Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công ty tnhh sợi dệt hương sen comfor

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU SỢI CỦA CÔNG TY TNHH
SỢI DỆT HƯƠNG SEN COMFOR

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

THS. DOÃN NGUYÊN MINH

ĐINH THỊ MỸ ANH
Lớp: K55E1
Mã sinh viên: 19D130001

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng xuất khẩu sợi của công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor” là cơng trình
nghiên cứu độc lập, được thực hiện và hoàn thành nhờ sự cố gắng của cá nhân em
dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ths. Doãn Nguyên Minh. Em xin cam đoan rằng
các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong bài nghiên cứu là trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu khoa học nào
khác. Em xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình.


Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023
Người cam đoan
Mỹ Anh
Đinh Thị Mỹ Anh

2


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành sản phẩm khóa luận tốt nghiệp này, ngồi nỗ lực của bản thân,
khơng thể thiếu được sự hỗ trợ của thầy cô và các cô chú, anh chị tại đơn vị thực tập.
Chính vì vậy em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Quý thầy cô Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Thương mại,
đặc biệt là ThS. Dỗn Ngun Minh, người đã ln tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em
trong q trình thực hiện.
Các cơ chú, anh chị đang công tác tại Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor,
đặc biệt là các anh chị trong Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em nghiên cứu, tiếp cận và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp có hạn, trình độ nghiên cứu
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài làm khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Q Thầy Cơ để khố
luận có thể hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .....................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU SỢI CỦA CÔNG TY TNHH SỢI
DỆT HƯƠNG SEN COMFOR ................................................................................9
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..............................................................9
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................10
1.3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................12
1.4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................12
1.5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................12
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................12
1.6.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu.................................................12
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................13
1.7. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU ....................................................................................15
2.1. Khái quát lý thuyết về hợp đồng thương mại quốc tế....................................15
2.1.1. Khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế ...........................................15
2.1.2. Đặc điểm, nội dung và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế ...........15
2.1.3. Vai trò của hợp đồng thương mại quốc tế ..............................................17
2.1.4. Cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế ...................................17
2.2. Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ..........................................18
2.2.1. Khái niệm quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu .................18
2.2.2. Ý nghĩa của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ...............18
2.2.3. Nội dung của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ............19
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
...............................................................................................................................26
2.3.1. Các yếu tố bên ngoài ..............................................................................26

2.3.2. Các yếu tố bên trong...............................................................................27

4


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU SỢI CỦA CÔNG TY TNHH SỢI DỆT HƯƠNG SEN
COMFOR .................................................................................................................29
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor ...........................29
3.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH sợi
dệt Hương Sen Comfor .....................................................................................29
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính .....................................................................30
3.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................30
3.1.4. Nhân lực của công ty ..............................................................................33
3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật ...........................................................................33
3.1.6. Năng lực tài chính ..................................................................................34
3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen
Comfor ..................................................................................................................35
3.2.1. Hoạt động kinh doanh chính ..................................................................35
3.2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của cơng ty ...........................................36
3.3. Thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của Công ty
TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor .......................................................................38
3.3.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi ....................................38
3.3.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi ............................................38
3.3.3. Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi .....................44
3.4. Đánh giá thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của
Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor .........................................................46
3.4.1. Những thành tựu đạt được ......................................................................46
3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ...........................................47
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU SỢI CỦA CÔNG TY TNHH SỢI DỆT HƯƠNG SEN
COMFOR .................................................................................................................49
4.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor đối
với xuất khẩu mặt hàng sợi ...................................................................................49
4.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh .........................................................49
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu ..........................................49
4.2. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu sợi của Cơng ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor ...................50
4.2.1. Đề xuất giải pháp ...................................................................................50
4.2.2. Kiến nghị.................................................................................................53

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................55

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT

Tên

Trang

1

Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu


20

2

Bảng 3.1. Giới thiệu Cơng ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor

29

3

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty Hương Sen Comfor

31

4

Bảng 3.3. Tình hình tài chính của Hương Sen Comfor trong giai đoạn

34

2020-2022
5

Bảng 3.4. Doanh thu chia theo sản phẩm của công ty Hương Sen Comfor

35

giai đoạn 2020-2022
6


Bảng 3.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2020-2022

36

7

Bảng 3.6. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty giai đoạn

37

2020-2022
8

Bảng 3.7. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2020-2022

37

9

Bảng 3.8. Kết quả phân luồng hải quan 12 lô hàng sợi gần nhất của

42

Hương Sen Comfor

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

XNK

Xuất nhập khẩu

3

TMQT

Thương mại quốc tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

1


KCS

Knowledge Centered Support

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

2

GATT

General Agreement on Tariffs

Hiệp định chung về Mậu dịch và

and Trade

Thuế quan

General Agreement on Trade

Hiệp định chung về Thương mại

in Services

Dịch vụ

3

GATS


4

WTO

World Trade Organisation

Tổ chức Thương mại Thế giới

5

TBT

Technical Barriers to Trade

Hiệp định về các rào cản kỹ thuật
đối với thương mại

6

SPS

Sanitary and Phytosanitary

Hiệp định về các biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch động thực vật

7

L/C


Letter of Credit

Thư tín dụng

8

B/L

Bill of lading

Vận đơn đường biển

9

VNACCS

Vietnam Automated Cargo

Hệ thống thơng quan hàng hóa tự

Clearance System

động

Vietnam Customs Intelligence

Hệ thống thơng tin tình báo Hải

Information System


quan Việt Nam

10

VCIS

11

CIF

Cost, Insurance and Freight

Chi phí, bảo hiểm và cước

12

FOB

Free On Board

Giao hàng qua mạn

13

CIP

Carriage and Insurance Paid to

Vận chuyển và bảo hiểm trả đến


14

T/T

15

M/T

Mail Transfer Remittance

Chuyển tiền bằng thư

16

D/P

Documents against Payment

Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện

trả ngay
17

D/A

Documents against Acceptance


Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
trả chậm

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU SỢI CỦA CƠNG TY TNHH SỢI DỆT
HƯƠNG SEN COMFOR
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Với sự phát triển vượt trội của xã hội hiện nay, đặc biệt là sự xuất hiện của cách
mạng công nghiệp 4.0, thế giới đã chứng kiến vô số sự đổi mới, thành tựu nổi bật.
Trong đó, ngành dệt may vẫn giữ được vai trò chủ đạo và được đầu tư để tiếp tục phát
triển. Với những đóng góp mang tính bền vững, vai trị của ngành dệt may luôn được
đề cao, đặc biệt là hiệu quả đối với kinh tế.
Nhắc đến dệt may, không thể không nhắc đến ngành công nghiệp sợi dệt. Đây là
ngành công nghiệp chủ đạo trong việc tạo ra nguyên liệu chính cho ngành dệt may,
đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành sản xuất phụ liệu khác. Với đặc thù cần
nhiều lao động và khơng địi hỏi q nhiều về trình độ, sợi dệt là một trong những
ngành làm giảm đáng kể tỷ lệ lao động thất nghiệp của Việt Nam và thế giới. Ngành
sợi dệt cũng là ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại
nguồn thu ngoại tệ lớn, đẩy mạnh thương mại quốc tế, giúp Việt Nam có thể cạnh
tranh được với nhiều nước trên thế giới.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của mặt hàng sợi trên thị trường quốc tế, Công ty
Hương Sen Comfor đã tập trung, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sợi. Để không đánh
mất thị phần vào tay đối thủ, công ty Hương Sen Comfor cần không ngừng nâng cao,
củng cố hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi. Nhận thức
được tầm quan trọng, trong những ngày tháng thực tập tại công ty, qua tìm hiểu em
nhận thấy hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp xuất khẩu của cơng ty vẫn cịn

tồn tại một số những hạn chế nhất định. Để có thể mở rộng hơn nữa hoạt động xuất
khẩu sợi, việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng hiệu quả quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng xuất khẩu của cơng ty là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn,
bằng những kiến thức được học tập trên trường và những trải nghiệm của công ty, em
xin lựa chọn đề tài: “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công
ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor” làm đề tài nghiên cứu. Luận văn sẽ tập trung
nghiên cứu thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công

9


ty đồng thời đánh giá những thành tựu và hạn chế, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện quy trình quản trị.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công ty TNHH
sợi dệt Hương Sen Comfor” sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu quá trình xuất khẩu hàng
hóa tại cơng ty. Thơng qua việc nghiên cứu các số liệu kinh doanh thực tế cũng như
quá trình quan sát nghiệp vụ thực tế về việc quản trị thực hiện hợp đồng xuất khẩu
của cơng ty, có thể thấy được những kết quả tích cực đạt được và những vấn đề cịn
tồn tại. Từ đó tìm ra ngun nhân và giải pháp cho những vấn đề đó, định hướng
chung cho doanh nghiệp tương lai sắp tới cũng như đưa ra một số đề xuất để hoạt
động xuất khẩu hàng hóa càng thêm hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu, đã có nhiều luận văn nghiên cứu, chứng tỏ đây không phải là một vấn đề
mới nhưng vẫn rất được quan tâm, trong đó có thể kể đến một số cơng trình nghiên
cứu gần đây như:
-

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu phế liệu kim loại của cơng


ty cổ phần XNK tồn cầu Việt Tín” - Lê Thị Thu Hoài (2022)
Đề tài đã hệ thống và làm rõ về các vấn đề lý luận cơ bản bên cạnh đó là nghiên
cứu và mơ tả thực trạng về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu phế liệu
kim loại của công ty. Tác giả đã phân tích, đánh giá và đề xuất một số ý kiến, giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của
cơng ty.
-

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu bột đá CaC𝑂3 sang thị

trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Hữu Nghị” - Tạ Thị
Anh (2021).
Tác giả đã nghiên cứu thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu bột đá
sang thị trường Hàn Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đưa ra đánh
những thành cơng, hạn chế cịn tồn tại trong hoạt động quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng xuất khẩu của cơng ty. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm

10


hồn thiện, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu bột đá sang thị trường Hàn Quốc của công ty.
-

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng tre, nứa, gỗ cây

sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng 5 Hải
Phòng”- Phan Ngọc Bảo Trâm (2020)
Đề tài đã phân tích thực trạng và chỉ ra những thành công và hạn chế trong cơng
tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng tre, nứa, gỗ cây sang

thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng 5 Hải Phịng.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị quy
trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của cơng ty.
-

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng bao bì nhựa PP

sang thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần Việt Thịnh” - Nguyễn Việt Bắc
(2021)
Tác giả đã phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng của công ty, chỉ ra
những hạn chế và thành cơng, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện quy trình nhập khẩu.
Tuy nhiên, nghiên cứu cịn khá sơ sài mới chỉ phân tích khái quát, chưa đi sâu vào
thực tiễn hoạt động quản trị thực hiện hợp đồng xuất khẩu trong từng bước quy trình
của cơng ty.
-

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

của công ty cổ phần giày Đông Anh” - Trần Thái Hà (2021)
Tác giả đã làm rõ tính cấp thiết của đề tài, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ
bản, phân tích thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị với
Nhà nước nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày sang thị
trường Nhật Bản của cơng ty cổ phần giày Đơng Anh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên, về cơ bản, đã diễn giải và phân tích
được hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp xuất khẩu đối với đa dạng các mặt
hàng để đưa ra những giải pháp kiến nghị hoàn thiện. Song, đa phần các đề tài chưa
đi sâu phân tích nghiệp vụ trong quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Các
nghiên cứu trên cũng chỉ mang tính hiện thời do những biến động nhanh chóng của

11



nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, vì vậy, những
đề xuất phần nào chưa phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện tại.
Vì vậy, đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công ty
TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor” sẽ đi sâu vào mô tả và phân tích thực trạng quản
trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của cơng ty, từ đó đề xuất giải pháp và
kiến nghị hồn thiện.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là hệ thống và làm rõ về các vấn đề lý luận cơ bản về
quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích
thực trạng, đưa ra đánh giá về những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại trong
hoạt động quản trị thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của cơng ty. Từ đó đề xuất, kiến
nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao tính hiệu quả của cơng tác quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công ty TNHH sợi dệt Hương Sen
Comfor.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu sợi của cơng ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp

đồng xuất khẩu sợi của cơng ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor.
-

Về không gian: Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor

-


Về thời gian: Nghiên cứu và khảo sát tài liệu thực tế tại công ty giai đoạn năm

2020-2022.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Đề tài nghiên cứu tập trung thu thập dữ liệu thứ cấp, là những dữ liệu đã qua xử
lý, tổng hợp, chọn lọc thông qua hai nguồn chính là trong và ngồi cơng ty TNHH
sợi dệt Hương Sen Comfor, trong đó:

12


-

Nguồn dữ liệu bên trong công ty là báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm

2020, 2021, 2022; bên cạnh đó là các dữ liệu thu thập từ Phịng hành chính nhân sự,
Phịng Kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Hương Sen Comfor; những kiến thức,
thông tin rút ra trong quá trình tìm hiểu, quan sát hoạt động quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng xuất khẩu.
-

Nguồn dữ liệu bên ngồi cơng ty là các giáo trình, tài liệu chuyên ngành, tài

liệu liên quan đến thương mại quốc tế và các cơng trình nghiên cứu, khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên khóa trước,… để hệ thống lại cơ sở lý luận, đưa ra những phân
tích và đánh giá xác đáng, cụ thể dựa trên cơ sở khoa học cho hoạt động quản trị quy
trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của cơng ty.
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

-

Phương pháp tổng hợp và thống kê: các dữ liệu được tính tốn và tổng hợp,

chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau trong Công ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor;
được đưa vào các loại bảng biểu trong phần mềm Microsoft Excel để thể hiện các con
số thống kê về tình hình kinh doanh và thực trạng các bước quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng của cơng ty.
-

Phương pháp phân tích, so sánh, mơ tả: dựa trên các dữ liệu được tổng hợp,

thống kê, tác giả tiến hành so sánh sự biến động giữa các số liệu qua từng năm, từng
phương diện nghiên cứu, giữa các dữ liệu trong quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu sợi của cơng ty. Đồng thời mơ tả, phân tích mối liên hệ tương quan giữa
các dữ liệu và tình hình kinh doanh, hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng,
và luận giải nguyên nhân dẫn đến những biến động đó. Ngồi ra, thơng qua phương
pháp phân tích, tác giả đánh giá được mối quan hệ của các nhân tố tác động đến quản
trị quy trình đối với thực trạng thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Qua đó đưa ra những
đánh giá khác quan về thực trạng và đề xuất được những giải pháp, kiến nghị phù hợp
và thiết thực cho doanh nghiệp.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công ty TNHH
sợi dệt Hương Sen Comfor” có kết cấu gồm 4 chương:

13


 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu sợi của cơng ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor.

 Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
 Chương 3: Thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của
cơng ty TNHH sợi dệt Hương Sen Comfor.
 Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sợi của công ty TNHH sợi dệt
Hương Sen Comfor.

14


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
2.1. Khái quát lý thuyết về hợp đồng thương mại quốc tế
2.1.1. Khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế
Liên quan đến khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế, theo Điều 16 Luật Thương
mại Việt Nam (2005): “Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng ký kết giữa một
bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.”
Hợp đồng thương mại quốc tế phát sinh trong trường hợp giữa hai bên thương nhân
Việt Nam và thương nhân nước ngồi diễn ra hoạt động mua bán hàng hố, mà trong
đó, theo Khoản 1, Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng
hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật.”
Hay trích từ giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (Trường Đại học
Thương mại, NXB Thống kê, 2014): “Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thoả thuận
về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau”,
trong đó sự thỏa thuận thể hiện sự đồng ý hoàn toàn của hai bên về thỏa thuận trong
hợp đồng. Đây cũng chính là khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế được sử
dụng trong bài khóa luận này.
2.1.2. Đặc điểm, nội dung và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế

 Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế gồm những đặc điểm đặc trưng sau:
 Thể hiện sự đồng thuận của hai bên trong việc thực hiện giao thương quốc tế.
 Có chủ thể là các bên có trụ sở kinh doanh ở những quốc gia khác nhau.
 Có đối tượng là hàng hố hoặc dịch vụ.
 Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên tham gia.
 Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế

15


Một hợp đồng thương mại quốc tế thường có hai phần chính: phần những điều
trình bày và các điều khoản về điều kiện. Trong đó:
-

Phần những điều trình bày: Số hợp đồng (Contract No.); Địa điểm và ngày

tháng ký kết hợp đồng; Tên và địa chỉ của các đương sự; Những định nghĩa dùng
trong hợp đồng; Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng.
-

Phần các điều khoản và điều kiện hợp đồng:

 Các điều khoản thương phẩm: điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng,
bao bì, ký mã hiệu;
 Các điều khoản tài chính: điều khoản về giá cả, cơ sở của giá cả thanh toán,
điều khoản về thanh toán;
 Các điều khoản vận tải: điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng,
điều khoản về bảo hiểm cho hàng hoá;
 Các điều khoản pháp lý: điều khoản về luật áp dụng, khiếu nại, bảo hành, bất

khả kháng, trọng tài, điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại.
Đây là những điều khoản cơ bản nhất của một hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, trong thực tế, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng hợp đồng nhất định
mà tên và nội dung các điều khoản có thể thay đổi cho phù hợp.
 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế:
Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được phân loại như sau:
-

Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng: hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài

hạn.
-

Xét theo nội dung quan hệ kinh doanh:

 Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngồi, thực
hiện q trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá sang cho thương nhân nước ngoài
và nhận tiền hàng.
 Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài,
thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hố và thanh tốn tiền hàng.
-

Xét theo nội dung mua bán: hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán

dịch vụ.

16


-


Xét theo hình thức của hợp đồng: hợp đồng văn bản và hợp đồng hình thức

miệng.
-

Xét theo cách thức thành lập hợp đồng: hợp đồng một văn bản và hợp đồng

gồm nhiều văn bản.
2.1.3. Vai trò của hợp đồng thương mại quốc tế
Về bản chất, hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá và dịch
vụ dựa trên sự thỏa thuận của các bên ký kết, do đó phải thể hiện ý chí thỏa thuận
khơng được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận
được. Hợp đồng giữ một vai trị quan trọng trong thương mại quốc tế vì xác nhận
những nội dung giao dịch các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện, đồng thời, xác
nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình giao dịch thương mại. Hợp
đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp
lý quan trọng để khiếu nại khi đối tác khơng thực hiện tồn bộ hay từng phần nghĩa
vụ đã thoả thuận. Hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ ràng, càng dễ thực hiện, ít xảy
ra tranh chấp.
2.1.4. Cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế
Tại Việt Nam, hợp đồng thương mại có hiệu lực khi thỏa mãn bốn điều kiện sau:
-

Đối tượng của hợp đồng hợp pháp;

-

Chủ thể của hợp đồng hợp pháp, phải đảm bảo có tư cách pháp nhân, có đăng


ký kinh doanh, có quyền xuất khẩu/nhập khẩu trực tiếp;
-

Nội dung hợp đồng hợp pháp;

-

Hình thức hợp đồng hợp pháp là dưới dạng văn bản hoặc bằng các hình thức

có giá trị pháp lý tương đương.
Về nguồn luật điều chỉnh, do hợp đồng thương mại quốc tế có sự tham gia của yếu
tố nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm luật
quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế, trong đó có thể kể đến Hiệp
định GATT, GATS của WTO, Cơng ước Viên về mua bán hàng hố quốc tế năm
1980, bộ quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS,…

17


2.2. Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
2.2.1. Khái niệm quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một quy trình rất phức tạp gồm
nhiều bước khác nhau theo trình tự logic kế tiếp nhau, cam kết chặt chẽ với nhau, tác
động lẫn nhau và là tiền đề của nhau. Quản trị tốt quy trình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu sẽ giúp các đơn vị kinh doanh tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của tồn bộ
giao dịch, hạn chế các tình huống phát sinh cũng như tìm ra các biện pháp giải quyết
nhằm hạn chế chi phí và tổn thất nhất khi xảy các tình huống khơng mong muốn.
2.2.2. Ý nghĩa của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu rất phức tạp do địi hỏi các bên
tham gia phải có kế hoạch tổ chức thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là ở khâu giám sát,

điều hành, để tối ưu hoá quá trình thực hiện và tránh những tình huống phát sinh.
Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu là cơ sở để tổ chức tốt từng mắt
xích cơng việc của một hợp đồng, theo một trình tự logic kế tiếp nhau. Thực hiện tốt
một nghĩa vụ trong hợp đồng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa
vụ tiếp theo, đồng thời, tạo điều kiện cho các bên tham gia thực hiện tốt nghĩa vụ và
đạt được quyền lợi của mình. Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hiệu
quả giúp giảm thiểu những rủi ro, thiệt hại, do đó, tiết kiệm được chi phí cho doanh
nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Hoạt động quản trị khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng mà từng nội dung của quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng cũng có vai trị quan trọng riêng:
-

Lập kế hoạch giúp định hướng các hoạt động trong quá trình thực hiện hợp

đồng; phân tích, dự báo trước thời cơ, thách thức, khó khăn, thuận lợi, từ đó chủ động
đưa ra các phương án ứng phó kịp thời. Lập kế hoạch là cơ sở phân quyền, phối hợp
các yếu tố, bộ phận trong tổ chức, kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động trong quá trình
thực hiện.
-

Tổ chức thực hiện quyết định sự thành cơng của cả quy trình thực hiện hợp

đồng thương mại quốc tế của doanh nghiệp dựa trên tính hiệu quả của việc phân công,
tiến hành thực hiện các nhiệm vụ, mắt xích trong quy trình thực hiện.

18


-


Giám sát và điều hành giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý tiến độ thực hiện

hợp đồng thương mại quốc tế đúng hạn, sớm phát hiện được các rủi ro, sai sót để chủ
động đưa ra phương án phịng ngừa thiệt hại và giải quyết kịp thời nhằm tối thiểu hóa
tổn thất.
2.2.3. Nội dung của quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá quốc tế gồm ba bước
quy trình cơ bản sau:
2.2.3.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng
Lập kế hoạch là cơng tác tính tốn thiết lập các mục tiêu; xác định các nội dung
công việc; trình tự, thời gian, cách thức tiến hành; phân bổ nguồn lực. Công tác lập
kế hoạch thường dựa vào hợp đồng đã ký kết; điều kiện thực tế của doanh nghiệp;
điều kiện môi trường chung và điều kiện thực tế của đối tác. Trình tự lập kế hoạch
bao gồm:
1) Chuẩn bị lập kế hoạch
-

Thu thập, phân tích các yếu tố mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng trực tiếp đến q

trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa như: các chính sách, quy định của Nhà
nước, các quy định về hải quan, ngân hàng, các thủ tục giấy phép cần thiết.
-

Phân tích các yếu tố thuộc về doanh nghiệp: khả năng sản xuất, kinh doanh,

nguồn lực của doanh nghiệp và đối tác.
-

Nghiên cứu phân tích các nội dung của hợp đồng xuất khẩu.


2) Tiến hành lập kế hoạch: Bộ phận Kinh doanh xác định các mục tiêu cần đạt
được, nội dung hợp đồng và lập kế hoạch cho từng nội dung cơng việc, tính tốn thời
điểm, cách thức tiến hành, phân bổ nguồn lực cho từng bước trong quy trình thực
hiện hợp đồng.
3) Trình duyệt kế hoạch: Kế hoạch sau khi được lập phải được trình duyệt và bảo
vệ trước ban lãnh đạo và các phòng ban của doanh nghiệp. Sau khi kế hoạch được
góp ý, bổ sung, chỉnh sửa, được phê duyệt và chính thức đi vào giai đoạn thực hiện.
2.2.3.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng

19


Thực hiện hợp đồng xuất khẩu phải tuân thủ những điều khoản các bên đã cam kết
trong hợp đồng, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và lợi ích quốc
gia hai nước xuất nhập khẩu. Tiến trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu như
sau:

Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Xin
giấy
phép
xuất
khẩu
(nếu
có)

Chuẩn
bị
hàng

hóa
xuất
khẩu

Th
phương
tiện vận
tải

Mua
bảo
hiểm
cho
hàng
hóa
(nếu có)

Làm
thủ
tục hải
quan

Giao
hàng
lên
phương
tiện
vận tải

Làm

thủ tục
thanh
tốn

Khiếu
nại và
giải
quyết
khiếu
nại (nếu
có)

Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Nguồn: Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
1) Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền một nước cho phép mặt
hàng nhất định được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước đó. Ở Việt Nam, hồ sơ xin giấy
phép xuất khẩu nhìn chung bao gồm:
-

Đơn xin giấy phép

-

Phiếu hạn ngạch

-

Thông số kỹ thuật, chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu


-

Bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C

-

Các giấy tờ liên quan khác

Mỗi giấy phép được cấp cho một chủ hàng kinh doanh để xuất khẩu hoặc một số
mặt hàng với mức đã định, chuyên chở bằng phương tiện vận tải và giao hàng tại một
điểm nhất định đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

20


2) Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Sau khi có giấy phép xuất khẩu, nhà xuất khẩu cần tập trung chuẩn bị hàng hóa
xuất khẩu. Đây là cơng việc bắt buộc đối với nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ phải
chuẩn bị hàng theo theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký
mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Q trình chuẩn
bị hàng hóa xuất khẩu bao gồm các nội dung:
-

Tập trung hàng hóa xuất khẩu và tạo nguồn hàng

-

Bao gói hàng hóa xuất khẩu

-


Kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu

3) Thuê phương tải vận tải
Trong vai trò là nhà xuất khẩu, trách nhiệm và nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải
chỉ phát sinh khi trong hợp đồng thương mại quốc tế quy định nghĩa vụ này thuộc về
phía nhà xuất khẩu (tương ứng với điều kiện cơ sở giao hàng nhóm C và D thuộc
INCOTERMS).
Nhà xuất khẩu sẽ quyết định phương thức vận tải là đường biển, đường bộ, đường
hàng không, hay đường sắt dựa trên các căn cứ là điều khoản của hợp đồng thương
mại, đặc điểm của hàng hoá, và điều kiện vận tải. Tuy nhiên, tới hơn 80% khối lượng
hàng hoá thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển do tính ưu việt với
giá thành rẻ và tải trọng lớn. Hiện nay, có hai phương thức thuê tàu phổ biến cho nhà
xuất khẩu lựa chọn:
 Thuê tàu chợ (Liner): là phương thức được sử dụng nhiều nhất trong vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển. Nhà xuất khẩu cần dựa vào lịch trình cập các cảng
của các hãng tàu để đặt chỗ thuê tàu và chỉ phải trả cước phí vận chuyển.
 Thuê tàu chuyến (Voyage Charter): nhà xuất khẩu thuê toàn bộ hay một phần
chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá giữa hai hay nhiều cảng và trả tiền cước thuê tàu
theo thoả thuận với chủ tàu.
4) Mua bảo hiểm cho hàng hóa

21


Do mang tính quốc tế, hàng hố thường phải vận chuyển trên quãng đường dài
giữa hai hoặc nhiều quốc gia, để tối thiểu hoá tổn thất, người xuất khẩu thường mua
bảo hiểm cho hàng hóa, trong đó bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển là loại bảo
hiểm phổ biến nhất trong hoạt động thương mại. Nhà xuất khẩu chỉ cần mua bảo hiểm
trong trường hợp xuất khẩu theo điều kiện INCOTERMS thuộc nhóm C và nhóm D

(trừ điều kiện CIF và CIP). Trình tự mua bảo hiểm hàng hố cơ bản bao gồm các
bước:
 Xác định nhu cầu bảo hiểm
Căn cứ vào điều khoản cơ sở giao hàng trong hợp đồng; hàng hoá vận chuyển (khối
lượng, đặc điểm, giá trị, tính chất bao bì); điều kiện vận chuyển (loại phương tiện,
chất lượng của phương tiện, đặc điểm hành trình vận chuyển, phương thức xếp
hàng)…
 Xác định loại hình bảo hiểm
-

Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro

-

Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có tổn thất riêng

-

Điều kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm mọi tổn thất

 Lựa chọn công ty bảo hiểm
Nhà xuất khẩu cần lựa chọn các cơng ty bảo hiểm có uy tín và có quan hệ thường
xuyên, tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và thuận tiện trong quá trình giao dịch.
 Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh tốn chi phí bảo hiểm, nhận đơn
bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
Nhà xuất khẩu tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng, quyết tốn các chi phí để
được cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa kèm chứng từ bảo hiểm.
5) Làm thủ tục hải quan
Làm thủ tục hải quan là công việc mọi doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện. Quá
trình làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước cơ bản sau:


22


 Khai và nộp hồ sơ hải quan
Nhà xuất khẩu phải khai tờ khai hải quan về hàng hoá theo mẫu tờ khai dưới hai
hình thức khai thủ cơng và khai điện tử. Sau khi kê khai đầy đủ các nội dung, nhà
xuất khẩu nộp tờ khai cho cơ quan hải quan kèm với một số chứng từ khác để tạo
thành hồ sơ hải quan, chủ yếu bao gồm: giấy phép xuất khẩu, hố đơn thương mại,
phiếu đóng gói, bảng kê khai chi tiết hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…
Khi khai nộp hồ sơ hải quan, nhà xuất khẩu cần chú ý: khai chính xác số lượng, chủng
loại hàng hóa và áp đúng mã HS để tính thuế xuất nhập khẩu (nếu có); chuẩn bị đầy
đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan; nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ
và đúng hạn.
 Xuất trình hàng hóa
Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ, doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để kiểm tra
thực tế. Hệ thống quản lý rủi ro tự động xác định các hình thức kiểm tra gồm kiểm
tra đại diện khơng q 10% hoặc kiểm tra tồn bộ lơ hàng xuất khẩu.
 Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra
thực tế hàng hoá đối với hồ sơ luồng đỏ, hải quan sẽ đưa ra quyết định được phép
thông quan hay không đối với lô hàng xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu khơng nhất trí
với các kết luận của cơ quan hải quan, thì có thể u cầu xem xét lại, nếu hai bên
khơng thống nhất được thì nhà xuất khẩu có thể khiếu kiện theo trình tự của pháp
luật. Cịn nếu được thông quan, nhà xuất khẩu chỉ việc tiến hành đóng thuế xuất khẩu
(nếu có) và thơng quan hàng hố.
6) Giao hàng lên phương tiện vận tải
Có nhiều phương thức vận tải, mỗi phương thức có quy trình giao nhận hàng hóa
khác nhau. Hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là giao bằng đường biển. Khi giao
hàng, nhà xuất khẩu phải có kế hoạch giao hàng và theo sát quá trình giao hàng để

kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh. Điều quan trọng là phải lấy biên lai của
thuyền trưởng để xác nhận hàng đã được giao và đổi lấy được một vận đơn hoàn hảo
(vận đơn sạch). Ngồi ra, hàng hóa có thể được gửi theo đường hàng không hoặc

23


đường sắt. Tùy theo từng trường hợp mà nhà xuất khẩu có những trách nhiệm khác
nhau phù hợp với phương thức vận tải được lựa chọn.
7) Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là một nội dung rất quan trọng trong tổ chức thực hiện hợp đồng xuất
khẩu, chất lượng của q trình thanh tốn có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của
hoạt động kinh doanh. Có các hình thức thanh toán phổ biến như sau:
 Nếu thanh toán bằng L/C, sau khi L/C có hiệu lực thì nhà xuất khẩu tiến hành
giao hàng và thành lập bộ chứng từ để tiến hành thanh toán. Nhà xuất khẩu phải kiểm
soát q trình chuẩn bị bộ chứng từ để có bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C
để tiến hành thanh toán.
 Nếu thanh toán bằng T/T hoặc M/T, nhà xuất khẩu khi giao hàng xong phải
nhanh chóng hồn thành việc lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng,
đồng thời chuyển đến cho nhà nhập khẩu. Khi nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán
đến, ngân hàng sẽ gửi giấy báo cho đơn vị xuất khẩu.
 Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu (D/P hoặc D/A), ngay sau khi giao
hàng, nhà xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ nhanh chóng, chính xác, phù
hợp và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng đòi tiền. Trong thư uỷ thác
nhờ thu, nhà xuất khẩu phải đề ra những điều kiện nhờ thu và được ngân hàng chấp
nhận.
 Nếu thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền, nhà xuất khẩu phải
nhắc nhở bên nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục thanh tốn. Khi ngân hàng thơng
báo cho nhà xuất khẩu biết rằng đã thực hiện q trình thanh tốn, tài khoản ký thác
(Trust account) đã bắt đầu hoạt động thì nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho nhà

nhập khẩu và nhanh chóng hồn thành bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của bản ghi
nhớ (Memorandum) sau đó xuất trình chứng từ cho ngân hàng để thanh tốn tiền
hàng.
8) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)

24


Nhà xuất khẩu có quyền khiếu nại nhà nhập khẩu vi phạm các điều khoản quy định
trong hợp đồng như: thanh tốn chậm, khơng thanh tốn, thanh tốn khơng đúng lịch
trình. Khơng chỉ định phương tiện đến nhận hàng hoặc đến chậm, đơn phương hủy
bỏ hợp đồng...
Nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu có thể khiếu nại cơng ty chun chở vì giao
hàng chậm, đưa tàu đến cảng khơng đúng so với cam kết trong hợp đồng chuyên
chở…; khiếu nại công ty bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
hàng hóa khi xảy ra sự cố gây hỏng hóc, mất mát.
Nếu các bên khơng thể tự giải quyết tranh chấp thì có thể nhờ đến sự phán quyết
của hội đồng trọng tài đã được chỉ định trong hợp đồng. Các quyết định của Tòa án
sẽ là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp lý mà các bên phải nghiêm chỉnh thực
hiện.
2.2.3.3. Giám sát và điều hành quá trình thực hiện hợp đồng
 Giám sát thực hiện hợp đồng
Trong q trình thực hiện hợp đồng, có nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan có
thể phát sinh ảnh hưởng tới quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng
thương mại quốc tế, vì vậy cần thực hiện việc giám sát thực hiện hợp đồng. Nội dung
giám sát hợp đồng bao gồm: giám sát khối lượng, chất lượng, bao bì hàng hố; giám
sát thuê phương tiện vận tải, chỉ định tàu, cảng (nếu hợp đồng quy định), lịch giao
hàng; mua bảo hiểm; làm thủ tục hải quan; thanh toán; bảo hành; khiếu nại; và giải
quyết tranh chấp. Có nhiều phương pháp giám sát hợp đồng, tuy nhiên, phương pháp
phiếu giám sát hợp đồng và sử dụng máy vi tính được sử dụng nhiều hơn cả.

 Điều hành quá trình thực hiện hợp đồng
Điều hành hợp đồng là giải quyết các tình huống phát sinh một cách có lợi trên cơ
sở đánh giá thực tế tình hình và những khả năng lựa chọn có thể tìm được nếu có.
Nội dung của điều hành hợp đồng bao gồm tất cả các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng như: thuê phương tiện vận tải, bảo hiểm cho hàng hóa, làm
thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, điều chỉnh giá, các điều khoản thanh toán, giải

25


×