Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.5 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG
MÁY XÂY DỰNG TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY
DỰNG VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. NGUYỄN DUY ĐẠT NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH Lớp:
K55E1
Mã SV: 19D130036

HÀ NỘI – 2023


1

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt
hàng máy xây dựng từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần phát triển Máy
Xây Dựng Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Duy Đạt. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hồn tồn chính
xác, được tổng hợp trong q trình thực tập tại chính cơng ty, khơng đạo văn hay sao
chép từ một nghiên cứu nào khác. Ngoài ra các số liệu tham khảo sử dụng trong khóa
luận này được trích dẫn nguồn cụ thể, rõ ràng.
Em hồn tồn chịu trách nhiệm trước bộ mơn, khoa và nhà trường nếu có bất kỳ
sai phạm nào trong đề tài này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh


2

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Duy Đạt, người đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình định hướng, nghiên cứu, và thực hiện khóa
luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên Khoa Kinh tế & Kinh
doanh quốc tế, các thầy cô Trường Đại học Thương Mại, đã trang bị cho em những kiến
thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần phát triển Máy Xây Dựng
Việt Nam, đặc biệt là chị Trần Thanh Thảo - Trưởng phòng nhập khẩu cùng các anh chị
nhân viên tại phòng nhập khẩu của công ty đã tạo điều kiện, hỗ trợ nhiệt tình và đóng
góp ý kiến trong suốt thời gian em thực tập, giúp em hồn thiện bài khóa luận tốt nhất
có thể.
Do hạn hẹp về thời gian, trình độ, kiến thức, và kinh nghiệm nên dù đã cố gắng
hết sức, bài khóa luận cũng khơng thể tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đánh giá và góp ý của thầy cơ để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh


3


MỤC LỤC
LỜI
MỤC

CẢM

ƠN............................................................................................................3

LỤC..................................................................................................................4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ ..............................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT
HÀNG MÁY XÂY DỰNG TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM..................................9 1.1.
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................9
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu......................................................................10 1.3.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................13 1.4. Đối
tượng nghiên cứu..................................................................................13 1.5. Phạm vi
nghiên cứu .....................................................................................13 1.6. Phương
pháp nghiên cứu .............................................................................14
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................14 1.6.2.
Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................14 1.7. Kết cấu
của khóa luận..................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
NHẬP KHẨU ..........................................................................................................15
2.1. Cơ sở lý luận về nhập khẩu .........................................................................15
2.1.1. Khái niệm về nhập khẩu .......................................................................15
2.1.2. Đặc điểm của nhập khẩu.......................................................................15

2.1.3. Các hình thức nhập khẩu ......................................................................16
2.2. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả nhập khẩu ...........................................18
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu.........................................................18
2.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại doanh nghiệp ............19


2.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu....................................22

4

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu ............................................22 2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu...........................................26 2.3.1.
Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................26 2.3.2. Yếu tố
bên trong doanh nghiệp.............................................................29
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu về nâng cao hiệu quả nhập khẩu trong thương
mại quốc tế.............................................................................................................32
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY XÂY
DỰNG TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT
TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM ...................................................33 3.1. Tổng
quan về Công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam..........33
3.1.1. Khái quát quá trình ra đời và phát triển ................................................33
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh .............................................................................33
3.2. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng từ thị trường Trung
Quốc của Công ty Cổ phần Máy xây dựng Việt Nam giai đoạn 2020-2022.........33
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Máy xây dựng Việt
Nam giai đoạn 2020-2022 ..........................................................................33
3.2.2. Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng
từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy xây dựng Việt Nam giai đoạn
2020-2022...........................................................................................36
3.2.3. Thực trạng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng mấy xây dựng từ thị

trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy xây dựng Việt Nam giai đoạn 20202022...........................................................................................................44
3.3. Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng từ thị
trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy xây dựng Việt Nam...........46


3.3.1. Thành công đạt được ............................................................................46
3.3.2. Hạn chế tồn tại ......................................................................................47
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .....................................................................49

5

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY XÂY DỰNG
TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM ...............................................................52
4.1. Định hướng phát triển về việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây
dựng từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy xây dựng Việt Nam tới
năm 2025 ..........................................................................................................52
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng từ thị
trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy xây dựng Việt Nam...............53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................58


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình kinh doanh giai doạn 2020-2022..............................................33
Bảng 3.2. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo doanh thu giai đoạn 2020-2022.....34
Bảng 3.3. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2020-2022.....35

Bảng 3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc
giai đoạn 2020-2022 .................................................................................................36
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu từ thị trường
Trung Quốc giai đoạn 2020-2022 ................................................................40 Bảng 3.6.
Hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2020-2022 ....................................42 Bảng 3.7. Cơ
cấu nhân lực của VINACOMA., JSC giai đoạn 2020-2022 ..............43 Bảng 3.8. Quy
mô nguồn vốn giai đoạn 2020- 2022 ...............................................44 Bảng 3.9. Các
giao dịch và tỷ lệ giao dịch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giai
đoạn 2020-2022 ........................................................................................................48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu từ thị trường Trung
Quốc giai đoạn 2020-2022 ........................................................................................37
Biểu đồ 3.2. Tỷ suất và mức tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu từ
thị trường Trung Quốc giai đoạn 2020-2022 ........................................................38 Biểu
đồ 3.3. Tỷ suất và mức tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu giai đoạn
2020-2022 ........................................................................................................39


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa

TS.

Tiến sĩ


VNĐ

Việt Nam Đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

APEC

Asia-Pacific

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á

Economic

– Thái Bình Dương

Cooperation
AFTA

ASEAN Free Trade Area


Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN

Association of South

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

East Asian Nations
CIF

Cost, Insurance, Freight

Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

FOB

Free On Board

Giao hàng lên boong tàu

L/C

Letter of Credit

Tín dụng thư

T/T

Telegraphic Transfe


Chuyển tiền bằng điện

B/L

Bill of Lading

Vận đơn đường biển

USD

United States dollar

Đồng đô la Mỹ

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT

HÀNG MÁY XÂY DỰNG TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM


1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ khi được hình thành, hoạt động thương mại quốc tế những năm gần đây ngày
càng được phát triển mạnh mẽ và đẩy nhanh hơn bao giờ hết q trình tồn cầu hóa.
Việc thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mở rộng quan hệ với các quốc gia
trên toàn thế giới đang là xu hướng phát triển tại rất nhiều quốc gia. Tuy giai đoạn dịch
Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn thế giới nhưng các quốc gia đã và
đang khơi phục lại và thích nghi dần với tình hình hiện tại.
Việt Nam cũng là một trong những nước hội nhập mạnh mẽ vào xu hướng tồn
cầu hóa, dù đại dịch Covid-19 hồnh hành, sự kiểm soát dịch hiệu quả và hợp lý đã
giúp Việt Nam mau chóng phục hồi nền kinh tế của mình và dẫn đầu tăng trưởng. So
với năm 2006, trước khi gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
năm 2022 đã tăng 865%, lên 732,5 tỷ USD (xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD và nhập khẩu
đạt 360,65 tỷ USD). Đặc biệt, nhìn chung từ năm 2019 đến nay, cán cân thương mại
luôn đạt thặng dư với giá trị tăng dần qua các năm, từ 10,9 tỷ USD năm 2019 lên 11,2
tỷ USD năm 2022, trong đó đạt kỷ lục năm 2020 với 19 tỷ USD.
Xét riêng về ngành xuất nhập khẩu máy xây dựng, thị trường Việt Nam chủ yếu
tập trung khai thác các dòng máy xây dựng đời cũ, đã qua sử dụng để lưu thơng, có thể
nói là vì các khách hàng Việt Nam gặp trở ngại về ngân sách. Hiện tại, công ty cổ phần
máy xây dựng Việt Nam đã tham gia vào ngành này hơn 15 năm, đóng góp rất nhiều
vào kim ngạch nhập khẩu máy xây dựng cho thị trường Việt Nam thời gian qua. Tuy
vậy, đối với thị trường Trung Quốc, hiệu quả nhập khẩu của công ty chưa thực sự tối
ưu, song hành cùng với nguồn lực đầu tư.
Trung Quốc là nền kinh tế có quy mơ tổng GDP lớn thứ 2 thế giới (năm 2020 đạt
14,72 nghìn tỷ USD, chiếm 17,4% tồn cầu); có GDP bình qn đầu người đạt 10.435
USD (nếu tính PPP đạt 17.211 USD, cao hơn của Việt Nam); có kim ngạch nhập khẩu
lớn thứ 2 thế giới (2.357,1 tỷ USD). Nhiều năm liền, Trung Quốc dẫn đầu là thị trường

cung cấp hàng hóa nguyên liệu, máy móc, thiết bị, hóa chất và sản phẩm hóa chất...cho
Việt Nam. Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thương

9


mại Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2021 vẫn tăng trưởng mạnh, với nhóm hàng
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng có kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt gần
25 tỉ USD, tăng hơn 46% so với năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2020-2022 theo báo cáo
hoạt động kinh doanh của Công ty, cơ cấu kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung
Quốc lần lượt là 12.2%, 10.9%, 8.5%, ghi nhận tỷ trọng trung bình cả giai đoạn là
10.5%. Trung Quốc chưa chiếm được tỷ trọng cao, thậm chí những năm gần đây có xu
hướng suy giảm. Trong khi đó thị trường dẫn đầu là Nhật Bản với tỷ trọng trung bình
41.8% và xếp sau là thị trường Hàn Quốc với tỷ trọng trung bình 30.5%. Cơng ty chưa
thực sự tận dụng tốt nguồn cung từ thị trường giá rẻ này, thậm chí vị trí địa lý cũng rất
thuận lợi cho vận chuyển. Nếu Công ty không cải thiện hiệu quả nhập khẩu hàng từ thị
trường này sẽ là một sự phí phạm nguồn lực lớn, chưa kể những đối thủ cạnh tranh tận
dụng được lợi thế từ thị trường này sẽ nhanh chóng phát triển hơn.
Việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là vấn đề cấp thiết
đối với Công ty Cổ phần phát triển Máy Xây Dựng Việt Nam. Chính vì vậy, em đã
hướng đến đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy
xây dựng từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần phát triển Máy Xây Dựng
Việt Nam” để nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả nhập khẩu của công ty.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu là vấn đề quan trọng được các doanh
nghiệp quan tâm. Đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu” nghiễm nhiên là đề tài nóng
hổi đối với các sinh viên của các Trường đại học Kinh tế. Một số cơng trình có thể kể
đến như là:

Nguyễn Hoàng Phương, 2022, Trường Đại học Thương Mại: “Giải pháp nâng
cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn Pemco của Công ty Cổ phần đầu tư và
thương mại hóa dầu Việt Nam”.Bài khóa luận đi theo kết cấu cơ bản, từ lý luận rồi đến
thực tế, sau đó đưa ra giải pháp cho Cơng ty Cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu
Việt Nam. Tuy đảm bảo sự logic trong lập luận và nhận xét, nhưng khi phân tích các
chỉ tiêu, hay đưa ra các bảng số liệu, khóa luận chưa nêu ra được nguyên nhân của sự
tăng giảm các chỉ tiêu sau đó.


10

Nguyễn Tuấn Giang, 2021, Trường Đại học Thương Mại: “Nâng cao hiệu quả
nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Châu Âu (Pháp, Đức, Hà Lan,…) của Công ty
TNHH dược phẩm Minh Chiến”. Khóa luận đã phân loại rõ hiệu quả nhập khẩu dựa
vào các khía cạnh khác nhau, bên cạnh đó cũng rút ra được những hạn chế và đưa ra đề
xuất cho Công ty TNHH dược phẩm Minh Chiến. Dù vậy, tình hình chung về nguồn tài
chính, nguồn nhân lực của Công ty lại chưa được nêu rõ.
Nguyễn Thị Thơm, 2021, Trường Đại học Thương Mại: “Nâng cao hiệu quả nhập
khẩu mặt hàng thiết bị gia đình thơng minh từ thị trường Trung Quốc của Công ty
TNHH đầu tư & cơng nghệ An Tiến”. Khóa luận đã nêu rõ hiệu quả nhập khẩu của loại
mặt hàng thiết bị gia đình thơng minh này dựa trên các chỉ tiêu đa dạng như: hiệu quả
sử dụng vốn; lợi nhuận nhập khẩu; tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu; hiệu quả sử dụng lao
động;… Nhưng xét về kết cấu của cơ sở lý luận và thực trạng thì vẫn chưa logic, trong
khi đó phần giải pháp chỉ nêu các giải pháp chung chung, chưa giải quyết hết các hạn
chế đã nêu ra.
Phạm Thị Ánh Hằng, 2021, Trường Đại học Thương Mại: “Nâng cao hiệu quả
nhập khẩu đèn led cao cấp từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần thiết bị VMT
Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”. Khóa luận, được lấy bối cảnh trong thời
dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nêu được những kết quả đạt được trong nâng cao hiệu
quả nhập khẩu, cũng như những hạn chế còn tồn đọng, và phân tích nguyên nhân của

hạn chế. Chỉ riêng phần bố cục của giải pháp chưa thực sự logic, chưa liên kết sâu đến
những hạn chế và chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu đã phân tích ở phần thực trạng trước.
Nguyễn Thị Cẩm Ly, 2021, Trường Đại học Thương Mại: “Nâng cao hiệu quả
nhập khẩu mặt hàng thiết bị báo cháy từ thị trường Malaysia của Công ty Cổ phần
phát triển công nghệ cao ITC Việt Nam”. Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
mặt hàng thiết bị báo cháy từ thị trường Malaysia của ITC đã được khóa luận nêu bật
lên và đúc kết những tồn tại, hạn chế để đề xuất giải pháp. Bên cạnh đấy khóa luận
cũng đưa ra những cơ hội và thách thức khi công ty tiếp tục phát triển hoạt động kinh
doanh nhập khẩu.
Nguyễn Hữu Tuấn, 2020, Trường Đại học Thương Mại: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng nơng lâm


11

nghiệp từ Trung Quốc của CTCP Điện máy Hoàng Long”. Bài khóa luận đã chỉ ra và
phân tích sự quan trọng của thị trường nhập khẩu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn thì cần tập đẩy
mạnh về số lượng cũng như chất lượng hàng nhập khẩu. Từ đó đưa ra định hướng phát
triển và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho công ty.
Đỗ Minh Hiếu, 2019, Trường Đại học Thương Mại: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
nhập khẩu vải dệt may tử thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần may Sông
Hồng”. Tác giả đã sử dụng số liệu của công ty CP may Sông Hồng (2016 – 2019) để chỉ
ra và phân tích rất chi tiết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
đặc biệt là các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng hợp, từ đó đưa ra các giải
pháp cụ thể liên quan đến vấn đề sử dụng chi phí và nâng cao doanh thu.
Dương Thị Vân, 2018, Trường Đại học Thương Mại: “Giải pháp nâng cao hiệu
quả nhập khẩu mặt hàng giấy cuộn của công ty TNHH Tân Thành Đồng trong giai
đoạn 2018 – 2020”. Khóa luận đã đưa ra được những luận điểm rõ ràng, cũng như đánh
giá được tình hình nhập khẩu hàng giấy cuộn của cơng ty, phân tích được sự

ảnh hưởng của thị trường đến mặt hàng và đã đưa ra được giải pháp tối ưu và phù hợp
để nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của cơng ty.
Nguyễn Thị Hương, 2017, Trường Đại học Thương Mại: “Nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu thép cuộn từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần ống thép
Việt Đức”. Trong bài luận, tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong quy trình nhập khẩu
mặt hàng thép cuộn từ thị trường Trung Quốc, qua đó đưa ra những giải pháp thiết thực
nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên bài viết không phân tích thực
trạng hiệu quả nhập khẩu của cơng ty qua các chỉ tiêu, mà đi theo hướng phân tích thực
trạng quy trình nhập khẩu và hồn thiện các bước trong quy trình nhập khẩu.
Nguyễn Thị Kim Trang, 2017, Trường Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH C.T Polymer”.
Khóa luận phân tích cụ thể và rõ ràng tình hình kinh doanh nhập khẩu của cơng ty qua
giai đoạn từ mặt hàng nhập khẩu đến thị trường và cả hình thức nhập khẩu. Tuy phản
ánh rất chính xác thực trạng về hoạt động nhập khẩu của công ty


12

nhưng bài khóa luận vẫn chưa thể đánh giá cụ thể hay đi sâu vào các nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này.
Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề thúc đẩy nhập khẩu, nâng
cao năng lực cạnh tranh khá nhiều và đưa ra được những giải pháp thiết thực. Tuy nhiên
vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực nhập khẩu máy xây dựng từ thị trường
Trung Quốc, nên em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây
dựng từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần phát triển Máy Xây Dựng Việt
Nam” để xem xét tính hiệu quả trong nhập khẩu của cơng ty. 1.3. Mục đích, nhiệm vụ
nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận là nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy xây dựng từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ
phần phát triển Máy Xây Dựng Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm Khung lý luận về nhập khẩu và về hiệu quả nhập
khẩu; Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy xây dựng từ thị trường
Trung Quốc của Công ty Cổ phần phát triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 20202022, sau đó rút ra những kết quả mà cơng ty đạt được, tìm ra hạn chế và ngun nhân
mà cơng ty còn vướng mắc; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu
cho công ty.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy móc xây dựng từ thị
trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần phát triển Máy Xây Dựng Việt Nam trong
giai đoạn 2020-2022.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả
nhập khẩu mặt hàng máy móc xây dựng từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần
phát triển Máy Xây Dựng Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu, chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu và chỉ
tiêu hiệu quả sử dụng lao động. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
nhập khẩu máy móc xây dựng.
Phạm vi khơng gian: Thị trường Trung Quốc.


Phạm vi thời gian: Các số liệu, dữ liệu kinh doanh nhập khẩu của công ty trong

13

3 năm 2020, 2021, 2022.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính của Cơng ty năm 2020,
2021, 2022; Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty năm 2020, 2021, 2022; Báo cáo
hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Cơng ty 2020, 2021, 2022; Báo cáo nhân sự của
Công ty 2020, 2021, 2022; Báo cáo của Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan. 1.6.2.

Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: Liệt kê và sử dụng các bảng số liệu thu được từ các phịng
ban trong cơng ty.
Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu thu thập và đưa ra nhận xét. Phương
pháp so sánh: Dựa vào số liệu thống kê, tiến hành so sánh những biến động giữa các
năm, các thị trường, từ đó đưa ra những kết luận và nhận xét. 1.7. Kết cấu của khóa
luận
Ngồi phần Lời cam kết, Lời cảm ơn, Lời mở đầu, Danh mục bảng biểu, Danh
mục từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, bài Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu
theo 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng
từ thị trường trung quốc của Công ty Cổ phẩn phát triển Máy Xây Dựng Việt Nam
Chương 2: Cơ sở lý luận về nhập khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu trong thương
mại quốc tế
Chương 3: Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy xây dựng từ thị trường
trung quốc của Công ty Cổ phẩn phát triển Máy Xây Dựng Việt Nam Chương 4: Định
hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng
máy xây dựng từ thị trường trung quốc của Công ty Cổ phẩn phát triển Máy Xây Dựng
Việt Nam


14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
NHẬP KHẨU
2.1. Cơ sở lý luận về nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm về nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, và hoạt động nhập khẩu nói riêng, là hoạt
động cơ bản trong thương mại ở phạm vi quốc tế. Có từ khi hình thành đến nay có rất
nhiều khái niệm về nhập khẩu được đưa ra, điển hình là:

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development - OECD), nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ là hàng hoá
được bổ sung vào kho vật chất của một quốc gia, bằng cách đưa vào lãnh thổ kinh tế của
quốc gia đó.
Hay theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005 quy định “Nhập khẩu hàng hóa
là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật".
Hiểu một cách đơn giản, nhập khẩu là đến các hoạt động dùng ngoại tệ để mua
bán hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài đem về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước,
hoặc tái xuất khẩu nhằm mục đích thu lợi nhuận, dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang
giá. Nhập khẩu cho phép các quốc gia mua hàng hóa và tài ngun mà họ
khơng thể tự sản xuất hoặc sản xuất chúng rẻ hơn và hiệu quả hơn so với sản xuất trong
nước. Những hàng hóa, dịch vụ có thể được nhập khẩu bởi các cá nhân, cơng ty hoặc
chính phủ, và được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác hoặc được bán lại cho
người tiêu dùng cuối cùng.
2.1.2. Đặc điểm của nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu có phạm vi tồn cầu, nên nó là một hệ thống các quan hệ
mua bán phức tạp, có tổ chức chặt chẽ cả bên trong và bên ngoài. Vậy nên hoạt động
nhập khẩu dù đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng tiềm ẩn những hậu quả khôn
lường.
− Nhập khẩu tuân theo những tập quán, thông lệ quốc tế và địa phương. − Nhập khẩu


diễn ra trên quy mô rộng cả về thời gian lẫn khơng gian; diễn ra trong thời gian ngắn
hoặc có thể kéo dài; diễn ra trên phạm vi của một hoặc nhiều

15

quốc gia.

− Nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với mục tiêu cuối cùng là
đem lại lợi ích cho các quốc gia.
− Phương thức giao dịch mua rất phong phú: giao dịch thông thường, giao dịch qua
trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm,...
− Phương thức thanh toán rất đa dạng: hàng đổi hàng, nhờ thu, L/C,... − Tiền tệ dùng
trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh như: USD, bảng Anh,... − Điều kiện cơ sở giao
hàng: theo Incoterm 2020 (International Commercial Terms - Các điều khoản thương
mại quốc tế) có các điều kiện như CIF, FOB,... − Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào
kiến thức kinh doanh, trình độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thơng
tin, trình độ quản lý. − Có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hoá, dịch vụ trong hoạt
động nhập khẩu nên để đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
− Thương mại quốc tế liên quan trực tiếp đến mối quan hệ chính trị giữa các nước tham
gia vào hoạt động này, vì vậy hoạt động nhập khẩu là cơ hội để các công ty ở các nước
khác nhau thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài và góp phần phát triển kinh tế đối
ngoại. Như vậy, nó được điều chỉnh bởi luật pháp và chính sách chính trị của mỗi quốc
gia.
− Nhập khẩu là hoạt động được tổ chức, thực hiện với nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu khác
nhau, thủ tục phức tạp. Chúng cần được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt các lợi thế để đạt được hiệu quả cao
nhất, kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.
2.1.3. Các hình thức nhập khẩu


2.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập, trong đó các nhà kinh doanh
nhập khẩu tuân thủ nghiêm ngặt chính sách, pháp luật và các quy định của quốc gia và
quốc tế, trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính tốn chính xác
chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Đây là hoạt động phổ biến nhất và
tồn tại lâu đời nhất.
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp phải được cân nhắc kỹ lưỡng từ khâu tìm hiểu

thông tin ban đầu cho đến khi ký kết hợp đồng thương mại, bởi doanh nghiệp phải

16

chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, lưu kho, giao hàng, tiêu thụ hàng
hóa, các khoản thuế từ kim ngạch nhập khẩu, từ doanh thu,... Ngoại trừ trường hợp đặc
biệt, hợp đồng mua bán trong nước sẽ được ký sau khi hàng hóa đến nơi và doanh
nghiệp chỉ cần ký hợp đồng với bên nước ngoài.
2.1.3.2. Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có
vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu hàng hố, dịch vụ nào đó nhưng lại khơng có
quyền tham gia quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp, nên đã uỷ thác cho một doanh nghiệp
có chức năng trực tiếp giao dịch quốc tế, để tiến hành nhập khẩu theo u cầu của
mình. Hay có thể nói nhập khẩu uỷ thác tức là việc một doanh nghiệp nhập khẩu đóng
vai trị là trung gian nhập khẩu cho một hay nhiều doanh nghiệp khác. Bên nhận uỷ
thác phải tiến hành đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá,
dịch vụ theo yêu cầu của bên uỷ thác. Với mỗi lần được ủy thác, doanh nghiệp nhận uỷ
thác thường được hưởng một khoản thù lao trị giá 0,5% đến 1,5% tổng giá trị hợp đồng
(phí ủy thác) và phải nộp thuế thu nhập trên nguồn thu này, khi tiến hành nhập khẩu
doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ khơng tính vào
doanh số và nộp thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp nhận ủy thác không cần bỏ vốn hay xin hạn ngạch; không cần
nghiên cứu thị trường trước khi nhập khẩu. Họ thay mặt người ủy thác thực hiện các
giao dịch đối ngoại; ký kết hợp đồng, làm hóa đơn chứng từ và các thủ tục nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ; hay trong những trường hợp thiệt hại, họ sẽ thay người ủy thác để


khiếu nại, đòi bồi thường. Khi nhập khẩu uỷ thác thì các doanh nghiệp nhận uỷ thác
phải lập 2 hợp đồng:
− Một hợp đồng ngoại - mua hàng với nước ngoài

− Một hợp đồng nội - uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác
2.1.3.3. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế
một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (với ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trực tiếp) để cùng nhau phối hợp kỹ năng, tiền hành giao dịch, đề ra các biện pháp
và chủ trương có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, nhằm thúc đẩy hoạt động này
phát triển theo hướng có lợi nhất cho các bên lãi cùng chia, lỗ cùng chịu.

17

Doanh nghiệp sẽ bớt chịu rủi ro hơn bởi vì khi liên doanh nhập khẩu, mỗi doanh
nghiệp tham gia chỉ phải góp một phần vốn nhất định. Việc phân chia chi phí, thuế
doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ tuỳ theo hai bên thoả thuận phân chia dựa trên vốn
góp cộng với phần trách nhiệm, quyền hạn mà mỗi bên phải gánh vác. Trong hoạt động
này, doanh nghiệp đứng ra nhập hàng sẽ được tính kim ngạch nhập khẩu, mặc dù khi
đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ
chịu thuế doanh thu trên số hàng đó. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải thực
hiện 2 hợp đồng:
− Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài
− Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác
Có hai hình thức chính là mua bán, thanh tốn bằng tiền và thanh tốn bằng hàng,
hay cịn gọi là mua bán đối lưu. Mua bán bằng tiền là hình thức thơng thường và trong
phạm vi ở đây cần quan tâm đến hình thức nhập khẩu đối lưu hay đổi hàng. 2.1.3.4.
Nhập khẩu tái xuất
Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập hàng vào trong nước nhưng không phải để
tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước nào đó nhằm thu lợi nhuận, những hàng
nhập này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Như vậy, nhập khẩu tái xuất luôn


thu hút 3 nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập khẩu.

Doanh nghiệp ở nước tái xuất phải tính tốn chi phí ghép mối bạn hàng xuất và
nhập sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động
này. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch xuất và nhập, doanh
số sẽ được tính trên giá trị hàng xuất do đó phải chịu thuế doanh thu. Việc thanh tốn
tiền thì phải ln do người tái xuất thu từ người nhập khẩu và trả cho người xuất khẩu,
nhưng hàng hố khơng nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng
sang nước thứ 3. Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi tức về tiền hàng do thu được
nhanh và trả chậm. Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập 2 hợp đồng:
− Một hợp đồng nhập khẩu
− Một hợp đồng xuất khẩu
2.2. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả nhập khẩu
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả nhập khẩu
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các

18

nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa những kết
quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại
lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trong góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với
lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối
với nhu cầu của thị trường.
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là phạm trù phản ánh mối quan hệ tương quan
giữa kết quả của hoạt động nhập khẩu và tồn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả nhập khẩu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức và quản
lý của doanh nghiệp trong hoạt động tổ chức nhập khẩu.
Bản chất của hiệu quả nhập khẩu là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm nguồn lực xã hội tính riêng cho hoạt động nhập khẩu. Đây là hai mặt của mối
quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế của từng hoạt động nhập khẩu, gắn liền
với hai quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và
tiết kiệm thời gian.



Công thức đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả = Kết quả đầu ra Yếu
tố đầu vào

Trên mỗi phạm vi và góc độ nhìn nhận thì hiệu quả nhập khẩu lại được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau.
− Với góc độ của doanh nghiệp: Hiệu quả nhập khẩu có được khi doanh nghiệp thu được
kết quả tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiểu, hiệu quả đó thể hiện khả năng sử dụng các
nguồn lực, trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào hoạt
động nhập khẩu.
− Với góc độ của xã hội: Hiệu quả nhập khẩu đạt được khi kết quả thu được từ nhập
khẩu cao hơn kết quả đạt được khi tiến hành sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đó trong
nước. Điều này được hiểu rằng hoạt động nhập khẩu có hiệu quả khi nó nâng cao hiệu
quả lao động xã hội đồng thời tăng chất lượng và giảm giá thành của sản phẩm.
2.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại doanh nghiệp
2.2.2.1. Tăng doanh thu
Doanh thu của một doanh nghiệp phản ánh quy mô và q trình tái sản xuất của
doanh nghiệp đó. Đây là cơ sở bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và
tiến hành nộp thuế cho Nhà nước. Doanh thu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình

19

ln chuyển vốn và nó tạo tiền đề cho q trình tái sản xuất tiếp theo. Hoạt động mở
dộng thị trường tiêu thụ cũng giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu thu về, giảm tình
trạng tồn kho, tăng số lượng hàng hóa, loại hàng hóa nhập khẩu, nâng cao uy tín, vị thế
của doanh nghiệp, chiếm lĩnh nhiều thị phần, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận, thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Doanh nghiệp cần xúc tiến bán hàng qua các chiến lược, công cụ Marketing
như: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Bán hàng trên các sàn thương

mại điện tử; Phát tờ rơi, catalogue, hay e- catalogue về thơng tin sản phẩm; Chương
trình khuyến mãi – hậu mãi, tặng kèm, bảo hành;… Doanh nghiệp cũng có thể xây
dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó với khách hàng thơng quan các cuộc họp hội thảo,
các hoạt động từ thiện, tài trợ,…



×