TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Bản chất chính trị và vai trị của
Chính trị học trong đời sống xã hội. Liên hệ thực tiễn ở Việt
Nam
I.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
01
KHÁI NIỆM CHÍNH TRỊ VÀ BẢN CHẤT
02
CHÍNH TRỊ
1.
Các quan điểm ngồi Mác xít về chính trị và bản
02
chất chính trị
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính
trị và bản chất chính trị
VAI TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ HỌC TRONG
II.
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN HOẠT
06
09
ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
1.
Vai trị của Chính trị học trong đời sống xã hội
09
2.
Giải pháp cơ bản bảo đảm quyền lực chính trị
17
thuộc về nhân dân ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
27
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu bản chất chính trị và vai trị của Chính trị học có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống xã hội bởi nó là tổng hợp những vấn đề của thực tiễn
chính trị, của đời sống chính trị. Bởi vì, Chính trị học nghiên cứu những tính quy
luật, quy luật chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội; nghiên
cứu những cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những quy luật đó trong đời sống
chính trị; nghiên cứu mọi hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến vấn đề nhà
nước như: Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng
dưới dạng khả năng và hiện thực, con đường giải quyết; Hoạt động tìm kiếm,
thực thi các phương pháp, phương tiện… đạt mục tiêu đã đề ra; Việc lựa chọn,
tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hóa có hiệu quả mục
tiêu. Những vấn đề đó liên quan đến vai trị của các đảng chính trị, vấn đề quyền
lực nhà nước và các mối quan hệ xã hội.
Với vai trị là một mơn khoa học, Chính trị học có chức năng tổng qt
đó là phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống
chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế; Hình thành hệ thống tri
thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực tiễn: lý luận về tổ chức chính trị
và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận
về cơng nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục
vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức
chống phá những vấn đề liên quan đến chính trị và Chính trị học, trong đó tập
trung chống phá về quan điểm chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của
nhà nước. Vì thế, địi hỏi chúng ta phải nắm chắc về chính trị và vai trị của
Chính trị học nhằm nâng cao nhận thức chính trị, đập tan những quan điểm sai
trái thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạng, dân chủ cơng bằng, văn minh.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Bản chất chính trị và vai trị của Chính trị
học trong đời sống xã hội. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn mang tính cấp thiết.
1
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHÍNH TRỊ VÀ BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ
1. Các quan điểm ngồi Mác xít về chính trị và bản chất chính trị
Chính trị là một hiện tượng xã hội ra đời, tồn tại cùng với giai cấp và nhà
nước. Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và
phát triển của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc và tồn nhân loại. Trước khi
Chính trị học ra đời với tư cách là một khoa học chính trị đã có nhiều quan
niệm, quan điểm, thậm chí là tư tưởng, học thuyết của các học giả khác nhau
bàn về các khía cạnh của chính trị.
Ở phương Tây, thời kỳ cổ đại, Hê-rơ-đốt được mệnh danh là người “cha
của chính trị học”. Từ nghiên cứu và phân tích sự khác biệt giữa các hình thức
chính thể: qn chủ, q tộc và dân chủ, ơng khẳng định chính trị tốt nhất là thể
chế hỗn hợp của các chính thể này. Ơng nghiên cứu và phân tích sự khác biệt
giữa các hình thức chính thể quân chủ, quý tộc và dân chủ; ông chưa tổng hợp
được thế nào là chính trị gắn với thể chế nhà nước; ông gộp lại các kiểu nhà
nước trong lịch sử và ơng gọi đó là chính trị. Quan điểm tiến bộ của Hê-rơ-đốt là
gắn chính trị với nhà nước; tuy nhiên, ơng chưa phân tích được nguồn gốc, bản
chất của chính trị.
Platon quan niệm, chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là
độc tài, cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực. Platon mới nói đến nghệ thuật
trị nước, chưa phân biệt được chính trị với quyền lực, đánh đồng chính trị với
nhà nước phong kiến.
Aristotle thì cho rằng, chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, là
hình thức giao tiếp cao nhất của con người chính trị. Tư tưởng Aristotle mang
tính biện chứng - song, biện chứng tính duy tâm: Chính trị là sự phát triển tự
nhiên, nhưng lại là hình thức giao tiếp của con người, dẫn đến, chính trị là mối
quan hệ của con người, nhấn mạnh đến yếu tố ý thức con người.
Ở phương Đơng thời cổ đại, tư tưởng về chính trị, bản chất chính trị
cũng có nhiều nhà tư tưởng quan niệm khác nhau, nổi bật nhất là các quan niệm
của Khổng tử, Hàn Phi Tử, Lão Tử...
Khổng Tử quan niệm, chính trị là cơng việc của người qn tử, là làm
cho chính đạo, chính danh. Ơng mới đề cập đến góc độ cơng việc nhà nước,
nhưng lại duy tâm cho rằng chính trị là cơng việc của những người quân tử. Ông
quan niệm: Khi sinh ra con người ngang bằng nhau, nhưng do am hiểu các giá
trị xã hội sinh ra người quân tử, kẻ tiểu nhân; chính trị là công việc của người
quân tử, của những nhà thông thái.
Hàn Phi quan niệm, để thực hiện hoạt động chính trị cần thiết phải xây
dựng và ban hành pháp luật. Với luận thuyết nổi tiếng về thế, thuật và pháp, Hàn
Phi là đại diện tiêu biểu của phái Pháp gia.
Lão Tử với quan điểm “vô vi nhi trị” - không làm gì mà mọi người tự
thuần phục, tự tìm đến với con đường chính đạo thì đó chính là cái gốc của nghệ
thuật trị nước.
Khác với các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại, các nhà tư tưởng tư sản về
chính trị quan niệm: chính trị là cơng việc của những “cơng dân” có tài sản.
Thực chất phủ nhận mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp, che đậy cho bản
chất bóc lột của chế độ tư hữu.
Một số nhà tư tưởng tư sản khác quan niệm chính trị là những vấn đề
liên quan đến công việc nhà nước.
Từ "chính trị" (politics) có nguồn gốc từ "polis" trong tiếng Hy Lạp cổ
đại, có nghĩa là "Nhà nước thành bang". Hy Lạp cổ đại chia ra làm nhiều thành
bang khác nhau và mỗi thành bang có một hệ thống chính quyền riêng. Chính trị
với nghĩa được hiểu là các vấn đề liên quan đến thành bang, liên quan đến nhà
nước. Đây cũng là cách hiểu truyền thống của chính trị học, phản ánh khuynh
hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các cá nhân và bộ máy nhà nước.
Từ đó lập luận nghiên cứu chính trị, về bản chất, là nghiên cứu nhà nước,
nghiên cứu việc thực thi quyền lực của nhà nước. Tất cả mọi hoạt động của
người dân liên quan đến công việc của nhà nước đều được coi là hoạt động
chính trị như: Bầu cử; Tham gia vào q trình hoạch định chính sách, thực thi
các chính sách do nhà nước ban hành; Tham gia vào vấn đề an ninh, quốc
phòng, đối ngoại. Do vậy, chính trị bao gồm các q trình khác nhau, thơng qua
đó, nhà nước đáp ứng các áp lực từ xã hội bằng việc phân bổ các lợi ích, đưa ra
các quyết định thưởng và phạt theo thẩm quyền.
Các giá trị theo thẩm quyền là những giá trị đã được xã hội thừa nhận.
Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ, vì nhà nước là vấn đề trung tâm, cốt lõi
của chính trị chứ khơng phải là duy nhất. Chính trị là hoạt động diễn ra trong
một chính thể, một hệ thống tổ chức xã hội mà trung tâm của nó là bộ máy nhà
nước. Tất cả mọi hoạt động của người dân liên quan đến công việc của nhà nước
đều được coi là hoạt động chính trị: từ bầu cử, tham gia vào q trình hoạch
định chính sách, thực thi các chính sách do nhà nước ban hành; nó cũng bao
gồm hoạt động của bản thân các nhà chính trị, các cơng chức trong đời sống
chính trị…
Mặt khác, cũng có quan điểm cho rằng: Chính trị là cách thức con người
giải quyết mâu thuẫn khi sống thành cộng đồng. Đây là cách định nghĩa về chính
trị dựa trên cách thức đưa ra các quyết định tập thể của một cộng đồng. Bất kỳ
quốc gia nào cũng sẽ gồm các công dân, các tổ chức với các lợi ích khau nhau
cùng tồn tại. Mâu thuẫn xung đột lợi ích là tất yếu khách quan. Đôi khi, mục tiêu
hoạt động của các cá nhân, của các thể chế này trái ngược nhau và tạo ra sự
xung đột. Cách giải quyết mâu thuẫn ẩu đã dẫn đến luật rừng, tự thỏa thuận bằng
luật cá nhân; thông qua nhà nước bằng khuôn khổ pháp lý để giải quyết mâu
thuẫn. Ở mỗi nhà nước, sẽ có các thể chế, tổ chức có chức năng giải quyết các
xung đột này - đó là chính trị.
Chính trị được xem như một phương tiện để giải quyết xung đột. Nhà
nước đóng vai trị như người trọng tài dàn xếp các xung đột xã hội. Các xung
đột được giải quyết thơng qua q trình thỏa hiệp, hịa giải và đàm phán; chứ
không thông qua sử dụng vũ lực, cưỡng ép. Do vậy, người ta gọi "chính trị là
nghệ thuật của các khả năng". Theo nghĩa này, chính trị là hoạt động nhờ đó các
lợi ích khác nhau trong một cộng đồng được dung hòa bằng cách chia cho các
thành viên một phần quyền lực tương ứng với tầm quan trọng của họ đối với sự
tồn vong và lợi ích của cộng đồng. Vì mục đích này, trách nhiệm của nhà nước
phải đưa ra các khuôn khổ pháp lý để giải quyết xung đột giữa các cá nhân, tổ
chức và tạo ra một khơng khí hợp tác giữa họ.
Cũng có quan điểm cho rằng, chính trị là cách thức các nhóm đưa ra các
quyết định tập thể. Bất kỳ tập thể, nhóm nào trong xã hội cũng cần đưa ra các
quyết định của nhóm mình. Vậy các quyết định của nhóm đưa ra dựa trên
nguyên tắc nào? Dân chủ trực tiếp - tức tất cả các thành viên trong nhóm tham
gia vào quyết định. Dân chủ đại diện - các thành viên nhóm ủy nhiệm quyền lực
của mình cho các đại diện và các đại diện sẽ thay mặt nhóm đưa ra quyết định.
Các nguyên tắc quyết định. Thường có hai nguyên tắc được áp dụng:
Nguyên tắc đa số và nguyên tắc đồng thuận. Theo nguyên tắc đa số, khi đứng
trước các lựa chọn, phương án được đa số thành viên của tập thể tán thành thì
phương án đó sẽ trở thành phương án chính thức của nhóm. Trong khi đó, theo
nguyên tắc đồng thuận, một quyết định của nhóm được đưa ra khi nó được tất cả
các thành viên của tập thể đồng ý.
Bên cạnh đó, có quan niệm đánh đồng chính trị với quyền lực, chính trị
chính là quyền lực. Đây là cách hiểu chính trị theo nghĩa rộng nhất. Vì theo
nghĩa này, chính trị diễn ra ở mọi cấp độ xã hội, nó tồn tại trong từng gia đình,
từng nhóm nhỏ. Quyền lực ln là vấn đề trung tâm của bất kỳ nhà nước nào.
Phần phân tích trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo sự hợp tác
giữa các cá nhân, thể chế. Nó cũng giải quyết các bất đồng và cố gắng đạt được
sự đồng thuận. Nhưng cần lưu ý rằng, quyền lực vẫn là trung tâm của tất cả các
hoạt động này. Cách hiểu chính trị là quyền lực khơng gắn chính trị với một
chủ thể, một phạm vi cụ thể nào (các cơ quan quyền lực nhà nước, lĩnh vực
cơng), mà xem chính trị tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo nghĩa rộng, chính trị liên quan đến việc sản xuất, phân bổ, sử dụng
các nguồn lực xã hội. Về bản chất, quyền lực là khả năng giành được kết quả
mong muốn thông qua bất kỳ phương tiện nào. Ý tưởng này được Harold
Lasswell (1902 - 1978) nói một cách ngắn gọn và súc tích: “Chính trị là ai được
cái gì, khi nào và như thế nào? (Politics is who gets what, when, and how?).
Với cách tiếp cận này, các nguồn lực trong xã hội luôn khan hiếm và hữu
hạn, trong khi đó khát vọng và nhu cầu của con người là vơ hạn. Chính trị chính
là cuộc đấu tranh để giành quyền tiếp cận các nguồn lực hữu hạn; và quyền lực
là phương tiện để đạt được mục tiêu này.
Tóm lại: Các tư tưởng và học thuyết nêu trên ít nhiều đã đề cập được
những vấn đề cơ bản của chính trị như vấn đề tổ chức nhà nước, các hình thức
nhà nước và các chính thể, vấn đề quyền lực nhà nước, thủ lĩnh chính trị Tuy
nhiên, do những
hạn chế về lập trường, quan điểm, điều kiện lịch sử - xã hội mà các học thuyết
đó ít nhiều cịn bộc lộ những quan điểm thơ sơ, chất phác, thậm chí là sai lầm về
chính trị.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị và bản chất
chính trị
Vận dụng một cách khoa học các phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã có những quan niệm đúng đắn về chính trị.
Một là, chính trị là lợi ích, quan hệ lợi ích, sản phẩm của đấu tranh giai
cấp, trước hết vì lợi ích giai cấp. Chính trị xuất hiện cùng với giai cấp và nhà
nước. Sự xuất hiện đó, một mặt là công cụ để giai cấp cầm quyền giữ vị trí
thống trị nền sản xuất xã hội; mặt khác, nhằm điều hòa và giải quyết mối quan
hệ lợi ích giữa giai cấp đó với các giai cấp, tầng lớp khác. Hoạt động chính trị
chính là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, vì lợi ích giai cấp.
Hai là, cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước,
sự tham gia vào công việc nhà nước, định hướng cho nhà nước từ xác định hình
thức, nội dung đến nhiệm vụ của nhà nước. Quyền lực là vấn đề trung tâm của
chính trị. Từ chỗ nắm quyền lực chính trị, giai cấp thống trị tổ chức ra bộ máy
thực thi quyền lực đó là nhà nước. Nhà nước cần phải tổ chức theo hình thức
nào, vận động theo những mục tiêu, nội dung hoạt động của nhà nước; công dân
tham gia vào công việc của nhà nước ra sao. Tất cả những điều đó là nội dung
cốt lõi của chính trị.
Ba là, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Đồng thời, chính trị
khơng thể khơng chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Chính trị do kinh tế quyết
định, kinh tế mà cối lõi là vấn đề lợi ích, hình thành giai cấp, quyết định chính
trị. Song chính trị có sự tác động trở lại, bảo vệ lợi ích kinh tế.
Bốn là, chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận
mệnh của hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học,
vừa là nghệ thuật. Theo V.I.Lênin: “Chính trị vừa là một khoa học vừa là một
nghệ thuật. Xét đến cùng, chính trị là cuộc sống, lợi ích, là số phận của hàng
triệu triệu người”. Chính trị khơng chỉ dừng lại ở việc làm thế nào để điều tiết
một nhà nước hoạt động, quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội, ban hành
pháp luật..., tức là hoạt động đối nội, mà còn liên quan đến quan hệ mang tính đa
quốc gia, mang tầm vóc quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của một
quốc gia, tức là hoạt động đối ngoại. Do vậy, vấn đề chính trị là hết sức phức tạp
và nhạy cảm. Để giải quyết vấn đề chính trị địi hỏi có cả kiến thức khoa học
cùng sự uyển chuyển, khéo léo của nghệ thuật chính trị.
Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Chính trị là tồn bộ những
hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân
tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử
dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định
hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước.
Thực chất chính trị là hoạt động của các chủ thể quyền lực (các giai cấp,
các nhóm, các cá nhân..v.v.) nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,
quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước,
của xã hội.
Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết hệ thống, chính trị là một tổng thể
được hợp thành bởi các yếu tố khác nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó
hình thành kết cấu chính trị.
Kết cấu chính trị là khái niệm chỉ các yếu tố cấu thành một nền chính trị
và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành đó. Các yếu tố cấu thành một nền
chính trị bao gồm: hệ tư tưởng chính trị, thể chế chính trị và hệ thống chính trị.
Hệ tư tưởng chính trị là tồn bộ những học thuyết, tư tưởng, quan điểm,
của một giai cấp về giành và giữ quyền lực nhà nước, xác định chế độ chính trị,
hình thức tổ chức nhà nước và quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã
hội. Bất cứ một giai cấp, một tầng lớp nào cũng cần và phải xây dựng cho mình
một tư tưởng, một học thuyết làm nền tảng để xây dựng chế độ chính trị và cơ
chế thực thi quyền lực chính trị.
Hệ tư tưởng chính trị quyết định lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị
của một giai cấp; giải thích các phương thức giành và giữ quyền lực chính trị,
xác lập và điều chỉnh các vấn đề xã hội, khẳng định mục tiêu và định hướng xây
dựng xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền.
Hệ tư tưởng chính trị là kim chỉ nam soi đường cho quá trình đấu tranh
của một giai cấp. Hệ tư tưởng chính trị chứa đựng những mục tiêu và phương
pháp để một giai cấp tiến lên giành chính quyền; xác định mối quan hệ giữa các
giai cấp; quy định chế độ chính trị, hình thức và bản chất nhà nước, cơ chế phân
chia quyền lực chính trị; xác định mục tiêu, nội dung và phương thức lãnh đạo
của giai cấp thơng qua chính đảng của giai cấp đó.
Thể chế chính trị là những quy định, quy chế, chuẩn mực, quy phạm,
nguyên tắc, luật lệ... nhằm điều chỉnh và xác lập các quan hệ chính trị; mặt khác
là những dạng thức cấu trúc tổ chức, các bộ phận chức năng cấu thành của một
chủ thể chính trị hay hệ thống chính trị.
Thể chế chính trị là hình thức biểu hiện của hệ tư tưởng chính trị, cịn hệ
thống chính trị là một bộ phận cấu thành của thể chế chính trị. Trên nền tảng
một chế độ chính trị, hệ thống chính trị được thành lập.
II. VAI TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
1. Vai trị của Chính trị học trong đời sống xã hội
Chính trị học là một trong những vấn đề được con người nghiên cứu từ
rất sớm. Đánh giá về tầm quan trọng của khoa học chính trị, Platon cho rằng:
“Khoa học của nhà chiến lược, của quan toà, của nhà diễn thuyết, của nhà
truyền giáo là khoa học của kẻ nô bộc. Khoa học thật sự và duy nhất của Vương
quyền là khoa học chính trị”. Do vậy, chính trị học là khoa học về sự cai trị hay
còn gọi là khoa học về chính phủ mà nội dung của nó xoay quanh vấn đề tìm
kiếm một hình thức nhà nước, một hình thức cai trị hợp lý nhất.
Ngày nay, theo nghĩa chung nhất, chính trị học hay khoa học chính trị Political Science) là một ngành khoa học nghiên cứu về chính trị. Thực chất đó
là khoa học về việc "giành, giữ, và thực thi quyền lực nhà nước".
Là mơn khoa học về pháp lý, Chính trị học nghiên cứu về lĩnh vực chính
trị của đời sống xã hội, làm sáng tỏ những quy luật và tính quy luật chung nhất
trong các mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia cũng như trong mối
quan hệ giữa các tổ chức liên quan tới việc hình thành, phát triển của quyền lực
chính trị, quyền lực nhà nước. Trong đó, chú trọng nghiên cứu các vấn đề về đời
sống chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật chung nhất của đời sống chính
trị, cơ chế tác động, cơ chế sử dụng cùng những phương thức, những thủ thuật
chính trị để hiện thực hóa những quy luật chung đó. Nghĩa là nghiên cứu những
quy luật và vấn đề có tính quy luật chung nhất về quyền lực chính trị, phương
thức giành quyền lực chính trị, các thiết chế và các hình thức tổ chức thực hiện
quyền lực chính trị, các kiểu hệ thống chính trị đã có trong lịch sử và đang tồn
tại hiện nay.
Chính trị học cũng nghiên cứu q trình hoạt động chính trị nhằm giành
chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực chính trị. Trong đó, tập trung đi sâu
nghiên cứu làm rõ các vấn đề: mục tiêu chính trị trước mắt và mục tiêu chính trị
lâu dài mang tính hiện thực; những biện pháp, phương tiện, thủ thuật, hình thức
tổ
chức có hiệu quả để đạt các mục tiêu đề ra; sự lựa chọn và sắp xếp cán bộ của hệ
thống chính trị.
Nói một cách cụ thể hơn, có thể chia đối tượng nghiên cứu của chính trị
học thành ba lớp nghiên cứu thể chế chính trị (hệ thống tổ chức và thực thi
quyền lực); Hành vi chính trị (bao gồm hành vi của chính phủ, nhà chính trị và
hành vi của người dân); Mơi trường chính trị (mơi trường trong đó hoạt động
chính trị diễn ra).
Ở Việt Nam, nội dung của Chính trị học được thu hẹp phạm vi, vì bên
cạnh Chính trị học cịn có các ngành khoa học chính trị khác như: Triết học,
Kinh tế chính trị, Xây dựng Đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Luật học, Hành
chính học… cũng nghiên cứu về chính trị trên những bình diện khác nhau.
Vai trị của Chính trị học trong đời sống xã hội
Thứ nhất, trang bị các tri thức chính trị cho người dân khi tham gia vào
đời sống xã hội.
Chính trị học trang bị các kiến thức về các lĩnh vực của đời sống chính
trị. Chính trị là vấn đề liên quan đến lợi ích của nhiều người, do vậy sống trong
một xã hội chính trị (tức là các xã hội có giai cấp và nhà nước), mỗi cá nhân
khơng thể khơng có tri thức về lĩnh vực này để có ý thức chủ động và trách
nhiệm, tự giác khi tham gia vào đời sống chính trị. Quá trình này sẽ giúp các cá
nhân hiểu được các quyền hạn và nghĩa vụ của bản thân,cũng như các trách
nhiệm và thẩm quyền của nhà nước...
Thứ hai, tìm kiếm những mơ hình thể chế chính trị tốt nhất.
Chính trị là lĩnh vực liên quan đến tổ chức và sử dụng quyền lực cơng,
do vậy nghiên cứu về chính trị sẽ giúp tìm kiếm các mơ hình Chính phủ tốt nhất,
cách thức tổ chức và thực thi quyền lực đúng đắn và hiệu quả nhất; giúp hình
thành và hồn thiện các thể chế, nhằm quản lí xã hội tốt nhất, đem lại lợi ích
cho giai cấp và dân tộc. Đồng thời, đó cũng là q trình tổng kết thực tiễn chính
trị, khám phá những quy luật của đời sống chính trị, đúc rút những kinh nghiệm
chính trị, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho quá trình xác định các mục
tiêu chính trị, ra quyết định chính trị, giải quyết các xung đột chính trị, dự báo
xu hướng vận động của nền chính trị trong tương lai, ...
Thứ ba, tìm kiếm những giải pháp và xử lý các mối quan hệ chính trị
quốc tế.
Việc nghiên cứu chính trị, đặc biệt là các vấn đề quan hệ chính trị quốc
tế, cịn cần thiết để giải quyết những vấn đề quan hệ quốc tế, như quá trình hợp
tác - cạnh tranh - xung đột giữa các quốc gia, dân tộc; hiểu được cơ chế vận
hành của các tổ chức quốc tế, hiểu được bản chất của các cơng ty, tập đồn
xun quốc gia, các phong trào mang tính tồn cầu,… để từ đó các chủ thể, nhất
là các quốc gia - dân tộc, có những đối sách phù hợp trong bối cảnh tồn cầu hóa
và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay, Chính trị học ở
Việt Nam tập trung nghiên cứu các vấn đề như: Quyền lực chính trị; q trình
hình thành và phát triển của quyền lực chính trị; việc tổ chức và cơ chế thực thi
quyền lực chính trị; việc giành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị; nghiên cứu
kết cấu và chức năng của hệ thống chính trị; văn hóa chính trị; vấn đề về đảng
chính trị và đảng cầm quyền; công tác tư tưởng, tổ chức và xây dựng một đảng
chính trị và nghiên cứu vai trò của con người với tư cách là con người chính trị,
cùng các phẩm chất cần thiết của một chính khách, thủ lĩnh chính trị…
Trong đó, làm sâu sắc thêm các vấn đề dân chủ hóa hệ thống chính trị
nói riêng, dân chủ hóa đời sống chính trị nói chung trong điều kiện chuyển sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu phương diện
chính trị của q trình đa dạng hóa cơ cấu xã hội - giai cấp, đấu tranh giai cấp;
nghiên cứu lý luận chung về đảng cầm quyền, những đặc trưng và yêu cầu quản
lý nhà nước trong điều kiện dân chủ hóa đời sống xã hội; nghiên cứu các quan
hệ và tác động giữa chủ thể lãnh đạo, chủ thể quản lý với đối tượng quản lý;
nghiên cứu các phương pháp quản lý và phương thức kiểm sốt quyền lực nhà
nước có hiệu quả; nghiên cứu các quá trình hình thành và ảnh hưởng của văn
hóa chính trị đối với hoạt động chính trị; tích cực hóa hoạt động chính trị của
mọi thành viên trong xã hội đối với việc hoàn thiện kỹ năng hoạt động của cán
bộ lãnh đạo và quản lý các q trình chính trị xã hội; nghiên cứu những động lực
hoạt động chính trị và sự thể hiện của chúng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam
hiện nay.
Đặc điểm chính trị ở Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, chính trị ở Việt Nam là chính trị nhất nguyên.
Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm
quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước năm 1945, ở Việt Nam còn trên 10
đảng chính trị hoạt động. Các đảng tham gia hoạt động chính trường trước năm
1945, gồm: Đảng Cộng sản Đơng Dương; Việt Nam Cách mạng đồng minh
(Việt Cách
- Nguyễn Hải Thần thành lập), Đại Việt Quốc dân đảng (Việt Quốc - Trương Tử
Anh thành lập) - Hai đảng này thân Tưởng Giới Thạch. Các đảng này có nhiều
khuynh hướng chính trị khác nhau, có đảng yêu nước chống thực dân Pháp. Sau
đó, đa số các đảng đều bị tan rã, chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy
được vai trị lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và vai trị đó cịn được
giữ đến ngày nay.
Năm 1946, ở Việt Nam cịn 3 đảng chính trị hoạt động. Ngồi Đảng
Cộng sản Việt Nam cịn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng
này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng
Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1947 đến giữa những năm 80 thế kỷ XX, ở
miền Bắc có 3 đảng chính trị, nhưng chỉ duy nhất có Đảng Cộng sản Việt Nam
là đảng đóng vai trị lãnh đạo và cầm quyền. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ
XX Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán, hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa ở nước ta duy nhất còn Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước
và xã hội ở Việt Nam cho đến ngày nay.
Như vậy, từ khi ra đời đến nay, chính trị Việt Nam là thể chế nhất
nguyên, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền. Chính trị gắn
liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Mỗi tổ
chức thành viên
của các tổ chức chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng
vai trị là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân. Nhà nước tổ chức tập hợp,
đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng. Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, vừa là tổ chức mà qua đó Đảng
Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội. Tính nhất
ngun chính trị ở Việt Nam cịn được thể hiện ở tính nhất ngun tư tưởng.
Tồn bộ nền chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động
Ở Việt Nam hiện nay, mục tiêu của chính trị là vì nhân dân. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian
khổ, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã lật đổ
sự thống trị của chế độ thực dân phong kiến, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa, xác lập quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ. Bao nhiêu lợi ích đều vì
dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách
nhiệm của dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”1.
Hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân Việt Nam dùng quyền lực để bảo vệ và
xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Chế độ mà nhân dân ta phấn đấu xây
dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ “lần đầu tiên trong lịch sử những
xã hội văn minh, quần chúng nhân dân vươn lên tham gia một cách độc lập
không những vào việc bầu cử và tuyển cử, mà cả vào việc quản lý hàng ngày
nữa”2. Nội dung chính trị xuyên suốt thời kỳ quá độ là thực hiện ngày càng đầy
đủ quyền lực chính trị của nhân dân lao động.
Quyền lực chính trị của nhân dân lao động là ý chí chung của mọi tầng
lớp lao động, thể hiện khả năng thực hiện được những lợi ích cơ bản của những
người lao động, thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội và thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, dưới
1
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 232.
2
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.143.
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ thể quyền lực chính trị ở Việt
Nam hiện nay là nhân dân lao động, đó khơng phải là một giai cấp, một tầng lớp
đơn nhất, mà bao gồm những giai cấp tầng lớp khác nhau tương ứng với địa vị
kinh tế của họ trong nền sản xuất xã hội.
Những giai cấp tầng lớp ấy có một đặc trưng chung là sống bằng sức lao
động của mình; do vậy họ có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau. Trong nhân
dân lao động thì giai cấp cơng nhân là giai cấp tiên tiến, đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến hiện đại, do vậy cũng là đại diện lợi ích cơ bản chung của
toàn thể nhân dân lao động.
Nhân dân lao động với tư cách là chủ thể quyền lực của khối liên hiệp
các tầng lớp lao động, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức làm nịng cốt, do giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Hồ Chí
Minh khẳng định: “Để giành lấy thắng lợi, cách mạng nhất định phải do giai cấp
cơng nhân lãnh đạo. Vì nó là giai cấp tiền tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết
nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất”3.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung năm 2011) của Đảng ta nêu rõ: Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị trong thời kỳ quá độ là nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là nguồn gốc
của mọi quyền lực. Quyền độc lập dân tộc và quyền làm chủ của nhân dân lao
động được tổ chức thành quyền lực chính trị. Khi quyền lực chính trị của nhân
dân lao động được tổ chức thành nhà nước thì ý chí chung của nhân dân lao
động là sức mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Ở nước ta, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước. Tun ngơn độc lập năm 1945 xác định rõ: Ở nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Các bản hiến pháp của
nước ta đều ghi nhận điều đó.
3
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 601.
17
Điều 2, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp”.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam bao gồm nhiều
tổ chức có tính chất, vị trí, vai trị, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt
chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các tổ
chức thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ
thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng
hưởng sức mạnh trong tồn bộ hệ thống chính trị.
Tính thống nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó
là sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của tồn bộ hệ thống là xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh. Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động là nguyên tắc tập trung dân chủ. Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở
từng cấp và từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành.
Thứ ba, chính trị Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản chất giai cấp
công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
Đó là sản phẩm cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền với mục tiêu
giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Lịch sử nền chính trị Việt Nam
là lịch sử các giai cấp, các dân tộc đoàn kết trong đấu tranh giành, giữ và bảo vệ
nền độc lập dân tộc, hợp tác để cùng phát triển. Chính trị Việt Nam (trung tâm là
Nhà nước) vừa đại diện cho giai cấp, vừa đại diện cho dân tộc. Các giai cấp,
tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính