Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHĨ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:
ThS. BÙI ÁNH HỒNG
TS. HỒNG MẠNH THẮNG
BÙI BỘI THU
NGUYỄN MẠNH HÙNG
Trình bày bìa:
PHẠM THU HÀ
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:
NGUYỄN MAI THẢO NHUNG
VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/9-301/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5004-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/06/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-5662-1.
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Lý Việt Quang
Phong cách lÃnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận
và thực tiễn / Ch.b.: Lý Việt Quang , Trần Thị Hợi. - H. : ChÝnh trÞ
Quèc gia, 2019. - 176tr. ; 21cm
1. Hå Chí Minh, LÃnh tụ Cách mạng, chính trị gia, 18901969, Việt Nam 2. Phong cách lÃnh đạo 3. Quản lí
959.704092 - dc23
CTM0321p-CIP
TẬP THỂ TÁC GIẢ
PGS.TS. LÝ VIỆT QUANG - ThS. TRẦN THỊ HỢI (Đồng chủ biên)
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG
TS. ĐẶNG VĂN THÁI
TS. LÊ THỊ THU HỒNG
ThS. NGÔ XUÂN DƯƠNG
ThS. HÀ THỊ BÍCH THỦY
ThS. VI THỊ LẠI
ThS. LÊ THỊ HẰNG
ThS. THIỀU THỊ DUYÊN
5
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật xuất bản cuốn sách: Phong cách lãnh đạo, quản
lý Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn do PGS.TS.
Lý Việt Quang, ThS. Trần Thị Hợi đồng chủ biên. Cuốn sách
trình bày một cách có hệ thống về một số vấn đề lý luận về
phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh, nội dung phong cách
lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh, đồng thời làm rõ giá trị lý luận
và thực tiễn của phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình biên tập, xuất bản,
song cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn
sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 6 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
7
quản lý năng động, sáng tạo; phong cách lãnh đạo, quản lý
khoa học; phong cách lãnh đạo, quản lý nêu gương; phong
cách lãnh đạo, quản lý quyết đoán, chủ động.
Đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo, quản lý
Hồ Chí Minh chính là khơng dựa vào quyền lực hay
bằng sức mạnh của vũ lực, mà tác động đến con người
một cách “có lý, có tình” trong việc giải quyết những
vấn đề gắn với cơng việc và con người. Vì vậy, phong
cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh khơng chỉ tác động
đến nhận thức, mà cịn có sức cảm hoá con người sâu
sắc, đồng thời rất gần gũi, thiết thực, tạo thành những
giá trị bền vững, có sức lan tỏa, có ý nghĩa to lớn đối với
việc rèn luyện phong cách của cán bộ lãnh đạo, quản lý,
nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp trong
điều kiện hiện nay. Đó là những bài học quý báu,
những chỉ dẫn quan trọng cho việc xây dựng phong cách
lãnh đạo, quản lý của người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”, vì vậy phong
cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ, đảng viên có vai trị
quan trọng, khơng chỉ xây dựng nên hình ảnh và uy tín
cá nhân, mà cịn trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của
Đảng và Nhà nước ta; đồng thời, tác động đến kết quả
thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đến phong cách làm
việc của cán bộ cấp dưới, của Nhân dân. Bởi vậy, việc
xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý chuẩn mực cho
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là vấn đề vừa cấp
bách, vừa cơ bản, lâu dài.
8
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa. Trong thành tựu chung đó của tồn dân
tộc, có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý và những nỗ lực trong việc rèn luyện theo
phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh. Phần đơng
cán bộ lãnh đạo, quản lý có phong cách ngày càng sâu
sát cơ sở, phát huy dân chủ, làm việc một cách có tổ chức,
khoa học, tính chuyên nghiệp ngày càng cao, năng động,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm,...
Tuy nhiên, cịn một bộ phận khơng nhỏ cán bộ bộc
lộ nhiều hạn chế, bất cập trong phong cách lãnh đạo,
quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và mở
cửa như hiện nay. Một số cán bộ, đảng viên có biểu
hiện quan liêu, cửa quyền, chuyên quyền, độc đốn,
hống hách, xa dân, khinh dân, nói khơng đi đơi với làm.
Một số cán bộ coi thường tính nguyên tắc trong lãnh
đạo, quản lý, có lúc rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, cảm
tính, thói quen tùy tiện, khơng coi trọng tính khoa học
trong lãnh đạo, quản lý dẫn đến hiệu quả cơng việc
thấp. Thậm chí, một số cán bộ vi phạm quy định, Điều
lệ Đảng, những điều đảng viên không được làm, vi
phạm pháp luật của Nhà nước, để lại những hậu quả
rất nghiêm trọng. Cịn tình trạng làm việc tùy tiện,
thiếu dân chủ, nói nhiều làm ít ở một bộ phận cán bộ
9
lãnh đạo, quản lý, làm giảm hiệu quả công tác lãnh
đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và nghiêm trọng hơn
là làm giảm niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà
nước - một yếu tố đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
tồn vong của chế độ.
Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi Đảng, Nhà nước
phải tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực, sức mạnh
của Nhân dân; nâng cao vị thế của dân tộc, tiềm lực của
quốc gia, đưa đất nước sớm trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó địi hỏi đội ngũ cán
bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây
dựng phong cách lãnh đạo, quản lý đúng đắn, hiệu quả.
Để đẩy mạnh công tác xây dựng, rèn luyện cán bộ, đảng
viên, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số
05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hờ Chí Minh”, Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban
hành Nghị quyết “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và làm theo
phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là đối với các cán bộ,
đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở nhận thức những
vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, kế thừa kết quả
10
nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhóm tác giả đã tập
trung làm rõ cơ sở hình thành, nội dung cơ bản và giá
trị lý luận, giá trị thực tiễn của phong cách lãnh đạo,
quản lý Hồ Chí Minh.
Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn sự góp ý
của các nhà khoa học để cuốn sách sớm hoàn thành và
đến được với bạn đọc, đặc biệt là sự tham gia góp ý của
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, PGS.TS. Vũ Văn Thuấn,
TS. Đặng Văn Thái, TS. Lê Thị Thu Hồng, ThS. Ngơ
Xn Dương, ThS. Hà Thị Bích Thủy, ThS. Vi Thị Lại.
Trong lần xuất bản đầu tiên này, cuốn sách khó tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự
góp ý của các nhà khoa học và bạn đọc để cuốn sách
được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
T/M NHÓM BIÊN SOẠN
PGS.TS. LÝ VIỆT QUANG
11
13
hay một hạng người nào đó; phiên dạng của ngơn ngữ
có những đặc điểm trong lựa chọn, kết hợp và tổ chức
các phương pháp ngôn ngữ liên quan tới giao tiếp; tồn
bộ các thủ pháp sử dụng phương tiện ngơn ngữ đặc
trưng cho từng nhà văn, tác phẩm, thể loại; việc lựa
chọn phương tiện ngôn ngữ theo nguyên tắc tu từ”1.
Theo tác giả Đặng Xuân Kỳ, phong cách không chỉ
được hiểu theo nghĩa hẹp, giới hạn trong văn học, nghệ
thuật, mà còn “được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề lối,
cung cách, cách thức, phong thái và phẩm cách, trở
thành nền nếp ổn định của một người hoặc của một lớp
người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như
lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và
viết)... tạo nên những giá trị, những nét riêng của chủ
thể đó”2.
Từ những quan niệm trên đây, có thể hiểu: phong
cách là những nét riêng, mang tính độc đáo, có tính
hệ thống, trở thành nền nếp ổn định của một người
hoặc một nhóm người, một tổ chức được thể hiện
trong các mặt hoạt động như: lao động, học tập, sinh
hoạt, ứng xử...
_______________
1. Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn
hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1998, tr.1337.
2. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên): Phương pháp và phong cách Hồ
Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.153.
14
Phong cách khơng phải là yếu tố mang tính bẩm
sinh mà chịu sự chi phối, tác động bởi các nhân tố như:
truyền thống văn hóa, đạo đức; điều kiện sống, mơi
trường khách quan và được hình thành, hồn thiện
trong q trình sinh sống, phấn đấu, tu dưỡng, rèn
luyện, trau dồi từ sự trải nghiệm thực tiễn, lối sống,
thói quen của mỗi người và nhóm người. Do đó, phong
cách thường mang dấu ấn cá nhân sâu sắc.
2. Khái niệm “lãnh đạo”
Có nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo. Một số
tác giả nước ngồi định nghĩa: “Lãnh đạo là q trình
tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt
tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước”1;
hay: “Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các
hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt
được mục đích trong tình huống nhất định”2. Về vai trò
của lãnh đạo, nhà tâm lý học A.G. Kơvaliốp cho rằng:
“Việc thực hiện các mục tiêu địi hỏi phải có một hoạt
động có kế hoạch, một mối liên hệ hữu cơ giữa thành
viên này với thành viên khác trong tập thể. Do đó,
_______________
1. H. Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý,
Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999, tr.499.
2. P. Hersey, Ken Blanchard: Quản trị hành vi tổ chức,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002, tr.120.
15
nảy sinh sự cần thiết phải phối hợp hoạt động của mọi
người với nhau và điều đó sẽ do một người được cử ra
lãnh đạo, thực hiện. Nếu khơng có sự lãnh đạo thì khơng
thể xây dựng được một tập thể. Ngay cả trong những
cộng đồng người tạm thời như trị chơi cũng cần có người
lãnh đạo”1.
Lãnh đạo là q trình tác động một cách có chủ
đích, gây ảnh hưởng tích cực của chủ thể tới các thành
viên của tổ chức, của cộng đồng, nhằm khơi dậy cảm
xúc, cam kết và trí tuệ cùng nỗ lực hành động vì mục
tiêu chung. Xuất phát từ thực tiễn, nhất là thực tiễn
hoạt động của Hồ Chí Minh, lãnh đạo cịn có thể hiểu là
một quá trình với những khâu nối, những giai đoạn gắn
bó mật thiết với nhau, từ tìm đường - quá trình tìm
kiếm, xác định mục tiêu mới; đến mở đường - tạo ra
những cơ sở, nền tảng của một trật tự mới, một giá trị
mới; và dẫn đường - dẫn dắt cá nhân và tổ chức theo
đuổi mục tiêu, hiện thực hóa mục tiêu.
Như vậy, có thể hiểu lãnh đạo là hoạt động của chủ
thể lãnh đạo nhằm phát huy cao nhất sức mạnh ở đối
tượng lãnh đạo (con người và tổ chức) để họ chủ động,
tự giác và tích cực góp sức thực hiện mục tiêu chung.
Chủ thể lãnh đạo là người có khả năng kết nối và
tạo ra tầm nhìn cho mỗi người, cho một tập hợp người
_______________
1. A.G. Kovaliop: Tâm lý học xã hội, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
1976, tr.149.
16
thành một tổ chức có tính cố kết, đồng thời sử dụng vị
thế và quyền lực của mình để gây ảnh hưởng và khích
lệ những người khác trong tổ chức cùng thực hiện tầm
nhìn đó.
Đối tượng lãnh đạo (người được lãnh đạo, người đi
theo): cá nhân khác, nhóm, tập thể, cộng đồng, xã hội.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh
đưa ra quan niệm về lãnh đạo đúng:
“Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng.
Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm
của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu
đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy,
khơng có dân chúng giúp sức thì khơng xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm sốt, mà muốn kiểm sốt
đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”1.
3. Khái niệm “quản lý”
Khái niệm quản lý có thể hiểu là một tiến trình bao
gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và
kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt mục tiêu
đã định trước. Như vậy, theo quan điểm này, quản lý là
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, t.5, tr.325.
17
một quá trình chủ động của con người trong việc nhận
thức mục đích cần đạt, vạch ra cách thức thực hiện mục
đích và tổ chức thực hiện các mục đích đó.
Quản lý là hoạt động điều hành, phối hợp hoạt
động giữa các cá nhân, các nhóm nhằm đạt mục tiêu
đã định trước; là sự tác động định hướng lên một hệ
thống nào đó nhằm trật tự hóa nó, hướng nó phát triển
phù hợp với những quy luật nhất định... Dấu hiệu cơ
bản của quản lý là: 1) Là một quá trình có tổ chức và có
chủ đích của con người; 2) Q trình này vận hành do
có tác động định hướng của chủ thể lên đối tượng quản
lý; 3) Chủ thể tác động lên đối tượng quản lý thông qua
các phương pháp, phương tiện quản lý; 4) Nhận thức
của chủ thể về tính quy luật của q trình quyết định
hiệu quả quản lý.
Theo đó, khái niệm quản lý có thể hiểu như sau:
Quản lý là quá trình tác động một cách có chủ đích, có
tổ chức của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý
thông qua nhận thức và áp dụng những cách thức,
phương pháp, phương tiện xác định, nhằm đạt được
mục đích quản lý một cách tối ưu, thúc đẩy đối tượng đi
đúng hướng và đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Nếu lãnh đạo được hiểu là việc đề ra phương hướng
và ý chí để mọi người thực hiện theo, thì quản lý là việc
đưa ra các mệnh lệnh hành chính và điều khiển các
hoạt động chung. Việc phân biệt rõ lãnh đạo và quản lý
là cơ sở để khắc phục hiện tượng chồng chéo chức năng,
18
bao biện làm thay hoặc dựa dẫm, ỷ lại giữa những chủ
thể của hai hoạt động này. Tuy lãnh đạo và quản lý là
hai phương diện hoạt động khác nhau nhưng gắn bó
chặt chẽ với nhau, có thể được tiến hành bởi cùng một
chủ thể. Nói cách khác, một chủ thể có thể vừa là người
lãnh đạo, vừa là người quản lý.
Với ý nghĩa đó, lãnh đạo và quản lý càng có vai trị
quan trọng trong đấu tranh cách mạng. Bởi lẽ, đây
khơng chỉ là q trình hoạt động làm thay đổi về chất
trong mọi mặt đời sống của xã hội, mà còn là những
hoạt động liên quan đến mối quan hệ về quyền và lợi
ích giữa các tập đồn người trong xã hội có giai cấp. Vì
vậy, nếu khơng có lãnh đạo và quản lý, cách mạng
khơng thể giành thắng lợi.
4. Khái niệm “phong cách lãnh đạo, quản lý”
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về phong cách
lãnh đạo, quản lý. Ở phương Tây, phong cách lãnh đạo
chủ yếu được hiểu ở cấp độ cá nhân người lãnh đạo, là
hành vi cá nhân nhằm tác động và định hướng các hoạt
động của nhóm hoặc một lực lượng nào đó. Ở một số
nước như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam,... phong cách
lãnh đạo, quản lý không chỉ được đề cập ở góc độ cá
nhân mà cịn ở khía cạnh khác là tổ chức (như đảng,
nhà nước...).
Ngồi ra, cịn có nhiều hướng tiếp cận về phong cách
lãnh đạo, quản lý. Cụ thể, cách tiếp cận coi phong cách
19
lãnh đạo, quản lý là tác phong lãnh đạo, quản lý, là
tổng thể những phương pháp đặc thù và ổn định nhất
nhằm giải quyết những nhiệm vụ tiêu biểu và những
vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng
lãnh đạo. Cách hiểu này đồng nghĩa tác phong với
phong cách trong khi tác phong là sự biểu hiện cụ thể
của phong cách, là một bộ phận của phong cách, mang
tính cá nhân nhiều hơn; cịn phong cách có tính xã hội
rộng lớn hơn nhiều lần so với phong cách.
Cách tiếp cận coi phong cách lãnh đạo, quản lý là
cách thức lãnh đạo, quản lý. Theo cách tiếp cận này,
phong cách lãnh đạo, quản lý được hiểu là hình thức
diễn ra một hành động của người lãnh đạo, quản lý.
Cách hiểu này chưa thấy được nội dung bên trong của
phong cách lãnh đạo, quản lý (những yếu tố thuộc về
chủ thể).
Cách tiếp cận đồng nhất phong cách lãnh đạo, quản
lý với biện pháp, phương pháp khi cho rằng, phong cách
lãnh đạo là hệ thống những biện pháp, phương pháp tác
động của người lãnh đạo tới tập thể nhằm nâng cao
hiệu quả và chất lượng của công tác lãnh đạo,...
Từ những quan niệm trên đây có thể hiểu, phong
cách lãnh đạo, quản lý là những nét đặc trưng, độc đáo
mang tính ổn định của chủ thể lãnh đạo, quản lý trong
quá trình tác động lên đối tượng lãnh đạo, quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
20
5. Khái niệm “phong cách Hồ Chí Minh”
Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc
trưng giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, được
thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của
Người. Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan
trọng trong tồn bộ di sản vô cùng quý giá mà Người
để lại cho dân tộc ta. Đó là một chỉnh thể thống nhất,
bao gồm phong cách tư duy, phong cách làm việc,
phong cách ứng xử, phong cách diễn đạt, phong cách
sinh hoạt...
Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người
Việt Nam. Đó là phong cách của một con người với nhân
cách vĩ đại, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí
minh mẫn, hành xử mực thước; phong cách của một
lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính. Đó cịn là
phong cách của người anh hùng giải phóng dân tộc,
đồng thời cũng là nhà văn hóa kiệt xuất. Phong cách Hồ
Chí Minh khơng phải để cho người đời ca ngợi, sùng bái,
mà là tấm gương thiết thực để tất cả mọi người học tập,
noi theo. Khơng chỉ có người Việt Nam, từ người lao
động chân tay đến lao động trí óc, từ già đến trẻ, từ
miền xi đến miền ngược, từ người tu hành đến các
chính khách, thương gia đều tìm thấy ở Hồ Chí Minh
những nét phong cách tiêu biểu của chính bản thân
mình, mà ngay cả những người tiến bộ nước ngồi, cả ở
phương Đơng và phương Tây cũng cảm thấy gần gũi và
21
hấp dẫn với phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phong
cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho
việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng, mà
còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam
hơm nay và mai sau.
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể với nội
dung nhiều tầng ý nghĩa, phát triển theo lơgích đi từ
suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách
diễn đạt) và biểu hiện ra qua hoạt động hằng ngày
(phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách
sinh hoạt).
6. Khái niệm “phong cách lãnh đạo, quản lý
Hồ Chí Minh”
Trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước,
lãnh tụ tối cao của dân tộc, Hồ Chí Minh đã xây dựng
cho mình một phong cách lãnh đạo, quản lý mẫu mực,
dân chủ, khoa học, quần chúng... Bước đầu có thể quan
niệm, phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh là
những nét đặc trưng, độc đáo mang tính ổn định, được
thể hiện một cách thường xuyên trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý của Người. Phong cách lãnh đạo, quản lý
Hồ Chí Minh bao gồm: phong cách lãnh đạo, quản lý
dân chủ; phong cách quần chúng; phong cách lãnh đạo,
quản lý năng động, sáng tạo; phong cách lãnh đạo,
quản lý quyết đoán, chủ động; phong cách lãnh đạo,
22
quản lý khoa học; phong cách lãnh đạo, quản lý nêu
gương. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh có
giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp cách
mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Nói đến phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí
Minh là nói đến những giá trị riêng, độc đáo, mang
đậm dấu ấn cá nhân, được thể hiện trong mọi lĩnh vực
lãnh đạo, quản lý của Người. Phong cách lãnh đạo,
quản lý Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng
trong di sản vô cùng quý giá mà Người để lại cho
Đảng và dân tộc Việt Nam.
Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh là
phong cách của một nhân cách lớn, tâm trong, đức
sáng, trí tuệ mẫn tiệp, hành động mực thước; mang
tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn sâu
sắc. Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh vừa
cao đẹp vừa gần gũi, thân thuộc, khiến cho mọi người
dân và các cán bộ lãnh đạo, quản lý đều có thể học tập
và làm theo. Ngay cả nhiều người nước ngoài cũng
nhận thấy ở phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí
Minh sự cao quý mà gần gũi, cởi mở; vĩ đại, đáng khâm
phục mà không xa cách. Đặc biệt, phong cách lãnh
đạo, quản lý của Hồ Chí Minh là bài học, là cơ sở hết
sức quan trọng cho việc xây dựng phong cách người
cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp cách mạng
hôm nay và mai sau.
23