Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Đánh giá kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP tại Long An năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.03 KB, 69 trang )

SỞ Y TẾ LONG AN
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

Họ và tên tác giả:
Hồ Thị Ngọc Trang
Nguyễn Thanh Sơn
Nguyễn Ngọc Linh

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV
BẰNG THUỐC ARV (PREP) TẠI TỈNH LONG AN
NĂM 2023

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ - ĐƠN VỊ

Long An, năm 2023


SỞ Y TẾ LONG AN
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

Họ và tên tác giả:
Hồ Thị Ngọc Trang
Nguyễn Thanh Sơn
Nguyễn Ngọc Linh

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV
BẰNG THUỐC ARV (PREP) TẠI TỈNH LONG AN
NĂM 2023



ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ - ĐƠN VỊ

Long An, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
“Chúng tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng nhóm. Nhóm
đã thực hiện một cách khoa học. Các kết quả nêu trong nghiên cứu là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
khác”.
Long An, ngày

tháng

Người cam đoan

năm 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................3
Chương 1.................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................4


1.1. Sơ lược về HIV/AIDS, tình hình điều trị PrEP trên thế giới, tại Việt
Nam và Long An..............................................................................................4
1.2. Tình hình tuân thủ điều trị PrEP..........................................................10
1.3. Kết quả điều trị PrEP............................................................................12
1.4. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị và kết quả điều trị PrEP trên
thế giới và tại Việt Nam.................................................................................14
Chương 2................................................................................................................ 16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................16

2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................16
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................23
2.4. Tính mới của đề tài.................................................................................24
2.5. Hạn chế của đề tài..................................................................................24
Chương 3................................................................................................................ 26
KẾT QUẢ............................................................................................................... 26

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng có hành vi nguy cơ cao điều trị PrEP
tại Long An năm 2022 - 2023........................................................................26
3.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của các đối tượng điều trị PrEP tại tỉnh Long
An năm 2022 - 2023.......................................................................................30
3.3. Kết quả điều trị của các đối tượng có hành vi nguy cơ cao tham gia
điều trị PrEP tại tỉnh Long An năm 2022 - 2023........................................33
Chương 4................................................................................................................ 37


BÀN LUẬN............................................................................................................37

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng có hành vi nguy cơ cao điều trị PrEP

tại tỉnh Long An năm 2022 - 2023................................................................37
4.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của các đối tượng điều trị PrEP tại tỉnh Long
An năm 2022 - 2023.......................................................................................41
4.3. Kết quả điều trị của các đối tượng có hành vi nguy cơ cao tham gia
điều trị PrEP tại tỉnh Long An năm 2022 - 2023........................................45
Chương 5................................................................................................................ 48
KẾT LUẬN............................................................................................................48
Chương 6................................................................................................................ 49
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1

* Tiếng Việt......................................................................................................1
* Tiếng Anh......................................................................................................2
PHỤ LỤC................................................................................................................. 5

PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.......................................9


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BCS
BKT
ĐTNC
NVYT
QHTD
TP
TTĐT
TTYT
AIDS (Acquired Immuno


Bao cao su
Bơm kim tiêm
Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên y tế
Quan hệ tình dục
Thành phố
Tuân thủ điều trị
Trung tâm Y tế
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc

Deficiency Syndrome)
ARV (Antiretrovirus)
HIV (Human Immunodeficiency

phải
Thuốc kháng vi rút sao chép ngược
Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

Virus)
FDA (Food and Drug

Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm

Administration)
MSM (Men who have Sex with

Hoa Kỳ
Nam có quan hệ tình dục đồng giới

Men)

PEP (Post-Exposure Prophylaxis)

Thuốc điều trị dự phòng sau phơi

PEPFAR (President’s Emergency

nhiễm
Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng

Plan for AIDS Relief)
PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis)
STIs (Sexually Transmitted

thống Hoa Kỳ
Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua

Infections)
TGW (Transgender Women)
UNAIDS (The Joint United

đường tình dục
Chuyển giới nữ
Chương trình Liên Hiệp Quốc về

Nations Programme on HIV and

phòng chống HIV và AIDS

AIDS)

USAID (United States Agency for Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
International Development)
WHO (World Health
Organization)

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Tổng hợp lịch tái khám và theo dõi điều trị PrEP............................9
YBảng 3. 1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=744)......28
Bảng 3. 2 Các hành vi nguy cơ cao của đối tượng nghiên cứu (n=744).........31
Bảng 3. 3 Các nguồn giới thiệu đối tượng nghiên cứu tham gia điều trị PrEP
(n=744)............................................................................................................32
Bảng 3. 4 Số lượng mẫu nghiên cứu tuân thủ điều trị tại các thời điểm tái
khám ở tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và tháng thứ 6.........................................34
Bảng 3. 5 Tỷ lệ tuân thủ uống thuốc của đối tượng nghiên cứu.....................34
Bảng 3. 6 Tỷ lệ tuân thủ tái khám đúng hẹn của đối tượng nghiên cứu..........35
Bảng 3. 7 Tỷ lệ tuân thủ xét nghiệm của các đối tượng nghiên cứu...............35
Bảng 3. 8 Một số kết quả điều trị PrEP của đối tượng điều trị PrEP tỉnh Long
An năm 2022 – 2023.......................................................................................38
Bảng 3. 9 Một số kết quả xét nghiệm khác trong quá trình điều trị PrEP của
đối tượng nghiên cứu (n=744).........................................................................39
Bảng 3. 10 Nguyên nhân ngừng điều trị PrEP của đối tượng nghiên cứu......39
Bảng 3. 11 Các đặc điểm nhân khẩu học của nhóm đối tượng ngừng điều trị
PrEP dưới 6 tháng (n=744).............................................................................40
Bảng 3. 12 Ưu điểm của phương pháp điều trị PrEP......................................41
Bảng 3. 13 Nhược điểm của phương pháp điều trị PrEP................................41



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Nơi tham gia điều trị PrEP của các đối tượng nghiên cứu (n=744)
.........................................................................................................................28
Biểu đồ 3. 2 Nhóm nguy cơ của đối tượng tham gia nghiên cứu (n=744)......30
Biểu đồ 3. 3 Tỷ lệ duy trì điều trị của các đối tượng điều trị PrEP tại tỉnh
Long An năm 2022 – 2023 (n=744)................................................................32
Biểu đồ 3. 4 Tỷ lệ tuân thủ điều trị của các đối tượng điều trị PrEP tại tỉnh
Long An năm 2022 – 2023..............................................................................36


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1 Quy trình sàng lọc và điều trị PrEP.................................................1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê từ UNAIDS, kể từ khi xuất hiện dịch bệnh, đã có 79,3
triệu người bị nhiễm HIV, trong số đó có 36,3 triệu người đã chết vì các bệnh
liên quan đến AIDS. Vào năm 2020, trên tồn thế giới có 37,7 triệu người
đang sống chung với HIV; có 1,5 triệu người mới bị nhiễm HIV và 680.000
người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS [32]. Hơn 3/4 số ca nhiễm HIV
mới ở Châu Á và Thái Bình Dương là những quần thể quan trọng và bạn tình
của họ. Trong các mục tiêu của UNAIDS, các dịch vụ dự phịng phải có độ
bao phủ đạt 90% ở các đối tượng có nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, phụ
nữ bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới ở nam, người chuyển giới… thì mới
đủ khả năng khống chế dịch AIDS và tiến tới loại trừ vào năm 2030 [31]. Tại
Việt Nam, tỷ lệ hiện nhiễm HIV cũng rất cao, ước tính là 0,3% dân số [30].
Dịch HIV/AIDS cũng chủ yếu tập trung ở nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là sự
tăng nhanh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam có QHTD đồng giới (MSM).
Trước tình hình đó, WHO đã nhanh chóng đưa ra khuyến cáo sử dụng
thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) trên tất cả các đối

tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV, nhất là đối tượng MSM. Theo Viện Y tế
toàn cầu, nếu độ bao phủ của điều trị PrEP đạt khoảng 60% sẽ góp phần giảm
48% tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quần thể đích [4]. Theo một nghiên cứu tại
Hà Nội năm 2018-2019, nhóm MSM nếu khơng điều trị PrEP có tỷ lệ nhiễm
mới HIV sau 12 tháng là 3,73% [17]; điều trị PrEP đã làm giảm 98% ca
nhiễm HIV [4]. Từ kết quả trên cho thấy, việc sử dụng điều trị PrEP rất tiềm
năng, rất hiệu quả, giúp phòng ngừa HIV và chiếm ưu thế trong chiến lược dự
phòng can thiệp HIV hiện nay, đặc biệt là đối với các đối tượng nguy cơ cao.
Long An là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV đứng thứ 26 trên cả nước
[8]. Trong năm 2022, cả tỉnh phát hiện 482 người nhiễm HIV mới, trong đó
có 93,4% người nhiễm HIV là nam giới; 96,5% bệnh nhân lây truyền HIV
qua hành vi quan hệ tình dục khơng an tồn; trong đó 80,1% bệnh nhân
nhiêễm HI qua QHTD đồng giới [14]. Trong cơng tác phịng, chống


HIV/AIDS tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp với nhiều mơ hình, trong đó có
chương trình điều trị PrEP được triển khai vào năm 2020 với sự hỗ trợ của dự
án EPIC và Nhà tài trợ CDC Hoa Kỳ tại 6 cơ sở gồm: Bệnh viện đa khoa khu
vực Hậu Nghĩa, Trung tâm Y tế các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc,
Thủ Thừa và TP Tân An.
Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến PrEP
trên cả nước. Tuy vậy, các báo cáo về PrEP mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng
hợp số liệu, mô tả về thực trạng, kết quả thực hiện bước đầu. Vì vậy, cịn
nhiều khó khăn trong quá trình đánh giá hay biện luận khoa học liên quan đến
PrEP. Xuất phát từ thực tiễn trên, tiến hành đánh giá tình hình tuân thủ điều,
các yếu tố liên quan và kết quả điều trị PrEP tại Long An có ý nghĩa khơng
chỉ đối với địa phương mà cịn có ý nghĩa cung cấp thêm cơ sở khoa học về
kết quả triển khai chương trình này trên tồn quốc cũng như góp phần chia sẻ
thơng tin, bằng chứng khoa học với thế giới về dịch vụ dự phòng rất tiềm
năng này. Trước vấn đề mới và cần thiết như đã phân tích, chúng tơi thực hiện

đề tài “Đánh giá kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc
ARV (PrEP) tại tỉnh Long An năm 2023”


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của các đối tượng có hành vi nguy cơ
cao tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại tỉnh Long An năm
2022 - 2023.
2. Đánh giá kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV của các
đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại tỉnh Long An năm 2022 - 2023.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về HIV/AIDS, tình hình điều trị PrEP trên thế giới, tại Việt
Nam và Long An
1.1.1 Sơ lược về HIV/AIDS
1.1.1.1 Định nghĩa
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency
Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh [11].
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune
Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV
gây ra, thường được biểu hiện lâm sàng bằng các nhiễm trùng cơ hội, các ung
thư và có thể dẫn đến tử vong [11].
1.1.1.2. Đường lây truyền HIV
HIV lây truyền qua 3 con đường, đó là: Lây truyền qua đường quan hệ
tình dục; Lây truyền qua máu và chế phẩm của máu; Lây truyền từ mẹ sang
con lúc mang thai, sinh đẻ và cho con bú [1], [10].
1.1.2. Tình hình HIV/AIDS thế giới, Việt Nam và Long An

1.1.2.1. Trên thế giới
Theo thống kê của UNAIDS, kể từ khi xuất hiện dịch bệnh đã có 79,3
triệu người bị nhiễm HIV, trong số họ có 36,3 triệu người đã chết vì các bệnh
liên quan đến AIDS. Vào năm 2020, trên tồn thế giới có 37,7 triệu người
đang sống chung với HIV; có 1,5 triệu người mới bị nhiễm HIV và 680.000
người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS [31]. Ở khu vực Đông Nam Á,
ước tính có khoảng 3,7 triệu người đang sống với HIV vào năm 2020, với
61% đang được điều trị.
Thống kê Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS đã
mơ tả tình hình nhiễm HIV trên tồn cầu năm 2020 ở các nhóm dân số chính
như sau: 23% là đồng tính nam và những người nam khác có quan hệ tình dục
với nam, 20% khách hàng của những người bán dâm, 11% là những người
bán dâm, 9% người tiêm chích ma túy, 2% người chuyển giới nữ và 35%


người thuộc các nhóm dân số khác. Kể từ năm 2016, một trong những mục
tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc là đến năm 2030 sẽ kết thúc đại
dịch AIDS [31].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Tính đến 31/12/2020, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, cả nước có 215.220 người nhiễm HIV hiện đang cịn sống và
108.719 người nhiễm HIV đã tử vong. Năm 2020, theo kết quả giám sát trọng
điểm tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm phụ nữ bán dâm giảm cịn 3,13% và nhóm
nam quan hệ tình dục đồng giới tăng nhanh lên 13,31% [5]. Theo UNAIDS
năm 2020, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở Việt Nam ước tính là 0,3% [31].
Tính đến năm 2017, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu ÁThái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 [16]. Tính đến tháng
10/2021 đã có 89% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình,
có 76% số người chẩn đoán nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc ARV và
có tới 96% số người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng
ức chế. Mục tiêu 90-90-90 sẽ kết thúc vào năm 2025, tuy nhiên nếu khơng có

sự quan tâm và đầu tư đúng mức, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các mục
tiêu này vẫn rất khó để hồn thành [12].
1.1.2.3. Tại Long An
Tính đến ngày 31/12/2022, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV của tỉnh
Long An là 4.933 người; số người nhiễm HIV đã tử vong là 1.604 người, số
người còn sống là 3.329 trường hợp. Tỷ lệ hiện nhiễm/100.000 dân của tỉnh
Long An đang được quản lý là 188/100.000 dân. Dịch HIV/AIDS trên địa bàn
tỉnh vẫn còn trong giai đoạn tập trung: Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo giới: qua
các năm tỷ lệ nhiễm HIV ở nam chiếm đa số (trên 60%). Nhưng tỷ lệ nhiễm
HIV ở nữ đang có xu hướng giảm dần qua các năm từ 35,3% (2015) xuống
15,7% (2019) và 11,1% (2020). Trong tổng sô bệnh nhân nhiễm HIV phát
hiện đến cuối năm 2021, tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 89,5% và nữ chiếm
10,5%. Từ năm 2016 – 2021, số ca nhiễm HIV tại Long An chủ yếu qua
đường tình dục chiếm trên 60% và đường máu chiếm 40%. Đến năm 2021, tỷ


lệ nhiễm HIV qua đường máu giảm xuống còn 5,3%; trong khi tỷ lệ nhiễm
HIV qua đường tình dục tăng lên đến 94,7%.
1.1.3. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
1.1.3.1. Khái niệm
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, gọi tắt là điều trị PrEP, là một dịch
vụ y tế được cung cấp cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV. Tháng 7/2012, FDA chấp thuận đưa PrEP vào điều trị dự
phòng trước phơi nhiễm. PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng
virus (ARV) là Tenofovir Didoproxil Fulmarate (TDF) với hàm lượng 300mg
và Emtricitabine (FTC) hàm lượng 200mg trong một viên nén với liều dùng
mỗi ngày một viên
Hiện nay có 2 cách sử dụng PrEP, bao gồm: PrEP hằng ngày và PrEP
theo tình huống. PrEP uống hằng ngày là sử dụng thuốc có chứa Tenofovir
uống hằng ngày để dự phịng lây nhiễm HIV. Đối với PrEP tình huống, sử

dụng thuốc uống 2 viên trước khi QHTD trước 24 giờ hoặc chậm nhất là 2 giờ
trước khi QHTD; tiếp tục uống viên thứ 3 sau 24 giờ uống liều đầu tiên và
viên thứ 4 sau 24 giờ uống liều thứ 2. Tuy nhiên, PrEP tình huống chỉ khuyến
cáo trên người có giới tính khi sinh là nam [3].
Xu hướng sử dụng PrEP hiện nay thay vì chỉ điều trị PrEP cho nhóm
MSM, đang mở rộng điều trị cho nhóm quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV
như: nhóm MSM, phụ nữ bán dâm, người chuyển giới, người tiêm chích ma
túy, bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc người
nhiễm HIV đã điều trị ARV có tải lượng HIV từ 200 bản sao/ml máu trở lên.
1.1.3.2. Chỉ định và chống chỉ định đối với PrEP
 Chỉ định và chống chỉ định với PrEP hằng ngày
 Chỉ định với PrEP hằng ngày: cho người lớn hoặc vị thành niên
trên 35 kg có các tiêu chuẩn sau:
- Xét nghiệm HIV âm tính và
- Trong vịng 6 tháng qua có ít nhất một yếu tố dưới đây:
+ Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng


tải lượng HIV ≥200 bản sao/ml hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV.
+ Có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV.
+ Có một trong các yếu tố sau: 1) Quan hệ tình dục đường hậu môn
hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su với hơn 01 bạn tình; 2) Đã mắc hoặc
đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; 3) Đã sử dụng PrEP; 4) Có
quan hệ tình dục để đổi lấy tiền hoặc hiện vật; 5) Có nhu cầu sử dụng PrEP.
+ Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích.
+ Yêu cầu sử dụng PrEP.
 Chống chỉ định với PrEP hàng ngày:
- HIV dương tính;
- Độ thanh thải creatinin ước tính < 60 ml/phút;
- Có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV;

- Dị ứng hoặc có chống chỉ định bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP;
- Dưới 35 kg [3].

 Chỉ định và chống chỉ định với PrEP tình huống
 Chỉ định với PrEP tình huống: Sử dụng cho người có giới tính
khi sinh là nam, bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới,
người chuyển giới nữ và khơng sử dụng hóc mơn khẳng định giới và:
- Tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần;
- Đảm bảo được việc dùng thuốc ARV trong vòng 2-24 giờ trước khi
quan hệ tình dục;
- Đồng ý sử dụng PrEP theo tình huống.
 Chống chỉ định với PrEP tình huống: khơng sử dụng PrEP theo
tình huống cho:
- Phụ nữ;
- Người chuyển giới nữ đang sử dụng liệu pháp hóc mơn nữ;
- Người có viêm gan B mạn tính;
- Người tiêm chích ma túy [3].
1.1.3.3. Thời gian đạt hiệu quả bảo vệ tối đa khi dùng thuốc
 Thời gian đạt hiệu quả bảo vệ tối đa


- Đối với nam khơng sử dụng hóoc mơn khẳng định giới hiệu quả bảo
vệ tối đa sau 2-24 giờ nếu bắt đầu liều 2 viên hoặc 7 ngày nếu uống mỗi ngày
1 viên
- Đối với nữ có nguy cơ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV
qua đường máu: PrEP chỉ có tác dụng bảo vệ tối đa sau khi sử dụng thuốc đầy
đủ và liên tục trong 7 ngày [3]

 Thời gian bảo vệ sau lần phơi nhiễm cuối cùng
- Đối với người sử dụng PrEP tình huống tiếp tục sử dụng PrEP mỗi

ngày 1 viên trong 2 ngày liên tiếp sau lần phơi nhiễm cuối cùng.
- Đối với nữ có nguy cơ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV
qua đường máu: PrEP cần sử dụng liên tục 7 ngày liên tiếp kể từ lần phơi
nhiễm cuối cùng. [3]
1.1.3.4. Tái khám và theo dõi điều trị PrEP
Bảng 1. 1. Tổng hợp lịch tái khám và theo dõi điều trị PrEP
Dịch vụ và xét nghiệm

T0

T1

T3

T6

Sàng lọc hành vi nguy cơ

x

Xét nghiệm HIV

x

x

x

x


Đánh giá tình trạng nhiễm HIV cấp

x

x

x

x

Tư vấn trước PrEP

x

Khám lâm sàng

x

x

x

x

Xét nghiệm Creatinine

x

Xét nghiệm HbsAg


x

Xét nghiệm anti-HCV

x

Xét nghiệm STIs

x

Theo dõi tác dụng phụ

x

Tư vấn tuân thủ và giảm hại

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x


Kê đơn PrEP

x

x

x

x

Nguồn: Bộ Y tế (2019) [3]
1.1.3.5. Quy trình sàng lọc và cung cấp PrEP
Bước 1: Sàng lọc nguy cơ của khách hàng theo
Phiếu sàng lọc hành vi nguy cơ
Bước 2: Đánh giá tình trạng nhiễm HIV và xác định
khách hàng đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP

Có sẵn kết quả xét nghiệm
HIV

Xét nghiệm ≤ 7
ngày


Chưa xét nghiệm HIV

Xét nghiệm > 7
ngày

Tư vấn xét nghiệm HIV
Khơng phản ứng

Có phản ứng và khẳng
định nhiễm HIV

Có hành vi nguy cơ
cơcơ
>72 giờ
Có phơi nhiễm
HIV ≤ 72 giờ

PEP

Bước 3: Khám lâm sàng và xét nghiệm:
Khám lâm sàng phát hiện bệnh lý về thận,
bệnh lây truyền qua đường tình dục;
Xét nghiệm creatinine, HBsAg, anti-HCV và
XN sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục;
Thử thai (nếu cần)

Điều trị
ARV


Bước 4: Tư vấn tuân thủ điều trị và kê đơn:
Kê đơn PrEP đối với những khách hàng đủ tiêu chuẩn và đồng ý sử dụng;
Kê đơn PrEP cho 30 ngày (1 tháng) đầu;
Hướng dẫn sử dụng thuốc, tư vấn tuân thủ và những việc cần làm khi có tác
dụng phụ của thuốc.
(Tùy theo yêu cầu, khách hàng và thầy thuốc có thể ký phiếu đồng thuận)
Bước 5: Lên lịch tái khám và theo dõi khách
hàng

Nguồn: Bộ Y tế (2020) [7]


Sơ đồ 1. 1 Quy trình sàng lọc và điều trị PrEP

1.1.3.6. Nguyên tắc chính điều trị PrEP
- Xác định nhóm đích/khách hàng đích của chương trình PrEP: xác
định nhóm đích ưu tiên cần tiếp cận và truyền thơng, quảng bá về PrEP. Xác
định được đặc thù riêng của từng nhóm (nhu cầu cũng như khó khăn khi tiếp
cận), các kênh truyền thơng phù hợp, những loại hình hoạt động hiệu quả nhất
để tiếp cận được nhóm đích;
- Xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp và hấp dẫn: dựa trên đặc
thù của từng nhóm đích, xây dựng các thơng điệp truyền thông phù hợp và
hấp dẫn đối với từng nhóm. Những thơng điệp cần thể hiện được một số lợi
ích cơ bản của PrEP;
- Kênh truyền thơng: xác định được kênh truyền thông phù hợp và hiệu
quả đối với từng nhóm đích là rất quan trọng để đảm bảo rằng các hoạt động,
thông điệp truyền thông tiếp cận được hiệu quả nhóm đích. Lồng ghép hoạt
động truyền thơng về PrEP trong chương trình dự phịng tổng thể về HIV;
- Lồng ghép quảng bá, tư vấn về PrEP trong các chương trình xét
nghiệm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, an tồn tình dục và

sử dụng bao cao su, các hoạt động truyền thông, quảng bá của các nhóm cộng
đồng và phịng khám cộng đồng;
- Kết nối được khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV đến các cơ
sở cung cấp dịch vụ PrEP [4].
1.2. Tình hình tuân thủ điều trị PrEP
Theo định nghĩa của WHO, tuân thủ điều trị chỉ “hành vi của bệnh
nhân trong việc thực hiện hướng dẫn điều trị của thầy thuốc liên quan đến
việc sử dụng thuốc cũng như chế độ ăn uống hay lối sống” . Tháng 9/2016
lần đầu tiên WHO công bố những bằng chứng khuyến cáo sử dụng thuốc
PrEP (TDF) trên những đối tượng chịu ảnh hưởng bởi HIV. Đến năm 2017,
WHO đã đưa ra danh sách những thuốc được điều trị PrEP bao gồm: sử dụng
phối hợp 2 thuốc TDF/FTC hoặc TDF/3TC. Chính sách này nhanh chóng


được nhiều quốc gia đón nhận và triển khai. Đến tháng 6/2018, có khoảng 40
quốc gia sử dụng, trong đó chủ yếu là các quốc gia thuộc khu vực châu Âu
chiếm 42,9% và châu Phi (30%). Phác đồ 2 thuốc TDF/FTC là một trong
những phác đồ phổ biến được nhiều quốc gia lựa chọn. Tuy nhiên, WHO
khuyến nghị 7 nước tại khu vực cận Sahara nên sử dụng phác đồ phối hợp
TDF/3TC trong việc điều trị PrEP [23].
Theo Bộ Y tế, tuân thủ điều trị HIV/AIDS là uống thuốc đúng theo chỉ
định, tái khám và xét nghiệm đúng hẹn [6]. Mức độ tuân thủ điều trị PrEP còn
được đánh giá dựa vào nồng độ của Tenofovir, Emtricitabine trong tóc và
Tenofovir Disphosphate, Emtricitabine Triphosphate trong các đốm máu khô.
Tuân thủ điều trị thấp (0-2 lần uống/tuần): nồng độ TFV-DP huyết tương
≤ 5,9 ng/ml, nồng độ TFV-DP trong tóc ≤ 0,012 ng/mg. Tuân thủ điều trị vừa
phải (3-5 lần uống/tuần): nồng độ TFV-DP huyết tương > 5,9– < 52,2 ng/ml,
nồng độ TFV-DP trong tóc > 0,012– < 0,038 ng/mg. Tuân thủ điều trị tốt (6-7
lần uống/tuần): nồng độ TFV-DP huyết tương ≥ 52,2 ng/ml, nồng độ TFV-DP
trong tóc ≥ 0,038 ng/mg. Khái niệm về tuân thủ điều trị PrEP đang phát triển.

Mục tiêu không phải là tuân thủ 100% vô thời hạn như trong các thử nghiệm
lâm sàng. Việc tuân thủ PrEP cần được xác định đối với phơi nhiễm HIV,
điều này thay đổi theo thời gian, theo hành vi tình dục và việc sử dụng các
biện pháp dự phịng khác [22].
Tính đến cuối năm 2016 trên tồn thế giới có 14 nước có các chính
sách về PrEP. Trong năm 2017 có thêm 17 nước nữa thực hiện, trong đó có
Việt Nam [23]. Thống kê năm 2018, với mơ hình dịch dần thay đổi và tỷ lệ
hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM khác nhau ở các tỉnh và thành phố, phân
bố tập trung ở các khu vực đô thị, thành phố lớn hoặc các tỉnh, thành phố du
lịch như Cần Thơ (20,3%), Thành phố Hồ Chí Minh (13,8), Bà Rịa - Vũng
Tàu (16%), Khánh Hịa (14,6%), Hải Phịng (5,3%). Nếu tình hình tiếp tục
diễn biến theo chiều hướng như thế thì ước tính đến năm 2050 sẽ có 107.000
trường hợp nhiễm HIV mới trong quần thể có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Nếu độ phủ của PrEP đạt 60% thì sẽ giảm 48% tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm



×