Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Skkn xây dựng chuyên đề các dạng câu hỏi địa lí ngành công nghiệp đại cương nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.52 KB, 37 trang )

I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Trường THPT Chuyên với bề dày truyền thống và nhiệm vụ trọng tâm là bồi dưỡng
nhân tài cho tồn tỉnh Thái Ngun nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu.
Trong chương trình Địa lí 10, Địa lí ngành cơng nghiệp là chuyên đề khó và khối
lượng kiến thức tương đối nhiều. Đối với học sinh các trường chuyên, ngoài việc trang bị
được các kiến thức cơ bản về học phần này, còn phải rèn luyện kỹ năng vận dụng trả lời
các câu hỏi.
Cơng nghiệp là ngành kinh tế có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói
chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đây là khu vực kinh tế rất đa dạng và phức tạp. Trong
nền kinh tế đương đại, đặc biệt với các nước đang phát triển, công nghiệp trở thành hoạt
động không thể thiếu được nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của q trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và nâng cao đời sống xã hội. Công nghiệp đảm nhận
một vai trị quan trọng trong q trình thực hiện các đường lối chiến lược phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội. Là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tốc độ phát triển công nghiệp được coi là thước đo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội một
quốc gia, một khu vực. Một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định cần
thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp công nghiệp hiện đại, đa dạng, trong
đó các ngành cơng nghiệp mũi nhọn cần được chú ý thích đáng.
Do tính chất quan trọng như vậy, nên trong những năm gần đây, ngành công nghiệp
luôn được quan tâm trong chương trình giảng dạy Địa lí tại các trường phổ thông và bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp “Xây dựng chun đề các
dạng câu hỏi Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Ngun”. Với chun đề này, tơi
mong muốn được đóng góp một số kiến thức và kĩ năng, giúp các em học sinh phổ thông
trong các đội tuyển thi học sinh giỏi Địa lí có thể tìm thấy nhiều điều bổ ích và thú vị
trong quá trình học tập.
2. Mục tiêu của sáng kiến
- Hệ thống, phân loại các dạng câu hỏi thường gặp, cách tiếp cận nội dung câu hỏi


và cách trả lời câu hỏi một cách khoa học, chính xác về nội dung Địa lí cơng nghiệp đại
cương trong bồi dưỡng học sinh giỏi.


- Đề xuất một số phương pháp ôn tập hiệu quả, mang lại kết quả cao trong các kì thi
chọn học sinh giỏi các cấp.
- Cung cấp tài liệu và cách thức làm các dạng câu hỏi giúp cho học sinh có thể tự
học và nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu ôn luyện học sinh giỏi môn Địa lí.
3. Điểm mới của sáng kiến
- Hệ thống hóa, phân loại các dạng câu hỏi về nội dung Địa lí công nghiệp đại
cương, hướng dẫn các bước cơ bản để trả lời từng dạng câu hỏi.
- Đưa ra các ví dụ cụ thể cho từng dạng câu hỏi và có hướng dẫn chi tiết cách làm
các dạng bài tập.
- Cập nhật được số liệu mới, cung cấp tài liệu, thông tin và cách làm bài giúp cho
học sinh tự học và nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi mơn Địa lí.
II. Nội dung và cách thức thực hiện
1. Cơ sở lí luận
- “Địa lí cơng nghiệp đại cương” trình bày những nội dung về vai trị, đặc điểm
của sản xuất cơng nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công
nghiệp; một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp và địa lí các ngành cơng nghiệp.
- Các câu hỏi liên quan đến chuyên đề ngành công nghiệp cũng rất đa dạng phong
phú, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng kiến thức một cách
linh hoạt để trả lời các câu hỏi.
- Các tài liệu cần thiết cho việc xây dựng chuyên đề Địa lí cơng nghiệp đại cương
gồm:
+ Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 nâng cao.
+ Sách giáo viên Địa lí lớp 10.
+ Chương trình dạy học chuyên sâu cho các trường THPT Chuyên do Bộ Giáo dục và
đào tạo ban hành vào tháng 12/2009.
+ Các giáo trình chun mơn về ngành công nghiệp.

+ Các bản đồ Công nghiệp.
+ Cấu trúc và đề thi học sinh giỏi mơn Địa lí cấp tỉnh và Quốc gia qua các năm.
+ Các tài liệu tham khảo khác...
2. Xây dựng các dạng câu hỏi về Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương
Các bước thực hiện:
+ Khái qt kiến thức lí thuyết về Địa lí ngành cơng nghiệp đại cương.
1


+ Hệ thống một số dạng câu hỏi và định hướng làm bài.
+ Đưa ra một số ví dụ minh họa và hướng dẫn trả lời.
2.1. Khái quát kiến thức cơ bản
a) Vai trị của cơng nghiệp
- Cơng nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế.
- Cơng nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố.
- Cơng nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương
pháp quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các vùng.
- Cơng nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật
chất nào sánh được đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động và
giải quyết việc làm.
- Công nghiệp đóng góp vào tích luỹ của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân
dân.
b) Đặc điểm của sản xuất công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao
động (môi trường tự nhiên) để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến các nguyên liệu

thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng (máy móc, đồ dùng, thực phẩm...). Trong
mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp và chúng có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau.
- Sản xuất cơng nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Tính tập trung của cơng
nghiệp thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản xuất, tập trung nhân công và tập trung sản
phẩm. Trên một diện tích khơng rộng, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp thuộc các ngành
công nghiệp khác nhau với hàng vạn công nhân và sản xuất ra một khối lượng sản phẩm
lớn, gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều phân ngành phức tạp, nhưng được phân cơng
tỷ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
c) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
2


Cơng nghiệp là ngành kinh tế cơ bản có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực hoạt
động sản xuất, quốc phịng và đời sống của tồn xã hội. Việc phát triển và phân bố công
nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên là tiền đề vật chất không thể thiếu được, nhưng quan trọng hàng đầu lại là các
nhân tố kinh tế - xã hội.
- Vị trí địa lí: Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thơng, chính trị.
Vị trí địa lí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân
bố các ngành cơng nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: là tiền đề vật chất không thể thiếu
trong sự phát triển và phân bố công nghiệp.
+ Khoáng sản: Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý
nghĩa hàng đầu đối với việc phát triển và phân bố công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ
lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối
qui mơ, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước
+ Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Mức độ thuận lợi

hay khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các
xí nghiệp cơng nghiệp. Nhiều ngành cơng nghiệp thường được phân bố gần nguồn nước
như công nghiệp luyện kim (đen và màu), cơng nghiệp dệt, cơng nghiệp giấy, hố chất và
chế biến thực phẩm… Những vùng có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, lại chảy trên những
địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thuỷ điện.
+ Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố cơng nghiệp. Đặc điểm của
khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành cơng nghiệp khai
khống. Trong một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản
xuất.
+ Các nhân tố tự nhiên khác có tác động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
như đất đai, tài nguyên sinh vật biển. Tài nguyên đất là nơi để xây dựng các xí nghiệp
cơng nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển
cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến...
- Các nhân tố kinh tế - xã hội
+ Dân cư và nguồn lao động: Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng
đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và
3


tiêu thụ. Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển
các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật
cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành cơng nghiệp hiện đại,
địi hỏi hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao; quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có
ảnh hưởng lớn đến quy mơ và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng.
+ Tiến bộ khoa học- công nghệ: Tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ tạo ra
những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ
trọng của chúng trong tổng thể tồn ngành cơng nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng
tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo
những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới,
đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng

phát triển của công nghiệp trong tương lai.
+ Thị trường
Thị trường tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chun mơn
hố sản xuất, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm giá thành, đổi mới công nghệ và cả thay đổi cơ cấu sản phẩm.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp: Cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cơng nghiệp có ý nghĩa nhất định đối với sự phân bố
công nghiệp, góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng
nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa
bàn tiêu thụ sản phẩm.
+ Đường lối phát triển cơng nghiệp: Có ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát
triển và phân bố công nghiệp, tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công
nghiệp.
d) Các ngành công nghiệp
- Công nghiệp năng lượng.
- Cơng nghiệp luyện kim.
- Cơng nghiệp cơ khí.
- Cơng nghiệp điện tử - tin học.
- Cơng nghiệp hố chất.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm.
4


Theo các tiêu chí:
+ Vai trị
+ Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật
+ Tình hình sản xuất và phân bố
e) Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các

ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ trên cơ sở sử dụng hợp lí nhất các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh
tế, xã hội, mơi trường.
- Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
+ Điểm công nghiệp
+ Khu công nghiệp tập trung
+ Trung tâm công nghiệp
+ Vùng công nghiệp
2.2. Cách thức xây dựng một số dạng câu hỏi cho chun đề Địa lí cơng nghiệp đại
cương
Để học tập có hiệu quả trong ơn luyện thi học sinh giỏi địa lí, ngồi việc nhớ kiến
thức một cách logic để nắm chắc kiến thức cơ bản thì việc rèn luyện kĩ năng tư duy là rất
cần thiết.
Tư duy được biểu hiện bằng các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu
tượng hóa, khái quát hóa). Để đánh giá một người có tư duy tốt hay khơng, thường dựa
vào việc đánh giá khả năng các thao tác tư duy. Do vậy, rèn luyện kĩ năng tư duy, chính
là rèn luyện việc sử dụng các thao tác tư duy. Việc rèn luyện tư duy một cách thông dụng
nhất trong thực tế học tập là dựa vào việc trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập. Ứng
với mỗi thao tác tư duy, có một loại câu hỏi tương ứng. Trong học tập địa lí hiện nay, học
sinh nên rèn luyện kĩ năng tư duy theo các dạng câu hỏi sau:
2.2.1. Câu hỏi dạng giải thích
a) Lưu ý
Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi.
Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và sách giáo khoa.
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi.
5


- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng

để tìm ra nguyên nhân.
b) Hướng dẫn trả lời
Mỗi loại câu hỏi thuộc dạng giải thích, về ngun tắc, có một cách giải riêng:
- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực:
Về lí thuyết, nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp bao gồm những thành phần
chủ yếu sau đây:
+ Vị trí địa lí
+ Nguồn lực tự nhiên: Khống sản, khí hậu, nguồn nước, đất, rừng, biển.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, tiến bộ khoa học - kĩ thuật, cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường, đường lối chính sách, ....
Về nguyên tắc, việc giải thích nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của
từng nguồn lực. Trên nền chung về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội, dựa vào yêu cầu
của câu hỏi thấy thành phần nào quan trọng nhất thì được trình bày đầu tiên và cứ như thế
cho đến thành phần cuối cùng. Những thành phần nào của nguồn lực khơng liên quan đến
câu hỏi thì khơng phải trình bày. Một điểm nữa cần lưu ý, khi đề cập đến nguồn lực là
bao hàm cả thế mạnh (thuận lợi) lẫn hạn chế (khó khăn). Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi, có thể
cần (hoặc khơng cần) nêu hạn chế (khó khăn).
- Loại câu hỏi có cách giải khơng theo một mẫu cố định:
Loại câu hỏi này thường xuyên gặp trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia mơn Địa
lí. Do cách giải khơng có mẫu cố định nên khơng thể hướng dẫn cụ thể như các loại câu
hỏi có mẫu. Ở đây chỉ xin gợi ý quy trình giải loại câu hỏi này, gồm 3 bước sau đây:
+ Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái gì. Việc đọc kĩ
câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có được định hướng trả lời.
+ Bước 2: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối
liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có được một
dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời
+ Bước 3: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.
Để thực hiện 3 bước nói trên cần nắm vững kiến thức cơ bản, đồng thời phải có sự
linh hoạt.
c) Các dạng câu hỏi cụ thể

* Câu hỏi có mẫu (nguồn lực)
6


- Cách làm bài:
Để trả lời, cần phải dựa vào những kiến thức đã có về nguồn lực (tự nhiên, kinh tế xã hội,…). Nói cách khác là phải căn cứ vào nguồn lực để lí giải về hiện tượng địa lí kinh
tế - xã hội mà câu hỏi đặt ra. Về lí thuyết, nguồn lực gồm những thành phần chủ yếu sau:
+ Vị trí địa lí.
+ Nguồn lực tự nhiên: địa hình, đất, khí hậu, thủy văn, sinh vật...
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật, thị trường, chính sách phát triển, các nguồn lực khác…
Trên đây là mẫu tối đa về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Việc vận dụng mẫu
này như thế nào lại phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại câu hỏi. Tuy nhiên, không phải
bất cứ câu hỏi nào cũng đều được trình bày theo trình tự như vậy, nên HS cần linh hoạt
trong quá trình làm bài.
Lưu ý: khi đề cập đến nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh (thuận lợi) lẫn hạn chế
(khó khăn). Tùy theo u cầu câu hỏi, có thể cần (hoặc khơng cần) nêu hạn chế.
Vấn đề then chốt là ở chỗ phải nhạy cảm và linh hoạt trong khi định hướng trả lời, vì
phân tích thiếu sẽ mất điểm, nhưng thừa sẽ mất thời gian và khơng có điểm cho phần
thừa đó.
- Ví dụ minh họa:
Câu 1: Tại sao ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại được phân bố
rộng rãi ở nhiều nước?
Hướng dẫn
Gợi ý:
- Do ngành có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển rộng rãi.
- Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành
Cụ thể:
- Do có nhiều điều kiện thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ và
nguồn nguyên liệu mà ở rất nhiều nước trên thế giới có được.

- Các ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có nhiều lợi thế:
+ Địi hỏi vốn đầu tư rất ít;
+ Thời gian xây dựng tương đối ngắn;
+ Quy trình sản xuất tương đối đơn giản;
+ Thời gian hoàn thành vốn nhanh;
+ Thu được lời nhuận tương đối dễ dàng;
7


+ Có nhiều khả năng xuất khẩu.
Câu 2: Tại sao cơng nghiệp điện lại có tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh?
Hướng dẫn
Gợi ý: Dựa vào các thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện:
- Khoa học- kĩ thuật
- Phát triển nền KT
- Nhu cầu tăng
Cụ thể:
Công nghiệp điện có tốc độ tăng trưởng nhanh, do nhiều nguyên nhân:
- Tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều
điện.
- Nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng điện của dân cư.
Câu 3: Tại sao sản lượng điện của các nước đang phát triển chỉ chiếm một
phần nhỏ bé?
Hướng dẫn
Gợi ý: Do các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế về nguồn lực để phát triển
công nghiệp điện:
- Vốn, trình độ khoa học - kĩ thuật
- Nền kinh tế cịn chậm phát triển
- Sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cịn cao.

- Nhu cầu ít.
Cụ thể:
- Các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
- Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nơng lâm ngư nghiệp cịn chiếm tỉ trọng lớn,
cơng nghiệp cịn có vị trí nhỏ. Nhiều nước đang tiến hành cơng nghiệp hóa nhưng sản
xuất cơng nghiệp vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu về điện chưa cao.
- Đời sống của phần đơng dân cư cịn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ điện cịn
thấp.
Câu 4: Tại sao ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm lại phân bố
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
ngành công nghiệp đối với các nước đang phát triển?
8


Hướng dẫn
Dàn ý:
- Vai trò quan trọng của ngành
- Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành
- Các nước đang phát triển:
+ Hiện trạng, đặc điểm của các nước ĐPT
+ Có nhiều thế mạnh để phát triển
Cụ thể:
a) Ngành công nghiệp nhẹ và ngành công nghiệp thực phẩm phân bố rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới do:
- Ngành này phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nên không thể thiếu được .
- Nguồn nguyên liệu phong phú đa dạng từ các ngành kinh tế khác và tự nhiên.
- Nguồn lao động đông, không khắt khe về năng lực và chun mơn.
- Cần ít vốn và xoay vòng vốn nhanh.
b) Ở các nước đang phát triển, trong cơ cấu ngành cơng nghiệp thì ngành này chiếm

tỉ lệ cao hơn các ngành cơng nghiệp khác vì:
- Đặc điểm các nước đang phát triển thích hợp để sản xuất ngành này.
+ Nghèo thiếu vốn, trình độ khoa học kĩ thuật lạc hậu.
+ Nguồn lao đơng đơng trình độ thấp.
+ Dân số đông thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Nguồn nguyên liệu sẵn có, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Hầu hết các nước đang phát triển khơng có đủ điều kiện để phát triển ngành công
nghiệp nặng nên tập trung phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, làm cho
hai ngành này chiếm ưu thế hơn trong cơ cấu ngành công nghiệp.
* Câu hỏi khơng có mẫu
- Cách làm bài:
Loại câu hỏi này thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi mơn Địa lí. Cái khó nhất
của câu hỏi là ở chỗ cách giải không theo một mẫu nào. Tùy theo u cầu của câu hỏi
phải tìm ra các lí do sao cho thích hợp. Do cách giải khơng có mẫu cố định nên không thể
hướng dẫn cụ thể như các loại câu hỏi có mẫu.
Quy trình giải loại câu hỏi này, gồm 3 bước sau đây:
9


+ Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi để xem yêu cầu cần phải giải thích câu hỏi. Việc đọc kĩ
câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có định hướng trả lời.
+ Bước 2: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối
liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có được một
dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời.
+ Bước 3: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu của câu hỏi.
Để thực hiện 3 bước nói trên, cần nắm vững kiến thức cơ bản, đồng thời phải có sự
linh hoạt khi làm bài, nhằm làm rõ quy trình để giải loại câu hỏi khơng có mẫu.
Nói chung, dạng bài tập giải thích chủ yếu dựa vào mối quan hệ nhân quả giữa các
yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội với nhau.
- Ví dụ minh họa:

Câu 1: Tại sao ngành công nghiệp dệt – may được phát triển mạnh ở tất cả các
nước trên thế giới và thường được phân bố xung quanh các thành phố lớn?
Hướng dẫn
Gợi ý: Dựa vào đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành
Cụ thể
Công nghiệp dệt – may có nhiều lợi thế:
- Địi hỏi vốn đầu tư ít
- Thời gian xây dựng tượng dối ngắn
- Quy trình sản xuất tương đối đơn giản
- Thời gian hoàn vốn nhanh
- Thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng
- Có nhiều khả năng xuất khẩu
- Sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động nữ với nhứng đức tính cần cù, khéo tay
- Ít gây ơ nhiễm mơi trường, sử dụng điện và nước ở mức độ vừa phải
Do vậy, ngành công nghiệp dệt – may phát triển mạnh ở tất cả các nước trên thế
giới và thường được phân bố xung quanh các thành phố xung quanh các thành phố lớn,
nơi có lực lượng lao động dồi dào, có kĩ thuật, lại có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 2: Tại sao ngành cơng nghiệp thực phẩm có sự phân bố gần nguồn nguyên
liệu và thị trường tiêu thụ?
Hướng dẫn
Gới ý: Dựa vào đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành
Cụ thể
10


- Cơng nghiệp thực phẩm có nguồn ngun liệu chủ yếu là sản phẩm từ nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và từ ngành thủy sản (khai thác và nuôi trồng), nên phân bố
gần các vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản (đặc biệt là các xí nghiệp sơ chế, vì
ngun liệu khó bảo quản, vận chuyển xa tốn kém).
- Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dung trực

tiếp của dân cư; ngoài ra, một số sản phẩm vận chuyển đi xa thì khơng đảm bảo chất
lượng, chóng hỏng, nên thường phân bố gần trung tâm tiêu thụ, các điểm dân cư (nhất là
các xí nghiệp chế biến thàng phẩm: bia, rượu, đồ hộp, bánh kẹo,…).
Câu 3: Tại sao ngành công nghiệp dệt – may và công nghiệp thực phẩm lại
được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển?
Hướng dẫn
Gới ý: Dựa vào
- Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành
- Vai trò của ngành
Cụ thể:
- So với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp dệt may và công nghiệp thực
phẩm sử dụng nhiên liệu và chi phí vận tải ít hơn, nhưng chịu ảnh hưởng của nhân tố lao
động, thị trường tiêu thụ và nguồn ngun liệu.
- Địi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đói ngắn, quy trình sản xuất tương
đối đơn giản, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu đc lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều
khả năng xuất khẩu.
- Phát triển cơng nghiệp dệt may có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và
các ngành nơng nghiệp nặng, đặc biệt là cơng nghiệp hóa chất, đặc biệt là có tác dụng
giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ.
Câu 4: Tại sao công nghiệp điện tử - tin học thường tập trung ở các thành phố
lớn?
Hướng dẫn
Gợi ý: Dựa vào đặc điểm sản xuất của ngành và của sản phẩm ngành làm ra
Cụ thể:
- Do đặc điểm sản xuất:
+ Không gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều
kim loại, điện, nước.
11



+ Nhưng lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chun mơn kĩ thuật cao, cơ sở
hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều.
- Do đặc điểm sản phẩm (máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn
thông) được tiêu thụ nhiều ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp,
dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng chất lượng cao...
Câu 5: Tại sao nói ngành cơng nghiệp hố chất được coi là ngành mũi nhọn
trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới?
Hướng dẫn
Gợi ý: Dựa vào vai trị quan trọng của ngành hóa chất
Cụ thể:
- Trong điều kiện của tiến bộ KHKT và CN hiện đại, cơng nghiệp hố học được ứng
dụng rộng rãi vào nhiều mặt của sản xuất và đời sống. Các sản phẩm và chế phẩm được
sử dụng rất rộng rãi. Cơng nghiệp hố chất chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX công
nghiệp của nhiều nước.
- Là ngành sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp đồng thời tạo ra các nguyên liệu chưa từng có trong tự nhiên, góp
phần bổ sung nguyên liệu cho sản xuất.
- Tận dụng và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguyên liệu trong tự
nhiên, các phế liệu của ngành khác để tạo ra nhiều sản phẩm góp phần bảo vệ mơi
trường.
- Đặc biệt đối với nông nghiệp nhất là các nước nơng nghiệp, cơng nghiệp hố chất
là địn bẩy để thực hiện q trình hố học trong việc cung cấp các vật tư nơng nghiệp,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng trưởng sản xuất cho cây trồng
vật ni.
Câu 6: Tại sao nói tiến bộ khoa học- kĩ thuật góp phần làm thay đổi việc khai
thác, sử dụng tài nguyên và phân bố của các ngành công nghiệp?
Hướng dẫn
Gợi ý:
Đưa ra lí do để lí giải tác động tích cực của khoa học kĩ thuật đến:
- Việc khai thác, sự dụng tài nguyên

- Sự phân bố các ngành công nghiệp
Cụ thể:
12


- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật cho phép khai thác những loại tài nguyên ở những nơi
khó khăn, trước đây chưa khai thác được. Ví dụ, phương pháp khí hóa than ở ngay trong
lịng đất cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa khai
thác được; những tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu cho phép khoan lấy nước ngầm ở các
hoang mạc để phục vụ sản xuất công nghiệp...
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép sử dụng rộng rãi nhiều loại tài nguyên trước
đây đang còn được sử dụng ít. Ví dụ, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành cơng nghiệp
có cơng nghệ cao làm tăng nhanh chóng việc sử dụng đất hiếm...
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo ra các quy trình cơng nghệ mới, từ đó làm thay đổi
quy luật phân bố các xí nghiệp cơng nghiệp. Ví dụ, nhờ phương pháp điện luyện hay lị
thổi ơxi mà các xí nghiệp luyện kim khơng cần phải phân bố gắn với mỏ than và quặng
sắt như trước đây.
Câu 7: Tại sao nói cơng nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Hướng dẫn
Gợi ý:
- Đưa ra lí do để lí giải cơng nghiệp có vai trị và tác động tích cực đến ngành nơng
nghiệp và dịch vụ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Cơng nghiệp tác động đến nông nghiệp
+ Công nghiệp tác động đến dịch vụ
Cụ thể:
- Cơng nghiệp có tác động trực tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác như nông
nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ.
- Đối với các nước đang phát triển, công nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng để
thực hiện cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Cơng nghiệp vừa tạo ra thị trường,

vừa tạo ra những điều kiện cần thiết cho nông nghiệp phát triển.
- Công nghiệp trực tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của
chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này ở trong nước và xuất khẩu.
- Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho nơng nghiệp, góp phần
nâng cao trình độ cơng nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao động, hạ giá
thành, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
2.2.2. Dạng câu hỏi phân tích
13


a) Lưu ý
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những
bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra
từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối
tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố
bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thơng qua cái riêng để tìm ra được cái chung,
thơng qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thơng qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Câu hỏi phân tích nhằm gợi ý học sinh tách riêng từng phần của sự vật và hiện
tượng địa lí, hoặc các thành phần của mối liên hệ.
b) Hướng dẫn trả lời
Trả lời các câu hỏi thuộc dạng phân tích khơng theo một mẫu nhất định nào cả. Dù
là dễ vì chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng không được chủ quan và nhất là
không để mất điểm ở các câu hỏi thuộc bài. Việc giải các câu hỏi này, về nguyên tắc, cần
được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm. Việc nhận dạng ở đây
khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên.
- Bước 2: Tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
c) Các dạng câu hỏi cụ thể
Câu 1: Phân tích các nhân tố tác động đến sự phân bố công nghiệp
Hướng dẫn

Gợi ý:
- Tái hiện kiến thức cơ bản về nguồn lực phát triển kinh tế.
- Lựa chọn các nguồn lực có ảnh hưởng đến sự phân bố cơng nghiệp.
- Trình bày tác động, ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự phân bố cơng nghiệp.
Cụ thể:
- Các nhân tố tác động: vị trí địa lí, khống sản, nguồn nước, khí hậu, đất đai, dân
cư, và nguồn lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường.
- Vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công
nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.
- Khoáng sản: cùng với trữ lượng và chất lượng khống sản thì sự kết hợp các loại
khống sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng
nghiệp. Ví dụ ngành cơng nghiệp khai thác than ở nước ta tập trung ở Quảng Ninh nơi
14


chiếm 94% sản lượng than của cả nước. Hay các nhà máy xi măng của nước ta đều được
xây dựng ở những nơi có nguồn đá vơi phong phú như Hồng Thạch (Hải Dương), Bỉm
Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên l (Kiên Giang)...
- Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều
ngành cơng nghiệp (luyện kim đen và màu) dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm...
- Khí hậu: tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên
sinh vật làm xuất hiện các tập đoàn cây trồng vật nuôi phong phú, cơ sở để phát triển
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Các nhân tố khác: đất đai - địa chất cơng trình ảnh hưởng đến xây dựng các nhà
máy, tài nguyên biển như cá, dầu khí, cảng nước sâu,.. tác động tới việc hình thành các xí
nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu..
- Dân cư và nguồn lao động: nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và
phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động. Nơi có lao động kỹ thuật cao, cơng
nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, địi hỏi hàm lượng cơng nghệ và
“chất xám” cao trong sản xuất.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật:
+ Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành cơng
nghiệp.
+ Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp cơng nghiệp. Ví dụ trước đây các xí
nghiệp luyện kim thường gắn với các mỏ than và quặng sắt nhưng hiện nay nhờ phương
pháp điện luyện hai lò thổi oxy mà sự phân bố đã thay đổi.
- Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới q trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng
chun mơn hóa sản xuất. Ví dụ nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà hiện nay các
ngành dệt may, chế biến thực phẩm thủy, hải sản, da giày... có vị trí nhất định ở cả thị
trường trong nước và quốc tế (Hoa Kì, EU.....).
Câu 2: Phân tích sự phân bố công nghiệp năng lượng trên thế giới.
Hướng dẫn
Gợi ý:
- Quy luật phân bố công nghiệp năng lượng:
+ Dựa vào cơ sở nguồn nguyên liệu, nhiên liệu
+ Thị trường tiêu thụ
Cụ thể:
15


Công nghiệp năng lượng thế giới gồm: Khai thác nhiên liệu (than, dầu, khí đốt,
uranium…); sản xuất điện (thủy điện, nhiệt điện và các ngành khác). Phân bố công
nghiệp năng lượng có sự phân hóa:
- Phân bố gắn với cơ sở tài nguyên:
+ Khai thác nguyên nhiên liệu gần nguồn tài ngun khống sản. Ví dụ: Ngành khai
thác than tập trung ở các nước có trữ lượng lớn như Trung Quốc, Hoa Kì, Nga, Balan,…ở
Việt Nam tập trung tại Quảng Ninh. Ngành khai thác dầu khí tập trung tại các khu vực
Trung Đông, Mĩ Latinh, Bắc Phi,…ở Việt Nam tập trung ở thềm lục địa Bà Rịa- Vũng
Tàu.
+ Công nghiệp điện: Nhiệt điện phân bố gần nguồn nguyên liệu (ví dụ ở Việt Nam

các nhà máy nhiệt điện phân bó ở Đông Bắc gắn với than, ở Đông Nam Bộ và đồng bằng
Sơng Cửu Long gắn với nguồn khí ). Thủy điện phân bố ở khu vực đồi núi nơi có trữ
năng thủy điện (ví dụ: Miền Tây Hoa Kì, Tây Trung Quốc, miền núi phía Bắc nước ta,
…).
- Phân bố phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, trình
dộ phát triển kinh tế:
+ Các nước phát triển có ngành điện lực phát triển do nhu cầu sử dụng lớn, khả
năng đáp ứng kĩ thuật cho nghiên cứu xây dựng cơ sở vật chất.
+ Các nước đang phát triển có cơ cấu ngành kém phát triển, chủ yếu là ngành khai
thác nguyên liệu, cơ cấu ngành điện đơn điệu hơn.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa cơng nghiệp hóa với dịch vụ.
Hướng dẫn
Gợi ý
- Khái niệm cơng nghiệp hóa
- Dịch vụ: là các ngành sản xuất phi vật chất...
- Phân tích mối quan hệ:
+ Cơng nghiệp hóa tác động đến dịch vụ
+ Dịch vụ tác động đến cơng nghiệp hóa
Cụ thể:
- Khái niệm công nghiệp hoas:
- Dịch vụ: là các ngành sản xuất phi vật chất...
- Cơng nghiệp hóa có tác động đến sự phát triển ngành dịch vụ:
16


+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành dịch vụ.
+ Chuyển một phần lao động từ sản xuất vật chất sang dịch vụ.
+ Đặt ra yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển, phân bố của dịch vụ.
+ Đẩy mạnh đơ thị hóa, từ đó dịch vụ phát triển.
- Dịch vụ tăng động đến công nghiệp hóa:

+ Cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc, tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hóa.
+ Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong cơng nghiệp hóa.
+ Sự phát triển của một số dịch vụ tăng động đến phân bố công nghiệp.
+ Dịch vụ ở các đô thị phát triển làm cơ sở cho phát triển cơng nghiệp hóa.
2.2.3. Dạng câu hỏi chứng minh
a) Lưu ý
Để đạt được kết quả tốt câu hỏi chứng minh, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Nắm vững kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên. Đối với dạng chứng minh, ngồi
lượng kiến thức cịn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan tới yêu cầu câu hỏi. Vì
vậy, giáo viên cần cập nhật số liệu mới để giảng dạy.
- Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để chứng minh.
- Đưa ra các bằng chứng dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản và số liệu thống kê đã
được chọn lọc. Chất lượng của bài thi trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào các
bằng chứng có sức thuyết phục.
b) Hướng dẫn trả lời
Dạng chứng minh được chia thành 2 loại. Đó là loại câu hỏi chứng minh hiện trạng
và loại câu hỏi chứng minh tiềm năng.
Cách giải loại câu hỏi chứng minh, nhìn chung, khơng theo một mẫu nhất định nào
cả. Quy trình giải loại câu hỏi chứng minh hiện trạng cần được thực hiện theo 3 bước sau
đây:
+ Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Vấn đề cần chú ý là xem câu hỏi yêu cầu
phải chứng minh cái gì: về tự nhiên hay về kinh tế - xã hội, về ngành hay về vùng... Việc
nhận dạng chính xác câu hỏi là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn cách giải
phù hợp.
+ Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi. Ở đây có 2 điểm
cần chú ý gắn với kiến thức và số liệu.
17



• Về kiến thức, cần phải dựa vào yêu cầu của câu hỏi để chọn lọc các kiến thức
thích hợp.
• Về số liệu nên sử dụng số liệu mới và xử lí số liệu cho phù hợp với yêu cầu câu
hỏi.
+ Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu
cầu của câu hỏi. Vấn đề then chốt là phải tìm ra được các bằng chứng có tính thuyết phục
cao.
c) Câu hỏi vận dụng
- Cách làm bài:
Chứng minh tiềm năng:
- Bước 1: Liệt kê các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công
nghiệp.
- Bước 2: Lựa chọn các nguồn lực (thế mạnh) ảnh hưởng đến sự phát triển đến
ngành công nghiệp cụ thể.
- Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu
cầu của câu hỏi. Vấn đề then chốt là phải tìm ra được các bằng chứng có tính thuyết phục
cao.
Chứng minh hiện trạng:
- Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi để xác định được đề bài hỏi về tình hình phát triển hay sự
phân bố...
- Bước 2: Hệ thống hóa kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi.
- Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo
yêu cầu của câu hỏi, tìm ra bằng chứng có tính thuyết phục cao.
- Ví dụ minh họa:
* Chứng minh tiềm năng:
Câu 1: Chứng minh rằng tiến bộ khoa học - kĩ thuật góp phần làm thay đổi
việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố của các ngành công nghiệp.
Hướng dẫn
Gợi ý:
- Lựa chọn nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật để chứng minh.

- Phân tích vai trò của tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với việc khai thác tài nguyên và phân
bố công nghiệp.
Cụ thể:
18


- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật cho phép khai thác những loại tài nguyên ở những nơi
khó khăn, trước đây chưa khai thác được. Ví dụ, phương pháp khí hóa than ở ngay trong
lịng đất cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa khai
thác được; những tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu cho phép khoan lấy nước ngầm ở các
hoang mạc để phục vụ sản xuất công nghiệp...
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép sử dụng rộng rãi nhiều loại tài nguyên trước
đây đang còn được sử dụng ít. Ví dụ, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành cơng nghiệp
có cơng nghệ cao làm tăng nhanh chóng việc sử dụng đất hiếm...
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo ra các quy trình cơng nghệ mới, từ đó làm thay đổi
quy luật phân bố các xí nghiệp cơng nghiệp. Ví dụ, nhờ phương pháp điện luyện hay lị
thổi ơxi mà các xí nghiệp luyện kim khơng cần phải phân bố gắn với mỏ than và quặng
sắt như trước đây.
Câu 2: Chứng minh rằng, trong điều kiện hiện nay, nhân tố vị trí địa lí đóng
vai trị quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp.
Hướng dẫn
Gợi ý:
- Lựa chọn nhân tố vị trí địa lí để chứng minh.
- Phân tích vai trị của vị trí địa lí đối với phân bố cơng nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà
máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và ở Việt Nam.
- Ví dụ, khi xem xét 97 địa điểm mà các ngành công nghiệp và các địa phương lựa
chọn dể xây dựng khu cơng nghiệp ở nước ta thì cả 97 (100%) đều có vị trí địa lí thuận
lợi (gần cảng, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, gần trung tâm thành phố). Cụ thể hơn,
khu chế xuất Tân Thuận, một trong những khu chế xuất lớn nhất ở TP. Hồ Chí Minh và

Việt Nam, với diện tích 300 ha, nằm ở quận 7, cách trung tâm thành phố 4 km, sát cảng
Bến Nghé và cảng container lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh; phía nam khu chế xuất là
khu trung tâm đơ thị mới Nam Sài Gịn, cách sân bay Tân Sơn Nhất 13 km, gần tỉnh lộ 15
thông thương với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long…
* Câu hỏi chứng minh hiện trạng:
Câu 1: Chứng minh rằng ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm
ngày càng phát triển và có sự phân bố rộng rãi trên thế giới.
19



×