Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

(Luận văn học viện tài chính aof) công tác giám định, giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng của bảo minh hà nội – thực trạng và giải phá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.11 KB, 63 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.

Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Quỳnh Anh

H
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

i

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ............................................................vi


LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM MỌI RỦI RO XÂY
DỰNG VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH – BỒI THƯỜNG................................3
1.1. Tổng quan về Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng:............................................3
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng...................3
1.1.2. Quá trình ra đời của Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng................................4
1.1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng..............................6
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về giám định bồi thường nghiệp vụ Bảo

H

hiểm mọi rủi ro xây dựng................................................................................13
1.2.1. Khái niệm giám định, bồi thường trong bảo hiểm................................13
1.2.2. Vai trò của giám định bồi thường..........................................................16
1.2.3. Nội dung của công tác giám định bồi thường.......................................17
1.3. Tầm quan trọng của công tác giám định bồi thường trong Bảo hiểm rủi ro
xây dựng..........................................................................................................20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG
CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM MỌI RỦI RO XÂY DỰNG TẠI BẢO
MINH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015.......................................................22
2.1. Vài nét về công ty Bảo Minh Hà Nội........................................................22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................23
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban..............................................24

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

ii

Lớp: CQ50/03.01



Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Bảo Minh Hà Nội giai đoạn
2013 –2015......................................................................................................25
2.2. Thực trạng công tác giám định bồi thường Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
tại Bảo Minh Hà Nội.......................................................................................26
2.2.1. Yêu cầu của công tác giám định bồi thường Bảo hiểm mọi rủi ro xây
dựng tại Bảo Minh Hà Nội..............................................................................26
2.2.2. Quy trình giám định bồi thường Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng...........27
2.3. Đánh giá chung về công tác bồi thường nghiệp vụ Bảo hiểm mọi rủi ro
xây dựng tại Bảo Minh Hà Nội.......................................................................36
2.3.1. Kết quả đạt được trong cơng tác giám định bồi thường........................36
2.3.2. Những hạn chế cịn tồn tại trong công tác giám định bồi thường.........37
2.3.3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong công
tác bồi thường – giám định Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng............................39

H

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
GIÁM ĐỊNH – BỒI THƯỜNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM MỌI RỦI
RO XÂY DỰNG TẠI BẢO MINH HÀ NỘI.................................................42
3.1. Định hướng, mục tiêu của công ty Bảo Minh Hà Nội trong công tác giám
định – bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng....................42
3.1.1. Định hướng của công ty trong công tác giám định – bồi thường nghiệp
vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng....................................................................42
3.1.2. Mục tiêu của Bảo Minh Hà Nội trong công tác giám định – bồi thường

nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng........................................................43
3.2 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác giám định- bồi thường của nghiệp
vụ Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng tại Bảo Minh Hà Nội.................................43
3.2.1. Về công tác giám định...........................................................................43
3.2.2. Về công tác bồi thường.........................................................................45
3.2.3. Về các công tác khác:............................................................................48
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

iii

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

3.3. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác giám định – bồi thường của
nghiệp vụ Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng tại Bảo Minh Hà Nội.....................49
3.3.1. Một số kiến nghị đối với Tổng công ty cổ phần Bảo Minh...................49
3.3.2. Kiến nghị với hiệp hội bảo hiểm:..........................................................50
3.3.3 Một số kiến nghị với nhà nước:..............................................................51
KẾT LUẬN.....................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................53
PHỤ LỤC........................................................................................................54

H
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

iv


Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BH

: Bảo hiểm

BHMRRXD

: Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

GTBH

: Giá trị bảo hiểm

HĐBH

: Hợp đồng bảo hiểm


KH

: Khách hàng

NĐBH

: Người được bảo hiểm

H
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

v

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Biểu phí rủi ro động đất.
Bảng 1.2: Biểu phụ phí rủi ro lũ lụt.
Bảng 2.1: Kết quả giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro
xây dựng tại Bảo Minh Hà Nội năm 2013 - 2015
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty Bảo Minh Hà Nội
Hình 2.2: Quy trình giám định bộ

H

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

vi

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các
chủ thể hoạt động trong nền kinh tế gặp rất nhiều rủi ro, kể cả doanh nghiệp
bảo hiểm, song đây lại là một cơ hội dành cho các công ty bảo hiểm. Bởi vì,
các chủ thể kinh tế có nhu cầu được đảm bảo an tồn hơn bao giờ hết, và lợi
ích của bảo hiểm cũng được khẳng định rõ tàng hơn.
Ở Việt Nam, đang trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước thì nền tảng cơ sở hạ tầng đang được tích cực xây dựng. Rất nhiều con
đường, cây cầu, rất nhiều nhà ở , xí nghiệp … được xây dựng. Đặc biệt, theo
đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn là một “điểm đầu tư
hấp dẫn”, do đó nhu cầu xây dựng trong nước đang trở nên mạnh mẽ, vì thế
nhu cầu về bảo hiểm xây dựng cũng trở nên thiết yếu đối với các nhà đầu tư.

H

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ Bảo hiểm mọi rủi ro xây
dựng, trong thời gian thực tập tại Bảo Minh Hà Nội, em đã tìm hiểu, nghiên
cứu và lựa chọn đề tài: “Cơng tác giám định, giải quyết bồi thường nghiệp vụ

Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng của Bảo Minh Hà Nội – thực trạng và giải
pháp.” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp tập trung nghiên cứu công tác giám định bồi thường
nghiệp vụ Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng (BHMRRXD) của Công ty Bảo
Minh Hà Nội giai đoạn 2013-2015.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận chung về hoạt động công tác giám định bồi
thường nghiệp vụ Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng để thấy được ý nghĩa thiết
thực của Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng. Đồng thời thơng qua việc phân tích

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

1

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

cụ thể tình hình giám định bồi thường nghiệp vụ này ở Bảo Minh Hà Nội để
nhằm tìm ra những mặt cịn hạn chế trong việc giám định bồi thường nghiệp
vụ bảo hiểm này từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả công tác giám định bồi thường nghiệp vụ Bảo hiểm mọi rủi ro xây
dựng tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Một số phương pháp khác: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

số liệu kết hợp phân tích lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Lời mởi đầu, Kết luận
và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và công tác

H

giám định bồi thường

Chương 2: Thực trạng công tác giám định bồi thường của nghiệp vụ
bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác giám định bồi
thường của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng tại Bảo Minh Hà Nội
Do điều kiện thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế
nên chuyên đề của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo và các bạn để chuyên đề thực tập
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn PGS.,TS. Đồn Minh Phụng và các anh chị làm việc ở Bảo Minh
Hà Nội đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

2

Lớp: CQ50/03.01



Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM MỌI RỦI RO XÂY DỰNG VÀ
CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH – BỒI THƯỜNG
1.1. Tổng quan về Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng:
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
Hiện nay, các kiến trúc hiện đại được xây dựng trên cơ sở khoa học và
công nghệ. Phạm vi của ngành xây dựng ngày càng được mở rộng hơn: từ
những ngôi nhà cấp bốn, đến những “ tháp” cao hàng trăm tầng, từ những
cơng trình thủy lợi mương máng đến những con đập khổng lồ ngăn hàng ngàn
mét khối nước, từ các con đường, cây cầu, đường hầm đến các sân bay, cầu
cảng, nhà máy… Các phát minh về kỹ thuật, công nghệ gần đây làm gia tăng
tầm cỡ, và mức độ phức tạp cho các dự án xây dựng. Ngành xây dựng đã và
đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng mà thiếu nó, chúng ta hầu như

H

khơng thể khẳng định được sự tiến bộ của loài người. Sự văn minh, phát triển
của một quốc gia được đánh giá qua cơ sở vật chất hạ tầng- được đảm bảo
thông qua ngành xây dựng. Và con người hàng ngày đang thực hiện xây dựng
mới, nâng cấp các cơng trình về quy mơ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và
hiệu quả sản xuât, tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo mối quan hệ
tỷ lệ, cấn đối, hợp lý cho sự phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu vực,
các vùng kinh tế trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Tạo
điều kiện xóa bỏ dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và
miền ngược, năng cao trình độ dân trí cho người dân. Ngành xây dựng tạo
điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc

phịng thơng qua việc đầu tư xây dựng các cơng trình xã hội, cơ sở hạ tầng.
Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó,
hàng năm, ngành cơng nghiệp xây dựng đóng góp cho ngân sách hàng ngàn tỷ
đồng. Giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn công nhân.
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

3

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Trong kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào, kinh doanh trong ngành
nghề nào đều cần có sự đảm bảo về mặt tài chính để bù đắp cho những thiệt
hại do những rủi ro không lường trước được gây ra. Ngành xây dựng ngày
càng có vai trị quan trọng trong q trình phát triển đất nước, mặt khác, nếu
gặp rủi ro, thiệt hại thường là rất lớn. Vì thế Bảo hiểm xây dựng là một nhu
cầu khách quan, và hầu hết các gói thầu xây dựng, Bảo hiểm thường là bắt
buộc.
Thực tế gần đã cho thấy tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng như thế
nào khi một số vụ tai nạn đáng tiếc xẩy ra như sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ,
sập cầu Trung Lương… Nhờ có sự san sẻ của các cơng ty bảo hiểm mà hậu
quả của những vụ tai nạn đó được khắc phục nhanh chóng hơn
1.1.2. Q trình ra đời của Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
Bảo hiểm là ngành kinh tế ra đời muộn hơn những ngành khác như nơng

H


nghiệp, cơng nghiệp, hố chất, thuỷ sản… nhưng đã có bước phát triển mạnh
mẽ. Trong các loại hình bảo hiểm thì bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ra đời
muộn hơn so với các loại hình bảo hiểm khác nhưng từng bước đã khẳng định
vị trí quan trọng của mình trên thị trường bảo hiểm nói chung và đời sống con
người. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm xây dựng
lắp đặt, quá trình ra đời của bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng gắn liền với quá
trình ra đời của bảo xây dựng lắp đặt.
Trên thế giới: Đơn bảo hiểm xây dựng đầu tiên trên thế giới được cấp
năm 1929 cho cơng trình xây dựng cầu Laberth bắc qua sơng Thames ở Luân
Đôn. Đến năm 1934 đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt được cấp ở Đức. Kể từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhu cầu tái thiết nền kinh tế được đặt lên hàng
đầu. Các nước trên thế giới cùng nhau thống nhất "đối đầu chuyển sang đối
thoại", cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở mỗi nước. Các cơng trình
xây dựng tái thiết đất nước được phát triển mạnh mẽ đòi hỏi nhu cầu bảo
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

4

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

hiểm cho các cơng trình ngày một tăng. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt phát
triển rất nhanh và tương đối hoàn chỉnh.
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kĩ thuật. Các
loại hình bảo hiểm trong bảo hiểm kỹ thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi

loại hình đảm bảo cho một giai đoạn hay một khâu của quá trình sản xuất.
Bảo hiểm xây dựng được bắt đầu khi cơng trình khởi cơng xây dựng, kết thúc
khi cơng trình xây dựng hồn thành, đây cũng là thời điểm bắt đầu của bảo
hiểm lắp đặt, nó kết thúc khi máy móc lắp đặt xong và đến giai đoạn chạy thử.
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là loại hình có sự phát triển mạnh mẽ về
quy mơ cũng như chất lượng nghiệp vụ do nhu cầu xây dựng và lắp đặt của
các quốc gia trên thế giới ngày càng có xu hướng phát triển. Nó cũng là loại
hình bảo hiểm tương đối phức tạp so với các loại hình bảo hiểm khác. Đơn
bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thường có phạm vi cho cả q trình xây dựng

H

lắp đặt. Nếu giá trị phần xây dựng lớn hơn giá trị phần lắp đặt thì sẽ áp dụng
đơn bảo hiểm xây dựng và ngược lại. Đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cũng
thường được mở rộng cho việc bảo hiểm trách nhiệm với bên thứ ba.
Tại Việt Nam: Sau đại hội VI, Nhà nước đổi mới các chính sách kinh tế,
xã hội, ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bảo hiểm xây dựng và
lắp đặt mới thực sự phát triển. Ngày 7/8/1991 Bộ Tài Chính ban hành Quyết
định số 2531/TCQĐ cho phép Tổng Cơng Ty Bảo Hiểm Việt Nam gọi tắt là
Bảo Việt được triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Giai đoạn
đầu khi mới triển khai số vốn hoạt động nhỏ, năng lực cịn hạn chế, kinh
nghiệm chun mơn chưa có, nên Bảo Việt chỉ triển khai các cơng trình nhỏ,
các doanh nghiệp nước ngồi hoạt động tại Việt Nam thường chọn mua bảo
hiểm của các công ty bảo hiểm có uy tín trên thế giới, do đó số phí bảo hiểm
xây dựng và lắp đặt thấp.

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

5


Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Từ đó đến nay nước ta đang dần dần hoàn thiện hành lang pháp lý giúp
cho nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt được phát triển. Ngày
20/10/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định 177-CP quy định về
quản lý đầu tư và xây dựng, tại điều 52 nghị định này quy định rõ các chủ đầu
tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt, các tổ chức tư vấn xây
lắp, nhà thầu xây lắp phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các sản
phẩm tư vấn và vật tư thiết bị nhà xưởng phục vụ thi công, tai nạn lao động
đối với người lao động, trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3 trong quá
trình thực hiện dự án. Phí bảo hiểm của chủ đầu tư được tính vào vốn đầu tư,
cịn phí bảo hiểm của tổ chức tư vấn và nhà thầu được tính và chi phí sản
xuất. Phần này cịn quy định bảo hiểm được mua tại các công ty trong nước
nếu như dự án của Việt Nam, những dự án của nước ngồi thì tuân thủ trong
quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

H

Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam một loạt công ty Bảo hiểm
được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như: Bảo Việt, Bảo Minh,
PJICO, Bảo Long, PVI….cùng với sự góp mặt của các cơng ty bảo hiểm nước
ngoài làm thị trường bảo hiểm Việt Nam trở lên sôi động, sự cạnh tranh ngày
càng găy gắt hơn địi hỏi các cơng ty khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ về mọi mặt. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tiến hành một cách

lành mạnh, tạo nên một thị trường bảo hiểm cạnh tranh công bằng, nâng cao
chất lượng của các dịch vụ bảo hiểm.
1.1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các cơng trình xây
dựng dân dụng, cơng trình cơng nghiệp…Mỗi cơng trình bao gồm nhiều hạng
mục riêng biệt. Do đó, để thuận tiện cho vịêc tính phí bảo hiểm cũng như giải
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

6

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

quyết khiếu nại trong trường hợp tổn thất xảy ra, người ta chia một cơng trình
ra thành nhiều hạng mục khác nhau gồm:
- Giá trị thi công xây dựng: hạng mục này chiếm phần lớn giá trị cơng
trình gồm các hạng mục do chủ thầu tiến hành theo hợp đồng xây dựng đã kí
kết giữ chủ thầu và chủ đầu tư chủ yếu là: cơng tác đào lắp, san nền; giá trị
các cơng trình tạm thời cho công tác thi công như nhà tạm, kênh dẫn nước, đê
bảo vệ; giá trị móng, giá trị các cấu trúc của cơng trình.
- Trang bị và các cơng trình tạm thời: đây là các trang bị dùng trong khi
xây dựng gồm các thiết bị cố định phục vụ thi cơng như các cơng trình phụ
trợ, giàn giáo, hệ thống băng tải…
- Máy móc xây dựng: là các loại máy móc dùng trong q trình xây
dựng gồm máy móc có động cơ tự hành hoặc khơng tự hành thuộc quyền sở

hữu của người được bảo hiểm hoặc do họ đi thuê. Các loại máy móc này chỉ

H

được bảo hiểm trong thời gian sử dụng trên công trường.
- Tài sản có sẵn trên và xung quanh cơng trường: nếu là tài sản thuộc
quyền sở hữu, quản lý và chăm sóc của người được bảo hiểm thì có thể được
bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng bằng sửa đổi bổ sung. Còn với loại tài
sản thuộc sở hữu của bên thứ 3 thì được bảo hiểm theo phần 2 của đơn bảo
hiểm xây dựng: trách nhiệm đối với người thứ 3.
- Chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra tổn thất: gồm các chi phí
phát sinh do phải di chuyển, dọn dẹp các chất phế thải xây dựng, do sự cố
được bảo hiểm gây ra trên khu vực cơng trường nhằm mục đích làm sạch để
tiếp tục thi cơng xây dựng cơng trình. Khoản chi phí này được bảo hiểm khi
người được bảo hiểm kê khai và yêu cầu bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với người thứ 3: bao gồm các trách nhiệm pháp lý do
thiệt hại về tài sản hoặc thương tật thân thể của bên thứ 3 phát sinh trong q
trình thi cơng cơng trình hoặc xung quanh khu vực công trường.
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

7

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

1.1.3.2. Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro được bảo hiểm và giới hạn
trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng gồm 2 phần:
-

Phần 1: Các tổn thất vật chất của cơng trình do cháy, nổ, lũ lụt, động

đất, trộm cắp, sai sót trong khi xây dựng và nói chung do các sự cố bất ngờ
- Phần 2: Trách nhiệm đối với người thứ 3 gồm các trách nhiệm dân sự
phát sinh theo luật định của người được bảo hiểm đối với các thiệt hại gây ra
cho bên thứ ba trong quá trình xây dựng như:
• Thương tật thân thể hay thiệt mạng con người ( khơng phải lao động
thuộc cơng trình).
• Thiệt hại về tài sản cho người khác, mức trách nhiệm bảo hiểm được
thoả thuận giữa người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.

H

1.1.3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
a, Giá trị bảo hiểm
Xác định được chính xác giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng và
lắp đặt là vấn đề rất quan trọng và phức tạp.
- Giá trị của phần công tác thi công xây dựng là giá trị bảo hiểm của
phần công tác xây dựng, thường là giá trị ước tính và là một trong các giá trị
sau: tổng giá trị khơi phục lại cơng trình trong trường hợp cơng trình bị tổn
thất tồn bộ; giá trị dự tốn cơng trình theo hợp đồng xây dựng.
- Giá trị bảo hiểm của máy móc và trang thiết bị xây dựng: Được xác định
theo giá trị thay thế tương đương của các máy móc trang thiết bị đó mua tại
thời điểm thi cơng cơng trình và có thể bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp ráp.
- Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp phế thải: Khi xác định giá trị

bảo hiểm cần dự kiến chi phí cần thiết để di chuyển chất phế thải xây dựng,
đất đá sau khi xảy ra tổn thất lớn nhất.
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

8

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

- Mức trách nhiệm bảo hiểm của người được bảo hiểm đối với bên thứ 3:
Thường được xác định trên cơ sở giá trị tổn thất tối đa. Đây là giới hạn thoả
thuận cho mỗi tai nạn nhưng không giới hạn trong suốt thời hạn bảo hiểm .
b, Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm được xác định dựa vào giá trị các hạng mục vừa nêu
trên và sự thoả thuận của hai bên. Thông thường người bảo hiểm thuyết phục
người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm ngang giá trị. Trong trường hợp
người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm dưới giá trị sẽ áp dụng phương pháp
bảo hiểm theo tỷ lệ đối với các thiệt hại xảy ra.
1.1.3.4. Phí bảo hiểm
Một cơng trình xây dựng bao gồm hai phần phí sau: phí bảo hiểm tiêu
chuẩn và phụ phí mở rộng.
Phí bảo hiểm tiêu chuẩn: là phí bảo hiểm tính cho các rủi ro tiêu chuẩn

H

bao gồm các rủi ro thiên tai, các rủi ro bất ngờ và các rủi ro khác như tay nghề

kém, thiếu kinh nghiệm. Phí bảo hiểm tiêu chuẩn có ba phần chính là phí cơ
bản tối thiểu, phụ phí rủi ro động đất và phụ phí rủi ro lũ lụt.
- Phí cơ bản tối thiểu: đó là phí lưu kho tại khu vực công trường kể từ
khi nguyên vật liệu được bốc dỡ từ trên phương tiện vận chuyển xuống. Thời
gian lưu kho trước khi xây dựng là khơng q 3 tháng. Ngồi ra cịn có chi
phí xây dựng hoặc lắp đặt cơng trình, chạy thử cho máy móc mới.
- Phụ phí rủi ro động đất: được tính cho từng loại cơng trình, phụ thuộc
vào độ nhạy cảm của cơng trình đối với rủi ro động đất. Trong kỹ thuật mức
độ nhạy cảm được chia làm 5 loại: C, D, E, F, G và theo mức độ tăng dần.

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

9

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Bảng 1.1: Biểu phí rủi ro động đất.

Phụ phí rủi ro động đất (%)

Độ nhạy cảm của cơng trình

Khu vực 0

Khu vực 1


C

0

0.20

D

0

0.22

E

0

0.24

F

0

0.26

G

0

0.30


Việt Nam chỉ có hai khu vực có rủi ro động đất mức độ 0 và 1
+ Khu vực 1: bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lao Cai, Hà Giang, Tuyên

H

Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hồ Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, n Bái, Lai Châu, Điện Biên.
+ Khu vực 0: hầu như không có động đất xảy ra, gồm các tỉnh cịn lại.
Tỷ lệ phụ phí động đất được tính theo tỷ lệ phần nghìn/ năm.
Phụ phí động đất = Phí cho 1 năm

x Thời hạn bảo hiểm/12 tháng
( trong thời gian xây dựng )

- Phụ phí rủi ro lũ lụt: Căn cứ vào sức chịu đựng của cơng trình đối với
tác động của lũ lụt. Có ba khu vực rủi ro khi tiến hành xây dựng cơng trình:
khu vực ít chịu ảnh hưởng của rủi ro lũ lụt thì có độ cao so với mặt nước biển
ít nhất là 25 m; vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt có độ cao trung bình dưới 10m
so với mặt nước biển; khu vực ba là khu vực chịu ảnh hưởng rất nhiều của
mưa lũ, độ cao so với mặt nước biển dưới 3m.

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

10

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp


Học Viện Tài Chính

Bảng 1.2: Biểu phụ phí rủi ro lũ lụt.

Khu vực rủi ro lũ lụt (%)

Sức chịu đựng của cơng trình

1

2

3

I

0.05

0.15

0.25

II

0.10

0.20

0.30


III

0.20

0.30

0.40

Tỷ lệ phụ phí trên xác định bằng phần nghìn và tính cho 1 năm.
Phụ phí

= Thời gian thi cơng / 12 tháng x Tỷ lệ phụ phí( 1 năm)

Vậy:
Phí tiêu chuẩn = Phí cơ bản tối thiểu + Phụ phí động đất + Phụ phí lũ lụt
Phụ phí bảo hiểm mở rộng tiêu chuẩn : Đây là phụ phí đối với việc mở

H

rộng bảo hiểm cho các cơng việc như: chi phí dọn dẹp sau tổn thất, các tài sản
có sẵn trên và xung quanh cơng trường thuộc người được bảo hiểm, các máy
móc xây dựng, các trang thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng, trách nhiệm
dân sự đối với người thứ 3.
1.1.3.5. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
Khái niệm: Là sự thoả thuận giữa nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm
về các rủi ro trong xây dựng và lắp đặt. Người được bảo hiểm có trách nhiệm
nộp phí bảo hiểm cho nhà bảo hiểm. Nhà bảo hiểm có trách nhiệm thanh tốn
số tiền bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất trong phạm vi trách nhiệm
của mình.

Nội dung:
- Các bên liên quan trong hợp đồng:
• Bên mua bảo hiểm có các thơng tin liên quan như: Tên dự án, đại diện
chủ đầu tư, fax, tài khoản, mã số thuế của nhà đầu tư.
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

11

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

• Bên bán bảo hiểm: Người đại diện, tên công ty, địa chỉ, fax, tài khoản,
mã số thuế.
- Các tài liệu của hợp đồng: Giấy yêu cầu bảo hiểm xây dựng, giấy yêu
cầu bảo hiểm lắp đặt, giấy chứng nhận bảo hiểm xây dựng, giấy chứng nhận
bảo hiểm lắp đặt, các sửa đổi bổ sung, danh mục cơng trình được bảo hiểm .
- Đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt về vật chất, trách
nhiệm dân sự đối với người thứ 3.
- Người được bảo hiểm: chủ đầu tư và các nhà thầu.
- Người được nhận tiền bảo hiểm .
- Quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên.
- Số tiền bảo hiểm và phương thức trả tiền bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm và phương thức thanh toán.
- Thời hạn bảo hiểm.

H


- Giới hạn số tiền bảo hiểm cao nhất nhà bảo hiểm có thể chấp nhận được.
- Mức miễn thường có khấu trừ.
- Điều kiện, điều khoản bổ sung.
- Các quy định khác để giải quyết tranh chấp.
- Chữ ký các bên có liên quan.
1.1.3.6. Thời hạn bảo hiểm
Thơng thường thời hạn bao gồm thời gian:
+ Lưu kho vật liệu trước khi xây dựng
+ Giai đoạn xây dựng
+ Kiểm nghiệm chạy thử và bảo hành
Thời gian kết thúc bảo hiểm là ngay sau khi cơng trình được bàn giao
hay đưa vào sử dụng. Trên thực tế thời gian thi công không nhất thiết phải
trùng với thời hạn ghi trong đơn bảo hiểm. Nếu cơng trình hồn thành trước
thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng cũng chấm dứt ngay sau khi cơng trình
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

12

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

được bàn giao đưa vào sử dụng. Trong trường hợp thời gian thi công kéo dài
vượt quá thời hạn quy định thì người tham gia bảo hiểm phải yêu cầu gia hạn
thêm đối với hợp đồng bảo hiểm cho thời gian vượt quá này.
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về giám định bồi thường nghiệp vụ Bảo

hiểm mọi rủi ro xây dựng
1.2.1. Khái niệm giám định, bồi thường trong bảo hiểm.
1.2.1.1. Giám định trong bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
a. Khái niệm
Giám định là việc xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại để từ đó xác
định trách nhiệm của mỗi bên đối với tổn thất.
b. Nguyên tắc chung của công tác giám định tổn thất
Công tác này phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông báo

H

tổn thất. Nếu khơng tiến hành giám định sớm thì lý do của việc chậm trễ phải
được thể hiện trong biên bản giám định. Việc tiến hành giám định sớm là để
hạn chế tổn thất, hạn chế trục lợi bảo hiểm và đó là cơ sở để tiến hành bồi
thường chi trả nhanh chóng.
Q trình giám định phải có sự hiện diện và ký xác nhận của các bên liên
quan: Người tham gia bảo hiểm, cán bộ giám định… Nguyên tắc này nhằm
mục đích đưa ra một biên bản giám định trung thực, khách quan, có tính hợp
pháp để tránh kiện cáo, tranh chấp.
Trong trường hợp công ty không thể tiến hành giám định trực tiếp thì có
thể nhờ bên khác giám định hộ.
Nếu người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm không thống nhất với
nhau về kết quả giám định thì có thể th một bên khác là các công ty giám
định chuyên nghiệp tiến hành giám định lại. Chi phí cho việc này tuỳ thuộc

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

13

Lớp: CQ50/03.01



Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

vào kết quả giám định. Nếu kết quả khác so với kết luận lúc đầu thì Nhà bảo
hiểm phải chịu chi phí và ngược lại.
c. Mục tiêu của giám định
Công tác giám định là khâu hết sức quan trọng trong bảo hiểm mọi rủi ro
xây dựng, nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Đảm bảo đánh giá chính xác mức độ thiệt hại xảy ra cho bên được bảo
hiểm sau khi đã xác định được phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
- Thực hiện giám định nhanh chóng để có thể tiến hành việc bồi thường, chi
trả bảo hiểm nhằm khắc phục phần nào những tổn thất do rủi ro gây ra cho
bên được bảo hiểm.
d. Giám định viên
Giám định viên là người thực hiện cơng việc giám định cịn được gọi là

H

chun viên giám định.

Ở những nước phát triển, chuyên viên giám định do doanh nghiệp bảo
hiểm trực tiếp chỉ định và lựa chọn. Nhưng phần lớn các chuyên viên giám
định là nhân viên của bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Một giám định viên phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Am hiểu quy tắc, điều khoản bảo hiểm, có hiểu biết các vấn đề chun
mơn khác liên quan các nghiệp vụ cần giám định.
+ Có kinh nghiệm thực tiễn, giác quan nhạy bén trong xử lý tình huống.

+ Tiến hành công việc giám định một cách minh mẫn, chính xác, trung
thực, kịp thời.
+ Giám định viên phải độc lập với các quyền lợi có liên quan.
- Giám định viên có nhiệm vụ là:
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

14

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

+ Khi giám định cùng phối hợp với người được bảo hiểm và cơ quan
chức năng (nếu có) thu thập tài liệu, bằng chứng có liên quan đến tai nạn, rủi
ro để điều tra lập biên bản giám định. Biên bản này phải đảm bảo phản ánh
một cách đầy đủ, trung thực, khách quan các thiệt hại xảy ra.
+ Có trách nhiệm hướng dẫn người tham gia thu thập đầy đủ những giấy
tờ, chứng từ cần thiết để khiếu nại bồi thường, tiến hành khắc phục hậu quả
tổn thất.
1.2.1.2. Bồi thường trong Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
a. Khái niệm
Bồi thường là việc mà người bảo hiểm trả tiền cho người được bảo hiểm
về các thiệt hại cũng như các chi phí liên quan đến tổn thất của người được
bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm gây ra.

H


b. Nguyên tắc bồi thường

Số tiền mà bên bồi thường cho bên được bảo hiểm không vượt quá giá
trại của tài sản bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất.
Pháp luận hiện hành quy định doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền,
nghĩa vụ sau: Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; được quyền từ
chỗi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho
người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo
hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm nhưng phải giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền
bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường.
c. Mục đích của bồi thường

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

15

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

Bồi thường trong bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng là cơ chế mà công ty bảo
hiểm sử dụng để cung cấp khoản tài chính với mục đích hồn trả cho người
được bảo hiểm những gì mà họ đã mất do việc tài sản bảo hiểm gặp tổn thất
trong phạm vi rủi ro được bảo hiểm, nói cách khác là khơi phục lại tình trạng
tài chính ban đầu cho bên bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra.

1.2.2. Vai trò của giám định bồi thường
Kết quả của khâu này là cơ sở để công ty bảo hiểm phân định trách
nhiệm bảo hiểm và xác định số tiền bồi thường. Nếu việc giám định khơng
chính xác dẫn đến bồi thường khơng đúng, nếu bồi thường vượt quá so với
thực tế gây thâm hụt ngân quỹ của công ty, nếu bồi thường thấp hơn thực tế
gây mất lòng tin của khách hàng. Tất cả đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của công ty. Mặt khác nếu công tác giám định không được tiến hành nhanh
chóng thì cơng tác bồi thường khơng thể kịp thời được. Đặc biệt trong nghiệp

H

vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng việc bồi thường chậm trễ dẫn đến ngưng trệ
cơng trình, làm chậm tiến độ của dự án gây thiệt hại cho chủ đầu tư. Giám
định và bồi thường tổn thất ảnh hưởng rất lớn đến khâu khai thác.
Bởi do đặc thù của sản phẩm bảo hiểm là vô hình, khách hàng chỉ nhận
được lời hứa là sẽ bồi thường khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi bảo hiểm
chứ khơng nhìn rõ hình dáng chất lượng sản phẩm đó như thế nào. Họ chỉ
thực sự cảm thấy mình có được sản phẩm khi tổn thất xảy ra. Chính vì vậy
mà, việc giám định – bồi thường phải được thực hiện nhanh chóng chính xác
và kịp thời để tạo niềm tin cho khách hàng. Có như vậy mới giúp tăng uy tín
của cơng ty, tạo được các khách hàng quen thuộc. Đây cũng là một trong
những biện pháp quảng cáo hiệu quả nhất giảm được chi phí cho cơng ty vì
việc lơi kéo một khách hàng mới tốn kém hơn rất nhiều việc giữ một khách
hàng cũ. Ngoài ra công tác giám định trợ giúp rất lớn tới cơng tác đề phịng và
hạn chế tổn thất. Thơng qua công tác này giúp cho việc phân loại và tổng kết
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

16

Lớp: CQ50/03.01



Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

những rủi ro chính thường xảy ra của từng loại cơng trình, địa hình…Qua đó
giúp đề ra biện pháp đề phịng hạn chế tổn thất hiệu quả hơn và vì thế giúp
giảm tỷ lệ bồi thường, tăng lợi nhuận cho công ty, giúp giảm phí bảo hiểm tạo
lợi thế cạnh tranh.
1.2.3. Nội dung của công tác giám định bồi thường
1.2.3.1. Công tác giám định:
Công tác giám định có ảnh hưởng quyết định tới cơng tác bồi thường bảo
hiểm. Kết quả giám định là cơ sở, căn cứ để người bảo hiểm đưa ra quyết
định bồi thường (chấp nhận hay không việc bồi thường, trách nhiệm bồi
thường là bao nhiêu … ).
Công tác giám định được tiến hành khi có thơng báo tổn thất từ phía
khách hàng. Khi xảy ra tổn thất mà được khách hàng thơng báo thì các giám
định viên phải làm việc một cách nhanh chóng. Ngay sau khi nhận được

H

thơng báo tổn thất, giám định viên phải đến ngay hiện trường để ghi chép các
thông tin ban đầu, giám định thiệt hại và thu thập các chứng từ cần thiết.
Trong trường hợp tổn thất phức tạp chưa thể thực hiện được việc giám định
toàn diện và chưa thu thập được đầy đủ thông tin ngay một lần vào thời điểm
giám định đầu tiên thì phải niêm phong hiện trường và các chứng từ hố đơn
có liên quan đến số lượng giá trị của tài sản bị tổn thất để phục vụ cho việc
điều tra giám định tiếp theo. Việc giám định có thể được thực hiện theo từng
bước từ sơ bộ đến chi tiết tuỳ theo tính chất phức tạp của từng vụ tổn thất cụ

thể. Trong trường hợp tổn thất được xác định không thuộc trách nhiệm bảo
hiểm phải thông báo chính thức bằng văn bản cho người được bảo hiểm kèm
theo những lời giải thích thoả đáng.
Đối với những tổn thất ước tính trên phân cấp, những tổn thất vượt quá mức
bồi thường của công ty hoặc những tổn thất có nguyên nhân phức tạp khó xác
định phải báo ngay về cơng ty để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với tất cả các
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

17

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính

đơn bảo hiểm có phát sinh tái bảo hiểm chỉ định thì khi có bất cứ tổn thất nào xảy
ra phải báo cáo ngay lập tức về cơng ty và nếu có thể thì thông báo ngay cho công
ty môi giới và công ty nhận tái bảo hiểm chỉ định biết.
Trong trường hợp đặc biệt nếu việc giám định không thực hiện được đầy
đủ do hiện trường bị xáo trộn, hoá đơn chứng từ bị phá huỷ thì có thể căn cứ
vào biên bản của các cơ quan chức năng, khai báo của người được bảo hiểm,
bằng chứng, ảnh chụp, hiện vật thu được, kết quả điều tra và thẩm định sau đó
của cơng ty. Trong trường hợp này giám định viên cũng phải lập một biên bản
ghi rõ những thơng tin nào có thể xác định được và thể hiện đầy đủ các tình
huống như đề cập ở trên và nêu đánh giá của mình về mức độ tổn thất và
trách nhiệm của cơng ty.
Nếu tổn thất có thể gây ra bởi bất kì bên thứ 3 nào thì đồng thời với việc
giám định, giám định viên phải hướng dẫn người được bảo hiểm tiến hành các

thủ tục pháp lý cần thiết để có thể địi bồi thường từ bên thứ 3 như làm công

H

văn dự kháng hoặc công văn khiếu nại gửi bên thứ 3, mời đại diện của họ
cùng tham gia giám định để xác định mức độ thiệt hại. Trong quá trình giám
định người được bảo hiểm hoặc người đại diện của người được bảo hiểm phải
có mặt và kí xác nhận về những lời khai của mình và những chứng từ đã cung
cấp cho giám định viên nhằm phục vụ cho cơng tác giám định .
Trong q trình giám định phải tạo bầu khơng khí tin cậy và hợp tác giữ
người được bảo hiểm và giám định viên nhưng tuyệt đối không đưa ra bất kỳ
cam kết nào về số tiền bồi thường để tránh trường hợp khách hàng che giấu
những thông tin cần thiết hoặc cung cấp những thông tin sai lệch.
Để thực hiện được đầy đủ mục đích của cơng tác giám định như đề cập ở
trên người giám định viên phải có phẩm chất trung thực, khách quan, có hiểu
biết về đối tượng tài sản cần giám định và phải hiểu biết sâu sắc về các điều
kiện, điều khoản bảo hiểm mà hạng mục tài sản tổn thất đang được bảo hiểm
theo những điều kiện và điều khoản đó vì chỉ có như vậy người giám định
viên mới biết cần phải thu thập những thông tin hoặc chứng từ gì nhắm phục
Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

18

Lớp: CQ50/03.01


Luận Văn Tốt Nghiệp

Học Viện Tài Chính


vụ cho việc xác định tổn thất và tính tốn số tiền bồi thường thuộc trách
nhiệm bảo hiểm.
Nếu người được bảo hiểm không nhất trí với kết quả giám định của
người bảo hiểm họ có thể mời giám định viên của mình để giám định lại.
Trong trường hợp kết quả khơng thống nhất thì giám định của hai bên phải
cùng bàn bạc để đi đến một kết quả thống nhất. Trong trường hợp ngược lại,
hai bên cùng chỉ định một giám định chung và kết quả giám định lần này
mang tính bắt buộc với cả hai bên. Nếu công ty tái bảo hiểm với mức trách
nhiệm lớn hơn nhiều so với mức giữ lại thì cơng ty tái bảo hiểm có thể chỉ
định giám định viên.
Sau khi đã giám định chi tiết và đã có đầy đủ các thơng tin cần thiết thì
phải lập ngay biên bản giám định trong đó thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
Phải có ảnh chụp kèm theo biên bản giám định về những hạng mục tài sản bị
tổn thất trong đó có đánh dấu những vị trí hoặc khu vực bị hư hại. Nếu tổn

H

thất phức tạp dẫn đến việc giám định và thu thập thông tin phải kéo dài không
thể lập được ngay biên bản giám định sơ bộ để ghi nhận những sự việc và
thông tin đã thu thập được tại từng thời điểm nhất định ước tính mức độ tổn
thất trước khi có đầy đủ thông tin để lập biên bản giám định cuối cùng.
Nếu tổn thất đã được một công ty giám định và tính tốn tổn thất chun
về bảo hiểm điều tra giám định thì giám định viên của cơng ty bảo hiểm
không cần phải lập biên bản giám định nhưng phải cộng tác và phối hợp chặt
chẽ với giám định viên của cơng ty giám định đó trong việc điều tra và thu
thập các thông tin cần thiết để việc giám định được thực hiện chính xác và
kết thúc nhanh chóng.
1.2.3.2. Công tác bồi thường:
Bồi thường là việc mà người bảo hiểm trả tiền cho người được bảo hiểm
về các thiệt hại cũng như các chi phí lên quan đến tổn thất của người được

bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Như vậy, có thể thấy bồi thường là

Sinh Viên: Trần Thị Quỳnh Anh

19

Lớp: CQ50/03.01


×