Tải bản đầy đủ (.pdf) (316 trang)

Chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp quận 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.72 MB, 316 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ THANH THỦY

CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA TRẺ EM
NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(nghiên cứu trường hợp quận 11)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ THANH THỦY

CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA TRẺ EM
NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(nghiên cứu trường hợp quận 11)
Ngành: Dân tộc học
Mã số: 9310310

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2023




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án đều rất trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học và Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã hồn thành xong luận án
tiến sĩ với đề tài “Chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay- nghiên cứu trường hợp quận 11”. Bằng tất cả sự chân thành, tôi xin
gửi lời tri ân sâu sắc đến:
* PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp, người Thầy đáng kính đã ln tận tình hướng dẫn tơi
về học thuật cũng như động viên khi tơi gặp khó khăn trong cơng việc và trong quá trình
học tập. Sự hỗ trợ chân thành và sâu sắc của Thầy đã giúp tôi trưởng thành hơn trong
cuộc sống và hiểu hơn về con đường học thuật mà tôi đang theo đuổi.
* Quý Thầy Cô Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học và Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chia sẻ cùng tơi về kiến thức
chun mơn trong q trình thực hiện luận án.
* Đảng Uỷ, Ban lãnh đạo và cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân quận 11, Chi cục
Thống kê quận 11; Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận 11; Phòng Giáo dục
đào tạo quận 11, các phòng, ban ngành có liên quan, Q thầy cơ các trường tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn quận 11, Quý hộ gia đình và các bạn
trẻ em đã tạo điều kiện giúp đỡ và đồng hành cùng tơi trong suốt q trình thu thập tài
liệu, nghiên cứu để hoàn thành luận án.
* Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Công tác xã hội, anh chị em
đồng nghiệp tại Trường Đại học Khoa học và Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi để bản thân có điều kiện học tập,

nghiên cứu để hồn thành luận án.
* Gia đình, bạn bè tơi đã luôn ở bên quan tâm, động viên, ủng hộ tơi trong q trình
thực hiện luận án.
Một lần nữa, tơi xin thành tâm tri ân và kính chúc quý vị có thật nhiều sức khoẻ,
bình an và hạnh phúc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

năm 2023


I

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ III
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... IV
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................... VI
DẪN NHẬP ........................................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 5
5.Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5
6.Khung phân tích.......................................................................................................... 17
7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn........................................................................................ 18
8. Kết cấu của luận án .................................................................................................... 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........... 20

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 20
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 41
1.2.1.Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 41
1.2.2. Quan điểm tiếp cận .............................................................................................. 51
1.2.3. Các lý thuyết và cách tiếp cận ............................................................................. 52
1.2.3.1. Lý thuyết phân tầng xã hội của Max Weber .................................................... 52
1.2.3.2. Lý thuyết vốn xã hội của của Pierre Bourdieu ................................................. 54
1.2.3.3. Lý thuyết hậu cấu trúc luận của Michel Foucault ............................................ 56
1.2.3.4. Tiếp cận văn hoá - xã hội ................................................................................. 59
1.3.Tổng quan địa bàn nghiên cứu (quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) ...................... 61
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 67
CHƯƠNG 2: NGHÈO ĐA CHIỀU CỦA NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO QUẬN 11........ 68

2.1. Đặc điểm tình trạng nghèo đa chiều trong những hộ gia đình nghèo tại quận 11 . 68
2.1.1. Cơ cấu kinh tế - xã hội, vốn xã hội và mức sống ................................................ 68
2.1.2. Điều kiện sinh hoạt, cư trú, văn hoá ................................................................... 83
2.1.3. Dịch vụ xã hội ..................................................................................................... 89
2.2.Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững tại quận 11 ........................................... 94
2.2.1.Các chương trình,chính sách, hoạt động giảm nghèo .......................................... 94


II

2.2.2. Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách giảm nghèo bền vững ................... 98
2.2.3. Những ưu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức của quá trình giảm nghèo ....... 100
2.3. Những tác động của chính sách giảm nghèo và đặc điểm nghèo đa chiều đến chất
lượng sống của hộ gia đình nghèo quận 11 ................................................................. 105
Tiểu kết chương 2............................................................................................................ 111
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA TRẺ EM NHỮNG HỘ GIA
ĐÌNH NGHÈO QUẬN 11 VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ..................................... 113

3.1.Thực trạng chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo quận 11........... 113
3.1.1. Khía cạnh vật chất ............................................................................................. 114
3.1.2. Khía cạnh tinh thần ........................................................................................... 123
3.1.3. Sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động lao động kinh tế hộ gia đình .......... 133
3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo 136
3.3. Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, hội nhập xã hội và ứng phó của trẻ em
những hộ gia đình nghèo quận 11 ............................................................................... 148
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 157
CHƯƠNG 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA TRẺ EM NHỮNG HỘ GIA
ĐÌNH NGHÈO TẠI QUẬN 11 ....................................................................................... 159
4.1. Đánh giá về chất lượng sống những hộ gia đình nghèo và trẻ em những hộ gia đình
nghèo tại quận 11 ......................................................................................................... 159
4.2. Quan điểm và mục tiêu của giảm nghèo bền vững của chính quyền quận 11 ...... 164
4.3. Giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng sống của trẻ em

những hộ gia đình nghèo tại quận 11…………………………………………………..165
4.4. Những khác biệt trong thực hiện giải pháp giảm nghèo và nâng cao chất lượng
sống cho trẻ em những hộ gia đình nghèo người Việt và người Hoa ......................... 178
4.5.Khuyến nghị để nâng cao chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo
quận 11 ........................................................................................................................ 180
Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 184
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 185
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 193
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................ 202


III

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1.

CLS

Chất lượng sống

2.

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

3.

KTXH

Kinh tế xã hội

4.

NQ

Nghị quyết


5.

CT

Chỉ thị

6.

KTXH

Kinh tế xã hội

7.

QL

Quản lý

8.

KH

Kế hoạch

9.

QU

Quận ủy


10.



Quyết định

11.

BHXH

Bảo hiểm xã hội

12.

BHYT

Bảo hiểm y tế

13.

NCT

Người cao tuổi

14.

BYT

Bộ Y tế


15.

HGĐ

Hộ gia đình

16.

SL

Số lượng

17.

LĐTB&XH

Lao động- Thương binh và Xã hội

18.

UBND

Uỷ ban nhân dân

19.

ĐLC

Độ lệch chuẩn


20.

ĐTB

Điểm trung bình

21.

THCS

Trung học cơ sở

22.

THPT

Trung học phổ thơng


IV

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số hộ nghèo phân theo phường tại quận 11, TPHCM ........................................... 7
Bảng 2: Cơ cấu khảo sát ...................................................................................................... 9
Bảng 3: Đo lường nghèo đa chiều theo chuẩn Việt Nam .................................................. 45
Bảng 4: Thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng ............................................................... 69
Bảng 5: Tương quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng với số nhân khẩu ........ 69
Bảng 6: Tương quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng với dân tộc ................. 70
Bảng 7: Tương quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng với giới tính ............... 70

Bảng 8: Tương quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng với dân tộc và giới tính
........................................................................................................................................... 71
Bảng 9: Tương quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng với nghề nghiệp ......... 72
Bảng 10: Tương quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng với số lao động trong
hộ ....................................................................................................................................... 72
Bảng 11: Tương quan giữa thu nhập bình quân hộ gia đình/ tháng với tình trạng việc làm
........................................................................................................................................... 74
Bảng 12: Chi phí trung bình hàng tháng ........................................................................... 75
Bảng 13: Tương quan giữa chi phí trung bình hàng tháng và dân tộc .............................. 76
Bảng 14: Tương quan giữa chi phí trung bình hàng tháng và số nhân khẩu ..................... 77
Bảng 15: Tương quan giữa tiền tiết kiệm với dân tộc ....................................................... 77
Bảng 16: Tương quan giữa mục đích của vay vốn và dân tộc .......................................... 80
Bảng 17: Tương quan giữa mức sống hộ gia đình và dân tộc ........................................... 81
Bảng 18: Tương quan giữa điều kiện sống với dân tộc..................................................... 83
Bảng 19: Tương quan giữa tình trạng cư trú với dân tộc .................................................. 86
Bảng 20: Mức độ tham gia hoạt động của người lớn trong hộ gia đình nghèo ................. 87
Bảng 21: Tương quan giữa tiếp cận y tế với dân tộc ........................................................ 90
Bảng 22: Tương quan giữa yếu tố học tập với dân tộc ..................................................... 91
Bảng 23: Tương quan giữa trình độ học vấn chủ hộ với dân tộc và giới tính ................... 92
Bảng 24: Tương quan giữa số lao động trong hộ gia đình với dân tộc ............................. 93
Bảng 25: Tương quan giữa yếu tố giới tính và dân tộc với nghề nghiệp .......................... 94
Bảng 26: Tương quan giữa sự hài lòng với dân tộc ........................................................ 106
Bảng 27: Tương quan giữa hỗ trợ của chính quyền địa phương với dân tộc .................. 107
Bảng 28: Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ xã hội .............. 109
Bảng 29: Tương quan giữa số trẻ em sống trong hộ gia đình với dân tộc ...................... 114


V

Bảng 30: Thống kê số trẻ em trong hộ gia đình .............................................................. 114

Bảng 31: Tương quan giữa góc học tập, phòng riêng với dân tộc .................................. 115
Bảng 32: Tương quan giữa diện tích, loại nhà với số trẻ em và dân tộc ......................... 117
Bảng 33: Tương quan giữa chi nhu yếu phẩm trung bình/ tháng với số trẻ em .............. 118
Bảng 34: Tương quan giữa chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em và dân tộc ......................... 120
Bảng 35: Tương quan giữa chi phí khám chữa bệnh trung bình/ tháng và số trẻ em ..... 121
Bảng 36: Tương quan giữa bảo hiểm y tế với dân tộc .................................................... 122
Bảng 37: Tương quan giữa chi phí giáo dục, học tập trung bình/ tháng với số trẻ em ... 124
Bảng 38: Kiểm định trị trung bình chi giáo dục, học tập trung bình/ tháng với dân tộc. 125
Bảng 39: Tương quan giữa quan điểm về việc học của con cái với dân tộc ................... 126
Bảng 40: Tương quan giữa hộ có trẻ em từ 6 đến 16 tuổi không đi học với dân tộc ...... 128
Bảng 41: Mức độ tham gia hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em trong gia đình nghèo 129
Bảng 42: Tương quan giữa quan điểm của ông/ bà về lao động sớm ở trẻ em với dân tộc
......................................................................................................................................... 135
Bảng 43: Thang đo các nhóm yếu tố ............................................................................... 137
Bảng 44: Tương quan giữa nhu cầu của trẻ em trong các hộ gia đình nghèo với dân tộc
......................................................................................................................................... 150
Bảng 45: Tương quan giữa khó khăn trong tiếp cận dịch vụ xã hội với trẻ em và dân tộc
......................................................................................................................................... 152
Bảng 46: Tương quan giữa hiểu biết và phổ biến quyền trẻ em với dân tộc .................. 153
Bảng 47: Tương quan giữa cách thức trẻ em ứng phó với tình trạng nghèo của gia đình
......................................................................................................................................... 155
Bảng 48: Phân tích bảng chéo: Rào cản hội nhập xã hội và dân tộc ............................... 159
Bảng 49: Tương quan giữa mong đợi của người dân với dân tộc ................................... 160
Bảng 50: Tương quan giữa nhận định về chất lượng sống của trẻ em với dân tộc ......... 162


VI

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nguồn vay của hộ nghèo ................................................................................. 79

Biểu đồ 2: Bảng tổng hợp những đồ dùng tiện nghi trong gia đình .................................. 85


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể ở cả
khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn. Đặc biệt, nghèo đa chiều đã giảm liên tục và
đáng kể, từ 18,1% năm 2012 xuống 10,9% năm 2016 và 4,4% năm 2020, tỷ lệ nghèo về
thu nhập luôn thấp hơn tỷ lệ nghèo đa chiều trong thập kỷ qua, khoảng cách giữa hai tỷ lệ
này đã thu hẹp đáng kể, chỉ còn 0,6 % vào năm 2020 (UNDP, 2022, tr.9).
Tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), những kết quả đạt được trong giảm nghèo
đa chiều được thể hiện rất rõ nét với tổng số hộ nghèo và cận nghèo giảm xuống dưới 3%
hộ dân thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020. Tổng số hộ nghèo năm 2016 trên tồn
thành phố có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống theo chuẩn hộ nghèo của
thành phố còn khoảng 47.684 hộ, chiếm tỷ lệ 2,4% hộ dân thành phố; tổng số hộ cận
nghèo có thu nhập trên 16 - 21 triệu đồng/người/năm là 49.651 hộ, chiếm tỷ lệ 2,5%. Sau
03 năm (2016-2018) triển khai thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ của chương
trình giảm nghèo, thành phố có 60.622 hộ nghèo thốt mức chuẩn hộ nghèo và 58.703 hộ
cận nghèo thoát mức chuẩn hộ cận nghèo; thành phố còn lại 3.767 hộ nghèo, tỷ lệ 0,19%
tổng hộ dân và 22.882 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,15% tổng hộ dân. Đến cuối năm 2018, thành
phố đã hồn thành mục tiêu cơ bản khơng cịn hộ nghèo theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ X về “Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình “Giảm
nghèo bền vững” giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 1%/năm” và tiếp tục triển khai thực
hiện Chương trình giảm nghèo bền vững 02 năm cuối (2019 - 2020) của giai đoạn 2016 2020. TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai chương trình giảm nghèo nhằm hỗ trợ
các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo để khơng tái nghèo bằng việc đưa ra
nhiều nhóm chính sách, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo
Thành phố có cuộc sống tốt hơn như: tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản
(giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm và bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin)

nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của hộ
nghèo, hộ cận nghèo thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho hộ
nghèo, cận nghèođược tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế (Đảng
bộ TPHCM, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, 2020, tr. 14-15).
Quận 11 là quận nội thành của TPHCM có đơng người Hoa sinh sống (chiếm gần
40%). Người Hoa cư trú ở tất cả 16 phường của quận 11, nhưng đông nhất ở phường 6,
phường 12, phường 16 và phường 4, chiếm tỷ lệ trên 70% dân số của các phường này


2

(Niên giám thống kê quận 11, 2016, tr. 7-16). Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người
Hoa quận 11 đã hình thành một hệ thống ngành nghề và mặt hàng đa dạng như cơ khí,
nhựa, dệt, may mặc, thủy tinh, thuộc da (Phan An, 2005, tr.48-50). Quận 11 cũng là địa
phương giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nghèo ở các cơ sở sản xuất nhỏ.
Công tác giảm nghèo và công tác hỗ trợ hộ nghèo tại quận 11, TPHCM không chỉ dừng
lại ở việc hỗtrợ vốn sản xuất, học nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp khẩn cấp mà còn gắn
kết với chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế, phát triển và ổn định nhà ở, chính sách học
phí, viện phí, các chính sách xã hội khác. Từ đó tăng điều kiện tiếp cận cơ hội học tập, lao
động, chữa bệnh của người nghèo và ổn định đời sống. Quận 11 luôn ý thức được việc
tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền trong
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với
công tác giảm nghèo. (Đảng bộ quận 11, 2020, tr. 22-25)
Bên cạnh những kết quả đạt được, các vấn đề tồn tại của UBND quận 11 trong
công tác giảm nghèo trên địa bàn quận 11 vẫn còn hiện hữu. Chính sách giảm nghèo cịn
mang tính ngắn hạn, hỗ trợ là chính, hiệu quả chưa cao, chưa khuyến khích được người
nghèo vươn lên; chưa huy động được sức mạnh từ cộng đồng tham gia xây dựng, tổ chức
thực hiện vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lực từ Nhà nước. Quá trình triển khai phổ biến,
tuyên truyền các chủ trương, chính sách về chương trình giảm nghèo bền vững ở một số
phường chưa thường xuyên, còn chung chung. Sự nỗ lực của bản thân hộ nghèo còn thấp,

còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, tâm lý hộ nghèo khơng muốn thốt nghèo mà
chỉ mong vào diện hộ nghèo để được sự bao cấp. Mặt khác, bản thân người nghèo chưa
có biện pháp, kế hoạch để tự mình vươn lên giảm nghèo. Việc chuyển đổi nghề nghiệp
của người dân gặp khó khăn, chất lượng lao động trên địa bàn quận còn chưa đáp ứng
được yêu cầu của thị trường về trình độ ngoại ngữ, trình độ kỹ thuật, tay nghề, một số
trường hợp chưa thỏa các điều kiện của thị trường lao động đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề
cao, nhất là các thị trường nước ngoài.Nguy cơ tái nghèo cao do phần lớn người dân các
hộ nghèo ở quận 11 còn vướng các vấn đề như: cơ cấu hộ gia đình đơng thành viên sinh
sống từ 3-8 người, trình độ cịn hạn chế, thiếu phương tiện và điều kiện sản xuất, diện tích
nhà ở nhỏ, khơng có phương án làm ăn hiệu quả, thiếu ý thức, một số ít hộ nghèo cịn ỷ
lại, ít chịu khó đầu tư trang bị kiến thức, tay nghề để nâng cao chất lượng và năng suất lao
động, trẻ em trong các hộ nghèo chưa được đảm bảo về điều kiện sống cũng như trẻ phải
lao động sớm. Số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập còn nằm sát chuẩn nghèo khá
nhiều (Đảng bộ quận 11, 2020, tr. 22-25).


3

Nghiên cứu về giảm nghèo không thể xa rời việc nâng cao chất lượng sống cho
người dân, đảm bảo an sinh xã hội và là cầu nối cho hội nhập, phát triển. Chất lượng sống
hay chất lượng cuộc sống gắn với tồn bộ q trình phát triển của cá nhân và xã hội. Theo
Tổ chức Y tế thế giới thì chất lượng cuộc sống là nhận thức mà cá nhân có được trong đời
sống của mình và trong cả mối tương tác với những mục tiêu, những mong muốn, những
chuẩn mực và những mối quan tâm. Chất lượng sống liên quan đến trạng thái sức khoẻ
thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường
sống của mỗi cá nhân (WHO,1994). Chất lượng sống nói chung và chất lượng sống đối
với trẻ em là lĩnh vực cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, nhất là trong bối
cảnh giảm nghèo đa chiều và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Như vậy, trong lộ trình
chung của đất nước về xây dựng và thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững không
thể thiếu mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho trẻ em sống trong những điều kiện nghèo

khó. Phương pháp tiếp cận nâng cao chất lượng cuộc sống lấy trẻ em sống trong những
hộ gia đình nghèo làm trung tâm xuất phát từ những lý do: Trẻ em thường phải chịu
những nguy cơ cao hơn và bị ảnh hưởng do nghèo khác; Trẻ em là những người phụ
thuộc phần lớn vào mơi trường sống trực tiếp của mình trong việc đáp ứng những nhu cầu
cơ bản và dựa vào sự phân bổ nguồn lực của cha mẹ, gia đình và cộng đồng; Trẻ em sinh
ra và lớn lên trong đời sống nghèo khổ thì rất có khả năng làcác em sẽ tiếp tục phải chịu
cảnh nghèo khi trưởng thành; Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cịnphụ thuộc vào
chínhsự thích ứng xã hội của trẻ em, của gia đình và của cộng đồng nghèo...Vấn đề giảm
nghèo bền vững tại TPHCM nói chung và tại quận 11 nói riêng cần quan tâm nhiều đến
đối tượng trẻ em bởi vì trẻ em sống trong tình trạng nghèo khổ chưa được đáp ứng những
nhu cầu cơ bản, chưa được tạo điều kiện tối thiểu về nơi ở, học tập, chăm sóc sức khoẻ cơ
bản, tình trạng lao động vị thành niên và thực hiện quyền tham gia của mình…(UNICEF,
2017).
Với những lý do trên, việc triển khai và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này cần được
đầu tư nhiều hơn nữa, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo cơng bằng và an sinh xã hội.
Do đó tác giả đãchọn đề tài “Chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - nghiên cứu trường hợp quận 11” để làm luận án tiến sĩ
Dân tộc học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung


4

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểu chất lượng sống của trẻ em những
hộ gia đình nghèo ở góc độ nghèo đa chiều tại quận 11- TPHCM hiện nay thông qua việc
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (nhà ở, y tế, giáo dục, giải trí, sựtham gia và thơng
tin...) từ những chỉ báo kinh tế, giáo dục, sức khỏe, mơi trường…Từ đó, luận án có những
đánh giá cụ thể về đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em sống trong những hộ gia đình
nghèo, chỉ ra được những yếu tố tác động, những yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo

chất lượng sống cho trẻ em trong các hộ gia đình nghèo tại TPHCM. Qua đó đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng sống trẻ em nghèo tại quận 11 nói riêng và TPHCM
nói chung.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thực trạng nghèo của các hộ gia đình từ tiếp cận nghèo đa chiều và
chính sách giảm nghèo của địa phương như là những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
sống của trẻ em trong hộ nghèo.
Nghiên cứu quá trình tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của trẻ em trong hộ gia đình
nghèo, từ đó đánh giá chất lượng sống của trẻ em nghèo về mặt đời sống vật chất, đời
sống tinh thần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về chất lượng sống của trẻ em
nghèo trong các hộ gia đình nghèo của người Việt và người Hoa sinh sống trên địa bàn về
mặt văn hóa, xã hội từ quan điểm dân tộc học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo tại
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (nghiên cứu trường hợp quận 11).
Khách thể nghiên cứu: Hộ gia đình nghèo có trẻ em dưới 16 tuổi sinh sống tại
quận 11, thành phố Hồ Chí Minh (Hộ gia đình nghèo người Việt và người Hoa cư trú tại
địa phương).
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung:
Phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình nghèo qua các đặc điểm về kinh tế văn hố - xã hội.
Tìm hiểu thực trạng chất lượng sống và khả năng tiếp cận dịch vụ của trẻ em trong
những hộ gia đình nghèo người Việt và người Hoa.
Các yếu tố tác động đến chất lượng sống và những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sống của trẻ em trong những hộ gia đình nghèo tại quận 11, TPHCM.


5


Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tại 16 phường trên địa bàn
quận 11, TPHCM.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2016 đến 2020 (thực hiện trong giai đoạn giảm
nghèo 2016-2020).
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng của nghèo đa chiều của các hộ gia đình ở quận 11
và chính sách giảm nghèo của địa phương diễn ra như thế nào? Điều đó tác động đến chất
lượng sống của trẻ emra sao?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Tiếp cận dịch vụ xã hội của trẻ em nghèo và việc nâng cao chất
lượng sống của các em được thực hiện như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất
lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo quận 11?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Những nhân tố nào thúc đẩy việc nâng cao chất lượng sống cho
trẻ em trong những hộ gia đình nghèo tại quận 11?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh xây dựng các giả thuyết như sau:
Giả thuyết nghiên cứu 1: Giảm nghèo đa chiều ở các hộ nghèo và chính sách giảm
nghèo ở địa phương đã đạt được một thành tích đáng khích lệ nhưng chưa thực sự bền vững,
hiện tượng tái nghèo vẫn còn tồn tại.
Giả thuyết nghiên cứu 2: Chất lượng sống của trẻ em trong những hộ gia đình nghèo ở
quận 11 cịn thấp và khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Có sự khác biệt
về chất lượng sống của trẻ em nghèo người Hoa và người Việt về văn hóa, xã hội. Các yếu
tố về sức khoẻ, xã hội, thể chất, kinh tế và tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ
em những hộ gia đình nghèo quận 11.
Giả thuyết nghiên cứu 3: Cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho trẻ em trong
những hộ gia đình nghèo ở quận 11 thể hiện bằng việc gia tăng khả năng tiếp cận với các
dịch vụ xã hội. Các thiết chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình...có vai trị quan
trọng trong việc hỗ trợ hộ nghèo và tạo cơ hội gia tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ
xã hội.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Tổ chức nghiên cứu


6

Luận án được thực hiện gồm hai giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lí luận của luận án
được thực hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2019 và giai đoạn nghiên cứu thực tiễn của
luận án được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2022 (trong đó giai đoạn nghiên cứu
thực địa và thu thập, phân tích dữ liệu định tính, định lượng từ tháng 7/2019 đến tháng
2/2020).
a. Giai đoạn nghiên cứu lý luận (từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2019)
Xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu, xác định và xây dựng khung lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu.
Tổng quan những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn (bảng hỏi chất lượng sống của trẻ em những
hộ gia đình nghèo, các câu hỏi phỏng vấn sâu).
b. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn (từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2022)
Xây dựng bảng hỏi, các tiêu chí phỏng vấn sâu cho vấn đề nghiên cứu
Thu thập số liệu và phân tích số liệu từ khảo sát thực địa
Phỏng vấn sâu các trẻ em, hộ gia đình nghèo, hộ gia đình khơng thuộc diện hộ
nghèo, cán bộ ban ngành đoàn thể, giáo viên…
Làm rõ thực trạng chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo, khả năng
tiếp cận dịch vụ xã hội của trẻ em những hộ gia đình nghèo, những kết quả của quá trình
giảm nghèo đa chiều. Đề xuất một số kiến nghị giúp nâng cao chất lượng sống của trẻ em
những hộ gia đình nghèo.
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu của luận án được thực hiện là mẫu xác suất. Số hộ nghèo được tiến
hành khảo sát là được xác định trong khoảng thời gian quận 11 thực hiện chương trình

giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016- 2020). Theo báo cáo của Phòng lao động thương
binh xã hội quận 11 và số liệu từ UBND 16 phường trên địa bàn quận 11, tác giả đã có
những thơng số cụ thể về các hộ nghèo. Năm 2016, quận 11 có 2.373 hộ nghèo, 1.782 hộ
cận nghèo, đây cũng là con số tương đối cao so với các quận trên địa bàn thành phố. Xét
về tình trạng thiếu hụt năm chiều xã hội (chiều giáo dục và đào tạo, việc làm và bảo hiểm
xã hội, y tế, điều kiện sống, tiếp cận thơng tin) thì hộ nghèo có chiều thiếu hụt giáo dục và
đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất (88,13%); hộ cận nghèo có chiều thiếu hụt về việc làm và
bảo hiểm xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (61,44%). Năm 2019 chỉ còn 506 hộ nghèo theo


7

chuẩn hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016-2020 được phân bổ tại 15/16 phường (Niên
giám thống kê quận 11, 2020).
Bảng 1: Số hộ nghèo phân theo phường tại quận 11, TPHCM
ĐVT: Người

Số hộ nghèo

2016

2017

2018

2019

Phân theo xã, phường, thị trấn

2.373


1.748

585

506

Phường 1

169

125

32

33

Phường 2

150

105

27

17

Phường 3

688


584

280

234

Phường 4

46

18

5

3

Phường 5

70

31

5

1

Phường 6

189


137

43

32

Phường 7

0

0

3

9

Phường 8

54

34

5

4

Phường 9

11


0

6

2

Phường 10

24

11

3

2

Phường 11

173

138

53

35

Phường 12

356


269

80

46

Phường 13

131

97

27

18

Phường 14

218

151

30

67

Phường 15

1


2

0

0

Phường 16

94

48

5

3

Nguồn: Niên giám thống kê quận 11, 2020.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Mục đích
Phương pháp nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thơng tin trên cơ sở
từ các số liệu thu được từ thực tiễn. Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra
các kết luận thị trường thông qua việc sử dụng các kỹ thuật thống kê để xử lý dữ liệu và
số liệu từ hộ gia đình nghèo được hỏi để làm rõ thực trạng chất lượng sống của trẻ em
những hộ gia đình nghèo.
Nội dung


8


Tác giả sử dụng bảng hỏi nhằm phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nghèo thuộc
địa bàn nghiên cứu. Công cụ này được sử dụng để thu thập thông tin định lượng phục vụ
cho các nội dung nghiên cứu của luận án.
Bảng câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá chất lượng sống của trẻ em trong
những hộ gia đình nghèo tại quận 11, TPHCM. Mỗi câu hỏi được thiết kế với cấu trúc
trả lời theo thang độ Likert gồm một câu hỏi đóng với 5 mức lựa chọn:
Mức I: Rất khơng hài lịng hoặc rất kém (1 điểm).
Mức II: Khơng hài lịng hoặc kém (2 điểm).
Mức III: Bình thường hoặc trung bình (3 điểm).
Mức IV: Hài lịng hoặc tốt (4 điểm).
Mức V: Rất hài lòng hoặc rất tốt (5 điểm).
Cách thức tiến hành
Áp dụng công thức xác định cỡ mẫu trong sách “Các phương pháp nghiên cứu
trong nhân học” của H. Russel Bernard (H. Russel Bernard, 2007, tr. 81) với tổng số hộ
nghèo năm 2019 là 506 hộ. Chúng ta được cỡ mẫu như sau:
X2 NP(1-P)
Cỡ mẫu =
C2 (N-1) + X2 P(1-P)
3,841*506*0.5*0.5
Cỡ mẫu =

= 218.6
(0.05)2 *505 +3,841 *0.5 *0.5

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n ≥ 218.6. Cỡ mẫu của nghiên cứu
được tiến hành khảo sát là 250 mẫu. Cách chọn mẫu này sẽ đảm bảo tính đại diện cao khi
cả 15 phường đều có cơ hội được khảo sát. Với cỡ mẫu là 250 mẫu, tác giả sẽ tính dựa
trên cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (506/250=2.024). Cứ 2 hộ tác giả lấy 1 hộ trên
tổng thể đó.

Mẫu trong nghiên cứu được thu thập dưới hình thức bảng câu hỏi với 250 phiếu
hợp lệ. 250 phiếu hợp lệ được tổng hợp và đưa vào phân tích định lượng. Đối với những
hộ gia đình nghèo có trẻ em sinh sống, kết quả khảo sát bảng hỏi cho thấy có 240/250 hộ
có trẻ em cùng sinh sống. Những thơng tin này được tóm tắt trong bảng sau:


9

Bảng 1: Cơ cấu khảo sát
STT
1

2

3

Nhóm khảo sát
Giới tính

Độ tuổi

Học vấn

Tiêu chí khảo sát

Tần số

Phần trăm

Nam


140

56,0

Nữ

110

44,0

Từ 18 đến 25 tuổi

70

28,0

Từ 26 đến 34 tuổi

93

37,2

Từ 35 đến 49 tuổi

77

30,8

Từ 50 đến 59 tuổi


10

4,0

60 tuổi trở lên

70

28,0

Chưa bao giờ đi học

9

3,6

Tiểu học

56

22,4

Trung học cơ sở

113

45,2

Trung học phổ thông


64

25,6

Trung cấp

8

3,2

8

3,2

117

46,8

54

21,6

54

21,6

14

5,6


3

1,2

Kinh

135

54,0

Hoa

115

46,0

Thiên Chúa

20

8,0

Phật giáo

160

64,0

Thờ ông bà


70

28,0

1- 2 người

11

4,4

3-4 người

80

32,0

5-6 người

96

38,4

7-8 người

45

18,0

9 người trở lên


18

7,2

196

78,4

Công chức, viên chức, nhân
viên
Lao động phổ thông
4

Nghề nghiệp

Làm thuê cho các cơ sở sản
xuất, kinh doanh
Buôn bán nhỏ
Chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh
Nghề khác

5

6

7

8


Dân tộc

Tơn giáo

Quy mơ hộ gia
đình

Tình trạng cư trú Thường trú


10

9

Tạm trú

54

21,6



92

36,8

Khơng

158


63,2

1 người

75

30,0

2 người

87

34,8

3 người

56

22,4

4 người trở lên

22

9,8

1-2 người

156


62,4

3- 4 người
Số lao động trong
hộ
5-6 người

80

32,0

10

4,0

7-8 người

4

1,6

Bảo hiểm xã hội

10

11

Số trẻ em


Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2020.
Trong 250 đối tượng khảo sát thì:
Theo giới tính thì mẫu tương đối đều khơng có sự chênh lệch q lớn giữa nam và
nữ, trong đó nữ chiếm 44 % cịn nam chiếm 56%.
Về trình độ học vấn thì 22,4% mẫu khảo sát có trình độ tiểu học 45,2% từ trung học
cơ sở; 25,2% trình độ trung học phổ thơng, trung cấp chiếm 3,3%; số người khảo sát chưa
bao giờ đi học chiếm 3,6%.
Theo nghề nghiệp thì nhóm cơng nhân viên chức chiếm 3,2%; nhóm lao động phổ
thơngchiếm 46,8%; nhóm làm th cho các các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm 21,6%,
bn bán nhỏ chiếm 21,6%, trong khi đó nghề khác chiếm 1,2%.
Những người có độ tuổi 18-25 tuổi chiếm 28%, nhóm từ 36 đến 45 tuổi chiếm
37,2%, nhóm từ 46 đến dưới 60 tuổi chiếm 30,8%, nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm 4%.
Về dân tộc, trong 250 mẫu khảo sát thì dân tộc Kinh chiếm 54%, người Hoa chiếm
46%.
Về tôn giáo, những người theo Phật giáo chiếm 64%, Thiên Chúa giáo chiếm 8%,
28 % số người được hỏi thờ ông bà tổ tiên.
Về quy mô hộ gia đình, số hộ dưới 2 người chiếm 4,4%, số hộ có 3- 4 người cùng
chung sống chiếm 32%, 5 -6 người chiếm 38,4 %, 7 -8 người là 18%, từ 9 người trở lên
chiếm 7,2%.
Về tình trạng cư trú, 78,4% số hộ nghèo thường trú, 21,6% là tạm trú
Về số trẻ em trong hộ gia đình, số hộ có 1 trẻ em chiếm 30%, số hộ có 2 trẻ em
chiếm 34,8%, số hộ có 3 trẻ em chiếm 22,4%, số hộ có 4 trẻ em trở lên chiếm 9,8%.


11

Số lao động trong hộ gia đình, số hộ dưới 2 lao động chiếm 62,4%, số hộ 3 - 4 lao
động chiếm 32%, từ 5 - 6 người chiếm 4%, từ 7 - 8 người chiếm 1,6%.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục đích

Phương pháp nghiên cứu định tính có vị trí định vị người quan sát trong xã hội, bao
gồm một loạt các cách thực hành diễn giải, làm rõ thông qua từ ngữ, ý nghĩa biểu trưng
để người ta hiểu rõ hơn về xã hội.
Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của cán bộ quản lý, giáo viên, hộ nghèo, trẻ em
sống trong hộ nghèo… sau khi trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để làm sáng tỏ thêm các
thông tin về chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo.
Nội dung
Tìm hiểu về một số suy nghĩ, quan điểm, nhận định của cán bộ lãnh đạo, cán bộ
viên chức UBND quận 11, UBND phường, hộ gia đình nghèo, hộ gia đình khơng thuộc
hộ nghèo/ cận nghèo, chủ cơ sở sản xuất, giáo viên, trẻ em sống trong các hộ gia đình
nghèo…. Các câu hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng nhằm khai thác các nội dung về đời
sống của người dân, quan điểm giảm nghèo tại địa phương, hiệu quả của chính sách giảm
nghèo, tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục- việc làm…, tiếp cận các nguồn vốn vay của
hộ nghèo cũng như hỗ trợ của chính quyền địa phương với các hộ nghèo, đánh giá về chất
lượng sống hiện nay của hộ gia đình…
Cách tiến hành
Thực hiện hình thức phỏng vấn sâu theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn, trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng
tôi đã chuẩn bị một số nội dung sau:
Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi chép...;
Chọn mẫu phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu 18 đối tượng (1 cán bộ lãnh đạo
quận 11, 2 lãnh đạo phường, 1 cán bộ làm công tác giảm nghèo của quận 11, 2 hộ gia
đình nghèo người Việt, 2 hộ gia đình nghèo người Hoa, 2 trẻ em sống trong hộ gia đình
nghèo người Việt, 2 trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo người Hoa, 1 chủ cơ sở sản
xuất, 3 cán bộ quản lý giáo dục/ giáo viên, 2 hộ gia đình khơng thuộc diện hộ nghèo).
Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: các câu hỏi phỏng vấn (sắp xếp theo trình tự nội
dung phỏng vấn), thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn.
- Bước 2: Tiến hành phỏng vấn, khi chính thức tiến hành phỏng vấn chúng tôi thực
hiện một số nội dung sau:



12

Liên hệ với người được mời phỏng vấn để thống nhất thời gian và địa điểm phỏng
vấn.
Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu mở đầu,
nói rõ về mục đích phỏng vấn, việc tuyệt đối đảm bảo bí mật cá nhân cho người được
phỏng vấn; tiến hành phỏng vấn (như một tiến trình giao tiếp tích cực giữa người phỏng
vấn và người được phỏng vấn) và kết thúc (để lại ấn tượng tốt đẹp trong người trả lời).
Nếu bỏ bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được.
Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đảm bảo nội dung hỏi nhưng có thể thay
đổi trình tự hỏi các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi. Người trả lời phỏng vấn cũng có
quyền từ chối trả lời một số câu hỏi hoặc trả lời không theo trình tự câu hỏi của người
phỏng vấn.
Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có sử dụng một số câu hỏi mang tính
triển khai, mở rộng, hoặc đào sâu dành cho mỗi khách thể cụ thể. Phỏng vấn có thể được
linh động, mềm dẻo tuỳ theo mạch của câu chuyện của từng khách thể được phỏng vấn.
Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và
hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn.
- Bước 3: Sau cuộc phỏng vấn, mặc dù chúng tôi đã ghi âm cuộc phỏng vấn nhưng
việc phải dành thời gian để ghi chép và hệ thống lại nội dung các cuộc phỏng vấn là rất
cần thiết. Trong đó cần lưu ý đến một số vấn đề như: Cuộc phỏng vấn diễn ra thế nào
(người được phỏng vấn nói nhiều hay ít, hợp tác ra sao); nhận định chung về cuộc phỏng
vấn; nhận định chung về người được phỏng vấn (cách trả lời, cách thể hiện, dáng vẻ về
ngoài, cảm xúc...).
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích
Nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các cách thức: phân loại tài liệu, phân tích tổng hợp tài liệu và tóm tắt tài liệu. Tính hữu ích của một tài liệu khoa học được xác định
bằng giá trị nội dung, tính chất và nội dung chứa đựng trong tài liệu. Từ đó xây dựng cơ
sở lý luận về chất lượng sống của trẻ em những hộ gia đình nghèo.

Nội dung
Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngồi nước có liên quan trực
tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các
sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội


13

thảo khoa học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết chương
tổng quan và cơ sở lí luận của luận án.
Thơng tin thứ cấp trong luận án được thu thập thông qua: Các văn bản,báo cáo của
Thành Ủy, Văn kiện Đại hội Đảng bộ quận 11, văn bản, báo cáo của Quận Ủy, Ủy ban
nhân dân quận 11 và 16 phường; Các báo cáo của các phịng ban liên quan….Các cơng
trình luận án tiến sĩ, giáo trình, bài báo, tạp chí chun ngành, đề tài nghiên cứu khoa học,
sách tham khảo, các thông tin trên phương tiện thơng tin đại chúng.
Cách thức tiến hành
Tìm kiếm những tài liệu được công bố dưới dạng sách, luận án, bài tạp chí khoa
học chuyên ngành, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên
ngành của các tác giả trong nước và ngoài nước.
Từ đó mã hóa, phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kết
quả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống trong những
nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án.
Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận có liên quan đến chất lượng sống
của trẻ em những hộ gia đình nghèo, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và khung lý thuyết
nghiên cứu cho luận án. Các tài liệu bao gồm:
Các tài liệu sách, báo cáo khoa học, cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về
chủ đề có liên quan đến giảm nghèo và chất lượng cuộc sống.
Các báo cáo, số liệu thống kê về đặc điểm, tình hình dân số, kinh tế, xã hội của Uỷ
ban nhân dân quận 11.
Các văn bản, tài liệu thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước và của

UBND thành phố, UBND quận 11.
Các văn bản, nghị quyết, kế hoạch của UBND quận 11 trong thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững.
Niên giám thống kê quận 11 các năm, văn kiện Đại hội Đảng bộ quận 11 nhiệm kỳ
2015-2020 và 2020- 2025, báo cáo hàng năm của các phòng ban thuộc UBND quận 11
như: Phòng giáo dục đào tạo, Trung tâm y tế, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội…
5.2.4. Phương pháp điền dã dân tộc học
Muc đích
Điền dã dân tộc học là phương pháp nghiên cứu đặc trưng của dân tộc học, tức là
phương pháp nghiên cứu bằng quan sát trực tiếp, tham gia vào chính đời sống sinh hoạt
của tộc người để tìm hiểu từ bên trong nội bộ cộng đồng. Phương pháp này cho nguồn tài


14

liệu cơ bản, quan trọng từ chính các nền văn hóa sống động đang được lưu giữ trong đời
sống hàng ngày của cư dân.
Nội dung:
Tác giả xây dựng kế hoạch điền dã thông quan sát, phỏng vấn và ghi chép về những
điều quan tâm trên thực địa bao gồm những sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt cộng đồng tại
quận 11; Chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, vẽ các sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong đời
sống các dân tộc Kinh và Hoa; Khai thác các nguồn tư liệu thống kê về các dân tộc đó.
Cách thức tiến hành
Để phương pháp điền dã đạt kết quả cao thì người nghiên cứu cần có những kiến
thức nền về vấn đề đó, chuẩn bị sẵn câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu (câu hỏi
cần đích đáng tránh lạc đề), các dụng cụ hỗ trợ cần thiết (giấy, máy ghi âm…). Khi tiến
hành điền dã người nghiên cứu cần liên hệ trước với cơ quan địa phương xin phép, thông
báo về việc nghiên cứu, cũng như tham khảo xem xét địa hình, tình trạng nới đến nghiên
cứu. Khi đến nơi cần trình diện với chính quyền địa phương cũng như trong quá trình tiến
hành cần chú ý tránh ảnh hưởng đến nhân dân gây ra điều tiếng gì và cần tỏ thái độ thân

thiện gần người dân. Trong q trình điền dã khơng nên chăm chú q mức đến đề tài của
mình mà nên quan sát và nắm bắt nhưng thứ mới mẻ.
Tác giả đã tiến hành hoạt động quan sát hoà nhập: Các cuộc quan sát tham dự vào
những sinh hoạt cá nhân, hoạt động kinh tế văn hóa xã hội và sinh hoạt cộng đồng của người
dân nghèo người Việt và người Hoa ở quận 11, TPHCM. Trong quan sát của người tham
gia, tác giả tham gia vào thế giới thực bằng cách quan sát và nghiên cứu mọi người trong
cộng đồng. Trong phương pháp quan sát có sự tham gia của người dân. Thơng qua q
trình này, tác giả hiểu được văn hóa, lối sống, niềm tin và giá trị của cộng đồng từ quan
điểm của người Việt và người Hoa mà không can thiệp hoặc có bất kỳ ảnh hưởng nào đến
cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng. Quan sát của người tham gia có ý định
liên kết những gì mọi người nói với những gì họ kết thúc để hiểu cách mọi người sống
trong thực tế, cách họ cảm nhận thực tế của họ, cách họ nhận thức hành vi của chính
mình.
Tác giả cịn tiến hành ghi chép, quan sát những đổi thay trong đời sống hàng ngày
của cộng đồng người Việt và người Hoa tại đây. Tác gỉả quan sát hành vi của cộng đồng
để tìm hiểu các mối quan hệ xã hội của họ trong bối cảnh tự nhiên hoặc môi trường để đi
đến kết luận cho nghiên cứu của mình. Quá trình này cung cấp cho tác giả thông tin xác
thực và hợp lệ để hiểu đời sống của người Việt và người Hoa. Từ những thay đổi về cơ


15

sở hạ tầng (điện lưới, giao thông, trường học, bệnh viện…) đến những biến đổi trong đời
sống tinh thần (mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội, những thay đổi về quan niệm sống...)
đã giúp tác giả có thêm cảm nhận rõ rệt về chất lượng sống cho trẻ em trong những hộ gia
đình nghèo.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý thông tin định lượng bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0; phân tích thơng
tin định tính và định lượng theo các phạm trù nghiên cứu bằng hệ thống bảng, biểu đồ,
hình ảnh mang tính chất thống kê.

Xử lý nội dung thơng tin định tính là gỡ băng ghi âm các cuộc phỏng vấn và tổng
hợp theo nhóm vấn đề để phân tích sâu hơn và cụ thể hơn.
Phân tích thống kê mơ tả:
Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung
đo và toàn thang đo.
Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay
mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.
Phân tích tương quan hai biến dựa vào bảng chéo Cross Tabulation: Phân tích
bảng chéo này rất hữu ích trong việc xác định mối quan hệ, số lượng biến quan sát giữa
các biến định tínhhoặc định lượng với nhau.
Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và độ hiệu lực thang đo thơng qua phân
tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)
Việc kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo được thực hiện bằng
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 16.0 để sàng lọc, loại bỏ
các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó: Cronbach’s Alpha là
phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm
nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.Hệ số
Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó
những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ
Hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong khảo sát Cronbach’s Alpha (α)
là:
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đolường là
rất tốt;


×