Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nhom de tai nghien cuu chuoi cung ung coca cola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.94 KB, 32 trang )

lOMoARcPSD|31171084

Nhom đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng Coca-Cola
thương mại điện tử (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
-------***-------

BÀI TẬP NHĨM
MƠN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ
Đề tài: Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của Cơng ty Coca-Cola

1.
2.
3.
4.

Nhóm sinh viên 12
Nguyễn Hải Long
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Đào Đình Tân
Phạm Bá Dũng Anh

11193158


11191769
11196305
11180416

Lớp học phần

:

Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế(121)_01

GVHD

:

Th.S Trần Hoàng Kiên

Hà Nội, 2021

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN CÔNG TY COCA-COLA (THE COCA-COLA COMPANY – TCCC) ..... 4
1. Giới thiệu chung ............................................................................................................... 4
2. Thương hiệu ...................................................................................................................... 4
3. Sản phẩm........................................................................................................................... 4
4. Thành tựu .......................................................................................................................... 5
II. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG

TOÀN CẦU .............................................................................................................................. 5
1. Tối thiểu hố chi phí sản xuất ........................................................................................... 5
2. Phản ứng nhanh với thay đổi của thị trường ..................................................................... 6
3. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ................................................................................ 6
4. Tăng cường khả năng theo dõi và giám sát các khâu trong quá trình sản xuất ................ 6
5. Nâng cao năng lực cạnh tranh........................................................................................... 6
III. CÁC NHĨM NHÂN TỐ TÁC ĐỢNG ............................................................................... 7
1. Nhân tố chi phí .................................................................................................................. 7
2. Nhân tố chính phủ ............................................................................................................. 7
3. Nhân tố thị trường ............................................................................................................. 8
3.1. Khẩu vị, xu hướng tiêu dùng ................................................................................... 8
3.2. Thông điệp, chiến dịch quảng cáo trên thị trường ................................................. 9
4. Nhân tố cạnh tranh ............................................................................................................ 9
4.1. Đối thủ cạnh tranh chính ......................................................................................... 9
4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng................................................................................ 10
4.3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng ............................................................... 10
IV. TỔNG QUAN CH̃I CUNG ỨNG TỒN CẦU CỦA COCA-COLA ....................... 10
1. Nguồn cung ..................................................................................................................... 10
2. Sản xuất........................................................................................................................... 11
3. Phân phối ........................................................................................................................ 11
V. CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA-COLA ................. 11
1. Thu mua .......................................................................................................................... 12
1.1. Tìm kiếm nhà cung cấp .......................................................................................... 13
1.2. Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp...................................................................... 13
1.3. Quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp ................................................................ 15

2

Downloaded by V? L?u Chí ()



lOMoARcPSD|31171084

2. Vận hành/sản xuất .......................................................................................................... 18
2.1. Quản trị dịng thơng tin .......................................................................................... 18
2.2. Quản lý tài sản trong hệ thống sản xuất ............................................................... 18
2.3. Quản trị chất lượng trong quá trình sản xuất ...................................................... 18
3. Market channels .............................................................................................................. 19
3.1. Kênh phân phối ...................................................................................................... 19
3.2. Chiến lược Marketing mix ..................................................................................... 21
3.3. Quản lý hoạt động phân phối ................................................................................ 23
4. Logistics .......................................................................................................................... 24
4.1. Vận chuyển ............................................................................................................. 24
4.2. Kho hàng ................................................................................................................. 25
4.3. Quản trị thông tin trong logistics ........................................................................... 26
5. Chuỗi logistic ngược của Coca-Cola ............................................................................. 26
5.1. Dòng tái chế, tái sử dụng chai đựng...................................................................... 26
5.2. Dòng thu hồi sản phẩm bị lỗi, quá hạn hoặc không bán được ............................ 27
VI. BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA-COLA ............................ 27
1. Các biện pháp Coca-Cola đã thực hiện ........................................................................... 27
1.1. Hợp tác chặt chẽ với những đơn vị đóng chai ...................................................... 28
1.2. Ứng dụng cơng nghệ Blockchain .......................................................................... 28
1.3. Thích ứng với từng thị trường ............................................................................... 28
1.4. Thành lập Hội đồng chuỗi cung ứng tồn cầu ..................................................... 28
1.5. Tự động hóa nhà kho ............................................................................................. 28
1.6. Chương trình quản lý quan hệ nhà cung cấp ....................................................... 29
1.7. Tối ưu hóa quãng đường vận chuyển ................................................................... 29
1.8. Kiểm soát hoạt động vận chuyển trong chuỗi cung ứng theo thời gian thực ..... 29
2. Biện pháp đề xuất ........................................................................................................... 29
2.1. Chuỗi cung ứng bền vững ...................................................................................... 29

2.2. Cải thiện quản lý hệ thống phân phối ................................................................... 30

3

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

I. TỔNG QUAN CÔNG TY COCA-COLA (THE COCA-COLA COMPANY – TCCC)
1. Giới thiệu chung
Cơng ty Coca-Cola có trụ sở tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, là một công
ty đồ uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của
Hoa Kỳ. Công ty này được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu Coca-Cola, được phát
minh năm 1886 tại Columbus, Georgia. Công thức và thương hiệu Coca-Cola được mua lại
năm 1889, sau đó thành lập Cơng ty Coca-Cola năm 1892. Công ty điều hành một hệ thống
phân phối nhượng quyền kinh doanh kể từ năm 1889, trong đó Cơng ty Coca-Cola chỉ sản xuất
cơ đặc, sau đó sản phẩm này được bán cho các đối tác đóng chai khác nhau của Coca-Cola trên
khắp thế giới. Những đối tác này cũng là những người nắm giữ độc quyền kinh doanh ở từng
khu vực đã thỏa thuận với Coca-Cola. Cơng ty Coca-Cola cùng tất cả các đối tác đóng chai
trên thế giới được gọi chung là Hệ thống Coca-Cola (The Coca-Cola System – TCCS)
2. Thương hiệu






Thương hiệu hàng đầu thế giới Coca-Cola được xem là một biểu tượng mang lại sự sảng
khoái cho tất cả mọi người. Kiểu dáng quen thuộc và nổi bật của chai Coca-Cola cũng

như sự khác biệt của nhãn hiệu đã trở thành một phần cuộc sống của người tiêu dùng.
Thật vậy, cứ mỗi phút trong mỗi ngày lại có một người uống một trong những sản phẩm
của Coca-Cola như – Coca classic, diet Coca , hoặc Coca-light với nhiều mùi như vani,
cherry hoặc chanh có hoặc khơng có caffeine. Thương hiệu Coca-Cola là đại diện cho
sản phẩm thành công nhất trong lịch sử thương mại và cả những con người xuất sắc làm
nên một sản phẩm tuyệt vời như thế này.
Qua hơn một thế kỉ với nhiều thay đổi và một thời đại mới đang mở ra cũng đang đổi
thay không ngừng, Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn
có và sự sảng khối tuyệt vời.
Theo số liệu thực tế cho thấy, một trong bốn loại nước uống được tiêu thụ nhiều nhất ở
Mỹ hiện nay là loại nước có gas của Coca-Cola, trong đó doanh số bán lẻ đạt đến con
số 61 tỉ USD mỗi năm.

3. Sản phẩm






Sản phẩm nổi tiếng nhất và cũng được ra đời đầu tiên của cơng ty là nước giải khát có
ga “Coca-Cola”. Những ngày đầu tiên, sản phẩm này không được chấp nhận bởi “quá
mới lạ” và chẳng ai chịu uống thử. Và rồi như một định mệnh, công thức pha chế Coca
Cola đã được thay đổi tình cờ, tạo ra một bước ngoặt cho sự khởi đầu của Coca Cola.
Một nhân viên quán bar đã pha nhầm siro Coca-Cola với nước sơ đa thay vì nước lọc
bình thường, tình cờ tạo ra loại nước giải khát ngon miệng, làm sảng khối khác thường
và có thể phục vụ được số đơng người tiêu dùng.
Công thức pha chế Coca Cola sau khi được bán cho Asa Griggs Candler đã được hoàn
thiện và cho đến hôm nay, sau hơn 100 năm tồn tại, hương vị của thứ nước uống này
cịn vẹn ngun khơng hề thay đổi.

Với định hướng trở thành công ty nước giải khát tồn diện, hướng đến người tiêu dùng,
cơng ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng,
bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và khơng đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và
mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi. Các nhãn hiệu nước giải khát
của Coca-Cola tại Việt Nam bao gồm Coca-Cola, Coca-Cola Light, Coke Zero, Sprite,

4

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius,
trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia và Nước tăng lực Coca-Cola® Enegy,
với việc xem phát triển bền vững là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh.
4. Thành tựu









Theo 1 điều tra năm 2007, Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ thức uống mỗi ngày, hơn
10.450 chai được tiêu thụ mỗi giây. Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối, 2.4 triệu
máy bán lẻ tự động. Doanh thu thu về là 20.936 tỷ USD. Giá trị thương hiệu cho đến
năm 2018 là 57,3 tỷ USD.

Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ, tập đoàn
Coca-Cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới.
Ngày nay, thương hiệu Coca-Cola đã được nhận diện bởi 94% dân số toàn cầu và đã
thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban
đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối,
trà và một số loại khác.
Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và hầu như
tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-Cola. Từ những ngày đầu tiên, CocaCola đã luôn là một phần không thể thiếu được trong các sự kiện lớn ở Mỹ và trên toàn
thế giới. Trong thế chiến thứ II, công ty đã đảm bảo rằng mỗi thành viên của quân đội
Mỹ sẽ có được một ly Coke với giá 5 xu và không tính thuế hay các giá trị khác của
cơng ty. Để đảm bảo được việc này, công ty đã xây dựng các nhà máy đóng chai tại 64
điểm ở khu vực Châu Âu, Châu Phi và Thái Bình Dương. Với nỗ lực trong chiến tranh
này đã giúp công ty tiến xa hơn thị trường Bắc Mỹ, khẳng định được vị thế của tập đoàn
với sự phát triển lớn mạnh thần tốc sau chiến tranh thế giới II.
Những cột mốc lịch sử quan trọng của Coca-cola trong 25 năm bao gồm sự xâm nhập
thị trường Liên bang Xô Viết, sự xuất hiện trở lại sản phẩm của Coca-cola tại Trung
Quốc vào năm 1979, và sự có mặt của Coca-cola trong nhiệm vụ phóng tàu con thoi
Thách thức (The Challenger) năm 1985. Coca-cola còn tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm
thành lập vào 1986 và tài trợ chính thức cho thế vận hội mùa hè năm 1996 ở Altanta.

II. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG
TOÀN CẦU
1. Tối thiểu hố chi phí sản xuất




Giảm thiểu chi phí của hoạt động logistics như xử lý đơn đặt hàng, lưu kho, vận chuyển
bằng cách đưa các nhà máy của Coca-Cola đến gần thị trường khách hàng. Với sự có
mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chi phí của hoạt động inbound

logistic cũng như outbound logistic sẽ là khổng lồ nếu như Coca-Cola chỉ hoạt động với
một số nhà máy đóng chai và vài nguồn nguyên liệu đặt tại vài nước.
Tận dụng các nguồn lực sẵn có, có lợi thế tại các quốc gia khác nhau như nguồn nguyên
liệu đầu vào, nhân lực… Các thành phần quan trọng nhất của chai Coca – Cola như
nước và đường đều có nguồn gốc tại địa phương. Các đối tác là nhà máy đóng chai có
thể chọn loại đường được sử dụng. Ví dụ như ở Châu Âu, loại đường được sử dụng chủ
yếu là đường củ cải, ở Châu Á là đường mía và ở Châu Mỹ là đường từ xi-rơ ngơ. Từ
đó giảm thiểu chi phí cho nguyên liệu đầu vào.

5

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084





Hỗ trợ thiết lập kênh bán hàng dễ dàng, sâu rộng và hiệu quả tới các thị trường. Với đặc
điểm ngành thực phẩm cần có một mạng lưới phân phối lớn để có thể dễ dàng đi đến
tay người tiêu dùng. Việc có chuỗi cung ứng tồn cầu sẽ giúp giảm thiểu chi phí của
Coca-Cola trong việc thiết lập kênh phân phối với độ bao phủ rộng lớn.
Giảm thiểu thuế nhập khẩu khi mà mức thuế của mặt hàng nước giải khát có ga đang là
khá cao. Ví dụ, tại Việt Nam mặt hàng nước khống xơ đa hoặc nước có ga, có hương
liệu (Mã HS: 22021010) đang có mức thuế nhập khẩu thông thường là 52.5%.

2. Phản ứng nhanh với thay đổi của thị trường



Thông qua hệ thống đối tác đóng chai rộng khắp thế giới, Coca – Cola dễ dàng chia nhỏ
được khu vực thị trường. Từ đó, Coca-Cola có thể phản ứng nhanh nhạy hơn khi thị
trường co giãn giúp điều chỉnh nguồn cung sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thông
qua việc điều chỉnh số lượng sản phẩm cung ứng trong thời gian ngắn.

3. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng


Người tiêu dùng ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ có khẩu vị, nhu cầu với thức uống
khác nhau. Với một chuỗi cung ứng tồn với mạng lưới đối tác đóng chai, Coca-Cola
dễ dàng sản xuất các sản phẩm đặc biệt phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Ví dụ, tại thị trường Mỹ Latinh, người tiêu dùng có văn hóa tiêu dùng các loại nước cốt
trái cây. Vì vậy, vào năm 2017, tại Hoa Kỳ, Coca-Cola cho ra mắt sản phẩm nước giải
khát Aguas Frescas: Barrilitos Aguas Frescas. Các loại nước ngọt này chứa trái cây, hạt,
hoa và nước không ga kết hợp với nhau có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ để phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ Latinh.

4. Tăng cường khả năng theo dõi và giám sát các khâu trong quá trình sản xuất






Việc có mạng lưới đối tác đóng chai tồn cầu đã giúp Coca-Cola cải thiện việc kiểm
soát chất lượng của sản phẩm với nhiều cấp quản lý.
Kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt: Coca-Cola có những yêu cầu nghiêm ngặt về chất
lượng đối với thực hành sản xuất của mình.
Hợp tác chặt chẽ với những đơn vị đóng chai: Cơng ty Coca-Cola cung cấp một bộ

hướng dẫn tiêu chuẩn cho tất cả các đối tác và đối tác đóng chai của mình. Kết quả là
hầu hết các quyết định chiến lược đều tập trung. Trụ sở chính kiểm sốt hầu hết các hoạt
động của đối tác đóng chai, vì vậy mỗi đối tác đóng chai phục vụ khu vực địa lý tương
ứng thơng qua một trụ sở chính. Văn phịng của nhà đóng chai phối hợp chặt chẽ với
văn phịng khu vực dưới sự giám sát trực tiếp của Tập đoàn Xuất khẩu Coca-Cola
(TCCEC). Trụ sở chính của nhà máy đóng chai kết nối nhà máy sản xuất với các trung
tâm phân phối và bán hàng khác nhau trên toàn thế giới, tạo thành một chuỗi cung ứng
nhất quán.
Với sự trợ giúp của cơng nghệ như tự động hóa kho hàng, cơng ty liên tục cải thiện việc
quản lý chuỗi cung ứng của mình.

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh


Bằng việc tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu, Coca-Cola có thể giảm chi phí sản xuất,
phản ứng nhanh với thay đổi của thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng
cường khả năng theo dõi và giám sát các khâu trong q trình sản xuất. Qua đó nâng
cao năng lực cạnh tranh của Coca-Cola.

6

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084



Tuy nhiên, đối với mặt hàng nước giải khát, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí thấp.
Hơn nữa, Coca-Cola phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Pepsico, làm cho áp

lực chi phí của Coca-Cola càng gia tăng. Vì vậy, giảm chi phí sản xuất cũng đồng thời
là cách để Coca-Cola có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.

III. CÁC NHĨM NHÂN TỐ TÁC ĐỢNG
1. Nhân tố chi phí




Như chúng ta đã biết, áp lực giảm chi phí có thể tập trung trong ngành cơng nghiệp sản
xuất sản phẩm tiêu dùng, nơi mà ý nghĩa của sự khác biệt không quá nhiều và giá cả là
yếu tố cạnh tranh duy nhất. Thị trường nước giải khát là một ví dụ, trong bối cảnh cạnh
tranh giữa các thương hiệu trong thị trường nước giải khát hiện nay, đặc biệt là sự phát
triển và giành thị phần của đối thủ đáng gờm là Pepsico hay Redbull, Coca-Cola hiểu
rõ, áp lực giảm chi phí là rất cao để giữ vững doanh số và thị phần.
Những nỗ lực giảm chi phí của Coca Cola
o Giảm chi phí vận hành: Coca Cola đang sử dụng robot và tự động hóa để đại tu
chuỗi cung ứng và hậu cần của mình. Năm 2012, công ty hợp tác với Siemens để
thực hiện chiến lược tồn châu Âu nhằm tích hợp tự động hóa tiêu chuẩn hóa vào
dây chuyền sản xuất của họ. Bằng cách giới thiệu những cơng nghệ này, cơng ty đã
có thể tăng đáng kể công suất hàng năm của dây chuyền sản xuất ở Sidcup, Vương
quốc Anh, thêm 20 triệu thùng. Năm 2017, Coca-Cola Amatil, một trong những nhà
máy đóng chai lớn nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là một trong năm
nhà đóng chai chính của công ty, đã đầu tư 90 triệu USD vào việc tự động hóa cơ
sở của họ tại Richlands, Queensland. Khoản đầu tư này bổ sung cho khoản đầu tư
75 triệu USD của cơng ty vào đầu năm đó. Những nâng cấp này là một phần của kế
hoạch chi tiết nhằm hiện đại hóa chuỗi cung ứng của họ. Mục đích là cung cấp một
cơ cấu hoạt động mở rộng và tự động hóa với cơng suất lớn hơn, chi phí vận hành
thấp hơn và giảm thiểu việc xử lý vật liệu.
o Giảm chi phí hàng tồn kho: Cơng ty cũng nhận thấy sự cần thiết phải kiểm soát

hàng tồn kho và chi phí liên quan của nó đối với cơng ty, đặc biệt với ngành hàng
nước giải khát với số lượng lớn, nhu cầu cao, cần phải đáp ứng kịp thời. Sự ra đời
của hệ thống lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống hoạch định
nguồn lực sản xuất (MRPII) cùng với khả năng máy tính được cải thiện đã cung cấp
cho các tổ chức như Coca-Cola khả năng theo dõi hàng tồn kho một cách chính xác.
Do đó, việc giảm lượng hàng tồn kho như chai mới và đã qua sử dụng, đường, xirô, và các thành phần khác xảy ra cùng với việc cải thiện thông tin liên lạc cho biết
khi nào cần mua thêm. Những năm trở lại đây việc quản lý hàng tồn kho đã khác
khi Coca-Cola mua nguyên liệu thô với số lượng lớn nhưng hiện họ đang chuyển
hoạt động sản xuất sang Just-in-Time, làm cho chi phí hàng tồn kho thấp hơn và
yêu cầu không gian lưu trữ hàng tồn kho ít hơn đáng kể. Coca-Cola đã giảm số
lượng nhà kho. Công việc được điều phối theo cách mà hoạt động không bị ảnh
hưởng. Coca-Cola chỉ giữ kho dự trữ 2-3 ngày.

2. Nhân tố chính phủ

7

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084












Hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa phát triển, các Hiệp định tự do được
kí kết, Chính phủ các nước cũng có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư và sản xuất vì vậy các nhà máy đóng chai, chi nhánh của Coca-Cola được
đặt ở khắp các châu lục, các quốc gia để tận dụng những ưu đãi về thuế, giảm chi phí
vận chuyển và biến chuỗi cung ứng của Coca Cola là một trong những chuỗi cung ứng
hoạt động liền mạch và có phạm vi lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên Chính phủ cũng đã tạo ra những khó khăn nhất định đến hoạt động của CocaCola khi tại rất nhiều quốc gia, chính phủ có ban hành nhiều đạo luật mới liên quan tới
việc bán nước ngọt và hàm lượng đường để chống béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng áp đặt nhiều mức thuế khác nhau cho đơn vị đồ uống có
ga. Mở đầu bằng việc năm 2012, chính phủ Pháp thông qua một thuế suất soda và năm
2013, Canada hạn chế lượng caffeine cho phép trong nước uống năng lượng. Pháp đánh
thuế thành cơng nhà sản xuất nước ngọt có đường, một năm sau khi Hungary áp thuế
tương tự. Ngoài ra cịn có những lo ngại của Chính phủ về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên. Tại bang Kerala của Ấn Độ, một số hội đồng làng đã đệ đơn
kiện Coca-Cola vì đã gây ra tình trạng thiếu nước do tiêu thụ quá mức. Những người
dân trong làng cáo buộc rằng Coca-Cola đã tiêu thụ nước với số lượng lớn dẫn đến tình
trạng thiếu nước cho những ngơi làng gần các nhà máy của nó.
Do đó, dưới áp lực từ các Chính phủ, Coca Cola đã dần thay đổi từ những khó khăn
bằng cách thay đổi cơng thức và sản xuất các sản phẩm với lượng đường ít hơn, gia tăng
các sản phẩm có lợi hơn cho sức khỏe.
Bên cạnh đó thì cơng ty đã và đang tập trung vào an ninh nguồn nước bền vững thông
qua việc bổ sung nước tại các địa phương, vận động cho các chính sách về nước thơng
minh và sử dụng nước có trách nhiệm trong các hoạt động của chuỗi cung ứng và cộng
đồng. Tiêu biểu như năm 2015, Coca Cola đã đạt được mục tiêu bổ sung 100% lượng
nước được sử dụng trong đồ uống thành phẩm của chúng tôi trở lại cộng đồng và thiên
nhiên sớm 5 năm.
Coca Cola cũng đang nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách ưu tiên và sử dụng tái
chế nhựa có giá trị cao hơn và biến chúng thành chai mới, thay thế nhựa khó tái chế.

Gần đây nhất, Coca Cola đã làm việc với các đối tác công nghệ trong nhiều năm để phát
triển các công nghệ phù hợp để tạo ra một mẫu chai có thành phần 100% từ thực vật —
nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon thấp nhất có thể để góp phần bảo vệ mơi
trường.

3. Nhân tố thị trường
3.1. Khẩu vị, xu hướng tiêu dùng
● Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về vấn đề sức khỏe, nên các sản
phẩm có lợi cho sức khỏe hay chứa ít calorie ngày càng được ưa chuộng hơn. Bên cạnh
đó, sự gia tăng các thương hiệu địa phương và hương vị quen thuộc ở các quốc gia đang
phát triển là một xu hướng mà các nhà sản xuất tồn cầu khơng thể xem thường. Do
vậy, trong chiến lược kinh doanh dài hạn, cùng với mục tiêu trở thành tập đoàn chuyên
về nước giải khát, Coca-Cola luôn đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu bằng
việc tiến hành cắt giảm lượng đường và calories trên rất nhiều sản phẩm, cho ra đời
những thức uống mới nhằm đáp ứng được sự thay đổi về khẩu vị và nhu cầu của khách
hàng toàn cầu.

8

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084





Đáp ứng xu hướng và nhu cầu về sức khỏe. Cụ thể, Coca-Cola đã nghiên cứu và cân
nhắc giảm lượng đường hợp lý trên danh mục các sản phẩm hiện có.

o Coca Cola đã loại bỏ gần 125.000 tấn đường bổ sung thông qua việc thay đổi công
thức vào năm 2020.
o Khoảng 36% danh mục đồ uống của Coca Cola là đồ uống ít đường hoặc khơng
đường.
o Cung cấp một danh mục đồ uống có lợi ích về dinh dưỡng và hydrat hóa, bao gồm
nước trái cây, trà, nước và đồ uống khơng có ga khác.
o Giảm lượng đường ít nhất 30% ở một số thương hiệu hàng đầu tại một số thị trường
trên thế giới, bao gồm Coca-Cola, Fanta, Sprite và Fuze Tea.
o Thiết kế mẫu mã bao bì nhỏ gọn, hướng đến việc tạo thuận lợi cho người dùng trong
việc kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể. Cùng với việc điều chỉnh thông
tin trên nhãn mác một cách rõ ràng, dễ hiểu, Coca-Cola đang từng bước biến những
sản phẩm của mình thân thiện hơn với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Đáp ứng được nhu cầu đa dạng về hương vị. Từ sản phẩm chủ lực là nước uống có ga,
giờ đây Coca-Cola đã đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị
như Fanta, Maaza, Limca, sprite, Thums Up, Minute Maid, Nimbu Fresh hay Nested
Iced Tea. Đây đều là những nhãn hiệu đồ uống của Coca-Cola tại hơn 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Một số sản phẩm mới được công ty cho ra mắt gần
đây với đa dạng hương vị như AHA, cà phê Costa pha sẵn, Coca-Cola® with Coffee và
mới nhất vào đầu năm 2021 là Smartwater+.

3.2. Thông điệp, chiến dịch quảng cáo trên thị trường
● Thông qua các chiến dịch quảng cáo đa dạng, Coca-Cola đã tạo ra một nhu cầu tiêu thụ
trên thị trường bằng cách kết hợp phong cách sống với hành vi ứng xử hằng ngày. Vì
thế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một quảng cáo của Coca-Cola cho từng cá nhân trong
những dịp đặc biệt hoặc khi Coca-Cola muốn truyền tải thơng điệp tốt đẹp đến tồn xã
hội. Coca-Cola sử dụng trách nhiệm xã hội (CSR) của mình như một công cụ quảng
cáo, đánh vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Một số sự kiện tiêu biểu
o Chiến dịch “Share a Coke” xoay quanh chai Coke có in tên người khá phổ biến ở
mỗi quốc gia trên nhãn của chai Coca-Cola nhằm khuyến khích người tiêu dùng
mua sản phẩm mà bản thân yêu thích và cũng để dành tặng cho những người thân

yêu: “Một cốc nước Coca-cola với đá lạnh sẽ có vị ngon hơn khi chia sẻ với bạn bè,
gia đình hoặc thậm chí là những người xa lạ”.
o Chiến dịch “Support my school” của Coca-Cola hợp tác cùng NDTV – một kênh
truyền hình lớn ở Ấn Độ, với nhiều đại sứ thương hiệu nổi tiếng của Ấn Độ. Nhờ
có chiến dịch, các sản phẩm của Coca-Cola đã được giảm giá nhiều hơn mức bình
thường ở quốc gia này cùng một số đặc quyền khác về phân phối và quảng cáo.
o Công ty Coca-Cola Việt Nam đã từng khởi động chương trình khuyến mãi trên tồn
quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời” nhằm thu hút
khách hàng mục tiêu là giới trẻ.
4. Nhân tố cạnh tranh
4.1. Đối thủ cạnh tranh chính
 Có hai cơng ty lớn trong ngành sản xuất nước ngọt là Coca Cola và Pepsi. Hai công ty
có quy mơ gần như nhau và họ có các sản phẩm và chiến lược tương tự. Mức độ khác
biệt giữa hai thương hiệu cũng thấp và do đó sự cạnh tranh về giá rất gay gắt. Tuy nhiên,

9

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

trong khi Pepsi ngồi lĩnh vực nước giải khát cịn có cả các danh mục sản phẩm hàng
tiêu dùng đóng gói thì Coca Cola hồn tồn dựa vào đồ uống và nhãn hiệu giải khát của
mình. Coca Cola tin tưởng vào một hình thức kinh doanh tập trung hơn và từ đó thống
trị gần như độc quyền ngành đồ uống. Do đó, Coca Cola có thể sản xuất và tạo ra một
chuỗi cung ứng chỉ tập trung vào lĩnh vực giải khát cùng với việc giảm thiếu quảng cáo
chéo nhiều sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp.
4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
● Ngoài đối thủ hàng đầu là Pepsico, công ty cũng đang phải đối mặt với áp lực cạnh

tranh cao hơn từ các thương hiệu nước tăng lực và thể thao khác như Red Bull hay nước
tăng lực Monster.
● Bên cạnh đó, Coca Cola cũng phải cạnh tranh với các thương hiệu nội địa trên các thị
trường. Ví dụ như ở Trung Quốc là công ty giải khát nội địa Wahaha, ở Việt Nam có
tập đồn Tân Hiệp Phát, ...
4.3. Quyền thương lượng của nhà cung ứng
● Sức mạnh của nhà cung ứng trong trường hợp này là rất yếu. Bởi Coca Cola có thể dễ
dàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, nhưng khơng có nhà
cung cấp nào có thể chuyển đổi khỏi Coca Cola một cách dễ dàng. Điều đó có thể dẫn
đến tổn thất cho bất kỳ nhà cung cấp nào. Các yếu tố chính về sức mạnh của nhà cung
ứng như sau
o Có rất nhiều nhà cung cấp
o Các nhà cung cấp khó có thể áp dụng “chiến lược hội nhập về phía trước” đối với
Coca Cola
o Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của Coca Cola không quá cao
IV. TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA COCA-COLA
1. Nguồn cung
a. Cho nhà máy sản xuất cô đặc của Coca-Cola
 Công ty Coca-Cola (TCCC) không mua nguyên liệu nông nghiệp trực tiếp từ các trang
trại mà chủ yếu là nguyên liệu đã qua chế biến và tinh chế từ các nhà cung cấp (Chiết
xuất lá coca, nước ép trái cây, trà, cà phê, đậu nành)
 Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất cho việc sản xuất của hệ thống Coca-Cola
(TCCS) là chiết xuất từ lá coca như một thành phần được điều chế bởi nhà máy của
Công ty Stepan ở Maywood, New Jersey, là tổ chức thương mại duy nhất ở Hoa Kỳ
được Cục Quản lý Thực thi Dược cho phép nhập khẩu lá coca, chủ yếu từ Peru thông
qua Công ty Coca quốc gia Peru . Khoảng 100 tấn lá coca khô được nhập khẩu mỗi
năm. Đây là loại lá cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thành phần chứa một
lượng đáng kể cocain và caffeine. Chiết xuất không chứa cocaine được bán cho Công
ty Coca-Cola để sử dụng trong nước giải khát, trong khi cocaine được bán một hãng
dược phẩm dùng cho mục đích y học.

 Đối với các sản phẩm đồ uống nước trái cây, trà, cà phê, nước trái cây và nước cô đặc
từ các loại trái cây khác nhau (đặc biệt là nước cam và cô đặc nước cam), là ngun liệu
chính của Coca-Cola. Coca-Cola tìm kiếm nguồn cung cấp đó chủ yếu từ Florida và

10

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

Nam bán cầu (đặc biệt là Brazil). Do đó, Coca-Cola thường có nguồn cung cấp đầy đủ
nước trái cây và chiết xuất đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty.
b. Cho nhà máy sản xuất thành phẩm và đóng chai của Coca-Cola
 Hoạt động sản xuất của các nhà máy tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu như chất tạo
ngọt (chủ yếu là đường), nước đã qua xử lý, CO2, chất bảo quản, màu thực phẩm… từ
các nhà cung cấp địa phương. Các đối tác của Coca-Cola chỉ có thể chọn loại đường
được phép sử dụng, những nguyên liệu còn lại đều phải thơng qua kiểm sốt và đáp ứng
các tiêu chuẩn của công ty Coca-Cola. Ở Mỹ, người ta sử dụng đường lấy từ xi-rơ ngơ.
Ở Châu Âu thì chủ yếu sử dụng đường củ cải, còn ở châu Á thì dùng đường mía.
 Hoạt động đóng chai và đóng hộp do các đối tác thực hiện và hoạt động kinh doanh
thành phẩm của Coca-Cola cũng thu mua nhiều nguyên liệu thơ khác để phục vụ đóng
gói bao gồm nhựa polyethylene terephthalate, phôi và chai; chai thủy tinh và chai nhơm;
lon nhơm thép; nắp nhựa; bao bì sợi vơ trùng; nhãn mác; thùng giấy; các trường hợp;
bao bì postmix; và khí cacbonic. Coca-Cola thường mua các ngun liệu thơ này từ
nhiều nhà cung cấp và trong lịch sử chưa từng bị thiếu nguyên liệu.
2. Sản xuất
 Công ty Coca-Cola sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần xi-rô và chất lỏng cơ đặc. Phần
nước này sau đó sẽ được bán cho các đối tác đóng chai Coca-Cola có giấy phép kinh
doanh trên khắp thế giới. Các đối tác này đã có hợp đồng độc quyền theo từng khu vực

với công ty. Theo thông tin trên trang web của công ty, họ có 225 đối tác và hơn 900
nhà máy sản xuất, đóng chai trên tồn thế giới. Một số đối tác đóng chai nổi tiếng của
Coca-Cola có thể kể đến Coca-Cola Hellenic (HBC)...
 Các bán thành phẩm ở dạng cô đặc sẽ được chuyển đến các nhà máy đối tác trên. Thức
uống giải khát này sau đó được pha chế tại nhà máy đóng chai của đối tác thơng qua
q trình biến chất lỏng cô đặc thành xi-rô và tạo thành sản phẩm sau khi pha với nước,
carbon dioxide và chất tạo ngọt có nguồn gốc tại địa phương (tùy thuộc vào sản phẩm).
 Sau đó sản phẩm được đóng lon hoặc chai và được tồn kho tại các nhà kho tại địa
phương để sẵn sàng phân phối.
3. Phân phối
 Tổng công ty Xuất khẩu Coca-Cola (TCCEC) và các đối tác đóng chai trên tồn thế giới
phân phối các sản phẩm đồ uống của Coca-Cola tới các cửa hàng bán lẻ, chuỗi siêu thị,
nhà hàng và máy bán hàng tự động ở các thị trường địa phương tương ứng. Công ty
Coca-Cola ngồi ra cũng bán phần cơ đặc trong các thùng chứa nước ngọt tại các nhà
phân phối dịch vụ thực phẩm và các nhà hàng lớn.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA-COLA
 Coca-Cola thực thi dịch vụ và giám sát ở tất cả các cấp, thông qua hệ thống quản lý
chuỗi cung ứng và các thông số kỹ thuật nghiêm ngặt. Các liên kết này bao gồm các
nhà đóng chai, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Thông qua đánh giá thường xuyên của từng
nhà phân phối và bán lẻ, thông tin sản phẩm và khách hàng được thu thập. Các hoạt
động của họ được vận hành dựa trên kết quả đánh giá và phản hồi.

11

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

 Yêu cầu hoạt động của Coca-Cola (KORE)

o Hệ thống Coca-Cola sử dụng một hệ thống quản lý toàn cầu duy nhất được gọi là
KORE (Yêu cầu hoạt động của Coca-Cola) và toàn bộ hệ thống vận hành và sản
phẩm của Coca-Cola được kiểm sốt theo KORE. Nó sẽ được áp dụng trong tồn
bộ q trình vận hành của TCCS bắt đầu từ thu mua nguyên liệu thô đến sản xuất,
hậu cần, vận chuyển, bán hàng và giao hàng. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của
các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, các luật và quy định khác nhau, KORE hoạt động
theo một tiêu chuẩn thậm chí cịn khắt khe hơn.
o KORE xác định các chính sách, tiêu chuẩn và u cầu để quản lý an tồn, mơi
trường và chất lượng trong suốt quá trình hoạt động của Coca-Cola. Ngoài việc yêu
cầu tuân thủ pháp lý hiện hành, KORE cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất và phân
phối của Coca-Cola phải thực hiện hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động
hay các yêu cầu nhằm cải thiện sự an toàn của nhân viên, giảm rủi ro tại nơi làm
việc và tạo ra , điều kiện làm việc an toàn hơn trên toàn thế giới.
o Kore có năm cấp độ: Chính sách, Tiêu chuẩn, Thơng số kỹ thuật,, Yêu cầu, Thủ tục
và tài liệu liên quan. Bốn cấp độ đầu tiên họ tập trung vào kết quả cần đạt được,
thay vì quá trình. Cấp độ cuối cùng tạo nên cách thức để đạt được các yêu cầu của
KORE.
 Chính sách (Policies): Mức chính sách là nền tảng mà toàn bộ hệ thống quản lý
được xây dựng. Các chính sách của Coca-Cola nêu rõ kỳ vọng của công ty,
hướng dẫn các hoạt động và ra quyết định của tổ chức.
 Tiêu chuẩn (Standards): Công ty được liên kết với các tiêu chuẩn quốc tế được
công nhận, áp dụng vào trong sản xuất và phân phối như công ty ln cam kết
về quản trị tồn cầu và sự xuất sắc trong việc vận hành. Một số tiêu chuẩn được
KORE dựa trên như tiêu chuẩn chất lượng - ISO 9001, tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm - ISO 22000 (FSSC22000) hay the Global Food Safety Initiative (GFSI),
tiêu chuẩn môi trường - ISO 14001, PAS 223, tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe
lao động - OHSAS 18001.
 Thông số kỹ thuật (Specifications): Hỗ trợ mức tiêu chuẩn là mức thông số kỹ
thuật. Thông số kỹ thuật cung cấp giới hạn hoặc đặc điểm theo quy định mà sản
phẩm hoặc dịch vụ phải tuân thủ. Thông số kỹ thuật cung cấp các thông số được

sử dụng để theo dõi, đo lường và phân tích một sản phẩm để đảm bảo phù hợp
và đáp ứng các yêu cầu chất lượng cần thiết của công ty Coca-Cola. Các thông
số kỹ thuật bao gồm
 Yêu cầu (Requirements): Mức yêu cầu bao gồm các yêu cầu của công ty tối
thiểu cần thiết để bảo vệ nhãn hiệu và tính tồn vẹn của sản phẩm, cũng như
bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Các yêu cầu của công ty bao gồm yêu
cầu sản phẩm, yêu cầu về sức khỏe và môi trường làm việc, yêu cầu chất lượng,
phương pháp sản xuất tiêu chuẩn, yêu cầu đóng gói, yêu cầu thiết bị bán hàng
& tiếp thị.
 Thủ tục và các tài liệu liên quan (Procedures and Preference): Cung cấp các
thông tin thủ tục và các tài liệu liên quan đến các phương pháp được đề xuất và
hướng dẫn được chia sẻ bởi Công ty Coca-Cola.
1. Thu mua

12

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

Coca-Cola không mua nguyên liệu nông nghiệp trực tiếp từ các trang trại mà chủ yếu là nguyên
liệu đã qua chế biến và tinh chế từ các nhà cung cấp. Nhưng cơng ty vẫn đóng vai trị số 1
trong việc lựa chọn các nhà cung cấp cấp 2 cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng. CocaCola chọn một nhóm các nhà cung cấp được chấp thuận dựa trên các tiêu chuẩn bao gồm vị
trí, quy mơ, trình độ thiết bị, trình độ quản lý, cung và cầu nguyên vật liệu. Nhà máy đóng chai
chỉ có thể mua nguyên liệu thô từ những nhà cung cấp đã được phê duyệt này. Cơ sở chính để
Coca-Cola lựa chọn các nhà cung cấp này là chất lượng của nguyên liệu. Dựa trên cơ sở này,
các yếu tố khác mới được xem xét đến, ví dụ như chi phí…
1.1. Tìm kiếm nhà cung cấp
 Coca-Cola chủ yếu tìm nguồn cung tại địa phương vì điều này giúp tối ưu hóa chuỗi

cung ứng và phù hợp với nhu cầu xây dựng các nhà máy sản xuất gần nơi trồng cây lấy
đường cho công ty. Thời gian cho việc giao đường đến nhà máy chế biến càng ít thì rủi
ro về chuỗi cung ứng càng thấp. Một lý do khác là Coca-Cola muốn đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia mà họ đang tiến hành hoạt động kinh doanh.
1.2. Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
 Để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, KORE đã chỉ ra các yêu cầu dành cho tất cả các
nhà cung cấp của Công ty Coca-Cola (TCCC) và Hệ thống Coca-Cola (TCCS) để hỗ
trợ quá trình ủy quyền cho nhà cung cấp. Các nhà cung cấp cho TCCC/TCCS bao gồm
o Nhà cung cấp nguyên liệu thành phần (bao gồm các thành phần đóng gói sẵn)
o Nhà cung cấp bao bì (tất cả các hình thức)
o Nhà cung cấp nguyên liệu phụ trợ / chất hỗ trợ chế biến
o Nhà cung cấp dịch vụ phịng thí nghiệm
o Nhà cung cấp trạm lưu trữ, trung chuyển và chiết rót
o Nhà cung cấp dịch vụ tiêu hủy
o Nhà cung cấp dịch vụ sản xuất (đóng gói)
a. Các yêu cầu chung đối với các nhà cung cấp bao gồm
 Tuân thủ các yêu cầu của Công ty và các yêu cầu pháp lý của địa phương.
 Tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn nhà cung cấp và chính sách nhân quyền
(WR-RQ-150).
Cụ thể Nguyên tắc hướng dẫn nhà cung cấp (Supplier Guiding Principles – SGP)
o Coca-Cola kỳ vọng các nhà cung cấp và đối tác hệ thống của Coca-Cola cũng áp
dụng các chính sách có trách nhiệm tại nơi làm việc phù hợp với Chính sách nhân
quyền và cam kết của Coca-Cola đối với công bằng xã hội thơng qua SGP. Chương
trình SGP là một yếu tố quan trọng trong nền tảng bền vững tổng thể của công ty
và phản ánh niềm tin rằng trách nhiệm tôn trọng nhân quyền của Coca-Cola trải dài
trong chuỗi giá trị của Coca-Cola và là điều cần thiết cho sự thành công trong kinh
doanh bền vững.
o SGP là một phần của tất cả các thỏa thuận hợp đồng giữa Công ty Coca-Cola và các
nhà cung cấp trực tiếp hay được ủy quyền của Coca-Cola. Coca-Cola giám sát chặt
chẽ việc thực hiện SGP bằng cách sử dụng các bên thứ ba để đánh giá các đối tác

cung cấp và đóng chai. Để làm được điều này, Coca-Cola hợp tác với một số cơng
ty kiểm tốn được cơng nhận và tiến hành đào tạo thường xuyên để đảm bảo họ
hiểu và phù hợp với các yêu cầu chương trình của Coca-Cola.

13

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084









o Kể từ khi bắt đầu chương trình SGP của Coca-Cola, Coca-Cola đã hợp tác với các
đối tác đóng chai và nhà cung cấp để hoàn thành hơn 30.000 đánh giá quyền con
người và nơi làm việc với hơn 2500 cuộc đánh giá được thực hiện hàng năm.
o Các nhà cung cấp mới phải chứng minh sự tuân thủ SGP trước khi được Coca-Cola
cho phép với tư cách là nhà cung cấp đã được phê duyệt. Cơng ty có quyền chấm
dứt thỏa thuận với bất kỳ nhà cung cấp nào không thể chứng minh việc tuân thủ các
yêu cầu của SGP. Tuy nhiên, đây nên được coi là biện pháp cuối cùng.
Thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để xác định, đánh giá và giải quyết các rủi ro
có hoặc có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động.
Hiểu và tuân thủ Quy tắc ứng xử kinh doanh dành cho nhà cung cấp
Quy tắc Ứng xử Kinh doanh của Coca-Cola đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản cho hành vi

của nhân viên, mong muốn tất cả nhân viên của các nhà cung cấp của mình tuân thủ
luật pháp và hành động có đạo đức trong mọi vấn đề.
o Xung đột lợi ích: Nhân viên của Coca-Cola nên hành động vì lợi ích tốt nhất của
Cơng ty, khơng được có mối quan hệ với bất kỳ nhà cung cấp nào có thể xung đột
với nghĩa vụ của nhân viên là hành động vì lợi ích tốt nhất cho Coca-Cola. Mọi mối
quan hệ cá nhân không được sử dụng để ảnh hưởng đến việc đánh giá kinh doanh
của nhân viên Coca-Cola.
o Phúc lợi nhân viên: Nhân viên của Công ty Coca-Cola bị cấm nhận bất cứ thứ gì
ngồi q tặng, bữa ăn và giải trí khiêm tốn từ các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp
nên tránh cho nhân viên Coca-Cola đi du lịch, ăn uống thường xun hoặc những
món q đắt tiền. Khơng bao giờ được phép tặng quà bằng tiền hoặc tương đương
tiền, chẳng hạn như thẻ quà tặng.
o Hồ sơ kinh doanh và tài chính: Cả nhà cung cấp và Cơng ty Coca-Cola phải lưu giữ
hồ sơ chính xác về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà
cung cấp với Công ty Coca-Cola. Điều này bao gồm việc ghi lại tất cả các khoản
chi phí và các khoản thanh tốn một cách thích hợp. hồ sơ thời gian phải đầy đủ và
chính xác.
o Hối lộ: Các nhà cung cấp của Công ty Coca-Cola phải tuân thủ Đạo luật Hành vi
Tham nhũng Nước ngoài của Hoa Kỳ, cũng như tất cả các luật địa phương về việc
hối lộ các quan chức chính phủ.
o Bảo vệ thơng tin: Các nhà cung cấp nên bảo vệ thơng tin bí mật của Công ty CocaCola. Các nhà cung cấp đã được cấp quyền truy cập thơng tin bí mật khơng được
chia sẻ thông tin này với bất kỳ ai trừ khi được Công ty Coca-Cola cho phép.
o Báo cáo: Nếu nhà cung cấp tin rằng nhân viên của Công ty Coca-Cola, hoặc bất kỳ
ai thay mặt Công ty Coca-Cola, đã thực hiện hành vi bất hợp pháp hoặc không đúng
cách khác, nên báo cáo vấn đề với Công ty. Mối quan hệ của nhà cung cấp với Công
ty Coca-Cola sẽ không bị ảnh hưởng.
Là thành viên của C-TPAT của Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ hoặc một hệ
thống địa phương tương đương nếu cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho các địa điểm
thuộc hệ thống Coca-Cola tại Hoa Kỳ (bao gồm cả Puerto Rico).
Đảm bảo Quyền truy cập của kiểm toán viên để kiểm tra bất kỳ cơ sở sản xuất hay lưu

trữ nguyên liệu nào của hệ thống Coca-Cola.
Đảm bảo việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho hệ thống Coca-Cola tuân thủ các quy
định hiện hành.
Tuân thủ hợp đồng pháp lý đã thỏa thuận với Coca-Cola.

14

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

 Nghiêm cấm hoạt động thỏa thuận của các nhà cung cấp với các cơng ty cạnh tranh để
kiểm sốt giá hoặc loại bỏ sản phẩm mới trên thị trường.
b. Yêu cầu cho nhà cung cấp nguyên liệu
 Đáp ứng tất cả các yêu cầu và các thông số kỹ thuật đã thỏa thuận với TCCC.
 Thiết kế, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tương đương ISO 9001.
 Đạt được chứng nhận đối với một trong các chương trình quản lý an tồn thực phẩm
được GFSI công nhận, bao gồm cả việc thực hiện đầy đủ các chương trình phịng chống
gian lận thực phẩm và phịng vệ thực phẩm.
 Đối với các thành phần nơng nghiệp, đảm bảo các nguyên liệu nguồn chính phù hợp
với các yêu cầu quy định đối với cả quốc gia xuất xứ và quốc gia sử dụng
 Thông báo cho Nhà máy đóng chai Coca-Cola hoặc nhà máy nhận nguyên liệu về những
thay đổi hay sự cố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm và an
ninh.
 Thực hiện các quy trình vận hành phịng thí nghiệm (GLP) cho bất kỳ phịng thí nghiệm
nào tại cở sở, bao gồm các phương pháp đã được xác thực, các nhà phân tích được đào
tạo và thiết bị đã được hiệu chuẩn, kiểm định. Nếu thuê ngoài việc thử nghiệm, phải có
quy trình lựa chọn phịng thử nghiệm để đảm bảo rằng các kết quả là chính xác, đáng
tin cậy và có thể tái tạo.

 Tn thủ các thơng số kỹ thuật về nguyên liệu cung cấp cho hệ thống Coca-Cola.
 Triển khai hệ thống phát hiện và ngăn ngừa ơ nhiễm (vật lý, hóa học, sinh học…)
 Giữ lại các mẫu sản phẩm đã cung cấp cho TCCC trong thời hạn đã thỏa thuận.
 Thực hiện một chương trình Truy xuất nguồn gốc hiệu quả.
 Đảm bảo đóng gói các thành phần chính phù hợp với mục đích, thích hợp để sử dụng
trong ngành cơng nghiệp thực phẩm, được chứng minh bằng tài liệu và được bảo vệ và
bảo mật.
 Thiết lập một chương trình kiểm sốt trọng lượng chất hàng đảm bảo tuân thủ các quy
định hiện hành và các thông số kỹ thuật của TCCC, thỏa thuận hợp đồng hoặc đơn đặt
hàng.
 Đối với các pallet được sử dụng để vận chuyển vật liệu hoàn thiện, hãy đảm bảo các
pallet được làm bằng vật liệu phù hợp và sạch sẽ, khơ ráo và khơng có chất gây ô nhiễm.
 Xây dựng và thực hiện một chương trình an ninh cho cơ sở, bao gồm nhà kho, trung
tâm phân phối và vận chuyển.
 Thông báo (các) loại phương tiện vận chuyển sẽ được sử dụng để cung cấp các thành
phần cho người mua của TCCC.
 Thực hiện chương trình vệ sinh hiệu quả cho các phương tiện lưu trữ và vận chuyển.
1.3. Quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp
Coca-Cola không trực tiếp mua nguyên liệu thô từ các trang trại mà mua nguyên liệu đã được
tinh chế qua các nhà máy chế biến. Do đó, điều rất quan trọng đối với Coca-Cola là làm việc
với các nhà cung cấp để đạt được tầm nhìn về nông nghiệp bền vững (sustainable agriculture)
và gắn kết cơ sở nông trại của họ, chú trọng vào sự hợp tác và cải tiến liên tục.
 Nguyên tắc hướng dẫn nhà cung cấp về Nông nghiệp bền vững
o Tài liệu này dành cho tất cả các nhà cung cấp các nguyên liệu nơng nghiệp đến hệ
thống Coca-Cola, đóng vai trị là một hướng dẫn tham khảo cho nhà cung cấp để

15

Downloaded by V? L?u Chí ()



lOMoARcPSD|31171084

thực hiện các nguyên tắc nông nghiệp bền vững (PSA) và thiết lập kỳ vọng đối với
nguồn cung bền vững hơn đối với tất cả các thành phần nông nghiệp đóng góp cho
các sản phẩm của Cơng ty Coca-Cola (TCCC) và bao bì làm từ thực vật.
o Mục tiêu của hướng dẫn tham khảo
 Cung cấp tổng quan về các định nghĩa, phạm vi và mục đích của PSA.
 Cung cấp hướng dẫn thực hiện PSA trong bối cảnh chương trình Nơng nghiệp
bền vững của Coca-Cola.
 Làm rõ phương pháp của Coca-Cola đối với các tiêu chuẩn và nhà cung cấp bên
thứ ba.
 Cung cấp một khuôn khổ để nâng cao sự bền vững của nông nghiệp và hỗ trợ
cải tiến liên tục tại trang trại cho tất cả các sản phẩm có trụ sở tại nơng nghiệp.
 Các ngun tắc cho nông nghiệp bền vững (PSA)
Công ty Coca-Cola nỗ lực hướng các nhà cung cấp tới việc tìm nguồn cung ứng ngun
liệu nơng nghiệp của mình có đạo đức và bền vững hơn, dựa trên các tiêu chí về môi
trường, xã hội và kinh tế. PSA nhằm vào cấp độ sản xuất sơ cấp (tức là trang trại), tạo
cơ sở cho sự can thiệp liên tục của Coca-Cola vào các nhà cung cấp để đạt được sự tuân
thủ, minh bạch và cải thiện cơ sở trang trại của họ theo các nguyên tắc này. PSA áp
dụng cho tất cả các sản phẩm nơng nghiệp và vật liệu đóng gói có nguồn gốc nơng
nghiệp của Coca-Cola.
o Quyền con người và nơi làm việc: Các nguyên tắc về Quyền con người và Quyền
tại nơi làm việc áp dụng cho tất cả cơng nhân trong trang trại, các quy trình cơng
nghiệp liên quan hoặc các dịch vụ vận tải. Tất cả các nhà cung cấp trực tiếp, nhà
chế biến trung gian, trang trại sản xuất và cơ quan lao động phải tôn trọng quyền
con người.
 Tự do thành lập cơng đồn và thương lượng
 Cấm lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và lạm dụng lao động
 Loại bỏ phân biệt đối xử: Duy trì nơi làm việc khơng có bất kỳ sự phân biệt đối

xử nào hoặc quấy rối về thể chất, tình dục hoặc bằng lời nói.
 Giờ làm việc, tiền lương và phúc lợi: Tuân thủ đầy đủ tất cả các luật và quy
định về tiền lương, giờ làm việc, làm thêm giờ, phúc lợi và cơ hội thăng tiến
 Sức khỏe và an toàn: Đảm bảo nơi làm việc hiệu quả bằng cách giảm thiểu nguy
cơ tai nạn, thương tích và rủi ro về sức khỏe. Cung cấp đào tạo về an toàn, sức
khỏe và yêu cầu sử dụng Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).
 Thủ tục khiếu nại và biện pháp khắc phục: Đảm bảo quy trình khắc phục và
khiếu nại phù hợp với nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh
và nhân quyền.
 Quyền cộng đồng và truyền thống: Công nhận và bảo vệ quyền của người dân
bản địa và cộng đồng địa phương đối với đất đai và tài nguyên thiên nhiên
o Môi trường và Hệ sinh thái: Sản xuất nơng nghiệp và chăn ni phải có khả năng
phục hồi, bền vững với mơi trường, ít gây thiệt hại nhất và nếu có thể, phải phục
hồi mơi trường xung quanh trong tất cả các khu vực và hoạt động trong trang trại.
 Quản lý nước: Đảm bảo tính bền vững lâu dài của tài nguyên nước cân bằng
với nhu cầu của cộng đồng và hệ sinh thái
 Quản lý năng lượng và giảm thiểu khí nhà kính: Tránh góp phần vào biến đổi
khí hậu bằng cách đo lường việc sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính

16

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

 Khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu: Các trang trại đã đánh giá các rủi ro
liên quan đến khí hậu và có kế hoạch thích ứng và chống chịu với khí hậu
 Quản lý chất thải: Tách biệt, phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý an toàn tất
cả các chất thải. Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải, nếu có thể

 Bảo tồn rừng: Thúc đẩy quản lý rừng bền vững và giúp bảo vệ các khu rừng
khỏi nạn phá rừng và khai thác trái phép.
 Bảo tồn môi trường sống tự nhiên, đa dạng sinh học và hệ sinh thái: Xác định
và giúp bảo vệ các môi trường sống tự nhiên khỏi bị biến đổi.
 Quản lý đất: Duy trì và cải tạo đất, ngăn ngừa thối hóa, giảm thiểu phát thải
khí nhà kính, bảo vệ đa dạng sinh học đất và tăng cường cấu trúc của đất.
 Quản lý hóa chất nông nghiệp: Tuân theo các quy định quốc gia và / hoặc địa
phương và các yêu cầu về nhãn để sử dụng an tồn và thích hợp tất cả các hóa
chất nơng nghiệp
o Sức khỏe và Phúc lợi Động vật
 Các nguyên tắc về phúc lợi và sức khỏe động vật áp dụng cho tất cả các động
vật trong trang trại, bao gồm cả động vật được sử dụng để thu hoạch hoặc vận
chuyển, hoặc làm vật nuôi để sản xuất nguyên liệu hoặc sản phẩm nông nghiệp
cho Công ty Coca-Cola.
 Sức khỏe và phúc lợi động vật: Động vật được nhân viên có chun mơn đối
xử với sự chăm sóc, hiểu biết và tơn trọng. Đảm bảo động vật khỏe mạnh và có
chương trình chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
 Dinh dưỡng vật nuôi và quản lý thức ăn: Động vật được cung cấp thức ăn và
nước uống với số lượng và chất lượng phù hợp.
 Quản lý phân : Quản lý phân để tránh ô nhiễm sản phẩm hoặc mơi trường và
tránh gây khó chịu cho động vật.
 Quản lý Vận chuyển: Tổ chức vận chuyển động vật để giảm thiểu sự khó chịu
của động vật, tránh gây thương tích và đau đớn và đảm bảo khơng lây truyền
dịch bệnh.
o Hệ thống quản lý trang trại: Hệ thống quản lý được áp dụng và duy trì hồ sơ để giúp
đảm bảo: sức khỏe, an tồn và tính toàn vẹn của tất cả các sản phẩm và thành phần;
và tính tồn vẹn kinh doanh và tính bền vững kinh tế của hệ thống trang trại.
 Kinh doanh liêm chính và bền vững kinh tế: Tiến hành kinh doanh liêm chính,
tơn trọng luật pháp liên quan và nghiêm cấm hối lộ và các hành vi gian lận.
 An toàn và vệ sinh thực phẩm: Các quy trình an tồn và vệ sinh thực phẩm được

thực hiện phù hợp và tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành và để đảm
bảo an toàn và chất lượng thực phẩm trong chuỗi cung ứng.
 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Quản lý quy trình đóng gói, bảo quản và vận
chuyển sau thu hoạch và đóng gói sau thu hoạch một cách hiệu quả để giảm
thiểu thất thoát và lãng phí dọc theo chuỗi giá trị
 Nhận dạng, lựa chọn và xử lý vật liệu tái sản xuất: Đảm bảo việc lựa chọn cây
trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương để giúp đảm bảo thu hoạch
và năng suất bền vững theo thời gian.
 Hệ thống quản lý, lưu giữ hồ sơ và minh bạch: Phát triển một hệ thống để quản
lý các mục tiêu, thủ tục và thực hành và theo dõi việc cải thiện thực hành bền
vững theo thời gian. Lưu giữ hồ sơ về các hoạt động và thủ tục, cũng như bằng
chứng về việc tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành

17

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

 Coca-Cola cũng cam kết hợp tác trong toàn ngành rộng lớn hơn và hỗ trợ các tiêu chuẩn
đáng tin cậy của bên thứ ba để đơn giản hóa việc đảm bảo và chứng nhận cho nông dân
trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola. Ví dụ: Đánh giá tính bền vững của trang trại của
Nền tảng Sáng kiến Nông nghiệp Bền vững (SAI), tiêu chuẩn mía bền vững Bonsucro
và các chứng nhận của Rainforest Alliance là ba trong số các tiêu chuẩn hàng đầu mà
Coca-Cola hỗ trợ. Ngoài ra, Coca-Cola tham gia trực tiếp với nơng dân ở các vùng tìm
nguồn cung ứng chính để giúp giải quyết các vấn đề ngun liệu trong chuỗi cung ứng
nơng sản của Coca-Cola.
 Vì công ty rất coi trọng việc thiết lập mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp nên
mạng lưới các nhà cung cấp của Coca-Cola rất mạnh mẽ. Điều này đảm bảo nguồn cung

cho chuỗi cung ứng của Coca-Cola bền vững, không bị đứt gãy.
2. Vận hành/sản xuất
 Quy trình sản xuất chính được diễn ra tại nhà máy của đối tác đóng chai của Coca-Cola
trên tồn thế giới. Quy trình sẽ được bắt đầu với các nguyên liêu thành phần chính là cơ
đặc chuyển giao từ cơng ty mẹ, đường, nước và một số phụ gia khác như CO2... Các
sản phẩm đã hồn thành sẽ được đóng chai nhựa PET, chai thủy tinh hoặc lon kim loại.
Các nhà máy đóng chai của Coca-Cola có thể tự sản xuất chai đựng hoặc th ngồi.
 Quy trình sản xuất bao gồm các bước:
o Xử lý nước
o Chế biến siro
o Chiết rót và đóng chai
o In nhãn
o Đóng gói
2.1. Quản trị dịng thơng tin
 Các hoạt động chính trong hệ thống sản xuất của Coca-Cola được phân thành hai mảng:
dòng nguyên liệu và dịng thơng tin. Luồng thơng tin tích hợp các khía cạnh khác nhau
của sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, chẳng hạn như dự báo, quản lý đơn đặt hàng
và lịch trình... Các bên tham gia bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà
bán lẻ và khách hàng.
2.2. Quản lý tài sản trong hệ thống sản xuất
 Các thành phần chính xác được Coca-Cola sử dụng để sản xuất, phát triển cô đặc và
siro cho sản phẩm đồ uống là bí mật hàng đầu và cũng là tài sản quý giá nhất của cơng
ty. Do đó, hệ thống Coca-Cola phải tn thủ các yêu cầu của KORE trong quá trình sản
xuất về bảo mật thơng tin.
2.3. Quản trị chất lượng trong q trình sản xuất
Coca-Cola đã tiêu chuẩn hóa KORE để xác định các chính sách, tiêu chuẩn và yêu cầu để quản
lý chất lượng, mơi trường và an tồn và sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình vận hành. Các
nhà máy phải đáp ứng được các yêu cầu của KORE củng cố bởi các tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001 và ISO 22000, Chuỗi Đánh giá An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Tiêu chuẩn Anh 18001
cũng như và các tiêu chuẩn toàn cầu của Công ty Coca-Cola. Coca-Cola giám sát các quy trình

sản xuất của các đối tác đóng chai với các thiết bị kiểm sốt tinh vi và các chương trình kiểm
tra để đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm và kỳ vọng của khách hàng. Coca-Cola cũng tiến hành

18

Downloaded by V? L?u Chí ()


lOMoARcPSD|31171084

các cuộc đánh giá không báo trước đối với các cơ sở để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và
an tồn sản phẩm hiệu quả ln được tn thủ.
 Trong kiểm soát nguyên liệu đầu vào: Bộ phận kiểm soát chất lượng được thành lập,
bao gồm mười cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của nguyên liệu thô được
đưa đến nhà máy. Các nguyên liệu được đưa vào nhà máy sản xuất đều được kiểm tra
kỹ lưỡng và đảm bảo chúng tuân theo các tiêu chuẩn của Coca-Cola. Trong trường hợp
có bất kỳ khiếm khuyết nào trong nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp, các biện pháp
nghiêm ngặt sẽ được thực hiện và các nguyên liệu bị lỗi sẽ được xử lý.
 Trong sản xuất chai đựng: Mỗi chai sẽ đi qua một loạt tia laser để kiểm tra chất lượng
của nó và những chai khơng đạt yêu cầu sẽ được xử lý và tái chế ngay lập tức.
 Trong thiết kế dây chuyền sản xuất: Coca-Cola nâng cao hiệu quả hơn nữa bằng cách
thêm nhiệm vụ quản lý chất lượng cho kỹ sư thiết kế dây chuyền. Giờ đây, nhiệm vụ
của kỹ sư dây chuyền là đảm bảo rằng dây chuyền đang sản xuất các sản phẩm chất
lượng đáp ứng tất cả các tiêu chí hiện tại.
 Trong quy trình sản xuất: Coca-Cola cũng đã chi hàng triệu USD trong quá trình thiết
lập cơ sở vật chất và tích hợp cơng nghệ kiểm tra chai điện tử trên tất cả các dây chuyền
sản xuất đóng chai có thể xác định và loại bỏ ngay cả những bất thường nhỏ nhất trong
đồ uống của Coca-Cola.
o Xử lý nước: Đầu tiên, nước sẽ trải qua một số giai đoạn lọc ở các bộ lọc để loại
bỏ các chất cơ học và hóa học giúp làm sạch ở cấp độ phân tử. Nước là thành

phần chính của đồ uống và lọc nước là công đoạn lâu nhất và quan trọng nhất
trong q trình sản xuất. Ngồi ra, nước được sử dụng trong quy trình sản xuất
phải chịu các phương pháp điều trị đặc biệt đảm bảo an toàn vi sinh và nồng độ
chính xác của muối hịa tan tự nhiên, tuân thủ các đặc điểm thành phần và cảm
giác cụ thể. Việc kiểm tra chất lượng nước được thực hiện ít nhất hai giờ một
lần, với một số thơng số được tự động kiểm sốt liên tục bằng máy móc.
 Trong q trình chiết rót và đóng chai: Bất kỳ chai nào được đổ đầy quá nhiều hoặc quá
ít so với tiêu chuẩn sẽ được đưa ra khỏi dây chuyền, nước được rút hết, chai được xử lý
và tái chế để sử dụng trong sản xuất chai đựng.
 Trong kiểm soát sản phẩm đầu ra: Sản phẩm sau khi sản xuất xong phải vượt qua một
loạt các bài kiểm tra quản lý chất lượng. Coca-Cola giao nhiệm vụ cho các nhà khoa
học tại nhà máy kiểm tra các sản phẩm đầu ra ở mỗi dây chuyền và đảm bảo rằng nó có
độ pH thích hợp, tất cả các thành phần đều ở tỷ lệ hoàn hảo.
3. Market channels
3.1. Kênh phân phối
Coca-Cola dựa vào đặc điểm của khách hàng có thể chia thành 4 hình thức phân phối chính
a. Kênh phân phối trực tiếp
 Coca-Cola xuất phát từ một quán đồ uống nhỏ, với hình thức kinh doanh chủ yếu là bán
hàng trực tiếp cho người dùng. Sau đó thức uống của Coca-Cola đã được khách hàng
ưa thích nhiều hơn, doanh thu nhanh chóng tăng lên và quy mơ Coca-Cola cũng ngày
một tăng.

19

Downloaded by V? L?u Chí ()



×