BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHẠM ĐỨC ANH
SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NƠNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỒ BÌNH
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận
văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Đức Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn tới những người đã giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Xuân Hương người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn
thiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn UBND huyện Đà Bắc các tập thể và cá nhân đã cung
cấp thông tin và số liệu cần thiết cho tơi hồn thiện nghiên cứu này.
Và cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã động viên, hỗ trợ
tơi trong suốt thời gian khóa học và quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
TÁC GIẢ
Phạm Đức Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CỦA HỘ
GIA ĐÌNH NƠNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất ......... 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản...................................................................... 4
1.1.2. Sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất ............................ 6
1.1.3 Các nguồn lực phát triển sinh kế của hộ gia đình nơng dân ........... 9
1.1.4. Tạo sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất ................... 15
1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất.17
1.2. Cơ sở thực tiễn về tạo sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất... 21
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ......................... 21
1.2.2. Bài học cho huyện Đà Bắc ............................................................ 24
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình ........................... 26
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên .................................................................. 26
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đà Bắc .................................. 27
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, KTXH đến sinh kế hộ gia đình
nơng dân bị thu hồi đất ........................................................................... 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 31
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................. 31
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin....................................... 31
iv
2.2.3. Thông tin, số liệu sơ cấp ............................................................... 32
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................ 32
2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài ................................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
3.1. Thực trạng thu hồi đất và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ trong
thu hồi đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình ............................... 34
3.1.1. Thực trạng thu hồi đất trong các dự án ........................................ 34
3.1.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình bị thu hồi đất ...40
3.2. Thực trạng sinh kế của nông hộ bị thu hồi đất cho 2 dự án ................. 48
3.2.1. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra ............................................. 48
3.2.2. Thực trạng nguồn lực sinh kế của các hộ điều tra ....................... 50
3.2.3. Sự thay đối về hoạt động sinh kế của các hộ điều tra .................. 53
3.2.4. Sự thay đổi về thu nhập của các hộ điều tra ................................. 55
3.2.5. Sự thay đổi về điều kiện sống của các hộ điều tra ........................ 57
3.2.6. Những khó khăn trong sản xuất và đời sống của các hộ điều tra 58
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của các nông hộ bị thu hồi đất ....... 61
3.3.1. Hệ thống chính sách của Nhà nước về hỗ trợ ổn định sản xuất và
đời sống cho các hộ bị thu hồi đất .......................................................... 61
3.3.2. Đặc điểm của hộ bị thu hồi đất ..................................................... 65
3.3.3. Sự phối hợp và năng lực tổ chức của chính quyền địa phương ... 67
3.3.4. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội địa phương ............................ 69
3.4. Đánh giá chung về công tác tạo sinh kế của các nông hộ bị thu hồi đất
ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình .................................................................. 70
3.4.1. Những thành cơng ......................................................................... 70
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ....................................... 72
3.5. Giải pháp phát triển sinh kế của các nông hộ bị thu hồi đất ................ 74
3.5.1. Tăng cường định hướng phát triển các mơ hình sản xuất gắn với
điều kiện của địa phương ........................................................................ 74
v
3.5.2. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động thuộc các hộ bị
thu hồi đất ............................................................................................... 76
3.5.3. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ có thể tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh .......................................... 77
3.5.4. Tăng cường chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tập trung phát triển
các sản phẩm chủ lực .............................................................................. 77
3.5.5. Tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền trong tạo sinh
kế của người dân bị thu hồi đất .............................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm dân số và lao động huyện Đà Bắc (2022) ...................... 27
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội huyện Đà Bắc ................................ 28
Bảng 3.1. Thực trạng các lô đất ở đô thị thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
thuộc dự án "Xây dựng Khu dân cư thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc" ............ 36
Bảng 3.2. Diện tích đất thu hồi cho 2 dự án nghiên cứu điểm........................ 39
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi
đất cho 2 dự án ................................................................................................ 40
Bảng 3.4. Kết quả bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất của 2 dự án .......... 43
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện một số nội dung công tác hỗ trợ của 2 dự án .... 45
Bảng 3.6. Thực trạng tạo việc làm và hỗ trợ tìm việc cho hộ gia đình bị thu
hồi đất trên địa bàn huyện Đà Bắc - Hồ Bình ............................................... 46
Bảng 3.7. Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra .................................................... 48
Bảng 3.8. Nguồn lực sinh kế của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất ... 50
Bảng 3.9. Sự thay đổi về hoạt động sinh kế của các hộ điều tra .................... 54
Bảng 3.10. Sự thay đổi về thu nhập của các hộ điều tra ................................. 55
Bảng 3.11. Sự thay đổi về các điều kiện sống của các hộ điều tra ................. 57
Bảng 3.12. Những khó khăn trong sản xuất và đời sống của các hộ điều tra . 58
Bảng 3.13. Đánh giá của hộ dân bị thu hồi đất về các chính sách bồi thường,
hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ....................................................................... 63
Bảng 3.14. Cách thức sử dụng các khoản bồi thường, hỗ trợ của các hộ ....... 66
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững DFID ................................................... 12
Hình 3.1. Cơ cấu thu nhập của hộ trước thu hồi đất ................................. 56
Hình 3.2. Cơ cấu TN của hộ sau khi thu hồi đất ........................................ 56
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với đời sống của từng hộ gia đình nơng dân, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không
ngừng phát triển, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; trong thời kỳ hiện nay, đất đai
thêm những chức năng có ý nghĩa quan trọng là tạo nguồn vốn và thu hút đầu
tư phát triển.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chế kinh tế
thị trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển
mạnh mẽ và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và
sản phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hố, trong đó đất đai cũng khơng
phải là ngoại lệ.
Trong điều kiện quỹ đất có hạn, giá đất ngày càng cao và nền kinh tế
thị trường ngày càng phát triển thì lợi ích của người sử dụng đất, cuộc sống an
sinh xã hội sau khi nhà nước giao đất, thu hồi đất vẫn đang là một vấn đề hết
sức nóng bỏng, cấp bách và phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - chính trị - xã hội.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã
hội có thu hội đất trên địa bàn huyện Đà Bắc đã làm cho đất đai của các hộ
gia đình nơng dân, đặc biệt là các hộ gia đình nơng dân bị thu hẹp, các hộ dân
bị thu hồi đất và thuộc diện phải di dời họ khơng có nghề nghiệp ổn định,
thiếu đất sản xuất thu nhập dựa chủ yếu vào sản xuất nơng, lâm nghiệp do đó
đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế của nhiều hộ dân bị thu hồi đất, thậm chí có
những hộ khơng thể tiếp tục cuộc sống ở phần đất còn lại. Do vậy vấn đề tạo
2
công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người nông dân bị thu hồi đất trong
các dự án hiện là một thách thức đối với các ngành chức năng. Trước những
vấn đề trên, tác giả lưạ chọn nghiên cứu đề tài: Sinh kế của hộ gia đình
nơng dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình"
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng qt
Đánh giá thực trạng Sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất trên địa bàn
huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình, nhằm đề xuất giải pháp cải thiện sinh kế của hộ gia
đình nơng dân bị thu hồi đất trên địa bàn Huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ gia đình
nơng dân bị thu hồi đất.
+ Đánh giá được thực trạng sinh kế của các hộ gia đình nơng dân bị thu
hồi đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình.
+ Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ gia đình
nơng dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình
+ Đề xuất giải pháp cải thiện sinh kế của các hộ gia đình nông dân bị thu
hồi đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sinh kế và các hoạt động sinh kế của
các hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ
Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung:
Sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất được nghiên cứu chủ
yếu trên các khía cạnh:
- Các nguồn lực sinh kế (gồm: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất,
ngn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội)
3
- Các hoạt động sinh kế
- Kết quả sinh kế
+ Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các dự án có thu hồi đất trên địa
bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
+ Phạm vi về thời gian:
- Số liệu được thu thập trong thời gian: 2020-2022.
- Số liệu sơ cấp thu thập trong tháng 02-04/2023.
- Giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2023 - 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu
hồi đất trong các dự án;
+ Thực trạng sinh kế của các hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất trên
địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi
đất trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình.
+ Giải pháp phát triển sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất trên
địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình.
4
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ
CỦA HỘ GIA ĐÌNH NƠNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
(1) Thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước ban hành quyết định hành chính để thu lại đất
hoặc thu lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, hộ gia đình nơng dân cá
nhân sử dụng.
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại Luật đất đai
2013 như sau:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh;
Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả
lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Trong q trình phát triển kinh tế xã hội, việc thu hồi đất được coi là yêu
cầu tất yếu khách quan để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của đất nước.
(2) Bồi thường thu hồi đất
Thuật ngữ “Bồi thường" thường được sử dụng để chỉ trách nhiệm của m
ột người phải bù đắp những thiệt hại đã gây ra cho người khác.
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, khái niệm bồi thường được hiểu là
“Đền bù những thiệt hại đã gây ra”. Xét trên phương diện pháp lý, trách
nhiệm bồi thường được xem xét khi có hành vi vi phạm pháp luật của một chủ
thể pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác.
Trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo
theo nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án, khu đô thị ngày một một
5
tăng, trong khi đó quỹ đất trên thực tế khơng cịn đủ để phục vụ cho
việc
xây dựng các cơng trình với mục đích quốc phịng, an ninh hay phát triển kinh
tế – xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước phải thực hiện việc thu hồi đất từ những
hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất; đồng thời phải thực hiện việc
bồi thường cho những chủ thể bị thu hồi đất khi họ bị mất
chỗ ở, mất đất
canh tác, bị thiệt hại về cây cối hoa màu...
Như vậy, trong lĩnh vực đất đai, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi
Nhà nước tiến hành việc thu hồi đất.
Theo khoản 12, điều 3, luật đất đai 2013 quy định:
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
Việc bồi thường về đất bị thu hồi có thể được nhà nước bồi thường bằng
đất hoặc bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất bị thu hồi.
(3) Hỗ trợ trong thu hồi đất
Theo khoản 14, điều 3, luật đất đai 2013 quy định:
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất bao gồm:
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường
hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà
phải di chuyển chỗ ở.
- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá
nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
-
Các khoản hỗ trợ khác
(4) Tái định cư
Tái định cư là việc hỗ trợ để người bị thu hồi đất di chuyển đến một nơi
ở mới để sinh sống và làm ăn.
6
1.1.2. Sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất
1.1.2.1. Khái niệm sinh kế
Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế.
Chambers và Conway (1992) cho rằng sinh kế bao gồm khả năng,
nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người.
Scooner (1998) cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên,
phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt
động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thơng
qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều
thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ gia đình nơng dân.
Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế Anh DFID (2001), sinh kế được hiểu là
tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với
những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như
để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.
Cũng theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng
con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế, có quan niệm cho
rằng sinh kế khơng đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi
ở, mà còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng,
các mối quan hệ...
Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam)
khi triển khai các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng
sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm kiếm sống cũng
như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.
Trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID thì sinh kế bao gồm
các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các
hoạt động cần thiết để kiếm sống.
Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự
quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động
7
của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ
gia đình tự thiết lập trong cộng đồng.
Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ
quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc
lượng. Các yếu tố về nguồn lực sinh kế bao gồm: con người, nguồn lực tự
nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các thể chế chính sách mà xã hội quy định.
+ Vốn con người: Vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân
khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình
(bao gồm trình độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế thừa trong gia
đình), những kỹ năng và năng khiếu của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức
khỏe, tâm sinh lý của các thành viên trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức
phân cơng lao động. Đây là một yếu tố được xem như là quan trọng nhất vì nó
quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lý các
nguồn lực khác.
+ Vốn vật chất: Thể hiện ở các tài sản vật chất đảm bảo cho cuộc sống,
sinh hoạt cũng như làm ăn của người dân. Nguồn vốn vật chất được phân chia
làm hai loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng
được xem xét các cơ sở vật chật cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
của hộ gia đình nơng dân như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học,
trạm y tế, cơng trình thủy lợi, thơng tin liên lạc, thơng tin liên lạc, cơ sở chế
biến, chợ hoặc các nơi trao đổi hàng hố ở nơng thơn...... Tài sản của hộ bao
gồm cả các tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ.
+ Vốn tự nhiên: Nguồn vốn tự nhiên là một yếu tố đặc biệt quan trọng
ảnh hưởng tới sinh kế của hộ gia đình nơng dân. Vốn tự nhiên được đề cập
đến bao gồm các yếu tố như khả năng cung ứng quỹ đất sản xuất, sông biển
ao hồ cung cấp nước và mặt nước có thể sử dụng để sản xuất của hộ gia đình
cũng như cộng đồng cùng với điều kiện thuận lợi hay khó khăn của việc khai
thác các nguồn lực ấy là nguồn vốn tự nhiên.
8
+ Vốn tài chính: Vốn tài chính được thể hiện bằng khả năng tạo ra
dịng tiền cho hộ gia đình. Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi
dậy của kinh tế hộ gia đình nơng dân bị giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế
hộ gia đình nơng dân thì việc tăng đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất,
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu tất yếu. Trong điều
kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích lũy của hộ gia đình nơng dân rất
thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức xã hội là rất quan trọng. Đồng
thời Nhà nước, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để họ tiếp cận, vay
được các nguồn vốn để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, tạo điều kiện để tăng
thu nhập cho hộ
+ Vốn xã hội: là các quan hệ xã hội bao gồm cả các mối quan hệ với họ
hàng, người xung quanh, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn hóa, các tổ
chức xã hội, mà con người tham gia để có được những lợi ích và cơ hội khác
nhau... Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn này như thế
nào có tác động khơng nhỏ đến q trình tạo dựng và sử dụng sinh kế của họ.
Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu
nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối
quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực. Vốn xã hội
của mỗi cá nhân được tích lũy trong q trình xã hội hóa của họ thông qua sự
tương tác giữa cả các cá nhân.
Theo khái niệm sinh kế nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn
bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những
nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các
nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.
1.1.2.2. Khái niệm sinh kế của hộ nông dân
Hộ nông dân là các hộ gia đình nơng dân có phương tiện sống từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một
hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia
một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hồn chỉnh khơng cao.
9
Hộ nơng dân là những người có phương tiện kiếm sống từ đồng ruộng,
chủ yếu sử dụng lao động gia đình cho sản xuất, ln nằm trong hệ thống
kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng thành
phần vào thị trường với mức độ hồn hảo khơng cao.
Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ
biến nhất là sinh kế quy mơ hộ gia đình. Sinh kế hộ nông dân dựa trên các
nguồn lực con người; vốn xã hội (mạng lưới xã hội...); vốn tự nhiên như tài
nguyên rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển, sơng ngịi, đất canh
tác.....; vốn vật chất (nhà ở, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, cơ sở
hạ tầng...), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hóa lưu chuyển,...). Các
nguồn lực này quan hệ qua lại với nhau và có thể làm gia tăng khả năng tiếp
cận các nguồn lực khác, chẳng hạn nếu như hộ có đất (có giấy chứng nhận
pháp lý về quyền sử dụng đất) có thể vay mượn, thế chấp, cầm cố để có nguồn
vốn tài chính phục vụ cho một mục tiêu kinh tế hay đời sống nào đó Hộ có khả
năng và tiếp cận các loại tài sản để thực hiện các sinh kế khác nhau.
Các hộ nông dân được phân biệt bởi khả năng tiếp cận các nguồn lực.
Các hộ sử dụng tài sản và khả năng của mình để tham gia vào nhiều chiến
lược nhằm đảm bảo sinh kế của họ. Các chiến lược sinh kế khác nhau đem lại
kết quả khác nhau và có thể bền vững hoặc khơng. Khi một hộ có thể đạt
được một kết quả sinh kế mong muốn, điều này có tác động tích cực đến tài
sản. Khi các hoạt động sinh kế có kết quả khơng mong muốn sẽ tác động tiêu
cực đến tài sản cũng như khả năng tiếp cận tài sản của hộ.
1.1.3 Các nguồn lực phát triển sinh kế của hộ gia đình nơng dân
Nguồn lực phát triển sinh kế hộ gia đình nơng dân là tất cả các nguồn
lực mà một hộ gia đình có thể huy động phát triển kinh tế gia đình. Nguồn lực
cơ bản của các hộ gia đình nơng thơn gồm có lao động, đất đai, vốn sản xuất,
tay nghề kỹ thuật. Ngoài ra các mối quan hệ mạng lưới của gia đình hay thành
viên gia đình, các chính sách của nhà nước ủng hộ sản xuất kinh doanh cũng
là các loại nguồn lực mà hộ gia đình có thể tận dụng. Các nguồn lực để phát
10
triển kinh tế hộ gia đình thường đang ở dạng sẵn có hoặc dạng tiềm năng, tức
dạng đang khai thác được hoặc sẽ có thể khai thác được trong tương lai. Ví dụ
một gia đình có con sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự thì tiềm năng lao động của
hộ gia đình có thêm một người; một khu đất vườn rừng đang trồng cây ăn quả
và đang hoặc sắp cho thu hoạch là dạng sẵn có, cịn nếu khu vườn đó chưa
được sử dụng để nhằm mục đích phát triển kinh tế thì đang ở dạng tiềm năng.
- Lao động của gia đình là nguồn lực căn bản của hộ gia đình nơng
thơn. Đó là tất cả những người có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao
động sản xuất. Lao động của gia đình gồm những người trong độ tuổi lao
động và cả những người ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động khi
cần, ví dụ người cao tuổi và trẻ em đủ lớn có thể tham gia làm những cơng
việc phù hợp của gia đình. Ngồi ra lao động của gia đình có thể gồm cả lao
động đổi công, lao động thuê rất ngắn hạn trong những dịp mùa vụ. Có một
yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng lao động của hộ gia đình là kiến
thức của người lao động: kiến thức về cây trồng vật nuôi, cách thức canh tác,
kinh doanh.
- Đất đai là một nguồn lực quan trọng của hộ gia đình nơng thơn. Hầu
hết các hộ gia đình nơng thơn đều có đất sản xuất và mức độ có nhiều hay ít
phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, KTXH của từng vùng và khả năng khai thác
của hộ. Các loại đất đai của hộ cũng rất đa dạng và có tính chất khác nhau làm
ảnh hưởng đến kết qủa sinh kế của hộ. Đất đai canh tác của hộ bao gồm: đất
có thể canh tác (ruộng trồng lúa nước, ruộng khô trồng hoa màu và các cây
lương thực), đất vườn, đất rừng, đất ven bãi bồi.....Thông thường ruộng nước
được dùng trồng lúa, ruộng khô và đất vườn được dùng để trồng hoa màu và
những cây hàng hóa khác. Tùy theo loại đất hiện có, diện tích canh tác được,
độ màu mỡ, độ thuận tiện sẽ quyết định nguồn lực đất đai phục vụ tốt đến
mức nào nhu cầu sản xuất của hộ gia đình. Ví dụ một hộ gia đình có nhiều đất
rừng tuy khu đất nằm xa đường giao thông. Do vậy, việc kinh doanh rừng sẽ
11
khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển. Do vậy mà làm hạn chế các kết
quả sinh kế của hộ. Trong một trường hợp khác, hộ có đất canh tác không
nhiều, tuy nhiên vùng đất lại rất phù hợp với một loại cây đặc sản, từ đó mà
mang lại giá trị kinh tế trên 1 diện tích đất rất cao. Như vậy có thể thấy, việc
xem xét nguồn lực đất đai của hộ ngồi việc xác định diện tích, loại đất...cịn
phải tính đến khả năng canh tác của đất.
- Nguồn vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất là một trong 3 nguồn lực
quan trọng trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Nguồn vốn có thể là
tiền hoặc các tài sản có giá trị như cây trồng lâu năm, con giống, vật nuôi hay
nguyên liệu phục vụ sản xuất khác. Các trang thiết bị cho sản xuất có thể từ
loại đơn giản như dao, cuốc, thuổng cho đến máy bơm, máy tuốt, máy cắt,
hay máy chế biến nông sản khác. Tiền vốn và giá trị bằng tiền của các trang
thiết bị đều có thể tính tốn (ước lượng) được và quy thành tổng giá trị bằng
tiền. Việc tính tốn này giúp các hộ gia đình tính toán được lợi nhuận của việc
sản xuất kinh doanh do đó giúp định hướng và lập kế hoạch cho các hoạt
động sinh kế của gia đình mình.
- Tay nghề kỹ thuật là sự thành thạo về một công việc sản xuất nào đó,
đặc biệt là những cơng việc địi hỏi phải có kiến thức và khéo tay, ví dụ các
nghề truyền thống như đan lát, dệt, nuôi tằm, canh tác các loại cây trồng vật
ni có u cầu cao về kỹ thuật. Tay nghề kỹ thuật có thể được hồn thiện
qua đào tạo chính thức hoặc học nghề khơng chính thức và đều phải được rèn
luyện không ngừng.
- Các mối quan hệ, sự quen biết của gia đình hay người trong nhà mà
qua đó hộ gia đình biết được mặt hàng nào đang bán được giá, hay ai đang
cần mua bán loại hàng hóa nào, hoặc các mối làm ăn do người quen giới
thiệu, đều có thể được tận dụng để hộ gia đình phát triển kinh tế.
Các chính sách của nhà nước hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh, ví dụ trợ
giá thu mua nơng sản, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, hỗ trợ giống cây trồng vật ni,
cũng là một loại nguồn lực mà hộ gia đình có thể tận dụng để phát triển kinh tế.
12
- Các hoạt động sinh kế (mơ hình phát triển sinh kế)
Khung sinh kế của nông hộ được các nhà nghiên cứu đưa ra tựu
chung bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người,
và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế
hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự
bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là:
+ Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ
mối liên hệ giữa những thành phần này.
+ Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng.
+ Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm
ảnh hưởng tới sinh kế.
- Khung sinh kế của hộ gia đình nơng dân bị thu hồi đất
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững DFID