MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 10
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 12
8. Bố cục luận văn......................................................................................................... 12
Chương 1 ....................................................................................................................... 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................................... 14
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 14
1.1.1 Khái niệm Múa và nghệ thuật Ballet (kịch múa) .................................................. 14
1.1.2. Khái niệm Nghệ thuật biểu diễn .......................................................................... 16
1.1.3. Khái niệm quản lý văn hóa................................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 21
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển múa Ballet tại thành phố Hồ Chí Minh ......... 21
1.2.2. Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) ................ 25
1.2.3. Đồn Vũ kịch của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM(HBSO) ............ 27
1.3. Những giá trị của múa Ballet ............................................................................... 29
1.3.1. Giá trị thẩm mỹ và giáo dục ................................................................................. 29
1.3.2. Giá trị khoa học .................................................................................................... 31
1.3.3. Giá trị văn hóa nghệ thuật .................................................................................... 33
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 36
Chương 2 ....................................................................................................................... 38
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN BALLET
TẠI NHÀ HÁT GIAO HƯỞNG NHẠC VŨ KỊCH TP.HCM ................................. 38
2.1. Chủ thể tổ chức biểu diễn Ballet tại HBSO ........................................................ 38
2.1.1 Chủ thể tổ chức ..................................................................................................... 38
2.1.2. Nhân lực ............................................................................................................... 41
2.1.3. Kế hoạch phát triển nhân sự - nâng cao trình độ diễn viên .................................. 46
2.2. Cơ sở vật chất và kinh phí .................................................................................... 48
2.2.1. Cơ sở vật chất của Đoàn vũ kịch Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch ................ 48
2.2.2.Kinh phí tổ chức hoạt động của đoàn Vũ kịch ...................................................... 50
2.3. Hoạt động biểu diễn .............................................................................................. 52
2.3.1. Tổ chức hoạt động biểu diễn ................................................................................ 52
2.3.2. Hoạt động biểu diễn Ballet ................................................................................... 55
2.3.3. Khán giả và công tác quảng bá, quảng cáo .......................................................... 60
2.4. Đánh giá thực trạng biểu diễn Múa Ballet chuyên nghiệp tại TP.HCM ......... 66
2.4.1. Kết quả và những thuận lợi .................................................................................. 66
2.4.2. Tồn tại và những bất cập ...................................................................................... 68
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 73
Chương 3 ....................................................................................................................... 75
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN BALLET
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 75
3.1. Tác động xã hội và định hướng phát triển hoạt động biểu diễn Ballet ở Thành
phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 75
3.1.1. Những xu hướng .................................................................................................. 75
3.1.2. Tác động ............................................................................................................... 77
3.1.3. Chủ trương, chính sách nâng cao năng lực quản lý văn hóa đối với hoạt động
biểu diễn tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 81
3.1.4. Định hướng của thành phố đối với nghệ thuật và nghệ thuật Ballet.................... 85
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển nghệ thuật Múa Ballet tại HBSO ................... 90
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực biểu diễn ................................................................ 90
3.2.2 Giải pháp thu hút khán giả thành phố đến với nghệ thuật Ballet .......................... 93
3.2.3. Giải pháp nguồn lực quản lý: ............................................................................... 98
3.3. Một số kiến nghị dành cho đoàn Vũ kịch của HBSO ........................................ 99
3.3.1. Kiến nghị có cơ sở tập dợt và biểu diễn cho Ballet - HBSO ............................... 99
3.3.2. Kiến nghị chế độ ưu đãi cho diễn viên Ballet .................................................... 101
3.3.3. Kiến nghị về đầu tư cho sáng tác Ballet ............................................................. 104
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 106
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 111
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 117
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến múa, mọi người đều biết đó là một bộ mơn nghệ thuật của hình
thể, động tác, đội hình… và trình diễn. Múa đã xuất hiện từ rất sớm, khi chưa
có tiếng nói, lồi người đã biết dùng ngơn ngữ hình thể để giao tiếp với nhau.
Bằng chứng là các bức họa được khắc trên đá do các nhà khảo cổ học tìm ra.
Múa xuất hiện trong nhiều hình thức trình diễn, từ dân gian đến cung đình, từ
phong trào đến chuyên nghiệp và nghệ thuật múa đã được đưa lên hàng
chuyên nghiệp đỉnh cao khi loài người sáng tạo ra Ballet. Ngày nay, mặc dù
Ballet xuất hiện ở Châu Âu nhưng các nước phát triển đều xây dựng cho mình
nền nghệ thuật kinh viện này. Có thể, đối với nhiều người, đặc biệt là ở Việt
Nam, Ballet là một môn nghệ thuật cịn xa lạ, khó hiểu nhưng ở châu Âu thì
nghệ thuật này có sức hút rất lớn đối với cơng chúng. Chẳng hạn, ở Nga có
thời gian khán giả muốn xem một vở Ballet thì phải đặt vé trước hai tháng, ở
Pháp, người ta phải chờ đợi hàng nửa năm mới có thể có vé xem một vở
Ballet. Ở Liên Xơ trước đây, một trong những tiêu chí để thành phố nào đó
được cơng nhận là thành phố văn hóa buộc phải có nhà hát Opera và Ballet.
Hơn nữa, những tác động giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ, làm cho con người
được phát triển về tư duy cũng như trình độ nhận thức, thị hiếu… Ballet có vai
trị quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội.
Ở Việt Nam, múa Ballet đã từng phát triển mạnh mẽ và có một chỡ đứng
quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam nói chung và người
dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng. Khi miền Nam hồn tồn
giải phóng năm 1975, sau những ngày đầu đón chào đồn qn giải phóng,
người dân TP.HCM thích thú tiếp đón chương trình biểu diễn của Nhà hát
2
Giao hưởng Hợp xướng và Vũ kịch Việt Nam, xem các vũ cơng Ballet của các
đồn nghệ thuật phía Bắc vào biểu diễn, được đánh giá là “đội quân văn hóa”,
và hồn tồn bị chinh phục. Năm 1976, phân Hiệu Múa thuộc Nhạc viện
TP.HCM (tiền thân của trường Múa TP. HCM) ra đời. Tiếp đó là đồn Ballet
tháng Mười và nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh
(HBSO) được thành lập. Người dân thành phố có cơ hội được tiếp xúc và
thưởng thức nghệ thuật Ballet nhiều hơn. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, với
một thành phố hơn 10 triệu dân như TP. HCM, chúng ta chỉ có duy nhất Nhà
hát HBSO là đơn vị chính biểu diễn loại hình nghệ thuật múa Ballet chuyên
nghiệp thì thật sự là quá ít. Số người dân được thưởng thức loại hình này chưa
đạt đến số một phần ngàn trên tổng dân số… đối với việc hưởng thụ văn hóa
nghệ thuật, quả là một thiệt thịi đối với người dân thành phố.
Hiện nay, Ballet ở TP.HCM cũng đã đạt được những bước phát triển nhất
định, nhất là khoảng 3 năm (từ 2017 – 2019), Nhà hát HBSO đã liên tiếp giới
thiệu nhiều chương trình biểu diễn trọn vẹn vở Ballet kinh điển trên thế giới
với hình thức và nội dung đúng quy chuẩn… Tuy nhiên, với sự phát triển của
kinh tế thị trường, trước sức ép của những loại hình văn hóa, văn nghệ thị
trường (đầu tư ít nhưng được số đơng ưa chuộng…), cũng như các loại hình
nghệ thuật kinh viện tại TP.HCM hiện nay, liệu Ballet có thể tồn tại, phát huy
và đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả TP.HCM? Hơn nữa, là một loại
hình nghệ thuật được cho là “kén khán giả” với điều kiện thị trường giải trí sơi
nổi với rất nhiều loại hình giải trí khác lạ ra đời, thì Ballet có thể thu hút khán
giả Thành phố không và bằng cách nào? Đó chính là lý do để người viết chọn
“Tổ chức hoạt động biểu diễn Ballet tại nhà hát Giao hưởng, nhạc vũ kịch
Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
3
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động biểu
diễn Ballet của Nhà hát HBSO trong 3 năm 2017- 2019, từ đó phát hiện những
bất cập, những vấn đề tồn tại về mặt quản lý văn hố; tìm ra ngun nhân và đưa
ra một số những đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc
tổ chức hoạt động này trong những năm tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận về Múa và múa Ballet, văn hóa,
quản lý văn hố (QLVH), về nghệ thuật biểu diễn mà chủ yếu là mặt chức
năng, tác động, giá trị của nghệ thuật múa Ballet.
- Đánh giá thực trạng hoạt động, hoạt động quản lý và biểu diễn Ballet tại
HBSO
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra
những đề xuất, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
3. Tởng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về múa, về tổ chức, quản lý, hoạt động
và biểu diễn nghệ thuật múa, để có cái nhìn tổng quan về hướng nghiên cứu
của đề tài, có thể tạm chia ra các nhóm sau:
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về múa
Về nghệ thuật múa ở Việt Nam, đã có nhiều học giả nghiên cứu với nhiều
góc độ khác nhau. Nhiều cơng trình đã được cơng bố, tiêu biểu như: 100 điệu
múa truyền thống Việt Nam (NXB thông tin Hà Nội, 2001) của Lê Ngọc
Canh. Sách giới thiệu các điệu múa của các dân tộc trải dài từ Bắc vào Nam.
Những động tác được hệ thống, ghi chép rõ ràng mang tính đặc trưng riêng
4
biệt của mỡi dân tộc, vùng miền cụ thể. Ngồi ra tác giả cịn có các cơng trình
nghiên cứu khác như Đại cương nghệ tḥt múa (NXB Văn hóa thơng tin Hà
Nội, 2002) giới thiệu khái quát về nghệ thuật múa, các định nghĩa và các
thành tố tạo nên nghệ thuật múa; tổng quát, các vấn đề về chuyên môn chuyên
ngành múa, kể cả những khảo sát, giới thiệu múa một số dân tộc ít người Việt
Nam.
Sách Phương pháp kết cấu kịch bản múa (NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội,
2004) giới thiệu và hướng dẫn cách viết và trình bày một kịch bản dàn dựng,
biên đạo một tác phẩm múa theo một cách hệ thống và trình tự được sắp xếp
khoa học; Nghệ thuật múa thế giới (NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội, 2006)
nghiên cứu về q trình hình thành và phát triển của nghệ thuật múa trên thế
giới thơng qua việc phân tích các tác phẩm múa tiêu biểu của các quốc gia
vùng lãnh thổ; Phương pháp đạo diễn chương trình nghệ tḥt tởng hợp
(NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2009) đưa ra phương pháp khoa học trong
việc đạo diễn tổng thể các chương trình nghệ thuật tổng hợp, đây cũng được
xem là giáo trình cần thiết trong các trường nghệ thuật và các lớp chuyên
nghành về đạo diễn v.v…
Về phương pháp dàn dựng múa thì ngồi tác giả Lê Ngọc Canh ra cịn
có một số cơng trình nghiên cứu khác như: Phương Pháp sáng tác múa (NXB
Văn nghệ TPHCM, 2001) của tác giả Đặng Hùng và Nghệ thuật biên đạo múa
(NXB Văn học, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, 2008) của tác
giả Nguyễn Thị Hiển. Các cơng trình nghiên cứu này cũng giới thiệu cho độc
giả những định nghĩa, phương pháp phổ biến cũng như những kinh nghiệm
trong việc dàn dựng một tác phẩm múa.
5
Tác giả Ứng Duy Thịnh với bài viết Múa dân gian trong tác phẩm múa
chuyên nghiệp Việt Nam (Tạp chí Nhịp điệu, hội nghệ sĩ múa Việt Nam, 2006)
và tác giả Ngân Quý với vấn đề kế thừa và phát triển múa dân gian Việt Nam
(Hội nghệ sĩ múa Việt Nam xuất bản, 2007) nhằm giới thiệu rõ nét hơn về thể
loại và cách sử dụng múa dân gian trong các tác phẩm múa Việt Nam. Đặc
điểm của bài viết này là việc rút kinh nghiệm thực tiễn qua các kỳ hội diễn
chuyên nghiệp toàn quốc cùng với những giải pháp đưa ra cho múa dân gian
Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
Trong cuốn sách “Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt
Nam” (Hội nghệ sĩ múa Việt Nam, 2012) của nhiều tác giả cũng có nhiều bài
viết lý luận và phê bình về múa dân gian Việt Nam, có bài viết chỉ rõ Múa dân
gian chính là cội nguồn của nghệ thuật múa chuyên nghiệp, có bài lại nhấn
mạnh với độc giả rằng di sản múa dân gian dân tộc là mạch nguồn nuôi dưỡng
chất lượng bản sắc dân tộc. Trong quá trình hội nhập của đất nước ta ngày
nay, có tác giả cho rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nghệ thuật
múa Việt Nam vẫn cịn mang nặng tính giáo điều, chủ quan, tuyệt đối hóa về
những chuẩn mực giá trị thẩm mĩ trong cơng thức sáng tạo nghệ thuật. Có tác
giả lại cho rằng muốn xây dựng một nền nghệ thuật múa đương đại đậm đà
bản sắc dân tộc, không thể khơng gìn giữ, nghiên cứu, phát huy nền nghệ
thuật múa dân gian, việc xem nhẹ, lãng quên nghệ thuật múa dân gian thì
khơng thể có nền nghệ thuật múa dân tộc. Có tác giả lại thấy việc phát triển
múa dân gian dân tộc có sự tiếp thu tinh hoa nghệ thuật múa của nước khác,
dân tộc khác và điều này thường diễn ra trong những môi trường các dân tộc
có điều kiện tương tự như giữa các nước cùng khu vực với nhau, nhất là giữa
các tộc người có cùng nói một thứ ngơn ngữ, có cùng ngữ hệ, có văn tự mơi
6
giới, hoặc có giao lưu trực tiếp. Nhưng điều quan trọng là sự tiếp thu các tinh
hoa độc đáo của các dân tộc khác, nghĩa là không tiếp thu những cái tương
đồng, cái gần gũi, mà tiếp thu cái khác lạ, nhờ nó mà làm cho nghệ thuật múa
dân tộc Việt Nam có sự phát triển phong phú… Ngồi ra cịn có những bài
viết về việc sáng tác, dàn dựng những tác phẩm múa của Việt Nam, việc trao
đổi về phương pháp sáng tác tác phẩm múa dòng dân gian dân tộc, việc xây
dựng những hình tượng nghệ thuật trong kịch múa hay hình tượng người phụ
nữ Việt Nam trong nghệ thuật múa…
Bên cạnh những bài viết lý luận, phê bình về nghệ thuật múa dân gian dân
tộc và các sáng tác, cốn sách cịn có những bài viết về công tác đào tạo múa
dân tộc tại các trường như: “Đổi mới công tác sưu tầm múa một nhu cầu bức
thiết của sự phát triển công tác đào tạo múa dân tộc”, “Nâng cao chất lượng
đào tạo nghệ thuật múa”, “Suy ngẫm về công tác huấn luyện múa dân gian
Việt Nam”… Tóm lại những bài viết này tập trung vấn đề lý luận và phê bình
về nghệ thuật múa dân gian dân tộc của Việt Nam, các sáng tác và tác phẩm
múa và công tác đào tạo múa ở Việt Nam.
Cũng như vậy, cốn sách “ Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa
Việt Nam”(Hội nghệ sĩ múa Việt Nam, 2013) là những bài viết bàn về việc
sáng tác những tác phẩm múa mang đề tài lịch sử như: Đề tài lịch sử chủ thể
và hướng tiếp cận, những vấn đề cần quan tâm trong sáng tạo tác phẩm về đề
tài lịch sử, những cảm nhận về nhân vật lịch sử được tái tạo trên sân khấu
múa, những điều kiện lịch sử của dân tộc qua các thời đại luôn là nguồn cảm
hứng cho sự sáng tạo nghệ thuật múa Việt Nam hiện nay… Những bài viết về
múa Hiện đại đối với nghệ thuật múa Việt Nam cũng là mối quan tâm của các
nhà lý luận phê bình, nhà nghiên cứu, một số ý kiến đều tập trung vào các nội
7
dung như: “Hiện đại không xa rời dân tộc”; “Luận bàn về thuật múa hiện đại
và đương đại”; “ Vài suy nghĩ về hiện đại trong sáng tác múa”, “Sáng tác múa
hiện đại có cần bản sắc dân tộc”… Và trong tập sách này cũng có những bài
viết đề cập đến vấn đề đào tạo múa trong các trường chuyên nghiệp.
Trong cuốn sách “Lịch sử kịch múa Nga” của tác giả Trương Lê Giáp (dịch
2002), cho chúng ta hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển loại hình
nghệ thuật kịch múa của đất nước Nga ( Liên Xô cũ), mà nghệ thuật múa
Ballet là điển hình cho kịch múa của nhân loại.
Trong cuốn “Múa cổ điển châu Âu” cũng do tác giả Trương Lê Giáp (dịch
1995), thì hồn tồn nói về nghệ thuật múa Ballet và ở đây chủ yếu là diễn
giải về các động tác múa Ballet cơ bản dành cho việc huấn luyện bộ môn múa
Ballet trong các trường đào tạo múa chuyên nghiệp.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn Hóa Học của tác giả Nguyễn
Khánh Ngọc nghiên cứu Nghệ thuật múa Chăm từ truyền thống đến hiện đại
(2007) và tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung với cơng trình Múa dân gian dân
tợc người Cao Lan (khảo sát tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, 2009)
đã nghiên cứu về nghệ thuật múa dân gian dân tộc theo vùng miền. Đây là
những nghiên cứu các thể loại múa của người dân tộc, không pha trộn với các
thể loại múa khác.
Nhìn chung, những tài liệu nêu trên đi sâu vào nghệ thuật múa, về kỹ thuật
biểu diễn, dàn dựng; những đặc trưng của các nghệ thuật múa dân gian, dân
tộc… Ngoài ra, những tài liệu trên cũng bàn đến những quan điểm, lý luận,
những phân tích, phê bình, định hướng về nghệ thuật múa. Tuy nhiên, các
cơng trình này không bàn đến vấn đề hoạt động biểu diễn, tổ chức, quản lý
hoạt động biểu diễn múa nói chung hay múa Ballet nói riêng.
8
- Nhóm các tài liệu khóa luận, luận văn, luận án… về quản lý văn hóa,
nghệ tḥt trình diễn và múa
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLVH của tác giả Huỳnh Hồng Diễm:
Quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa tại thành phố Hồ Chí
Minh (2016). Luận văn nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động tổ chức
biểu diễn nghệ thuật múa tại TP.HCM. Tác giả đã nêu các văn bản quản lý
nhà nước về tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa, cũng như hoạt động quản lý
các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa, hoạt động cấp phép, kiểm tra xử
lý vi phạm đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa. Hướng nghiên
cứu của luận văn này là nguồn tài liệu gần gũi đối với đề tài nghiên cứu của
luận văn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu và khảo sát
là quản lý hoạt động múa nói chung khơng đi sâu vào một loại hình múa nào.
Tác giả Phạm Ngọc Hiền với luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLVH:
Múa minh họa, phụ họa trong chương trình ca nhạc tại TP.HCM (năm 2014).
Trong luận văn, tác giả nghiên cứu chi tiết về thực trạng của múa minh họa,
phụ họa thơng qua 3 vũ đồn ABC, Hồng Thơng và Mai Trắng. Luận văn
nghiên cứu múa minh họa chung cho tất cả các chương trình ca nhạc, khơng đi
sâu nghiên cứu vào một loại chương trình ca nhạc nào và cũng không phải là
nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Hơn nữa, thị trường biểu diễn ca nhạc hiện
nay vô cùng phong phú và đa dạng, mỡi chương trình mang một ý nghĩa và
màu sắc riêng biệt, do đó, những vấn đề được nêu trong luận văn cũng chưa
cụ thể hoặc bàn về biểu diễn nghệ thuật kinh viện, chuyên nghiệp như Ballet.
Tác giả Phạm Hồng Hải với luận văn thạc sĩ “ Sự tiếp biến múa Cổ điển
châu Âu trong sáng tác múa ở Việt Nam” và tác giả Lê Hải Minh với luận văn
“Khảo cứu tiếp nhận múa Cổ điển châu Âu trong tác phẩm múa Hiện đại Việt
9
Nam”, cùng nghiên cứu về múa Ballet nhưng cả hai đều nghiên cứu sự tiếp
biến, tiếp nhận của múa Cổ điển châu Âu (Ballet) của Việt Nam trong những
sáng tác tác phẩm múa thuộc các thể loại múa khác, đi sâu vào nghệ thuật
múa, không nghiên cứu về hoạt động quản lý và biểu diễn Ballet ở Việt Nam
hay ở một khu vực, vùng cụ thể.
Vừa mới đây, luận văn tốt nghiệp bậc cao học của Phạm Thị Vân “Tổ chức
hoạt động múa dân gian tại nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen” bảo vệ
thành công tại trường Đại học Văn hóa cũng là một nghiên cứu gần gũi với đề
tài luận văn này. Tuy nhiên luận văn của tác giả Phạm Thị Vân có đối tượng
nghiên cứu khảo sát là múa dân gian, không bàn về múa Ballet. Trong phạm
vi của một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, về mặt hoạt động, phạm vi quản lý
và biểu diễn, luận văn của Phạm Thị Vân tập trung vào vấn đề chun mơn,
sự biến đổi bản sắc, tính chất, đặc trưng của múa dân gian và những dấu hiệu
bị lai tạp những yếu tố ngoại lai… cho đó là tồn tại lớn nhất và là nguyên
nhân của các tồn tại khác làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, biểu diễn của
múa dân gian.
Sau khi tham khảo và nghiên cứu những tài liệu trên, người viết luận
văn đã tìm được những luận điểm hết sức quý báu của các tác giả về những
phương pháp dàn dựng, sáng tác, một số định nghĩa và cách dàn dựng, đạo
diễn các chương trình nghệ thuật múa. Tuy nhiên những nghiên cứu này thì
hầu hết lại nghiên cứu về góc độ nghệ thuật, chuyên mơn, hầu như chưa bàn
về mặt quản lý văn hóa. Những luận văn nghiên cứu về múa cũng chưa bàn
đến đối tượng nghiên cứu, khảo sát của đề tài luận văn. Có thể nói, đề tài “Tổ
chức hoạt động biểu diễn Ballet tại nhà hát Giao hưởng, nhạc vũ kịch
Thành phố Hồ Chí Minh” chưa được quan tâm, nghiên cứu.
10
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý và biểu diễn múa
Ballet của HBSO mà cụ thể là của Đoàn Vũ kịch thuộc HBSO, các cơ quan
quản lý như cấp sở, thành phố.
- Thời gian nghiên cứu: tập trung giai đoạn từ 2017- 2019, đây là giai
đoạn có những nét phát triển nổi bật của đồn múa thuộc HBSO – nơi quản lý
trực tiếp nghệ thuật biểu diễn múa Ballet chuyên nghiệp của TP.HCM
- Chủ thể nghiên cứu: Đoàn Vũ kịch của HBSO.
4.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề QLVH đối với hoạt động
biểu diễn Ballet, cụ thể là của Đoàn vũ kịch thuộc HBSO
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tổ chức, cơ cấu, hoạt động của Đoàn Vũ kịch thuộc HBSO hiện nay
như thế nào?
- Chất lượng nghệ thuật, những khó khăn, tồn tại của hoạt động quản lý,
biểu diễn Ballet của Đoàn Vũ kịch thuộc HBSO như thế nào và nguyên nhân
của nó?
- Những giải pháp gì để góp phần giải quyết những khó khăn, và các
vấn đề tồn tại trong việc tổ chức hoạt động này?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Tổ chức, cơ cấu, hoạt động của HBSO nói chung và Đồn Vũ kịch nói
riêng tương đối quy củ tuy nhiên vẫn còn những vấn đề tồn tại như: cơ sở vật
chất, kinh phí tổ chức các chương trình, sự chưa nhạy bén đối với kinh tế thị
11
trường đối với hoạt động biểu diễn Ballet… là những khó khăn, rào cản đối
với sự phát triển Ballet.
- Chất lượng nghệ thuật đã có nhiều tiến bộ nhưng thiếu những ý tưởng
đột phá; thiếu những chủ động của chủ thể sáng tạo, tổ chức, quản lý, hoạt
động.
- Những giải pháp, kiến nghị, những ý kiến sẽ đóng góp cho quản lý nhà
nước về tổ chức hoạt động Ballet cũng như góp phần cho sự phát triển của
HBSO
6. Phương pháp nghiên cứu: Đối với luận văn này chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính với các hoạt động chủ yếu:
- Thu thập thông tin thứ cấp, nghiên cứu tổng quan, phân tích, phân loại
tài liệu, các văn bản về quản lý văn hố đối với loại hình nghệ thuật trình diễn.
- Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu các đối tượng như cán bộ
quản lý Nhà hát, những người trực tiếp tham gia đạo diễn, dàn dựng và biểu
diễn các chương trình.
- Trực tiếp tham dự và quan sát các chương trình biểu diễn.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành nghệ thuật học, âm nhạc học
- So sánh đối chiếu các chương trình, giữa các chương trình của các
đoàn trong nhà hát …
Và các kỹ thuật nghiên cứu của phương pháp định lượng như:
- Thu thập các số liệu về cơ cấu tổ chức, nhân sự, trình độ chun mơn,
kinh phí hoạt động…
- Thu thập các ý kiến của chủ thể nghiên cứu bằng phiếu khảo sát.
- Tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập.
12
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1 Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần làm rõ vai trị của Ballet tại Tp.HCM
- Đóng góp cho hoạt động quản lý, biểu diễn Ballet nhằm nâng cao đời
sống văn hóa tại TP.HCM hiện nay.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Là tài liệu tham khảo giúp cho những người trực tiếp tham gia tổ chức
hoạt động, dàn dựng và biểu diễn các chương trình tự điều chỉnh; tổng kết,
xem xét lại những hoạt động đã thực hiện, phát hiện được những tồn tại,
khiếm khuyết để hỗ thợ cho các cấp quản lý bổ khuyết, thay đổi, phát triển.
- Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn nguồn tài
liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm
đến vấn đề này.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Trình bày những khái niệm,
định nghĩa về múa và QLVH đối với nghệ thuật biểu diễn nói chung và múa
nói riêng, trong đó có Ballet; giới thiệu thực tiễn về múa ballet tại TP.HCM và
xác định vị trí vai trị của Ballet đối với đời sống tinh thần của người dân
thành phố.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động biểu diễn Ballet tại
HBSO: nghiên cứu, khảo sát về thực tế hoạt động quản lý và biểu diễn Ballet
của HBSO với những thành tựu và tồn tại, bất cập; tổng hợp những thuận lợi,
13
ưu điểm cũng như khó khăn, nhược điểm trong việc tổ chức hoạt động múa
Ballet của TP.HCM và nguyên nhân của nó.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị về hoạt động biểu diễn Ballet thành
phớ Hồ Chí Minh: nghiên cứu những định hướng, những chính sách nhà
nước chỉ đạo hoặc liên quan việc tổ chức, hoạt động, quản lý và biểu diễn múa
Ballet của TP.HCM, qua đó sẽ đưa ra những đề xuất nhằm góp phần khắc
phục nhược điểm tồn tại, góp phần cho sự phát triển nghệ thuật biểu diễn
Ballet tại TP.HCM.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm Múa và nghệ thuật Ballet (kịch múa)
Nghệ thuật múa bao gồm nhiều thể loại khác nhau như múa Ballet, múa
dân gian, múa truyền thống, múa tính cách, múa đương đại…. Vì vậy cho đến
nay vẫn chưa có một khái niệm thật đầy đủ, chính xác về nghệ thuật múa. Mỗi
khái niệm đưa ra chỉ bao hàm được một khía cạnh nào đó, chính vì thế luận văn
xin được trình bày một số những khái niệm về nghệ thuật múa như sau:
Bách khoa tồn thư Liên Xơ (cũ) đưa ra định nghĩa khái niệm về nghệ
thuật múa như sau:
Múa là loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình thức đặc biệt
của nó. Cơ sở phản ánh của múa là những điệu bợ, đợng tác có liên hệ đến quá
trình lao động, sự quan sát thiên nhiên và những ấn tượng có được từ thế giới
xung quanh, những đợng tác đó được cách điệu hóa nghệ tḥt [15,( tr 10)]
Trong bách khoa toàn thư Mỹ đầu thế kỷ XX có nêu:
Múa – đó là những đợng tác có tiết tấu của cơ thể hoặc mợt phần cơ thể
được thực hiện với mục đích để phản ánh những cảm xúc hoặc phục vụ như là
phương tiện biểu hiện những cảm xúc tôn giáo, như một phương tiện truyền đạt
những tư tưởng của xã hội này hoặc xã hội khác”[38, tr.28]
Tác giả Lê Ngọc Canh cũng đưa ra nhận định:
Múa là một bộ môn nghệ thuật, phản ánh các hiện tượng của cuộc sống
con người, qua hình thức đặc biệt của nó là những đợng tác, hình dáng điệu bộ
các kiểu, luôn chuyển động trên các tuyến, đội hình và tiết tấu, giai điệu của âm
nhạc, chuyển động trong không gian, thời gian.[ 02 (tr 16)]
15
Ngồi các khái niệm trên thì cịn khơng ít những khái niệm khác nhau về
múa, nhưng nhìn chung thì có thể tóm tắt như sau: Múa là một loại hình nghệ
thuật, phản ánh các hiện tượng trong cuộc sống, phản ánh những xúc cảm, tư
tưởng tôn giáo, xã hội bằng hình thức đặc biệt, thơng qua những động tác, hình
dáng điệu bộ, chuyển động trên các tuyến đội hình cùng tiết tấu và âm nhạc,
chuyển động trong không gian và thời gian. Khái niệm này giới thiệu nghệ thuật
múa nói chung, mà trong đó, Ballet (múa Ba lê) được coi là một trong những thể
loại nghệ thuật đỉnh cao trong nghệ thuật múa.
Ở Việt Nam, Ballet được đọc là múa “ba lê”. Từ “Ballet” có nguồn gốc từ
tiếng Pháp: “Ballette”. Từ tiếng Pháp này lại có nguồn gốc từ tiếng Ý “Balletto”,
một dạng nói giảm nhẹ của từ “Ballo”, nghĩa là một điệu nhảy.[62]
Kể từ khi múa Ballet xuất hiện ở châu Âu cách đây hàng trăm năm, hình
thức nghệ thuật này đã dần trở nên phổ biến và được giảng dạy tại các trường
múa trên khắp thế giới. Tiền thân của múa Ballet là trị giải trí, tiêu khiển tại các
buổi tiệc hoàng gia lớn của Ý thời kỳ Phục Hưng.
Như vậy có thể hiểu múa Ballet là loại hình nghệ thuật được tạo ra bởi sự
chuyển động của cơ thể người. Nó là một hình thức nhảy múa, biểu diễn trên sân
khấu trước mặt khán giả. Ngày nay, khi nhắc đến Ballet, hình ảnh gợi lên trong
tâm trí của hầu hết mọi người là các nữ vũ công duyên dáng nhún nhảy theo điệu
nhạc với một chiếc váy xòe. Tuy nhiên, lịch sử kéo dài qua nhiều thế kỷ của múa
Ballet đã khiến hình thức nghệ thuật này thay đổi rất nhiều. Trên thực tế, múa
Ballet trong quá khứ – đặc biệt trong giai đoạn mới hình thành – trơng khác xa
so với màn trình diễn hiện đại ngày nay. Ballet ngày nay mang tính kịch và một
vở Ballet chính là một vở kịch được thể hiện bằng ngôn ngữ múa. Và kịch múa
một thể loại tiêu biểu và lớn nhất của nghệ thuật múa. Còn trong các trường đào
16
tạo chuyên nghiệp căn bản thì múa Ballet được gọi là bộ môn múa “Cổ điển
Châu Âu”
1.1.2. Khái niệm Nghệ thuật biểu diễn
Thuật ngữ: Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) được hiểu là loại hình nghệ
thuật được nghệ sĩ (chuyên nghiệp hoặc không chuyên) sáng tạo nhằm thể hiện
cuộc sống bằng hình thức trình diễn trên sân khấu trước khán giả xem trực tiếp.
NTBD là loại hình nghệ thuật sử dụng không gian của sân khấu để thể hiện,
truyền tải nội dung của các tác phẩm đến với công chúng. Đây là lĩnh vực mang
tính tổng hợp, đa ngành nghề, liên quan đến nhiều cá nhân, tập thể. Nghệ thuật
biểu diễn từ xưa đến nay đã bao hàm nhiều chức năng, các chức năng này gắn bó
hữu cơ, khơng tách rời, chúng được thể hiện qua các tác phẩm sân khấu, ca, múa,
nhạc… Ở đó, nó vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, vừa
góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống của đại bộ phận công chúng; vừa
khơi dậy những suy tư của người nghệ sỹ ở người xem, vừa đem lại cho họ niềm
vui trong cuộc sống…
Theo PGS.TS. Trần Trí Trắc: “Nghệ thuật biểu diễn là một trong những
hình thái cao nhất biểu hiện mối quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực,
mối quan hệ này bao giờ cũng thống nhất biện chứng giữa nghệ sĩ và khán giả.
Nghệ sĩ đi vào cuộc sống để nhận thức, khám phá thẩm mĩ của hiện thực, còn
khán giả đến với nghệ thuật biểu diễn để nhận thức, khám phá thẩm mĩ trong tác
phẩm” [48,tr.274]
Theo GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh: “Nghệ thuật biểu diễn bao hàm những
loại hình nghệ thuật có chung tính chất, đặc điểm, môi trường, không gian, thời
gian trình diễn với sự sáng tạo của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình
thành, phát triển văn hoá của các tộc người, của xã hội trong mọi thời đại, thông
17
qua các loại hình nghệ thuật biểu diễn như ca, múa, nhạc, tuồng, chèo, diễn
xướng… chúng chuyển động trong mọi không gian, thời gian trình diễn khác
nhau. Sự chuyển động trình diễn ấy do các nghệ nhân, các nghệ sĩ thực hiện
thông qua âm thanh, hình thể, điệu bộ, hình dáng của con người và cảm xúc, tâm
hồn. Những nghệ nhân, nghệ sĩ ấy lại tái tạo, bổ sung và hoàn thiện những bài
bản đã có, đã tờn tại trong đời sớng văn hóa cợng đờng.[5,tr.193-194]
Như vậy, nghệ thuật biểu diễn là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở
diễn đến với cơng chúng qua sự trình diễn của diễn viên (chuyên nghiệp, bán
chuyên hoặc không chuyên nghiệp), thể hiện hình tượng nghệ thuật, phản ánh
cuộc sống. Nghệ thuật biểu diễn được thể hiện dưới các tác phẩm sân khấu, điện
ảnh, ca, múa, nhạc… nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, lối sống, nâng
cao dân trí, thẩm mĩ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của mọi
người.
Nghệ thuật biểu diễn ngoài chức năng phục vụ giải trí, cịn nhằm nâng cao
năng lực cảm thụ nghệ thuật, làm phong phú cuộc sống của con người và chuyển
tải những thông điệp về giáo dục đạo đức, lối sống con người, sự cố kết cộng
đồng… Nghệ thuật biểu diễn hướng con người đến một xã hội tốt đẹp, tăng
cường năng lực cảm thụ và thưởng thức nghệ thuật của người dân; qua đó, nâng
cao đời sống tinh thần cho người dân. Nghệ thuật biểu diễn còn là thước đo,
đánh giá sự phát triển của một xã hội, nói lên được trình độ văn hóa của một xã
hội đó.
1.1.3. Khái niệm quản lý văn hóa
Khái niệm “Quản lý văn hóa” (QLVH) , là cách gọi tắt của cụm từ “quản
lý nhà nước về văn hố”, có thể được hiểu như sau:
18
QLVH là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban
hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh
tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Ngồi ra, QLVH
cịn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của
chủ thể quản lý (ở nước ta là các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể; các cơ cấu
dân sự; các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể
(là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu
mong muốn (bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế
quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người dân…).
QLVH ở nước ta là việc thực thi công tác quản lý từ Trung ương đến địa
phương đối với các hoạt động văn hoá nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. QLVH ở nước ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng, bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội,
đạo đức…), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa –
là cơ sở của việc xác lập nội dung và phương thức quản lý văn hóa…
(trong các văn kiện chính thức của Đảng, Hiến pháp, trong Chiến lược
phát triển văn hóa của Chính phủ).
- QLVH bao gồm việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xây dựng hành
lang pháp lý (bao gồm luật, các cơ chế); xây dựng chính sách (nhằm
khuyến khích sáng tạo, bảo đảm sự phát triển nền văn hoá của đất
nước): chính sách kinh tế trong văn hố – văn hố trong kinh tế, chính
sách xã hội hố hoạt động văn hố, chính sách thành lập các quỹ hỡ trợ
phát triển văn hoá và tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho văn
19
hoá; đào tạo cán bộ quản lý và thanh tra xử lý vi phạm trên lĩnh vực
văn hoá v.v... [8, tr
50]
Nói cách khác, QLVH bắt đầu bằng việc xây dựng bộ máy tổ chức, tập
hợp đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng QLVH từ trung ương đến địa phương
theo các lĩnh vực; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành (bộ, ban, ngành, đoàn
thể, cơ cấu dân sự…); xây dựng hệ thống pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định,
thông tư, chỉ thị, văn bản hướng dẫn, quy chế, quy tắc, quy định,…); xây dựng
hệ thống chính sách trên từng lĩnh vực (lối sống, nếp sống, văn học – nghệ thuật,
di sản văn hóa, văn hóa dân tộc…) và theo địa bàn lãnh thổ (trung ương – địa
phương, đô thị - nông thôn, đồng bằng – miền núi, trong nước – ngồi nước…).
Trong hoạch định chính sách, cần lưu ý đến tầm quan trọng của các chính sách
đầu tư phát triển các nguồn lực (đặt biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực)
và phương tiện cho văn hóa. Tiếp theo là việc tổ chức, thực thi chính sách. Ngồi
ra, QLVH cịn có cơng tác giám sát, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.[ 8,
tr 63].
Hoạt động văn hóa thực chất là những hoạt động sáng tạo, bảo quản, phân
phối và sử dụng các giá trị văn hóa nhằm mục đích đưa văn hóa con người làm
nền tảng tinh thần cho sự phát triển xã hội. Đại hội Đảng IX cũng đã khẳng định:
“Mọi hoạt đợng văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển về chính
trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cợng đờng,
lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lới sớng văn hóa, quan hệ hài
lòng trong gia đình, cộng đồng và xã hợi” [8, tr92].
Trong cuốn “Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội
nhập quốc tế” của tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên)
đưa ra khái niệm QLVH : “Quản lý văn hóa là cơng việc của Nhà nước được
20
thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc
thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đờng thời góp
phần phát triển kinh tế, xã hợi của từng địa phương nói riêng và cả nước nói
chung”[12, tr 20].
Trong cuốn Chính sách văn hoá của Lương Hồng Quang đưa ra khái
niệm QLVH như sau: “Quản lý văn hóa là sự định hướng, tạo điều kiện, tổ chức
điều hành cho văn hóa phát triển khơng ngừng theo hướng có ích cho con người,
giúp cho xã hội loài người không ngừng đi lên” [32, tr.28]. Trong định hướng
chung của Nhà nước, các thành phần tư nhân, tập thể, đoàn thể, xã hội hay quốc
gia đều phải hoạt động theo một chuẩn mực thống nhất trên cơ sở pháp luật
chung, thông qua các chính sách văn hóa xã hội; giá trị các hoạt động văn hóa
căn cứ chủ yếu vào tính sáng tạo, giúp con người vươn lên trước những đòi hỏi
của xã hội; QLVH không được dựa trên lối tư duy cứng nhắc, rập khn mà phải
dựa trên hồn cảnh cụ thể. Nghị định 103/2009/NĐ-CP đã quy định: người đứng
đầu các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt
động văn hóa, dịch vụ văn hóa thuộc phạm vi quản lý của của mình.
Quản lý các hoạt động văn hóa là một q trình tổng hợp gồm nhiều hoạt
động khác nhau như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt
động văn hóa ở các đơn vị, cơ quan và các cấp hành chính khác nhau từ cơ sở
đến trung ương. Đồng thời, quản lý những quá trình thực hành của cá nhân và
các thiết chế xã hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối, giao lưu và tiêu
dùng những sản phẩm văn hóa tinh thần, nhằm đưa những tư tưởng, ý nghĩa và
giá trị văn hóa vào đời sống để hồn thiện chất lượng cuộc sống của con người
trong xã hội. Khái niệm này là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn vận dụng
21
trong nghiên cứu hoạt động múa Ballet tại TP.HCM, trong đó, tập trung nghiên
cứu cơng tác tổ chức, xây dựng những chương trình, hoạt động có nội dung bổ
ích theo đúng chủ trương, hướng dẫn của cơ quan cấp trên, đồng thời góp phần
xây dựng hoạt động biểu diễn Ballet của TP.HCM phát triển xứng tầm đơ thị có
hơn mười triệu dân.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển múa Ballet tại thành phố Hồ
Chí Minh
Sự xuất hiện múa Ballet ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX chủ yếu dành cho
người Pháp (binh lính, thương gia…) và công chức ngoại quốc làm việc ở Bắc,
Trung và Nam kỳ. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, Ballet chỉ tồn tại
trong khối cộng đồng người nước ngoài (Pháp là chủ yếu) ở các đơ thị lớn, vì
người Việt có mơi trường nghệ thuật dân gian bản địa vô cùng đặc sắc, phù hợp
với truyền thống giá trị văn hóa tinh thần, do đó múa Ballet khơng mở rộng ra
được, điều này là sự hạn chế nhất định trong thưởng thức ngôn ngữ múa kinh
điển châu Âu lúc bấy giờ.
Sau khi hịa bình lập lại, từ năm 1954, Đảng và nhà nước ta đã cử những
nghệ sỹ đầu tiên học chính quy chuyên ngành múa Ballet, múa cổ điển tại Bắc
Kinh - Trung Quốc. Đây là thế hệ đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật múa
châu Âu ở Việt Nam như: NSND Đoàn Long, NSND Thái Ly, NSƯT Hoàng
Châu, NGƯT Hoàng Điệp, NSƯT Hồng Linh, Sa Kim Đố, Đinh Thị Yến, Bùi
Đức Trực, Nghiêm Chí.
Trước năm 1959, các chuyên gia Triều Tiên sang Việt Nam giảng dạy một
số khóa học ngắn hạn về múa Ballet cho diễn viên các đoàn nghệ thuật như: Chu
Huệ Đức, Kim Tế Hoàng, Hoàng Châu… Họ chủ yếu giới thiệu để giới nghệ
22
thuật Việt Nam làm quen múa Ballet. Sau khi trường Múa Việt Nam được thành
lập năm 1959, múa Ballet trở thành mơn học chính quy, có hệ thống, bài bản.
Tồn bộ chương trình, giáo trình, trực tiếp giảng dạy, phụ trách ơn luyện… do
chính thế hệ giảng viên đầu tiên học ở Trung Quốc phụ trách. Đây chính là
những viên gạch nền tảng, cơ sở vững chắc cho nghệ thuật múa Ballet ở Việt
Nam hình thành và phát triển. Trong giai đoạn này, nhiều nghệ sĩ múa Việt Nam
tiếp tục được cử đi học ở Liên Xô như: Xuân Định, Minh Tiến, Trần Đình Quỳ,
Cơng Nhạc, Kim Quy, Kim Dung, Thu Nguyệt, Quốc Cường, Thanh Thuỷ, Văn
Hoè, tiếp theo là Trịnh quốc Minh, Vũ Dương Dũng, Vương Linh, Đặng Hùng,
Đặng Sơn… Ngồi ra cịn có đội ngũ các chun gia Liên Xô như G.Brunăk,
Mustaiép, IBrahim, Kulbubu thường xuyên tham gia đào tạo ở Việt Nam. Sau
1975, nhiều thế hệ học sinh được cử đi học nước ngồi, trong đó chủ yếu là ở
Nga (Liên Xô cũ). Liên Xô không chỉ đào tạo cho Việt Nam về huấn luyện, biên
đạo múa mà cịn đào tạo liền mấy khố diễn viên. Sau khi về nước, một số diễn
viên trở thành múa chính tại các nhà hát vũ kịch trong nước như Trúc Quỳnh,
Quỳnh Như, Đặng Hùng, Vương Linh…
Tại TP.HCM, trước năm 1975, múa Ballet chỉ dành cho một số ít người
tầng lớp thượng lưu, trí thức, họ thưởng thức những đồn múa từ Pháp, Ý sang
Sài gòn biểu diễn. Hầu như ở Sài gịn trước năm 1975 khơng có nơi nào đào tạo
diễn viên múa Ballet hoặc tổ chức, trình diễn Ballet.
Từ những năm 1965 - 1966, cố NSND.Thái Ly, NSND.Vũ Việt Cường,
NSUT Vũ Thị Minh Nguyệt… những người vượt Trường Sơn vào vùng giải
phóng miền Nam, huấn luyện, đào tạo, cung cấp diễn viên múa chun nghiệp
cho các đồn văn cơng, các đồn văn nghệ vùng giải phóng. Nhưng đây chỉ là