Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nha nuoc va phap luat viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.42 KB, 27 trang )

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu 1: Phân tích những hoạt động trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại của
chính quyền phong kiến Việt Nam thế kỷ X.
1.1. Hoạt động đối nội
a. Về kinh tế
Dưới thời Lý - Trần - Hồ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đã được đẩy
mạnh, đặc biệt dưới thời Trần. Kinh tế nơng nghiệp có những bước phát triển quan
trọng. Chính quyền phong kiến coi trọng nghề nơng và để ra nhiều chính sách chăm
lo phát triển nơng nghiệp. Sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được Nhà
nước hết sức bảo vệ. Chính sách “ngụ binh ư nơng” là một chính sách tiến bộ, khoa
học trong việc đảm bảo duy trì sức sản xuất của nơng nghiệp. Bên cạnh đó, những
người nơng dân phiêu bạt khắp nơi được trở về quê hương nhận ruộng cày cấy. Trâu
bò là sức kéo chủ yếu trong nông nghiệp đã được pháp luật bảo vệ. Năm 1117 Lý
Nhân Tông ban hành đạo dụ nhằm bảo vệ sức kéo của nông nghiệp, nghiêm cấm và
trừng phạt nặng các hành vi trộm cắp trâu bị, cứ ba nhà họp thành một “bảo” để
kiểm sốt lẫn nhau và cùng liên đới chịu trách nhiệm về tội giết trâu bị.
Cơng việc khẩn hoang và xây dựng các cơng trình thủy lợi được tiến hành ở
qui mơ lớn. Ở các lộ, nhà Trần đặt các chức Đồn điền chánh, phó sứ đơn đốc khẩn
hoang và quản lý các đồn điền. Năm 1266, triều đình cho phép các vương hầu,
cơng chúa, phị mã, cung phi chiêu tập dân nghèo khơng có đất đi khai hoang vùng
ven biển. Những điền trang rộng lớn đã hình thành, nhưng khác với thái ấp, những
điền trang này thuộc quyền hữu của quí tộc và lực lượng sản xuất chủ yếu trong
điện trang là nơ tỳ, họ bị bóc lột gần như những người nông nô. Nền kinh tế nông
nghiệp lúc bấy giờ còn được gọi là nền kinh tế “điền trang, thái ấp”. Nhiều đoạn đê
quan trọng dọc theo những sơng ngịi lớn ở vùng đồng bằng đã được đăp, trong đó
quan trọng nhất là đê Cơ Xá (đê sông Hồng ở vùng Thăng Long) được đắp dưới
thời Lý vào năm 1108, đê Quai Vạc được đắp vào thời Trần năm 1248. Một số
kênh rạch, sơng ngịi, nhất là vùng Thanh Hóa được tiếp tục đào và khơi sâu thêm.
Chính quyền phong kiến đã đặt ra các chức Hà đề chánh sứ và Hà đê phó sứ để
trơng coi cơng việc đê Điều và làm thủy lợi, Những cơng trình khẩn hoang và thủy
lợi trên đây đã góp phần quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển.


Nhà Hồ cũng đã thi hành một số cải cách nhằm hạn chế thế lực kinh tế của
quí tộc Trần, xoa dịu phần nào nỗi bất bình của nhân dân và chủ yếu là nhằm mưu


lợi ích cho tập đồn thống trị mới. Ba chính sách lớn về mặt này là chính sách "hạn
điền", “hạn nơ" và phát hành tiền giấy.
Chính sách hạn điền ban hành năm 1397. Theo qui định của chính sách này
thì đại vương và công chúa trưởng được quyền chiếm hữu ruộng đất vơ hạn, tầng
lớp thứ dân (bình dân) chỉ được chiếm hữu dưới 10 mẫu. Người nào có ruộng quá
số qui định trên phải đem nộp cho Nhà nước hoặc dùng để chuộc tội nếu phạm
pháp. Chính sách hạn điền đã hạn chế quyền chiếm hữu ruộng đất của một số quí
tộc, nhưng mục đích chính là nhằm tập trung một diện tích đất đai rộng lớn vào tay
Nhà nước, đúng như hành khiển Hà Đức Lân đã chỉ trích: "Đặt ra phép này chỉ để
cướp ruộng đất của dân mà thơi"(1).
Chính sách hạn nơ qui định: Q tộc quan lại tùy theo phẩm tước cao thấp,
được nuôi một số gia nơ nhất định và phải thích vào trán những dấu hiệu riêng.
Q số qui định đó, triều đình sung công và trả tiền 5 quan mỗi gia nô đối với
người chủ có chúc thư phân chia di sản thừa kế quan phạm vi ba đời. Chính sách
hạn nơ thi hành từ năm 1401 nhằm hạn chế quyền bóc lột nơ tỳ của q tộc họ Trần
và tập trung nô tỳ vào tay Nhà nước. Người nô tỳ chỉ chuyển chủ từ tư nhân sang
Nhà nước, trước sau vẫn hồn tồn khơng được giải phóng.
Chính sách phát hành tiền giấy bắt đầu thi hành từ năm 1396. Tiền giấy in ra gồm
7 loại gọi là “thông bảo hội sao” và qui định 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy.
Trong Lịch sử nước ta, đây là lần đầu tiên tiền giấy xuất hiện. Việc phát hành tiền giấy
của Hồ Quí Ly chủ yếu xuất phát từ lợi ích của nhà nước phong kiến nhằm mục đích
tăng thêm ngân quỹ của chính quyền, thu hồi đồng để làm vũ khí và vật tư.
Cơng thương nghiệp thời Lý - Trần - Hồ cũng có những bước tiến bộ nhất định.
Đặc biệt là các nghề: dệt, gốm, luyện kim, mĩ nghệ, khắc, chạm (trên gỗ và đá) và
đúc chuông. Năm 1040, Lý Thái Tơng quyết định dùng gấm vóc trong nước để may
lễ phục cho Vua quan. Quyết định đó chứng tỏ sự phát triển của nghề dệt và biểu thị

tinh thần độc lập tự cường. Nghề khai mỏ đồng, vàng, bạc, sắt,... đã cung cấp một
khối lượng nguồn nguyên liệu đáng kể thỏa mãn nhu cầu đúc chuông, đúc tiền, đúc
tượng, sản xuất nông cụ và làm đồ trang sức. Nghề mĩ nghệ đã đạt đến trình độ tinh
xảo. Ngồi ra, trong các thơn xóm có nhiều nghề thủ công khác phục vụ đời sống
của nhân dân như nghề rèn, đúc đồng, đan lát, làm giấy... Đến thời Trần, trong nông
thôn đã xuất hiện một số làng thủ cơng mang tính chun mơn hóa cao. Kinh thành
Thăng Long được mở rộng, phía ngồi hồng thành chia thành 61 phường, tại đây
có chợ, có phường thủ cơng và phố xá buôn bán.
1

Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2; tr. 214.


Hệ thống đường giao thông thủy, bộ dưới thời Lý - Trần được sửa sang, mở
rộng và phát triển thêm. Các trục đường giao thông đã nối liền các địa phương
trong nước và thơng thương với các nước ở phía bắc và phía nam. Đi lại trên sơng
ngịi, kênh rạch, ngoài biển lúc này chủ yếu là sử dụng thuyền bè; đôi khi sử dụng
những thuyền lớn từ 30 đến 100 người chèo để đi lại với tốc độ khá nhanh.
Quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong nước tiếp tục phát triển. Đơn vị tiền tệ và
một số đơn vị đo lường về chiều dài, diện tích được Nhà nước qui định thống nhất.
Một số loại thuế bắt đầu được thu bằng tiền như thuế: dân đinh, thuế bãi dâu, thuế
ruộng muối,…
b. Về văn hóa, giáo dục, xã hội
Về phương diện văn hóa, Thời Lý là thời điểm bắt đầu một giai đoạn phát
triển rực rỡ của nền văn hóa dân tộc chấm dứt mười thế kỷ bị nước ngồi đơ hộ đã
làm sự phát triển của nền văn hóa dân tộc bị kìm hãm và cóphân bị mai một. Thời
Lý là lúc dân tộc ta vươn lên mạnh mẽ khơi phục, phát triển nền văn hóa dân tộc
phát huy mạnh mẽ những tinh hoa và của nền văn hóa cổ truyền, đồng thời tiếp thu
một cách sáng tạo những yếu tố bên ngoài để xây dựng một nền văn hóa biểu hiện
sâu sắc cuộc sống và tâm hồn dân tộc. Đó là nền văn hóa Thăng Long hay văn hóa

Lý -Trần- Hồ bắt đầu từ thời Lý và tiếp tục phát triển đến đầu thế kỷ XV.
Về giáo dục, Nhà nước Lý - Trần - Hồ chăm lo mở mang học tập và thi cử để
đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Năm
1076, nhà Lý dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh thành làm nơi học tập
cho con em tầng lớp quí tộc quan lại, nền đại học Việt Nam bắt đầu hình thành từ
đó. Năm 1075, triều đình mở khoa thị đầu tiên để chọn nhân tài cho Nhà nước. Từ
đó đến hết đời Trần, các khoa thi được mở không thường xuyên, tông cộng có 18
khoa có 319 người đỗ. Nhà Hồ mở được hai khoa thi vào năm 1400 và 1405. Thỉnh
thoảng Nhà nước còn mở những khoa thi tuyển nhân viên hành chính cho các cấp
với những mơn thì cụ thể (chữ viết, làm tính, hỏi về hình luật,...). Đó là những viên
gạch đầu tiên đặt nền tảng cho sự phát triển của chế độ giáo dục và thi cử trong
suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam về sau. Chế độ học hành và thị cử càng ngày
càng qui cũ và chính quy hóa. Tại kinh thành dưới thời Trần, Nhà nước lập Quốc
học viện dành cho con em quí tộc quan lại và sau mở rộng cho các nho sĩ vào học.
Chức học quan dần dần được hình thành ở cấp lộ, phủ, châu. Ngoài ra, trường học
của Nhà nước, trong xóm làng cịn có những lớp học riêng do các nhà nho mở. Thể
lệ thi cử và các học vị được qui định chính thức.


Một thành tựu quan trọng của nền văn học đời Trần là chữ Nôm được phổ
biến và vận dụng trong sáng tác văn học. Hồ Quý Ly đã từng làm thơ Nôm, và dịch
một số sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho cung phi. Công việc biên soạn lịch sử
dân tộc đã bắt đầu phát triển. Quốc sử viện được thành lập với chức năng phụ trách
việc ghi chép lịch sử của các triều đại. Nền nghệ thuật dân tộc bao gồm: kiến trúc,
điêu khắc, vẽ, sân khấu, âm nhạc,... đã phát triển mạnh mẽ và có những nét đặc sắc
riêng đặc biệt dưới thời Trần. Đỉnh cao của nền văn hóa đó là khoa học nghệ thuật
quân sự của nhà chiến lược thiên tài Trần Quốc Tuấn. Bên cạnh đó, cịn tồn tại một
số ngành khoa học khác như: thiên văn, lịch pháp, y học cũng có những thành tựu
đáng kể. Vào cuối đời Trần, quân đội đã biết sử dụng thuốc súng trong chiến tranh,
chế tạo ra hỏa pháo...

Về tôn giáo, Nhà nước Lý - Trần - Hồ đã khuyến khích và bảo hộ cảba tơn
giáo là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Nho giáo được phát triển nhằm đào tạo
đội ngũ quan lại. Phật - Lão giáo được phát triển mạnh mẽ trong dân gian. Thời kỳ
này Phật giáo phát triển cực thịnh, các nhà chùa được chính quyền phong kiến lợi
dụng để truyền bá đạo phật là thứ tôn giáo dạy người ta nhẫn nhục, có lợi cho việc
bảo vệ nền thống trị phong kiến. Nhưng đến cuối thời Trần, Nho giáo phát triển
mạnh mẽ và có chiều hướng lấn át dần Phật giáo.
Nước ta là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc. Bên cạnh dân tộc chủ
yếu là người Việt sống tập trung ở đồng bằng, cịn có nhiều dân tộc ít người ở miền
núi. Nhà nước Lý - Trần - Hồ đã thi hành nhiều biện pháp tích cực góp phần củng
cố hơn nữa khối đồn kết dân tộc và bảo vệ quốc gia thống nhất, Triều đình phong
kiến đặc biệt quan tâm đến miền núi phía bắc và đơng bắc. Đây là vùng biên cương
có vị trí chiến lược trọng yếu trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược phương
bắc. Chính sách cơ bản của Nhà nước lúc này là củng cố quốc gia phong kiến
thống nhất bằng cách ra sức tranh thủ sự ủng hộ của các tù trưởng, tộc trưởng để
qua họ thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên
miền núi. Nhiều tù trưởng, tộc trưởng vì thế đã trở thành phò mã hay quan chức
thân cận của triều đình.
1.2. Hoạt động đối ngoại
Nhà nước phong kiến thời Lý - Trần - Hồ một mặt đã bảo vệ có hiệu quả nền
độc lập quốc gia, chống xâm lược từ phía Bắc, phía Nam và phía Tây; mặt khác,
tiến hành việc mở rộng dần lãnh thổ đất nước về phương Nam. Với chính sách đối
ngoại tích cực, mềm dẻo, linh hoạt duy trì quan hệ hịa hiếu nhưng trong những
giai đoạn nhất định vẫn rất cứng rắn, sẵn sàng đánh bại kẻ thù. Đã có lúc biết trước


âm mưu của địch, nhà Lý đã mở những cuộc tấn cơng chớp nhống sang đất Tống.
Mục đích là lấy tiến cơng đè bẹp ý chí xâm lược của địch để tự vệ. Với thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 - 1077) dưới sự lãnh đạo của
Lý Thường Kiệt, ý chí xâm lược của nhà Tống thực sự đã bị đè bẹp trước sức

mạnh đấu tranh kiên cường bất khuất và trí tuệ sáng tạo của dân tộc ta. Năm 1164
nhà Tống buộc phải công nhận nước ta là một quốc gia độc lập.
Dưới thời nhà Trần với ba lần tổ chức kháng chiến Nguyên - Mông thắng lợi
(lần thứ nhất, 1257 - 1258, lần thứ hai: 1285 - 1286; Lần thứ ba: 1287 - 1288), nhà
Trần đã khơi dậy được ý chí dũng mãnh, tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm từ
ngàn xưa của dân tộc ta. Hội nghị Diên Hồng với tinh thần “sát thát”, “quyết đánh”
nhà Trần đã huy động tất cả tinh thần, lực lượng của toàn dân, tiến hành các cuộc
chiến tranh nhân dân tiến công kẻthủ với tư thế chủ động, đàng hồng và lịng tin
cao độ, biểu hiện khí phách anh hùng, trí thơng minh, tài sáng tạo và sức mạnh
đoàn kết của dân tộc ta.
Đối với biên giới phía Nam, nhà nước Lý – Trần – Hồ thấy cần thiết phải loại trừ
nguy cơ xâm lược từ phía Chăm Pa, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với
vương quốc Chăm Pa. Do vậy, Nhà nước đã mở những cuộc hành qn chớp nhống
về phía Nam, mục đích để chống lại hiểm họa xâm lược của Chiêm Thành, bảo vệ và
mở rộng lãnh thổ Tổ quốc về phía nam, tạo đánh tan quân xâm lược từ phía Bắc.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, quan hệ giao thương với nước khá phát triển.
Đối với những nước láng giềng có chung biên giới như Trung Quốc, Chăm Pa,
việc buôn bán chủ yếu diễn ra ở vùng biên giới. Các trung tâm buôn bán lớn đã
xuất hiện như Vĩnh Bình, Hồnh Sơn, Khá Châu. Việc bn bán với các nước khác
ở vùng Đông Nam Á như Xiêm La, Inđônêxia... được thực hiện bằng đường biển.
Thuyền buôn của các nước đến buôn bán ở Vân đồn (Cầm Phả - Quảng Ninh) tấp
nập. Nhà nước Lý - Trần kiểm soát chặt chẽ ngoại thương để đề phòng âm mưu do
thám của nước ngồi, nhưng khơng hạn chế quan hệ thơng thương đó.
Câu 2: Phân tích những nét cơ bản về tổ chức chính quyền phong kiến
trung ương thời Lí – Trần – Hồ.
2.1. Nhà Lý (1010 - 1225)
Triều Tiền Lê đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Nhưng vào cuối đời Tiền Lê, Vua Lê lúc đó là Lê Long Đĩnh đã tỏ ra là một
người hung tàn, bạo ngược, sống sa đoạ, lịng dân khơng phục. Sau khi Lê Long
Đĩnh chết (1009) triều đình thống nhất đưa Lý Cơng Uẩn lên ngơi, lập ra triều Lý



(1010 - 1225), mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc - giai đoạn xây dựng đất
nước với qui mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho nền độc lập dân tộc.
Sau khi lên ngôi Vua, năm 1010 Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư
về Thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội) với mục đích là: “đóng nơi
trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau (2). Và nơi có
đủ điều kiện để thoả mãn mục đích đó là Thăng Long: “ở trung tâm bờ cõi đất
nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đơng, tây, nam,
bắc, tiện tình thế núi sơng sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất
cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem
khắp nước Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi
đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”(3)(chiếu dời đô của Lý Thái Tổ).
Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia
khẳng định lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc nhằm giữ vững nền độc lập. Năm
1054, Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Việc đặt lại tên nước đã thể hiện một niềm
tự tơn và ý thức bình đẳng sâu sắc, đây là niềm tự tơn và ý thức bình đẳng của cả
dân tộc đối với các dân tộc xung quanh, chứ không phải riêng cho một dịng họ
nắm chính quyền.
Nhà Lý đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển kinh tế,văn hóa
của đất nước, thì hành nhiều chính sách nhằm củng có quyền lực của Nhà nước tập
quyền, đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, nhưng cũng chăm lo đến sự phát
triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất
chiếm ưu thế trong xã hội và là cơ sở quan trọng của chế độ phong kiến trung trong
tập quyền. Ruộng đất do công xã quản lý và phân phối cho các thành viên cày cây,
nhưng phải đặt dưới quyền sở hữu tối cao của nhà Vua. Nông dân công xã cày cấy
trên ruộng đất công phải nộp tô thuế, làm lao dịch và đi lính cho Nhà nước.
Trên danh nghĩa là người chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà Vua có quyền
đem một số hộ nơng dân hoặc ruộng đất công xã phong cấp cho qúy tộc quan lại
cao cấp, hình thành các điền trang, thái ấp của một số qúy tộc quan lại, tuy nhiên,

phần lớn ruộng đất này vẫn thuộc quyền sở hữu tối cao của Nhà nước. Có thể nói,
ruộng đất tư hữu mới bắt đầu hình thành và cịn mang tính chất manh mún.
Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc đầu tư cho học hành và thi cử. Năm
1076, nhà Lý dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh đô.

2
3

Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội 1960, Tập 1;tr. 378.
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội, 1960, Tập 1, Tr. 378.


Các Vua triều Lý đã từng bước mở rộng bờ cõi về phía Nam, bên cạnh đó,
vương triều Lý đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tổng ở phía Bắc;
giữ vững nền độc lập dân tộc, ra sức củng cố bộ máy chính quyền và bước đầu xây
dựng hệ thống pháp luật mới.
a. Chính quyền trung ương
Bộ máy nhà nước thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phương và tập
trung quyền hành vào tay triều đình, đứng đầu là Vua. Lý Thái Tơng vừa lên ngơi
(1028) đã phong các quan tước, kiện tồn bộ máy Nhà nước thêm một bước. Năm
1089, Lý Nhân Tông quy định lại các chức quan văn, võ,...
Trong cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí”, theo Phan Huy Chú quan chế
nhà Lý được xác định trong Hội điển như sau: Phẩm trật các hàng quan văn, võ đều
có 9 bậc từ nhất phẩm đến cửu phẩm. Những chức quan cao cấp nhất trong triều
đình chia làm hai ngạch Ngạch văn và ngạch võ. Các đại thần đứng đầu ở ngạch văn
thì có chức Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và chức tam thiếu (Thiều sư,
Thiếu phó, Thiếu bảo). Ở ngạch võ có chức Thái úy, Thiếu úy và một số chức vị
khác. Các chức Tam thái, Tam thiếu lúc đầu không phải là những chức làm việc, về
sau mới được trao quyền hành. Ở bên dưới, hàng quan văn thì có các Thượng thư
đứng đầu các Bộ và còn các chức quan khác như: Tả và Hữu Tham trì, Tả và Hữu

Giảm nghị, Trung thư thị lang, Bộ thị lang, Tả và Hữu Ty lang trung, Tả và Hữu
Phúc tâm, Nội thường thị, Phủ sĩ sư, Điện học sĩ, Hàn lâm điện học sĩ, Vệ đại phu,
Chư hỏa thư gia, Thừa trực lang... Quan võ ở triều đình có các chức: Đơ thống,
Ngun súy, Tổng quản, Khu mật sứ, Tả và Hữu Kim ngô, Thượng tướng, Đại
tướng, Đô tướng, Tướng quân các vệ, Chỉ huy sử,... Chức quan nắm quyền bính cao
nhất trong triều coi như Tể tướng được gọi là Tướng công dưới thời Lý Thái Tổ,
Phụ quốc thái úy dưới thời Thái Tông và Nhân Tông có gia phong phẩm trật là
“Bình chương qn quốc trọng sự”. Ở các địa phương cũng đặt quan văn, quan võ, ở
xã có xã quan như trước. Hiện nay, chúng ta chưa có điều kiện xác định được quyền
hành, nhiệm vụ của từng chức quan trên nhưng nhìn chung tổ chức bộ máy này có
nhiều điểm phỏng theo quan chế nhà Tống nhưng có giản lược hơn.
Trong bộ máy chính quyền thời Lý, tầng lớp qúy tộc gồm những người thân
thuộc của nhà Vua và một số công thần nắm giữ các trọng trách ở trung ương và địa
phương, các hoàng tử được phong tước vương và cử đi trấn trị những nơi trọng yếu.
Do nhu cầu của Nhà nước phải có một đội ngũ quan lại đơng đảo và có năng
lực nên chế độ tuyển bổ quan lại trong số con cháu của quý tộc quan liêu thịnh
hành dưới các triều đại Đinh, Lê và đầu Lý gọi là chế độ “nhiệm tử” dần dần được


kết hợp với chế độ tuyển dụng thông qua thi cử gọi là chế độ “Thủ sĩ”. Từ năm
1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Dưới thời nhà Lý, Nho giáo bắt đầu được truyền bá vào nước ta và đã có một
địa vị nhất định trong xã hội. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn chiếm ưu thế và các nhà sư
vẫn giữ vị trí quan trọng. Trong triều đình, bên cạnh các chức quan văn, võ còn tồn
tại một số chức quan tơn giáo gọi là Tăng quan. Chính vì thế, có thể coi thời Lý là
giai đoạn phát triển thịnh đạt của Phật giáo ở Việt Nam.
b. Chính quyền địa phương
Đối với vấn đề phân chia khu vực hành chính, ngay khi lên ngôi, năm 1010,
Lý Thái Tổ đã chia lại khu vực hành chính trong cả nước, đổi 10 đạo dưới thời
Đinh - Lê thành 24 lộ. Dưới lộ là phủ, huyện và cuối cùng là hương, giáp và thôn.

Ở miền núi các khu vực hành chính chia thành châu, trại. Các miền xa trung
tâm cũng đổi thành trại như châu Ái (Thanh Hóa), châu Hoan (Nghệ Tĩnh), đổi
châu Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, đổi Hoa Lư thành phủ Trường An, Năm 1014
đổi phủ Ứng Thiên thành châu Nam kinh (Ứng hịa -Hà Sơn Bình). Năm 1023, đổi
trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An (Tiên Yên - Quảng Ninh) và năm 1036, đổi
Hoan châu thành châu Nghệ An,..
Tuy vậy, các đơn vị hành chính thời bấy giờ vẫn chưa hoàn toàn thống nhất
như việc đổi Hoan, Ái thành trại, nhưng về sau lại gọi là châu Nghệ An, phủ Thanh
Hóa. Một số lộ ở trung châu cũng gọi là phủ như phủ Trường An, Thiên Đức, Phú
Lương. Ở miền núi cịn có các đơn vị đạo như đạo Lâm Tây (vùng dọc sơng Đà), ở
kinh đơ cịn tồn tại các phường.
c. Tổ chức quân đội
Công cuộc xây dựng đất nước dưới thời Lý tiến hành vào giai đoạn nạn ngoại
xâm diễn ra thường xuyên. Do đó, để củng cố chính quyền nhà Lý đặc biệt quan
tâm đến việc xây dựng lực lượng quân sự, tăng cường lực lượng quốc phịng sẵn
sàng ứng phó với mọi nguy cơ xâm lược và thơn tính của nước ngồi.
Qn đội của nhà Lý được tổ chức rất chặt chẽ, bao gồm quân Cẩm vệ và
quân các Lộ. Quân Cẩm vệ (cấm quân hoặc thân qn) là qn đội thường trực của
triều đình, có nhiệm vụ bảo vệ kinh đô. Đây là một đội quân tinh nhuệ, được tuyển
lựa cẩn thận, huấn luyện chu đáo. Mỗi người lính trong quân Cẩm vệ Điều xăm
vào ngực và chân những dấu hiệu riêng (cẩm quân được thích lên trán ba chữ
“Thiên tử quân”). Quân các lộ (hay cịn gọi là sương qn, ở miền xi gọi là


chỉnh binh, ở miền núi, biên cương gọi là phiên binh) là quân đội địa phương làm
nhiệm vụ canh phòng và bảo vệ các lộ, phủ, châu,...
Năm 1011, Lý Thái Tổ hình thành đơn vị quân gọi là Tả, Hữu túc xạ, mỗi quân
có 500 người. Năm 1028 Lý Thái Tông cho tăng cường lực lượng Cấm vệ (đặt lực
lượng này 5 đội là: Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Bổng Nhật, Trường Hải,
mỗi đội chia thành tả và hữu túc vệ, tổng cộng là 10 vệ) đóng trong Cấm thành.

Nhà Lý đặt ra nghĩa vụ binh dịch được tiến hành thông qua những quy định về
chế độ đăng ký hộ khẩu và tuyến lính chặt chẽ. Dân đinh các làng xã từ 18 đến 20
tuổi gọi là Hoàng nam, từ 20 đến 60 tuổi gọi là Đại hoàng nam, có nghĩa vụ phải
đăng ký vào sổ quân. Khi có chiến tranh, cần động viên quân lính, Nhà nước sẽ căn
cứ vào sổ quân để tuyển dân vào lính, khi chiến tranh kết thúc, quân lính lại được
chia thành những bộ phận luân phiên nhau về làm ruộng, gọi là chính sách “Ngụ
binh ư nơng” (nghĩa là gửi qn lính ở nhà nơng), vừa đảm bảo u cầu quốc phịng,
vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nơng nghiệp. Trong điều kiện
một nước nơng nghiệpdân ít, với chế độ đăng ký quân dịch và chính sách “ngụ binh
ư nông” cho phép nhà Lý xây dựng một lực lượng qn sự có quy mơ lớn.
Ngồi hai loại quân trên đây, Nhà Vua cho phép các vương hầu và tù trưởng
thiểu số xây dựng lực lượng vũ trang riêng. Số quân này không nhiều lắm và khi
cần thiết, chính quyền trung ương có thể điều động bổ sung vào lực lượng quân đội
của triều đình.
Quân đội thời Lý đã đạt đến một trình độ tổ chức và huấn luyện khá cao, quân
đội phiên chế thành các đơn vị: quân, vệ và phân định ra thành các binh chủng: bộ
binh, thuỷ binh, kỵ binh, tượng binh. Trang bị cho qn đội ngồi những loại vũ
khí thơng thường như: giáo, mác, cung nỏ, khiên,... cịn có thêm máy bắn đá. Lực
lượng quân đội hùng hậu này đã lập nên nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào việc củng cố Nhà nước
phong kiến tập quyền.
2.2. Nhà Trần (1226 - 1400)
Từ khoảng giữa thế kỷ XII, triều Lý bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái.
Vua và qúy tộc, quan lại chỉ lo vơ vét của dân, ăn chơi sa đọa. Nông dân công xã bị
bọn quan lại cường hào đục khoét, áp bức, phải đóng tổ thuế nặng nề và quanh
năm lao dịch vất vả. Trong lúc đó, chính quyền không chăm lo bồi dưỡng sức dân,
không quan tâm đến hoạt động trị thủy, làm thủy lợi và phát triển kinh tế. Nạn hạn
hán, lụt lội, mất mùa xảy ra thường xuyên, đời sống nhân dân bị đe dọa nghiêm



trọng. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền xuôi và miền núi lần lượt bùng nổ
làm rung chuyển nền thống trị của nhà Lý.
Nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu, các thế lực phong kiến địa phương
lại trỗi dậy âm mưu cát cứ. Trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỷ XIII, đất nước
lâm vào cảnh loạn lạc do những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái
phong kiến gây ra. Triều đình nhà Lý tỏ ra bất lực, khi phải dựa vào bè phái phong
kiến này, lúc phải nương nhờ thế lực phong kiến kia - kinh thành Thăng Long
nhiều lần bị tàn phá. Nhân dân vơ cùng khốn khổ vì cuộc nội chiến.
Chính trong cuộc chiến tranh giữa các phe phái phong kiến, thế lực họ Trần
dần dần phát triển và trở thành lực lượng mạnh. Cuối cùng, họ Trần khống chế
được chính quyền trung ương đang hấp hối và thống nhất các thế lực cát cứ khác.
Đầu năm 1226, triều Lý phải rời bỏ vũ đài chính trị nhường chỗ cho một vương
triều mới - Triều Trần (1226 - 1400). Với sự thành lập triều Trần, chế độ trung
ương tập quyền được khôi phục và cuộcnội chiến giữa các phe phái phong kiến
được chấm dứt. Về khách quan, điều đó phù hợp với nguyện vọng hịa bình, thống
nhất của nhân dân ta và u cầu phát triển của lịch sử dân tộc.
Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ thời Lý, triều Trần tiếp tục
công cuộc dựng nước, trước hết là củng cố quốc gia thống nhất, tăng cường lực
lượng quốc phòng và phát triển kinh tế tạo nền tảng vững chắc để đối phó với nạn
ngoại xâm. Đây là thời kỳ lịch sử dân tộc có nhiều chuyển biến quan trọng. Nhà
Trần đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục kinh tế, khai khẩn đất hoang,
mở rộng diện tích nơng nghiệp, cho phép các vương hầu qúy tộc khai khẩn đất đai
thành lập các điền trang, thái ấp. Nhà Trần chú trọng đến việc đắp đê phòng lụt,
đào thêm một số kênh rạch, sơng ngịi phục vụ giao thơng và thủy lợi.
Dưới thời Trần, ruộng đất tư hữu đã phát triển mạnh, chế độ thuế khóa được
quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất.
Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp, công thương nghiệp cũng được phục
hồi, một số ngành nghề thủ công tiếp tục được phát triển, các đơn vị đo lường dần
dần được thống nhất trong cả nước, một số trung tâm thương mại xuất hiện.
Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa dân tộc. Chữ Nơm bắt đầu được

phổ biến và được vận dụng trong sáng tác văn học. Công việc biên soạn lịch sử dân
tộc được chú trọng, chế độ học hành, thi cử ngày càng đi vào quy cũ. Các ngành
khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật cũng đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Bên cạnh đó, thời Trần là thời kỳ tổ chức bộ máy Nhà nước và pháp quyền


được củng cố thêm một bước, là thời kỳ với những chiến công vĩ đại của ba cuộc
kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ nền độc lập dân tộc.
a. Chính quyền Nhà nước trung ương
Vào đầu thời Trần, chế độ Nhà nước trung ương tập quyền không những được
khơi phục mà cịn được tăng cường về mọi mặt. Dựa trên tổ chức bộ máy Nhà nước
thời Lý, các vua Trần đã khơng ngừng củng cố và hồn thiện bộ máy Nhà nước.
Ở trung ương, đứng đầu là Nhà vua, giúp Vua là hai hàng quan văn võ. Bên
cạnh các cơ quan và những chức quan đã tồn tại dưới thời Lý, trong triều đình nhà
Trần đã đặt thêm các cơ quan và chức quan chuyên trách mới đáp ứng u cầu của
bộ máy hành chính.
- Thẩm hình viện là cơ quan xét xử cao nhất.
- Tam ty viện là cơ quan có chức năng giám sát việc thi hành pháp luật của
các quan lại và viên chức Nhà nước đồng thời là cơ quan xem xét và đề nghị nhà
vua sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Bình bạc ty (ở Thăng Long) coi việc hình án, kiện tụng.
- Quốc sử viện phụ trách cơng tác viết sử cho triều đình.
-Thái y viện có chức năng chăm nom sức khỏe cho triều đình.
- Tư thiên giám phụ trách việc làm lịch, thiên văn, dự báo thời tiết.
- Quốc tử giám, Quốc học viện phụ trách công việc giáo dục, đào tạo sĩ tử, đội
ngũ quan lại.
Nhìn chung dưới thời Trần nhiều cơ quan được đặt thành hệ thống riêng gọi là
các, sảnh, cục, đài, viện, ty, giám. Có bao nhiêu bộ dưới thời Trần thì chưa biết
chính xác, song trong “Lịch triều hiến chương loại chí thì đã nói đến bộ Lại, bộ
Binh, bộ Hình .

Ngồi các chức quan đã có dưới triều Lý, nhà Trần còn đặt thêm các chức: Tư
đồ, Tư mã, Tư không gọi chung là Tam tư. Chức trách đại thể của tư được quy
định sau: Tư đồ phụ trách cơng việc ngoại giao, văn hóa, lễ nghi, do chức năng
quan trọng như vậy, Tư đồ thường kiêm nhiệm chức Tể tướng (như Tư đồ Trần
Nguyên Đán). Tư mã phụ trách cơng việc chinh phạt như quốc phịng, an ninh, tư
pháp. Tư khơng phụ trách các cơng việc cịn lại của đời sống xã hội. Các chức
quan như Tướng quốc, Đại hành khiển và Tham tri chính sự “đứng đầu bách
quan”. Theo Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” thì ở thế kỷ
XIV đã có chức Thượng thư các bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình. Về quan võ, có đặt chức


Phiêu kỵ thượng tướng quân là chức cao cấp nhất dành cho Hồng tử. Bên cạnh
đó, đặt thêm chức Tiết độ sứ, Kim Ngô Vệ Đại tướng quân, Thần vệ tướng quân,
Đô thống chế chỉ huy Cấm binh do các vương hầu quý tộc thân thuộc Vua nắm.
Làm việc trong các cơ quan trung ương, theo Lê Q Đơn gồm có các chức
quan như: Lục bộ Thượng thư, Tả hữu hộ xa, tả, hữu Ty lang trung, Gián nghị đại
phu, Đại hành khiển, Thượng thư tả phụ, Thượng thư hữu bật,... Những chức quan
này đều là những chức quan then chốt, nhưng trên thực tế quyền bính đều thuộc về
tay tôn thất vương hầu.
Làm việc trong các cơ qua trung ương, theo Lê Q Đơn gồm các chức quan
như: Lục bộ Thượng thư, Tả hữu hộ sa, tả hưu thi lang trung, Gián nghị đại phu,
Đại hành khiển, Thượng thư Tả phụ, Thượng thư hữu bật, … Những chức quan
này là những chức quan then chốt, nhưng trên thực tế quyền bính đều thuộc về tay
tơn thất vương hầu.
Bên cạnh đó, có chức quan Ngự sử đại phu hoặc Ngự sử trung tán là người
đứng đầu cơ quan Ngự sử đài, có thẩm quyền giữ phép tắc Nhà nước và kiêm việc
tam ty. Ngự sử đài có chức năng chuyển đệ tờ tâu và tờ phúc trình Nhà Vua,
chuyển đơn khiếu tố của tất cả các cơ quan lên Nhà Vua,đồng thời, kiểm tra, giám
sát và phát hiện những hành vi vi phạm của lại, viên chức lên Vua. Vì vậy, chức
Ngụ sử đại phu là chức quan coi về “phong hóa, pháp độ”.

Ngồi ra, cịn có nhiều chức vụ khác như: quan lại chuyên trông coi cung
điện, lăng miếu của Nhà Vua. Nhà Trần còn đặt thêm Hàn lâm viện chuyên việc
khởi thảo các văn kiện cho Nhà Vua. Dưới thời Trần cịn đặt các chức quan tơn
giáo như Quốc sư, Tăng thống, Tăng lục, Tăng chính,…
b. Chính quyền địa phương
Ở địa phương, nhà Trần đã tiến hành chia lại đơn vị hành chính địa phương.
Năm 1242, nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Dưới lộ là phủ châu, huyện và
xã. Ở cấp lộ, có hai viên quan trơng coi việc hành chính và tư pháp đó là An phủ
chánh sứ, An phủ phó sứ và một viên quan Trấn phủ chỉ huy quân đội. Ở cấp phủ
đứng đầu là Tri phủ. Đứng đầu cấp huyện là Tri huyện, ở châu có Tuần sát (Tào
vận sứ). Ở cấp xã, Nhà nước đặt chức đại, tiểu tư xã đứng đầu, bên cạnh đó, cịn có
xã quan, xã chính. Quan lại hành chính ở địa phương có thẩm quyền quản lí hành
chính, xét xử tội phạm và giải quyết các việc kiện tụng khác.
Ngoài các quan lại hành chính, phụ thuộc vào đặc thù của địa phương có thể đặt
thêm các chức quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lí kinh tế, các viên quan


trông coi đê điều được gọi là Hà đê chánh sứ, Hà để phó sứ và các viên quan trơng
coi, quản lý các đồn điền của Nhà nước gọi là Đồn điền chánh sứ, Đồn điền phó sứ.
Ngồi việc qui định chế độ thăng thưởng, phẩm phục, nghi thức cho bộ máy
quan liêu đơng đảo ấy, nhà Trần cịn ban hành chế độ lương bổng cho quan lại (vào
năm 1236 và 1244). Bên cạnh đó, để củng cố lịng trung thành của quan lại và
thường xuyên kiểm soát họ, Nhà nước Lý - Trần đã đặt lệ: vào đầu năm tại kinh đô
các viên quan phải tuyên thệ trung thành với Nhà Vua. Ngoài ra, việc tuyển dụng
quan lại bằng khoa cử được chú trọng phát triển hơn trước.
c. Tổ chức quân đội
Quân đội đời Trần được củng cố và có những bước tiến bộ về nhiều mặt.
Cũng như nhà Lý, quân đội nhà Trần cũng chia 2 loại quân: Cấm quân (quân bảo
vệ Kinh đô), quân các lộ (quân địa phương). Năm 1239 Thái Tông đã hạ chiếu
tuyển trai tráng làm binh lính và chia làm 3 bậc : thượng, trung, hạ; năm 1241, lại

tuyển những người khỏe mạnh, am hiểu võ nghệ làm Thượng đô túc vệ. Tên hiệu
của các vệ quân thời Trần theo An Nam chí lược gồm có:
- Thân quân (tức cấm quân) có Thánh dực độ, Thần dực độ, Long dực độ, Hỗ
dục độ, Phụng nha quân chức lang (tất cả đều có tả và hữu).
- Du quân: (quân Điều động đi các nơi) có Thiết lâm đơ, Thiết hạm đơ, Hùng
hổ đơ và Vũ ân độ.
Ngoài Cấm quân và Lộ quân do Nhà nước tổ chức, các q tộc tơn thất nhà Trần
cịn được phép thành lập quân đội riêng, quân vương hầu được lấy từ số gia nơ của
q tộc. Nhà Trần vẫn áp dụng chế độ đăng ký quân dịch và thực hiện chính sách “ngụ
binh ư nơng” như thời Lý nên “khi có việc chinh chiến, tồn dân đều là lính”. Quân
đội được xây dựng theo phương châm “binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt nhiều”. Nhà
Trần rất chú trọng việc luyện tập quân đội và đào tạo võ quan. Các chức võ quan cao
cấp đều do q tộc hồng tộc nắm. Giảng võ đường được thành lập làm nơi đào tạo
thanh niên quí tộc thành võ quan của triều đình. Trần Quốc Tuấn - nhà quân sư thiên
tài của dân tộc - Đã soạn ra Binh thư yếu lược để huấn luyện binh pháp cho tướng sĩ.
Sự ra đời của tác phẩm lý luận và huấn luyện quân sự đó đánh dấu một bước phát
triển mới của khoa học qn sự Việt Nam. Chính vì vậy, qn đội thời Trần là lực
lượng quân đội mạnh với trình độ kỹ thuật chiến đấu cao và đóng vai trị rất quan
trọng góp phần tạo nên những chiến cơng oanh liệt vào thế kỷ XIII.
2.3. Nhà Hồ (1400 - 1407)


Vào cuối thế kỷ XIV, đất nước ở trong tình trạng rối ren, Triều Trần đã trở
nên ruỗng nát, suy thối. Trước hồn cảnh đó, Hồ Q Ly một q tộc có thanh thế
trong triều đã lấn át dần quyền lực của nhà Trần, rồi đến năm 1400, Hồ Quí Ly tiến
hành phế truất vua Trần, lập ra một vương triều mới: Triều Hồ. Hồ Q Ly lên ngơi
Vua, đặt tên nước là Đại Ngu. Hồ Quí Ly sớm nhường ngơi cho con và làm Thái
Thượng Hồng nhưng vẫn tự mình quyết đốn mọi việc.
a. Tổ chức bộ máy Nhà nước trung ương
Tiếp nhận cơ đồ rệu rã, suy kiệt của nhà Trần, nhà Hồ phải đương đầu với nhiều

khó khăn. Hồ Quý Ly đã thực hiện một số cải cách nhằm cứu vãn nguy cơ sụp đổ của
Nhà nước phong kiến và củng cố địa vị của dòng họ mới. Tuy nhiên, do thời gian tồn
tại của triều đại không dài nên hoạt động cải cách vẫn không đem lại hiệu quả.
Thể chế chính trị của nhà Hồ là thể chế lưỡng đầu, Hoàng đế là vị nguyên thủ
thực sự, Thái thượng hoàng là vị nguyên thủ tối quyền ngay cả với Hồng đế.
Bộ máy Nhà nước mơ phỏng theo bộ máy thời Trần, nhưng đặt thêm chức
Kiềm văn triều chính và Phịng quốc giám là những chức quan có nhiều quyền
hành và thường do người thân tín của Vua đảm nhiệm. Tuy nhiên, Hồ Q Ly
khơng cất nhắc, phong quan tước một cách ồ ạt cho quí tộc tôn thất, mà chủ yếu
tập hợp một đội ngũ quan liêu trung thành với Hoàng đế bao gồm những nho sĩ và
những người không phải là nho sĩ đã được chọn lọc, sắp đặt từ cuối đời Trần và
cấp tốc bổ sung thêm bằng con đường khoa cử. Có thể nói, thời nhà Hồ tuy vẫn
duy trì chính thể Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền nhưng về bản chất đã
có sự chuyển hóa từ chính trị qn chủ quí tộc sang chính thể quân chủ quan liêu
với quan hệ quân thần ngày càng được đề cao.
b. Chính quyền địa phương
Ngay từ năm 1397, trước khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly đã đổi một số lộ
thành trấn như: Thanh Hóa đổi thành trấn Thanh đơ, Quốc Oai, Diễn Châu đổi
thành trấn Vọng Giang... và nâng một số châu lên thành lộ, thống nhất việc chỉ huy
quân sự và hành chính trong tay những chức quan gọi là Đơ hộ, Đô thống, Tổng
quan và giao cho các quan đại thần nắm giữ. Ở cấp lộ, vẫn đặt chức chánh, phó An
phủ sứ như cũ. Ở cấp phủ đặt chức chánh, phó Trấn phủ xứ, ở cấp châu đặt chức
Thơng phán, Thiêm phán. Ở cấp huyện đặt chức lệnh úy và chủ bạ, bỏ đại, tiểu tư
xã và giữ cấp giáp như cũ. Tuy nhiên, ở các trấn, việc cai trị nặng về tính chất quân
sự. Để tăng cường giao thông liên lạc giữa trung ương và địa phương, các hệ thống
dịch trạm được bổ sung. Để đảm bảo an ninh, ở mỗi lộ có đặt chức Liêm phóng sứ


- một chức quan chun trơng coi việc dị xét tình hình, trơng coi bộ máy mật thám
và dị la tin tức,

c. Tổ chức quân đội
Hồ Quý Ly rất chú trọng đến việc xây dựng lực lượng quân sự cả về mặt tổ
chức, trang bị vũ khí và đảm bảo quân số. Nhà Hồ đã tăng cường quân ở các lộ,
trấn, ông mong muốn xây dựng một đội quân lớn đến 100 vạn quân, tất cả con trai
từ 2 tuổi trở lên đều phải đăng ký vào số hộ để khi đến tuổi thì xung quân. Quân
đội được phiên chế thành các vệ, các đội. Các nhà xưởng đóng thuyền và sản xuất
vũ khí đã được thành lập. Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quí Ly) đã sáng chế ra
súng thần cơ.

NHÀ VUA

TỂ TƯỚNG

Các quan đại thần
(Tam công, Tam cô,
Tâm thư, Thái úy,
Thiếu úy, Bình
chương sự)

Các bộ
(Thượng thư,
Thị lang

Các cơ quan quản
lí chun mơn
(Viện, đài, phủ, ty,
giám, cục)

Sơ đồ tóm tắt tổ chức bộ máy triều đình Lí – Trần – Hồ
Câu 3. Sự thay đổi trong tổ chức bộ máy Nhà nước để đáp ứng yêu cầu

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra như thế nào?
Ngày 23/09/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.
Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến chống thực dân Pháp
đã nổ ra ở thủ đô Hà Nội và một số thành phố khác, rồi lan ra cả nước.
Ngày 20/12/1946, Hồ Chủ tịch ra: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.


Ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” khẳng
định: ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta, chỉ rõ đường lối kháng chiến
tồn dân, tồn diện, trường kì của dân tộc Việt Nam.
* Sự thay đổi phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước
a. Cơ quan quyền lực Nhà nước ở trung ương
Tại kì họp thứ I của Quốc hội, Hồ chủ tịch xác định: Quốc hội này là Quốc
hội kháng chiến. Trong chiến tranh khó có thể triệu tập Quốc hội họp thường
xuyên nên từ hai phiên họp đầu, Quốc hội đã chuyển giao cho Ban thường trực
Quốc hội một số thẩm quyền:
- Góp ý kiến hoặc phê bình Chính phủ.
- Khi Chính phủ đi ngược lại quyền lợi quốc dân, thì có quyền hiệu triệu Quốc
hội.
- Cùng với Chính phủ qui định việc thi hành Hiến pháp.
- Triệu tập Quốc hội khi cần thiết.
- Cùng với Chính phủ quyết định tun chiến, đình chiến, kí hiệp ước với
nước ngoài.
Đến cuối tháng 12 năm 1946, Ban thường trực Quốc hội họp và quyết định:
- Chỉ có Trưởng ban thường trực Quốc hội ở cùng Hội đồng Chính phủ, cùng
với Chính phủ chỉ đạo kháng chiến.
- Ban thường trực quốc hội thay mặt toàn thể Quốc hội hiệu triệu và nhận ý
nguyện của dân.
Từ năm 1950 trở đi, khi cuộc kháng chiến giành được thắng lợi quan trọng và
bước sang giai đoạn mới, Ban thường trực được kiện toàn và thường tổ chức một

số phiên họp.
Tháng 11 năm 1953, tại kì họp thứ 3 Quốc hội đã thơng qua văn bản luật quan
trọng - luật cải cách ruộng đất và một số văn bản pháp luật khác: nghị quyết tín
nhiệm Chính phủ, nghị quyết biểu dương các đại biểu quốc hội đã hi sinh vì nước,
nghị quyết truất quyền đại biểu của những đại biểu đào nhiệm.
b. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương
Tại kì họp thứ nhất của Quốc hội, Chính phú được đổi tên thành Chính phủ
liên hiệp kháng chiến được Quốc hội trao cho một số thẩm quyền của Quốc hội “có
nhiệm vụ thực hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng quốc dân về phương diện


quân sự, tuyên truyền, cũng như về phương diện hành chính, tư pháp, tổng động
viên nhân lực và tài sản của quốc gia theo nhu cầu của tình thế, để đưa kháng chiến
đến thăng lợi và nước nhà được độc lập hồn tồn”.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ cũng từng bước được kiện toàn cho phù hợp
với thời chiến. Năm 1947, Chính phủ được cải tổ, một số nhân sỹ, trí thức được
mời giữ một số ghế trong Chính phủ nhằm thực hiện tính chất liên hiệp rộng rãi.
Sắc lệnh số 206 ngày 19/08/1948 thành lập Hội đồng quốc phịng tối cao gồm
Chủ tịch Chính phủ giữ chức Chủ tịch Hội đồng và Bộ trưởng một số bộ quan
trọng có liên quan trực tiếp đến cuộc kháng chiến: như Bộ nội vụ, Bộ quốc phòng,
Bộ kinh tế, Bộ tài chính. Hội đồng Quốc phịng có nhiệm vụ giúp Hội đồng Chính
phủ nghiên cứu kế hoạch kháng chiến lâu dài, tồn diện và kịp thời.
Ngày 14/05/1951, Hồ chủ tịch kí Sắc lệnh đổi tên Bộ kinh tế thành Bộ công
thương.
Ngày 16/02/1953, Hồ chủ tịch kí Sắc lệnh thành lập Thứ bộ công an - lực
lượng bảo vệ an ninh quốc gia. Đến tháng 06/1953, Hội đồng Chính phủ ra nghị
quyết đổi tên thành Bộ công an.
c. Hệ thống cơ quan tư pháp
Các tồ án thời kì này được tổ chức phù hợp với hoàn cảnh thời chiến.
- Trong hệ thống tồ án thường, do đơn vị hành chính là cấp kỳ tạm bỏ nên

toà thượng thẩm được giải tán, theo qui định của các Nghị định ngày 01/01/1947
và ngày 12/04/1947, việc phúc thẩm các bản án có kháng cáo giao cho Hội đồng
phúc án mới được thành lập ở từng liên khu.
- Theo qui định của Thông lệnh liên Bộ quốc phịng – Bộ tư pháp ngày
26/12/1946 và hai Thơng lệnh ngày 16/02/1947, 28/05/1947 thì các tồ án binh
mặt trận có thẩm quyền xét xử những người bị bắt quả tang phạm tội phản quốc,
gián điệp hoặc cướp tài sản của nhân dân ở địa điểm tác chiến.
- Theo Sắc lệnh ngày 16/02/1947, các toà án quân sự đặt ở các liên khu có
thẩm quyền xét xử những quân nhân phạm tội. Các tồ án này về mặt hành chính
đặt dưới sự quản lí của uỷ ban kháng chiến - hành chính liên khu, cịn về mặt
chun mơn trực thuộc sự quản lí của Cục quân pháp - Bộ quốc phịng.
- Theo Sắc lệnh ngày 05/07/1947, Tồ án qn sự trung ương có thẩm quyền
xét xử các nhân viên phạm pháp thuộc các cơ quan trung ương của Bộ quốc phịng
và Bộ tổng chỉ huy kể cả cấp trung đồn trưởng trở lên trong thời kì chiến tranh.


- Theo Sắc lệnh ngày 17/11/1950, Hội đồng phúc án và tịa án qn sự liên
khu hợp nhất thành tồ án nhân dân liên khu và đảm nhiệm chức năng của cả hai
toà: toà phúc thẩm và toà quân sự.
- Theo Sắc lệnh khác cùng ngày 17/11/1950 thành lập toà án nhân dân vùng
tạm chiếm với thẩm quyền trừng trị bọn ngụy quân, ngụy quyền gian ác, bảo vệ
nhân dân, áp dụng thủ tục tố tụng đơn giản nhưng không trái với chủ trương chung
của Chính phủ.
Sắc lệnh ngày 12/04/1953 qui định việc thành lập các toà án đặc biệt có
nhiệm vụ trừng trị những kẻ phản cách mạng, chống phá chính sách ruộng đất,
tranh chấp về tài sản, ruộng đất hoặc thành phần giai cấp trong khi thực hiện chính
sách ruộng đất.
Bên cạnh, việc kiện tồn cơ cấu tổ chức giai đoạn này Nhà nước ta chú trọng
đến việc cải cách thủ tục tố tụng, Sắc lệnh ngày 22/05/1950 quy định đổi tên các
toà án thường thành toà án nhân dân, các phụ thẩm nhân dân tham gia xét xử các

vụ án được đổi tên thành hội thẩm nhân dân và do hội đồng nhân dân cấp dưới trực
tiếp bầu ra. Bãi bỏ những thủ tục tố tụng phiền phức, khơng bênh vực quyền lợi
chính đáng của nhân dân.
Sắc lệnh ngày 18/6/1949 qui định: ngoài luật sư tham gia bào chữa có thể có
sự tham gia bào chữa của bào chữa viên nhân dân ở các toà án nhân dân cấp tỉnh
và toà án quân sự. Nếu bị cáo khơng có người bào chữa thì chánh án sẽ cử người
bào chữa. Đồng thời, Sắc lệnh cũng đã quy định về quyền kháng nghị của Viện
công tố đối với những bản án trái pháp luật và đường lối chính sách.
d. Chính quyền địa phương
Theo qui định của Sắc lệnh ngày 20/12/1946 và Thơng lệnh liên Bộ Quốc
phịng - Bộ Nội vụ ngày 28/12/1946 đơn vị hành chính cấp kỳ tạm bỏ, cả nước
chia ra thành 16 chiến khu. Sau đó, chiến khu được sáp nhập thành 10 liên khu
kháng chiến. (Sắc lệnh ngày 25/01/1948).
- Hội đồng nhân dân các cấp
Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (trừ cấp tỉnh tạm hoãn) ở nhiều địa
phương vẫn tiến hành theo qui định của Sắc lệnh ngày 22/11/1945. Do hoàn cảnh
chiến tranh Hội đồng nhân dân khơng thể sinhhoạt đúng kì hạn nên nhiều thẩm
quyền của Hội đồng nhân dân được giao cho uỷ ban hành chính. Đối với những
cơng việc quan trọng của địa phương cần thiết lấy ý kiến của dân, uỷ ban kháng


chiến hành chính thường triệu tập đại biểu quân, dân, chính để cùng bàn bạc giải
quyết.
- Uỷ ban hành chính các cấp
Thời kì đầu của cuộc kháng chiến, bên cạnh Uỷ ban hành chính, Chính phủ
cịn thành lập thêm Uỷ ban bảo vệ (sau đổi tên thành Uỷ ban kháng chiến) có
nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chung của cuộc kháng chiến bảo vệ Tô quốc với
thành phần gồm các đại biểu của quân đội, cơ quan hành chính, đồn thể quần
chúng (Uỷ ban qn dân chính). Uỷ ban hành chính vẫn có thẩm quyền giải quyết
những cơng việc hành chính hàng ngày.

Tuy nhiên, từ ngày 01/10/1947, Uỷ ban hành chính và Uỷ ban bảo vệ được
hợp nhất thành Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính. Sau đó đổi tên thành Uỷ ban
kháng chiến - hành chính (sắc lệnh ngày 29/03/1948).
Ngày 19/11/1948 Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 254 qui định việc tổ chức
lại chính quyền nhân dân trong thời kì kháng chiến trong đó chủ yếu tập trung vào
vấn đề tăng thêm thẩm quyền cho Uỷ ban khẳng chiến hành chính về mặt bảo vệ trị
an, tư pháp, quyền trưng dụng, trưng thu, trưng tập vật lực và nhân lực … đồng
thời qui định phải tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính ở
cả những vùng bị địch kiểm sốt và vùng mà bộ máy chính quyền địch mất hiệu
lực.
Từ năm 1950, cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cuối, chính quyền địa
phương có điều kiện hồn thiện bộ máy quản lí các cấp. Chính phủ ban hành Sắc
lệnh ngày 22/5/1950 qui định tiến hành tiếp tục các cuộc bầu cử Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh.
Câu 4: Những thay đổi chính trong nội dung Hiến pháp năm 1980 để phù
hợp với nhiệm vụ lịch sử.
Hiến pháp năm 1980 bao gồm lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương.
Lời nói đầu của Hiến pháp khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,
ghi nhận những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách
mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ tay sai. Lời nói đầu cịn xác định những
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới mà Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng đề ra và nêu lên những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp năm
1980 đề cập.


Chương I của Hiến pháp năm 1980 quy định chế độ chính trị của Nhà nước
ta.
Chương này có 14 điều (từ Điều 1 đến Điều 14) bao gồm các vấn đề cơ bản
sau đây:

- Xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chun chính vơ
sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động... xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản
(Điều 2).
- Khác với Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm
1980 quy định các quyền dân tộc cơ bản bao gồm 4 yếu tố: Độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là một phạm trù pháp luật quốc tế do Chủ tịch
Hồ Chí Minh đề xướng dựa trên những khái niệm chung về quyền tự nhiên của con
người. Phạm trù quyền dân tộc cơ bản được thế giới thừa nhận một cách rộng rãi
và trở thành một trong những phạm trù quan trọng của luật quốc tế hiện đại, một
đóng góp lớn của Việt Nam vào sự nghiệp bảo vệ các quyền cơ bản của các dân
tộc.
- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 thể chế
hố vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội vào một điều
của Hiến pháp (Điều 4).
Sự thể chế hoá này thể hiện sự thừa nhận chính thức của Nhà nước về vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp cũng quy định: Các tổ chức của
Đảng hoạt động trong khn khổ của Hiến pháp.
- Ngồi việc thể chế hố vai trị lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp năm 1980 cịn
xác định vị trí, vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội quan trọng khác như Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9), Tổng công đoàn Việt Nam (Điều 10). Đây cũng
là lần đầu tiên vị trí, vai trị của các tổ chức chính trị-xã hội này được quy định
trong Hiến pháp.
- Với Hiến pháp năm 1980, quan điểm về quyền làm chủ tập thể của Đảng ta
đã được thể chế hoá (Điều 3).
- Cũng như Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định
chính sách đồn kết dân tộc của Nhà nước ta. Điều 5 Hiến pháp năm 1980 quy
định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thong nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên đẩt nước Việt Nam, bình đẳng về quyền và




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×