BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ HỮU DUN
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TRONG
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở AN GIANG
(Nghiên cứu trường hợp ở huyện An Phú, tỉnh An Giang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HĨA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ HỮU DUN
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TRONG
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở AN GIANG
(Nghiên cứu trường hợp ở huyện An Phú, tỉnh An Giang)
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 60310642
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HĨA
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN VĂN DỐP
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết
ơn đối Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh và quý Thầy Cô giảng dạy lớp
cao học Quản lý văn hóa khóa 4 (2014-2016); đặc biệt xin chân thành cảm ơn
TS. Phan Văn Dốp – Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, người Thầy đã giúp đỡ
tơi từ hình thành ý tưởng ban đầu đến những hướng dẫn góp ý cụ thể để hoàn
thành đề tài luận văn này; xin chân thành cảm ơn TS. Võ Công Nguyện, chủ
nhiệm đề tài “Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc đối với việc phát triển bền vững
vùng Tây Nam Bộ”, đã cho phép tác giả sử dụng số liệu điều tra bằng bản hỏi 190
hộ người Chăm ở tỉnh An Giang.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin tri ân đến anh Trần Thanh Việt và các
anh/chị trong Ban Dân tộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, các vị chức sắc trong
các Ban giáo cả cộng đồng Hồi giáo (Islam), nhiều hộ gia đình người Chăm ở xã
Đa Phước, Nhơn Hội, Châu Phong,… đã cung cấp thơng tin, hình ảnh, tài liệu, số
liệu thực tế cho tác giả và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả đi thực tế nghiên
cứu đề tài..
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong luận văn, các số
liệu, kết quả và các dẫn chứng là do tơi tự tìm hiểu, có sự tham khảo, sưu tầm
và kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nghiên cứu, số liệu và
nội dung đã được trình bày trong bản luận văn của mình.
TP.HCM, ngày 26 tháng 09 năm 2018
Tác Giả
Lê Hữu Duyên
iv
Danh mục các từ viết tắt
- Ban đại diện CĐHG tỉnh AG: Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang
- BQNK: Bình quân nhân khẩu.
- BQTN: Bình quân thu nhập đầu người trên 1 tháng
- DTTS: dân tộc thiểu số
- HĐND: Hội đồng Nhân dân
- PCGDMN: Phổ cập giáo dục mần non đối với các cháu 5 tuổi
- TCVH: Thiết chế văn hóa
- TĐTNN-NT-TS-2016: Tổng điều tra nơng thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung
ương năm 2016
- THCS: trung học cơ sở
- THPT: trung học phổ thông
- TTVĐDT trong PTBV vùng TNB: đề tài “Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc đối
với việc phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” (2018), do TS. Võ Công
Nguyện làm chủ nhiệm đề tài.
- TTVH: Trung tâm văn hóa
- UBND: Ủy ban Nhân dân
- Nxb.: nhà xuất bản
- xb.: xuất bản
v
Mục lục
MỤC LỤC ......................................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ...................................................................... VIII
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 14
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................. 15
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................... 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG CHĂM
Ở AN GIANG ......................................................................................................... 17
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 17
1.1.1. Về tên gọi của “Hồi giáo” hay “Islam” .............................................................. 17
1.1.2. Văn hóa ................................................................................................................ 18
1.1.3. Khái niệm “đời sống văn hóa” ............................................................................ 22
1.1.4. Quan niệm về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và văn hóa cộng đồng ............. 23
1.1.5. Khái niệm “thiết chế văn hóa” ............................................................................ 25
1.2. Tổng quan về cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang. ........................................... 27
1.2.1. Lược sử hình thành, dân số, sự phân bố cư trú ................................................... 27
1.2.2. Đời sống kinh tế ................................................................................................... 28
1.2.3. Cộng đồng cư trú (palei) và tổ chức xã hội truyền thống của người Chăm
ở An Giang ..................................................................................................................... 34
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA VÀ CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA
CỦA NGƢỜI CHĂM Ở HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG ........................ 42
2.1. Những đặc trưng văn hóa của người Chăm ở An Phú................................................ 42
2.2. Vai trị của văn hóa truyền thống trong đời sống của người Chăm huyện An Phú
tỉnh An Giang. .................................................................................................................. 51
vi
2.2.1. Các thiết chế văn hóa truyền thống trong phạm vi gia đình ............................... 53
2.2.2. Các thiết chế văn hóa truyền thống trong phạm vi cộng đồng cư trú ................. 58
2.3. Những biến đổi trong đời sống văn hóa của người Chăm tại huyện An Phú
tỉnh An Giang .................................................................................................................... 60
2.4. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng người Chăm ở huyện An Phú
tỉnh An Giang. .................................................................................................................. 65
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở HUYỆN AN PHÚ
TỈNH AN GIANG ................................................................................................... 68
3.1. Định hướng, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống
văn hóa ............................................................................................................................... 68
3.1.1. Định hướng xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ........................................ 68
3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước...................................................................... 69
3.1.3. Chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ....................................................... 71
3.2. Mục tiêu trong việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng người Chăm
ở huyện An Phú tỉnh An Giang. ........................................................................................ 73
3.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 73
3.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 74
3.3. Cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng người Chăm ở huyện An Phú
tỉnh An Giang ................................................................................................................... 75
3.3.1. Nâng cao cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xố đói giảm
nghèo .............................................................................................................................. 76
3.3.2. Xây dựng nếp sống văn minh, sống và làm việc theo pháp luật .......................... 77
3.3.3. Công tác giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ........................................... 78
3.3.4. Xây dựng các thiết chế văn hóa đương đại.......................................................... 80
3.3.5. Cơng tác xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa ............................................... 82
3.4. Kết quả công tác xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng người Chăm
ở huyện An Phú tỉnh An Giang. ....................................................................................... 84
3.4.1. Tổng quát về các thiết chế văn hóa đương đại tại huyện An Phú trong bối cảnh
mạng lưới thiết chế đương đại tỉnh An Giang ............................................................... 84
3.4.2. Những thành tựu .................................................................................................. 87
3.4.3. Những hạn chế ..................................................................................................... 88
3.4.4. Thuận lợi .............................................................................................................. 89
3.4.5. Khó khăn .............................................................................................................. 90
3.4.6. Những bài học kinh nghiệm ................................................................................. 91
vii
3.5. Những tác động đến đời sống văn hóa trong cộng đồng người Chăm
ở huyện An Phú tỉnh An Giang. ....................................................................................... 92
3.5.1. Tác động từ chính sách ........................................................................................ 92
3.5.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội – khoa học cơng nghệ trong bối cảnh tồn
cầu hóa ........................................................................................................................... 93
3.5.3. Vai trị của Ban giáo cả, người có uy tín trong cộng đồng ................................. 96
3.6. Một số giải pháp nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng người Chăm
ở huyện An Phú tỉnh An Giang ......................................................................................... 98
3.6.1. Nhóm giải pháp xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống ................. 98
3.6.2. Nhóm giải pháp nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực .......................... 100
3.6.3. Phát huy sức mạnh cộng đồng ........................................................................... 100
3.6.4. Công tác tuyên truyền ........................................................................................ 101
3.6.5. Nâng cao tính hiệu quả của các thiết chế văn hóa hiện đại thơng qua
các hoạt động thể thao – văn hóa – văn nghệ ............................................................. 102
3.6.6. Hồn thiện và đồng bộ hóa hệ thống chính sách đối với đồng bào Chăm
và chính sách tơn giáo (Hồi giáo) ............................................................................... 102
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................... 103
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 108
viii
Danh mục các bảng và sơ đồ
Bảng 1. 1: Dân số người Chăm năm 1999 và 2009 ở huyện An Phú, An Giang .............. 28
Bảng 1. 2: Hoạt động kinh tế của 190 hộ người Chăm ở An Giang ................................. 30
Bảng 1. 3: Số người trong tuổi lao động Chăm làm việc và không làm việc chia
theo địa bàn khảo sát và giới tính ...................................................................................... 31
Bảng 1. 4: Bình qn thu nhập đầu người trong năm qua chia 5 nhóm thu nhập
và địa bàn khảo sát............................................................................................................. 33
Bảng 3. 1: Các phương tiện sinh hoạt trong gia đình người Chăm ở An Giang ............... 94
Bảng 3. 2: Số hộ có xem các chương trình truyền hình của nước Campuchia ................. 95
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Ban Hakêm ở một palei hay một đơn vị hành lễ ......................... 36
Sơ đồ 2: Mơ hình tổ chức BQTTĐ ở một palei với 10 thành viên ................................... 37
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An Giang là tỉnh biên giới với địa hình phần lớn là đồng bằng, lại có nhiều dãy
núi ở phía Tây, cũng là nơi chung sống của bốn dân tộc anh em ở miền Tây Nam
Bộ là Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, thể hiện
sự thích nghi với môi trường tự nhiên của vùng Tây Nam Bộ qua hoạt động kinh tế;
đồng thời phản ánh sự sáng tạo từ chính trong mỗi nền văn hóa của mỗi tộc người
từ cách thức tổ chức đời sống cộng đồng trong từng đơn vị cư trú (làng xã của
người Kinh, phum sóc của người Khmer, palei của người Chăm,…) đến đời sống
tinh thần của cả dân tộc. Trong đó, đặc biệt là sinh hoạt tôn giáo. Ở người Kinh, tơn
giáo phổ biến là Phật giáo Hịa Hảo, cịn ở người Khmer phổ biến là Phật giáo Nam
Tông (bao gồm nhánh Mahanikay và Thamayut), ở người Chăm là Hồi giáo và ở
người Hoa là tín ngưỡng dân tộc với việc thờ ông Bổn, bà Thiên Hậu... (xem Phụ
lục 1). An Giang cịn có tín ngưỡng thờ bà Chúa Xứ (núi Sam, Châu Đốc) rất độc
đáo không chỉ của tỉnh mà của cả khu vực Tây Nam Bộ. Sự tích hợp văn hóa của cả
bốn dân tộc làm cho An Giang có đời sống văn hóa cộng đồng vừa thể hiện tính
thống nhất trong văn hóa miền Tây Nam Bộ vừa thể hiện sự đa dạng trong văn hóa
của tỉnh An Giang. Ở góc độ khác, là tỉnh biên giới, có chung đường biên giới với
nước bạn Campuchia, cư dân hai bên biên giới vẫn qua lại tham dự những ngày lễ
của nhau, chọn những kênh truyền hình hay đài phát thanh của Việt Nam hoặc của
Campuchia để thưởng thức các chương trình văn nghệ của nhau. Trong bối cảnh đó,
việc quản lý văn hóa vùng Tây Nam Bộ nói chung và trên địa bàn tỉnh An Giang
nói riêng địi hỏi phải từng bước đạt đến mức chuyên nghiệp để xây dựng đời sống
văn hóa cộng đồng tiếp cận từ văn hóa từng dân tộc nhằm phát triển sự đa dạng của
văn hóa, phát huy được vốn văn hóa từng dân tộc.
Đối với người Chăm ở Tây Nam Bộ, đại bộ phận tập trung tại tỉnh An Giang
(đông nhất ở huyện An Phú, kế đến là thị xã Tân Châu, các huyện Châu Phú và
Châu Thành). Các điểm cư trú của người Chăm ở An Giang – cũng gọi là palei
2
(làng), nói chung là gần gũi, tiếp xúc với làng xóm của người Kinh. Tuy nhiên, các
palei của họ vẫn giữ một sự độc lập nhất định, tạo nên nét riêng trong kiểu tụ cư,
cách thức tổ chức xã hội truyền thống và thực hiện sinh hoạt tinh thần trên nền tảng
cộng đồng palei. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hồi giáo (Islam) nên mỗi palei của
người Chăm ở Nam Bộ nói chung và ở An Giang nói riêng cũng đồng thời là một
đơn vị hành lễ gọi “yama ah” [25, tr. 20]. Các lễ hội của Hồi giáo giữ vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống cộng đồng của các làng Chăm ở An Giang. Trong đó,
mỗi làng đều có một hoặc hai ngơi thánh đường tạo thành trung tâm sinh hoạt cộng
đồng, trung tâm giáo dục cho trẻ em… Thánh đường Hồi giáo Chăm với kiến trúc
độc đáo trở thành biểu tượng của “yama ah” hay palei và tên thánh đường gắn với
tên của “yama ah”. Để có thể xây dựng và phát huy đời sống văn hóa cộng đồng của
người Chăm ở An Giang, góp phần làm phong phú nét văn hóa cộng đồng của cư
dân tỉnh An Giang, không thể không quan tâm đến đời sống cộng đồng “palei –
yama ah” với ảnh hưởng của Hồi giáo của người Chăm.
Tỉnh An Giang cịn có những lợi thế trong việc tổ chức các loại hình du lịch,
đặc biệt là du lịch tâm linh với tín ngưỡng thờ bà Chúa Xứ, nhiều cơ sở tôn giáo
khác nhau được cơng nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia... Tiêu biểu như
miếu bà Chúa Xứ, Tây An cổ tự (phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc - di tích lịch sử
- văn hóa cấp quốc gia),… của người Kinh; hệ thống các chùa Khmer, trong đó có
chùa Svay Ton, ấp 3, thị trấn Tri Tơn, huyện Tri Tơn là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia); hệ thống các thánh đường Hồi giáo của người Chăm, trong đó có thánh
đường Mubarak – xã Châu Phong, thị xã Tân Châu là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia,… Bên cạnh đó là các lễ hội tôn giáo của người Khmer với lễ hội đua bị ở
vùng Bảy Núi (huyện Tri Tơn và Tịnh Biên), việc tổ chức ngày hội văn hóa Khmer
và ngày hội văn hóa Chăm (hai năm một lần),… thu hút cư dân trong và ngoài tỉnh
và cả du khách trong và ngoài nước đến tham dự. Đây là một lợi thế cần được phát
huy và trước nhất đang đặt ra vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, đặc biệt
là xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer và người Chăm để từ đó
3
quảng bá các sản phẩm văn hóa cho hoạt động du lịch của tỉnh An Giang và khu
vực Tây Nam Bộ nói chung.
Mặt khác, trong bối cảnh Đổi mới, Nhà nước ta chủ trương mở cửa và chủ
động hội nhập với thế giới và khu vực, thúc đẩy hơn nữa sự giao lưu văn hóa, làm
cho q trình tồn cầu hóa trong văn hóa diễn ra một cách mạnh mẽ và sâu sắc.
Trong quá trình này đồng thời diễn ra xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo ra
một môi trường thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức cho phát triển. Một
đặc điểm đáng chú ý của khu vực Đơng Nam Á là có đơng cư dân là tín đồ Hồi
giáo, nhất là tại một số quốc gia như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan…
đều là những đối tác quan trọng của nước ta trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế, gìn
giữ hịa bình độc lập và phát triển văn hóa. Trong tình hình đó, người Chăm Hồi
giáo ở Nam Bộ nói chung và ở An Giang nói riêng là lợi thế của nước ta đóng vai
trị cầu nối quan trọng với khối dân cư Hồi giáo to lớn kể trên. Người Chăm ở An
Giang đã từng có những quan hệ khá thường xuyên với cư dân Malaysia và
Indonesia [26], nhiều người nói được tiếng Mã Lai, có tài liệu cho biết người Chăm
ở Tây Nam Bộ chịu ảnh hưởng của người Mã Lai [45, tr. 57]. Điều này thể hiện một
q trình giao lưu văn hóa của người Chăm với cộng đồng Hồi giáo ở Đông Nam Á.
Từ thực tế này cho thấy, việc tìm hiểu cặn kẽ đời sống văn hóa của người Chăm Hồi
giáo nói chung và người Chăm Hồi giáo ở An Giang nói riêng, là rất cần thiết để từ
đó xây dựng đời sống văn hóa một cách phù hợp với văn hóa Chăm Hồi giáo. Đó
cũng là bước chuẩn bị cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trong khi vẫn bảo
đảm giữ gìn bản sắc văn hóa Chăm cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng
đồng dân tộc Việt Nam.
Việc tìm hiểu văn hóa Chăm Hồi giáo tỉnh An Giang, mặt khác cũng góp
phần làm sáng tỏ thêm về tính đa dạng và phong phú của văn hóa Chăm ở nước ta.
Bởi vì, văn hóa Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ và ở An Giang có những khác biệt nhất
định với văn hóa của người Chăm ở Trung Bộ. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ q
trình thích nghi của người Chăm với điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội vùng đất
Nam Bộ, đặc biệt là họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo lý Hồi giáo. Không thể phủ
4
nhận vai trị quan trọng của tơn giáo – Hồi giáo - trong quá trình hình thành nên lối
sống của người Chăm An Giang. Chỉ trên cơ sở hiểu biết thấu đáo văn hóa Chăm
Hồi giáo ở Nam Bộ nói chung và ở An Giang nói riêng mới có thể thực hiện một
cách tốt nhất chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta,
mới có thể xây dựng thành cơng đời sống văn hóa trong cộng đồng người Chăm Hồi
giáo. Việc xây dựng đời sống văn hóa Chăm Hồi giáo trên tinh thần vừa duy trì vừa
phát huy vốn thiết chế văn hóa truyền thống, kết hợp hài hịa với các thiết chế văn
hóa hiện đại trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở An Giang nói chung và các
địa phương có đơng đồng bào Chăm trong tỉnh nói riêng. Điều này sẽ tạo động lực
phát triển xã hội một cách bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn
xã hội nói chung và của người Chăm theo Hồi giáo ở An Giang nói riêng. Có thể
nói, từ xưa đến nay vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã quan trọng thì nay xây
dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc ít người là một khía cạnh trong xây dựng nơng
thơn mới càng quan trọng hơn. Bởi vì, bên cạnh mục tiêu xóa bỏ sự chênh lệch về
trình độ phát triển, mức sống, chất lượng cuộc sống giữa các tộc người, giữa người
Khmer người Chăm với người Kinh, người Hoa là khắc phục tình trạng bất cập
trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các
địa phương vùng người Chăm và người Khmer, chưa phát huy hết tiềm năng, thế
mạnh của từng địa phương. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa nhất là trong lĩnh
vực văn hóa thì cũng cần nhìn nhận những vấn đề khơng cịn phù hợp trong xã hội
hiện nay để xã hội có những bước tiến xa hơn, vững chắc hơn.
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất tỉnh An Giang, gần với các palei Chăm và vì
vậy văn hóa Chăm ở đây đã thu hút tơi có mong muốn nghiên cứu những nét độc
đáo của nó. Và, xuất phát từ những vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên
càng thôi thúc tơi muốn góp một phần cơng sức nhỏ nhoi của mình để tìm hiểu
nhằm xây dựng đời sống văn hóa đối với cộng đồng Chăm Hồi giáo, ở huyện An
Phú, huyện có đơng người Chăm nhất trong tỉnh An Giang. Trên tinh thần tìm hiểu
để học cách tơn trọng và từ đó góp phần xây dựng đời sống văn hóa Chăm Hồi giáo
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng ngƣời
5
Chăm ở An Giang – Nghiên cứu trƣờng hợp ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”
để làm luận văn tốt nghiệp chun ngành Quản lý văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là làm rõ các đặc trưng văn hóa truyền thống của
người Chăm dưới ảnh hưởng của Hồi giáo trong bối cảnh của vùng đất Tây Nam
Bộ, cũng như các nhu cầu trong đời sống văn hóa với những thuận lợi và khó khăn
trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng người Chăm Hồi giáo tỉnh
An Giang. Từ đó đề ra giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao đời sống văn hóa
trong cộng đồng người Chăm Hồi giáo huyện An Phú tỉnh An Giang. Để đạt được
mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ tìm hiểu các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa cụ thể tại 5 làng Chăm trong huyện An
Phú: ấp Hà Bao 2 (xã Đa Phước), ấp La Ma (xã Vĩnh Trường), ấp Đồng Ki (xã
Quốc Thái), ấp Búng Lớn (xã Nhơn Hội) và ấp Sabâu (xã Khánh Bình).
- Đánh giá kết quả xây dựng đời sống văn hóa tại các làng Chăm huyện An
Phú, tỉnh An Giang phân tích từ ý kiến người trong cuộc về những thay đổi tích cực
và các bất cập trong q trình thực hiện chính sách dân tộc, việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở.
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng đời sống văn hóa nhằm nâng cao đời
sống văn hóa cho cho cộng đồng người Chăm ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, làm
tài liệu tham khảo cho việc xây dựng đời sống văn hóa người Chăm Hồi giáo tỉnh
An Giang nói chung.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có thể nói đã có một khối lượng lớn các cơng trình nghiên cứu
về người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam của các tác giả trong nước và ngồi
nước. Những cơng trình này gồm những ấn phẩm là sách, các bài tạp chí, kỷ yếu hội
thảo,… đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau (sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học,
văn học – nghệ thuật, tôn giáo,…). Lafont P.B. và Po Dharma đã biên soạn một thư
mục khá đầy đủ về vương quốc Champa và về người Chăm, cho tới 1989 [42].
6
Xét về mặt tộc người, tuy đều tự nhận là người Chăm nhưng do sinh sống ở
những vùng địa lý khác nhau, giao tiếp với các tộc người cư trú lân cận và nhất là
giữ những tín ngưỡng dân gian hoặc theo các tôn giáo khác nhau mà trong cộng
đồng người Chăm ở Việt Nam đã hình thành những nhóm địa phương như người
Chăm Hroi ở Phú Yên và Bình Định [43], hoặc hình thành những tiểu vùng văn hóa
mang đặc trưng tôn giáo như Chăm Ahier (người Chăm chịu ảnh hưởng của đạo
Hindu), Chăm Awar (người Chăm chịu ảnh hưởng của đạo Hồi), Chăm Islam ở
Nam Bộ (người Chăm thực hành đức tin Hồi giáo hay Islam một cách chính thống)
[16, tr. 7-12]. Riêng người Chăm ở Nam Bộ, do thích nghi với điều kiện sơng nước
và thực hành đức tin của Hồi giáo nên trong lối sống của họ có những nét riêng so
với người Chăm ở các nơi khác. Trong số những cơng trình và bài viết về người
Chăm và văn hóa Chăm nói chung, số lượng cơng trình và bài viết về người Chăm ở
Nam Bộ là không nhiều nhưng cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề.
Trước hết, là vấn đề thành phần cư dân, quá trình định cư và dân số của
người Chăm ở Nam Bộ. Báo cáo của Laboussière (1880) và bài viết đăng trên Tạp
chí dân tộc học của Mah Mod (1978) cho chúng ta biết rằng trong cộng đồng người
Chăm ở Nam Bộ khơng hồn tồn là người Chăm mà cịn có một bộ phận nhỏ cư
dân cùng theo Hồi giáo (Islam), sống cố kết với người Chăm do cùng tôn giáo.
Laboussière xem họ là người Mã Lai do ảnh hưởng của Hồi giáo từ Mã Lai và ngôn
ngữ Mã Lai (trong đó có chữ viết theo mẫu tự Ả Rập dùng để phiên âm tiếng Mã
Lai trước đây [41]. Ngày nay vương quốc Mã Lai đã dùng mẫu tự La tinh để phiên
âm tiếng Mã Lai). Mah Mod làm rõ hơn nguồn gốc của bộ phận cư dân này là con
cháu của những người nói tiếng Mã Lai Đa đảo theo Hồi giáo ở các đảo thuộc
Indonesia và Malaysia nhập cư vào Chân Lạp (Campuchia), kết hôn với phụ nữ
người Khmer sau đó nhập cư vào Nam Bộ và tự nhận là người Java-Kur [46]. Họ
sống tập trung chủ yếu trong ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh
An Giang. Tuy nhiên, vì nhiều lý do trong đó có thể nói là vì chiến tranh hay lũ lụt
hàng năm mà cuộc sống của họ chật vật nên từ giữa thế kỷ XX, cùng với một số
người Chăm, họ cũng nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh và cư trú chủ yếu ở
7
quận 8. Quá trình định cư của người Chăm ở Nam Bộ, trước nhất ở tỉnh An Giang
(vào giữa thế kỷ 19) được nhiều tác giả đề cập, trước nhất là trong một báo cáo của
Laboussière (1880) [41], trong các chuyên khảo của Nguyễn Văn Luận – 1974 [45,
tr. 33-37], Phan Văn Dốp và Nguyễn Thị Nhung – 2006 [25, tr. 13-15], trong Địa
chí tỉnh An Giang [75, tập 2, tr. 204-206]. Việc mở rộng địa bàn cư trú của người
Chăm đến Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đơng Nam Bộ như Bình Dương, Đồng
Nai trong những thập niên gần đây. Trong báo cáo của mình Laboussière (1880)
cho biết về các làng Chăm dọc theo hai bên bờ sông Hậu hay trên các cù lao (đoạn
từ Tân Châu ở biên giới Việt Nam – Campuchia đến Châu Đốc) và ước tính dân số
người Chăm ở An Giang (lúc bấy giờ là tỉnh Châu Đốc) vào cuối thế kỷ XIX
khoảng 13.200 người [41, tr. 378]. Sau đó, chúng ta có số liệu dân số của người
Chăm qua niên giám thống kê dưới thời Pháp thuộc, cũng như của chính quyền Sài
Gòn trước năm 1975 và số liệu điều tra dân số của Tổng cục thống kê các năm
1979, 1989, 1999 và 2009. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999 thì dân số
người Chăm ở nước ta là 132.873 người (nam: 65.941 người và nữ: 66.932 người),
trong đó, ở tỉnh An Giang là 12.435 người (nam: 6.008 người và nữ: 6.427 người).
Đến năm 2009, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số của người
Chăm là 161.729 người (nam: 80.406 người, nữ: 81.323 người), cư trú chủ yếu ở
nông thôn (137.528 người, chiếm 84,87% dân số), trong đó ở Nam Bộ là 32.383
người, chiếm 20,02% dân số người Chăm. Tại các tỉnh Tây Nam Bộ có 15.823
người (nam: 7.838 người, nữ: 7.985 người) và riêng tại tỉnh An Giang có 14.209
người, trong đó nam là 6.977 người, nữ là 7.232 người; trong đó huyện An Phú có
7.367 người, chiếm 51,85% dân số người Chăm tỉnh An Giang [69].
Chủ đề được nhiều cơng trình đề cập đến đối với người Chăm ở Nam Bộ là
đời sống tôn giáo hay việc thực hành đức tin Hồi giáo (Islam). Điều này cũng dễ
hiểu bởi tuyệt đại người Chăm ở Nam Bộ đều theo Hồi giáo (Islam) và họ sống
thành cộng đồng tạo thành những đơn vị hành lễ. Với tư cách là một bộ phận của
cộng đồng Hồi giáo (Islam) ở Đông Dương, người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ cũng
đã được tìm hiểu về mối quan hệ về tôn giáo và tộc người ở các nước Đông Dương,
8
trong đó đề cập đến dân số, một số nét sinh hoạt của một số làng Chăm ở Châu Đốc
(tỉnh An Giang ngày nay) như Châu Giang, Phum Soài,… [48, tr. 151-160]. Có
cơng trình trình bày khá chi tiết về lịch sử hình thành của Hồi giáo, về kinh sách
(kinh Koran, sách Hadith,…), giáo luật, các bổn phận căn bản của người tín đồ [45]
đồng thời trình bày việc thực hành đức tin của tín đồ Hồi giáo Chăm ở Nam Bộ, đặc
biệt là thực hiện 5 bổn phận được xem là “trụ cột” của người Hồi giáo (Islam),
những ngày lễ chính của Hồi giáo,…[45, tr. 210-243], [25, tr. 94-95]; các tác giả
Phan Văn Dốp – Nguyễn Thị Nhung (2006) cũng chú ý đến tổ chức bộ máy tự quản
tại mỗi đơn vị hành lễ [25, tr. 26-30], phong tục tập quán trong hôn nhân chịu ảnh
hưởng của Hồi giáo [25, tr. 32-33], biến đổi về vai trò của phụ nữ Chăm trong đời
sống gia đình và xã hội [25, tr. 98-102],… Những tác giả trên đã trình bày việc xác
tín của người tín đồ, việc làm lễ năm lần mỗi ngày và việc hành lễ vào trưa ngày
thánh lễ thứ Sáu hàng tuần, việc nhịn ăn vào ban ngày vào tháng Ramadan (tháng 9
Hồi lịch), việc hành hương thánh địa Mecca, việc thực hiện nghĩa vụ “bố thí”
(Zakat). Một điều đáng lưu ý là trong cơng trình của mình, Nguyễn Văn Luận đã
cho biết việc truyền đạo Islam ra người Chăm ở Ninh Thuận và những xung đột xảy
ra giữa cộng đồng người Chăm Islam và cộng đồng người Chăm Awar ở tỉnh Ninh
Thuận và giữa hai phái “Cũ” và “Mới” (mudơ) trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh
Châu Đốc trước 1975 [45, tr. 286-297]. Làng Chăm ở Nam Bộ được miêu tả là vẫn
trên căn bản của “palei” truyền thống nhưng được tổ chức thành các đơn vị hành lễ
[45, tr. 58-63] gọi là “yama ah” mà trong đó trung tâm sinh hoạt cộng đồng là ngơi
thánh đường [25 tr. 26-30], [27, tr. 77-81]. Tất cả các làng Chăm ở Nam Bộ đều có
một ngơi thánh đường và có nơi cịn có các ngơi tiểu thánh đường (surao) nữa.
Người đứng đầu jama ah là ông Hakêm (Giáo Cả) đồng thời là Trưởng ban của Ban
quản trị thánh đường (BQTTĐ), thường có từ 5 đến 10 thành viên. Những người
được xem là có vai trị quan trọng trong yama ah là các vị Imam (người hướng dẫn
tín đồ làm lễ ngày thánh lễ thứ Sáu hàng tuần tại thánh đường), Khotib (người giảng
kinh Koran trong thánh lễ thứ Sáu) [45, tr. 234-235], [25, tr. 37] [27, tr. 348-351),
và nhân vật kêu gọi tín đồ đến thánh đường làm lễ (Bilal hay Muezzin) [45, tr. 198,
9
235]. Gần đây, chúng ta thấy tại Thành Phố Hồ Chí Minh, tỉnh An Giang cũng hình
thành các Ban đại diện cộng đồng người Chăm Hồi giáo với 7 hoặc 9 thành viên.
Tác giả cũng cho biết về sự ra đời của Hiệp Hội Chàm Hồi giáo ở Việt Nam và
trung tâm đào tạo giáo lý Hồi giáo tại cù lao Kattambong (Châu Đốc) dưới thời
chính quyền Sài Gịn [45, tr. 271-298]. Loại hình gia đình của người Chăm mới
được chú ý gần đây và gia đình hạt nhân đã trở thành loại hình gia đình phổ biến
[25, tr. 44-45].
Nếu như đời sống tôn giáo của người Chăm Nam Bộ được chú ý của nhiều
nhà nghiên cứu thì hoạt động kinh tế hãy cịn tương đối ít. Các cơng trình nghiên
cứu liên quan đều cho thấy người Chăm ở Tây Nam Bộ ít làm nơng so với người
Chăm ở Đơng Nam Bộ (Tây Ninh) [47], [25]. Các làng Chăm ở Châu Đốc (thuộc
An Giang ngày nay) phân bố dọc hai bên bờ sơng Hậu và trên cù lao nên có lợi thế
để đánh bắt thủy sản nước ngọt trên sông và phương tiện đánh bắt hãy cịn thơ sơ
(chày, lưới, thậm chí cịn chưa được cơ giới hóa [47] và ngày càng giảm dần trong
khi nghề đi bán hàng dài ngày có khuynh hướng phát triển [25]. Việc bn bán của
người Chăm ở An Giang có đặc thù là đi dài ngày có khi đến vài ba tháng, đến các
vùng nơng thơn, hàng hóa có thể là vải, dép nhựa, bếp ga,… hết hàng nơi đâu thì lại
lấy hàng tiếp ở gần đó và tiếp tục việc bn bán [26, tr. 52-54]. Cũng có gia đình đi
bằng thuyền và chở hàng hóa như một tiệm tạp hóa nhỏ. Hàng năm họ có thể chỉ về
quê để thực hiện bổn phận nhịn ăn vào tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch) và sau đó
lại tiếp tục đi. Trước năm 1975, nam giới người Chăm ở Sài Gòn hay làm nghề “gác
dan” và tác giả cho rằng vì họ hay thức khuya nên trở thành một lợi thế trong công
việc này [45, tr. 70]. Trao đổi với các thơng tín viên người Chăm, chúng tơi có được
thơng tin rằng có một số người Chăm cịn đi bn bán rong ở Mã Lai thơng qua con
đường du lịch. Tác giả Võ Công Nguyện (1992) tập trung miêu tả và phân tích về
nghề thủ cơng truyền thống phổ biến trong nhiều làng Chăm ở An Giang là dệt với
vai trò khá quan trọng trong hoạt động kinh tế của người Chăm trước 1990 [50],
[51]. Trong luận án tiến sĩ của mình, Võ Cơng Nguyện (1996) cũng so sánh giữa kỹ
thuật dệt và nhuộm của người Chăm ở Ninh – Bình Thuận với kỹ thuật dệt và
10
nhuộm của người Chăm ở Nam Bộ. Theo đó thì khung dệt của người Chăm ở Nam
Bộ tạo ra tấm vải có độ rộng lớn và độ dài cao hơn, “con thoi giật” nên nhanh hơn
và hiệu quả hơn [51]. Nghề dệt thủ công của người Chăm ở Nam Bộ hiện nay chỉ
cịn một số gia đình ở làng Phum Soài (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An
Giang) làm chứ khơng cịn phổ biến như trước kia. Hai tác giả Phan Văn Dốp và
Nguyễn Thị Nhung (2006) cung cấp thông tin về các nguồn thu nhập của hộ gia
đình người Chăm ở An Giang, Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong đó, hai
tác giả này cũng cho biết về việc làm và so sánh sự đóng góp của giới nam và nữ
vào thu nhập chung của hộ qua một cuộc khảo sát bằng phiếu hỏi [25].
Công trình của Nguyễn Văn Luận (1974) có thể xem như một cơng trình
mang tính chất của một cuốn “dân tộc chí” về người Chăm ở Nam Bộ. Trong đó tác
giả đề cập đến các dạng thức khác nhau về văn hóa vật chất (nhà ở, trang phục, ẩm
thực,…) và văn hóa tinh thần (tín ngưỡng, tơn giáo) của người Chăm ở Nam Bộ.
Tác giả cũng có một một bài tạp chí đặc tả ngơi nhà (1973) của người Chăm ở Nam
Bộ [44]. Chúng ta cũng thấy một chuyên khảo về nhà ở, trang phục, ẩm thực của
các dân tộc Chăm, Khmer và Hoa ở Nam Bộ được trình bày trong mối tương quan
so sánh của Phan Thị Yến Tuyết [67], [68]. Những cơng trình này đều nhấn mạnh
đến nơi cư trú ven sông với đặc trưng của ngôi nhà sàn của người Chăm ở Nam Bộ
như sàn nhà cao, mở cửa ở đầu hồi,… Nét đặc trưng độc đáo của bộ trang phục
ngày lễ của phụ nữ Chăm với chiếc áo dài bít tà (tah), chiếc khăn “pum” đội đầu –
thường che kín cả hai má, và chiếc váy phủ đến quá mắc cá chân, còn trang phục
thường ngày là chiếc áo bà ba hoặc áo kiểu, chiếc khăn trùm đầu (nhỏ gọn hơn khăn
pum) và chiếc váy cũng phủ đến quá mắc cá chân cũng được các tác giả lưu ý. Khi
làm lễ, phụ nữ mặc chiếc áo chui đầu kiểu áo pôn-sô, rộng, màu trắng. Trang phục
truyền thống của nam thường mặc khi đi lễ tại thánh đường là chiếc xà rông
(thường dùng vải dệt thủ công của người Chăm), áo “chvea” du nhập từ Mã Lai và
chiếc mũ đội đầu không vành. Khi đi làm hay đi ra đường nam giới thường mặc âu
phục nhưng lúc nào cũng có chiếc mũ. Các cơng trình đề cập đến ẩm thực của
người Chăm ở Nam Bộ đều nhấn mạnh đến ảnh hưởng của ẩm thực của người Hồi
11
giáo – kiêng thịt heo và thức ăn phải thực hiện theo nghi thức Halal. Một số tác giả
có nhấn mạnh đến ảnh nhưởng của ẩm thực người Ấn Độ theo Hồi giáo với món cà
ri, như món ăn ln có trong các ngày lễ [45], [27].
Ngồi những vấn đề nêu trên thì việc phân tích đời sống của người Chăm ở
Nam Bộ nhìn từ góc độ giới cung cấp một cái nhìn mới [25]. Một trong những vấn
đề mới so với các cơng trình trước, các tác giả này chú ý đến vấn đề học vấn của
người Chăm và tình trạng học hành của trẻ em người Chăm ở Nam Bộ và được
phân tích trong mối tương quan giới, dựa trên dữ liệu định lượng qua khảo sát bằng
phiếu hỏi. Dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số (1999) và số liệu khảo sát 400 hộ
người Chăm, hai tác giả đã cung cấp một một cách khá toàn diện về mặt bằng học
vấn và tình trạng đi học của trẻ em trong độ tuổi đến trường. Nói chung, trong cư
dân Chăm nữ tính từ 5 tuổi trở lên thì tỷ lệ nữ chưa từng đến trường chiếm tỷ lệ cao
hơn nam giới nhưng trong độ tuổi đến trường (6-15 tuổi) thì vào thời điểm khảo sát
(2004) thì tỷ lệ nữ đến trường đã ngang với nam giới [25]. Kế đó là những phân tích
liên quan đến việc đóng góp của các thành viên vào thu nhập chung của hộ trong
tương quan so sánh giữa nam và nữ.
Nhìn chung, trong các cơng trình nghiên cứu về người Chăm ở Nam Bộ thì
đời sống tơn giáo (Hồi giáo hay Islam) được chú ý hơn cả bởi tuyệt đại người Chăm
ở Nam Bộ đều theo Hồi giáo và ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người
Chăm. Trong đó, hai cơng trình cung cấp một cách khá tồn diện về người Chăm ở
Nam Bộ là chuyên khảo của Nguyễn Văn Luận (Người Chàm Hồi giáo ở Nam phần
Việt Nam, 1974) [45] và của Phan Văn Dốp và Nguyễn Thị Nhung (Cộng đồng
người Chăm Hồi Giáo ở Nam Bộ trong quan hệ giới và phát triển, 2006) [25].
Trong hai cơng trình này, các tác giả đã cho biết về quá trình hình thành cộng đồng
người Chăm ở Nam Bộ, hoạt động kinh tế, đời sống tôn giáo, phong tục tập quán, tổ
chức xã hội, đặc điểm hộ gia đình, sự phân cơng lao động trong gia đình, nguồn
nhân lực (nhìn từ học vấn, tay nghề và sức khỏe)… Tuy nhiên, xã hội người Chăm
đến nay đã thay đổi một cách mạnh mẽ và, trong bối cảnh tồn cầu hóa về văn hóa,
12
trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa đất nước, vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo ở
người Chăm cũng đang đặt ra những vấn đề mới cần phải được nghiên cứu.
Có thể nói, các cơng trình, bài viết về người Chăm ở An Giang nói riêng ở
Nam Bộ nói chung là không nhiều nhưng cũng đủ để cho chúng ta thấy được những
đặc trưng riêng về đời sống tôn giáo, vật chất, tinh thần… của người Chăm Hồi giáo
(Islam). Hiện nay, trước xu thế hội nhập mạnh mẽ cùng với những chính sách đúng
đắn của Đảng và Nhà Nước thì phát triển văn hóa được đặt lên hàng đầu; trong đó,
vấn đề xây dựng đời sống văn hóa là một vấn đề hết sức quan trọng và then chốt, nó
cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nơng thôn mới hiện nay. Thật vậy, xây dựng đời sống văn hóa là
cụm từ được xuất hiện nhiều trong các bài viết, tiểu luận, luận văn và các cơng trình
nghiên cứu lớn nhỏ [1]. Có thể nói đây là những cơng trình nghiên cứu rất cần thiết
đối với các cán bộ ở cơ sở trong giai đoạn đầu những năm thực hiện cơng tác xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở và cả trong giai đoạn hiện nay. Bởi công trình này đã
hầu như thể hiện những nội dung về cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở
nước ta, trình bày những lý luận, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về xây
dựng và phát triển văn hóa. Tập thể các tác giả cũng nêu quan điểm về đời sống văn
hóa, đơn vị cơ sở, các nguyên lý trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, q
trình tiến hành cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta. Khơng những
thế các tác giả cịn trình bày cơng tác xây dựng nếp sống văn hóa, các khái niệm về
nếp sống, lối sống nội dung và những biện pháp chính trong cơng tác xây dựng nếp
sống văn hóa, đồng thời nêu ra những mơ hình, khn mẫu văn hóa mới, nhằm hình
thành lên những nếp sống văn hóa mới.
Đồng hành xuyên suốt từ lý luận đến thực tiễn công tác xây dựng đời sống
văn hóa là các cơng trình đi sâu từng mặt cơng tác văn hóa cơ sở do Bộ Văn Hóa
Thể Thao và Du Lịch ban hành như: Xây dựng gia đình văn hóa, Cơng tác văn nghệ
quần chúng, Nghiệp vụ thông tin cơ sở, Công tác Thư viện ở cơ sở, đặc biệt có cơng
trình “Tài liệu nghiệp vụ văn hóa cơ sở”... Những cơng trình này đã trực tiếp đặt
nền tảng cho việc triển khai các mặt công tác “Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”
13
trên quy mơ tồn quốc. Tuy nhiên, cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã
khó thì đối với đồng bào dân tộc ít người càng khó hơn bởi nhiều yếu tố trong đó có
yếu tố văn hóa truyền thống và những tập tục vẫn đang tồn tại.
Kế thừa những thành quả của các cơng trình nghiên cứu về người Chăm ở
An Giang cũng như các cơng trình nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
trước đây giúp cho tác giả nhiều cứ liệu để hoàn thành bản luận văn này.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng ngƣời Chăm ở An
Giang – Nghiên cứu trƣờng hợp ở huyện An Phú” là một nghiên cứu ứng dụng
và vì vậy đối tượng nghiên cứu là sự tương tác của chính sách nói chung (chính
sách dân tộc, tơn giáo, xây dựng đời sống văn hóa,…) của Đảng và Nhà nước đối
với người Chăm cụ thể ở huyên An Phú, tỉnh An Giang và thực tiễn đời sống văn
hóa của người Chăm trong huyện. Khách thể nghiên cứu là cộng đồng người Chăm
Hồi giáo tại huyện An Phú.
- Phạm vi nghiên cứu
Không gian: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cộng đồng người Chăm ở
huyện An Phú, tỉnh An Giang có so sánh trong một chừng mực nhất định đối với
các làng Chăm ở các huyện thị khác trong tỉnh An Giang.
Thời gian: từ năm 2000 đến năm nay, tức là sau khi quá trình Đổi mới được
thực hiện và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân
Chăm ở huyện An Phú tỉnh An Giang (tập trung hơn 50% dân số người Chăm ở Tây
Nam Bộ); nghiên cứu các chính sách liên quan đến việc xây dựng đời sống văn hóa
ở địa phương và tác động của những sách ấy cụ thể ở người Chăm; nghiên cứu các
tác động đến đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân Chăm; nghiên cứu các hoạt
động quản lý của chính quyền địa phương, nhà quản lý văn hóa trong cơng tác xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở, qua đó cũng đồng thời giới thiệu về các di sản văn
hóa (vật thể và phi vật thể) của người Chăm tại huyện An Phú.
14
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài được viết trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tiếp cận vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào Chăm
ở huyện An Phú, tỉnh An Giang từ chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước về văn hóa, được cụ thể hóa tại huyện An Phú, tỉnh An
Giang, trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
- Đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân Chăm ở huyện An Phú tỉnh An
Giang hiện nay như thế nào, trong đó có những biến đổi gì, các tác nhân tạo ra sự
những biến đổi đó?
- Cơng tác xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng người Chăm huyện An
Phú, tỉnh An Giang và những tác động (tích cực, tiêu cực) đến đời sống văn hóa của
họ hiện nay như thế nào ?
- Các nhà quản lý phải làm gì để nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng cư
dân Chăm ở huyện An Phú tỉnh An Giang ?
Giả thuyết nghiên cứu
Đời sống văn hóa ở cộng đồng người Chăm ở huyện An Phú, tỉnh An Giang
nói riêng và người Chăm ở An Giang nói chung đang thay đổi trong bối cảnh Đổi
mới, chủ động hội nhập dưới tác động của toàn cầu hóa đang địi hỏi việc cụ thể hóa
hơn nữa chính sách dân tộc cũng như chính sách về tơn giáo và chủ trương xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở ở vùng đồng bào Chăm.
Các phƣơng pháp cụ thể
Để đạt được những mục tiêu đề ra, trong luận văn này chúng tôi tiếp cận chủ
đề nghiên cứu chủ yếu bằng cách tiếp cận định tính, cụ thể là vận dụng các phương
pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu và quan sát, quan sát tham dự.
Ngồi việc tham khảo các cơng trình nghiên cứu trước đây, nguồn tài liệu thứ
cấp được chúng tôi thu thập chủ yếu là các báo cáo của UBND huyện An Phú, của
15
UBND các xã Đa Phước, Nhơn Hội,… cung cấp cái nhìn tổng qt về đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội của cư dân trong xã, trong đó có người Chăm.
Nguồn tài liệu chính để hồn thành luận văn này này là các thông tin thu thập
bằng phỏng vấn sâu và quan sát, quan sát tham dự. Về phỏng vấn sâu, chúng tôi đã
tiến hành phỏng vấn người am hiểu giáo lý, lãnh đạo tinh thần của một làng Chăm
(Giáo cả của thánh đường Hà Bao 2), cán bộ phòng văn hóa (1 cuộc), các cán bộ
văn hóa xã (3 cuộc tại ba xã Đa Phước, Vĩnh Trường và Khánh Bình), 10 thơng tín
viên người Chăm (5 nam và 5 nữ), dựa trên bản hỏi bán cấu trúc.
Nguồn thông tin thu thập từ các cuộc quan sát và quan sát tham dự được thực
hiện vào các dịp lễ tôn giáo và lễ cộng đồng (quan sát các buổi lễ vào ngày thánh lễ
thứ Sáu tại thánh đường Hà Bao 2, Châu Giang – thị xã Tân Châu), tham dự các lễ
cộng đồng trước và sau tháng nhịn ăn Ramadan, tham dự lễ khánh thành ngôi thánh
đường ở làng La Ma mới được trùng tu (tháng 2017).
Ngồi nguồn tài liệu chính nêu trên, chúng tôi cũng được tham khảo và sử
dụng nguồn tài liệu định lượng trong đề tài “Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc đối
với việc phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” (2018), do TS. Võ Công Nguyện
làm chủ nhiệm đề tài (viết tắt là “TTVĐDT trong PTBV vùng TNB”). Về người
Chăm, đề tài này đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 200 hộ người Chăm, trong đó
có 199 hộ người Chăm Hồi giáo ở tỉnh An Ging, tại các xã Đa Phước – 50 hộ, xã
Nhơn Hội – 49 hộ, huyện An Phú và xã Châu Phong, thị xã Tân Châu – 91 hộ).
Trong khi miêu tả các hiện tượng văn hóa chúng tơi cũng vận dụng phương
pháp so sánh, phân loại, thống kê, phân tích, tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đã thu
thập được.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về cơng tác Quản lý
văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở ở vùng đồng bào Chăm. Phân tích sự
tác động, những biến đổi trong đời sống văn hóa ở người Chăm tỉnh An Giang trong
quá trình vận động và phát triển trong bối cảnh Đổi mới và hội nhập.
16
Về mặt thực tiễn: Qua khảo sát nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ thực trạng đời sống
văn hóa dưới ảnh hưởng của Hồi giáo; công tác xây dựng đời sống văn hóa cộng
đồng người Chăm ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Từ đó, có những đề xuất những
giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa tại cộng
đồng người Chăm trong những năm tiếp theo.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn phân bố trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về cộng đồng Chăm ở An Giang, trình
bày các khái niệm liên quan và giới thiệu tổng quát về người Chăm và tổ chức xã
hội truyền thống của người Chăm huyện An Phú, tỉnh An Giang;
Chương 2: Đặc trưng văn hóa và các thiết chế văn hóa của người Chăm ở
huyện An phú, tỉnh An Giang, trình bày các đặc trưng văn hóa (trên cơ sở phân loại
văn hóa gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần) và văn hóa đời sống văn hóa của
người Chăm đang vận hành theo các thiết chế văn hóa truyền thống và các thiết chế
văn hóa đương đại xuất phát từ luật pháp, chủ trương chính sách nhà nước.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa trong cộng
đồng người Chăm ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, trình bày tổng quát hệ quan điểm
của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, được thực hiện cụ thể tại vùng đồng bào Chăm tỉnh An Giang, thực
trạng xây dựng đồi sống văn hóa cở sở vùng Chăm và những biến đổi trong đời
sống văn hóa của đồng bào Chăm trong mối tương quan chung của cả tỉnh; đề xuất
một số giải pháp nhằm xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào Chăm
phù hợp với văn hóa dân tộc và văn hóa của đồng bào Chăm.