Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.74 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Mơi trường có vai trị vơ cùng quan trọng, nó có tác động to lớn đến sức
khỏe, đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển của tồn nhân loại.
Những năm gần đây, mơi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm nặng nề gây ra
nhiều hiện tượng thiên nhiên thất thường, khắc nghiệt. Việt Nam đang trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã mang lại nhiều lợi ích cho chúng
ta, tuy nhiên việc các chất thải, khí thải, rác cơng nghiệp khơng được xử lí đã và
đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho sự phát triển bền vững của đất
nước. Do đó, bảo vệ mơi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi cá
nhân, tổ chức xã hội, cũng như quốc gia và tồn nhân loại.
Trong cơng cuộc bảo vệ mơi trường, khơng thể phủ nhận vai trị to lớn của
pháp luật trong việc quản lý và bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, em đã chọn đề
tài “Vai trị của pháp luật trong việc bảo vệ mơi trường ở Việt Nam hiện nay”
cho bài tập lớn học kỳ. Trong quá trình làm bài do kiến thức của em cịn hạn chế
nên khơng tránh khỏi sai xót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ. Em
xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
1.Khái niệm mơi trường
Mơi trường là một khái niệm đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu, có nội
hàm rất rộng, “Mơi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” (Theo
khoản 1- Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014). Như vậy, môi trường là tất
1


cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống , sản xuất của con
người.
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý được hiểu như là mối
liên hệ giữa con người với tự nhiên , trong đó mơi trường là những yếu tố, hoàn


cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người.
2.Khái niệm bảo vệ môi trường
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2014, “Hoạt
động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động
xấu đến môi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối,
cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.”
Bảo vệ mơi trường có thể hiểu là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường sống, ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do con người gây ra cho môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta phải khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các tài ngun thiên nhiên. Chính vì thế mà vấn
đề bảo vệ môi trường được chú trọng hơn bao giờ hết, nó được coi là một thách
thức lớn đối với toàn cầu.
3. Sự cần thiết của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường
Pháp luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ xã hội
liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ môi trường. Ở Việt
Nam, pháp luật bảo vệ mơi trường ra đời chậm, có thể nói trong hệ thống pháp
luật nước ta thì pháp luật bảo vệ môi trường là lĩnh vực mới nhất. Trong công
cuộc đổi mới, chúng ta phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên, sự mất cân bằng

2


sinh thái và thiên tai khốc liệt của thiên nhiên, vì vậy vấn đề bảo vệ mơi trường
đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về môi trường, thống nhất quản lý mơi
trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, có trách nhiệm tổ chức, giáo dục,
nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ dừng ở mỗi bộ luật quốc gia mà còn
chịu sự điều chỉnh của các công ước quốc tế về môi trường, tạo sự thống nhất về

vấn đề bảo vệ môi trường giữa các quốc gia với nhau.
II.VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật bảo vệ Việt Nam, pháp
luật bảo vệ môi trường thể chế hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước trong
công tác bảo vệ môi trường và quy định các biện pháp để bảo đảm thực hiện các
chính sách đó. Bởi lẽ đó, pháp luật bảo vệ mơi trường đã trở thành công cụ hữu
hiệu cho việc quản lý và bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, pháp luật về về
bảo vệ môi trường ở nước ta từng bước được xây dựng và hồn thiện góp phần
quan trọng vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp tới lĩnh vực
môi trường.
1.Pháp luật quy định hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực bảo vệ mơi trường
Pháp luật có vai trị quan trọng trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các cơ
quan bảo vệ mơi trường. Nhờ có pháp luật, Nhà nước xây dựng và tổ chức thực
hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường như kiểm sốt sự ơ nhiễm
nguồn nước,ơ nhiễm đất, khơng khí, nguồn thủy sinh,...; sự cố môi trường; bảo
tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có liên quan phải
3


nghiêm chỉnh thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời
các vi phạm, tranh chấp về môi trường và thực thi các công ước quốc tế mà
chúng ta đã ký kết hoặc tham gia.
Bảo vệ môi trường là hoạt động vô cùng phức tạp vì mơi trường là phạm vi
rộng, có kết cấu phức tạp. Do đó pháp luật phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan
để tránh việc quản lý chồng chéo, đồng thời tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ
giữa các cơ quan, nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về môi trường.
2.Pháp luật quy định các quy tắc xử xự, chế tài quản lý đối với con người
trong việc bảo vệ môi trường

Pháp luật quy định những hành vi của con người theo hướng tích cực, có lợi
cho việc bảo vệ, tái tạo mơi trường. Từ đó đảm bảo các hành vi của con người
không xâm hại tới môi trường, hạn chế và ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
Thành công của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta là đã có văn bản điều
chỉnh hầu hết các hoạt động liên quan đến lĩnh vực môi trường, xác định quyền
và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể trong quá trình khai thác, quản lý và bảo vệ
môi trường.
Pháp luật quy định chế tài xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức làm ô nhiễm
môi trường để bảo vệ lợi ích chung cho tồn xã hội. Các chế tài không chỉ để xử
phạt các hành vi vi phạm của chủ thể vi phạm mà còn giúp ngăn ngừa, giáo dục
họ. Bên cạnh đó cịn răn đe các chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu do con người gây ra
cho môi trường.
Ví dụ: Khoản 1, Điều 160, Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014 về xử lý vi
phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định “Tổ chức, cá nhân vi phạm
4


pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường, gây
thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục
hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp
luật có liên quan.”
III.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1.Những thành tựu
Trong những năm gần đây, pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam có
nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường khơng ngừng hồn thiện và phát
triển. Các cơ quan quản lý từng bước đi vào hoạt động ổn định. Công tác kiểm
tra, giám sát ô nhiễm, quản lý chất thải được tăng cường trên phạm vi rộng. Bên

cạnh đó, việc xử lý vi phạm về môi trường được thực hiện thường xuyên,
nghiêm túc.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật bảo vệ môi
trường về từng địa phương, trường học góp phần lớn nâng cao nhận thức, ý thức
tự giác cho mọi người.
2.Những hạn chế
Đầu tiên, hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường cịn nhiều hạn chế, bất
cập, thiếu đồng bộ, tính ổn định khơng cao. Các văn bản pháp luật cịn thiếu,
chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, còn nhiều thiếu xót và vướng mắc trong
q trình thực hiện, hiệu lực thi hành thấp. Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ
mơi trường cịn chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao. Đồng thời, sự
gắn kết với các Công ước quốc tế còn mờ nhạt.
5


Các cấp chính quyền chưa nhận thức đúng và đầy đủ dẫn đến sự buông lỏng
quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Các cơ sở
pháp lý, chế tài xử phạt vừa thiếu, vừa chưa đủ dẫn đến hạn chế tác dụng giáo
dục, phòng ngừa nên không mấy hiệu quả.
Hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra phổ biến với
nhiều mức độ khác nhau, môi trường ở nhiều nơi tiếp tục xuống cấp đến mức
báo động.
Ngồi ra, cơng tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường còn thiếu,
chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cộng đồng
trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
3.Giải pháp
Để pháp luật về bảo vệ mơi trường có hiệu quả cao hơn thì cần thực hiện
đồng bộ một số giải pháp như:
Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường. Cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra về mơi trường, phối

hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn.
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực môi trường với các nước trong khu vực
và trên toàn thế giới, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế mà nước ta đã ký kết
hoặc tham gia.
Đặc biệt phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
trong toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay.
.
6


KẾT LUẬN
Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ mơi trường, tuy nhiên nếu khơng có sự trợ
giúp của pháp luật thì sẽ khơng thể phát huy hết tác dụng được. Pháp luật thông
qua hệ thống các quy phạm để điều chỉnh hành vi, xử sự của con người, được
đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước nên sẽ có tác động lớn trong việc
bảo vệ mơi trường ở nước ta hiện nay. Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
còn thiếu một số cơ chế pháp lý để đảm bảo việc thi hành pháp luật hiệu quả và
cơng bằng. Vì vậy, nhà nước phải ln khơng ngừng hồn thiện pháp luật về bảo
vệ mơi trường, mỗi cá nhân cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành và nâng cao ý
thức bảo vệ mơi trường, vì mơi trường xanh- sạch- đẹp.

7



×