Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số kinh nghiệm phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy Hóa học THCS pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.89 KB, 3 trang )

Một số kinh nghiệm phát huy vai trò của
thí nghiệm trong giờ dạy Hóa học THCS

- Đảm bảo an toàn thí nghiệm: luôn giữ hoá chất tinh khiết,
dụng cụ thí nghiệm sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình
tĩnh khi làm thí nghiệm. Nếu có sự cố không may xảy ra phải
bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, giải quyết kịp thời. Không nên
quá cường điệu hoá những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như
tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi.
- Đảm bảo chất lượng cao về khoa học và về mặt giáo dục:
Nghĩa là đảm bảo truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ
bản vững chắc, chính xác khoa học hiện đại gắn chặt với thực
tiễn.
- Đảm bảo cung cấp cho học sinh tiềm lực để phát triển toàn
diện: Phương pháp dạy học phải giúp học sinh biết vận dụng lý
thuyết vào thực hành, và từ thực nghiệm vận dụng vào thực tiễn
đời sống, trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển tư duy logic, trí
thông minh, tự lực làm việc.
- Đảm bảo truyền đạt cho học sinh theo những qui tắc sư
phạm tiên tiến nhất. Một khối lượng kiến thức kỹ năng, kỹ xảo
nhất định trong một thời gian hạn chế với những chất lượng cao
nhất.
- Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, lựa chọn thí
nghiệm dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian trên lớp. Giáo viên cần
cải tiến các thí nghiệm hoá học theo hướng dễ thực hiện nhưng
vẫn thành công và đảm bảo tính trực quan, khoa học.
- Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng của giáo viên:
Lúc này lời giảng của giáo viên không phải là nguồn thông tin
mà là sự hướng dẫn quan sát, chỉ đạo sự suy nghĩ của học sinh
để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, để qua đó các em lĩnh hội
được kiến thức mới.


- Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm: Mỗi thí
nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo
viên cần xác định rõ vị trí của từng loại thí nghiệm để áp dụng
phù hợp vào các bài cụ thể, nhưng hiện nay chúng ta đang thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tích cực
hóa, cá biệt hóa, họat động của học sinh trong quá trình học tập.
Theo tôi bên cạnh việc sử dụng có hiệu qủa các loại hình thiết bị
dạy học khác như: Mô hình, tranh ảnh, cần đặc biệt quan tâm
đến thí nghiệm thực hành và thí nghiệm nghiên cứu của học
sinh.
- Đối với thí nghiệm để nghiên cứu bài mới: Nếu thí nghiệm
biểu diễn của giáo viên, học sinh chỉ được nghiên cứu bằng thị
giác và thính giác thì thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học
sinh giúp học sinh được trao dụng cụ tận tay và được tự làm thí
nghiệm, việc làm quen với các dụng cụ hóa chất sẽ cụ thể và đầy
đủ hơn. Ở đây học sinh được tự tay điều khiển các quá trình làm
biến đổi các chất nên có sự phối hợp giữa họat động trí óc với
họat động tay chân trong quá trình nhận thức của học sinh →
học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, hình thành các kiến
thức, khái niệm một cách chủ động, kích thích hứng thú của học
sinh vì thí nghiệm rèn luyện cho học sinh nhận thức, phân tích
những dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của
chính mình, thu hút mọi khả năng của học sinh vào nhận thức
đối tượng.
Loại thí nghiệm này phù hợp với quá trình giảng bài mới. Tùy
vào điều kiện trang bị cơ sở vật chất giáo viên có thể tiến hành
bằng 2 cách:
* Toàn lớp cùng 1 làm thí nghiệm: Nếu điều kiện trang thiết bị
hạn chế
* Từng nhóm làm thí nghiệm khác nhau: Bằng cách này giáo

viên nên tổ chức để tạo điều kiện cho các học sinh trong nhóm
lần lượt được làm thí nghiệm. Nếu không thí nghiệm sẽ trở
thành thí nghiệm biểu diễn mà trong đó chỉ có một số em khá,
giỏi phụ trách. Nếu thí nghiệm phức tạp thì nên có sự phân công
giữa các học sinh trong nhóm. Có thể tiến hành loại bài thí
nghiệm này theo phương pháp: minh họa - nghiên cứu

×