Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh qua dạy học đoạn trích nếu cậu muốn có một người bạn, trích hoàng tử bé (antonie de saint exupery), sgk ngữ văn 6 tập 1 bộ kết nối tri thức và đoạn trích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.29 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
———————

NGUYỄN THUỲ DƯƠNG

TRỮ TÌNH, HỒI NIỆM TRONG TRUYỆN NGẮN
IVAN ALEKSEYEVICH BUNIN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn

HÀ NỘI – T5/2023
=


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
———————

NGUYỄN THUỲ DƯƠNG

TRỮ TÌNH, HỒI NIỆM TRONG TRUYỆN NGẮN
IVAN ALEKSEYEVICH BUNIN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Cơng Hảo
(GV kí xác nhận)

HÀ NỘI – T5/2023


=


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tôi. Các kết quả và
số liệu nghiên cứu được trình bày trong bài luận hồn toàn là trung thực, khách quan và
chưa từng được bảo vệ, công bố ở bất kỳ tài liệu học thuật nào.

Tác giả khoá luận
(Sinh viên)

SV Nguyễn Thuỳ Dương

1


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới
PGS. TS Vũ Công Hảo đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt q trình thực
hiện Khố luận Tốt nghiệp, tạo cho em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận, phân
tích giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà em hồn thành bài nghiên cứu của mình được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Sư phạm – Trường Đại học
Thủ đô Hà Nội cùng các anh chị trong Khoa đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong thời gian học tập, nghiên cứu; tạo cho em hiểu thêm về những
kiến thức thực tế.
Em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln ở bên động viên tinh thần, tiếp thêm
động lực cho em trong q trình hồn thành bài nghiên cứu.
Các kiến thức mà em đã nghiên cứu sẽ là nền tảng, hành trang ban đầu cho quá
trình làm việc, trở thành một Nhà giáo trong tương lai. Bài nghiên cứu của em còn có
những mặt hạn chế, thiếu sót nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn

của các thầy, cô giáo.
Cuối cùng, em xin gửi tới mọi người lời chúc sức khoẻ, thành công trên con đường
sự nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2023
Tác giả khoá luận
(Sinh viên)

SV Nguyễn Thuỳ Dương

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 6
3. Giới thuyết khái niệm ............................................................................................ 10
4. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu ............................................................. 13
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 15
6. Cấu trúc khoá luận ................................................................................................. 15
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 16
CHƯƠNG 1. IVAN BUNIN TRONG VĂN HỌC NGA ĐƯƠNG THỜI.............. 16
1.1. Bối cảnh văn học Nga - Xô viết đương thời ...................................................... 16
1.2. Ivan Bunin trong nền văn học Nga đương thời ................................................. 22
1.3. Vai trị, vị trí nhà văn Ivan Bunin trong bối cảnh nước Nga đương thời .......... 29
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. TRỮ TÌNH HOÀI NIỆM – CẢM THỨC THƯỜNG TRỰC ......... 37
CỦA KẺ THA HƯƠNG ............................................................................................ 37
2.1. Hoài niệm về cảnh sắc ....................................................................................... 37

2.2. Hoài niệm về con người .................................................................................... 57
2.3. Hoài niệm về thời trai trẻ ................................................................................... 63
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. DẪU CĨ BUỒN THÌ CUỘC ĐỜI VẪN ĐẸP .................................. 70
3.1. Quan niệm về con người và thế giới nhà văn .................................................... 70
3.2. Giọng điệu trữ tình, hồi niệm........................................................................... 79
3.3. Phương thức kể hơn tả ....................................................................................... 81
3.4. Ngôn ngữ tâm tình, thủ thỉ................................................................................. 84
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 97
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 99
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 100

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời kỳ đầy biến động phức tạp và khó
khăn của nước Nga nói riêng và nhân loại nói chung. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914 – 1918) đã làm đảo lộn lịch sử nhân loại. Xã hội Nga trước Cách mạng tháng 10
năm 1917 đã chuyển dịch dần từ một xã hội phong kiến nông nô chuyên chế sang một
xã hội công nghiệp hiện đại, với sự nổi lên của tầng lớp tư sản mới giàu có và quyền
lực, song đồng thời cũng đang đối mặt với những vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị
nghiêm trọng, gây ra nhiều bất ổn và lo ngại. Bối cảnh đó đã ảnh hưởng lớn đến văn học
Nga đương thời, các tác giả cảm thấy áp lực khi phải đối mặt với sự biến động và thay
đổi không ngừng của đất nước. Họ phải tìm cách thích ứng với những thay đổi này, đồng
thời vẫn giữ được tính chất riêng của văn học Nga.
1.2. Văn học Nga có vị trí vững chắc trên văn đàn thế giới với các tên tuổi lừng

danh như A. Puskin, N. Gogol, I. Turgenev, L. Tolstoi, F. Dostoevski, A. Chekhov…
của thế kỉ XIX; M. Gorki, M. Solokhov, M. Bulgakov… của thế kỉ XX. Góp mặt cho
sự phong phú, phức tạp, cực kì đa dạng về phong cách và vơ cùng sâu sắc về tư tưởng,
tài năng của văn học thế kỉ XX, nhất thiết phải kể đến Ivan Bunin (1870 – 1953).
Bunin là nhà văn lưu vong đầu tiên, đồng thời ông cũng là nhà văn Nga đầu tiên
được trao tặng phần thưởng cao quý – giải thưởng Nobel văn chương năm 1933, tên tuổi
và sáng tác của Bunin đã nhanh chóng nổi tiếng trên tồn thế giới. Ở nước Nga, thời kì
đầu, ơng trình làng bằng các truyện ngắn mang dấu ấn phong cách ấn tượng, ông đã
được một loạt nhà văn Nga hàng đầu lúc đó đánh giá rất cao. Bậc tiền bối của Ivan Bunin
là A. Chekhov (1860 – 1904) đã từng tiên đoán: “Bunin sẽ trở thành một nhà văn lớn”;
L. Tolstoy (1828 – 1910) phải nghiêng mình thán phục: “Bunin viết hay đến nỗi cả
Turgenev cũng không viết được hay như thế chứ đừng nói gì tơi”; trong một bức thư gửi
cho A. Chekhov, M. Gorky (1868 – 1936), hết lời ngợi ca: “Anh biết khơng? Bunin quả
là một trí tuệ trác việt. Anh ấy đem cảm nhận vẻ đẹp thật tinh tế” [17, tr. 114]. Ivan
Bunin khác với các nhà văn cùng thời, dù sống lưu vong nơi “đất khách quê người”
nhưng các sáng tác của ông vẫn được xuất bản ở Liên Xơ, ngay dưới chính quyền Xơ
Viết, nói cách khác, Bunin được “trở về” Tổ quốc Nga thân yêu, nơi ông đã từng sống,
từng trải quả những thăng trầm thuở thiếu thời bằng chính những tác phẩm đậm chất
Nga cổ xưa, đậm chất nông thôn Nga, con người Nga, tâm hồn Nga bình dị, thân thuộc.
4


1.3. Là một trong những nhà viết truyện kiệt xuất của đất nước Nga nhưng Bunin
đã từng bị quên lãng trên chính q hương u dấu mà ơng ln hồi niệm, nhớ thương
và trên cả văn đàn văn học nhân loại. Suốt chặng đường mang văn chương đến với bạn
đọc năm châu, tên tuổi của Bunin đã gặp khơng ít định kiến và sóng gió. Tuy nhiên,
những năm 50 thế kỉ XX cho tới nay, tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng quan tâm
không chỉ với giới phê bình trong và ngồi nước, Bunin được tơn xưng như “một trong
đại diện tiêu biểu của kỉ nguyên bạc” của văn học Nga đương thời. Vì thế, theo thời
gian, cơng trình nghiên cứu về ơng đã đạt tới con số khổng lồ. Nhưng với danh vị một

nhà kinh điển, Bunin vẫn là một vùng đất mở với những ai yêu mến sáng tác văn chương
của ông.
1.4. Đồng tác giả Clare Cavanagh và David Bethea đã viết mở đầu cho bài viết
Thơ ca và kỉ niệm trong văn học Nga hiện đại đã sử dụng câu nói vơ cùng ấn tượng
của nhà thơ Osip Mandel’shtam, như sau: “Phát minh và hồi tưởng luôn nắm tay nhau
trong thơ ca. Hành động nhớ lại cũng đồng nghĩa với phát minh, ai biết hồi tưởng, người
đó đồng thời là nhà phát minh” [30, tr.1]. Các nhà văn, nhà thơ muốn sáng tạo nên
những tác phẩm lay động lòng người, họ cần khai thác cảm xúc cá nhân, cần đắm mình
trong mọi cung bậc buồn vui, pha trộn cùng thực tại là những kỉ niệm, dấu ấn ùa về
trong sự hồi tưởng, trong tiềm thức. Ivan Bunin là nhà văn thế kỉ XX, nhưng ngòi bút
của Bunin luôn hướng người đọc về đất nước Nga thế kỉ XIX. Vì vậy, khi đọc những
sáng tác của ông dễ dàng nhận thấy màu sắc hoài cổ, nhẹ nhàng, đượm buồn. Ơng là
nhà văn thuộc về những gì đã qua. Bunin không quên lãng sự gắn kết giữa cá nhân với
quá khứ dân tộc, bởi vậy, chẳng bao giờ ơng đánh mất con người thực của mình. Những
ngày cuối đời, nhà văn phải sống trong thiếu thốn, nghèo khó chỉ có tài sản q giá nhất
là những dịng hồi niệm, ơng nhớ về những ngày cịn sống trên đất nước Nga thân yêu
và sáng tác nên các tác phẩm như Hồi tưởng (1950), Kỉ niệm và chân dung (1953),…
1.5. Các tác phẩm của Bunin trong thời kỳ lưu vong ở Pháp chủ yếu là văn xuôi,
đặc biệt là những truyện ngắn. Những sáng tác này giống như những bài thơ văn xi,
có vẻ ngồi dịu dàng, tinh khiết nhưng lại chứa đựng những cảm xúc sâu thẳm bên trong,
đó là những tình cảm đặc trưng của nền văn học Nga mà Bunin rất tự hào. Tuy nhiên,
vì sự tinh tế và phức tạp của những cảm xúc này, việc tiếp cận và hiểu được truyện ngắn
của ông không hề dễ dàng. Để đào sâu và hiểu rõ hơn về truyện ngắn của Bunin cũng

5


như văn xi nói chung, người đọc cần phải kết hợp cả cái nhìn tự sự, trữ tình cùng với
các trực giác nghệ thuật.
1.6. Ivan Bunin được biết đến là một trong những tác giả trữ tình và hồi niệm

nhất của nền văn học Nga. Ơng thường sử dụng ngơn ngữ tinh tế, lãng mạn để thể hiện
tình cảm và những kỷ niệm sâu đậm trong tác phẩm của mình. Trong các tác phẩm
truyện ngắn, Bunin thường miêu tả những nỗi đau, sự lầm lỡ và những quyết định sai
lầm trong tình u. Tuy nhiên, những tác phẩm của ơng khơng chỉ đơn thuần là những
câu chuyện tình u, mà cịn thể hiện những khía cạnh khác của cuộc sống như sự thay
đổi của xã hội, những nỗi đau của con người, hay cả những cảnh quan thiên nhiên. Bunin
có sự độc lập trong cách sáng tác của mình, ơng thường tránh sử dụng những hình thức
rườm rà, phức tạp trong việc miêu tả, thay vào đó, ơng sử dụng ngôn ngữ kể rất đơn
giản, gần gũi với độc giả để truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa của mình. Những tác phẩm
của Bunin thường mang tính chất tâm lý, đặc biệt là sự chú trọng đến những nỗi đau,
những khát khao của con người. Ông miêu tả sự mất mát, sự đau khổ và những cảm xúc
của con người trong những tình huống khác nhau, giúp cho người đọc cảm nhận được
sự sống động, sâu sắc của các nhân vật và tình huống trong tác phẩm. Với những tác
phẩm của mình, Bunin đã đưa ra một góc nhìn mới về văn học Nga, khiến cho người
đọc có thể tìm thấy sự chân thật, tình cảm, đặc biệt là những dịng hồi niệm đậm chất
trữ tình trong các tác phẩm của ông.
1.7. Ở Việt Nam nhũng năm gần đây, văn chương Ivan Bunin được tuyển dịch,
xuất bản, tái xuất bản tương đối nhiều và khá phong phú. Với mong muốn tìm hiểu một
phần nào đó thế giới nghệ thuật của nhà văn, về những hồi ức, hồi tưởng những kỉ niệm
không thể nào quên trong tiềm thức của ông khi lưu vong nơi đất khách, quê người, xa
quê hương đất nước Nga nơi ông từng sống, tôi chọn đề tài Trữ tình, hồi niệm trong
truyện ngắn Ivan Alekseyevich Bunin. Khóa luận này là sự khởi đầu hữu ích cho tơi
sau này trong việc nghiên cứu, giảng dạy văn học nước ngồi nói chung, văn học Nga
nói riêng ở trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Ivan Bunin được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước quan tâm, do vậy có
nhiều cơng trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu vị trí của Bunin đối với nền văn học Nga
nói chung và nền văn học trên thế giới nói riêng. Trong các cơng trình nghiên cứu đó,

6



đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đi sâu, khám phá hành trình lưu vong, ngợi ca tài
năng viết thơ, làm văn trong con người Bunin.
Năm 1987, sáng tác của Ivan Bunin lần đầu tiên được dịch giả Phan Hồng Giang
chuyển thể thành công từ ngôn ngữ tiếng Nga sang ngôn ngữ tiếng Việt, tuy vậy, vào
thời gian này những cơng trình nghiên cứu về ơng vẫn chưa có nhiều. Thời gian gần
đây, Bunin cùng các tác phẩm của ông đã được phổ biến hơn, nên đã có nhiều nghiên
cứu sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn làm Đề tài Giới thiệu tiểu sử
tác giả; Đề tài các bài Luận văn, Luận án phân tích từ cơ bản đến chuyên sâu. Trong số
những bài nghiên cứu đó, ít nhiều có đề cập đến tính trữ tình, hoài niệm – hướng về quá
khứ, nhớ về con người, về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đất nước Nga xa xôi trong
tâm tưởng của nhà văn lưu vong.
Trong bài Diễn văn trao tặng giải thưởng Nobel Văn chương năm 1933, Viện sĩ
Per Hallstrom, đại diện Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã đề cập tới nhiều khía cạnh, ca ngợi
sự sáng tạo của Ivan Bunin trên cả hai lĩnh vực thơ ca và văn xuôi. Per Hallstrom đã
tinh ý nhận thấy, nắm bắt được mạch nguồn cảm hứng sáng tác của Bunin: “Ơng nhanh
chóng thu hút sự chú ý của độc giả nhờ những vần thơ mô phỏng khuôn mẫu cổ điển.
Chủ đề của các tác phẩm thường miêu tả cái đẹo sầu muộn của cuộc sống trong những
thái ấp cũ. Cùng lúc đó ơng viết những bài thơ văn xuôi miêu tả thiên nhiên với những
ấn tượng phong phú, được thể hiện trung thực và tinh tế phi thường… Ơng đơn độc
trong một kỉ ngun có nhiều thay đổi mạnh mẽ” [15, tr. 18]. Bunin là con người của
thế kỉ XX, là tác giả thuộc về văn học hiện đại, nhưng mối ràng buộc giữa ông với văn
học Nga thế kỉ XIX, dòng văn học truyền thống, đặc biệt với “nhóm người sùng bái Lev
Tolstoy” đã có những ảnh hưởng to lớn tới phong cách sáng tác của nhà văn. Bunin
được đánh giá cao bởi giới phê bình văn học nhờ cách viết với bút pháp trữ tình cổ điển,
nhẹ nhàng và đầy hoài niệm, mang đậm màu sắc hoài niệm “Bunin – người lưu giữ và
bất tử hoá hồn cốt Nga xưa cũ”. Trong các tác phẩm truyện ngắn của mình, Bunin vừa
kết hợp cùng với sự đổi cách tân táo bạo; vừa kế thừa, phát huy truyền thống văn học
Nga cổ điển tạo nên những sáng tạo mới về mặt thể loại.

Có lẽ, một phần nguyên nhân Bunin sáng tác nhiều về thời đại cũ, nằm ở nguồn
gốc gia đình và những mất mát trong đời tư của ông. Bunin là nhà văn lưu vong, ông rời
bỏ quê hương, từ những năm 20 của thế kỉ trước, để định cư tại Pháp. Những biến cố
chính trị, xoay vần cùng sóng gió trong đời sống cá nhân đã đẩy nhà văn vào hoàn cảnh
7


khắc nghiệt và nhiều thị phi. Nhưng tình cảm nhung nhớ nước Nga mới là yếu tố chủ
đạo xuyên suốt những tác phẩm truyện ngắn từ những năm 1900 cho tới sau này.
Vốn được giới thiệu tại Việt Nam khá muộn so với các nhà văn cùng thời, bởi
vậy, sự đón nhận của độc giả đối với Ivan Bunin vẫn cịn có nhiều mặt hạn chế. Nhà
nghiên cứu, dịch giả Phan Hồng Giang, là người có cơng đầu trong thành quả đưa Bunin
đến bạn đọc trong nước, Phan Hồng Giang đã thành cơng chuyển ngữ “chính xác”,
“tuyệt đối” những truyện ngắn tiêu biểu nhưng đặc sắc nhất của Bunin và phần V (phần
cuối) của bộ tự truyện Cuộc đời Arseniev (truyện ngắn Nàng Lika), xuất bản năm 1988.
Lời đề tựa cho tuyển tập này đã trở thành một trong những bài viết giới thiệu Ivan Bunin
mẫu mực, đầy lôi cuốn, được in lại nhiều lần, Phan Hồng Giang viết: “Ở xa quê hương,
Bunin như chỉ sống bằng quá khứ. Ông tiếp tục viết, viết nhiều, viết đều về tất cả những
gì ơng đã từng nếm trải trên đất nước Nga, giữa những con người Nga” [9, tr. 9]. Nếu
các tác giả lưu vong khác như Nabokov, Brodsky sau khi tới Mỹ, ít nhiều lựa chọn tiếng
Anh làm ngơn ngữ thứ hai. Thì với Bunin, sau khi lưu vong sang Pháp, dù khơng cịn
sống trên q hương Nga u dấu, nhưng hầu như ông vẫn viết, vẫn sáng tác bằng tiếng
Nga, rất hiếm khi ông sử dụng tiếng Pháp trong tác phẩm văn chương của mình. Việc
Bunin sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ như để khẳng định lòng trung thành với Tổ quốc, thể
hiện nỗi nhớ thương, sự luyến tiếc cùng tình u tha thiết với nơi “chơn rau cắt rốn”.
Sống ở đất nước Pháp xa xôi, Bunin nhiều lần thổ lộ tình cảm của mình với quê hương:
“Lẽ nào chúng ta lại có thể quên Tổ quốc, liệu con người có thể qn q hương mình
được chăng? Bởi lẽ q hương đã luôn ở trong trái tim rồi. Tự cội rễ của mình, tơi là
một người Nga chính cống. Năm tháng khơng xố đi được điều này” [9, tr. 11].
Dịch giả Phan Hồng Giang nhận định về Ivan Bunin trong cuốn tiểu thuyết Cuộc

đời Arseniev như sau: “Bunin viết truyện này khi ơng đã ngồi 60 tuổi. Câu chuyện của
những năm tháng tuổi trẻ đã được ông kể lại với sự bồi hồi của kí ức: những màu sắc,
hình ảnh, hương thơm, bài ca, giọng hát, được những con người kì lạ và lịng u người
thống qua… Bốn mươi năm sau, tất cả đều như sống lại, lung linh biểu hiện” [5].
Những nhận định trên có thể vận dụng như những gợi ý gần gũi, quý báu trong quá trình
nghiên cứu truyện ngắn Ivan Bunin. Tính chân thực của những kỉ niệm và hồi ức được
thể hiện vô cùng thành công trong sáng tác của Ivan Bunin, không chỉ riêng với trường
hợp Cuộc đời Arseniev. Nhận định của Phan Hồng Giang góp phần nhấn mạnh: Hồi
niệm trong truyện ngắn Ivan Bunin là cả một thế giới phức tạp, được nhà văn bảo vệ
8


nghiêm ngặt bằng lòng trung thành với quê hương, xứ sở. Xu hướng thiên về kí ức, thấm
đượm cả nội dung và hình thức truyện. Khi nhớ lại những gì đã qua, Bunin không bao
giờ che đậy suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật. Nhờ vậy, hoài niệm trong truyện luôn
tạo nên sự gần gũi, chân thành, giản dị.
Nhận định về hoài niệm (hay thời quá khứ) trong sáng tác của Ivan Bunin xuất
hiện rải rác trong các bài nghiên cứu. Nhiều trường hợp chỉ nhắc tới biểu hiện trong một
truyện cụ thể. Nhưng đứng trước những tác phẩm tiêu biểu và nổi bật, ý kiến của các
nhà phê bình đã giúp luận văn nhận được những gợi mở và định hướng đáng tin cậy.
Bài viết Một số đặc điểm của văn xuôi Ivan Bunin của tác giả Hà Văn Lưỡng,
được đăng trên Tạp chí Sơng Hương với những ý kiến sắc sảo về sự hiện diện của quá
khứ đan xen dịng hồi niệm trong truyện ngắn Ivan Bunin: “Truyện ngắn I. Bunhin
phần lớn thuộc thể loại truyện không có cốt truyện. Các truyện viết chủ yếu là thơng
qua sự hoài niệm, nhớ lại của tác giả về những gì đã qua. Vì thế, tính chất tự truyện
cũng là một đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi Bunhin”. Nhà nghiên cứu Hà Văn Lưỡng
cịn chỉ rõ, sự hồi niềm ảnh hưởng đến cảm xúc trữ tình trong sáng tác Bunin: “Có thể
là ký ức của chính tác giả, hoặc của nhân vật “tơi” trong truyện. Chính hình thức nhớ
lại này đã giúp nhà văn bộc lộ cảm xúc trữ tình của mình đối với con người và cảnh vật
được mơ tả”. Tác giả phân tích và chỉ rõ: “Trong các truyện ngắn của ông chúng ta

thường thấy các cụm từ “ngày ấy”, “vào thời gian đó”, “hình như ngày đó”… nhằm
diễn tả khoảng thời gian xảy ra chuyện nhưng cũng chính là hồi niệm của tác giả”. Có
lẽ: “Với lối kết cấu này, mặc dù đang sống thời hiện tại nhưng nhà văn có thể trở lại
với quá khứ một cách dễ dàng thông qua những hồi ức, kỉ niệm”. Hà Văn Lương còn
lấy dẫn chứng trong các tác phẩm truyện ngắn của Bunin, rằng: “Nhân vật “tôi” trong
tác phẩm “Những quả táo Antonov” đã nhiều lần nhớ lại quá khứ tươi đẹp của mình.
Quay về với kỉ niệm, thời gian trong một số tác phẩm (Cỏ gày, Canh khuya,…) dường
như được kéo căng ra đến tột cùng. Hiện tại và quá khứ đan cài với nhau trải rộng trong
không gian rộng lớn và thời gian kéo dài trong hàng chục năm” [23]. Hoài niệm về quá
khứ tươi đẹp mạnh nha từ những năm đầu và góp dấu ấn quan trọng trong giai đoạn sáng
tác sau này 1920 của Bunin. Ở đoạn văn trên, Hà Văn Lưỡng đã nhắc tới những luận
điểm chủ yếu: Kết cấu thời gian mang tính thiên về q khứ; Chất trữ tình hồi niệm;
Độ mở về thời gian trong các câu chuyện. Mặc dù những nhận xét trên khơng mang tính
đột phá, nhưng đã thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tới vai trị của hồi niệm.
9


Điều này đã góp phần cho thấy hồi niệm trong truyện ngắn Ivan Bunin là luận điểm
nổi bật và hoàn tồn có khả năng trở thành đối tượng cho những phân tích mang tính
học thuật.
Trong số những Luận văn Thạc sĩ và Khoá luận Tốt nghiệp của học viên và sinh
viên các trường Đại học, người viết đã được tiếp cận một số ý kiến đề cập tới hoài niệm
trong truyện ngắn Ivan Bunin. Đáng chú ý là các luận văn:
“Chủ nghĩa ấn tượng trong truyện ngắn Ivan Bunin” (Hà Hồng Nhung, 2005);
“Các mơ hình tượng trưng trong văn xi Bunin” (Đặng Thu Hương, 2008);
“Mô tả trong truyện ngắn Ivan Bunin” (Đỗ Thị Thu Hương, 2009);
“Chủ nghĩa ấn tượng và nhân vật nữ trong truyện ngắn I.A. Bunin” (Hoàng Thị
Mỵ, 2009);
“Tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn Ivan Bunin – So sánh với đặc
tính tương ứng trong truyện ngắn G.G. Márquez” (Nguyễn Thị Vân Anh, 2010);

“Hoài niệm trong truyện ngắn Ivan Bunin” (Bành Thị Lê Hương, 2011);

Các luận văn và luận án trên, nghiên cứu về truyện ngắn của Ivan Bunin tập trung
chủ yếu vào nghệ thuật miêu tả, bao gồm miêu tả về thiên nhiên, đồ vật và nhân vật.
Mặc dù vậy thì các luận văn này chưa thể hiện được cảm xúc trữ tình và hoài niệm sâu
sắc về cảnh vật, con người và những hồi niệm thời trai trẻ cũng như quan niệm “Dẫu
có buồn thì cuộc đời vẫn đẹp” về con người và thế giới nhà văn trong các sáng tác truyện
ngắn của Ivan Bunin.
Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học ở Việt Nam, sự chú ý đối với tác phẩm của
Ivan Bunin vẫn cịn khá khiêm tốn, mặc dù đã có các bản dịch từ những năm 1980. Tuy
nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chun sâu về trữ tình, hồi niệm – cái làm nên nét đặc
trưng riêng của truyện ngắn Ivan Bunin. Chúng tôi hy vọng sẽ kế thừa và kết hợp những
thành quả của những người đi trước, cùng với những giải thích của riêng mình, để đem
lại cho độc giả cái nhìn tồn diện nhất về các yếu tố tạo nên bản sắc của truyện ngắn
Bunin.
3. Giới thuyết khái niệm
Ở Việt Nam, thuật ngữ “trữ tình” được giải thích cụ thể thông qua cách kết hợp
nghĩa từ nguyên với lịch sử phát triển của các hình thái và các phương thức biểu đạt văn
10


học, cuốn Từ điển thuật ngữ văn học giải thích như sau: “Trữ tình là một trong ba
phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch), làm cơ sở cho một loại tác
phẩm văn học. Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái
hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống
bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình
qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh”
[4, tr. 373].
Trong cuốn Từ điển này cũng chỉ rõ: “Phương thức trữ tình cũng tái hiện các
hiện tượng của đời sống, như trực tiếp miêu tả phong cảnh thiên nhiên hoặc ít nhiều

thuật lại sự kiện tương đối, liên tục. Nhưng những sự tái hiện này khơng mang tính tự
thân, mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của
mình. Những nét đặc trưng nhất của phương thức trữ tình được các nhà nghiên cứu
nhấn mạnh trên các khía cạnh:
– Nguyên tắc chiếm lĩnh hiện thực: Nguyên tắc chủ quan là nhân tố cơ bản quy
định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình.
– Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng. Do đó nó thường khơng có cốt truyện, hiểu
theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng thường ngắn (vì một trạng thái
tâm trạng không thể kéo dài).
– “Cái tôi” trữ tình giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là nguồn trực tiếp duy nhất
của nội dung tác phẩm. “Cái tơi” trữ tình thường xuất hiện dưới dạng nhân vật
trữ tình.
– Xúc cảm trong tác phẩm trữ tình bao giờ cũng là xúc cảm đương đại. Ngay cả
khi tác phẩm trữ tình nói về q khứ, về những chuyện đã qua, xúc cảm trữ tình
vẫn thể hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra.
– Tác phẩm trữ tình thâm nhập vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con
người như sống, chết, tình u, lịng chung thủy, ước mơ, tương lai, hi vọng.
– Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm súc, giàu nhịp điệu.
Tác phẩm trữ tình bao gồm thơ trữ tình và văn xi trữ tình. Tuy nhiên, thơ trữ
tình vẫn chiếm ưu thế và thể hiện được đầy đủ nhất những đặc trưng của thể loại này.
Căn cứ vào các đặc điểm trên, các tác phẩm được coi là trữ tình trước hết phải là các
tác phẩm giàu xúc cảm, ngơn từ giàu hình ảnh và nhịp điệu, bộc lộ ý thức cá nhân sâu
sắc của tác giả trước các vấn đề mang tính phổ quát về sự tồn tại con người, đồng thời
11


lơi cuốn người đọc hịa vào dịng xúc cảm, suy tưởng về những vấn đề ấy” [4, tr. 373374].
Thuật ngữ “Hoài niệm” là bộ phận nằm trong phạm trù rộng lớn – thời gian nghệ
thuật ở tác phẩm văn học. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt định nghĩa “hoài niệm” như
sau: “Hồi niệm là tưởng nhớ về những gì qua đi đã lâu”. Trong đó yếu tố “hồi” mang

hai nghĩa chính:
(1) “Hồi là mất đi hồn tồn vơ ích do dùng vào việc không đáng, hoặc không
mang lại kết quả nào cả”.
(2) “Hồi là mãi khơng thơi, mãi khơng chịu dứt”. [1, tr. 433].
Cuốn Từ điển từ nguyên giải nghĩa định nghĩa “hoài” (từ gốc Hán) là: “nhớ
thương” [3, tr. 118].
Qua những định nghĩa nêu trên, có thể tổng hợp theo cách tạm thời: Hoài niệm
là sự tưởng nhớ hoặc những hành động tưởng nhớ day dứt về những sự việc đã qua.
Điều kiện cơ bản của hành vi hoài niệm là khoảng cách về thời gian giữ chủ thể hành
động và đối tượng được nhớ đến. Trong tiếng Anh, thuật ngữ dùng để chỉ những chi tiết
mô tả quá khứ trong văn học và tác phẩm nghệ thuật là “reminiscence” (hồi niệm). Từ
này cịn được coi gần nghĩa với: memory (trí nhớ, kỉ niệm), memoir – recollection (hồi
ức), rememberance (kí ức), flashbacking (sự hồi tưởng), retrospect (nhìn lại q khứ).
Tóm lược lại, trữ tình và hồi niệm là những khái niệm liên quan đến tình cảm
và ký ức. Trữ tình thường được hiểu là những tình cảm sâu sắc, trong sáng và chân
thành. Nó thể hiện trong các tác phẩm văn học, âm nhạc, hình ảnh, trong đó những câu
chữ, giai điệu, hình ảnh được tạo ra để kể về tình yêu, sự mất mát, những trăn trở và
mong muốn của con người. Hoài niệm là những ký ức, hồi ức về quá khứ. Nó có thể là
những trải nghiệm tốt đẹp hoặc đau buồn của một người, một cộng đồng hoặc một quốc
gia. Các tác phẩm mang tính hoài niệm thường tập trung vào việc tái hiện lại những ký
ức đó, nhằm kể cho người đọc hay người xem hiểu rõ hơn về quá khứ và cảm nhận được
tình cảm của người tác giả hoặc của nhân vật.
Truyện ngắn Ivan Bunin nổi tiếng với phong cách trữ tình, hoài niệm, thể hiện
qua việc tập trung miêu tả những cảnh vật, đồ vật, con người,… trong những tình huống
đầy cảm xúc và suy tư sâu sắc. Bunin sử dụng ngôn ngữ tinh tế, trau chuốt để thể hiện

12


tình cảm, sự hồi niệm về q khứ, những kỷ niệm, tình yêu và những mất mát trong

cuộc đời.
Các tác phẩm của Bunin thường xoay quanh chủ đề tình yêu và những mối quan
hệ phức tạp giữa các nhân vật. Ông thường sử dụng những hình ảnh tươi đẹp và lãng
mạn như những bông hoa, ánh sáng, mặt trời hoặc những cảnh vật thiên nhiên để tạo
nên bầu khơng khí trữ tình, hồi niệm. Những cảnh vật này thường được miêu tả với sự
tinh tế, chi tiết nhưng vẫn giữ được sự đơn giản, nhẹ nhàng.
Ngoài ra, Bunin cũng thể hiện tính trữ tình, hồi niệm thơng qua những câu
chuyện, những kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ, tình bạn và sự lãng mạn của tuổi thanh xuân.
Những câu chuyện này thường được kể qua góc nhìn của nhân vật chính, tạo nên sự
chân thật, gần gũi và cảm động đến động lịng người đọc.
Tổng thể, phong cách trữ tình, hồi niệm trong truyện ngắn Ivan Bunin tạo nên
một thế giới tình cảm đậm đà, sâu lắng và đầy cảm xúc, thể hiện được sự tinh tế trong
việc miêu tả, tạo nên sức hút đặc biệt với người đọc.
Đặt trong cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của Ivan Bunin suốt kì lưu
vong – 30 năm là tâm trạng nhớ quê hương của Ivan Bunin qua những hồi tưởng, hồi
niệm. Ơng khơng viết nhiều, phần lớn là truyện ngắn, có một tiểu thuyết duy nhất là
Cuộc đời Arsenyev. Chính cảm hứng hồi tưởng, hoài niệm, hồi ức, khai thác kí ức như
thế đã giúp cho văn chương của ơng và cá nhân ông được xếp vào hàng các nhà tiểu
thuyết Dịng ý thức. Trữ tình, hồi niệm là sản phẩm qua quá trình hồi tưởng, hình dung
sống động về q khứ, vì thế, nó bao trùm cả hai phương diện nội dung (nằm ở chủ đề)
và hình thức tác phẩm (nằm ở quan niệm). Bên cạnh đó, người viết có sử dụng một số
từ ngữ khác như: hồi ức, quá khứ, kí ức, kỉ niệm, niềm tưởng nhớ,… cũng nằm trong
cùng trường nghĩa “hoài niệm”.
4. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu bao gồm những truyện được sáng tác trước và sau khi nhà
văn lưu vong sang đất nước Pháp, ở lại nơi đây đến cuối đời. Trong suốt quãng thời gian
này Bunin mang nhiều hoài niệm, những hồi ức, hồi tưởng về cảnh sắc, con người Nga,
những kỉ niệm đã qua một thời trai trẻ. Ivan Bunin vẫn cố gắng lưu giữ những nét xưa
cũ trong nỗi u hoài, trong nỗi nhớ thương, luyến tiếc, tiếc nuối trong những năm tươi

13


đẹp nhất ở Tổ quốc mình bằng tâm trạng của kẻ tha hương luôn nhớ về cội nguồn. Ở
mỗi quãng đời của người sáng tác, cảm xúc hoài niệm. Chúng tôi sẽ nghiên cứu rõ hơn
qua phần nội dung bài nghiên cứu.
Phạm vi tư liệu nguyên cứu:
Để làm rõ hơn về văn chương của Ivan Bunin, nghiên cứu này dựa trên khảo sát
một số lượng rất lớn các truyện ngắn trong sự nghiệp văn chương của ông, gồm 21 tập
truyện ngắn và truyện vừa. Tuy nhiên, chỉ có 34 truyện ngắn được dịch sang tiếng Việt,
là một con số rất khiêm tốn. Trong quá trình thực hiện bài viết, người viết đã ưu tiên
nghiên cứu các truyện ngắn được viết sau Cách mạng tháng Mười Nga và khi nhà văn
lưu vong sang Pháp, bởi đó là những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách của Bunin.
Các truyện ngắn nghiên cứu sẽ tập trung vào một số ấn phẩm sau đây:
– I.A. Bunin (1988), Nàng Lika (tập truyện, Phan Hồng Giang dịch), NXB Tác
phẩm mới, Hà Nội.
– I.A. Bunin (2002), I.A. Bunhin tuyển tập tác phẩm (Phan Hồng Giang giới thiệu,
Hà Ngọc, Phan Hồng Giang, Thái Bá Tân, Hữu Việt, Đoàn Tuấn dịch từ nguyên
bản tiếng Nga), NXB Lao động, Hà Nội.
– I.A. Bunin (2002), Tuyển tập thơ và truyện ngắn (Phan Hồng Giang dịch), NXB
Lao Động – Trung tâm văn hố ngơn ngữ Đơng Tây, Hà Nội.
– I.A. Bunin (2006), Những lối đi dưới hàng cây tăm tối (Hà Ngọc dịch và giới
thiệu), NXB Văn học – Nhã Nam, Hà Nội.
– I.A. Bunin (2006), Hơi thở nhẹ (Phan Hồng Giang dịch và giới thiệu), NXB Hội
Nhà văn, Hà Nội, 2006.
– Truyện ngắn Bunin trên Tạp chí Văn học nước ngồi số 6/2003.
– Truyện ngắn Bunin trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 10/2011.
– Truyện ngắn của Ivan Bunin trên internet (Nguyễn Thị Kim Hiền dịch).
– …
Và một số bản dịch được in trên các báo, tạp chí chuyên ngành; một số các tư

liệu nước ngoài. Sự phân biệt, giữa hoài niệm về cảnh sắc, con người, hoài niệm về thời
trai trẻ sẽ được cụ thể hoá trong phần nội dung.

14


5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cụ thể khảo sát trên văn bản:
Tiếp cận thi pháp học văn bản: Cơ sở lí thuyết cho nghiên cứu của chúng tơi vừa
mang tính chất khoa học vừa mang tính chất mĩ học: “Trữ tình, hồi niệm”. Truyện ngắn
Bunin mang đậm nét trữ tình, hồi niệm về những điều xưa cũ, đã qua. Bởi thế tôi đã
kết hợp vận dụng hướng nghiên cứu thi pháp học với lí thuyết “trữ tình”, “hồi niệm”
làm nền tảng cho những nghiên cứu của mình. Việc sử dụng các lí thuyết này trong việc
nghiên cứu truyện ngắn của Ivan Bunin là hợp lí và khả thi, bởi những truyện ngắn của
Bunin mang văn phong hồi ức, hồi tưởng thể hiện những khát vọng, ước muốn cháy
bỏng một thời.
Nghiên cứu tiểu sử: Qua một số nhân vật, mối tình – dấu ấn cuộc đời, khát vọng
sáng tạo tính chất tự sự, tự thuật đều thể hiện rõ trong sáng tác của nhà văn.
Ngồi ra, trong bài viết cịn sử dụng một số thao tác nghiên cứu khác như:
Thống kê – phân loại: Khảo sát, thống kê, phân loại các dạng thức hoài niệm về
cảnh sắc, về con người và hoài niệm về thời trai trẻ trong sáng tác của Ivan Bunin.
Phân tích – tổng hợp (văn học và ngôn ngữ học): Được sử dụng trong việc làm
rõ giá trị cũng như chức năng thẩm mĩ cùng ý nghĩa của những thủ pháp, những phương
thức nghệ thuật của Bunin trong truyện ngắn.
So sánh – đối chiếu: Là thao tác cần thiết trong việc xác định nét đặc trưng về trữ
tình, hồi niệm trong truyện ngắn Ivan Bunin với các nhà văn trước ông, những nhà văn
cùng thời và những nhà văn sau ơng.
6. Cấu trúc khố luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo thì phần Nội dung của đề tài
nghiên cứu được triển khai thành ba phần:

Chương 1. Ivan Bunin trong văn học Nga đương thời.
Chương 2. Trữ tình hồi niệm – cảm thức thường trực của kẻ tha hương.
Chương 3. Dẫu có buồn thì cuộc đời vẫn đẹp.

15


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
IVAN BUNIN TRONG VĂN HỌC NGA ĐƯƠNG THỜI
1.1. Bối cảnh văn học Nga – Xô viết đương thời
Nước Nga những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, dù đã phát triển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng nước Nga nông nô chuyên chế vẫn là nước yếu nhất
trong hệ thống các nước đế quốc. Việc nước Nga thất bại trong cuộc chiến tranh Nga –
Nhật (1904 – 1905) và thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã
làm dấy lên làn sóng bất bình, đấu tranh mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân. Giai cấp
vô sản Nga được V.I. Lenin (1870 – 1924) dẫn dắt và rèn luyện đã trưởng thành. Thời
điểm này, các điều kiện cho một cuộc Cách mạng thay đổi chế độ đã chín muồi và Cách
mạng tháng Mười đã nổ ra như một tất yếu lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của V.I. Lenin
Cách mạng tháng Mười Nga đã lật đổ chế độ Nga hồng, khai sinh ra nhà nước Xơ viết
kiểu mới dựa trên nền tảng liên minh công nông, đây là bước ngoạt lớn trong lịch sử
nước Nga, nó khơng chỉ làm thay đổi nước Nga, mà còn làm biến đổi cục diện thế giới
thế kỉ XX.
Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chúng ta rất khó có thể đưa ra
những nhận định, đánh giá chung nhất về khuynh hướng, trào lưu văn học Nga lúc bấy
giờ. Bởi dư âm của “thế kỉ vàng” đã dần phai nhạt, cịn hình hài của “thế kỉ bạc” mới
đang phơi thai. Theo nhận định của V.I. Lênin về văn học Nga giai đoạn này như sau:
“Năm 1895, cuộc vận động đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nga rịng ra từ
đầu thế kỉ XIX đến giờ, bước vào thời kì mới – thời kì do giai cấp vơ sản lãnh đạo” [12,
tr. 465]. Cuộc vận động đấu tranh giải phóng của nhân dân Nga trong thế kỉ XIX trải

qua ba thời kì quan trọng: Thời kì thứ nhất: Từ năm 1825 đến năm 1861, do một số quý
tộc cầm đầu; Thời kì thứ hai: Từ năm 1861 đến năm 1895, do những người giai cấp dân
chủ lãnh đạo; Thời kì thứ ba: Từ năm 1895 trở đi, do giai cấp vô sản lãnh đạo. Cũng
trong thời gian này, Maksim Gorky sinh ra và lớn lên từ quần chúng nhân dân lao động,
nhà văn viết Bài ca chim ưng (1902) nổi tiếng: “Niềm cuồng nhiệt của những người
dũng cảm – đó là anh minh của cuộc đời! Ơi! Chim Ưng dũng cảm! Người đã đổ máu
trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Nhưng rồi đây, những giọt máu nóng hổi của người,
như những tia lửa, sẽ bùng lên trong bóng tối của cuộc đời và bao trái tim quả cảm sẽ
rực cháy vì khát vọng cuồng nhiệt vươn tới tự do và ánh sáng” [12, tr. 465]
16


Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cục diện chính trị, xã hội, thời đại thế giới đã
thay đổi nhanh chóng, điều này khơng ngoại trừ bản thân nước Nga, đây là thời kì chế
độ phong kiến Nga suy tàn nhất, nó gắng gượng chuyển mình dần sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa. Thời kì này có nhiều nhân tố mới xuất hiện cùng trào lưu văn học
phương Tây, từng bước thâm nhập vào văn chương Nga với những tư tưởng và hệ thống
lí luận mácxit từng bước làm xáo trộn.
Những tên tuổi ưu tú đại hiện cho văn học Nga thời kì trước đã khơng tìm thấy
nguồn cảm hứng hay những chất liệu từ ngôn từ để viết nhưng áng văn hay như thời kì
trước. Đó là sự phai nhạt dần của Chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, thay vào đó là Chủ
nghĩa tự nhiên, suy đồi; Chủ nghĩa hiện đại; đặc biệt là dòng văn học khuynh hướng tư
tưởng mácxit mà V.I. Lenin và G. Plekhanov (1856 – 1918) khởi xướng đã bước đầu
thâm nhập, tác động tích cực tới đời sống văn học Nga. Sự tồn tại, đan xen những khuynh
hướng văn học vô sản và tư sản đã tạo nên một bức tranh tổng thể về văn chương Nga
giai đoạn này vô cùng phức tạp, phong phú, sôi động của đời sống văn học Nga những
năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trong thời kì này, giới văn nghệ sĩ, thi sĩ Nga chịu ảnh hưởng trực tiếp các trào
lưu, khuynh hướng văn học tư sản phương Tây, họ ủng hộ và tham gia nhiệt tình vào sự
đổi mới bằng cả tư tưởng, quan điểm lẫn thực tiễn sáng tác. Thu hút sự tham gia đông

đảo của các nhà thơ, nhà văn Nga từ D. Merejkovsky (1866 – 1941), V. Briusov (1873
– 1924), Z. Gippiux (1869 – 1945), K. Balmont (1867 – 1942), F. Sologub (1863 –
1927), đến A. Blok (1980 – 1921), A. Belưi (1880 – 1934) và S. Esenin (1895 – 1925),…
là các trường phái tượng trưng (một trào lưu nghệ thuật và quan điểm triết học – mĩ học
cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX, nảy sinh ở Pháp, nhanh chóng lan rộng ra tồn châu Âu),
sau đó là trường phái hình thức. Quan điểm của các nhà tượng trưng Nga giai đoạn này
nằm ở trung tâm quan điểm của chủ nghĩa tượng trưng khi coi trọng giá trị tự thân của
nghệ thuật, chủ trương nghệ thuật độc lập, thốt li các nhiệm vụ xã hội: “Nghệ thuật
khơng biểu đạt cái gì ngồi bản thân nó”, nó “là cái thứ nhất, cao hơn cả cuộc đời mà
nó bắt chước” (Theo O. Wilde, 1854 – 1900), chủ nghĩa tượng trưng “muốn là và bao
giờ cũng chỉ là nghệ thuật” (V. Briusov),…
Rõ ràng, là các trào lưu “nghệ thuật vị nghệ thuật”, cả chủ nghĩa tượng trưng và
hình thức sau này đều dẫn tới hệ quả: sự sùng bái cá nhân, coi cái tơi là có giá trị tự tại,
cái kì diệu vơ tận, cái đứng cao hơn tất thảy: “Ta yêu ta như yêu chúa Trời”. Thừa nhận
17


cái tơi như một giá trị chân chính, duy nhất của thế giới, tập trung mô tả thế giới nội
tâm, chối từ đời sống thực tại…; những motif như vậy từng phổ biến rộng rãi trong sáng
tác thơ ca của các nhà tượng trưng Nga một thời. Mặc dù mang những nét cảm quan của
chủ nghĩa suy đồi, nhưng chủ nghĩa tượng trưng Nga nói riêng cũng như chủ nghĩa
tượng trưng trong thơ ca phương Tây nói chung cũng đồng thời chứa đựng những yếu
tố tích cực như sự khao khát cái mới, tiên cảm được những biến chuyển, không chấp
nhận thực tại tư sản,… Tuy nhiên, việc lảng tránh các vấn đề của thực tại, thoát li những
nhiệm vụ xã hội, nghĩa là chối bỏ sứ mệnh và nhiệm vụ cao cả của văn học nghệ thuật
chân chính, tiếp tục giữ cái nhìn tiêu cực, bi quan đã khiến vai trị, vị trí và tiếng nói của
các nhà tượng trưng ngày càng trở nên xa lạ, lạc lõng.
Không “hướng nội” mà “hướng ngoại”, bám sát những biến đổi đang diễn ra từng
ngày, từng giờ của nền văn minh công nghiệp đang làm thay đổi bộ mặt thế giới, song
các nhà vị lai chủ nghĩa Nga cũng mắc sai lầm tương tự khi đề xuất các quan điểm cực

đoan, phiến diện của mình. Vốn hình thành đầu những năm 10 của thế kỉ XX ở Ý và
Nga, chủ nghĩa vị lai đã nhanh chóng được các văn nghệ sĩ Nga có tư tưởng “cách tân”,
“cấp tiến” hưởng ứng. Được chia thành bốn nhóm, trong đó có hai nhóm chính do V.
Khlebnikov (1885 – 1922), V. Maiakovsky (1893 – 1930) và B. Pasternak (1890 – 1960)
đứng đầu, các nhà vị lai Nga đã làm xáo trộn đời sống văn học vốn dĩ đã khơng n ả
của thời kì này bằng bộ dạng, trang phục lẫn những câu khẩu hiệu, những lời tuyên bố
kinh động: Hãy vứt A. Pushkin, L.Tolstoy, F. Dostoievsky,… vào sọt rác; Thơ ca ngày
nay phải ca ngợi quá trình đơ thị hố, phải phản ánh những đường cao tốc, những tồ
nhà chọc trời,… Xét về mặt nào đó, quan điểm này của các nhà vị lai chủ nghĩa rất gần
gũi với chủ trương sai lầm định gạt bỏ hồn tồn di sản văn hố của q khứ, nhằm tạo
ra một nền văn hố “thuần t vơ sản” của nhóm “Prolekul” (Văn hố vơ sản), thành
lập tháng 9 năm 1917 và từng bị V.I. Lenin phê phán trong bản dự thảo nghị quyết “Về
văn hố vơ sản” năm 1920. Khơng chỉ phủ nhận văn hố truyền thống và các giá trị của
nó, các nhà vị lai Nga cịn cực đoan hơn khi loại bỏ đời sống nội tâm và vẻ đẹp của con
người ra khỏi phạm vi miêu tả của văn học. Nhận thức rõ những hạn chế, lệch lạc, phiến
diện trong tư tưởng, quan điểm nghệ thuật trào lưu, một số chủ soái của trường phái vị
lai Nga đã thay đổi. Tuy nhiên, rời bỏ tư tưởng, tín niệm nghệ thuật này, họ lại vướng
vào các cuộc tranh luận khác mà hiện thời chưa ngã ngũ và không thể ngã ngũ.

18


Phải chờ đến đầu những năm 30, khi Đại hội các nhà văn Xô viết lần thứ nhất
được tổ chức vào tháng 6/1934, chính thức xác lập hệ thống lí luận của một nền văn học
mới, một phương pháp sáng tác mới: hiện thực xã hội chủ nghĩa. Với các đại diện tiêu
biểu như M. Gorky (1868 – 1936), M. Sholokhov (1905 – 1984), A. Tolstoy (1883 –
1945),… văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Xơ viết đã hồn thành sứ mệnh lớn lao,
bám sát hiện thực, kịp thời phản ánh những bước chuyển mình, những thành tựu vĩ đại
của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể coi sự xuất hiện đồng thời của nhiều trường phái, trào lưu cùng các tư

tưởng, quan điểm nghệ thuật đôi khi trái ngược nhau trong đời sống văn học Nga những
năm đầu thế kỉ XX trên là bình thường, hợp quy luật, hồn tồn do tác động bởi ngoại
cảnh và thuần tuý mang tính chất học thuật. Song thực tế cho thấy, không phải các cuộc
tranh luận học thuật mà nhưng biến động chính trị – thời đại dữ dội của nhân loại nói
chung và bản thân nước Nga nói riêng mới thực sự tạo nên tính chất đa dạng, phức tạp
đặc biệt của văn học Nga. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của một
nhà nước kiểu mới đã tác động sâu sắc, làm biến đổi, phân hoá các thể chế chính trị xã
hội và các trào lưu, khuynh hướng phát triển của văn học nghệ thuật.
Trong giai đoạn này văn học Xô viết là nền văn học đa dân tộc, rộng lớn và phong
phú vì vậy mà bên cạnh dịng Văn học chính thống có tư tưởng mácxit đang tiếp tục phát
triển, song song với nó là hai bộ phận văn học khác cũng có nhiều đóng góp lớn là Văn
học Nga hải ngoại và Văn học Nga phi chính thống, khơng được thừa nhận chính thức.
Bộ phận Văn học Nga hải ngoại được hình thành từ đơng đảo tầng lớp tri thức,
nhân dân, văn nghệ sĩ Nga rời bỏ Tổ Quốc ra đi sau cách mạng tháng Mười. Nguyên
nhân mà họ rời bỏ quê hương, Tổ quốc xuất phát từ nhiều lí do khác nhau nhưng rõ rệt
nhất phải kể đến là tâm lí lo sợ bị trả thù, ngược đãi của chế độ cũ. Theo thống kê trong
Đại từ điển bách khoa Liên Xơ, đã có khoảng hai triệu người Nga lưu vong ở nước ngoài
và rất ít người trở về quê hương (khoảng 182 người). Văn học Nga hải ngoại hoạt động
có tổ chức, tơn chỉ, mục đích nhất qn, có các hiệp hội riêng, có nhà xuất bản riêng ví
dụ như các hội nhà văn Nga lưu vong tại Đức, Pháp, Mỹ, Tiệp Khắc,… Kể đến những
nhà văn hải ngoại chúng ta không thể không nhắc đến những gương mặt tài năng nổi
tiếng như Ivan Bunin (1870 – 1953), I. Smelev (1873 – 1950), V. Nabokov (1899 –
1977),… họ đã tạo nên những diện mạo mới với những đóng góp lớn cho văn học Nga
nói riêng, văn học thế giới nói chung.
19


Chủ đề xuyên suốt của văn học Nga hải ngoại thời kì này cơ bản vẫn là nước
Nga, cảnh sắc Nga, con người Nga trong tâm tưởng, hoài niệm. Mặc dù ở nơi đất khách
quê người nhưng tâm trạng của những người dân Nga, nhất là các văn nghệ sĩ, họ vẫn

luôn hướng về Tổ quốc. Nhà văn, nhà phê bình văn học Roman Gul (1896 – 1986), ơng
là một trong những người sáng lập và điều hành Tạp chí mới tại Mĩ, nơi thường xuyên
đăng tải sáng tác mới nhất của các văn nghệ sĩ Nga lưu vong, thì: “Nước Nga mãi sống
trong chúng tôi, cùng chúng tôi, trong máu, trong suy nghĩ, trong sâu thẳm tâm hồn,
trong cái nhìn của chúng tơi vào thế giới. Và muốn hay khơng muốn – thì điều đó vẫn
như vậy – chúng tôi vẫn làm việc, vẫn viết, sáng tác chỉ để dành cho nó, dù nhà văn có
cơng khai hay phủ nhận điều này”.
Ivan Bunin (1870 – 1953), tiêu biểu cho dịng văn học Nga hải ngoại, ơng xuất
sắc đạt giải Nobel văn chương năm 1933. Trong dòng văn học hiện thực, Bunin là nhà
văn thuộc dòng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng, văn chương ông sử dụng
ngôn ngữ uyển chuyển, linh hoạt và vô cùng điêu luyện, nhà văn M. Gorky từng phải
thốt lên khen ngợi: “Bunin viết khác nào vẽ lên bức tranh sinh động”. Năm 1897, Ivan
Bunin cho xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên, những sáng tác này đã khẳng định được
tên tuổi, vai trị và vị trí của nhà văn trên văn đàn văn học nhân loại. Vốn xuất thân từ
tầng lớp quý tộc sa sút, bởi vậy, ơng chứng kiến tồn bộ cảnh lụi tàn, suy vong của giai
cấp địa chủ. “Tổ ấm quý tộc” thời kì này ngày càng trở nên xơ xác, héo tàn, Bunin mang
một tâm trạng xót thương, u hồi, man mác khơn ngi. Năm 1917, Cách mạng tháng
Mười Nga thành công, tuy nhiên Bunin không hiểu được đường lối của cuộc Cách mạng,
bất bình với “đệ tử” V.I Lenin, năm 1920, nhà văn quyết định ra đi, cùng vợ lênh đênh
trên biển trong một con thuyền và lưu vong sang Pháp, ở đây đến cuối đời. Trước Chiến
tranh Thế giới thứ hai, I. Bunin đã có ý định trở về quê hương nhưng bất thành, ông tâm
sự: “Lẽ nào chúng ta lại có thể quên Tổ quốc, liệu con người có thể qn q hương
mình được chăng? Bởi lẽ quê hương đã luôn ở trong trái tim rồi. Tự cội rễ của mình,
tơi là một người Nga chính cống. Năm tháng khơng xố đi được điều này” [9, tr. 11].
Bunin đã rất hối hận với quyết định rời bỏ quê hương, mặc dù sống ở nước Pháp xa xôi
ông luôn khao khát được trở về Nga, tha thiết được phép là công dân thuộc quốc tịch
Xô Viết. Hay, thời gian đầu lưu vong ở nước ngoài, Z. Gippiux đã từng có một số lời
phát biểu, nhận xét thiếu thiện chí, thiếu chính xác về chế độ mới ở nước Nga, song tình

20



cảm sâu nặng với quê hương luôn khiến bà day dứt: “Nếu nước Nga khơng cịn, tơi
chết”,…
Có thể sau này, trong các làn sóng lưu vong lần thứ ba, thứ tư, cộng đồng người
Nga, các văn nghệ sĩ Nga sống ở nước ngoài, chẳng hạn A. Soljenisy (1918, đạt giải
Nobel văn chương năm 1970, trở về nước Nga năm 1994), I. Brodsky (1940 – 1996, đạt
giải Nobel văn chương năm 1987), G. Vladimov (sinh năm 1931), V. Maksimov (1930
– 1995), S. Doblatov (1941 – 1990),… có những mặc cảm, định kiến chính trị nhất định,
nhưng đó là câu chuyện khác, còn văn học Nga hải ngoại nửa đầu thế kỉ XX đã giữ được
vai trị, tiếng nói đóng góp riêng, hơn thế, theo D. Merejkovsky: “Chúng tôi không phải
những kẻ bị xua đuổi. Chúng tôi là những sứ giả” [26, tr. 8].
Bên cạnh các nhà văn Nga hải ngoại, số phận các văn nghệ sĩ Nga ở trong nước
thuộc bộ phận phi chính thơng, khơng được thừa nhận chính thực còn bi thảm, tệ hại
hơn rất nhiều. Bộ phận này bao gồm các nhà văn, nhà thơ tài năng, có nhiều tìm tịi, đổi
mới trong sáng tạo nghệ thuật, nhưng quan điểm và sáng tác của họ không phù với
những yêu cầu của người lãnh đạo đương thời.
Không thể phủ nhận rằng, vào những năm 30, 40 của thế kỉ trước, quan điểm cực
đoan “chính kẻ khơng hát cùng chúng ta là kẻ chống lại chúng ta” đã tác động ghê gớm
tới đời sống chính trị xã hội Nga, phá vỡ bầu khơng khí dân chủ và thủ tiêu sự sáng tạo
của tầng lớp văn nghệ sĩ. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, quyền tự do sáng tác không
được coi trọng. Mọi chính kiến và khám phá sáng tạo của M. Bulgakov (1891 – 1940),
A. Akhmatova (1899 – 1966), A. Platonov (1899 – 1951), B. Pasternak (1890 – 1960),…
bị coi là “chống đối”, “phản Xô viết”. Không chỉ tác phẩm bị cấm xuất bản mà cuộc
sống của họ còn bị o ép nặng nề. Năm 1921, thi sĩ N. Gumiliov (1886 – 1921, chồng
đầu tiên của A. Akhmatova) bị bắn chết vì tình nghi phản loạn, I. Banen (1894 – 1941)
cũng bị thủ tiêu bí mật, O. Mandelstam (1891 – 1938) bị giam giữ đến chết đói trong
một trại tập trung ở Vladivostok, thơ ca của A. Akhmatova bị coi là đồi truỵ, sáng tác
của M. Bulgakov, B. Pasternak khơng được in ấn hoặc bị kết tội, tẩy chay,…
Có thể nói, đề cập đến bộ phận văn học phi chính thống, khơng được thừa nhận

chính thức là đụng chạm một giai đoạn nhạy cảm nhất, nhiều bí ẩn, nhiều “nghi án văn
chương” nhất trong lịch sử tồn tại và phát triển hơn bảy mươi năm của nhà nước Nga
Xô viết, văn học Nga Xô viết. Tuy nhiên, lịch sử vốn dĩ công bằng, trong trào lưu đổi
mới những năm 70, 80, vị trí, danh dự của các nhà văn, nhà thơ trên đã được phục hồi,
21


các tác phẩm của họ sau nhiều năm “cất trong ngăn kéo tối om”, hoặc bị đánh giá sai
lệch đã đến tay độc giả nguyên vẹn, nguyên giá trị của nó.
Tìm hiểu những điều kiện lịch sử – thời đại tác động đến sự phát triển văn học
Nga nửa đầu thế kỉ XX giúp chúng ta có một cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về sự hình
thành của một nền văn học mới trong sự tiếp nối cũng như sự phong phú phức tạp của
nó. Sự chia tách, phân hố các bộ phận khác nhau khơng làm ảnh hưởng đến tiến trình
tự thân, vừa gắn với những đặc thù riêng, mang bản sắc riêng, vừa hoà nhập với sự phát
triển chung của văn học nhân loại, của văn học Nga. Mặc dù đời sống văn học hết sức
sôi động do có sự xuất hiện đồng thời nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau, song sự
phát triển của văn học Nga giai đoạn này vẫn là tự phát, tự mị mẫm tìm đường.
Bên cạnh bộ phận văn học Nga chính thống, hai bộ phận văn học cịn lại cũng
khơng ngừng phát triển, mở rộng những cuộc tìm kiếm mới, nơi các nhà văn có thể tiếp
cận với các kĩ thuật sáng tạo mới mẻ nhất của văn học hiện đại thế giới, nơi họ có thể
xác lập được dấu ấn, quan niệm, cái nhìn riêng của mình. Thành cơng nhất trong văn
học Nga hải ngoại là I. Bunin, trong văn học “phi chính thống” trong nước là M.
Bulgakov.
Khơng thể phủ nhận rằng, sáng tạo nghệ thuật dưới thời kì Xô viết, đặc biệt giai
đoạn cầm quyền của lãnh tụ Joseph Stalin (1922 – 1953), là công việc nguy hiểm, chịu
nhiều sức ép nếu cá nhân nghệ sĩ cứ theo đuổi chính kiến, tự do sáng tạo riêng, tách
mình ra khỏi những ngun tắc, khn khổ có tính ràng buộc chặt chẽ. Nhà văn bao giờ
cũng là con đẻ của thời đại, của cái ý thức, tinh thần, quan niệm thẩm mĩ của thời đại đã
sinh ra, nuôi dưỡng và yêu cầu anh ta phục vụ nó.
1.2. Ivan Bunin trong nền văn học Nga đương thời

Văn học Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là một trong những nền văn học
phong phú, tiên tiến nhất của nhân loại. Các nhà văn, nhà thơ Nga thời kì này, được xem
như một “tập đại thành” của nền văn học thế giới “tự cổ chí kim” với những thành tựu
rực rỡ. Nó phát triển đến đỉnh cao với những ngơi sao chói lọi trên bầu trời văn học, với
những cái tên như A. Chekhov, L. Tolstoy, M. Gorky, A. Kuprin,… Đứng bên cạnh
những tên tuổi ấy, nhà văn Ivan Bunin được coi là diện xuất sắc cuối cùng của Chủ
nghĩa Hiện thực cổ điển Nga, ông đem lại cho văn chương Nga: “Những giá trị vĩnh
hằng của cái Đẹp, – cái đẹp của thiên nhiên, của lòng người, của nghệ thuật ngôn từ,
và cao hơn tất cả là của Đời sống con người” [9, tr. 5].
22


Trong cuốn 108 nhà văn thế kỉ XX – XXI mà Đoàn Tử Huyến biên soạn, đã nhận
định: “Ivan Bunin là nhà văn Nga đầu tiên được trao giải Nobel nhờ những tác phẩm
miêu tả thiên nhiên và phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc, phản ánh sự tan rã của chế độ
gia trưởng và cảnh sống cơ cực của người nông dân Nga trong khoảng giao thời thế kỉ
XIX và XX. Ông là người đại diện xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực cổ điển
Nga, đã đem lại cho văn chương những giá trị vĩnh hằng của cái đẹp, cái đẹp của thiên
nhiên, của lòng người, của nghệ thuật ngôn từ, và cao hơn tất cả là của đời sống con
người” [14, tr. 86].
Ivan Alekseevich Bunin, ông sinh ngày 22 tháng 10 năm 1870, tại Voronezh, một
tỉnh thuộc miền Trung nước Nga, trong một gia đình quý tộc nghèo, có nhiều người nổi
tiếng ở các lĩnh vực chính trị và nghệ thuật. Thủa nhỏ, ơng sống nhiều năm ở làng quê
mộc mạc, yên bình. Sau này chính cuộc sống thanh bạch, bình dị nơi làng q đã để lại
ấn tượng sâu xa trong kí ức của nhà văn, Bunin đã đưa những kí ức xưa cũ vào trong
các sáng tác của mình. Bunin từng viết trong những áng văn chương của mình về cảnh
sắc quê hương nơi ông từng sống như sau: “Nơi đây, giữa cảnh n bình thơn dã, giữa
thiên nhiên mộc mạc đơn sơ, mùa hè đồng lúa mì chạy sát tới trước của nhà và mùa
đơng tuyết phủ đầy trắng xố, tuổi thơ của tôi đã trôi qua thấm đượm nỗi buồn đầy thi
vị” [9, tr. 6]. Hay nhà văn Bunin được một nhà phê bình văn học Nga nhận xét và dịch

giả Hà Ngọc chuyển ngữ, viết ở phần giới thiệu cuốn sách Những lối đi dưới hàng cây
tăm tối: “Trên những vùng bán thảo nguyên bao la, giữa những vùng đất đen cực kì
màu mơ và giữa những căn nhà gỗ nghèo nàn của nông dân, tâm hồn chàng thiếu niên
đã cảm thụ cảm vẻ đẹp và nỗi buồn của nước Nga, cảm thụ những bí ẩn bi thảm của
lịch sử Nga và tính cách dân tộc Nga” [7, tr. 5].
Nguyên nhân khiến Bunin sáng tác nhiều về thời đại cũ bằng phong thái trữ tình,
hồi niệm điềm đạm, nằm ở nguồn gốc gia đình và những mất mát trong cuộc đời nhà
văn, bản thân Bunin từng tự hào: “Tôi đến từ một gia tộc lâu đời và quý phái từng mang
tới cho đất nước Nga nhiều nhân vật xuất chúng trong giới chính trị cũng như nghệ
thuật” [27, tr. 1]. Nhưng thế hệ nhà văn và anh chị em ông, niềm kiêu hãnh duy nhất
còn lại chỉ là cái họ “Bunin” và những câu chuyện truyền miệng về chiến tích của tổ
tiên: “Tài sản mà chàng thanh niên Bunin thừa hưởng chỉ cịn là mảnh vụn của những
gì gia đình ơng từng có. Chính trong thế giới thơ ca, nhà văn cảm nhận được sự gắn bó
của mình với thế hệ trước” [15, tr. 17]. Vậy nhưng, ông chưa từng lãng quên niềm kiêu
23


×