Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu công tác thu phí bảo hiểm nhân thọ tại công ty bảo việt nhân thọ nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.7 KB, 71 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT

BH
BHNT
BHPNT
BVNT
DNBH
DNBHNT
ĐLBH
HĐBH
NHBH
QLAC
SPBH
STBH
THBH
THHĐ
TVV

Bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo Việt Nhân thọ
Doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Đại lý bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
Nhân viên bảo hiểm
Quản lý ấn chỉ
Sản phẩm bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm


Thời hạn hợp đồng
Tư vấn viên

ên
uy

Ch
đề
c


th
p

tậ
p

iệ

gh

tn

Tố


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

ên
uy


Ch
đề
c


th
p

tậ
p

iệ

gh

tn

Tố


LỜI MỞ ĐẦU

ên
uy

Ch

1. Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của nhân loại trên mọi lĩnh vực đang giúp chúng ta

được hưởng thụ những điều kiện sống ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, điều đó vẫn khơng
thể giúp con người phòng ngừa được tất cả mọi rủi ro trong cuộc sống từ sức khỏe, tính
mạng, tài chính, cơng việc của chính mình cho tới những người thân u. Có cầu tất có
cung, BHNT ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu giảm thiểu những rủi ro và bảo vệ con
người khỏi những tổn thất của rủi ro. Ngày nay, kinh doanh BHNT càng thêm sôi
động, các DNBHNT triển khai mạng lưới của mình khắp mọi vùng địa lý nhằm khai
thác nhu cầu của người dân mọi khu vực đối với các SPBH. Hoạt động kinh doanh
SPBH là hoạt động kinh doanh thương mại, vừa dựa trên những mơ hình kinh doanh
truyền thống, vừa phát triển theo những nguyên tắc riêng về nghiệp vụ, quy trình cụ thể
của ngành nghề BHNT. Một điểm khác biệt lớn nhất so với các ngành nghề kinh doanh
truyền thống chính là các hoạt động xung quanh Quỹ BHNT, bao gồm 3 hoạt động
chính: thu, chi và đầu tư. Trong q trình tìm hiểu tổng quan, tác giả nhận thấy đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề chi trả quyền lợi bảo hiểm, đầu tư tài chính tại
các DNBHNT. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về công tác thu tại các DNBHNT
lại khá hạn chế cả về lý thuyết và thực tiễn. Bởi vậy, trong quá trình thực tập tại công
ty BVNT Nam Định, thuộc Tổng công ty BVNT, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
trong lĩnh vực kinh doanh BHNT, tác giả đã tham gia hoạt động và đi sâu tìm hiểu về
cơng tác thu phí BHNT tại doanh nghiệp này, dựa trên cơ sở những lý thuyết tìm hiểu
trước, nhằm nghiên cứu và đánh giá về các nội dung, quy trình, triển khai thực hiện,
giám sát và các kết quả của cơng tác thu phí BHNT tại cơng ty BVNT Nam Định. Qua
q trình tìm hiểu, phân tích đánh giá, tác giả thấy rằng cơng tác thu phí của cơng ty
tồn tại cả những ưu điểm cần học tập và những hạn chế cần được nhận thức, tìm hiểu
nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết.
Xuất phát từ những thực tế trên, tác giả xây dựng chun đề “Nghiên cứu cơng
tác thu phí bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt Nhân thọ Nam Định” làm báo
cáo thực tập tốt nghiệp.

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở khung lý thuyết về cơng tác thu phí
BHNT, phân tích thực trạng cơng tác thu phí tại cơng ty BVNT Nam Định, nhằm đánh
giá và đề xuất hồn thiện cơng tác thu phí BHNT tại đơn vị này.
2.2. Mục tiêu cụ thể

Những mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng khung lý thuyết về BHNT, phí BHNT và cơng tác thu phí BHNT
cũng như các tiêu chí đánh giá cơng tác này, các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác.
- Trình bày thực trạng cơng tác thu phí BHNT tại BVNT Nam Định và đưa ra
đánh giá dựa trên cơ sở lý thuyết.
- Đưa ra định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác thu phí BHNT tại
cơng ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các lý luận cơ sở về phí BHNT và cơng tác thu phí BHNT.
- Các nội dung, quy trình, tổ chức thực hiện, giám sát trong công tác thu tại công
ty BVNT Nam Định.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu phí BHNT tại cơng ty BVNT Nam
Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu công tác thu phí BHNT tại DNBHNT cấp đơn vị của
Tổng cơng ty.
- Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu cơng tác thu phí của công ty trên địa bàn hoạt
động chủ yếu của công ty là tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian: Lựa chọn thời gian nghiên cứu giai đoạn 5 năm gần nhất là
2013 - 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyền đề sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tại bàn;
Nghiên cứu tại hiện trường; Nghiên cứu định tính; Nghiên cứu định lượng; Nghiên cứu
mơ tả.

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


Các phương pháp thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, so sánh,…
5. Kết cấu đề tài
Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương với tiêu đề như sau:
Chương I: Lý thuyết về cơng tác thu phí bảo hiểm nhân thọ
Chương II: Thực trạng cơng tác thu phí bảo hiểm nhân thọ tại công ty Bảo Việt
Nhân thọ tỉnh Nam Định giai đoạn 2013 - 2017
Chương III: Hoàn thiện cơng tác thu phí bảo hiểm nhân thọ tại cơng ty Bảo
Việt Nhân thọ Nam Định

ên
uy


Ch
đề
c


th
p

tậ
p

iệ

gh

tn

Tố


CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT VỀ CƠNG TÁC THU PHÍ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

ên
uy

Ch

1.1. Một số lý thuyết về bảo hiểm nhân thọ có liên quan
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ

1.1.1.1. Khái niệm BHNT
Từ rất sớm, trong các cộng đồng người đã xuất hiện những mơ hình sẻ chia
những rủi ro, gánh nặng về tài chính. Theo đó, hàng ngày, các thành viên trong cộng
đồng cùng đóng góp một số tiền nhỏ, số tiền này sau đó sẽ được dùng để giúp đỡ
những người thân trong gia đình, nếu một trong những người tham gia đóng góp gặp
chuyện khơng may. Hình thức chia sẻ rủi ro này trở thành nền tảng hình thành BHNT
ngày nay. Cho tới nay, BHNT ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống của con
người ở mọi quốc gia. Có nhiều định nghĩa khác nhau về BHNT tùy theo cách tiếp cận
và lĩnh vực nghiên cứu.
Theo Điều 3, luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định: “Bảo hiểm
nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc
chết”.
Theo góc độ nghiên cứu học thuật, cuốn Giáo trình Bảo hiểm (Nxb. Đại học
Kinh tế quốc dân, 2010) có viết: “BHNT là một quỹ dự phịng tài chính được đóng góp
bởi số đơng người, nhằm bù đắp tổn thất về tài chính cho một số ít người chẳng may
gặp rủi ro”.
Ngoài ra, về mặt pháp lý, ta có cái nhìn cụ thể hơn về BHNT như sau: “BHNT
được hiểu là bản thỏa thuận hợp pháp hay hợp đồng, trong đó, các cơng ty bảo hiểm
đồng ý chi trả một khoản tiền hoặc các lợi ích tài chính tương đương cho người hưởng
thụ, khi một sự kiện được bảo trợ bởi các chính sách bảo hiểm xảy ra; đồng thời, người
tham gia bảo hiểm tiến hành đóng phí theo các điều khoản hợp đồng” (Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam, 2016). Nói cách khác, BHNT thay thế khoản thu nhập mà một con
người cung cấp cho gia đình và những người phụ thuộc, trong trường hợp người đó
mất hoặc khơng thể tiếp tục làm việc.
Dù có nhiều cách tiếp cận với khái niệm BHNT, tuy nhiên bản chất của BHNT
chính là tiền cho con người khi gặp rủi ro và ngay cả khi sống thọ. Dưới góc độ nghiên

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

cứu về hoạt động của DNBHNT, khái niệm BHNT theo khía cạnh pháp lý mơ tả chính
xác, đầy đủ và gần nhất với tình hình triển khai thực tế. Do đó, khái niệm này được sử
dụng xun suốt tồn bài nghiên cứu.
1.1.1.2. Đặc điểm của BHNT
BHNT với vai trò là một quỹ dự phịng tài chính của cá nhân, cộng đồng nên có
nhiều điểm tương đồng với các loại hình tài chính khác như: BHPNT, BH xã hội hay

tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, có thể phân biệt rõ ràng BHNT với các loại hình tài chính
khác qua những đặc điểm khác biệt sau:
- BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính bảo vệ
Theo như khái niệm về BHNT, người tham gia BHNT (người được BH) sẽ định
kỳ trả những khoản phí trong một thời gian dài đã thỏa thuận trước (THBH) cho
DNBHNT; DNBHNT có trách nhiệm trả một số tiền lớn theo thỏa thuận (STBH) khi
người được BH đạt tới thời điểm định trước trong hợp đồng (một độ tuổi nhất định hay
thời điểm kết hôn, vào đại học, nghỉ hưu, v.v…) hoặc khi người được BH gặp rủi ro
thuộc phạm vi BH.
Như vậy, như mọi hình thức bảo hiểm khác, BHNT thể hiện vai trị của một
hình thức bảo đảm, mang tính tương hỗ, chia sẻ, giảm thiểu rủi ro của một cá nhân,
một số ít người không may nhờ vào số đông người cùng tham gia đóng góp vào quỹ
bảo hiểm. BHNT bảo hiểm cho những rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khỏe (đau
ốm, bệnh tật, mất khả năng lao động) và có tính dài hạn (5 năm, 10 năm,… trọn đời).
Ngoài việc bù đắp các chi phí điều trị đau ốm thương tật, BHNT cịn có thể chi trả các
khoản tài chính để bù đắp chi phí th người chăm sóc khi điều trị, giảm sút thu nhập
trong và sau thời gian điều trị, chi phí ni dưỡng thân nhân hoặc nghĩa vụ trả các
khoản nợ đang vay của người được BH khi họ bị tử vong… Do đó, STBH cho rủi ro
thường rất lớn, các rủi ro được bảo hiểm thường nổi bật. Đây chính là yếu tố để BHNT
cạnh tranh với bảo hiểm sức khỏe của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoặc bảo
hiểm y tế hiện hành chỉ có thời hạn bảo hiểm 01 năm và khơng có rủi ro xảy ra hết
THBH khơng được hồn trả phí bảo hiểm.
Bên cạnh đó, BHNT thể hiện vai trị như một hình thức tiết kiệm, hợp đồng
BHNT giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có một kế hoạch tài chính dài hạn và thực hiện
hành vi tiết kiệm thường xuyên, có kế hoạch với sự giúp đỡ của DNBHNT. Trong

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

trường hợp thời hạn HĐBH kết thúc mà người được BH khơng gặp rủi ro hay sự kiện
được BH thì vẫn được chi trả quyền lợi bảo hiểm đúng với cam kết trong hợp đồng và
có thể thêm một phần bảo tức (nếu có). Đây là điểm khác biệt với loại hình BHPNT chỉ
đơn thuần là phịng ngừa các rủi ro.
- Có thời hạn bảo hiểm dài
BHPNT, bảo hiểm y tế có thời hạn được BH thường là từ 01 năm trở xuống. Hết
thời hạn này, doanh nghiệp BHPNT và bảo hiểm y tế có thể tính tốn so sánh giữa phí

thu được, chi phí bồi thường chi trả và chi phí kinh doanh khác. Song BHNT có thời
hạn rất dài từ 5 - 10 năm…, trọn đời.
- BHNT có tính đa mục đích với sản phẩm đa dạng và phong phú
Trong khi BHPNT với tính chất khá đơn thuần, chỉ nhằm khắc phục một phần
hậu quả khi đối tượng được bảo hiểm xảy ra rủi ro cũng như có nhiều giới hạn về thời
hạn hợp đồng, độ tuổi, đối tượng thì BHNT với sự đa dạng về sản phẩm lại là chương
trình hỗn hợp nhằm đáp ứng hầu đa mọi nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như: các giải
pháp tiết kiệm, đầu tư; quỹ bảo vệ toàn diện trước các rủi ro; quỹ giáo dục cho con cái;
quỹ hưu trí,…và chương trình bảo hiểm nhằm hỗ trợ nằm viện và bảo hiểm các bệnh
hiểm nghèo.
- Quá trình định phí phức tạp
Phí bảo hiểm phải được xây dựng trên cơ sở các số liệu thống kê,chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố như: chi phí khai thác, chi phí giám định, chi phí quản lý hợp
đồng, chi phí dịch vụ khách hàng,… Bên cạnh đó, định phí BNHT là cơng việc kỹ
thuật, phụ thuộc vào độ tuổi của người tham gia bảo hiểm, tuổi thọ bình quân của con
người, thời hạn tham gia, phương thức thanh toán, tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát,… Dựa
trên từng vùng địa lý, quốc gia với đặc điểm kinh tế, cơ sở chính trị - xã hội khác nhau
mà sự ảnh hưởng tới việc định phí BHNT cũng có sự khác biệt. Bởi vậy mà định phí
bảo hiểm là một q trình phức tạp, khơng những cần phải đảm bảo khả năng thanh
tốn của DNBH và mà còn phải tương ứng với điều kiện, trách nhiệm bảo hiểm của
người tham gia.
- BHNT ra đời trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
BHNT tuy đa dạng sản phẩm và đầy đủ chức năng hơn nhưng xuất hiện sau
BHPNT, thậm chí, chưa thể triển khai hiệu quả tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

Nam. Bởi lẽ, khi con người, đặc biệt ở các quốc gia đang và chưa phát triển, các nhu
cầu sống cơ bản chưa thực sự được đáp ứng thì chưa thể phát sinh nhu cầu với BHNT.
Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của BHNT bao gồm những điều kiện kinh tế
- xã hội như: tốc độ tăng trưởng, mức thu nhập trung bình, tỷ lệ lạm phát, trình độ học
vấn, …
Bên cạnh đó, mơi trường pháp lý có sự ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển
của BHNT. Các chủ trương khuyến khích người dân tham gia BHNT và sự đảm bảo
của luật pháp với các hợp đồng bảo hiểm là động lực để tỷ lệ dân cư tham gia BHNT

tăng lên.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ
Là một quỹ tài chính đáp ứng được được đa dạng mục đích của con người, vừa
mang tính bảo đảm, vừa là hình thức tiết kiệm và có tính tương hỗ, BHNT trên một
phương diện khác cịn mang tính bổ sung cho BHXH, khi đời sống của nhân dân đã
được nâng cao mà chế độ BHXH chưa thể đáp ứng hết. Do đó, BHNT khơng chỉ có vai
trị to lớn đối với hai bên tham gia hợp đồng bảo hiểm mà cịn có ý nghĩa quan trọng
với nền kinh tế - xã hội của quốc gia, cụ thể:
1.1.2.1. Đối với đối tượng được bảo hiểm
Do sự đa dạng, phong phú về sản phẩm, BHNT đáp ứng được nhiều mục đích
tài chính khác nhau của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình.
Với vai trị là cơng cụ đảm bảo tài chính trước những rủi ro bất ngờ có thể xảy
đến với mỗi con người, BHNT góp phần ổn định cuộc sống cho mỗi cá nhân và các gia
đình, là chỗ dựa cho người được bảo hiểm. Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng
phát triển, con người ngày càng có được những điều kiện sinh hoạt tốt hơn, an tồn
hơn, tuy nhiên, những rủi ro vẫn có thể bất ngờ xảy đến. Thực tế chứng minh, khi một
thành viên trong gia đình, đặc biệt là lao động trụ cột bị chết hoặc bị thương tật vĩnh
viễn, nhiều cá nhân và gia đình bỗng chốc rơi vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Khi
đó, gia đình phát sinh nhiều khoản chi phí khơng nằm trong ngân sách thơng thường
như: chi phí mai táng, chơn cất, chi phí nằm viện, thuốc men, chi phí phẫu thuật và bù
đắp những khoản thu thường xuyên bị mất đi. Khó khăn hơn, các nghĩa vụ và trách
nhiệm mà người gặp nạn chưa kịp hoàn thành như: trả nợ, phụng dưỡng bố mẹ già,
nuôi dạy con cái ăn học… sẽ để lại cho những thành viên khác. Dù rằng hệ thống an

đề

c


th


p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

sinh xã hội và các tổ chức cộng đồng có thể trợ cấp khó khăn, nhưng sự hỗ trợ này chỉ
mang tính tạm thời trước mắt, khơng thế đảm bảo về mặt tài chính được lâu dài. Tham
gia BHNT chính là biện pháp chủ động dự phòng thay thế cho thu nhập bị mất đi, giảm
thiểu gánh nặng tài chính của những cá nhân, hộ gia đình gặp rủi ro.
Với vai trị như một cơng cụ tiết kiệm trong dài hạn, người tham gia BH có được
số tiền như hoạch định bằng việc ký hợp đồng và thanh toán các khoản phí bảo hiểm
đầy đủ trong suốt THHĐ. Ngày nay, đời sống phát triển về mọi mặt, tuy nhiên cũng
khiến mỗi lao động phát sinh nhiều khoản chi phí cho bản thân và gia đình. Ví dụ như:
chi phí giáo dục ngày càng tăng, cần có khoản chuẩn bị tài chính cho tương lai học vấn

của con cái; hay sau 40 năm làm việc miệt mài, liệu tiền lương hưu có đủ chu cấp cho
cuộc sống thoải mái, tiện nghi, an nhàn,… BHNT giúp con người có thể tích lũy tài
chính cho những kế hoạch trong tương lai như: lập quỹ giáo dục cho con cái, lập quỹ
hưu trí khi về già, dành tiền đầu tư kinh doanh hay mua nhà, mua xe,… Tham gia
BHNT với những kế hoạch, mục tiêu trong tương lai chính là một cách tiết kiệm và đầu
tư thường xuyên, hiệu quả của mỗi cá nhân, gia đình.
1.1.2.2. Đối với DNBHNT
Các sản phẩm BHNT ngày càng phát triển đa dạng và thiết thực với cuộc sống
hiện đại, thu hút số lượng đông đảo người tham gia. Phí bảo hiểm thu được từ các hợp
đồng bảo hiểm tạo thành quỹ tài chính lớn cho cơng ty bảo hiểm, quỹ này chủ yếu
được sử dụng vào mục đích bồi thường, chi trả và dự phòng. Cuối mỗi năm tài chính,
DNBH trích lập các quỹ dự phịng nghiệp vụ từ quỹ tài chính bảo hiểm cho từng
nghiệp vụ bảo hiểm và phần trách nhiệm còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong năm tài
chính tiếp theo, các quỹ dự phịng nghiệp vụ thường khơng phải sử dụng để chi trả, bồi
thường hết ngay mà doanh nghiệp có thể lấy từ tiền phí thu được trong năm để chi trả
bồi thường cho phần trách nhiệm phát sinh từ những hợp đồng ký từ những năm trước.
Bởi vậy, DNBH sẽ có một phần quỹ dự phịng nghiệp vụ "nhàn rỗi" có thể đem đi đầu
tư để sinh lời. Hoạt động đầu tư sẽ giúp phát triển quy mơ quỹ tài chính của công ty
bảo hiểm, giúp nâng cao năng lực tài chính của bản thân cơng ty, tạo nên sự tin tưởng
với khách hàng về khả năng chi trả quyền lợi bảo hiểm. Bên cạnh đó, nguồn vốn càng
tăng, DNBH càng có điều kiện để phát triển hoạt động nghiên cứu sản phẩm, hay việc

đề

c


th

p


tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

giảm phí bảo hiểm và tăng lãi đầu tư nhằm tạo lợi thế thu hút để cạnh tranh với các
DNBH khác.
1.1.2.3. Đối với nền kinh tế - xã hội
Trong hệ thống an sinh xã hội, BHXH và BHYT là những chính sách nhằm góp
phần ổn định cuộc sống và cung cấp sự bảo vệ tài chính cho người dân nhất định khi bị
ốm đau, bệnh tật, khi về hưu. Tuy nhiên, quyền lợi, đối tượng tham gia, phạm vi bảo
hiểm cũng như mức độ linh hoạt của những chính sách này chưa đáp ứng được nhu cầu
của đại đa số người dân. Sự xuất hiện của BHNT như là giải pháp để cung cấp thêm
những dịch vụ bảo hiểm mà BHXH/ BHYT cịn chưa có, hoặc đã có nhưng chưa thể
đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. BHNT ngày càng thu hút
đông đảo người dân tham gia, tạo nên những ý nghĩa kinh tế - xã hội thiết thực như

sau:
BHNT giúp tạo sự ổn định xã hội thơng qua vai trị đảm bảo tài chính trước
những rủi ro trong cuộc sống cho người được BH. Tham gia BHNT chính là cách để
người dân chủ động phịng chống những rủi ro, bên cạnh những chính sách do Nhà
nước ban hành nhằm mục đích xây dựng an sinh xã hội.
BHNT có vai trị giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước và tăng thêm quyền lợi
của người lao động. Thời kỳ bao cấp trước đây, ngân sách Nhà nước phải chi trả khoản
trợ cấp lớn cho các cá nhân, công ty gặp rủi ro (trợ cấp ốm đau, trợ cấp mất việc làm..).
Các khoản chi này vừa làm thâm hụt ngân sách Nhà nước, đơi khi lại cịn gây tâm lý ỷ
lại khơng cố gắng vì đã có người khác chịu trách nhiệm giúp mình đối với cả cá nhân
cũng như tổ chức. Ngày nay, với BHNT, người dân có thể tự bảo vệ mình, chủ động
phịng tránh những rủi ro tài chính trong cuộc sống. Với mức chi trả quyền lợi lớn,
BHNT là biện pháp hỗ trợ ngân sách xã hội trong việc chăm sóc người già, người phụ
thuộc kinh tế nếu như mất đi nguồn thu nhập chính bởi người trụ cột gặp tai nạn hoặc
tử vong. Bên cạnh đó, hành vi tiết kiệm và đầu tư cũng được thực hiện thường xuyên,
chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Với vai trị là quỹ tài chính dự phịng lớn, BHNT là một nguồn huy động vốn
mạnh mẽ cho những dự án trung hạn và dài hạn. Bởi những đặc quyền ưu việt khi tham
gia BHNT nên phí bảo hiểm cũng khá lớn, do đó, lượng vốn huy động từ dân cư cũng
tăng lên. Sự phát triển nhanh chóng của ngành BHNT thu hút nguồn vốn dồi dào cho

đề

c


th

p


tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

đầu tư phát triển đất nước từ nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong nhân dân. Hơn nữa, do
tính chất dài hạn của BHNT, nguồn vốn huy động được có thể đem đầu tư trong thời
gian dài, là nguồn lực vững chắc cho những dự án lớn.
Về mặt vĩ mô, BHNT có vai trị thiết thực trong vấn đề đối phó với lạm phát.
Bởi lẽ, các sản phẩm của BHNT đều có khả năng chống lại ảnh hưởng của lạm phát, do
DNBH đã áp dụng một tỷ lệ chiết khấu phí (lãi kỹ thuật) khi định phí BH, phần lãi này
sẽ bù đắp lại phần trượt giá. Do vậy, đầu tư vào BHNT là một khoản đầu tư hiệu quả,
chống lại lạm phát và có khả năng sinh lời trong dài hạn, thay vì dự trữ tiền mặt nhàn
rỗi, gây mất giá trị tài sản trong tương lai.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề BHNT hiện đang tạo ra
nhiều công việc mới, thu hút lượng lớn lao động. Công việc thuộc khối ngành bảo hiểm
đa dạng và phù hợp với nhiều trình độ lao động khác nhau; khơng chỉ bao gồm những

cơng việc địi hỏi kỹ năng chun mơn như: tư vấn tài chính, định phí bảo hiểm, nhân
lực nghiên cứu, thống kê, … cho đến những cơng việc quản lý, hành chính như bao
cơng ty thương mại khác, đặc biệt, sự phát triển của mô hình đại lý bảo hiểm cịn tạo
thêm cơng việc và thu nhập cho các lao động khơng có trình độ học vấn cao, kể cả lao
động nông thôn trong thời gian nông nhàn.
Như vậy, trên nhiều phương diện đời sống kinh tế - xã hội, BHNT giúp ổn định
an sinh, phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, tạo ra cuộc sống đầy đủ
cho mỗi cá nhân và gia đình.
1.1.3. Một số loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản
Tùy theo mục đích tham gia mà BHNT có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau
của khách hàng. Sản phẩm BHNT rất đa dạng, nếu phân loại theo rủi ro bảo hiểm thì
có 3 loại hình cơ bản là: BH trong trường hợp tử vong, BH trong trường hợp sống và
BH hỗn hợp.
1.1.3.1. BHNT trong trường hợp tử vong
BHNT trong trường hợp tử vong là loại hình BHNT mà DNBH thực hiện chi trả
quyền lợi BH khi người được BH tử vong. Đây là loại hình BHNT phổ biến được chia
làm 2 nhóm: BH tử kỳ và BH trọn đời.
- Bảo hiểm tử kỳ

đề

c


th

p

tậ


p

iệ

gh

tn

Tố


Còn được gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, theo
HĐBH, DNBH cam kết chi trả cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm theo thỏa
thuận đã ký kết nếu người được bảo hiểm tử vong trong THBH. Nếu cái chết không
xảy ra trong thời gian đó thì người được BH khơng nhận được bất kỳ một khoản tiền
nào.
Tính chất rủi ro của Bảo hiểm tử kỳ thể hiện rõ nét, do đó, loại hình bảo hiểm
này có những đặc điểm như:
 THBH xác định.
 Trách nhiệm và quyền lợi chỉ mang tính tạm thời.
 Quyền lợi hẹp và không phải lập quỹ tiết kiệm dành cho người tham gia,
do đó, phí bảo hiểm thấp.
 Nếu có chi trả STBH thì STBH được trả trong 1 lần.
Bảo hiểm tử kỳ thường được sử dụng cho các mục đích như: Hỗ trợ chi phí mai
táng, chơn cất; Góp phần ổn định cuộc sống gia đình; Thanh toán các khoản nợ nần về
những khoản vay hoặc thế chấp do người được BH đã mất đi và khơng thể chi trả.
Loại hình bảo hiểm này được đa dạng hóa thành nhiều loại hình khác nhau:
 BHTK cố định.
 BHTK có thể tái tục.


Ch

 BHTK có thể chuyển đổi.
 BHTK có STBH tăng dần.

ên
uy

 BHTK có STBH giảm dần.
 BH thu nhập gia đình.

đề

 BH thu nhập gia đình có STBH tăng dần.
 BHTK có điều kiện.
BHNT trọn đời
Còn được gọi là bảo hiểm trường sinh, theo HĐBH, DNBH cam kết chi trả cho
người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm đã thỏa thuận ký kết nếu người được bảo hiểm tử
vong vào bất kỳ thời điểm nào kể từ thời điểm ký kết HĐBH. Ngoài ra, một số trường
hợp, ví dụ như Prudential, cịn đảm bảo chi trả cho người thụ hưởng ngay khi họ sống
đến 99 tuổi.

c


th

-

p


tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


Với quyền lợi ưu việt hơn, BHNT trọn đời bên cạnh tính đề phịng rủi ro cũng
thể hiện tính tiết kiệm rõ nét và có những đặc điểm như: THBH là khơng xác định; Phí
bảo hiểm cao hơn hẳn so với BH tử kỳ, bởi rủi ro chết tất yếu sẽ xảy ra, có thể đóng phí
bảo hiểm trong một lần hoặc theo định kỳ tùy thuộc hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, chi
trả quyền lợi bảo hiểm chỉ thực hiện trong 1 lần ngay sau khi người được BH chết.
BHNT trọn đời được sử dụng cho các mục đích như:
 Hỗ trợ chi phí mai táng chơn cất.
 Góp phần ổn định cuộc sống gia đình và giữ gìn tài sản.
 Tạo dựng, khởi nghiệp kinh doanh.
Các loại hình:
 BHNT trọn đời có tham gia chia lãi.
 BHNT trọn đời khơng tham gia chia lãi.
 BHNT trọn đời phí nộp 1 lần.
 BHNT trọn đời phí nộp liên tục.

Ch


1.1.3.2. BHNT trong trường hợp sống
Còn được gọi là bảo hiểm sinh kỳ, là loại hình mà theo HĐBH, DNBH cam kết
chi trả những khoản trợ cấp định kỳ đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hay
trong suốt cuộc đời người được BH.
Những sản phẩm thuốc loại hình này thường có những đặc điểm sau:
 Phí nộp trong một lần.

ên
uy

 STBH được chi trả định kỳ đến khi chết.
 STBH của mỗi lần chi trả có giá trị khơng đổi.

đề

 Thời hạn bảo hiểm có thể xác định, cũng có thể khơng xác định trong
trường hợp trợ cấp định kỳ đến khi chết.
Bảo hiểm sinh kỳ thường được sử dụng với những mục đích:


th

 Đảm bảo thu nhập và cuộc sống khi về già, sắp đến tuổi nghỉ hưu.

c

tậ

 Giảm bớt gánh nặng lên con cái và xã hội.


Tố

Gồm có 2 loại hình cơ bản:

p

 Đảm bảo mức sống khi hết độ tuổi lao động.

p

iệ

gh

tn

 Bảo hiểm niên kim nhân thọ tạm thời.


 Bảo hiểm niên kim nhân thọ trọn đời.
1.1.3.3. BHNT hỗn hợp
Là loại hình BHNT mà theo HĐBH, DNBHNT cam kết chi trả khi người được
bảo hiểm tử vong trong THBH hoặc còn sống đến thời điểm đáo hạn hợp đồng. Thêm
vào đó, khi đáo hạn hợp đồng, người tham gia được nhận bảo tức khi tham gia đầu tư
phí bảo hiểm. Như vậy, BHNT hỗn hợp là một hình thức thể hiện rõ nét nhất sự kết
hợp giữa tính rủi ro và tính tiết kiệm nên được nhiều cá nhân, gia đình lựa chọn. Các
sản phẩm BHNT hỗn hợp hết sức đa dạng, phong phú.
Những đặc điểm của loại hình này như là:
 Phí bảo hiểm nộp một lần hoặc định kỳ.

 THBH là xác định.
 STBH được chi trả khi hết hạn hợp đồng hoặc trong trường hợp người
được BH chết.
 Có khả năng nhận lãi thơng qua đầu tư phí bảo hiểm và sẽ được hồn phí
khi khơng có điều kiện tiếp tục tham gia.
BHNT hỗn hợp phù hợp với các mục đích:
 Ổn định cuộc sống và tài chính gia đình.
 Tạo quỹ giáo dục cho con cái, hưu trí, mua tài sản, trả nợ,…

ên
uy

Ch

Bên cạnh 3 loại hình BHNT cơ bản, các điều khoản BH bổ sung nhằm triển khai
kết hợp với các HĐBH chính nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, bao gồm
nhiều loại như:
 Điều khoản bổ sung BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật.

đề

 Điều khoản bổ sung BH tai nạn.
 Điều khoản bổ sung BH sức khỏe.

c


th




p

tậ

Ngoài cách thức phân chia các loại hình BHNT theo rủi ro bảo hiểm như trên, ta
cịn có thể phân chia các sản phẩm BHNT theo thời hạn hợp đồng (dài hạn như các
trường hợp kể trên hay những sản phẩm bổ sung cho sản phẩm chính chỉ có thời hạn 1
năm như: trợ cấp nằm viện, chi phí phẫu thuật, BH thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

nạn,…) hoặc phân chia theo phương thức tham gia bảo hiểm (BH cá nhân hay BH
nhóm).
1.1.4. Phí bảo hiểm nhân thọ
1.1.4.1. Khái niệm và phân loại phí BHNT

Theo khoản 11, Điều 3 luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định:
“Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo
hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Như vậy, có thể hiểu phí BHNT chính là giá cả của sản phẩm BHNT, chính là
số tiền mà công ty BH cần phải thu nhằm đảm bảo trách nhiệm của mình khi xảy ra các
sự kiện bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm như: chết, hết hạn HĐBH, thương
tật và đảm bảo cho việc hoạt động của cơng ty. Mặt khác, phí bảo hiểm cũng thể hiện
trách nhiệm hợp đồng của người tham gia BH với DNBH nhằm nhận sự đảm bảo trước
những rủi ro đã được DNBHNT nhận bảo hiểm.
Thơng thường, cơ cấu phí bảo hiểm gồm 2 phần: phí thuần và phụ phí.
- Phí thuần: là khoản phí phải thu cho phép cơng ty bảo hiểm đảm bảo chi trả
cho các khoản tổn thất được bảo hiểm khi nó xảy ra. Khoản phí này thường chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng phí tồn bộ.
- Phụ phí: là khoản phí cần thiết để cơng ty bảo hiểm đảm bảo cho các khoản chi
trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm các khoản như: chi hoa hồng, chi quản
lý hành chính, VAT,…
1.1.4.2. Nguyên tắc định phí BHNT
Định phí BHNT cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Phí thu đủ bù chi và hạch tốn có lãi: tổng các khoản thu trong tương lai đủ
trang trải tổng các khoản phải chi trong tương lai và đem lại lợi nhuận cho DNBH.
- Dựa trên căn cứ khoa học: Các tính tốn nhằm định phí BHNT dựa trên cơ sở
khoa học như: quy luật số lớn, quy luật tuổi thọ tăng dần, quy luật về lạm phát, bảng tỷ
lệ tử vong thống kê, v.v …
- Đảm bảo tính cạnh tranh: mức phí bảo hiểm cần phù hợp để đảm bảo tính cạnh
tranh về giá sản phẩm bảo hiểm thương mại trên thị trường.
- Dựa trên một số giả định: bảng tỷ lệ tử vong sát với thực tế, tình hình kinh tế chính trị ổn định, khơng có hợp đồng bị hủy bỏ,…

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


1.1.4.3. Cách xác định phí BHNT
Phí BHNT được xác định theo cơng thức:
P=d+f
Trong đó, P là phí bảo hiểm tồn bộ
d là phí thuần
f là phụ phí
- Cách xác định phí thuần:
Phí thuần được xác định dựa trên các căn cứ sau:
 Xác suất xảy ra rủi ro hay khả năng xảy ra tổn thất phải bồi thường.
 Cường độ tổn thất: tính khốc liệt, mức độ trầm trọng của tổn thất.
 STBH.

 THBH.
 Lãi suất đầu tư: thông thường đây là yếu tố chi phối rất nhiều đến phí
thuần trong BHNT.
- Cách xác định phụ phí:
Phụ phí h được xác định theo cơng thức:
h=α+β+γ
Trong đó, α gồm các chi phí khai thác mới
β gồm các chi phí thu phí
γ gồm các chi phí quản lý

Ch

ên
uy

Trên thực tế, mức phí bảo hiểm tồn bộ thường được tính theo căn cứ vào số
tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí theo cơng thức:
Phí bảo hiểm = tỷ lệ phí x STBH
Mức phí BHNT khơng thay đổi trong suốt THHĐ, có thể nộp ngay một lần sau
khi ký hợp đồng hoặc nộp định kỳ trong năm tùy theo thỏa thuận giữa người mua sản
phẩm và DNBH.
1.2. Cơng tác thu phí bảo hiểm nhân thọ
1.2.1. Khái niệm thu phí bảo hiểm nhân thọ
Trong DNBH, cơng việc thu phí bảo hiểm do Đại lý chun thu hoặc Đại lý
khai thác hợp đồng trực tiếp thực hiện tuỳ theo quy định cụ thể của từng doanh nghiệp.
Theo Điều 84, luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 “Đại lý bảo hiểm là
tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo

đề


c


th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan”. Thu phí bảo hiểm là một trong các nội dung
hoạt động của ĐLBH dưới sự ủy quyền của DNBH theo hợp đồng ĐLBH. Bởi vậy,
cơng việc thu phí BHNT có thể nhìn nhận dưới góc độ của ĐLBH và DNBHNT như
sau:

Ở góc độ ĐLBH, thu phí BHNT là một cơng việc của người ĐLBH theo hợp
đồng ĐLBH. Theo đó, nếu ĐLBH khơng thu được phí bảo hiểm là khơng thực hiện
được hợp đồng ĐLBH, và mặc nhiên không được hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm
cũng như các quyền lợi khác từ DNBH.
Từ góc độ DNBH, thu phí bảo hiểm là một khâu cơng việc trong chu trình phục
vụ khách hàng liên tục, theo đó mà HĐBH được thực hiện, duy trì và tái tục với hiệu
quả cao.
Một khi cơng việc thu phí đạt hiệu quả cao thì cả đại lý và doanh nghiệp đều thu
được nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đại lý thu phí thường chỉ quan tâm đến lợi ích trực diện
như: Hoa hồng thu phí thế nào, chế độ thưởng ra sao v.v... Cịn phần lợi ích thu được
sau này do thông qua việc phục vụ tốt khách hàng mà việc thu phí được nhanh, gọn, ít
tốn kém thời gian, khách hàng tái tục hợp đồng,... như tảng băng chìm ít người nhìn
thấy. Những đại lý tiên tiến xuất sắc thường có tầm nhìn xa trơng rộng: “Hơm nay phục
vụ tốt khách hàng như thế nào thì ngày mai hưởng lợi thế ấy”, nên họ đã vượt qua được
các ưu phiền, nhọc nhằn của cơng việc thu phí để hướng tới lợi ích lâu dài của một đại
lý chuyên nghiệp. Mặt khác, về phía doanh nghiệp, hiệu quả thu phí nhanh, gọn, đầy đủ
lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Phí bảo hiểm là nguồn hình thành chủ yếu quỹ tài
chính trong DNBH, phục vụ các hoạt động chi trả quyền lợi bảo hiểm, đầu tư của
DNBH. Bởi vậy, DNBH cần đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả cơng tác
thu phí BHNT nhằm đạt hiệu quả cao, đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của doanh nghiệp
và ĐLBH.
1.2.2. Những u cầu trong cơng tác thu phí bảo hiểm nhân thọ
Về u cầu thu phí bảo hiểm, có thể nói gọn là: “Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời,
đảm bảo an toàn tiền đã thu và nộp nhanh tiền vào tài khoản của doanh nghiệp và
thông qua thu phí củng cố hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và doanh
nghiệp”.

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


Để đạt được mục đích nói trên, người thu phí bảo hiểm (ĐLBH/TVV) tất nhiên
phải đạt các yêu cầu của ĐLBH nói chung, đồng thời đạt các yêu cầu cụ thể khác về
nghiệp vụ, đạo đức. Những yêu cầu để một cá nhân hoạt động ĐLBH được quy định
trong điều 86, luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10, bao gồm: “Là công dân
Việt Nam thường trú tại Việt Nam; Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ; Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội
bảo hiểm Việt Nam cấp”.
Bên cạnh đó, để hồn thành cơng việc hiệu quả, ĐLBH/TVV cần có những yêu
cầu về nghiệp vụ như là:
 Hiểu và giúp khách hàng hiểu về các loại HĐBH mà đại lý thu phí.
 Nắm vững và thực hiện đúng quy trình, quy tắc thu phí BH và nộp phí

bảo hiểm đã thu vào tài khoản của doanh nghiệp.
 Nắm vững và thực hành sáng tạo các kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách
hàng trong thu phí bảo hiểm, xử lý được các tình huống đơn giản trong q trình thu
phí bảo hiểm.
 Biết tính tốn hiệu quả cá nhân trong thu phí bảo hiểm.
ĐLBH/TVV thực hiện cơng tác thu phí cần tn thủ những nguyên tắc về đạo
đức công việc:
 Trung thành, trung thực với khách hàng và doanh nghiệp.

Ch

ên
uy

 Không xâm tiêu, chiếm dụng, chiếm đoạt phí của khách hàng và của
doanh nghiệp.
 Tận tình chu đáo phục vụ khách hàng.
 Cẩn thận giữ gìn và bảo quản tài sản.

đề


th

Ngồi các tiêu chuẩn nêu trên, người thu phí bảo hiểm cần có sức khoẻ đảm bảo
công việc vốn hao tổn nhiều thời gian và cơng sức.

c

1.2.3. Nội dung thu phí bảo hiểm nhân thọ

1.2.3.1. Các nội dung thu
Các nội dung thu phí BHNT được thỏa thuận và ký kết giữa bên mua bảo hiểm
và DNBH trong HĐBH. Theo điều 12, luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 thì
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải
trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm”. DNBH có quyền thu phí BH theo thỏa thuận trong HĐBH
cịn bên mua BH có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức
đã thỏa thuận trong HĐBH.

Các nội dung thu phí BHNT theo HĐBH bao gồm:
- Phí bảo hiểm theo hóa đơn của HĐBH chính và sản phẩm bổ trợ: là khoản phí
bảo hiểm sử dụng để đóng Phí bảo hiểm định kỳ và phí bảo hiểm của sản phẩm bổ trợ
(nếu có).
- Phí bảo hiểm đóng thêm: là khoản phí bảo hiểm Bên mua bảo hiểm đóng thêm
ngồi phí bảo hiểm định kỳ và phí bảo hiểm của Sản phẩm bổ trợ (nếu có), dùng để đầu
tư vào Quỹ liên kết chung.
Bên mua BH có thể đóng phí BH một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương
thức thỏa thuận trong HĐBH. Trong trường hợp phí BH được đóng nhiều lần và bên
mua BH đã đóng một hoặc một số lần phí BH nhưng khơng có khả năng đóng các
khoản phí tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, DNBH có
quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm khơng có quyền địi
lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1.2.3.2. Quy trình thu
Quy trình thu phí BHNT là tổng thể những công việc cần triển khai nhằm đạt
được mục tiêu của kế hoạch thu phí hàng tháng, quý, năm. Mỗi DNBH với phương
pháp quản lý khác nhau sẽ có những cách sắp xếp thứ tự cơng việc phù hợp nhất để
đảm bảo hiệu suất thu tối ưu. Về cơ bản, quy trình thu phí tại các DNBH đều gồm các
bước sau:
- Lập danh sách HĐBH phải thu: Số liệu thu phí ln phải được cập nhật kịp thời
trên hệ thống quản lý của DNBH để triển khai kế hoạch thu phí hàng tháng, quý, năm
đầy đủ, chính xác.
- In và cấp phát hóa đơn thu phí: In và cấp phát hóa đơn đến các ĐLBH/TVV của
doanh nghiệp phải được thực hiện cùng với công tác truyền thơng kế hoạch thu phí
định kỳ đảm bảo ĐLBH/TVV nắm rõ công việc, nhiệm vụ.

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

- ĐLBH/TVV thu phí trực tiếp hoặc nhắc nhở, hướng dẫn khách hàng nộp phí
định kỳ về tài khoản của DNBH theo đúng quy trình của DNBH. Khi nhận đủ phí phải
thu, ĐLBH/TVV cần đảm bảo phiếu thu, hóa đơn thu phí chính xác, đầy đủ các thơng
tin.
- ĐLBH/TVV đảm bảo phí thu an tồn và nộp về cơng ty: Việc nộp phí đầy đủ và
nhanh chóng về cơng ty là trách nhiệm của ĐLBH/TVV theo hợp đồng ĐLBH.

- Xử lý nợ phí quá hạn: Đối với các HĐBH của khách hàng đã q hạn nộp phí
định kỳ, cần đơn đốc để có thể thu được phí. Nếu bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ
phí bảo hiểm hoặc khơng đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm, DNBH hồn tồn có quyền chấm dứt HĐBH theo quy định pháp luật.
1.2.3.3. Phương pháp thu
Từ khi những DNBHNT đầu tiên được thành lập, hai phương pháp thu phí
truyền thống nhất được sử dụng là: thu qua ĐLBH/TVV và thu trực tiếp tại DNBH.
Trong khi việc thu trực tiếp tại văn phịng của cơng ty giúp khách hàng có HĐBH chủ
động về thời gian, tài chính và đảm bảo sự yên tâm khi tận tay thực hiện mọi thủ tục
nộp phí với chính DNBH thì việc thu phí qua ĐLBH/TVV giúp khách hàng tiết kiệm
thời gian di chuyển. Tuy nhiên, phương pháp thu qua ĐLBH/TVV với sự tận dụng tối
ưu nguồn nhân lực thực hiện thường mang lại hiệu quả cao hơn cho DNBH trong việc
thu phí nhanh, đầy đủ và kịp thời. Đội ngũ TVV được đào tạo nghiệp vụ sẽ giúp khách
hàng của doanh nghiệp hiểu được sự quan trọng của việc nộp phí đúng kỳ hạn nhằm
tiếp tục hiệu lực của HĐBH, qua đó, cơng tác thu phí được triển khai kịp thời với mọi
khách hàng và mang lại hiệu quả cao nhất.
Cùng với sự phát triển về dịch vụ của các bưu điện, ngân hàng như một trung
gian chuyển tiền, hình thức đóng phí BHNT qua bưu điện, ngân hàng được khách hàng
sử dụng trong các trường hợp DNBH khơng có trụ sở, văn phòng gần khu vực sinh
sống.
Hiện nay, tận dụng sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, các DNBH trên
thế giới phát triển nhiều phương pháp thu phí nhanh chóng, tiện lợi khác nhau nhằm
mang lại sự phục vụ tốt nhất với khách hàng. Một số hình thức thu phí phổ biến được
triển khai tại nhiều DNBH trên thế giới như: Thu phí qua dịch vụ Internet Banking của
ngân hàng liên kết; Thu phí qua Cổng thơng tin khách hàng trực tuyến; Thu phí qua

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

ứng dụng điện thoại thông minh; … Những phương pháp này được sử dụng phổ biến
hơn cả ở các quốc gia phát triển với sự phổ biến của BHNT trong đời sống con người,
trình độ dân trí cao và các công nghệ mới luôn được cập nhật.
1.2.3.4. Tổ chức thực hiện
Giống như mọi quy trình cơng việc khác, cơng tác thu phí BHNT cần đảm bảo
ba yếu tố cơ bản: thời gian, chi phí và mức độ hồn thiện cơng việc.
Thứ nhất, về thời gian, người quản lý cần đảm bảo cơng việc thu phí BHNT

diễn ra đúng tiến độ theo kế hoạch. Phí BHNT định kỳ cần được thu đầy đủ theo thỏa
thuận HĐBH nhằm tiếp tục duy trì hợp đồng giữa DNBH và khách hàng.
Thứ hai, về chi phí, cần phải hồn thành cơng việc thu phí nhanh, gọn, sử dụng
tối ưu các nguồn lực nhân sự, kỹ thuật. Cơng việc thu phí diễn ra càng lâu, khơng đảm
bảo thời gian thì chi phí phát sinh càng nhiều.
Thứ ba, về mức độ hồn thiện cơng việc, quản lý thu phí khơng chỉ nhằm đạt
mục tiêu thu phí đầy đủ, đúng thời hạn mà còn phải đảm bảo an toàn tiền đã thu và nộp
về tài khoản doanh nghiệp.
Để việc thực hiện được điều đó, việc tổ chức thực hiện cơng tác thu phí BHNT
tại DNBH cần được triển khai theo các cấp quản lý và phối hợp giữa các phịng ban
chức năng cùng thực hiện.
Cơng tác lập kế hoạch thu phí cần được triển khai sớm, chi tiết và có văn bản
hướng dẫn cụ thể. Quản lý thu phí cần tổ chức hoạt động truyền thơng kế hoạch thu phí
để các cấp nhân viên nắm rõ, tránh việc thực hiện sai, không nắm rõ mục tiêu công
việc.
Trong quá trình triển khai việc thực hiện, cần đi cùng cơng tác đánh giá, kiểm
tra, giám sát để đảm bảo các nội dung thu là đúng và đầy đủ, tránh các trường hợp sai
sót của nhân viên, dẫn tới thất thốt thu hoặc các trường hợp chiếm dụng phí.
Các phịng ban chức năng của DNBH cần có sự phối hợp về cơng việc và thơng
tin, dữ liệu để có sự thực hiện công việc nhanh, đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí.

đề

c


th

tậ


Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác thu phí bảo hiểm nhân thọ
Tùy vào phương pháp quản lý và mục tiêu khác nhau mà mỗi DNBH đưa ra
những tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng việc (KPI) phù hợp. Tuy nhiên, đối với công tác

p

1.3.

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

quản lý thu phí BHNT, hệ thống tiêu chí đánh giá phải được xây dựng dựa trên 4
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, được thực hiện theo phương pháp luận khoa học, thống nhất, phù hợp
với đặc thù của ngành BHNT, không chấp nhận việc đưa ra các chỉ số mà việc thực
hiện có thể bị các nhân tố khơng kiểm sốt được cản trở.
Thứ hai, hệ thống chỉ số phản ánh được đầy đủ các chức năng, các mặt hoạt

động, mục tiêu của cơng tác quản lý thu phí. Bên cạnh đó, việc đánh giá khơng chỉ
dừng ở thời điểm hiện tại mà được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn liền với quá
trình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận thu phí.
Thứ ba, việc xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thu phí giúp lãnh đạo
cơng ty đánh giá được kết quả, hiệu quả hoạt động của cơng tác thu phí. Hiệu quả hoạt
động khơng chỉ thể hiện ở mức độ hồn thành nhiệm vụ thu phí BHNT định kỳ mà cịn
được thể hiện thơng qua cảm nhận của khách hàng về chất lượng, hiệu quả của các dịch
vụ thu phí mà cơng ty cung cấp, cũng như tinh thần, thái độ của nhân viên, tư vấn viên
khi thực hiện cơng việc thu phí.
Thứ tư, hệ thống chỉ số phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Khi đưa ra thực
hiện chỉ số nào thì phải có hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp lập, quy trình
thu thập thơng tin, tính tốn chỉ số đó.
Trong cơng tác thu phí BHNT, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả
thực hiện là tỷ lệ thu phí. Tỷ lệ thu phí được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ thu phí = * 100%
Trong đó, tổng phí phải thu được xác định theo bản kế hoạch thu phí hàng
tháng, q, năm của cơng ty. Tổng phí thực thu là tổng phí BHNT thực tế mà bộ phận
thu phí thu được và nộp về cơng ty từ các HĐBH đến hạn nộp phí định kỳ.
Tỷ lệ thu phí càng cao thì hiệu quả cơng tác thu phí càng tốt, mức độ thực hiện
kế hoạch thu phí càng cao.
Bên cạnh đó, một chỉ tiêu khác thường được sử dụng trong cơng tác theo dõi,
đánh giá cơng tác thu phí là tỷ lệ nợ phí. Cơng thức xác định tỷ lệ nợ phí:
Tỷ lệ nợ phí = * 100%
Tỷ lệ nợ phí dùng để đánh giá hiệu quả thực hiện cơng tác thu phí của ĐLBH, tỷ
lệ nợ phí càng lớn chứng tỏ cơng việc thu phí của ĐLBH đang gặp nhiều khó khăn,

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

khơng thể hồn thành chỉ tiêu được giao, thu hồi phí và nộp về cơng ty đúng hạn, ảnh
hưởng trực tiếp đến thu chi tài chính của cơng ty cũng như quyền lợi của bản thân đại

Ngoài ra, người quản lý cơng tác thu phí cũng cần có sự điều tra, khảo sát đối
với khách hàng về chất lượng dịch vụ thu phí của cơng ty, cảm nhận của khách hàng về
thái độ phục vụ, hành xử của ĐLBH cũng như sự tiện lợi của các phương pháp nộp phí
nhằm có sự hồn thiện, điều chỉnh dịch vụ tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác thu phí bảo hiểm nhân thọ
1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về chính sách nhà nước
Chính sách của một quốc gia ảnh hưởng đến công tác thu phí BHNT của DNBH
thơng qua việc quy định, ban hành và điều chỉnh pháp luật. Bởi lẽ, các vấn đề về thu và
nộp phí BHNT được thỏa thuận và ký kết giữa hai bên tham gia qua HĐBH. Cụ thể:
- Nhà nước ban hành pháp luật về HĐBH, gồm các quy định về nội dung, hình
thức, trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của DNBH, quyền và nghĩa vụ của bên
mua BH, … qua đó, đảm bảo việc thực hiện của hai bên ký kết HĐBH.
- Nhà nước ban hành chính sách về hoa hồng bảo hiểm, tạo động lực cho
ĐLBH/TVV thực hiện cơng tác thu phí.
- Nhà nước điều chỉnh các chính sách tác động đến việc điều chỉnh các SPBH của
DNBH về mức phí, thời hạn hợp đồng, mức chi trả tối đa, v.v … ảnh hưởng đến quyết
định tiếp tục tham gia HĐBH của người dân.
1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc chủ thể thu
Những nhân tố thuộc chủ thể thu như là: trình độ năng lực của cán bộ quản lý,
công tác đào tạo tuyển dụng ĐLBH của DNBH, sự phát triển về phương pháp thu, …
như sau:
- Trình độ năng lực của cán bộ quản lý có sự ảnh hưởng vơ cùng mật thiết đến
việc tổ chức thực hiện. Người quản lý giỏi không chỉ là người tổ chức và kiểm sốt quy
trình thực hiện một cách trơn tru mà còn phải tạo được động lực cho cấp dưới nỗ lực
phấn đấu vì sự hồn thành công việc.
- Công tác tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ cho ĐLBH của DNBH có vai trị quyết
định trong cơng tác thu phí. Thơng qua các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng mà ĐLBH
nắm được ý nghĩa của công việc thu phí, các nội dung thu, phương pháp để thu phí

đề

c



th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố


ên
uy

Ch

hiệu quả, v.v… Nhờ đó, họ có thể vận dụng lý thuyết được đào tạo để thực hiện công
việc thu phí một cách nhanh chóng và đầy đủ, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách
hàng. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng được ngày càng nhiều ĐLBH phù hợp với yêu cầu
của công ty sẽ giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh, khai thác tối ưu lợi thế nguồn nhân
lực trọng kinh doanh BHNT.
- Sự đa dạng và hoàn thiện về phương pháp thu sẽ làm khách hàng hài lịng hơn
khi việc nộp phí ngày càng thuận tiện, nhanh chóng và đảm bảo.
- Chính sách hoa hồng của DNBH dành cho ĐLBH ảnh hưởng trực tiếp đến động

lực làm việc của các ĐLBH. Mức hoa hồng hấp dẫn sẽ thúc đẩy ĐLBH thu phí kịp thời
để hồn thành chỉ tiêu. Bên cạnh đó, các chính sách khen thưởng, phúc lợi của cơng ty
chính là những vấn đề mà ĐLBH quan tâm.
1.4.3. Nhóm nhân tố thuộc đối tượng thu
Đối tượng thu phí BHNT có thể là cá nhân, gia đình hoặc tổ chức tham gia
HĐBH. Dù đã thuyết phục được họ ký kết HĐBH, tuy nhiên việc duy trì đóng phí theo
thỏa thuận HĐBH của đối tượng thu cịn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, khả năng
tài chính và nhu cầu với sản phẩm, …
- Trình độ nhận thức của dân cư: Không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc
tham gia BHNT như việc đề phòng rủi ro khơng lường trước hay có thể tiết kiệm và
đầu tư thông qua các SPBH. Bởi vậy, việc làm cho đối tượng thu hiểu được những lợi
ích khi tham gia HĐBH là cần thiết với công việc của ĐLBH.
- Thu nhập: Dù biết được những lợi ích của SPBH, tuy nhiên điều kiện tài chính
hạn hẹp là cản trở để ĐLBH/TVV thuyết phục khách hàng tiếp tục tham gia HĐBH.
ĐLBH cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn và giới thiệu cho họ những sản
phẩm phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu bảo hiểm.
- Nhu cầu với SPBH: Hiện nay, các DNBHNT ngày càng nhiều hơn, dẫn tới sự
cạnh tranh về SPBH. ĐLBH cần nắm rõ ưu điểm trong SPBH của doanh nghiệp mình
và đưa ra sự tư vấn thích hợp để thuyết phục khách hàng tham gia HĐBH.

đề

c


th

p

tậ

p

iệ

gh

tn

Tố

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ BHNT


×