Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường trung quốc của công ty tnhh dụng cụ an mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.63 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DỤNG CỤ CƠ KHÍ CHÍNH
XÁC TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG
TY TNHH DỤNG CỤ AN MI

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S DOÃN NGUYÊN
MINH NGUYỄN TỐ UYÊN Lớp: K55E4
Mã sinh viên : 19D130258

HÀ NỘI – 2023
LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của
công ty TNHH dụng cụ An Mi” là nghiên cứu độc lập của em. Các số liệu được cung cấp
từ báo cáo của công ty và kết quả nghiên cứu hồn tồn trung thực, khơng đạo nhái hay
sao chép từ bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác. Tất cả tài liệu trích dẫn đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường nếu phát hiện bất cứ sự sai
phạm hay sao chép trong đề tài này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Uyên
Nguyễn Tố Uyên


i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – ThS. Dỗn Ngun Minh, người đã tận tình
chỉ bảo em trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc
tế, các thầy cô Trường Đại học Thương Mại, đã trang bị cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH dụng cụ An Mi, đặc biệt là chị
Đỗ Ngọc Phương Uyên - trưởng phòng Mua bán - Xuất nhập khẩu cùng các anh chị cán
bộ tại phòng Mua bán - Xuất nhập khẩu, phịng Kinh doanh và phịng Kế tốn của cơng ty
đã tạo điều kiện, hỗ trợ nhiệt tình và đóng góp ý kiến quý báu trong suốt thời gian em thực
tập, giúp em hồn thiện bài khóa luận tốt hơn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hồn thành bài khóa luận, tuy nhiên do hạn chế về
thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi có
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp bổ sung của thầy cơ để
bài khóa luận được hồn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc các thầy cơ thật nhiều sức khỏe, chúc Quý Công ty
TNHH dụng cụ An Mi ngày càng phát triển lớn mạnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Uyên
Nguyễn Tố Uyên


ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ......................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DỤNG CỤ CƠ KHÍ CHÍNH XÁC TỪ THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CƠNG TY TNHH DỤNG CỤ AN MI................1 1.1.
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................1 1.2.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...............................................................................2 1.3.
Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................4 1.4.
Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................5 1.5.
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................5 1.6.
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5 1.7. Kết
cấu của khóa luận............................................................................................6 CHƯƠNG
2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU ..........................................................................................7 2.1. Lý thuyết
về hợp đồng nhập khẩu ........................................................................7 2.1.1. Khái niệm
về hợp đồng nhập khẩu (hợp đồng thương mại quốc tế) .................7 2.1.2. Đặc điểm và
nội dung của hợp đồng nhập khẩu ................................................7 2.1.3. Vai trò của hợp
đồng nhập khẩu .........................................................................8 2.1.4. Cơ sở pháp lý của
hợp đồng nhập khẩu..............................................................9 2.2. Lý thuyết về quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu .......................9 2.2.1. Khái niệm quản trị quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu...........................9 2.2.2. Ý nghĩa của quản trị quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ........................9 2.2.3. Nội dung quản trị quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu...........................10 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt


động


quản

trị

quy

trình

thực

hiện

hợp

đồng

khẩu.....................................................................................................................16

nhập
2.3.1.

Nhân tố bên trong...............................................................................................16 2.3.2.
Nhân tố bên ngồi ..............................................................................................17

iii
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DỤNG CỤ CƠ KHÍ CHÍNH XÁC TỪ THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH DỤNG CỤ AN MI..............20 3.1. Tổng
quan về Công ty TNHH dụng cụ An Mi...................................................20 3.1.1. Khái
quát về Công ty TNHH dụng cụ An Mi....................................................20 3.2. Thực

trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí
chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An Mi giai đoạn
2020 - 2022 ...................................................................................................30 3.2.1. Thực
trạng lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác
từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An Mi .........30 3.2.2. Thực trạng
tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị
trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An Mi ...............31 3.2.3. Thực trạng
giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu ................39 3.3. Các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng
dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An
Mi ..................................................................................41 3.3.1. Nhân tố bên
trong...............................................................................................41 3.3.2. Nhân tố bên
ngồi ..............................................................................................42 3.4. Đánh giá hoạt
động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí
chính xác từ thị trường Trung Quốc của Cơng ty TNHH dụng cụ An
Mi..............................................................................................................43 3.4.1. Những
thành tựu đạt được ................................................................................43 3.4.2. Những


hạn chế còn tồn tại.................................................................................45 CHƯƠNG 4:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG
DỤNG CỤ CƠ KHÍ CHÍNH XÁC TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG
TY TNHH DỤNG CỤ AN MI.................................48 4.1. Định hướng phát triển hoạt
động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí
chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An
Mi.................................................................................................48 4.1.1. Định hướng phát
triển chung ............................................................................48

iv

4.1.2. Định hướng phát triển cho hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác .........................................................49
4.2. Một số đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH
dụng cụ An Mi.................................................................................................49 4.2.1. Giải
pháp chung .................................................................................................49 4.2.2. Giải
pháp cụ thể..................................................................................................50 4.3. Một số
kiến nghị với Nhà nước và các bộ ngành liên quan ..............................52 4.3.1. Kiến
nghị với Nhà nước .....................................................................................52 4.3.2. Kiến
nghị với các bộ ngành liên quan...............................................................53 TÀI LIỆU
THAM KHẢO.............................................................................................1


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Giới thiệu Công ty TNHH dụng cụ An Mi ...................................................20
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty......................................................................24
Bảng 3.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022 của Công ty
TNHH Dụng cụ An Mi..................................................................................................25
Bảng 3.6 Các mặt hàng chính của Cơng ty TNHH dụng cụ An Mi giai đoạn 2020 2022 ...............................................................................................................................26
Bảng 3.7: Một số đối tác nhập khẩu chính của Cơng ty TNHH dụng cụ An Mi giai đoạn
2020-2022 .............................................................................................................27 Bảng
3.8: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2020 - 2022 ...............................................27 Bảng
3.9: Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2020 - 2022 của công ty
TNHH Dụng cụ An Mi ..............................................................................28 Bảng 3.10: Cơ
cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty TNHH Dụng cụ An Mi giai đoạn 2020 2022 ..............................................................................................29 Bảng 3.11: Kim ngạch
nhập khẩu theo thị trường của công ty năm 2020 - 2022.........30 Bảng 3.12: Số lượng tờ
khai phân luồng của Công ty TNHH dụng cụ An Mi giai đoạn 20202022......................................................................................................................34 Bảng
3.13: Mã HS và thuế NK của một số mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác NK của Cơng ty

TNHH dụng cụ An Mi năm 2022....................................................................36 Bảng 3.14:
Phương thức thanh toán tiền hàng nhập khẩu của công ty cho nhà cung cấp từ thị trường
Trung Quốc giai đoạn 2020 – 2022..........................................................38
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ....................................................11 Sơ
đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dụng cụ An Mi...................................22


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
1

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

2

VNĐ


Việt Nam Đồng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
1

ACFTA

ASEAN – China Free

Hiệp định Thương mại

Trade Area

hàng hóa Asean – Trung
Quốc

2

CFS

Container Freight Station

Trạm gom hàng

3

CIF

Cost, Insurance and Freight


Tiền hàng, bảo hiểm và
cước phí

4

CFR

Cost and Freight

Tiền hàng và cước phí

4

FOB

Free On Board

Giao hàng lên boong tàu

5

D/A

Documents against

Thanh toán nhờ thu

Acceptance

kèm chứng từ trả

chậm

6

D/O

Delivery Order

Lệnh giao hàng

7

D/P

Documents against

Thanh toán nhờ thu

Payment

kèm chứng từ trả ngay

8

EXW

Ex Work

Giao tại xưởng


9

FCL

Full Container Load

Giao nguyên container

10

HBL

House Bill of Lading

Vận đơn thứ cấp

11

USD

United States dollar

Đồng đô la Mỹ


vii

12

L/C


Letter of Credit

Thư tín dụng

13

LCL

Less than Container Load

Giao hàng lẻ

19

T/T

Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện

20

TTR

Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện có

Reimbursement


bồi hồn

21

VAT

Value Addex Tax

Thuế giá trị gia tăng

22

WTO

World Trade Organisation

Tổ chức Thương mại Thế giới

viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DỤNG CỤ CƠ KHÍ CHÍNH XÁC TỪ THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CƠNG TY TNHH DỤNG CỤ AN MI 1.1.Tính
cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu hóa của thế kỷ 21, hoạt động thương mại quốc tế
ngày càng phát triển và đóng vai trị quan trọng đối với mỗi quốc gia. Xu hướng hội nhập
quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới với việc các quốc gia liên tục ký kết các hiệp
định quốc tế song phương, đa phương, tham gia vào các diễn đàn đa quốc gia.
Tại Việt Nam, Theo số liệu của trung tâm WTO, tính đến tháng 01/2022, Việt Nam đã có
15 FTAs có hiệu lực, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới và là

thành viên của 63 tổ chức quốc tế trong đó có WTO, ASEAN, WB,... Chính điều này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc hàng hóa được trao đổi nhiều hơn giữa các quốc gia, phát
huy được lợi thế so sánh, cải thiện cán cân thanh toán, đồng thời cũng thúc đẩy q trình
chun mơn hóa và phân cơng lao động quốc tế, đẩy mạnh q trình chuyển giao cơng
nghệ và đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó là những khó khăn đến từ những chính sách,
quy định khắt khe của mỗi quốc gia hay có thể kể tới trong giai đoạn vừa qua đó là đại


dịch Covid-19. Hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và nhập khẩu nói riêng có sự
phức tạp nhất định, địi hỏi chủ thể tham gia phải có một nền tảng kiến thức, kinh nghiệm
vững chắc. Để hoạt động nhập khẩu được thực hiện một cách thuận lợi, tối ưu hóa chi phí,
vận hành bộ máy doanh nghiệp một cách trơn tru thì hoạt động quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu là nghiệp vụ hết sức quan trọng.
Là một doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu lâu năm, TNHH Dụng cụ An Mi cũng
không phải là ngoại lệ. Hiện công ty đang thực hiện hoạt động nhập khẩu mặt hàng dụng
cụ cơ khí chính xác từ các thị trường như: Anh, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và một
số nước khu vực Châu Âu để phân phối cho các đối tác, doanh nghiệp thuộc các ngành ô
tô – xe máy, hàng không, y tế, gia công chế tạo kim loại tại Việt Nam. Công ty đang ngày
càng phát triển và mở rộng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc trong quá
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, gây tốn thời
gian, chi phí.

1
Trong q trình thực tập tại công ty, được học hỏi và tiếp xúc trực tiếp với những
công việc thực tế, em nhận thấy quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của
cơng ty có ảnh hưởng rất lớn đến q trình kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ
thực tế đó và mong muốn của bản thân có thể mang lại cho cơng ty một số đóng góp hữu
ích trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị quy trình thực thiện hợp đồng nhập
khẩu, em xin chọn đề tài: “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng

dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An Mi”
để làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong giao dịch mua bán quốc tế, hợp đồng TMQT nói chung và hợp đồng nhập
khẩu nói riêng là một phần quan trọng không thể thiếu. Đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, hoạt động nhập khẩu không còn là mới mẻ, tuy nhiên việc quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu lại ln được chú trọng quan tâm và hồn thiện. Cho đến nay, đã
có khá nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này, nhưng mỗi một cơng trình lại có những
cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau, có thể kể đến một số cơng trình nghiên


cứu gần đây như:
Đàm Thị Ngọc Bình, 2022, Trường đại học Thương Mại: “Quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu mặt hàng nông sản từ thị trường Mỹ của công ty TNHH Nơng lâm sản
Bình Phát” sử dụng phương pháp tổng hợp dữ liệu và so sánh để phân tích thực trạng quản
trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng nông sản từ thị trường Mỹ của công ty TNHH
Nơng lâm sản Bình Phát, từ đó nêu được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế
còn tồn tại và phân tích ngun nhân của hạn chế đó. Tuy nhiên ở phần thực trạng, tác giả
chỉ nói khái qt, chưa phân tích rõ ràng quy trình của một vài bước trong quá trình quản
trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Phạm Thị Thanh Loan, 2021, Trường đại học Thương Mại: “Quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH Ace
Antenna” đã làm nổi bật thực trạng quản trị quy trình nhập khẩu mặt hàng nguyên vật liệu
từ thị trường Mỹ của Ace Antenna, không chỉ sử dụng các dữ liệu sơ cấp từ phía cơng ty
mà cịn sử dụng thêm các dữ liệu từ phỏng vấn chuyên gia và phiếu điều tra trắc nghiệm.
Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng lại chưa được đi vào phân tích cụ

2
thể và các giải pháp đưa ra dựa trên những tồn tại hạn chế cịn chung chung, thiếu tính triệt
để.

Tống Thị Bích Hồng, 2021, Trường đại học Thương Mại: “Quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu máy xơng hơi từ thị trường Thụy Điển của công ty TNHH
Wisdom Việt Nam” đã khái quát hoá các cơ sở lý luận liên quan, phân tích thực trạng quản
trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy xông hơi từ thị trường Thụy Điển để từ đó
đưa ra được một các giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu tại phần thực
trạng, tác giả chưa nêu ra được nguyên nhân của sự tăng giảm các chỉ tiêu sau mỗi bảng số
liệu.
Trần Thị Mai Tuyết, 2021, Trường đại học Thương Mại: “Quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu văn phòng phẩm từ thị trường Thái Lan của Cơng ty cổ phần
văn hóa & thương mại Bình Dương –Fabico” chủ yếu sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ nội


bộ công ty và các lý thuyết liên quan để phát triển vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống và
rõ ràng, đem lại cho độc giả cái nhìn tổng quan và cụ thể về các bước quản trị quy trình
của cơng ty. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu văn phịng phẩm để có được những giải pháp cụ
thể hơn.
Trần Thị Linh, 2021, Trường đại học Thương Mại: “Quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu các sản phẩm gỗ nhựa composite từ thị trường Malaysia của Công ty
cổ phần Xây dựng Green Global Việt Nam” đã phân tích hoạt động quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm gỗ nhựa composite của công ty dựa trên các dữ liệu
thứ cấp và phương pháp quan sát thực tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra được những yếu tố tác
động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến quản trị quy trình thực hiện hợp đồng, từ
đó đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp, kiến nghị cho Nhà nước và cho bản thân doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu trên mới chỉ phân tích khái quát, chưa đi sâu vào thực tiễn
hoạt động quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong từng bước quy trình của cơng ty.
Về cơ bản, điểm chung của các bài nghiên cứu trên đều chỉ ra được cơ sở lý luận,
thực trạng liên quan đến hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Từ đó, tác giả đưa ra
những định hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của từng cơng ty
trong mỗi đề tài. Tuy nhiên quy trình thực hiện hợp đồng tại từng cơng ty có sự


3
khác biệt về mặt hàng, thị trường nhập khẩu, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, số
liệu, những thay đổi liên tục trong mơi trường thương mại quốc tế nên khó có thể áp dụng
những kết quả nghiên cứu đó một cách đồng loạt. Do đó, tiếp nối hướng nghiên cứu của
những đề tài trên, đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng
cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Cơng ty TNHH dụng cụ An Mi” sẽ đi
sâu phân tích thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng
cụ cơ khí chính xác dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, chỉ ra được những ưu
điểm và hạn chế còn tồn tại để từ đó có thể đưa ra những đề xuất cụ thể, tối ưu nhất cho
cơng ty.
1.3. Mục đích nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng
cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An Mi” được
thực hiện với các mục đích sau:
❖ Mục tiêu chung:
Nghiên cứu và làm rõ thực trạng hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty
TNHH dụng cụ An Mi. Qua đó, đánh giá về những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp và
đưa ra các kiến nghị giải pháp có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao.
❖ Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa.
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt
hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An
Mi.
- Đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của

công ty.
- Đánh giá những thành cơng, hạn chế cịn tồn tại và lý giải nguyên nhân trong hoạt
động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác
từ thị trường Trung Quốc của cơng ty.

4
- Từ đó, đề xuất giải pháp hồn thiện hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty
TNHH dụng cụ An Mi trong thời gian tới.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH


dụng cụ An Mi.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH dụng cụ An
Mi, cụ thể là tại bộ phận Mua hàng - Xuất nhập khẩu.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập được trong giai đoạn từ năm
2019 - 2022.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty
TNHH dụng cụ An Mi.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu:
Đề tài nghiên cứu tập trung thu thập dữ liệu thứ cấp, là những dữ liệu đã qua xử lý,
tổng hợp, chọn lọc thơng qua hai nguồn chính là nguồn dữ liệu trong và ngồi Cơng ty
TNHH dụng cụ An Mi, trong đó:
− Nguồn dữ liệu bên trong cơng ty: báo cáo tài chính năm 2019, năm 2020, năm


2021 và bán niên 2022, các số liệu thu thập từ phịng Tài chính - Kế tốn, phịng Kinh
doanh của công ty; những kiến thức, thông tin rút ra trong quá trình tìm hiểu, quan sát hoạt
động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
− Nguồn dữ liệu bên ngồi cơng ty: Các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình

Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế, báo và tạp chí chuyên ngành, các luận văn tham
khảo,… để hệ thống lại cơ sở lý luận, đưa ra những phân tích và đánh giá cụ thể, xác đáng
dựa trên cơ sở khoa học cho hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác của cơng ty.

5
1.6.2. Các phương pháp xử lý dữ liệu:
Trong đề tài nghiên cứu, để xử lý dữ liệu thứ cấp, tác giả có sử dụng các phương
pháp sau:


- Phương pháp so sánh: Dựa trên các dữ liệu có được từ cơng ty, tác giả tiến hành so
sánh sự biến động giữa các số liệu qua từng năm, trên từng phương diện nghiên cứu, giữa
các dữ liệu trong quá trình quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí
chính xác thực tế của Cơng ty.
- Phương pháp phân tích: Từ những so sánh trên, tác giả tiếp tục phân tích mối liên
hệ tương quan giữa các dữ liệu và tình hình kinh doanh, hoạt động quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng, và luận giải nguyên nhân dẫn đến những biến động đó. Ngồi ra, thơng qua
phương pháp phân tích, tác giả đánh giá được mối quan hệ của các nhân tố tác động đến
việc quản trị quy trình đối với thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Qua đó đưa ra
được những đánh giá khách quan về thực trạng và đề xuất được những giải pháp, kiến nghị
phù hợp và thiết thực cho doanh nghiệp.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần Lời cam kết, Lời cảm ơn, Lời mở đầu, Danh mục bảng biểu, Danh mục từ
viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục , bài Khóa luận tốt nghiệp được trình bày


theo kết cấu gồm bốn chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt
hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ
An Mi.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Chương 3 : Thực trạng của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng
dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An
Mi.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản trị quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dụng cụ cơ khí chính xác từ thị trường
Trung Quốc của Công ty TNHH dụng cụ An Mi.

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1. Lý thuyết về hợp đồng nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu (hợp đồng thương mại quốc tế) Hiện nay,
có nhiều khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế được đưa ra. Điều 16 Luật
Thương mại (2005) định nghĩa như sau: “Hợp đồng mua bán ngoại
thương là hợp đồng ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương
nhân nước ngồi”. Trong đó, “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” (theo Khoản 1, Điều 28 Luật
Thương mại 2005).
Hay theo giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (Trường Đại học Thương
mại, NXB Thống kê, 2014): “Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thoả thuận về thương
mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau”. Trong đó, “Hợp

đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, thực hiện q trình
nhận quyền sở hữu hàng hố và thanh tốn tiền hàng”.
2.1.2. Đặc điểm và nội dung của hợp đồng nhập khẩu
❖ Về đặc điểm:
Thứ nhất, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: Là các thương nhân (bên xuất khẩu và
bên nhập khẩu) có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng: Là hàng hóa hoặc dịch vụ có sự dịch chuyển từ
quốc gia này sang quốc gia khác. Hàng hóa nhập khẩu phải là hàng hóa khơng thuộc danh
mục cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
Thứ ba, đồng tiền thanh toán: Là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc với cả hai
bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Theo đó, các bên có thể chọn đồng tiền thanh toán
là ngoại tệ của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc một nước thứ ba.
Thứ tư, nguồn luật điều chỉnh: Do có yếu tố nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh
hợp đồng NK bao gồm: Luật quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế.
❖ Về nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế:


7
Một hợp đồng thương mại quốc tế thường có hai phần chính: phần những điều trình
bày và các điều khoản về điều kiện. Trong đó:
- Phần trình bày chung bao gồm: Số hợp đồng (Contract No.), Địa điểm và ngày
tháng ký kết hợp đồng, Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng, Các định
nghĩa dùng trong hợp đồng, Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
- Phần các điều khoản và điều kiện của hợp đồng:
∙ Các điều khoản về hàng hóa: điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì,
ký mã hiệu;
∙ Các điều khoản về tài chính: điều khoản về giá cả, cơ sở của giá cả thanh toán,
điều khoản về thanh toán;
∙ Các điều khoản về vận tải: điều kiện giao hàng, thuê tàu, thời gian và địa điểm
giao hàng, điều khoản về bảo hiểm cho hàng hoá;

∙ Các điều khoản pháp lý: luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, bất khả kháng,
phạt và bồi thường thiệt hại, bảo hành, trọng tài, thời gian, hiệu lực của hợp đồng;
∙ Các điều khoản khác.
Đây là những điều khoản cơ bản nhất của một hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, trong thực tế, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng hợp đồng nhất định mà tên
và nội dung các điều khoản có thể thay đổi cho phù hợp.
2.1.3. Vai trò của hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu giữ một vai trò quan trọng đối với thương mại quốc tế trong
việc xác nhận những nội dung giao dịch các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện; đồng
thời xác nhận các quyền và trách nhiệm của người bán và người mua, giúp người nhập
khẩu giảm thiểu những rủi ro bằng các thỏa thuận kinh doanh đã ký kết. Bên cạnh đó, hợp
đồng nhập khẩu còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở
pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác khơng thực hiện tồn bộ hay từng phần
nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng nhập khẩu cũng là cơ sở quan trọng để Nhà nước quản lý và phát triển


kinh tế của đất nước, để các cơ quan Nhà nước như Hải quan, cơ quan thuế, ... thực hiện
các chức năng của mình trong lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra, hợp đồng nhập khẩu là cơ
sở để các bên ký kết các hợp đồng khác, bao gồm: Hợp đồng vận chuyển,
8
hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh,… cũng như là cơ sở cho các chứng từ quan trọng
như: Hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing list),… 2.1.4. Cơ sở pháp lý
của hợp đồng nhập khẩu
Tại Việt Nam, hợp đồng thương mại có hiệu lực khi thỏa mãn bốn điều kiện sau: Đối tượng của hợp đồng hợp pháp;
- Chủ thể của hợp đồng hợp pháp, phải đảm bảo có tư cách pháp nhân, có đăng ký
kinh doanh, có quyền xuất khẩu/nhập khẩu trực tiếp;
- Nội dung hợp đồng hợp pháp;
- Hình thức hợp đồng hợp pháp là dưới dạng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá
trị pháp lý tương đương.

Về nguồn luật điều chỉnh, do hợp đồng thương mại quốc tế có sự tham gia của yếu tố
nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm luật quốc tế,
luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế, trong đó có thể kể đến Hiệp định GATT,
GATS của WTO, Cơng ước Viên về mua bán hàng hố quốc tế năm 1980, bộ quy tắc về
các điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS, …
2.2. Lý thuyết về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 2.2.1. Khái
niệm quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Theo Giáo trình Quản trị
tác nghiệp thương mại quốc tế (Trường Đại học
Thương mại, NXB Thống kê, 2014): “Thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế là thực hiện
một chuỗi các công việc kế tiếp được đan kết chặt chẽ với nhau. Quản trị quá trình thực
hiện hợp đồng là để công việc, các tác nghiệp được diễn ra theo đúng nội dung, thời gian
và đặt hiệu quả công việc cao nhất”.
Do đó, quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là hoạt động quản trị quy
trình gồm hoạch định, lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu; tổ chức thực hiện hợp
đồng nhập khẩu; và giám sát, điều hành các hoạt động trong quá trình thực hiện hợp đồng


nhập khẩu nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng diễn ra đúng quy định, đúng trình tự và
đúng thời hạn của hợp đồng.
2.2.2. Ý nghĩa của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thực hiện hợp đồng
nhập khẩu là một chuỗi các quy trình các cơng việc kế tiếp được đan kết chặt chẽ với
nhau. Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng thương mại

9
quốc tế giúp cho các công việc, các tác nghiệp được diễn ra theo đúng nội dung, theo đúng
thời gian và đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể là:
- Lập kế hoạch có tác dụng định hướng cho tất cả các hoạt động trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu; phân tích và dự báo trước những thời cơ, thách thức, khó khăn,
thuận lợi trong q trình thực hiện hợp đồng từ đó chủ động giải quyết để nắm bắt cơ hội
và hạn chế rủi ro. Ngoài ra, lập kế hoạch là cơ sở để phân quyền, nhiệm vụ, thực hiện sự

phối hợp các yếu tố, các bộ phận trong tổ chức và là cơ sở để triển khai kiểm tra, điều
chỉnh các hoạt động khác.
- Tổ chức thực hiện hợp đồng là triển khai từng bước trong việc lập kế hoạch. Đây là
bước quan trọng vì nó quyết định sự thành cơng hay thất bại của cả một quy trình thực
hiện. Do vậy, việc tổ chức thực hiện hợp đồng là cơ sở tổ chức thực hiện tốt cho từng mắt
xích cơng việc theo hợp đồng, theo một trình tự logic kế tiếp nhau.
- Giám sát và điều hành có ý nghĩa quan trọng đến kết quả cuối cùng của cả quy
trinh thực hiện hợp đồng. Việc giám sát giúp hệ thống phát hiện được các lỗi sai và sự
thiếu sót khi thực hiện để báo động sớm và có giải pháp khắc phục các sự cố đó. Điều
hành là hoạt động điều phối các hoạt động khác trong cả quy trình được diễn ra một cách
liên tục và hiệu quả, khi có sự sai sót xảy ra thì sẽ điều phối các nguồn lực để có thể giải
quyết hoặc hạn chế được những sự sai sót đó.
2.2.3. Nội dung quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.3.1. Bước 1: Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu
❖ Căn cứ để lập kế hoạch thực hiện hợp đồng
Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu dựa


trên các căn cứ sau: hợp đồng đã ký kết; điều kiện thực tế của doanh nghiệp; điều kiện môi
trường chung và điều kiện thực tế của đối tác.
❖ Trình tự lập kế hoạch
Trong bước Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu
tiến hành lập kế hoạch theo trình tự bao gồm 3 bước sau:
- Chuẩn bị lập kế hoạch: Thu thập các thông tin, phân tích các yếu tố vĩ mơ như: các
chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định về hải quan, ngân hàng, các thủ tục giấy
phép cần thiết; các yếu tố bên trong bao gồm: khả năng sản xuất, kinh doanh,

10
các nguồn lực của doanh nghiệp; nghiên cứu và phân tích các nội dung của hợp đồng nhập
khẩu.

- Tiến hành lập kế hoạch: Xác định chỉ tiêu cần đạt được, các nội dung công việc và
lên kế hoạch cho từng nội dung cơng việc, tính tốn thời điểm và cách tiến hành, phân bố
các nguồn lực cho từng bước trong quy trình thực hiện hợp đồng.
- Trình duyệt kế hoạch: Kế hoạch sau khi được lập phải được trình và bảo vệ trước
ban lãnh đạo và các phịng ban của doanh nghiệp. Sau khi kế hoạch được góp ý, bổ sung,
chỉnh sửa, được phê duyệt mới chính thức đi vào giai đoạn thực hiện. ❖ Nội dung kế
hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Căn cứ vào từng loại hợp đồng nhập khẩu cụ thể sẽ có những nội dung tương ứng.
Kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm: Kế hoạch thuê phương tiện vận tải, kế
hoạch mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu, kế hoạch làm thủ tục hải quan nhập khẩu,
kế hoạch nhận hàng hóa nhập khẩu, kế hoạch kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, kế hoạch
thanh tốn tiền hàng hóa nhập khẩu, kế hoạch khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Ngoài ra, đối với một số mặt hàng nhất định thì doanh nghiệp cần phải chú ý tới việc
xin giấy phép nhập khẩu khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.2.3.2. Bước 2: Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao các nội dung cơ bản sau:



×