Bởi vì theo nội dung bản án, hồn cảnh gia đình ơng
Hùng gặp nhiều khó khăn, tình trạng sức khỏe của ơng Hùng khơng tốt trong khi bị tạm
giam. Từ đó, phía người bị thiệt hại cũng nên cân nhắc hướng đi này để bảo vệ quyền lợi
của mình.
* Đối với Bản án số 05
2.10. Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao?
Điều 622 BLDS năm 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác
phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện
công việc được giao và có quyền u cầu người làm cơng, người học nghề có lỗi trong
việc gây thiệt hại phải hồn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, người làm công, người học nghề là những người làm việc, học tập tại các
pháp nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ dạy nghề trên cơ sở hợp đồng làm việc
hay học nghề phù hợp với quy định của pháp luật. Trong quá trình làm việc, học nghề
người này thực hiện cơng việc được giao phó gây thiệt hại cho người khác thì chủ cơ sở
của người làm công, người học nghề phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại, bởi lẽ

15

Khoản 2 Điều 601 BLDS 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.”
16

Khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP: “Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác

khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.”

17


hành vi của người làm công, học nghề lúc này được xem là hành vi của pháp nhân, cơ sở
đó (Điều 600 BLDS năm 2015).
Sau khi chủ cơ sở của người làm cơng, học nghề bồi thường thiệt hại thì có quyền
u cầu người làm cơng, học nghề hồn lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật
căn cứ theo mức độ lỗi của họ khi gây thiệt hại.
Như vậy, lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS năm 2005 là lỗi trong q
trình thực hiện cơng việc được giao. Trong trường hợp người làm công gây thiệt hại dẫn
đến phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nhưng thiệt hại này khơng
xuất phát từ việc người làm công đang thực hiện công việc được giao thì khơng có căn
cứ áp dụng quy định tại Điều 622 BLDS năm 2005 để gán trách nhiệm bồi thường thiệt
hại lên cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác có ký kết hợp đồng lao động với người làm
công và người làm công trong trường hợp này tự chịu trách nhiệm với thiệt hại mà mình
đã gây ra và trách nhiệm bồi thường này không liên quan đến người sử dụng người làm
công.
Theo Điều 600 BLDS năm 2015, người sử dụng người làm cơng được u cầu hồn
trả một khoản tiền khi người làm cơng “có lỗi trong việc gây thiệt hại”. Do vậy, nếu
khơng có lỗi thì người làm cơng khơng phải hồn trả cho người sử dụng người làm công
tiền mà người sử dụng người làm công đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên,
BLDS lại khơng quy định “lỗi” ở đây là gì? Với quy định hiện hành, lỗi có thể được hiểu
theo hai cách. Cách thứ nhất là lỗi so với người bị thiệt hại, cách thứ hai là lỗi được đánh
giá trong mối quan hệ giữa người làm công và người sử dụng người làm công. Khi xem
xét đến yếu tố lỗi trên, ta nhận thấy vấn đề hoàn trả là quan hệ giữa người làm công và
người sử dụng người làm công. Như vậy, nên hiểu quy định về “lỗi” tại Điều 600 BLDS
năm 2015 theo cách hiểu thứ hai: lỗi được đánh giá trong mối quan hệ giữa người làm
công và người sử dụng người làm công, tức là khi người làm công làm sai so với công

việc được giao thì xem đó là lỗi và người làm cơng trong trường hợp này có trách nhiệm
hồn trả cho người sử dụng người làm cơng.17
2.11. Theo Tịa án, ơng B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) khơng? Vì sao?
Theo Tồ án, ơng B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015)
Bởi vì, trong trường hợp trên, ơng B là người làm cơng có lỗi với người sử dụng người
làm công là ông A. Cụ thể, ông B đã tự ý cắt sắt làm nơi cho chủ tàu để trái cây cúng trên
tàu gây ra hậu quả khiến anh C bị bỏng, việc làm của ông B không phải công việc do ông
A phân công và ông A cũng không hay biết. Hơn thế nữa, trong phần xét thấy của Tịa
án có đoạn như sau: “Nhận thấy, Nguyễn Văn B có lỗi hồn tồn trong việc gây thiệt hại
cho Bùi Xuân C và đã bị xử lý hình sự về tội vơ ý gây thương tích, nên bản án sơ thẩm
chấp nhận tồn bộ u cầu khởi kiện của ơng A, buộc ơng B hồn trả lại cho ơng A tổng
số tiền 165.647.678 đồng mà ông A phải bồi thường cho ơng Bùi Xn C là có căn cứ và
đúng quy định Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2005.”
17

Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (3), tr.127.

18


2.12. Theo Tịa án, ơng A có được u cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho
người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Theo Tịa án, ơng A được u cầu ơng B hoàn trả tiền đã bồi thường cho người bị
hại. Đoạn của bản án cho câu trả lời là tại mục 2.2 phần xét thấy: “Nguyễn Văn B có lỗi
hồn tồn trong việc gây thiệt hại cho Bùi Xuân C và đã bị xử lý hình sự về tội cố ý gây
thương tích, nên bản án sơ thẩm chấp nhận tồn bộ yếu cầu khởi kiện của ông A buộc
ông B hoàn trả cho ồng A tổng số tiền 165.647.678 đồng mà ồng A phải bồi thường cho
ông Bùi Xuân C là có căn cứ và đúng quy định Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2005”.
2.13. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách

nhiệm hồn trả của ơng B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả).
Theo quan điểm của nhóm, hướng giải quyết của Tịa án liên quan đến trách nhiệm
hồn trả của ơng B là hợp lý. Bởi vì:
Thứ nhất, về việc áp dụng pháp luật: Sự việc xảy ra vào ngày 21/09/2016 , BLDS
năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Vì thế, việc Tịa án áp dụng BLDS
năm 2005 để giải quyết là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, về căn cứ hồn trả. Theo Tịa án cấp phúc thẩm, ơng Nguyễn Văn B hồn
tồn có lỗi trong việc gây thiệt hại cho Bùi Xuân C và đã bị xử lý về tội vơ ý gây thương
tích, nên bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ơng A, buộc ơng B
hồn trả lại cho ông A tổng số tiền là 165.647.678 đồng mà ông A phải bồi thường cho
ơng Bùi Xn C là có căn cứ và đúng quy định tại Điều 622 BLDS năm 2005. Theo đó,
cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường do người làm công, người học
nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hồn trả một khoản tiền theo quy định của pháp
luật.Việc ông B làm cho ông C bị bỏng là do ông tự ý lấy sắt cắt làm nơI cho chủ tàu để
trái cây cúng (bàn thờ), việc làm này không phải do ông A giao và ông A cũng không hề
hay biết chuyện này. Vì thế, việc gây ra thiệt hại hồn tồn là do lỗi của B nên việc Tịa
án u cầu ơng B hồn trả lại cho ơng A là có căn cứ.
Thứ ba, về mức hồn trả, trong sự việc này, ơng B là người có lỗi hồn tồn. Vì
thế, việc Tịa án u cầu ơng B hồn trả lại ông A số tiền là 165.647.678 đồng (bằng với
số tiền mà ông A bồi thường cho ông C) là đúng đắn. Mặc dù ông B là người làm công
cho ông A nhưng hành vi dẫn tới thiệt hại của ông B là do ông tự ý làm, ông A khơng hề
giao phó cũng như khơng hề hay biết chuyện này. Suy cho cùng, thiệt hại xuất phát từ
chính ông B gây ra trực tiếp, ông A chỉ mang tính chất quản lý người gây ra thiệt hại và
bảo đảm bồi thường cho người bị hại.

19


VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA
* Tóm tắt Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 08/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Đầm

Dơi tỉnh Cà Mau.
- Nguyên đơn: Nguyễn Thị Nga;
- Bị đơn: Lê Phong Nhã;
- Nội dung vụ án:
Khoảng 16 giờ ngày 05/01/2014, 05 con heo con của bà Nga đi ăn dưới gầm cầu
kênh Thầy Bảy thì bị con chó của ơng Nhã cắn chết 01 con. Sau khi heo bị thương bà có
báo chính quyền địa phương lập biên bản nhưng ơng Nhã không đến nên không lập được
biên bản. Bà yêu cầu ông Nhã bồi thường con heo bằng 1.000.000 đồng vì cho rằng con
heo bị chó cắn khi đi ăn ở dạ cầu, được nhà nước xây dựng trên đất của ông Nhã. Ông
Nhã thỏa thuận bồi thường 600.000 đồng nhưng bà Nga khơng đồng ý. Theo quyết định
của Tịa án, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nga, buộc ông Nhã có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại cho bà Nga trị giá ½ con heo bằng 500.000 đồng. Nếu ông Nhã không
chịu trả kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án thì sẽ chịu khoản tiền lãi của số tiền phải
thi hành án theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 kèm theo đó phải trả án
phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng.
3.1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
Điều 603 BLDS năm 2015 sử dụng thuật ngữ “súc vật” để quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra.
Ngồi ra, thuật ngữ “súc vật” cịn được sử dụng tại các Điều 502, Điều 509, Điều
625 BLDS năm 2005. Bên cạnh đó, thuật ngữ “súc vật” còn được sử dụng tại các Điều
504, Điều 512, Điều 629 BLDS năm 1995.
3.2. BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì khơng?
BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 khơng có một quy định nào định nghĩa chi
tiết thế nào là “súc vật”. BLDS không cho biết thế nào là súc vật nhưng thông thường
súc vật được hiểu là vật nuôi trong nhà, thuộc loại động vật, bốn chân, loại này đã được
con người thuần dưỡng như trâu, bò, dê, ngựa, …18
3.3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
Trong thực tiễn xét xử, súc vật được hiểu là những con vật nuôi “trong nhà” hoặc
“ngồi đồng” và đã được con người thuần hóa từ rất lâu như trâu, bò, gà, vịt, lợn, …
Bản án số 222/2007/DSPT ngày 02/08/2007 của TAND tỉnh Kiên Giang liên quan

đến việc con chó của bà Thánh qua nhà chị Tha kiếm ăn, trong lúc giành miếng thịt với
cháu Thoa là con của chị Tha thì con chó đã táp trúng miệng cháu Thoa. Ở đây, Tòa án
đã xem con chó là súc vật và áp dụng tại Điều 609 BLDS 2005 và Điều 625 BLDS 2015
quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra để xét xử.

18
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng (tái bản lần 2, có sửa đổi và bổ sung), Nxb. Hồng Đức, tr. 425.

20


Trong Bản án số 100/DSPT ngày 07/06/2005 của TAND tỉnh Trà Vinh đề cập đến
việc anh Khánh yêu cầu anh Thái và anh Tùng bồi thường thiệt hại vì xe ôm anh Khánh
thuê do anh Thái điều khiển đã cán phải con ngỗng làm anh và đứa con mới 22 tháng
tuổi bị té, lúc đó có 1 chiếc xe ba gác do anh Tùng điều khiển ở phía sau chạy tới đụng
vào anh làm anh bị thương nặng và con anh bị tử vong. Ở đây, tòa án cũng xem ngỗng là
súc vật, nên thiệt hại mà con ngỗng gây ra trong bản án này cũng được đưa vào là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thiệt hại để xác định bồi thường.
3.4. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
Đoạn của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra: “Hội đồng xét xử thấy rằng
vào ngày 06/01/2014 05 con heo con của bà Nga đi ăn trên đất của ông Nhãn thì bị chó
của ơng Nhã cắn bị thương 01 con là thực tế có xảy ra, được các bên đương sự thừa
nhận nến thuộc trường hợp những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo khoản
2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự. Ngồi ra, qua lời trình bày của bà Nga và ơng Nhã
trong q trình giải quyết vụ án; lời trình bày của ơng Nhã tại biên bản hịa giải của ấp
khơng ghi thời gian (BL 02) và lời trình bày của người làm chứng trong vụ án chứng
minh được sau khi heo bị chó cắn thì hai ngày sau heo chết, bà Nga khơng sử dụng được
con heo bị chó cắn chết. Bà Nga và ông Nhã thống nhất giá 01 con heo con tại thời điểm
tết năm 2014 một con bằng 1.000.000 đồng, cũng như việc thống nhất con heo con của

bà Nga bị chó ơng Nhã cắn trị giá 1.000.000 đồng. Do đó, bà Nga bị thiệt hại toàn bộ
01 con heo con trị giá 1.000.000 đồng là có căn cứ, làm cơ sở cho Hội đồng xét xử tính
mức bồi thường thiệt hại trong vụ án”.
3.5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra?
Trong bản án, đoạn cho thây Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra:
“Xét yêu câu khởi kiện của bà Nga thì thấy rằng: Vị trí con heo của bà Nga bị chó
ni của ông Nhã cắn chết là trên đất của ông Nhã và ông Nhã xác định vật nuôi của
hai bên được thả rồng theo tập quán nên xảy ra sự việc chó cắn heo chết. Theo Điều 625
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hồn tồn có lỗi trong việc làm súc
vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu khơng phải bồi thường”, “4. Trong trường hợp
súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường
theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Căn cứ điều luật viện
dân trên, thấy rằng ông Nhã là chủ sở hữu súc vật (ni chó), vật ni trong nhà nhưng
do lỗi quản lý của ơng Nhã nên chó ni của ơng Nhã cắn chết heo nuôi của bà Nga.
Đối với bà Nga cũng là người sở hữu vật nuôi trong nhà là heo con nhưng cũng không
quản lý đúng quy định, để heo con chạy qua đất của ông Nhã, hậu quả làm chó của ơng
Nhã cắn chết heo của bà Nga, làm cho bà Nga bị thiệt hại 01 con heo trị giá 1.000.000
đồng. Như vậy, trong trường hợp trên cả bà Nga và ơng Nhã đếu có lỗi ngang nhau trong
việc quản lý vật ni của mình, đã gây ra thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu
50% mức độ lỗi là đúng quy định của pháp luật”.
21


Như vậy, qua đoạn trên, chúng ta có thể thấy thiệt hại xảy ra ở đây là 01 con heo
con trị giá 1.000.000 đồng và thiệt hại này là do chó của ơng Nhã gây ra.
3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra.

Theo quan điểm của nhóm, việc Tịa áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 để buộc bà Nga chịu 50% mức
độ lỗi là hoàn toàn phù hợp quy định pháp luật. Bởi vì, về nguyên tắc, theo khoản 1 Điều
603 BLDS 2015, ông Nhã phải bồi thường cho bà Nga trong trường hợp chó của ơng cắn
chết heo của bà Nga. Tuy nhiên, theo dữ kiện trong bản án, Tòa án đã xác định nguyên
nhân dẫn đến việc heo của bà Nga bị chó của ơng Nhã cắn chết là có lỗi hỗn hợp, cụ thể
bà Nga có lỗi trong việc quản lý làm heo chạy qua ăn trên ơng Nhã. Cịn ơng Nhã có lỗi
trong việc quản lý chó (vật ni) dẫn đến việc chó cắn chết heo của bà Nga.
Tóm lại, đây là trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi. Do đó, Tịa căn cứ vào
các quy định có liên quan để yêu cầu ông Nhã phải bồi thường 50% là không trái với quy
định của pháp luật.
3.7. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại.
Tại BLDS 2015 trường hợp người bị thiệt hại hoàn tồn có lỗi khơng cịn được quy
định cụ thể tại Điều 60319 mà được quy định tại khoản 2 Điều 584 BLDS 2015. Liên
quan đến bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, theo khoản 1 Điều 625 BLDS 2005, “chủ
sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị
thiệt hại hồn tồn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu
khơng phải bồi thường”. Khoản 1 Điều 625 BLDS 2005 có nội dung “nếu người bị thiệt
hại hồn tồn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu khơng
phải bồi thường” là nội dung liên quan đến trường hợp không chịu trách nhiệm bồi
thường và nó phù hợp trong Mục về Quy định chung của Chương về Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên đã được chuyển sang phần Những quy định chung
(Điều 584 BLDS 2015).20
Trách nhiệm của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi một
phần. Đến BLDS 2015, tại khoản 4 Điều 585 đã có quy định “Khi bên thiệt hại có lỗi
trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây
ra”. BLDS 2015 quy định về trách nhiệm của người bị thiệt hại tại nguyên tắc BTTH
19

“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc
vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải
bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập
qn nhưng khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
20
Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb. Hồng Đức (xuất bản
lần thứ tư), tr. 588.

22


trong Mục quy định chung của Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Ngoài ra, BLDS
2015 đã mở rộng phạm vi quy định về việc người bị thiệt hại có phần lỗi. Cơ sở lý luận
chung quy định: nguyên tắc công bằng, nếu người bị thiệt hại có lỗi thì khơng được
BTTH trong phạm vi lỗi gây thiệt hại đó. Các quy định như trên là hoàn toàn hợp lý. Tuy
nhiên, việc xác định phạm vi lỗi để xác định mức độ BTTH vẫn chưa được cụ thể.21
3.8. Suy nghĩ của anh chị về việc Toà án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà
Nga bị xâm hại?
Theo quan điểm của nhóm, việc Tịa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà
bà Nga bị xâm hại là hợp lý vì căn cứ theo khoản 1 Điều 625 BLDS năm 2005 quy định:
“Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác”. Trong
trường hợp này, chủ sở hữu phải trơng giữ và quản lý súc vật của mình, nêu súc vật gây
thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, bà Nga là chủ
sở hữu số heo con (vật nuôi trong nhà), bà phải có trách nhiệm trơng giữ và quản lý số
heo trên, nhưng bà Nga lại để heo chạy qua phần đất của ông Nhã, hậu quả là một con

heo bị chó của ơng Nhã cắn chết. Do đó, tuy không phải chịu trách nhiệm trong việc súc
vật gây ra thiệt hại phải bồi thường nhưng bà Nga là chủ sở hữu heo con phải chịu rủi ro
về tài sản của mình với lỗi do bà gây ra khi để heo của mình chạy qua phần đất của ơng
Nhã.
3.9. Việc Tồ án khơng buộc ơng Nhà bồi thường tồn bộ thiệt hại cho bà Nga có
thuyết phục khơng? Vì sao?
Theo quan điểm của nhóm, Việc Tồ án khơng buộc ông Nhà bồi thường toàn bộ
thiệt hại cho bà Nga là thuyết phục.
Theo Điều 625 BLDS 2005: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hồn tồn có lỗi trong việc làm súc
vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu khơng phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại
cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở
hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì
người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rơng theo tập qn mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu
súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội.”
Khoản 4 Điều 585 BLDS 2015: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại
thì khơng được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

21
Nguyễn Thị Thu Vi, Tiểu luận: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra”, Trường Đại học Luật Tp.
HCM, tr. 10.

23


Trong trường hợp này, thấy rằng bà Nga cũng có lỗi trong quản lý vật nuôi đúng

quy định. Bà Nga và ơng Nhà đều có phần ngang nhau về mặt lỗi, nên ơng Nhà khơng
phải bồi thường tồn bộ thiệt hại cho bà Nga là hợp lý.

24


×