Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu khoa học " Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và năng lực cung cấp cây con hiện nay làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.21 KB, 18 trang )

Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và năng lực cung cấp cây con
hiện nay làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng

Phạm Đình Tam, Lại Thanh Hải,
Phạm Đình Sâm, Đặng Quang Hưng
Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được Quốc hội nước ta thông qua tại kỳ họp
thứ 2 Quốc hội khóa X. Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 661/QĐ-
TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự
án. Theo quyết định này thì đến năm 2010 cả nước phải trồng được 5 triệu ha
rừng, trong đó có 1 triệu ha khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung còn lại 4
triệu ha là trồng mới. Với mật độ trồng bổ sung bình quân 1 ha từ 400 - 500 cây và
trồng mới hoàn toàn từ 1.200 - 1.600 cây thì số lượng cây con phục vụ cho dự án
vào khoảng 7.700 triệu cây. Bình quân 1 năm cần khoảng 640 triệu cây. Ngoài ra
còn có các chương trình, các dự án trồng rừng do các nguồn vốn khác và do các tổ
chức quốc tế tài trợ cũng cần hàng trăm triệu cây con các loại. Với lượng cây con
phục vụ trồng rừng này hàng năm cả nước phải tổ chức sản xuất trên quy mô hàng
trăm ha với hàng nghìn vườn ươm các loại mới đáp ứng được kế hoạch trồng rừng.
Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng có ý nghĩa thiết thực đến
thành công hay thất bại của công tác trồng rừng của các địa phương.
Từ lâu nay việc cung ứng cây con phục vụ trồng rừng hàng năm của các địa phư-
ơng phần lớn do các tổ chức lâm nghiệp đảm nhận, ngoài ra các thành phần khác
như tư nhân, tập thể cũng tạo cây con theo đơn đặt hàng của các dự án trồng rừng.
Phương thức này đã đáp ứng kịp thời kế hoạch trồng rừng của địa phương, tạo đư-
ợc công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hoàn thành khối lượng trồng
rừng. Tuy nhiên, về mặt chất lượng cây con, hiệu quả sản xuất của các vườn vẫn
còn nhiều tồn tại, việc quản lý đầu ra thiếu chặt chẽ, mạng lưới vườn ươm chưa
được quy hoạch dẫn đến không chủ động được cung cầu,v.v Vì vậy, để đánh giá
một cách đầy đủ thực trạng hệ thống vườn ươm hiện có và đề xuất quy hoạch


mạng lưới chung cho toàn quốc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê
duyệt dự án : “ Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và năng lực cung
cấp cây con hiện nay làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch mạng lưới vườn ươm
phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng”.
Dự án do Trung tâm ứng dụng KHKT lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam chủ trì và được tiến hành trong 2 năm 2000 - 2001 với sự tham
gia thực hiện của Phòng kỹ thuật lâm sinh, Trung tâm nghiên cứu Lâm sinh Lâm
Đồng và 1 số đơn vị khác trong và ngoài Viện. Dự án đã được hoàn thành đúng
tiến độ và đã được nghiệm thu đấnh giá. Trong bài này chúng tôi xin tóm tắt một
số kết quả chính của dự án:
1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra
1.1. Mục tiêu
· Nắm được thực trạng về tổ chức sản xuất cây con phục vụ dự án trồng mới 5
triệu ha rừng hiện nay của các địa phương, năng lực cung cấp và hiệu quả sử dụng
của các vườn ươm hiện có.
· Đề xuất được giải pháp tổ chức, quản lý và quy hoạch mạng lưới vườn ươm
trong phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng cây con phục vụ trồng rừng .
1.2. Nội dung dự án
· Điều tra nhu cầu và khả năng cung ứng cây con phục vụ trồng rừng của các địa
phương
· Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm sản xuất cây con hiện nay:
· Đề xuất quy hoạch mạng lưới vườm ươm phục vụ trồng rừng
1.3. Phương pháp điều tra
· Phương pháp tiếp cận :
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu đã có liên quan đến dự án để lựa chọn
nội dung, đối tượng, địa bàn điều tra đảm bảo thu thập được lượng thông tin đủ tin
cậy làm cở cho việc đề xuất các ý kiến kết luận có cơ sở khoa học và mang tính
khả thi. Phương pháp điều tra chung được thể hiện ở sơ đồ 1 :
Sơ đồ 1: Sơ đồ các biến điều tra
Phân tích tài

liệu đã có
Kế thừa kinh nghiệm
của các chuyên gia
Xây dựng kế hoạch và
đề cương thu thập số liệu
Thu thập thông tin
tại tỉnh
Điều tra, khảo
sát thực địa
- Tổng hợp phân tích số liệu
- Viết tổng kết dự án

· Phương pháp cụ thể :
- Sử dụng các tài liệu của các dự án trồng rừng từ Trung ương đến địa phương để
tổng hợp theo yêu cầu, mục tiêu của dự án.
- áp dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để thu thập các
thông tin cần thiết. Đối tượng điều tra phỏng vấn gồm các Ban quản lý dự án địa
phương, các Sở Nông nghiệp và PTNT và các Chi cục phát triển Lâm nghiệp. Nội
dung điều tra được xây dựng theo phiếu in sẵn.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá thực trạng vườn ươm hiện có bao
gồm các lĩnh vực : Lâm sinh, kinh tế, cơ giới trồng rừng, giống. Tiêu chuẩn đánh
giá được áp dụng theo các quy trình, quy phạm của Bộ đã ban hành .
- Về phân loại hệ thống vườn ươm áp dụng theo “ Tiêu chuẩn vườn ươm “ được
Vụ KHCN và CLSP thông qua năm 2000 .
- ứng dụng phương pháp Mapinfor để xây dựng bản đồ hiện trạng và quy hoạch
vườn ươm .
- ứng dụng phương pháp vi tính thông dụng để xử lý, tính toán và lập trình quản trị
dữ liệu .
· Quy mô điều tra: chọn 45 tỉnh để điều tra và chia làm 2 mức độ.
+ Điều tra tổng quát : 30 tỉnh

+ Điều tra kỹ : 15 tỉnh
Trong 15 tỉnh điều tra kỹ được chọn đại diện theo các vùng sản xuất lâm nghiệp :
Vùng phòng hộ, vùng sản xuất
Tây Bắc: Hoà Bình
* Vùng phòng hộ Tây Nguyên: Kon Tum, Lâm Đồng
Đồng bằng sông Cửu Long: An Giang
Nguyên liệu giấy: Tuyên Quang, Phú Thọ,
Đồng Nai, Hà Giang
Nguyên liệu công nghiệp: Thái Nguyên
Gia Lai
* Vùng sản xuất Gộ trụ mỏ:Bắc Giang, Quảng Ninh
Vùng khác: Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên
2. Kết quả thực hiện dự án.
2.1. Kết quả điều tra về nhu cầu cây con phục vụ trồng rừng.
Mục đích của việc điều tra nhu cầu cây con của các địa phương là nhằm nắm khái
quát nhu cầu cây con của từng địa phương, đồng thời căn cứ vào kế hoạch trồng
rừng hàng năm để cân đối giữa cung và cầu cây con để trên cơ sở đó xây dựng 1
quy hoạch mạng lưới vườn ươm cho phù hợp. Để có được kết quả theo yêu cầu đặt
ra, dự án đã tiến hành điều tra tại 45 tỉnh trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các
tỉnh có khối lượng trồng rừng tương đối lớn. Nội dung điều tra chủ yếu các khía
cạnh sau:
- Điều tra về kế hoạch trồng rừng theo dự án 661 và các dự án khác của các địa
phương .
- Điều tra về nhu cầu cây con để phục vụ trồng rừng tập trung và trồng cây phân
tán của tỉnh .
- Điều tra về khả năng cung cấp cây con để phục vụ trồng rừng của các địa phương
.
- Trên cở các kết quả điều tra, tính toán lượng cây con thừa thiếu trong từng tỉnh .
Kết quả điều tra đã cho thấy về nhu cầu cây con phục vụ trồng rừng của các tỉnh
hàng năm rất lớn. Trong 45 tỉnh điều tra thì số lượng cây cần để trồng rừng

khoảng 524.507.600 cây. Trong đó trồng rừng tập trung là 446.985.100 cây, chiếm
85,22%, cây phân tán là 77.522.500 cây chiếm 14,78 % Các tỉnh có nhu cầu lớn là
các tỉnh Sơn La, Đăc Lắc, Tuyên Quang, Thanh Hóa,Quảng Nam, Lai Châu, Lạng
Sơn, Nghệ An, Hà Giang ít nhất là các tỉnh : Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Dương, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Bình, Hà
Tây, Tây Ninh
Số liệu cũng cho thấy trong số 45 tỉnh điều tra thì 6 tỉnh có nhu cầu cây con hàng
năm trên 20 triệu cây (13,3%), 17 tỉnh có nhu cầu từ 10 đến 20 triệu cây (37,7%)
và 22 tỉnh có nhu cầu dưới 10 triệu cây (49%). (Xem biểu đồ số 1)
2.2. Kết quả điều tra thực trạng hệ thống vườn ươm hiện nay.
Để có được một cách nhìn nhận chính xác và khách quan làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp tiêu chuẩn, quản lý và xây dựng mạng lưới vườn ươm hợp lý
phục vụ trồng rừng, dự án đã tiến hành điều tra thực trạng hệ thống vườn ươm
hiện nay tại 45 tỉnh trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các tỉnh có diện tích đất
lâm nghiệp lớn và có khối lượng trồng rừng nhiều. Nội dung điều tra được tập
trung vào các vấn đề sau :
- Hình thức tổ chức sản xuất cây con
- Hệ thống vườn ươm đang sử dụng
- Tình hình đầu tư hệ thống vườn ươm
- Trình độ KHCN và kỹ thuật
- Cơ chế chính sách
2.2.1 Tình hình tổ chức sản xuất.:
· Các hình thức sản xuất cây con hiện nay:
Qua điều tra thực tế tại 45 tỉnh cho thấy có 20% số tỉnh tổ chức cả 3 hình thức sản
xuất, 95,5% số tỉnh có hình thức quốc doanh, 62,2% số tỉnh có hình thức tư nhân
và 17,7% số tỉnh có hình thức tập thể (xem sơ đồ 2).
Sơ đồ 2 : Loại hình tổ chức sản xuất cây con
BQL 661 tỉnh
Đơn vị quốc doanh
Tư nhân

Tập thể
QD 100%
Khoán từng phần
cho cá nhân
Doanh nghệp tư
nhân - dịch vụ
Hộ gia
đình
tổ chức
xã hội
Cộng đồng (trường
học, đền, chùa)

· Năng lực sản xuất của các loại hình.
Kết quả điều tra cho thấy trong 1 năm các đơn vị quốc doanh sản xuất được
362.270.200 cây con các loại, chiếm 65,58% tổng số cây con phục vụ trồng rừng.
Khu vực tư nhân sản xuất được 154.804.000 cây, chiếm 29,30% và tập thể sản
xuất được 11.197.000 cây chiếm 2,12%. Như vậy khu vực quốc doanh vẫn là đầu
mối chính để cung ứng cây con phục vụ cho kế hoạch trồng rừng của các địa phư-
ơng. Số lượng cây con quốc doanh sản xuất được gấp 2 - 3 lần khu vực tư nhân và
gấp 30 lần khu vực tập thể.
· Hiệu quả sản xuất cây con trong các tổ chức
Cây con xuất vườn bình quân của khu vực quốc doanh đạt 87,13%, của khu vực tư
nhân là 89,98% và của tập thể là 70,0%. Như vậy khu vực quốc doanh có tỷ lệ cây
xuất vườn thấp hơn khu vực tư nhân và cao hơn khu vực tập thể. Tỉnh có tỷ lệ cây
xuất vườn cao là Đồng Nai và Kon Tum, đạt 90%.
2.2.2. Hệ thống vườn ươm của các địa phương:
· Hệ thống vườn ươm hiện có
Dự án đã tiến hành điều tra kỹ tại 15 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế sinh thái
chủ yếu trong cả nước và điều tra tổng hợp tại 30 tỉnh có kế hoạch trồng rừng tư-

ơng đối lớn. Kết quả đã thống kê được 550 vườn ươm quốc doanh với tổng diện
tích là 306,64 ha, trong đó vườn ươm công nghệ cao 87 (diện tích 94,24 ha), vườn
ươm bán cơ giới 22 (diện tích 13,25 ha) và vườn ươm thủ công 454. Các tỉnh có tổ
chức hệ thống vườn ươm quốc doanh lớn nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh.
Các tỉnh có vườm ươm hộ ít nhất là Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kiên Giang,
Phú Thọ. Điều này cho thấy hầu hết các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa có điều
kiện khó khăn thì việc đầu tư cho hệ thống vườn ươm cũng còn chưa cao, việc tổ
chức quản lý chưa được chú ý và đây cũng là 1 trong những nguyên nhân ảnh h-
ưởng đến chất lượng rừng trồng sau này. Những tỉnh có điều kiện hơn cả về cơ sở
vật chất đến cán bộ thực hiện thì tổ chức hệ thống vườn ươm tương đối bảo đảm,
hiệu suất sản xuất và chất lượng cây con tương đối đảm bảo. Điều này cũng thể
hiện rõ qua đánh giá về hiệu suất sản xuất ở 1 số vườn ươm tại 15 tỉnh (số liệu này
chủ yếu là đánh giá tại các vườn ươm tập trung) .
· Phân loại vườn ươm
Căn cứ vào tiêu chuẩn vườn ươm cây lâm nghiệp năm 2001, và kết quả điều tra
thực địa tại 45 tỉnh trong cả nước, dự án đã phân loại các vườn ươm hiện có theo 3
tiêu chí: Theo quy mô (ký hiệu q), theo hình thức sản xuất (ký hiệu h), theo tính
chất của vườn (ký hiệu t). Cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:
Biểu 1: Phân loại vườn ươm
T.T Tiêu chí phân loại Phân loại Đặc trưng chính Ký hiệu
1 Quy mô

q
- Loại vườn ươm lớn 1 Công suất>1 triệu cây/năm q
1

- Loại vườn ươm vừa 2 Công suất từ 50 vạn đến 1
triệu cây/năm
q
2


- Loại vườn ươm nhỏ 3 Công suất <50 vạn cây/năm

q
3

2 Hình thức SX

h
- Vườn quốc doanh 1 Doanh nghiệp nhà nước h
1

- Vườn tư nhân 2 Công ty tư nhân, hộ gia
đình
h
2

- Vườn tập thể 3 Các tổ chức xã hội h
3

3 Tính chất của vườn

t
- Vườn ươm công 1 SX bằng công nghệ cao t
1

nghiệp
- Vườn ươm thủ công 2 SX bằng hạt t
2


2.2.3. Năng lực sản xuất cây con:
· Về khả năng cung cấp cây con
Hầu hết các tỉnh điều tra đều có kế hoạch sản xuất cây con hàng năm để phục vụ
cho trồng rừng của địa phương. Số liệu điều tra cho thấy bình quân mỗi năm các
tỉnh đã sản xuất được 528.266.200 cây con các loại, trong đó các đơn vị quốc
doanh sản xuất được 362.270.200 cây chiếm, 68,58%, khu vực tư nhân sản xuất đ-
ược 154.804.000 cây, chiếm 29,3%, khu vực tập thể sản xuất được 11.192.000
cây, chiếm 2,12%. Các tỉnh sản xuất nhiều là : Kon Tum, An Giang, Lạng Sơn,
Đồng Nai, Kiên Giang, Quảng Ninh (từ 20 triệu cây - 38 triệu cây/năm). Tuy
nhiên, số liệu điều tra trên chỉ mới phản ánh được lượng cây con thực tế đã sản
xuất của từng tỉnh để phục vụ theo kế hoạch mà chưa tính đến năng lực sản xuất vì
nhiều vườn ươm được đầu tư tương đối bài bản nhưng chưa sản xuất hết công
suất.
 Về cân đối giữa nhu cầu và khả năng cung ứng cây con:
Trong 45 tỉnh điều tra có 3 tỉnh có khả năng sản xuất đủ nhu cầu, chiếm 6,7 %; 20
tỉnh có khả năng sản xuất dư thừa theo nhu cầu, chiếm 44% và số tỉnh không có
khả năng cung cấp đủ cây con theo nhu cầu là 22 tỉnh, chiếm 49,3%.
· Hiệu suất của các vườn ươm:
Hầu hết các tỉnh sản xuất chỉ đạt dưới 65% công suất thiết kế, đặc biệt có những
tỉnh chỉ đạt 26% đến 36% như Ninh Thuận, Vũng Tàu, Hà Giang. Điều này do
mấy nguyên nhân chính như sau:
- Chưa có quy hoạch mạng lưới vườn ươm nên thiếu sự điều tiết về kế hoạch sản
xuất, đầu ra cây con không ổn định do đó thiếu sự cân đối giữa cung và cầu.
- Kinh phí dành cho vườn ươm rất hạn chế, nhưng lại đầu tư không đồng bộ nên
không đủ điều kiện để mở rộng sản xuất.
- Giá cây con trồng rừng quá thấp, hiệu quả sản xuất kém nên không thu hút được
người lao động.
Về phân loại hiệu suất sử dụng của các vườn ươm theo các cấp khác nhau cho
thấy: có 37,7% số tỉnh có hiệu suất sử dụng trên 70%, có 11,1% số tỉnh có hiệu
suất sử dụng dưới 50% và có 51,2% số tỉnh có công suất sử dụng từ 50-70

2.3. Quy hoạch hệ thống vườn ươm:
Qua kết quả điều tra xây dựng quy hoạch vườn ươm phục vụ cho dự án trồng mới
5 triệu ha rừng và quy hoạch vườn ươm theo chiến lược phát triển lâm nghiệp đến
năm 2010, dự án đã tổng hợp được bảng quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ
trồng rừng đến năm 2010 như sau:
Biểu : Tổng hợp qui hoạch vườn ươm đến năm 2010
Thủ công Vườn công nghệ cao
TT

Địa phương
Diện tích

Số lượng vườn
Diện
Số lượng vườn
(m
2
)
Cần

Đã có

X.Mới

Tích
(m
2
)
Cần có


Đã có

Xây
mới
I
Vùng Tây
bắc

1 Sơn La 104.500,00

29 29 - 13260 4 2 2
2 Lai Châu 108.000,00

18 18 - 9.822 3 1 2
3 Hoà Bình 53.814,29

45 45 - 25170 6 3 3
II

Vùng Đông
bắc

1 Hà Giang 73.157,14

10 10 3.896 2 1 1
2 Tuyên Quang

131.285,71

105


105

38385 6 4 2
3 Cao Bằng 24.285,71

50 50 7536 2 1 1
4 Bắc Cạn 78.857,14

53 53 7552 2 2 0
5 Lào Cai 52.400,00

10 10 9615 3 1 2
6 Yên Bái 61.871,43

84 84 17760 5 2 3
7 Lạng Sơn 150.314,29

177

177

17026 5 4 1
8 Thái Nguyên

22.440,00

46 46 10063 4 3 1
9 Bắc Giang 49.871,43


68 68 10875 4 4 0
10

Quảng Ninh 87.942,86

49 49 16485 5 5 0
11

Phú Thọ 44.655,71

57 57 21367 4 3 1
12

Vĩnh Phúc 24.428,57

16 16 14008 3 3 0
13

Bắc Ninh 11.000,00

2 2
III

Đ.Bằng sông
Hồng

1 Ninh Bình 21.785,71

10 10
2 Hà Tây 25.285,71


32 32
3 Hải Dương 6.285,71 22 22
IV

Vùng Bắc
Trung bộ

1 Thanh Hoá 146.428,57

47 47 35063 6 5 1
2 Nghệ An 111.071,43

148

148

24235 7 5 2
3 Hà Tĩnh 52.200,00

43 43 5.042 2 0 2
4 Quảng Bình 81.214,29

47 47 11229 3 2 1
5 Quảng Trị 56.428,57

7 7 18229 3 3 0
6
Thừa Thiên
Huế* 19.857,14


35 35 5983 4 4 0
V

Duyên hải
Trung bộ

1 Quảng Nam 130.500,00

21 21 34125 8 9 -1
2 Quảng Ngãi 32.571,40

27 27 19458 5 2 3
3 Bình Định 286.700,00

14 14 11108 4 4 0
4 Phú Yên 87.857,14

34 34 55948 3 2 1
5 Khánh Hoà 24.300,00

46 46 11948 3 3 0
VI

Vùng Tây
nguyên*

1 Đắc Lắc 29.500,00

7 7

2 Kon Tum 30.414,29

62 62 23000 2 2 0
3 Gia Lai 47.857,14

25 25
4 Lâm Đồng 52.357,14

67 67 5000 1 1 0
VII

Vùng Đông
Nam bộ*

1 Ninh Thuận 17.050,00

7 7
2 Bình Thuận
3 Đồng Nai 79.285,71

19 19 1 1 0
4 Bình Dương

19.142,86

60 60 38464 1 1 0
5 Bình Phước 20.000,00

35 35 16843,8



6
Bà Rịa-Vũng
Tàu 43.514,29

6 6
7
TP Hồ Chí
Minh 10.000,00

2 2
8 Tây Ninh 21.428,57

7 7

×