Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sinh hoc 11 chv phu tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.05 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ

ĐỀ THI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XIII, NĂM 2017

Môn: Sinh học 11
ĐỀ ĐỀ XUẤT

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2.0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
a. Giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của
cây xanh:
1. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết.
2. Một chậu cây bị héo lá khi để trong phịng lạnh.
b. Có ý kiến cho rằng:
1. Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất.
Theo bạn ý kiến đúng hay sai. Giải thích.
2. Trồng trên đất kiềm gặp khó khăn cho q trình dinh dưỡng khống. Giải thích.
Câu 2 (2.0 điểm) Quang hợp và hơ hấp thực vật
a. Tìm hiểu về quá trình quang hợp ở sinh vật, Hãy trả lời các vấn đề sau
1.Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI (khơng có PSII). Điều đó
có ý nghĩa gì đối với cây?
2. Giải thích các đặc điểm cấu tạo các loại tế bào của Nostoc thích nghi với điều
kiện có thể thực hiện quang hợp và cố định nitơ.
b. Tại sao khi thiếu ơxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị ngừng trệ?
Câu 3 (2.0 điểm) Sinh trưởng và phát triển ở thực vật; lý thuyết thực hành +
Cảm ứng, sinh sản ở thực vật ,
a. Các hoocmơn thực vật có thể tác động đến tế bào thực vật như thế nào?
b. Hãy phân biệt :


- Nhiều hạt lúa đang nảy mầm với nhiều hạt lúa chưa nảy mầm bằng 2 cách?
- Một1 hạt lúa đang nảy mầm với 1 hạt lúa chưa nảy mầm?
Câu 4 (2.0 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị
a. Ở SV nhân thực, làm thế nào tế bào có thể mở nhiều gen khác nhau cùng một
lúc?
b. Ở operon Lac của vi khuẩn E.coli, sự tập hợp gen cấu trúc thành một cụm gen
và có chung một cơ chế điều hịa có ý nghĩa gì?
Câu 5 (2.0 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị
a. Gen A qui định enzim A chuyển hóa sắc tố trắng thành sắc tố đỏ làm cho hoa có
màu đỏ. Gen A bị đột biến thành A’, A’ khơng tổng hợp được enzim nên khơng
chuyển hóa được sắc tố trắng thành đỏ làm cho hoa có màu trắng.
- Đây là đột biến trội hay lặn?

1


- Những nguyên nhân nào đã dẫn tới gen A’ khơng tổng hợp được enzim?
b. Có ý kiến cho rằng đột biến đa bội chỉ xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
Điều đó có đúng khơng? Giải thích?
Câu 6 (2.0 điểm) Tiêu hóa, hơ hấp động vật
a. “Chất béo giả” olestra là một chất có hình dạng, mùi vị và hoạt động giống như
chất béo thật nhưng cơ thể khơng thể tiêu hố được nó.
Nếu đưa chất này vào hệ tiêu hố của người bình thường sẽ gây ra các hiện tượng
gì? Giải thích.
b. Tại sao khi hít thở phải khí CO2 thì gây ra thở nhanh, nhưng hít thở phải khí CO
người ta có thể bị chết?
Câu 7 (2,0 điểm) Tuần hoàn
a. Tại sao van nhĩ thất trong tim chỉ cho máu đi theo một chiều ?
b. Hồng cầu trong máu người tăng khi nào? Hậu quả của việc số lượng hồng cầu
trong máu tăng là gì?

Câu 8 (2.0 điểm) Cảm ứng động vật
a. Vì sao trong tiểu phẫu người ta dùng thuốc gây tê? Hãy giải thích cơ chế tác
dụng của thuốc gây tê?
b. Đối với sợi thần kinh khơng có bao mielin và sợi thần kinh có bao mielin khi sự
dụng thuốc gây tê thì loại nào bị gây tê nhanh hơn, tại sao?
Câu 9 (2.0 điểm) Bài tiết và cân bằng nội mơi
a. Những phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích.
- Ure là chất gây hại, khơng có vai trị gì đối với động vật.
- ASTT của máu tăng sẽ làm tăng tốc độ lọc ở thận.
b. Những người bị suy gan, xơ gan và những người phụ nữ mang thai thường bị
phù. Hãy giải thích.
Câu 10 ( 2.0 điểm) Sinh trưởng, phát triển và sinh sản động vật
a. Một sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đi xin việc gặp nhiều khó khăn vì anh
này có chiều cao hạn chế. Sau vài năm, nghe quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng, anh ta quyết định sử dụng hormone để cải thiện chiều cao.
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho anh ta biết loại hormone đó tên là gì và
cơ chế tác dụng của nó tới chiều cao cơ thể.
.- Theo em, ở tuổi của anh ta (khoảng 25 tuổi), việc sử dụng hormone có cịn hợp
lý khơng? Tại sao?
b. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai vào tháng thứ ba của thai kỳ?
--------- Hết -------Người ra đề: Vũ Thị hạnh
SĐT: 0904671886
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

2


HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ


LẦN THỨ XIII, NĂM 2017

Môn: Sinh học 11
ĐỀ ĐỀ XUẤT

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
a. Giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của
cây xanh:
1. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết.
2. Một chậu cây bị héo lá khi để trong phòng lạnh.
1

2

Do rễ cây thiếu ôxi :
0,5 đ
- Thiếu ôxi làm cho q trình hơ hấp bình thường bị ức chế, tích
luỹ các chất độc hại đối với cây , lơng hút bị chết, khơng hình
thành lơng hút mới được.
- Thiếu lông hút làm cây không hấp thu được nước nên cân bằng
nước trong cây bị phá vỡ làm cho cây chết.
- Để trong phòng lạnh, nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt chất 0,25 đ
nguyên sinh tăng.
- Độ nhớt tăng gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước do đó
sự hút nước của rễ giảm.

b. Có ý kiến cho rằng:

1. Khi làm tăng độ thống của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất.
Theo bạn ý kiến đúng hay sai. Giải thích.
2. Trồng trên đất kiềm gặp khó khăn cho q trình dinh dưỡng khống. Giải thích.
1

Nhận định đó là sai. Khi làm tăng độ thống của đất sẽ hạn chế
tình trạng mất nitơ trong đất vì:
+ Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat
hóa, các gốc nitrat được giữ lại trong đất.
+ Đất thống, giàu O2 có tác dụng ức chế q trình phản nitrat hóa
(phản ứng xảy ra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay
mất).
2
- Trong đất kiềm có nhiều OH , chúng liên kết chặt với các ion
khống làm cho cây khó sử dụng được khoáng trong đất.
- Mặt khác đất kiềm gây ức chế vi sinh vật đất, làm chậm quá
trình chuyển hóa các ion khống từ xác động, thực vật.
Câu 2 (2 điểm) Quang hợp và hô hấp thực vật

0,25đ
0,25
0,25đ

0,25đ
0,25đ

3


a. Tìm hiểu về quá trình quang hợp ở sinh vật, Hãy trả lời các vấn đề sau

1.Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI (khơng có PSII). Điều đó
có ý nghĩa gì đối với cây?
2. Giải thích các đặc điểm cấu tạo các loại tế bào của Nostoc thích nghi với điều
kiện có thể thực hiện quang hợp và cố định nitơ.
b. Tại sao khi thiếu ơxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị ngừng trệ?
a
1

Khơng có PSII, khơng có O2 phát sinh trong tế bào bao bó mạch. 0,5 đ
Điều này giúp cây C4 tránh được vấn đề O 2 cạnh tranh với CO2 để
liên kết với Rubisco. Do đó cây C 4 tránh được hơ hấp sáng, bảo
tồn được sản phẩm quang hợp nên năng suất cao.
2
- Quá trình quang hợp ở Nostoc giải phóng O 2 trong khi Nostoc
cần điều kiện kị khí để enzim nỉtrơgennaza hoạt động cố định nitơ. 0,25đ
- Ở chuỗi tế bào Nostoc không gồm các tế bào giống nhau mà có
những tế bào làm chức năng riêng.: tế bào sinh dưõng ( màu lục 0,25đ
tiến hành QH) còn tế bào to hơn, màu vàng nhạt ( TB dị hình),
khơng chứa diệp lục, khơng có quang hợp giải phóng O2 và màng
dày hơn để O2 bên ngồi khơng vào được bên trong. Ở tế bào dị
hình hệ enzim nitrơgennaza hoạt động cố định nitơ.
b
- O2 đóng vai trị là nhất nhận e- cuối cùng trong chuỗi chuyển e- 0,5
trên màng trong ti thể.
- Nếu không có O2 ,chuỗi chuyển e- khơng hoạt động, e- khơng 0,5
được chuyền và không tạo ra điện thế màng do khơng có sự vận
chuyển prơtơn H+ qua màng. Vì vậy khơng tạo nên lực hố thẩm
để kích hoạt phức hệ ATP-syntetaza tổng hợp ATP từ ADP và Pv
Câu 3 (2 điểm) Sinh trưởng và phát triển ở thực vật; lý thuyết thực hành +
Cảm ứng, sinh sản ở thực vật ,

a. Các hoocmơn thực vật có thể tác động đến tế bào thực vật như thế nào?
b. Hãy phân biệt :
- Nhiều hạt lúa đang nảy mầm với nhiều hạt lúa chưa nảy mầm bằng 2 cách?
- Một1 hạt lúa đang nảy mầm với 1 hạt lúa chưa nảy mầm?
Hoocmôn tác động thông qua con đường tiếp nhận và dẫn
truyền tín hiệu dẫn đến làm thay đổi:
0,25đ
- Sự biểu hiện gen.
- Hoạt tính của enzim.
0,25đ
- Thay đổi tính chất của màng tế bào.
0,25đ
- Đáp ứng của hoocmôn phụ thuộc một phần vào nồng độ 0,25đ
hoocmôn nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào nồng độ tương đối của
hoocmơn đó với các hoocmôn khác.

4


b

*Nhiều hạt lúa đang nảy mầm với nhiều hạt lúa chưa nảy
mầm
+ Cân trong lượng tươi sau đó sấy khơ --> Khối lượng khô bị 0,25
giảm nhiều ở hạt nảy mầm
+ Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong bình kín chứa hạt nảy 0,25
mầm và chưa nảy mầm. Bình có hạt nảy mầm nhiệt độ cao hơn
do hơ hấp mạnh thải ra nhiệt
*Một1 hạt lúa đang nảy mầm với 1 hạt lúa chưa nảy mầm
0,25

- Nhuộm KI:
- Hạt chưa nảy mầm --> xanh đen
0,25
- Hạt nảy mầm: màu nhạt
Câu 4 (2 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị
a. Ở SV nhân thực, làm thế nào tế bào có thể mở nhiều gen khác nhau cùng một
lúc?
b. Ở operon Lac của vi khuẩn E.coli, sự tập hợp gen cấu trúc thành một cụm gen
và có chung một cơ chế điều hịa có ý nghĩa gì?
a.
- Các gen này phân bố gần nhau trên cùng một vùng NST và được 0.25
đóng mở đồng thời nhờ cơ chế co xoắn và giãn xoắn của NST.
- Một số gen có thể dùng chung promotor
0,25
- Các gen được phiên mã đồng thời có thể nằm rải rác trong hệ gen
nhưng trình tự điều hịa của chúng có thể liên kết được với cùng 0,25
một loại yếu tố phiên mã. Do vậy, chúng có thể được phiên mã
đồng thời.
VD: Hoocmon được tiết vào trong máu đi đến các tế bào khác nhau
và liên kết cùng với một loại thụ thể tạo nên phức hợp hoocmon
thụ thể tác động như yếu tố phiên mã mở các gen có trình tự điều
hịa giống nhau.
b.
Operol Lac của E. Coli có 3 thành phần là vùng khởi động
(P), vùng vận hành (O) và các gen cấu trúc Z, Y, A. Sự tập hợp 3 0.25
gen cấu trúc Z, Y, A vào 1 dãy nằm gần nhau và chung 1 cơ chế
điều hịa có ý nghĩa:
- Tiết kiệm VCDT cho VK. Tế bào vi khuẩn có kích thước rất nhỏ 0.5
nên phân tử ADN vùng nhân có kích thước ngắn hơn rất nhiều so
với ADN của SV nhân thực. Sự tập trung thành cụm gen và có

chung cơ chế điều hòa sẽ làm giảm số vùng P, vùng O và giảm số 0,5
lượng gen điều hòa R
- Tốc độ phiên mã và dịch mã nhanh, đáp ứng được nhu cầu enzim
cho hoạt động trao đổi chất của VK. Các gen thơng tin mã hóa cho
các protein có chức năng liên quan với nhau thì được xếp vào 1

5


operol. Điều này sẽ có lợi cho q trình trao đổi chất của VK. Khi
một con đường trao đổi chất nào đó diễn ra thì tất cả các gen cùng
phiên mã và dịch mã để cung cấp protein cho tế bào.
Câu 5 (2 điểm) Cơ chế di truyền và biến dị
a. Gen A qui định enzim A chuyển hóa sắc tố trắng thành sắc tố đỏ làm cho hoa có
màu đỏ. Gen A bị đột biến thành A’, A’ không tổng hợp được enzim nên khơng
chuyển hóa được sắc tố trắng thành đỏ làm cho hoa có màu trắng.
- Đây là đột biến trội hay lặn?
- Những nguyên nhân nào đã dẫn tới gen A’ không tổng hợp được enzim?
b. Có ý kiến cho rằng đột biến đa bội chỉ xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
Điều đó có đúng khơng? Giải thích?
a
* Gen A’ khơng tổng hợp được enzim nên gen không tạo ra được 0,25
sản phẩm. Vì vậy đây là đột biến lặn
Kiểu gen A’A’ cho hoa có màu trắng; kiểu gen AA’ cho hoa màu 0,25
đỏ hoặc màu hồng.
-Nếu kiểu gen AA’ cho hoa màu đỏ thì A trội hồn tồn so với 0,25
A’; nếu AA’ cho màu hồng thì A trội khơng hồn tồn so với A’
* Gen A’ khơng tổng hợp được enzim có thể do 1 trong 2 nguyên
nhân:
- Gen A’ khơng có khả năng phiên mã. Nếu đột biến xảy ra ở 0,25

vùng điều hòa của gen làm cho vùng điều hịa bị biến đổi và
khơng cịn phù hợp với enzim ARN pol thì gen mất khả năng
phiên mã.
- Phân tử mARN do gen phiên mã ra khơng có khả năng dịch mã.
Nếu đột biến làm cho mã mở đầu trên mARN bị thay đổi thành bộ 0,25
ba mới thì mARN khơng được dịch mã, khơng tổng hợp được
chuỗi polipeptit
b
-Điều đó khơng đúng
0,25
vì: Đột biến đa bội xảy ra do rối loạn phân li của NST trong quá
trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân. Sự phân bào của tế 0,25
bào động vật và tế bào thực vật đều có thể bị rối loạn dẫn tới gây
đột biến đa bội NST.
- Tuy nhiên, trong tự nhiên ít gặp thể đột biến đa bội ở động vật
do ở động vật, hầu hết các đột biến đa bội đều gây chết ở giai 0,25
đoạn phát triển phôi cho nên không tạo ra thể đột biến
Câu 6 (2 điểm) Tiêu hóa, hơ hấp động vật
a. “Chất béo giả” olestra là một chất có hình dạng, mùi vị và hoạt động giống như
chất béo thật nhưng cơ thể khơng thể tiêu hố được nó.

6


Nếu đưa chất này vào hệ tiêu hoá của người bình thường sẽ gây ra các hiện tượng
gì? Giải thích.
b. Tại sao khi hít thở phải khí CO2 thì gây ra thở nhanh, nhưng hít thở phải khí CO
người ta có thể bị chết?
a


b

- Vì chất này là “chất béo giả” nên khi di chuyển trong hệ tiêu
hố nó khơng bị hấp thu nhưng lại làm tăng nhu động ruột gây
tốn khá nhiều năng lượng do tiêu hoá cơ học trong khi nó khơng
tạo ra năng lượng.
- Chất béo giả hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E
và K) làm cho cơ thể không hấp thụ được những vitamin này,
do đó cơ thể sẽ bị thiếu vitamin
- Chất béo giả làm giảm các hợp chất tiền vitamin trong cơ thể
nên cũng gây thiếu vitamin.
- Chất béo giả gây tiết dịch tiêu hố lớn hơn bình thường làm
ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tiết dịch.
- Chất béo giả có thể gây ra những tác dụng khơng mong muốn
như gây khó tiêu hoặc bị tiêu chảy, co rút trong ruột và đánh
trung tiện.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

- Hít thở phải khí CO2 làm hàm lượng CO2 trong máu tăng cao.
CO2 cao kích thích lên thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh 0,25đ
và thụ thể hóa học trung ương.

- Xung thần kinh về trung khu hơ hấp kích thích trung khu hô
0,25đ
hấp gây tăng cường hoạt động hô hấp
- Hemoglobin (Hb) có ái lực cao hơn đối với CO so với O 2, vì
0,25
vậy Hb sẽ kết hợp với CO dẫn đến mất khả năng kết hợp với O2.
Cơ thể thiếu O2 có thể chết.

Câu 7 (2,0 điểm) Tuần hoàn
a. Tại sao van nhĩ thất trong tim chỉ cho máu đi theo một chiều ?
b. Hồng cầu trong máu người tăng khi nào? Hậu quả của việc số lượng hồng cầu
trong máu tăng là gì?
a
* Khi tâm thất co, áp lực trong tâm thất tăng làm đóng van nhĩ
thất. Van nhĩ thất không bị đẩy lên tâm nhĩ là do có các dây 0,25đ
chằng trong tâm thất giữ chặt. Máu không đi ngược lên tâm nhĩ
được.
- Khi tâm thất giãn, áp lực trong tâm thất thấp hơn áp lực trong 0,25đ
tâm nhĩ nên dây chằng tim co lại làm van nhĩ thất mở ra, máu đi

7


b

từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
- Hồng cầu trong máu tăng khi:
+ Lên núi cao => O2 giảm => kích thích thận tiết erythropoietin
=>kích thích tủy xương tạo hồng cầu
+ Những người bị bệnh về phổi => thơng khí kém=> [O 2] trong

máu thấp => kích thích tủy xương sinh hồng cầu
+ Những người hút thuốc lá=> CO cạnh tranh trung tâm liên kết
với Hb của O2 => [O2] trong máu thấp => kích thích tủy tăng
sinh hồng cầu
+ Những người thường xuyên làm việc trong khu vực có nồng
độ khí CO cao => CO cạnh tranh trung tâm liên kết với Hb của
O2 => [O2] trong máu thấp => kích thích tủy tăng sinh hồng cầu

0,25đ
0,25
0,25đ

0,25đ

- Hậu quả của tăng hồng cầu:
+ Độ quánh của máu tăng => tăng huyết áp
0,5đ
+ Độ quánh của máu tăng => lưu thông máu kém => khả năng
cung cấp vận chuyển O2, CO2 , dinh dưỡng tới cho tế bào giảm
Câu 8 (2 điểm) Cảm ứng động vật
a. Vì sao trong tiểu phẫu người ta dùng thuốc gây tê? Hãy giải thích cơ chế tác
dụng của thuốc gây tê?
b. Đối với sợi thần kinh khơng có bao mielin và sợi thần kinh có bao mielin khi sự
dụng thuốc gây tê thì loại nào bị gây tê nhanh hơn, tại sao?

a

b

- Trong tiểu phẫu, người ta dùng thuốc gây tê vì thuốc có tác

dụng ức chế dây thần kinh cảm giác, tạm thời làm mất cảm giác
tại nơi thuốc tiếp xúc để giảm đau.
- Giải thích cơ chế tác dụng:
+ Thuốc gây tê làm giảm tốc độ mất phân cực và tái phân cực
trên sợi thần kinh, giảm tốc độ dẫn truyền, kéo dài thời gian trơ
của màng tế bào thần kinh.
+ Khi thuốc tê gắn vào thụ thể trên cổng natri của màng tế bào
thần kinh và ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, nếu thuốc tê
gắn vào kênh natri càng lâu thì tác dụng của thuốc tê càng dài.
Sợi thần kinh có bao mielin dễ tê hơn sợi thần kinh không bao
mielin vì chỉ cần gây tê ở eo ranvie các sợi thần kinh sẽ bị gây
tê.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 9 (2 điểm) Bài tiết và cân bằng nội môi
a. Những phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích.

8


- Ure là chất gây hại, khơng có vai trị gì đối với động vật.
- ASTT của máu tăng sẽ làm tăng tốc độ lọc ở thận.
b. Những người bị suy gan, xơ gan và những người phụ nữ mang thai thường bị

phù. Hãy giải thích.
a.
- Sai vì : tuy Ure là chất thải của động vật nhưng sự có mặt của 0,5
a
chất này có những vai trị nhất định:
+ Duy trì ASTT ở tủy thận, máu.
+ Cung cấp nguồn Nito ở động vật nhai lại.
- ASTT của máu tăng sẽ làm tăng tốc độ lọc ở thận là sai.
+ Nếu ASTT của máu tăng dẫn đến tăng huyết áp sẽ làm tăng 0,5
tốc độ lọc.
+ Nếu sự tăng ASTT làm giảm HA sẽ làm giảm tốc độ lọc.
Nếu học sinh khơng giải thích được trừ một nửa số điểm
b

- Những người bị suy gan, xơ gan sẽ không đủ protein huyết
tương → giảm áp suất keo → giảm áp suất keo → tích dịch 0,5
nhiều trong dịch kẽ tế bào → ứ đọng trong mô, gây phù nề.
- Những người phụ nữ mang thai, khi thai to sẽ chèn vào tĩnh
mạch → áp lực ở động mạch tăng → huyết áp tăng, sức cản 0,5
dòng chảy tăng → dịch tràn ra ngoài.

Câu 10 ( 2 điểm) Sinh trưởng, phát triển và sinh sản động vật
a. Một sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đi xin việc gặp nhiều khó khăn vì anh
này có chiều cao hạn chế. Sau vài năm, nghe quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng, anh ta quyết định sử dụng hormone để cải thiện chiều cao.
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho anh ta biết loại hormone đó tên là gì và
cơ chế tác dụng của nó tới chiều cao cơ thể.
.- Theo em, ở tuổi của anh ta (khoảng 25 tuổi), việc sử dụng hormone có cịn hợp
lý khơng? Tại sao?
b. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai vào tháng thứ ba của thai kỳ?


a

b.

- Hormone đó là hormone tăng trưởng HGH. Nó có tác dụng 0,5
kéo dài xương chi do đó làm tăng chiều cao cơ thể.
- Khơng vì:
+ Tuổi anh ta đã lớn nên các đầu xương chi đã đóng, tác dụng 0,5
kéo dài của hormone khơng cịn.
+ Nếu lạm dụng, anh ta có thể bị bệnh to đầu xương chi.
- Trong thời kỳ mang thai, nồng độ 2 hooc môn progesteron và

9


estrogen ở mức cao có tác dụng duy trì niêm mạc tử cung, qua
đó duy trì sự phát triển của thai.
- Hai tháng đầu thai kỳ, hooc môn progesteron và estrogen do
thể vàng tiết ra. Trong khi đó, thể vàng được duy trì bởi HCG
của nhau thai.
- Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, nhau thai bắt đầu tiết
progesteron và estrogen thay cho thể vàng. Đồng thời nhau thai
giảm tiết HCG làm thể vàng teo đi.
- Nếu nhau thai chưa tiết đủ hooc mơn progesteron và estrogen
thì dễ dẫn đến sảy thai.

0,25

0,25


0,25
0,25

--------- Hết -------Người ra đề: Vũ Thị hạnh
SĐT: 0904671886

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×